Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh phú yên (Tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.87 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

LÊ MINH QUANG

NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG
NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH PHÚ YÊN

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Hà Nội - 2016
Luận văn đƣợc hoàn thành tại
Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Hồng Thái
Phản biện:
1. PGS.TS Nguyễn Văn Viết, Ủy viên phản biện 1
2. TS. Đào Thế Anh, Ủy viên phản biện 2

Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ tại
Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội
1


Vào hồi 10 giờ 00 ngày 22 tháng 11 năm 2016

Có thể tìm đọc luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.



2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Khí hậu từ lâu được coi là yếu tố quan trọng tác động tới hiệu quả của hoạt động sản xuất nông
nghiệp (R.M. Adams et al., 1998). Do đó, trong những năm gần đây, những lo ngại về tác động
tiềm ẩn của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp bắt đầu được quan tâm nghiên cứu. Trên
cơ sở các đánh giá ban đầu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp (cơ cấu sản xuất,
năng suất, sản lượng tiềm năng, giá trị kinh tế,...); xu hướng nghiên cứu những vấn đề có liên
quan tới hoạt động thích ứng của con người đối với tác động biến đổi khí hậu được thực hiện
thông qua hệ thống nông nghiệp và những thay đổi về mô hình sản xuất (tiềm năng sản xuất, quy
hoạch, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp,...) ngày càng trở nên phổ biến (R.M. Adams et al., 1998;
O.C. Doering et al., 2002; Alvaro Calzadilla et al., 2013; Rico Kongsager et al., 2016). Cùng
với quá trình tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển diễn ra với quy mô lớn chưa
từng có trong những năm qua, quá trình chuyển đổi về cấu trúc kinh tế một cách đa chiều (đô thị
hóa, hội nhập quốc tế,...) đã và đang thúc đẩy sự tiến bộ về khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất
lượng đời sống của con người (Gustav Ranis et al., 2000). Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này
tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường không chỉ trong ranh giới một quốc gia, một khu
vực; mà còn trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Chính từ cơ cấu thiếu bền vững này, những
ảnh hưởng tiêu cực sẽ tác động ngược, làm cường hóa các tác động của biến đổi khí hậu và nước
biển dâng (Robert Mendelsohn, 2009). Do đó, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong
những định hướng phát triển bền vững trong tương lai, tạo điều kiện để giảm nhẹ ảnh hưởng từ
thiên tai và biến đổi khí hậu.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tổn thương mạnh nhất bởi biến đổi khí hậu
và nước biển dâng. Theo tính toán, đến cuối thế kỷ XXI, diện tích đất sẽ mất đi ít nhất 12,2% do
lũ lụt và xâm thực mặn (nơi cư trú của 23% dân số); phần lớn trong đó là đồng bằng châu thổ
trũng thấp. Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng đe dọa tới hoạt động phát triển của
nền kinh tế. Với đặc trưng của một quốc gia nông nghiệp, những thay đổi trong 40-50 năm qua

về nhiệt độ (0,5 - 0,7oC), nước biển dâng (20 cm) với trung bình 8-10 cơn bão/năm sẽ tác động
trực tiếp tới hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và cơ cấu nông nghiệp của từng địa
phương nói riêng (Bộ TNMT, 2012). Do đó, quá trình phân tích những tác động của biến đổi khí
hậu sẽ trở thành căn cứ tiến hành thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách
hợp lý. Điều này trở nên hết sức cần thiết cho mục tiêu giảm nhẹ và thích ứng với ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu của địa phương.
Trong số những địa phương thường xuyên gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai, Phú Yên là
khu vực xây dựng mục tiêu ưu tiên đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đảm bảo
chất lượng, hiệu quả và bền vững. Với tốc độ duy trì ở mức trung bình, Phú Yên định hướng phát
triển kinh tế tới 2020, tầm nhìn 2030 theo các trọng tâm: (i) điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo vùng
lãnh thổ; (ii) điều chỉnh cơ cấu theo thành phần kinh tế; (iii) điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành theo
hướng phát triển tuần tự, kết hợp để tăng trưởng mang tính đột phá (UBND tỉnh Phú Yên, 2014).
Tuy nhiên, mục tiêu này hiện nay cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và
bối cảnh biến đổi khí hậu của khu vực. Đây sẽ là cơ sở để các nhà quản lý lập kế hoạch phát triển
nông nghiệp bền vững; thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong tương lai.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn này, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Yên” được lựa
chọn và triển khai.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
a) Mục tiêu


Xác lập cơ sở khoa học về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh
biến đổi khí hậu, từ đó đề xuất phương án quy hoạch và tổ chức lãnh thổ tại tỉnh Phú Yên.
b) Nhiệm vụ
- Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước;
- Thu thập các tài liệu, số liệu của biến đổi khí hậu, thay đổi cơ cấu kinh tế nói chung và
cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng;
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng sử dụng đất trong mối
quan hệ với cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại tỉnh Phú Yên;

- Phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu theo các kịch bản biến đổi khí hậutại
khu vực nghiên cứu;
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp xác định phương án quy hoạch và
tổ chức lãnh thổ trong bốicảnh BĐKH bảo đảm phát triển nông nghiệp.
3. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được giới hạn thực hiện trong phạm vi ranh
giới hành chính của tỉnh Phú Yên.
b) Phạm vi khoa học:
- Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu tới cơ cấunông nghiệp tỉnh Phú Yên.
- Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của BĐKHcơ cấu nông
nghiệp.
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp dựa trên tiềm năng lãnh thổ, hiện trạng về
cơ cấu nông nghiệp, và các ảnh hưởng của BĐKH trong tương lai (kịch bản biến đổi khí hậu).
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
a) Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú tri thức đối với vấn đề chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
b) Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu tạo điều kiện cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu mô tả những tác
động của biến đổi khí hậu đế n sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ; hỗ trợ định hướng quy
hoạch phát triển lãnh thổ có xét tới yếu tố biến đổi khí hậu.
5. Cơ sở dữ liệu thực hiện nghiên cứu
Để hoàn thành các nội dung của luận văn, hệ thống các nguồn dữ liệu, tài liệu được thu
thập và thống kê:
- Số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội và kịch bản BĐKH tại khu vực
tỉnh Phú Yên.
- Chính sách và văn bản pháp quy của Nhà nước và tỉnh có liên quan tới hoạt động kinh
tế nông nghiệp và biến đổi khí hậu.
- Báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên năm 2013.

- Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên về sử dụng đất, chế độ nhiệt ẩm toàn tỉnh, sự chuyển
dịch cơ cấu lao động của tỉnh,...


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬNTRONG ĐÁNH GIÁ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối
cảnh biến đổi khí hậu
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
a. Quốc tế
Hướng nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bắt đầu được thực hiện từ khoảng
giữa thế kỷ XX. Năm 1935, Fisher đã phân chia kinh tế thành ba khu vực riêng biệt là: (i) sơ cấp
(nông nghiệp); (ii) cấp II (công nghiệp); và cấp III (dịch vụ). Bằng những đánh giá thực nghiệm,
nghiên cứu đã chứng minh sự thay đổi số lượng việc làm đang diễn ra theo hướng chuyển từ khu
vực sơ cấp sang cấp II và một phần nhỏ sang cấp III. Đây là một trong những nghiên cứu nền
tảng đầu tiên, là cơ sở cho quá trình hoạch định chính sách phát triển cho kinh tế Úc giai đoạn
đó, và trở thành tiền đề cho nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau này (Fisher, 1935). Tới
năm 1940, Clark cũng đưa ra nhận định rằng năng suất lao động trong các khu vực là nguyên
nhân chính dẫn đến sự chuyển dịch từ khu vực năng suất thấp (sơ cấp) sang các khu vực năng
suất cao hơn (cấp II, cấp III). Quá trình phân tích những ảnh hưởng của trình độ lao động đối với
hoạt động sản xuất cho thấy vai trò của con người trong xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hết
sức quan trọng (Clark, 1940). Năm 1988, khái niệm đầu tiên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
H. Chenery và T.N. Srinivasan được đưa ra: “là các thay đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần
thiết cho sự tăng trưởng liên tục của tổng sản phẩm quốc dân (GDP), bao gồm sự tích luỹ của
vốn vật chất và con người, thay đổi nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm”. Cùng với đó, các
quá trình kinh tế xã hội kèm theo (đô thị hoá, biến động dân số, thay đổi thu nhập...) cũng tác
động tới xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khái niệm này xoay quanh sự thay đổi về cấu trúc
(structural) hoặc bản chất sự thay đổi (change/transformation) của hoạt động kinh tế. Từ những
khái niêm này, nghiên cứu trở thành cơ sở quan trọng trong phân tích chuyển dịch về kinh tế

không chỉ trong cơ cấu chung mà còn trong cơ cấu riêng biệt của từng ngành (Chenery &
Srinivasan, 1988).
Không chỉ có vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xây dựng dựa trên đặc
điểm, điều kiện cụ thể của từng quốc gia, và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Năm 1985,
Y. Hayami và V. Ruttan đã chứng minh hoạt động cải tiến kỹ thuật và thể chế cho phép tạo ra
thêm thu nhập khu vực nông nghiệp dựa trên số liệu chuyển dịch của kinh tế thế giới. Trong đó,
thể chế tạo điều kiện chuyển dịch thu nhập giữa các khu vực trong nền kinh tế chung, tạo động
lực cho sự phát triển. Còn thị trường giúp hình thành và điều chỉnh các quan hệ giữa cung và
cầu. Chính vì vậy, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp phải được dùng
để sản xuất các vật tư giúp cải tiến kỹ thuật nông nghiệp, tạo điều kiện để hình thành thị trường
và các quá trình chuyển dịch qua lại giữa các ngành với nhau (Y. Hayami & V. Ruttan, 1985).
Năm 1988, Yujiro Hayami đưa ra cách thức xác định các giải pháp ổn định cơ cấu ngành nông
nghiệp (Structure of Agricultural Protection)tại Nhật Bản sau chiến tranh. Dựa trên các kết quả
đánh giá thực trạng và chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế, nghiên cứu đã chứng
minh nhu cầu hết sức cấp thiết của ngành nông nghiệp (về lương thực và thực phẩm) đối với cơ
cấu kinh tế chung của Nhật Bản giai đoạn này. Đồng thời, không phải lúc nào quá trình gia tăng
cơ cấu kinh tế thuộc khu vực II và III cũng thực sự tốt; trong khi, chính sách ưu tiên phát triển
công nghiệp không thể đáp ứng những nhu cầu trước mắt của người dân. Do vậy, chính sách bảo
hộ nông nghiệp ra đời như một giải pháp thiết yếu đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế Nhật Bản
sau này (Yujiro Hayami, 1988). Năm 2015, Huifeng Pan và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về


tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu nông - công nghiệp tới nguồn năng lượng và thu nhập
của người dân phía Tây Trung Quốc. Căn cứ vào những số liệu thống kê giai đoạn 1985 - 2008
về giá trị thu nhập của người dân, nghiên cứu đã chỉ ra sự tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp
không chỉ gia tăng thu nhập mà còn giúp bảo toàn nguồn năng lượng. Đồng thời, gia tăng thu
nhập trong nông nghiệp phải gắn liền với giải pháp cụ thể nhằm phát huy tiềm năng lãnh thổ,
giảm thiểu sản xuất những sản phẩm không phải là thế mạnh. Do vậy, định hướng ưu tiên phát
triển nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế được định hình trên cơ sở phát huy ưu thế sản xuất - năng
lượng là hướng đi bền vững cho khu vực phía Tây Trung Quốc (Huifeng Pan et al., 2015).

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế thế giới bước sang một giai đoạn phát triển
mới, nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và quá trình chuyển dịch đối với
ngành nông nghiệp lại càng được quan tâm. Chỉ trong giai đoạn 2014-2016, nhiều công trình
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này được công bố rộng rãi trên các tạp chí chuyên ngành.
Điển hình là nghiên cứu của John A. Long và cộng sự (2014) về quá trình thay đổi phương thức
canh tác sản xuất nông nghiệp khu vực Montana, Hoa Kỳ. Quá trình đánh giá được thực hiện
thông qua hệ thống các chỉ số biến đổi trong sản xuất nông nghiệp và dữ liệu về: giải pháp quản
lý nông nghiệp bền vững, tiềm năng kinh tế, tập quán canh tác trong điều kiện khô hạn,... Từ
những kết quả phân tích, quá trình canh tác và những thay đổi theo hướng mở rộng diện tích
canh tác ngũ cốc thay thế đất bỏ hoang trong giai đoạn 2001 - 2012 được xác định cụ thể. Xu
hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của khu vực đều phù hợp với đặc tính lãnh thổ của địa
phương (điều kiện tự nhiên, đặc điểm canh tác...), thể hiện một cách đầy đủ xu hướng chuyển
dịch nội ngành nông nghiệp tại mỗi địa phương (J.A. Long et al., 2014). Năm 2016, Tom
Laversa và Festus Boamah tiến hành so sánh các tác động của vốn đầu tư nông nghiệp tới chính
sách quản lý nhà nước tại Ethiopia và Ghana. Từ những phân tích xu hướng đầu tư vào nông
nghiệp, mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và chính sách nhà nước tại hai quốc gia đã tạo
nên sự chênh lệch đáng kể. Nhờ chính sách đầu tư thuận lợi, Ethiopia có nguồn vốn đầu tư và
sản xuất khá lớn; quá trình chuyển dịch giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông
nghiệp. Trong khi, tại Ghana, chính sách chưa tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp kéo theo nguồn
vốn đầu tư duy trì ở mức thấp, không tận dụng một cách hiệu quả. Như vậy, vai trò của hoạt
động quản lý và đầu tư có vai trò quan trọng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
(T. Laversa & F. Boamah, 2016). Ngoài những nghiên cứu phân tích về cơ cấu kinh tế nông
nghiệp hiện tại và quá khứ, một số tác phẩm tập trung tới hướng dự báo xu thế chuyển dịch trong
tương lai. Martinho và Domingues (2015) đã đưa ra những dự báo về kinh tế nông nghiệp thế kỷ
XXI (The Agricultural Economics of the 21st Century). Nghiên cứu đề cập tới những hướng phát
triển mới về sự phát triển bền vững trong tương lai của hoạt động nông nghiệp. Ngoài ra, tầm
quan trọng của sản xuất nông nghiệp “... giữ vai trò nền tảng cho sự phát triển bền vững trong
tương lai”. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp phải tập trung phân tích những vấn đề tính chất
khu vực, trình độ lao động, quy mô sản xuất mang tính tập trung, nhu cầu tiêu dùng, thị trường,...
đặc biệt là tính bền vững của môi trường. Kết quả nghiên cứu trở thành cơ sở cho quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo định hướng bền vững sau này (Martinho
&Domingues, 2015).
b. Tại Việt Nam
Các nghiên cứu tại Việt Nam thường tập trung chủ yếu về các ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu (biểu hiện, nguyên nhân và những tác động đến đời sống, hoạt động sinh kế của người
dân,...). Trong đó, những tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp là một hướng nghiên
cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đi đầu trong nghiên cứu về BĐKH tại Việt Nam,
Nguyễn Đức Ngữ (1991) trong công trình “Biến đổi khí hậu và tác động của chúng ở Việt Nam


trong khoảng 100 năm qua”. Kết quả của nghiên cứu đã thống kê và phân tích những biểu hiện,
nguyên nhân, tác động và giải pháp trong những vấn đề liên quan tới BĐKH. Đây là nền tảng
căn bản để tạo lập cơ sở cho những nghiên cứu BĐKH tại Việt Nam sau này. Tuy nhiên, vấn đề
này thực sự được quan tâm nghiên cứu từ sau năm 2000. Sau trận lụt lịch sử năm 2008, Bộ Tài
nguyên Môi trường cũng đã vào cuộc để nghiên cứu và tìm ra những cơ sở khoa học và giải pháp
nhằm thích ứng và ứng phó với những tác động tiêu cực do BĐKH. Điều này được thể hiện qua
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam được xuất bản năm
2008; Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam xuất bản năm 2009. Điều này
cho thấy khí hậu Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt, và tác động đến mọi khía cạnh của đời
sống xã hội (Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành, 2013).
Với những nghiên cứu ban đầu về tác động của biến đổi khí hậu; các công trình có liên
quan tới hoạt động nông nghiệp bắt đầu được chú trọng. Đây là cơ sở quan trọng để tiến hành
đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và đề xuất giải pháp tại Việt Nam (Ủy
ban kế hoạch Nhà nước, 1995). Năm 2009, dự án Enable đã hướng dẫn về cách thức xác định tác
động của Biến đổi khí hậu và xây dựng mô hình thích ứng ở vùng trũng thấp tỉnh Thừa Thiên
Huế. Các mô hình như trồng rau trên giàn cho vụ ngập lụt; nuôi trồng thủy sản quảng canh cải
tiến; và nhà sinh hoạt cộng đồng thích ứng bão lũ và nước biển dâng là các kết quả chính của dự
án. Điều này đã mang lại ý nghĩa thiết thực nhằm giúp cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu,
cải thiện sinh kế và có nơi trú ẩn an toàn trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, độ thiết thực của các
mô hình khi tiến hành trong đời sống thực tiễn của người dân còn gặp nhiều khó khăn (Enable,

2009). Ngoài ra, tại Nghệ An, mô hình thay đổi cơ cấu giống và điều chỉnh mùa vụ trong sản
xuất lúa tại Nghi Lộc cũng là một giải pháp tốt để giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
Những thay đổi về cơ cấu giống từ dài ngày được chuyển thành ngắn ngày sẽ giúp tránh hạn đầu
vụ và lũ lụt cuối vụ; cũng như kháng được sâu bệnh gây hại cho lúa. Đây là tiền đề để tạo lập cơ
sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập tục canh
tác cho từng khu vực. Đây là một trong những giải pháp sẽ được ứng dụng nhiều trong bối cảnh
tác động của BĐKH tới sản xuất nông nghiệp ngày càng diễn biến khó lường như hiện nay (Sở
NNPTNT Nghệ An, 2013). Tới năm 2014, nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố khí hậu tới
bố trí một số loại cây trồng tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội được thực hiện. Trong đó,
các kết quả chính đã chỉ ra rằng: (i) điều kiện thời tiết (nhiệt độ và lượng mưa) giai đoạn 10 năm
(2000 - 2010) có diễn biến phức tạp; ảnh hưởng lớn đến diện tích, năng suất và mức độ đa dạng
của các loại cây trồng trên địa bàn huyện; (ii) diện tích và cơ cấu giống lúa có sự thay đổi theo
hướng thay thế các giống lúa dài ngày thích nghi tốt bằng các giống ngắn ngày với chất lượng
cao. Qua nghiên cứu này, cách thức và cơ sở để xác định các yếu tố chủ yếu của BĐKH tác động
lên cây trồng được nhận định thông qua cây lúa (Nguyễn Thị Hương, 2014). Tại Quảng Ngãi,
quá trình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp được thể hiện rõ nét tại vùng
núi cao sẽ sâu sắc hơn khu vực đồng bằng. Ngoài ra, do tập quán canh tác tại khu vực miền núi
chủ yếu dựa vào giáng thủy nên những thay đổi về nhiệt độ cũng như lượng mưa sẽ ảnh hưởng
mạnh mẽ tới năng suất của cây trồng. Từ những nhận định trên, sự khác biệt về các tác động của
biến đổi khí hậu tại địa hình khác nhau sẽ là cơ sở để xác định giải pháp tối ưu cho từng đơn vị
lãnh thổ nhất định.
Như vậy, qua thống kê và phân tích trên, BĐKH đã có thể xác định cụ thể từ đầu thập
niên 90 của thế kỉ trước, gây ra nhiều tác động tiêu cực tới hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, hiện tượng nước biển dâng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng xâm nhập mặn, đe
dọa hoạt động sản xuất nông nghiệp. Điều này dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, thể hiện rõ ràng tại các địa phương khu vực ven biển, trong đó có tỉnh Phú Yên. Vì vậy,


nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại
tỉnh Phú Yên là cơ sở để đề xuất các giải pháp thích ứng lâu dài.

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan tại Phú Yên

Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Phú Yên được triển khai từ sau năm 2010.
Năm 2010, dự án “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” của Viện Khoa học Khí
tượng Thủy văn và Môi trường đã công bố các đánh giá và số liệu cụ thể về nước biển
dâng, mức tăng của nhiệt độ, tình trạng xâm nhập mặn... tại Việt Nam. Thông qua số liệu
trong 150 năm của trong nước và quốc tế, nghiên cứu đã chỉ ra những tác động của biến
đổi khí hậu tới từng ngành kinh tế cụ thể tại khu vực Nam Trung Bộ; trong đó có Phú
Yên. Xu hướng biến đổi của nông nghiệp dưới tác động của biến đổi khí hậu đã cho phép
Phú Yên có cái nhìn toàn cảnh về tình hình và diễn biến của biến đổi khí hậu tại địa
phương. Tới năm 2012, “Sổ tay biến đổi khí hậu tỉnh Phú Yên” đã thể hiện được những
con số cụ thể về những biểu hiện của biến đổi khí hậu của khu vực và những tác động đi
kèm với nó. Thông qua việc định lượng các thông số cụ thể về nước biển dâng và những
biểu hiện cụ thể, tài liệu trở thành một cơ sở quan trọng trong tính toán mức độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp dưới tác động của BĐKH. Ngoài ra, vấn đề biến đổi khí
hậu cũng được đề cập hàng năm trong “Báo cáo công tác thực hiện chính sách, pháo luật
về phòng chống biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Ban Thường vụ Trung
ương Đảng tỉnh Phú Yên. Đây là căn cứ quan trọng và thực tiễn nhất về ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu theo thời gian. Đồng thời, báo cáo cũng cho phép thống kê các giải pháp
cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn cho từng địa phương.
Trong khi đó, các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh
Phú Yên mới được thực hiện trong những năm gần đây. Năm 2013, Sở kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Phú Yên đã thực hiện “Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là nghiên cứu tổng hợp nhất về những thay đổi trong
cơ cấu kinh tế các ngành của tỉnh Phú Yên. Xu hướng gia tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ mang tính chủ đạo. Trong khi, tỷ trọng ngành nông nghiệp
luôn duy trì mức giảm. Tuy nhiên, do quy mô nền kinh tế tỉnh còn nhỏ nên sự tác động từ
quá trình chuyển dịch đó tới nền kinh tế là chưa cao(UBND tỉnh Phú Yên, 2013). Ngoài
những công trình nghiên cứu liên quan đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
tỉnh Phú yên cũng chú trọng tới việc nghiên cứu về định hướng phát triển kinh tế trong

tương lai nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, gắn liền với sự phát triển bền vững.
Điều này được thể hiện rõ nhất qua “Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến


năm 2030”, được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt năm 2015 (UBND tỉnh Phú Yên,
2015a).
Ngoài những nghiên cứu liên quan tới những vấn đề trên quy mô toàn tỉnh Phú
Yên, cũng có một số nghiên cứu đi vào chi tiết vấn đề nghiên cứu. Cụ thể là năm 2012,
nghiên cứu “Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ bị tổn thương do nước biển dâng gây ra đối
với diện tích đất trồng lúa ở dải ven biển tỉnh Phú Yên” được công bố. Theo đó, mức độ
ảnh hưởng và xu hướng tác động của nước biển dâng đối với diện tích canh tác lúa nước
tại khu vực ven biển của tỉnh Phú Yên được thể hiện chi tiết thông qua hệ thống thông tin
địa lý. Đồng thời, các giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn tại mỗi khu vực
canh tác lúa nước được đề ra. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ưu thế của công cụ
GIS trong thể hiện những thay đổi không gian và thời gian(Lê Quang Cảnh và cộng sự,
2012).
Từ những nghiên cứu trên đây, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh
biến đổi khí hậu chưa được quan tâm nghiên cứu. Tuy số lượng các nghiên cứu có liên
quan không phải là ít, song số lượng các nghiên cứu đề cập trực tiếp tới vấn đề còn chưa
nhiều, chưa mang tính cụ thể và chi tiết.
1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi
khí hậu
1.2.1. Lý thuyết và nội dung chính về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông
nghiệp
a. Lý thuyết về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Qua quá trình hình thành và phát triển của kinh tế, lý thuyết về sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện. Trên cơ sở những hoạt động thực tiễn và sự kế
thừa có chọn lọc theo thời gian; lý thuyết lý giải về nguồn gốc và xu hướng chuyển dịch trong
tương lai được nhận định theo nhiều trường phái khác nhau. Mỗi trường phái có một cách tiếp

cận riêng nên việc kế thừa, vận dụng tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng nền kinh tế cho
từng giai đoạn. Đối với nền nông nghiệp nước ta nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng hiện nay,
lựa chọn các lý thuyết kinh tế làm cơ sở cho phân tích, đánh giá và xác định hướng đi cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần căn cứ vào các đặc điểm chủ yếu sau (Sở
NN&PTNT tỉnh Nghệ An, 2013):
(i) Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng hội nhập kinh tế
toàn cầu; lựa chọn các ngành, các lĩnh vực nông nghiệp ưu tiên đầu tư trong điều kiện nguồn lực
có hạn, mà vẫn có thể đạt được một cơ cấu hợp lý và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
(ii) Sự tồn tại của hai khu vực kinh tế hình thành mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình
chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Do đó, đòi
hỏi phải có sự chuyển dịch ngay trong cơ cấu nội bộ ngành thông qua quá trình phân bố các
nguồn lực.
(iii) Sản xuất nông nghiệp đang đứng trước yêu cầu chuyển dịch nhanh theo hướng tập
trung, thâm canh cao với phát triển bền vững cả về tự nhiên và xã hội.


1.2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp
Biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh tới hoạt động sinh kế của con người, đặc biệt
là đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những biểu hiện cụ thể của hiện tượng biến đổi khí
hậu được mô tả trong “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu” (Bộ
TNMT, 2008):
Hiện tượng dị thường của thời tiết: Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm
đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thường lại thường xuất hiện: đợt
không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc
Bộ; đợt không khí lạnh và rét đậm, rét hại vào cuối năm 2015 đã gây thiệt hại rất nhiều về người
và vật chất của người dân, đặc biệt là đối với người dân khu vực trung du, miền núi. Mùa đông
lạnh đến muộn và biến đổi thất thường hơn những năm trước. BĐKH thực sự đã làm cho các
thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng ác liệt (gia tăng về cường độ và độ bất
thường);

Bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn: là một cách biểu hiện của BĐKH (Nguyễn
Đức Ngữ, 2008). Các hiện tượng cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt, hạn
hán, v.v…) xảy ra với tần suất cao hơn, cường độ và độ khác thường lớn hơn (Huỳnh Thị Lan
Hương, 2014)… Như vậy, đối với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ trong đó có tỉnh Phú Yên,
thì biểu hiện cụ thể là hiện tượng nước biển dâng, hạn hán và bão lũ biến đổi thất thường cả về
tần suất và mức độ. BĐKH tác động đến tất cả lĩnh vực đời sống xã hội, mọi vùng lãnh thổ, trong
đó ngành nông nghiệp là ngành chịu tác động lớn nhất; vùng ven biển và miền núi là những vùng
chịu tác động lớn nhất. Như vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở khu vực ven biển chịu ảnh
hưởng từ BĐKH theo hướng: Bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra nhiều hơn, gây mưa lớn trong thời
gian ngắn. Ngập lụt có thể xảy ra, đặc biệt tại tỉnh Phú Yên - nơi có địa hình có sự chênh lệch
lớn giữa phía Tây và phía Đông (ven biển), địa hình không đồng nhất về độ cao, nước chảy dồn
từ phía Tây về những cánh đồng lúa trũng thấp ở phía Đông ven biển.
Với những biểu hiện chung như trên, BĐKH tác động đến nông nghiệp – lâm nghiệp –
thủy sản theo mức độ với yếu tố cường hóa khác nhau, cụ thể như:
Trong lĩnh vực nông nghiệp, thiệt hại nặng nề do hậu quả của bão và hiện tượng thời tiết
cực đoan xảy ra một cách thường xuyên. Những tác động của BĐKH đối với nông nghiệp tập
trung vào các vấn đề: (i) An ninh lương thực không được đảm bảo do suy giảm năng suất cây
trồng: BĐKH tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng
nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. Nhiệt độ tăng cao làm thời gian thích nghi của cây trồng
nhiệt đới mở rộng và cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng
khả năng sinh bệnh, lây truyền dịch của gia súc, gia cầm; (ii)Thay đổi nguồn nước do nhiều vùng
bị cạn kiệt nguồn nước ngọt nhưng nhiều vùng lại bị ngập lụt, nước biển dâng: Tài nguyên nước
phải chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa. Khó khăn này
sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp. Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa
mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng
nước; (iii) Ảnh hưởng đến hệ sinh thái như mất cân bằng, suy giảm đa dạng sinh học: BĐKH có
nhiều tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học và hệ sinh thái, làm gia tăng các áp lực vốn đã
tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái ( tình trạng ô nhiễm, khai thác quá mức tài nguyên gây suy
giảm, phá hủy nơi cư trú tự nhiên; sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai và chuyển đổi mục đích
sử dụng đất...). BĐKH gây suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái tự nhiên, làm

giảm khả năng hồi phục và khả năng hấp thụ các-bon tự nhiên của các hệ sinh thái, thậm chí có
thể làm thay đổi chức năng từ hấp thụ trở thành nguồn phát thải khí carbon; (iv) Hiện tượng thời


tiết cực đoan khó dự báo; (vi) Rủi ro và các thay đổi khác như thiệt hại đến cơ sở hạ tầng,...(Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2015).
Ngoài ra, BĐKH không chỉ tác động với lĩnh vực nông nghiệp trong ngành nông nghiệp
mà còn gây ảnhhưởng tới hoạt động sản xuất lâm nghiệp: (i) Thay đổi ranh giới phân bố của các
hệ sinh thái rừng tự nhiên: có sự dịch chuyển một số loài cây họ dầu ra phía Bắc do sự ấm lên
của nhiệt độ và lượng mưa thay đổi; (ii) Đa dạng sinh học Lâm nghiệp: BĐKH sẽ tác động đến
đa dạng sinh học, làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loài dễ bị tổn thương; (iii) Nguy cơ cháy
rừng: Trong vài thập kỷ qua, trung bình mỗi năm Việt Nam mất đi hàng chục ngàn ha rừng,
trong đó mất rừng do cháy khoảng 16.000ha/năm, diện tích thiệt hại trên 633.000ha rừng; (d)
Sâu bệnh hại rừng: nhiều loài sâu bệnh xuất hiện và phá hại nặng như: sâu róm thông, cào cào,
châu chấu, bệnh khô xám thông, khô ngọn thông, thối rễ cổ bông… ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sản xuất nông nghiệp; (e) Hệ sinh thái rừng ngập mặn: hàng năm những vùng ven biển và đảo
gần bờ phải chịu ngập lụt nặng lề bở hạn hán và xâm nhập mặn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, 2015).
Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, BĐKH tác động chủ yếu thông qua biểu hiện về
nước biển dâng, nhiệt độ tăng làm thay đổi ngưỡng sinh thái của các loài thủy sản, làm cạn kiệt
nguồn lợi thủy sản gây ảnh hưởng tới hoạt động sinh kế của người dân: (i) Các loài cá ven biển
đang đối mặt với việc bị đánh bắt quá mức, ô nhiễm môi trường, thủy triều đỏ và các áp lực môi
trường khác; (ii) Môi trường sống bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết,
khí hậu, dẫn đến bùng phát dịch bệnh làm chết hàng loạt tôm sú, tôm hùm ở Miền Trung và Nam
Bộ…. (iii) Nghề khai thác hải sản liên tiếp phải hứng chịu các đợt thiên tai lớn và đã gây ra
những hậu quả nghiêm trọng về người và của, tàu thuyền bị đắm, hư hỏng, thiệt hại về tính mạng
người dân…; (iv) Ảnh hưởng đến đời sống ngư dân như dịch bệnh sau các trận lũ lụt, thiếu
lương thực; Thiệt hại của cải, phương tiện đánh bắt, cơ sở hạ tầng nghề nuôi; Sản phẩm nuôi bị
thất thoát.


Như vậy, qua những phân tích trên có thể thấy, nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới và đã
đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên
quan điểm phát triển bền vững, trong bối cảnh biến đổi khí hậu thì mới chỉ được quan
tâm tại một số quốc gia (tại Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc). Tại Việt Nam nghiên cứu này
mới được thực hiện tại hai tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH đó là Nghệ An và
Quảng Ngãi, đã đạt được một số kết quả ban đầu. Phú Yên là tỉnh chịu nhiều tác động từ
BĐKH nên thực hiện nghiên cứu này là sự cần thiết, trên cơ sở những kinh nghiệm và bài
học rút ra từ các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam.


CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU
2.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm nghiên cứu được xác lập dựa trên quan điểm của Chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với BĐKH tại tỉnh Phú Yên (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
- Nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành,
vùng, liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói, giảm nghèo: các phương án đề xuất trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp phải được dựa trên cơ sở phân tích tổng hợp các điều kiện
hiện trạng và xu thế thay đổi trong tương lai, phải được đặt trong mối quan hệ với các khu vực
lân cận và các ngành khác.
- Việc nghiên cứu và đề xuất sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là nhiệm vụ
của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, của toàn dân và
nghiên cứu này cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao, trên phạm vi toàn tỉnh.
Như vậy, với quan điểm nghiên cứu trên, việc định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tại tỉnh Phú Yên phải được thực hiện dựa trên sự đồng thuận của chính quyền các cấp và
ý kiến của người dân, trên cơ sở phân tích nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực
nghiên cứu.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu mà luận văn đề ra, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp khác nhau nhằm đạt được mục đích nghiên cứu: (i) Phương pháp thu thập, tổng hợp tài

liệu; (ii) Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp; (iii) Phương pháp điều tra, khảo sát
thực địa; (iv) Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến sự thay đổi sử dụng đất và cơ cấu
kinh tế nông nghiệp; (v) Phương pháp biểu đồ, bản đồ; (vi) Kỹ thuật phân tích SWOT.
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƢỚNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Phú Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm 9
huyện, thành phố và thị xã. Với diện tích tự nhiên 5.060 km2, lãnh thổ của tỉnh có tọa độ địa lý từ
12042’ - 13041’ vĩ độ bắc; 108040’ - 109027’ kinh độ đông. Nơi đây giáp tỉnh Bình Định ở phía
Bắc; phía Nam giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía đông giáp biển Đông và phía tây giáp hai tỉnh Gia
Lai và Đăk Lăk.
Phú Yên được coi là vùng chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống biển nên địa hình khá đa
dạng. Sự xuất hiện của đồng bằng, đồi núi cao nguyên và thung lũng xen kẽ; thấp dần từ tây sang
đông với độ dốc lớn. Diện tích khu vực có độ dốc trên 20o là 276.641 ha (53,84%); từ 15o-20o là
27.150 ha (5,38%); từ 8o-15o là 44.850 ha (8,89%); từ 3o- 8o là 57.400 ha (11,38%); từ 0o- 3o là
24.600 ha (4,87%). Diện tích còn lại có địa hình bằng phẳng là 73.890 ha (14,65%) (UBND tỉnh
Phú Yên, 2014). Đối với địa hình núi, khu vực có 10 đỉnh cao trên 1.000m (Hòn Dù, Hòn Ông,
Hòn Chùa ở Tây Hoà; Chư Ninh, Chư Đan, Chư Hle nằm ở phía nam huyện Sông Hinh; Núi La
Hiên, Chư Treng, Hòn Rung Gia, Hòn Suối Hàm ở phía Tây huyện Sơn Hoà và Đồng Xuân).
Đối với cao nguyên, ba khu vực nổi tiếng với đất đai trù phú, khí hậu ôn hòa là cao nguyên Vân
Hòa, An Xuân, và Trà Kê. Đối với đồng bằng, Phú Yên được bồi đắp nhờ ba con sông lớn (Sông
Ba, sông Bàn Thạch bồi đắp nên đồng bằng Tuy Hòa và sông Kỳ Lộ bồi đắp nên đồng bằng Tuy
An và Đồng Xuân). Trong đó, đồng bằng Tuy Hòa được xem là “vựa lúa của miền Trung”.
Tỉnh Phú Yên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí
hậu biển. Nhiệt độ trung bình có xu hướng giảm dần từ Đông (26,5oC) sang Tây (26oC); với mức
nhiệt cao nhất vào tháng V (29,2oC); Biên độ nhiệt trung bình trong ngày là 7oC-10oC, do đó mà
phù hợp với nhiều đối tượng cây trồng nhiệt đới. Số giờ nắng trung bình trong năm quan trắc


được tại Tuy Hoà là 2.450 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng V, ít nhất là tháng

XI. Lượng bốc hơi trung bình biến đổi từ 1.000 - 1.500 mm/năm. Độ ẩm tương đối trung bình
lớn hơn 80%. Tháng có độ ẩm trung bình lớn nhất xuất hiện vào tháng XI là 89%; tháng nhỏ nhất
là tháng V, VI, dao động quanh mức 74%. Do chịu ảnh hưởng của đèo Hải Vân và dãy Trường
Sơn, Phú Yên có đặc trưng là mùa mưa lùi dần về cuối năm. Lượng mưa năm trung bình nhiều
năm ở mức 1.500-3.000 mm/năm, với trung tâm mưa lớn Sông Hinh (X0 = 2.500-3.000 mm/
năm). Lượng mưa tập trung chủ yếu vào 4 tháng mùa mưa (IX-XII) chiếm từ 70 - 80% lượng
mưa cả năm, trong đó tháng XI là tháng có lượng mưa lớn nhất.

Phú Yên là một tỉnh có sự biến đổi lớn về địa hình từ sườn đông sang tây, bao
gồm cả những đặc điểm của vùng núi cao, vùng chuyển tiếp và vùng ven biển. Do đó, số
lượng đơn vị thổ nhưỡng của tỉnh Phú Yên cũng khá đa dạng và phong phú (UBND tỉnh
Phú Yên, 2013).
Tỉnh Phú Yên có khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Đèo Cả với diện tích 7.988 ha (trong đó rừng tự
nhiên là 2.158 ha). Nơi đây có hệ thực vật khá phong phú với 190 loài, trong đó có nhiều loài có
giá trị (trầm hương, trắc dây, gụ mật,…). Hệ động vật



×