Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh và đề xuất các giải pháp quản lý (Tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.47 KB, 42 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với
kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo
giảng dạy và công tác tại Trung tâm Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia
Hà Nội đã chỉ dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành các thủ tục bảo vệ luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc nhất đến Tiến sĩ Ngô Thị Lan Phương – Giảng viên Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT
Quảng Ninh, Lãnh đạo phòng Kỹ thuật – Môi trường và các đồng nghiệp, các sở ban – ngành có liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành khoá học, thực
hiện thành công luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm yêu mến nhất
đến gia đình, những người thân của tôi đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cám ơn !

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Chung

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Chung xin cam đoan rằng: Đề tài luận văn thạc sỹ “ Thực
trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất
giải pháp quản lý ” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Ngô Thị Lan
Phương - Giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Các dữ liệu


nghiên cứu trong luận văn là trung thực, các tài liệu được trích dẫn trong luận văn
có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày
trong luận văn này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Chung

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3
1.1. Thành phần và tính chất của chất thải rắn nông nghiệp ...........................3
1.1.1. Chất thải rắn trồng trọt ...........................................................................3
1.1.2. Bao bì phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật. ...........................................4
1.1.3. Chất thải rắn chăn nuôi ..........................................................................6
1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ phát sinh và thành phần chất thải ..............9
1.2. Tác động của chất thải rắn nông nghiệp đến môi trƣờng. .......................10
1.2.1. Tác động tới môi trường không khí ......................................................10
1.2.2. Tác động tới môi trường nước ..............................................................14
1.2.3. Tác động tới môi trường đất..................................................................16
1.3. Tình hình quản lý Chất thải rắn nông nghiệp ..........................................21

1.3.1. Trên Thế giới .........................................................................................21
1.3.2 Việt Nam..................................................................................................22
1.3.3. Khu vực nghiên cứu ..............................................................................23
1.4. Tổng quan về Khu vực nghiên cứu. ...........................................................24
1.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh ....................................24
1.4.1.1.. Vị trí địa lý và cấu trúc không gian hành chính.............................24
1.4.1.2. Đặc điểm địa hình ...........................................................................25
1.4.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn: ...........................................................26
1.4.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng ......................................................................26
1.4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh ...........................................27
1.4.2.1. Đặc điểm dân cư .............................................................................27

iii


1.4.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................28
1.4.2. Hiện trạng và định hướng phát triển của ngành nông nghiệp của tỉnh 29
1.4.2.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh. ................29
1.4.2.2. Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh .............30
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................33
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................33
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................33
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................33
2.3.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu .............................................................33
2.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học .........................................................34
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn sâu .................................................................35
2.3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................35
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................36
3.1. Kết quả điều tra, khảo sát chất thải rắn nông nghiệp ..............................36
3.1.1. Chất thải rắn trồng trọt. ........................................................................36

3.1.2. Bao bì phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật ..........................................40
3.1.3. Chất thải rắn chăn nuôi ........................................................................42
3.2. Tiềm năng tái chế chất thải rắn nông nghiệp ở Quảng Ninh ..................45
3.2.1. Tiềm năng tái chế phụ phẩm trồng trọt ................................................45
3.2.1.1. Sản xuất phân hữu cơ ......................................................................45
3.2.1.2. Thu hồi nhiệt từ chất thải và phụ phẩm trồng trọt .........................46
3.2.2. Tiềm năng sản xuất khí sinh học từ chất thải chăn nuôi ....................47
3.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh ......................................................................................................................48
3.3.1. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn trồng trọt. ............................48
3.3.1.1. Thực trạng thu gom chất thải trồng trọt .........................................48
3.3.1.2. Thực trạng xử lý chất thải trồng trọt ..............................................49
3.3.2. Thực trạng thu gom, xử lý bao bì phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật. 50
3.3.3. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn chăn nuôi. ............................54

iv


3.4. Công tác quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh. .....................................................................................................................57
3.4.1. Bộ máy quản lý môi trường của tỉnh Quảng Ninh ..............................57
3.4.2. Một số chính sách bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ............................................................57
3.4.3. Về quy hoạch .........................................................................................59
3.5. Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh60
3.5.1. Những kết quả đạt được trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp ....60
3.5.2. Những tồn tại trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp .....................61
3.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh..................................................................................................65
3.6.1. Tiêu chí xây dựng giải pháp..................................................................65

3.6.2. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn nông nghiệp .........................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

BYT

Bộ Y tế

ĐCTV

Địa chất thủy văn

GHCP


Giới hạn cho phép

KHCN

Khoa học công nghệ

KT-XH

Kinh tế xã hội

NM

Nước mặt

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSNN

Ngân sách Nhà nước

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam




Quyết định

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

KTSD
TNN

Khai thác sử dụng
Tài nguyên nước

TNNM

Tài nguyên nước mặt

TTDL

Trung tâm du lịch

KTTV

Khí tượng thủy văn


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất nông nghiệp............4
Bảng 1.2: Lượng hóa chất BVTV sử dụng trong canh tác nông nghiệp.....................5
Bảng 1.3. Lượng hóa chất BVTV không sử dụng năm 2007 .....................................6
Bảng 1.4: Số lượng chất thải của một số loài gia súc gia cầm ....................................6
Bảng 1.5. Thành phần của phân gia súc, gia cầm .......................................................7
Bảng 1.6: Thành phần hóa học của phân lợn ..............................................................7
Bảng 1.7: Ước tính sản lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng ở các tỉnh vùng đồng
bằng Sông Hồng ........................................................................................................11
Bảng 1.8: Lượng khí thải vào môi trường từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng .............12
Bảng 1.9. Chất lượng không khí tại một số trang trại chăn nuôi lợn ........................13
Bảng 1.10: Kết quả phân tích mẫu nước một số mương tiêu nước trồng lúa ...........15
Bảng 1.11: Mật độ vi sinh vật trong phế thải chăn nuôi lợn .....................................17
Bảng 1.12. Kết quả phân tích dư lượng hóa chất BVTV trong đất trồng lúa ...........20
Bảng 1.13: Kết quả phân tích mẫu trầm tích mương tiêu nước trồng lúa .................20
Bảng 1.14. Chỉ tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh..............30
Bảng 1.15. Diện tích trồng và sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp chính đến
năm 2020 tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................31
Bảng 1.16. Quy mô chăn nuôi của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 ........................32
Bảng 3.1: Sản lượng và lượng chất thải rắn từ cây lương thực chính năm 2015 của
tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................37
Bảng 3.2: Thành phần chất thải rắn từ cây công nghiệp ở Việt Nam .......................38
Bảng 3.3: Sản lượng và chất thải rắn từ cây công nghiệp chính năm 2015 của tỉnh
Quảng Ninh ...............................................................................................................39
Bảng 3.4: Tổng lượng chất thải trồng trọt (một số loại cây chính) trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh năm 2015 ..............................................................................................40
Bảng 3.5: Lượng phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ............................41

Bảng 3.6: Trọng lượng bao bì thuốc BVTV tại địa bàn nghiên cứu năm 2015 ........42
Bảng 3.7. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn từ các hoạt động chăn nuôi .........................43

vii


Bảng 3.8: Tổng hợp số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .........43
Bảng 3.9: Lượng phân gia súc gia cầm phát thải của tỉnh Quảng Ninh ...................44
Bảng 3.10: Kết quả chất lượng nước sản xuất nông nghiệp tại Quảng Ninh............52
Bảng 3.11: Kết quả chất lượng đất sản xuất nông nghiệp tại Quảng Ninh ...............53
Bảng 3.12: Chất lượng không khí một số trang trại chăn nuôi tại Quảng Ninh .......56
Bảng 3.13: Chất lượng nước thải sau xử lý hầm Biogas tại một số trang trại chăn
nuôi tại Quảng Ninh ..................................................................................................56

viii


MỞ ĐẦU
Cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước, Quảng Ninh có diện tích
đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện
tại, hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 46,8% về số hộ và số dân đang sinh
sống tại nông thôn tỉnh Quảng Ninh. Trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt chương trình
chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm năng suất, sản lượng lương thực và cơ bản đảm
bảo được lương thực ở khu vực nông thôn. Mặc dù diện tích gieo trồng cây lương
thực giảm nhiều (từ 53.681,2 ha năm 2013 xuống còn 51.325,7 ha năm 2014) nhưng
tổng sản lượng lương thực giảm không đáng kể từ 237.125,3 tấn năm 2012 xuống còn
225.982 tấn năm 2014. Cơ cấu cây trồng vật nuôi có sự chuyển biến mạnh, bước đầu
đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp, một số mô hình trang trang
trại có hiệu quả, những mô hình sản xuất sản phẩm hàng hoá giá trị cao dần được hình

thành, quan hệ sản xuất đã có sự đổi mới.
Trong sản xuất nông nghiệp tập quán canh tác truyền thống đã và đang gây
tác động tới môi trường. Tuy nhiên, việc quản lý môi trường trong sản xuất nông
nghiệp hiện nay chưa được quan tâm thực hiện; công tác quản lý, giám sát, cảnh
báo, khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp còn bị bỏ ngỏ, các
chính sách bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được xây dựng kịp thời.
Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng chất thải rắn nông nghiệp cũng như thực
trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là việc làm cần
thiết, vừa có ý nghĩa về mặt khoa học, vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đây là cơ
sở quan trọng để đánh giá nguyên nhân, mức độ, phạm vi và nguy cơ của ô nhiễm
môi trường trong tương lai dưới những hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc trưng của
tỉnh Quảng Ninh đồng thời xây dựng và đề xuất nhóm các giải pháp quản lý nhằm
giảm thiểu và tiến tới khắc phục một cách căn bản ô nhiễm môi trường, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và tính bền vững trong sản xuất nông
nghiệp.

1


Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng phát sinh chất thải rắn nông nghiệp tại tỉnh Quảng
Ninh;
- Tìm hiểu thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh;
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Thành phần và tính chất của chất thải rắn nông nghiệp
Chất thải rắn nông nghiệp là tất cả các chất thải dạng rắn hoặc bùn được thải
ra trong quá trình hoạt động nông nghiệp; chất thải rắn nông nghiệp phát sinh chủ
yếu gồm chất thải rắn từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và bao bì phân bón, hoá
chất bảo vệ thực vật ...
1.1.1. Chất thải rắn trồng trọt
Chất thải rắn trồng trọt là phế phẩm từ hoạt động trồng trọt bao gồm phế
phẩm từ cây lương thực, cây công nghiệp. Thành phần phế phẩm của cây lương
thực là rơm, trấu, thân ngô, lõi ngô, vỏ củ, thân cây sắn, thân, lá từ hoạt động trồng
khoai…; thành phần phế phẩm của cây công nghiệp bao gồm phụ phẩm phát sinh từ
hoạt động trồng trọt và thu hoạch các loại cây bông, gai, đay, cói, lạc, đậu tương,
chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa...
Chất thải rắn trồng trọt trên đồng ruộng chủ yếu là chất thải hữu cơ có thành
phần rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, loại chất thải rắn này đều thuộc hai
nhóm hợp chất chính gồm: Nhóm hợp chất hữu cơ chứa cacbon: Xenluloza,
Hemixenluloza, Pectin, Lignin, Tinh bột; Nhóm hợp chất hữu cơ chứa nitơ: Protein
và Kitin.
Các hợp chất hữu cơ này không bất biến mà luôn luôn chuyển hoá từ dạng
này sang dạng khác dưới tác dụng của các yếu tố: vật lý, hoá học và sinh học tạo
thành các vòng tuần hoàn khép kín trong tự nhiên.
Thành phần và số lượng chất thải trồng trọt tùy thuộc vào phương thức canh
tác của mỗi vùng địa lý, mỗi địa phương. Tuy nhiên, chất thải hữu cơ trong hoạt
động trồng trọt là loại chiếm số lượng lớn nhất trong các loại chất thải hữu cơ và
thành phần chủ yếu của nó là nhóm hợp chất cacbon khó phân giải (Xenluloza,
hemixenluloza, pectin, lignin).
Do đó, trong vấn đề xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng thường được tập
trung nghiên cứu phương pháp để quá trình phân giải, chuyển hóa các hợp chất
cacbon khó phân giải (chủ yếu là xenluloza) diễn ra thuận lợi nhất. Trong đó, không

3



thể thiếu việc nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và đặc tính lý hóa học của
xenluloza. Một số nghiên cứu cho biết Xenluloza là thành phần chủ yếu của tế bào
thực vật, chiếm tới 50% tổng số hydratcacbon trên trái đất. Trong vách tế bào thực
vật, Xenluloza tồn tại trong mối liên kết chặt chẽ với các polisaccarit khác: Hemixenluloza, pectin và lignin tạo thành liên kết bền vững.
1.1.2. Bao bì phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật.
Trong hoạt động trồng trọt, tình trạng sử dụng hóa chất như phân bón hóa
học, thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát. Do đó, các chất
thải rắn như: bao bì đựng phân bón, chai lọ, túi bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật
tăng lên đáng kể và không thể kiểm soát. Thành phần của bào bì phân bón và hoá
chất bảo vệ thực vật chủ yếu là các chất vô cơ chiến tỷ trọng lớn.
a) Bao bì phân bón
Lượng phân bón hoá học sử dụng ở nước ta, bình quân 80 - 90 kg/ha (cho lúa
là 150 - 180kg/ha)Việc sử dụng phân bón cũng phát sinh các bao bì, túi chứa đựng.
Năm 2008, tổng lượng phân bón vô cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu tấn/năm.
Như vậy mỗi năm ước tính lượng bao bì phân bón thải ra môi trường khoảng 240
tấn thải lượng bao bì các loại [Bộ Tài nguyên môi trường năm, 2013]
b) Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường 2011 - Chất thải rắn của Bộ TN-MT
lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong các năm gần đây thể hiện trong bảng 1.2
Bảng 1.1: Lƣợng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
TT

Giai đoạn

Lƣợng thuốc bảo vệ thực vật (tấn)

1


Năm 2000 - 2005

35.000 đến 37.000

2

Năm 2006

71.345

3

Năm 2008

110.000

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường [2013]

Thông thường, lượng bao bì chiếm khoảng 10% so với lượng phân bón, như
vậy năm 2008 thải ra môi trường 11.000 tấn bao bì các loại .

4


Bao bì hoá chất bảo vệ thực vật, vỏ hộp... là chất thải rắn nguy hại nhưng
hiện nay, vỏ chai, túi đựng thuốc bảo vệ thực vật sau khi đã sử dụng phần lớn vẫn
chưa được thu gom và xử lý đúng mức. Hầu hết các loại vỏ chai sau khi sử dụng
đều được thải bỏ một cách bừa bãi xuống ao, hồ, kênh mương hoặc được đem đi
chôn lấp ở các khu đất trong vườn của các hộ gia đình. Điều này khiến cho công tác
xử lý chất thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật gặp nhiều khó khăn và gây ra những

nguy cơ ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước.
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây
trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây
hại mùa màng. Do vậy nhu cầu sử dụng hóa chất BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch
bệnh rất phổ biến và ngày càng gia tăng. Đã có hơn 100 loại hóa chất BVTV được
đăng kí sử dụng, từ chỗ phải nhập thành phẩm tiến tới nhập nguyên liệu và gia công
trong nước, đến nay Việt Nam đã có các nhà máy sản xuất hoá chất BVTV.
Bảng 1.2: Lƣợng hóa chất BVTV sử dụng trong canh tác nông nghiệp
Giai đoạn

Lƣợng sử dụng hàng năm (tấn)

Tỷ lệ sử dụng, (tấn/ha)

Trước 1985

6.500 – 9.000

0,3

1986 - 1990

13.000 – 15.000

0,4 – 0,5

1991 - 2000

20.000 – 30.000


0,67 – 1

2001 - 2010

33.000 – 75.000

-

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT [2013]
Không những vậy, lượng bao bì, chai lọ đựng hóa chất BVTV thải ra môi
trường cũng tăng lên qua các năm do nhận thức của người dân đối với môi trường
còn hạn chế. Điều tra thực tế tại các tỉnh/thành trên cả nước năm 2007 cho thấy: 70
– 75% nông dân sử dụng hóa chất BVTV mà không có nơi bảo quản, dụng cụ phun
chuyên dụng an toàn chưa có. Nông dân thường vứt bao bì sau khi sử dụng tại các
bờ ruộng, kênh rạch, ao hồ, vườn cây. Theo ước tính của Cục Bảo vệ Thực vật,
lượng hóa chất BVTV không sử dụng, bao bì và chai lọ đựng đã lên tới gần 70 tấn
năm 2007 [bảng 1.3]. Mỗi bao thuốc trừ sâu sau khi dùng trong sản xuất nông
nghiệp vần còn khoảng 1,8% lượng thuốc dính vào bao bì. Do khả năng tồn lưu và

5


tính độc hại, các hoá chất này là nguồn ô nhiễm tiềm năng cho môi trường đất nông
nghiệp, các thủy hệ sinh thái và an toàn thực phẩm.
Bảng 1.3. Lƣợng hóa chất BVTV không sử dụng năm 2007
Loại hóa chất
BVTV

Dạng bột
(1000 tấn)


Dạng lỏng
(1.000 l)

Vỏ bao có dính hóa
chất BVTV(tấn)

Lượng

69,2

43,6

69,6

Nguồn: Cục Bảo vệ Thực vật [2008].

Mặt khác, tình trạng các hóa chất BVTV không sử dụng bị tồn đọng hoặc
nhập lậu bị thu giữ đang ngày càng tăng lên về cả số lượng và chủng loại. Thêm vào
đó, một số lượng hóa chất BVTV lưu trữ quá hạn được đem đốt sai quy cách cũng
dẫn đến hiện tượng thấm và rò rỉ, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước và
không khí.
1.1.3. Chất thải rắn chăn nuôi
Chất thải rắn chăn nuôi đang là một trong những nguồn thải lớn ở nông thôn,
bao gồm phân và các chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết, chất
thải lò mổ...
a) Phân gia súc gia cầm
- Phân gia súc, gia cầm là chất thải rắn thường xuyên sinh ra trong hoạt động
chăn nuôi; trong phân gia súc, gia cầm chứa các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ cho
trồng trọt và làm tăng độ màu mỡ của đất.

Bảng 1.4: Số lƣợng chất thải của một số loài gia súc gia cầm
CTR bình
TT

Loài
vật nuôi

Tổng số đầu con

quân

(triệu con)

(kg/ngày/
mỗi con)

2008

2009

2010

Tổng chất thải rắn (triệu
tấn/năm)

2008

2009

2010


1



6,33

6,103

5,916

10

23.105

22.276

21.593

2

Trâu

2,89

2,886

2,913

15


15.823

15.801

15.948

3

Lợn

26,7

27,63

27,37

2

19.491

20.17

19.98

6


4


Gia cầm

247,3

280

300

0,2

18.054

20.44

21.9

5

Dê, cừu

1,34

1,37

1,29

1,5

734


750

706

6

Ngựa

0,12

0,102

0,09

4

175

149

131

Nguồn : Bộ Tài nguyên và Môi trường [2012].

Thành phần hóa học của phân phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng, tình trạng sức
khỏe, cách nuôi dưỡng, chuồng trại, loại gia súc, gia cầm, biện pháp chế biến khác
nhau.
Thành phần nguyên tố vi lượng thay đổi phụ thuộc vào lượng thức ăn và loại
thức ăn Bo từ 5-7 ppm, Mn từ 30-75ppm, Co từ 0,2-0,5ppm, Cu từ 4-8ppm, Zn từ
20-45ppm, Mo từ 0,8-1ppm. Trong quá trình ủ vi sinh vật công phá những nguyên

liệu này và giải phóng chất khoáng hòa tan dễ dàng cho cây trồng hấp thu.
Bảng 1.5. Thành phần của phân gia súc, gia cầm
Loại phân

H2O (%)

Nitơ (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

CaO (%)

MgO
(%)

Lợn

82,0

0,60

0,41

0,26

0,09

0,10


Trâu bò

83,1

0,29

0,17

1,00

0,35

0,13

Ngựa

75,7

0,44

0,35

0,35

0,15

0,12




56,0

1,63

0,54

0,85

2,40

0,74

Vịt

56,0

1,00

1,40

0,62

1,70

0,35

Nguồn: Nguyễn Chí Minh [2002]
Thành phần dinh dưỡng của phân lợn được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.6: Thành phần hóa học của phân lợn

Chỉ số

Hàm lƣợng

NTS (%)

4,00

P2O5 (%)

1,76

K2O (%)

1,37

Ca2+ (mldl /100g)

8,47

Mg2+(mldl/100g)

84,9

7


Mùn (%)

62,26


C/N

15,57

CuTS

81,61

ZnTS
Nguồn: Nguyễn Chí Minh [2002]

56,36

Về mặt hóa học những chất trong phân chuồng có thể chia thành hai nhóm
- Hợp chất chứa Nitơ ở dạng hòa tan và không hòa tan
- Hợp chất không chứa Nitơ gồm hidratcacbon, lignin, lipid
Tỷ lên C/N có vai trò quyết định đối với quá trình phân giải và tốc độ phân
giải các hợp chất hữu cơ có trong phân chuồng.
Trong thành phần phân gia súc nói chung, phân lợn nói riêng có chứa các
virus, vi trùng, đa trùng, trứng gin sán và chúng có thể tồn tại vài ngày, vài tháng
trong phân, nước thải ngoài môi trường gây ô nhiễm cho đất và nước đồng thời gây
hại cho sức khỏe con người và vật nuôi.
b) Xác gia súc, gia cầm
- Xác gia súc, gia cầm trong quá trình chăn nuôi phát sinh do gia súc gia cầm
bị chết do dịch bệnh hoặc do các tác động khác, xác gia súc gia cầm có đặc tính
phân huỷ sinh học nhanh tạo ra mùi hôi thối lan nhanh trong không khí và cũng là
tác nhân gây truyền nhiễm cho người và vật nuôi. Thông thường gia súc, gia cầm
chết sau 2 ngày là mùi sinh rất khó chịu, nếu xử lý không kịp để lâu sẽ gây ảnh
hưởng rất đối với môi trường không khí xung quanh. Do đó, chuồng trại nơi có vật

nuôi chết cần phải được vệ sinh và khử trùng.
c) Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác
Trong những trường hợp chăn nuôi dùng ổ lót như rơm rạ, vỏ chấu, vải…Sau
một thời gian sử dụng thì phải thải bỏ, những chất thải này có thể mang theo phân,
nước tiểu và vi sinh vật gây bệnh nên cần phải xử lý trước khi thải ra môi trường.
Thức ăn thừa, thức ăn rơi vãi trong quá trình chăn nuôi cũng góp phần gây
ô nhiễm môi trường. Thành phần của chúng hầu hết là các chất hữu cơ dễ phân
huỷ như cám, ngũ cốc, bột cá, tôm, khoáng chất… Trong tự nhiên chất thải này bị

8


phân huỷ sinh ra mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của vật
nuôi và sức khoẻ con người.
- Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y
Các vật dụng chăn nuôi hay thú y bị bỏ lại như bao bì, kim tiêm, chai lọ đựng
thức ăn, thuốc thú y… Cũng là một nguồn quan trọng dễ gây ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt các bệnh phẩm thú y, thuốc khử trùng, bao bì đựng thuốc có thể xếp vào
loại các chất thải nguy hại, cần phải có biện pháp xử lý như chất thải nguy hại.
1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ phát sinh và thành phần chất thải
Lượng và thành phần chất thải nông nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố
về giống và thời vụ, các yếu tố địa lý, các loại hình sản xuất và tập quán sản xuất.
- Yếu tố về giống và thời vụ: Trong hoạt động trồng trọt các loại cây giống
có sức đề kháng tốt với sâu bệnh, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt thì lượng
phân bón và hóa chất BVTV được sử dụng giảm làm cho thành phần chất thải vô cơ
có tính nguy hại như bao bì phân bón, hoá chất BVTV cũng giảm đáng kể.
- Yếu tố địa lý: Ở các vùng, miền sản xuất nông nghiệp có diện tích canh tác
lớn do vậy lượng chất thải phát sinh từ trồng trọt lớn, thành phần chất thải cũng rất
khác so với vùng trung du miền núi.
- Tỷ trọng các loại hình sản xuất và tập quán sản xuất: Trong một vùng canh

tác nông nghiệp, nếu tỷ trọng trồng lúa chiếm đa số thì thành phần phụ phẩm rơm,
rạ, trấu là chủ yếu. Ngược lại, ở các vùng chuyên chăn nuôi trang trại, thành phần
chất thải chủ yếu là phân chuồng. Ở những nơi mà người nông dân có thói quan đốt
rơm rạ ngay tại đồng ruộng để lấy tro bón ruộng thì lượng phụ phẩm rơm rạ giảm đi
đáng kể. Ở những nơi mà bà con lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu thì thành phần
loại chất thải nguy hại này sẽ cao. Hay việc chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy
trình công nghiệp đòi hỏi phải sử dụng các loại thức ăn bán sẵn trên trường làm gia
tăng lượng bao bì sau sử dụng và lượng chất thải chăn nuôi tăng.

9


1.2. Tác động của chất thải rắn nông nghiệp đến môi trƣờng.
1.2.1. Tác động tới môi trường không khí
* Tác động đối với môi trường không khí do chất thải rắn trồng trọt
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp quá trình lưu giữ và tái sử dụng chất
thải rắn từ hoạt động trồng trọt chưa hợp lý trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc
đẩy nhanh quá trình lên men, phân hủy và tạo mùi khó chịu cho con người. Các khí
H2S, NH3… phát sinh trong quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ ngay trên
đồng ruộng hoặc tại những đống ủ phân xanh là các tác nhân chủ yếu tác động tới
môi trường không khí. Hiện nay, đa phần phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ không
được bà con nông dân tận dụng để làm nhiên liệu đun nấu mà đốt ngay tại đồng
ruộng, việc đốt rơm dạ gây ra phát sinh các loại khí thải như CH4, CO2... tác động
tới biến đổi khí hậu toàn cầu.
Vào vụ thu hoạch việc đốt rơm, rạ gây ra hiện tượng khói, bụi ảnh hưởng đến
môi trường không khí. Nguyên nhân do lượng nhiệt thải lớn kết với điều kiện thời
tiết thích hợp như độ ẩm cao và không có gió khiến nhiệt lượng tiêu hao cho nước
bốc hơi ít có thể gây ra hiện tượng nghịch đảo nhiệt, các loại khí thải, bụi, tro không
phát tán đi xa được mà luẩn quẩn quanh khu vực.

Quá trình đốt rơm, rạ ngoài trời ở các vùng nông thôn không kiểm soát được,
lượng dioxit cacbon CO2 phát thải vào khí quyển cùng với cacbon monoxit CO, khí
metan CH4, các oxit nitơ NOx và một ít dioxit sunfua SO2, và ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người là tác nhân gia tăng hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu. Đặc
biệt việc đốt rơm rạ vào thời điểm trời nắng nóng kéo dài sẽ khiến nhiệt độ tăng
thêm, không khí ngột ngạt, khó chịu hơn.
Lượng khí thải do đốt rơm dạ ở khu vực đồng bằng Sông Hồng phát thải vào
môi trường được ước tính trong bảng 1.9. Theo đó, lượng khí thải CO2 phát thải vào
môi trường là lớn nhất. Nếu tỷ lệ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở vùng đồng bằng
Sông Hồng là 20% thì lượng khí thải CO2 sẽ là 1,19 triệu tấn/năm, nếu tỷ lệ đốt là
50% thì lượng khí thải CO2 sẽ là 2,97 triệu tấn/năm và nếu tỷ lệ đốt là 80% thì lượng

10


khí thải sẽ là 4,7 triệu tấn/năm. Các loại khí thải khác như CH4 sẽ là 1-3,9 ngàn
tấn/năm, CO là 28,3-113,2 ngàn tấn/năm... tùy thuộc vào tỷ lệ đốt 20-80% [ Nguyễn
Mậu Dũng, 2012]
Bảng 1.7: Ƣớc tính sản lƣợng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng ở các tỉnh vùng
đồng bằng Sông Hồng
Sản lƣợng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng (1000
tấn)

Sản
lƣợng

Sản
lƣợng

lúa

(1000
tấn)

rơm, rạ
(1000
tấn)

Tỷ lệ
đốt
20%

Tỷ lệ
đốt
30%

Tỷ lệ
đốt
40%

Tỷ lệ
đốt
50%

Tỷ lệ
đốt
60%

Tỷ lệ
đốt
80%


1. Hà Nội

1154,5

865,9

173,2

259,8

346,4

432,9

519,5

692,7

2. Vĩnh Phúc

323,2

242,4

48,5

72,7

97,0


121,2

145,4

193,9

3. Bắc Ninh

438,5

328,8

65,8

98,7

131,6

164,4

197,3

263,1

4. Quảng Ninh

205,9

154,4


30,9

46,3

61,8

77,2

92,7

123,5

5. Hải Dương

771,4

578,6

115,7

173,6

231,4

289,3

347,1

462,8


6. Hải Phòng

488,3

366,2

73,2

109,9

146,5

183,1

219,7

293,0

7. Hưng Yên

511,0

383,3

76,7

115,0

153,3


191,6

230,0

306,6

8. Thái Bình

1110,0

832,5

166,5

249,8

333,0

416,3

499,5

666,0

9. Hà Nam

420,3

315,2


63,0

94,6

126,1

157,6

189,1

252,2

10. Nam Định

889,1

666,8

133,4

200,0

266,7

333,4

400,1

533,5


11. Ninh Bình

484,1

363,1

72,6

108,9

145,2

181,5

217,8

290,5

Tổng số

6796,3

5097,2

1019,

1529,2

2038,9


2548,

3058,

4077,

6

3

8

Tỉnh/thành

4

Nguồn: Nguyễn Mậu Dũng [2012]

11


Bảng 1.8: Lƣợng khí thải vào môi trƣờng từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng
vùng đồng bằng sông Hồng
Hệ số
phát
thải
(g/kg)

20%

(1019,4)

30%
(1529,2)

40%
(2038,9)

50%
(2548,4)

60%
(3058,3)

80%
(4077,8)

1. CO2

1460,0

1190,7

1786,1

2381,4

2976,8

3572,1


4762,8

2. CH4

1,20

1,0

1,5

2,0

2,4

2,9

3,9

3. N2O

0,07

0,1

0,1

0,1

0,1


0,2

0,2

4. CO

34,70

28,3

42,4

56,6

70,7

84,9

113,2

5. NMHC

4,00

3,3

4,9

6,5


8,2

9,8

13,0

6. SOx

3,10

2,5

3,8

5,1

6,3

7,6

10,1

7. SO2

2,00

1,6

2,4


3,3

4,1

4,9

6,5

8. TPM

13,00

10,6

15,9

21,2

26,5

31,8

42,4

9. Fine PM

12,95

10,6


15,8

21,1

26,4

31,7

42,2

10. PM10

3,70

3,0

4,5

6,0

7,5

9,1

12,1

11. PAHs

18,62


15,2

22,8

30,4

38,0

45,6

60,7

12. PCDDF

0,50

0,4

0,6

0,8

1,0

1,2

1,6

Loại khí

thải

Lƣợng khí thải (1000 tấn)
theo tỷ lệ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng %

Nguồn: Nguyễn Mậu Dũng [2012]
*Chú ý: Số trong ngoặc đơn là sản lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng tương ứng (ngàn
tấn)

Trong các loại khí thải do đốt rơm rạ nêu trên thì CO2, CH4, N2O, NMHC là
thuộc khí thải nhà kính, những loại khí thải này sẽ tích tụ trong khí quyển và phá
hủy tầng ôzôn, làm cho trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu. Chính vì vậy giảm
lượng khí thải nhà kính vào môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đã và
đang được quan tâm.
* Tác động đối với môi trường không khí do chất thải rắn chăn nuôi
Đối với hoạt động chăn nuôi, môi trường không khí bị ô nhiễm bao gồm mùi hôi
của gia súc, gia cầm, mùi hôi của chuồng trại chăn nuôi; nguyên nhân chủ yếu phát
sinh mùi hôi do quá trình phân huỷ các chất thải rắn trong chăn nuôi, quá trình phân

12


hủy của các hợp chất hữu cơ có trong phân, nước tiểu hoặc trong thức ăn dư thừa
của gia súc, gia cầm. Thành phần chất thải chăn nuôi có thể chia thành 3 nhóm:
Protein, cacbohydrate và dầu mỡ. Quá trình phân hủy kỵ khí chất thải chăn nuôi tạo
nhiều sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối khác nhau. Nồng độ mùi phụ thuộc
vào mật độ gia súc gia cầm chăn nuôi, hệ thống thông gió, nhiệt độ và độ ẩm. Thành
phần NH3, H2S và CH4 thay đổi theo từng giai đoạn của quá trình phân huỷ, đồng
thời cũng phụ thuộc vào loại chất thải hữu cơ hay thành phần của thức ăn, loài vi
sinh vật và tình trạng sức khoẻ của gia súc, gia cầm (Bộ Tài nguyên và Môi trường

[2012]).

Bảng 1.9. Chất lƣợng không khí tại một số trang trại chăn nuôi lợn

Chỉ tiêu kiểm tra

Trại lợn
Đan
Phƣợng

Trại
lợn
Tam
Điệp

Công ty
TNHH
Gia
Nam

Trại
lợn
Hồng
Điệp

Giới hạn
(TCN
6782006)
10


Độ bụi KK, mg/m3

0,5800

0,7467

0,7650

0,765

Nồng độ CO2 , %

0,5690

0,5463

0,5690

0,569

Độ nhiễm khuẩn KK, vk/m3

1,7x104

1,6x106

1,6x104

1,6x104


106

Nồng độ NH3, ppm

0,0113

0,0097

0,0086

0,091

10

Nồng độ H2S, ppm

0,00063

0,0008

0,0009

0,0009

5

Nồng độ N2O, mg/m3

0,0890


0,0890

0,0790

0,096

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường [2012]

* Tác động đối với môi trường không khí do bao bì phân bón, hoá chất bảo
vệ thực vật.
Trong quá trình phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh và tồn dư
thuốc bảo vệ thực vật trong các bao bì thải bỏ trên các cánh đồng phát sinh và lan
tỏa trong không khí được gió phát tán trong môi trường không khí, khuếch tán bay
vào các khu dân cư cuối hướng gió, người dân và các sinh vật khác hít phải mùi
thuốc bảo vệ thực vật có thể gây lên nhức đầu, ho, viêm đường hô hấp…

13


1.2.2. Tác động tới môi trường nước
Chất thải rắn nông nghiệp tác động đến môi trường nước có nguyên nhân chủ
yếu từ chất thải rắn chăn nuôi và dư lượng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực
vật sau khi sử dụng và tồn dư trong bao bì.
Trong nước thải chăn nuôi, lượng nước chiếm 75-95% thể tích, phần còn lại
bao gồm các hợp chất hữu cơ và các loại vi sinh vật, ấu trùng. Các trang trại nuôi lợn
quy mô lớn đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, một số trang trại còn kết hợp sử
dụng công nghệ thu hồi khí sinh học nhưng hiệu quả thấp. Các trang trại quy mô hộ
gia đình có quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ manh mún, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia
cầm lại gần nhà, quá trình chăn nuôi không chú ý đến việc xây dựng hệ thống tiêu
thoát nước thải, xử lý nước thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm nguồn nước, làm tăng hàm

lượng hóa chất độc và vi khuẩn coliform trong nước. Trong những ngày điều kiện
thời tiết có trời mưa, nguy cơ lây nhiễm của vi sinh vật gây bệnh là rất cao [Huỳnh
Trung Hải và Cộng sự, 2008]
Trong hoạt động trồng trọt bà con nông dân sử dụng dụng tràn lan phân bón,
hóa chất bảo vệ thực vật để bón cho cây trồng, phòng trừ sâu bệnh trên các cánh
đồng, do đó, dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bị rửa trôi là nguyên nhân
gây ô nhiễm nước mặt trên đồng ruộng và tại các kênh mương.
Tác động đến nước mặt: Tài nguyên nước mặt là một trong những yếu tố
quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
Nhiều nguồn nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hoá
chất BVTV. Theo kết quả phân tích của Bùi Vĩnh Diên và Vũ Đức Vọng, nước
Biển Hồ (tỉnh Gia Lai) có chứa dư lượng của 2-3 loại trong 15 loại hóa chất BVTV
gốc clo hữu cơ, hàm lượng trung bình 0,05-0,06 mg/l. Nước Hồ Lăk (tỉnh Đăk Lăk)
có chứa dư lượng của 4 loại trong 15 loại hóa chất hóa chất bảo vệ thực vật gốc clo
hữu cơ. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh việc sử dụng tích hoá chất
BVTV trong nông nghiệp và lâm nghiệp là nguồn gốc dẫn đến môi trường đất và
nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm.

14


Bảng 1.10: Kết quả phân tích mẫu nƣớc một số mƣơng tiêu nƣớc trồng lúa
Tây Mỗ tại cầu Ngà TT

Thông số

Đơn

o


Đại áng Thanh Trì

Từ Liêm (N 21 00’48”,
E 105o44’46”)

(tọa độ N 20o54’33”,
E 105o49’08”)

Mùa mưa

Mùa khô

Mùa mưa

Mùa khô

vị

1.

HCHs

g/l

<0,70

<0,70

2,13


52,73

2.

HCB

g/l

<0,50

<0,50

<0,50

4,43

3.

Aldrin

g/l

1,33

<0,50

2,41

<0,50


4.

Dieldrin

g/l

<0,50

<0,50

<0,50

35,1

5.

DDE

g/l

-

<0,40

-

3,71

6.


DDD

g/l

-

1,51

-

3,8

7.

DDT

g/l

<0,40

<0,40

<0,40

6,05

Nguồn: Huỳnh Trung Hải và Cộng sự [2008]

Nước ngầm: Nước ngầm là một dạng nước dưới dưới bề mặt trái đất, tích trữ
trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt,

hang caxtơ. Ô nhiễm nguồn nước này bởi hóa chất bảo vệ thực vật là hiện tượng
khá phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp. Trải qua thời gian sử dụng lâu dài,
dư lượng hóa chất hóa chất bảo vệ thực vật tích lũy trong môi trường đất sẽ thấm
dần vào các nguồn nước ngầm.
Theo số liệu của Cục Bảo vệ Môi trường, nguồn nước giếng đào, nước ngầm
nông và nước mạch lộ thiên tại thànhphố Buôn Ma Thuột đã bị nhiễm hoá chất hóa
chất bảo vệ thực vật. Nguồn nước giếng đào có chứa dư lượng của 11 loại trong
tổng số 15 loại hóa chất hóa chất bảo vệ thực vật gốc clo hữu cơ, hàm lượng từ 0,01
– 0,558 g/l. Nguồn nước mạch lộ thiên có chứa dư lượng của 6 loại trong tổng số
15 loại hóa chất BVTV gốc clo hữu cơ với nồng độ nhỏ hơn (từ 0,002 – 0,084 g/l,
dưới tiêu chuẩn cho phép). Với lượng tồn lưu nêu trên, nguy cơ gây ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng do hóa chất BVTV là rất cao. Khi nguồn nước ngầm bị nhiễm
hóa chất BVTV không có khả năng tự làm sạch như các nguồn nước mặt. Dòng
chảy trong nguồn nước ngầm rất chậm nên dư lượng hóa chất BVTV khó pha loãng

15


hay phân tán được, nên chúng tồn tại trong khoảng thời gian rất lâu, có thể cần tới
hàng trăm năm để làm sạch những chất ô nhiễm này.
Dư lượng phân hóa học từ môi trường đất bị rửa trôi rồi hòa tan vào nước
còn gây cho ao hồ hiện tượng phú dưỡng hóa. Đây là hiện tượng làm giàu nước quá
mức bởi các chất dinh dưỡng vô cơ và các chất dinh dưỡng hữu cơ có nguồn gốc
thực vật. Phú dưỡng nước là vấn đề môi trường nghiêm trọng bởi vì nó làm suy
giảm chất lượng nước hồ và làm thay đổi cấu trúc quần thể sinh vật nước. Do bón
quá dư thừa hoặc do bón không đúng cách đã làm cho N và P theo nước đi vào các
thủy vực và bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá trình này gây ra sự giảm
lượng oxy hòa tan ở khu vực dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng nitrat
hoặc nitrit là những dạng gây độc trực tiếp cho các loài động vật thuỷ sinh và gây
độc gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước. Với P, trong số rất

nhiều chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến năng suất sơ cấp của hệ sinh thái nước ngọt
thì P là yếu tố sinh thái giới hạn quan trọng và thường xuyên nhất, đặc biệt ở dạng
PO43-. Nồng độ đặc trưng của P trong nước ngọt (được coi là nhu cầu cung cấp) nhỏ
hơn nồng độ P trong thực vật (được coi là nhu cầu tiêu thụ) có nghĩa là tỷ số giữa
cung và cầu của P nhỏ hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác.
1.2.3. Tác động tới môi trường đất
* Tác động đến môi trường đất do chất thải rắn trồng trọt:
Sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng đến môi trường đất lớn nhất là hoạt động
trồng trọt. Tuy nhiên, chất thải rắn trồng trọt phát sinh ảnh hưởng tới môi trường đất
không đáng kể vì thành phần của chúng chủ yếu là chất hữu cơ có tác dụng tốt đối
với đất và cây trồng. trong quá trình canh tác nếu các biện pháp tái sử dụng chất thải
rắn nông nghiệp làm phân bón hữu cơ không hợp lý (chẳng hạn như sử dụng phân
tươi động vật chưa qua ủ hoặc sử dụng liều lượng quá nhiều) sẽ ảnh hưởng xấu tới
chất lượng đất trồng, gia tăng dịch bệnh và làm cho cây trồng không còn khả năng
hấp thụ trực tiếp các chất dinh dưỡng.

16


* Tác động đến môi trường đất do chất thải rắn chăn nuôi:
Bên cạnh các chỉ tiêu vật lý và hóa học đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường
thì vi sinh vật gây bệnh cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Trong phân,
nước thải hay xác gia súc và gia cầm có nhiều vi sinh vật gây bệnh như các loại
virus, vi khuẩn, trứng ký sinh trùng; các loại vi sinh vật này chúng có thể tồn tại từ
vài ngày đến vài tháng trong môi trường, gây bệnh cho con người và động vật. Số
lượng vi sinh vật gây bệnh có trong chất thải phụ thuộc vào khẩu phần ăn, giới tính,
loài và phương pháp vệ sinh chuồng trại cũng như phương pháp xử lý nước thải.
Bảng 1.11: Mật độ vi sinh vật trong phế thải chăn nuôi lợn
Đơn vị: CFU/g


Trại lợn

Trại lợn

Cty TNHH

Trại lợn

Đan Phƣợng

Tam Điệp

Gia Nam

Hồng Điệp

VKTS

6,58.106

3,80.108

4,52.106

6,40.106

Dạng

E.Coli


4,06.103

2,86.105

3,53.105

2,18.105

rắn

Salmonella

5,80.103

4,66.103

4,85.103

3,22.103

Trứng giun

27

18

22

22


3,55.103

3,44.103

2,56.103

3,00.103

2,48.103

3,78.103

2,42.103

4,54.103

10

8

11

10

Chỉ tiêu

Dạng

E.Coli


lỏng sau Salmonella
biogas

Trứng giun

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường [2012]

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh trong mẫu phế thải
chăn nuôi sau 1 tuần thải ra môi trường được trình bày trong bảng 1.13 cho thấy,
phế thải chăn nuôi lợn dạng rắn và lỏng đều chứa quần thể vi sinh vật gây bệnh và
trứng giun rất cao. Tại các trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình kín các chỉ tiêu
kiểm tra đều đạt yêu cầu theo qui định về giới hạn cho phép theo TCN 678-2006,
trong khi đó ở các cơ sở chăn nuôi lợn theo mô hình hở có độ nhiễm khuẩn không
khí xấp xỉ giới hạn.
Việc sử dụng phân hữu cơ trong đó có phân ủ (còn gọi là phân chuồng) cùng
lúc với phân hóa học có lợi cho cây trồng. Phân chuồng là khâu cơ bản trong chu kỳ
luân chuyển chất dinh dưỡng: một phần khá lớn các yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng

17


×