LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này được hình thành và
phát triển từ những quan điểm của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS. TS Nguyễn Ngọc Lân. Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn là hoàn
toàn trung thực.
Hà nội, ngày tháng năm 2012
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Quang Vinh
1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu Ôxy sinh hóa
BVTV Bảo vệ thực vật
COD Nhu cầu Ôxy hóa học
CTR Chất thải rắn
DO Hàm lượng Ôxy hòa tan
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
HST Hệ sinh thái
GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế
GHCP Giới hạn cho phép
GTSX Giá trị sản xuất
KCN Khu công nghiệp
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
VINACOMIN TĐ Công nghiệp than - Khoáng sản VN
TSP Bụi lơ lửng
TSS Chất rắn lơ lửng
RNM Rừng ngập mặn
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
VLXD Vật liệu xây dựng
VSMT Vệ sinh môi trường
MT Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO
WHO
Tổ chức bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới
Tổ chức Y tế thế giới
3
DANH MỤC BẢNG
4
ĐỒ
5
6
MỞ ĐẦU
Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh duyên dải phía Đông Bắc, nằm trong khu vực trọng
điểm phát triển kinh tế xã hội phía Bắc đất nước, có nhiều tài nguyên thiên nhiên
tạo nên tiềm năng phát triển kinh tế xã hội rất đa dạng. Là một địa bàn có hoạt động
sản xuất công nghiệp khai thác khoáng sản đặc biệt là than đứng đầu cả nước (sản
lượng than chiếm 90% so với toàn quốc) đồng thời cũng là một địa điểm tham quan
du lịch biển đảo lớn của Việt nam và thế giới.
Từ những lợi thế về điều kiện tự nhiên giàu có và phong phú, những năm qua
các hoạt động sản xuất khai thác khoáng sản than diễn ra rất mạnh mẽ, sôi động,
góp phần cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh cho tinh Quảng
Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên cũng chính lĩnh vực kinh tế này đã
và đang là những nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn, có lúc, có nơi trở thành những
nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tạo ra sức ép rất lớn về môi trường, đe
doạ nguy hại tới sức khoẻ của nhân dân và gây ảnh hưởng triệt tiêu các động lực
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng rõ nét mà việc giải quyết, khắc phục
không đơn giản, dễ dàng.
UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam
(VINACOMIN) trong thời gian qua đã có rất nhiều cố gắng trong tổ chức quản lý và xây
dựng chương trình hành động vì mục tiêu bảo vệ MT. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ MT
trong HĐKS đã được gắn kết với công tác quản lý về tài nguyên, cũng như quản lý tốt
nguồn KS với công nghệ khai thác hợp lý, công nghệ sạch nhằm giảm thiểu tổn thất than
đồng thời giảm thiểu ô nhiễm MT từ nguồn phát thải trong công nghệ khai thác, sàng
tuyển và vận chuyển. Tuy nhiên, những chuyển biến đó chưa theo kịp tốc độ phát triển
toàn diện về kinh tế xã hội và yêu cầu về bảo vệ môi trường, còn nhiều khu vực vùng mỏ
và các đô thị lân cận vẫn trong tình trạng ô nhiễm môi trường.
Để tiếp tục chủ động giải quyết có hiệu quả các vấn đề môi trường từ hoạt
động khai thác khoáng sản than nói trên, đặt ra cho các nhà quản lý môi trường một
nhiệm vụ quan trọng là phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá cụ thể mức độ ô nhiễm
7
môi trường của những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu có tính đặc thù của ngành than
làm cơ sở, căn cứ khoa học để đề ra biện pháp kỹ thuật xử lý thích hợp, đồng thời
đề xuất các chính sách, biện pháp quản lý chặt chẽ các loại nguồn ô nhiễm môi
trường này một cách có hiệu quả.
Với những lý do trên, đề tài " Đánh giá mức độ các nguồn ô nhiễm môi
trường đặc thù của ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các
biện pháp quản lý, xử lý các nguồn gây ô nhiễm này trong giai đoạn 2010-
2020" đã được chọn để thực hiện trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 8/2012 nhằm
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà
nước phục vụ cho chiến lược bảo vệ MT và phát triển bền vững cho hoạt động sản xuất
than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới .
Đề tài được xây dựng với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan và khoa học về mức độ
các nguồn ô nhiễm môi trường đặc thù của tỉnh Quảng Ninh trong mối quan hệ
tổng thể hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm gần đây.
- Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường các nhóm nguồn gây ô
nhiễm môi trường đó nhằm góp phần cải thiện môi trường tỉnh Quảng Ninh theo
hướng phát triển bền vững đến 2020.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Tổ chức điều tra, nghiên cứu trên địa bàn 6 huyện, thị xã, thành phố miền
tây của tỉnh Quảng Ninh (bao gồm: thành phố Hạ Long, thành phố Uông Bí, huyện
Hoành Bồ, thành phố Cẩm Phả và huyện Đông Triều) về các nguồn ô nhiễm môi
trường chủ yếu trong sản xuất chế biến kinh doanh than.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp so sánh, đối chiếu quy phạm pháp luật
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:
- Thu thập các dự liệu đã có về hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh
8
- Thiết kế và điều tra bằng bảng câu hỏi, tổng hợp thông tin, dữ liệu hiện có về
các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
- Quan trắc một số thông số môi trường.
Hoạt động điều tra được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn I: Điều tra sơ bộ bằng bảng câu hỏi đối với một số ngành kinh tế
quan trọng của tỉnh: công nghiệp khai khoáng và ngành du lịch tại một số địa
phương liên quan trên địa bàn tỉnh nhằm xác định các nguồn ô nhiễm môi trường
đặc thù.
+ Giai đoạn II: Điều tra xã hội học về sức khoẻ và môi trường thông qua bảng
câu hỏi tại khu vực dân cư nơi có nguồn ô nhiễm môi trường đặc thù.
Phương pháp chuyên gia:
Lấy ý kiến chuyên gia theo chuyên đề, gồm:
- Chuyên đề 1: Quản lý bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản tại
Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp quản lý .
- Chuyên đề 2: Báo cáo quan trắc và phân tích môi trường tại các nguồn gây
ô nhiễm môi trường.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, Luận văn sử dụng các Quy chuẩn
kỹ thuật về môi trường dưới đây:
+ TCVN 5949:1998: Âm học, tiếng ồn khu công cộng và dân cư.
+ QCVN 05:2009: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
+ QCVN 06:2009: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí -
Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
+ QCVN 08:2008: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
+ QCVN 10:2008: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
+ QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công
nghiệp
+ Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 3/7/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi
trường cần phải xử lý.
9
+ Để đánh giá một mức độ ô nhiễm môi trường một cách định lượng đã sử
dụng hệ số tai biến RQ (Risk Quotient) là tỷ số giữa giá trị nồng độ quan trắc và
nồng độ tiêu chuẩn cho phép của yếu tố môi trường.
4. Các bước nghiên cứu:
Các bước nghiên cứu bao gồm:
- Bước 1: Thu thập thông tin và phát phiếu điều tra các nguồn gây ô nhiễm
môi trường theo quan điểm của các ngành và các địa phương trong tỉnh
- Bước 2: Khảo sát, kiểm tra các nguồn gây ô nhiễm môi trường theo danh mục
thống nhất tại Hội thảo lần 1 và dựa theo những phát hiện trong quá trình khảo sát.
- Bước 3: Thu thập thông tin và viết báo cáo chuyên đề về các nhóm nguồn
gây ô nhiễm môi trường đặc thù đã được xác lập.
- Bước 4: Viết báo cáo tổng hợp, lấy ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa.
5. Nội dung luận văn:
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tổng hợp thành báo cáo luận văn với cấu trúc cơ
bản của bản như sau:
Mở đầu: Đề cập đến sự cần thiết, mục tiêu, nội dung, ý nghĩa, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Chương II. Hiện trạng môi trường, các vấn đề ô nhiễm môi trường và tình
hình quản lý môi trường trong ngành than.
Chương III. Dự báo ô nhiễm môi trường than đến năm 2020.
Chương IV: Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn 2010-2020.
Kết luận và kiến nghị.
10
141ng/km2
100ng/km2
56 ng/km2
72 ng/km2
70 ng/km2
30 ng/km2
824 ng/km2
377ng/km2
393ng/km2
107 ng/km2
Chương I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH
1.1. Điều kiện tự nhiên:
1.1.1 Vị trí địa lý:
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam, trải dài từ 106
0
đến
108
0
kinh độ đông và 20
0
đến gần 21
0
45’ vĩ độ bắc, có biên giới hành chính:
Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc;
Phía tây bắc giáp tỉnh tỉnh Lạng Sơn;
Phía tây tiếp giáp với tỉnh Hải Dương;
Phía tây nam tiếp giáp với TP. Hải Phòng;
Phía nam và đông nam tiếp giáp với thềm lục địa vịnh Bắc Bộ.
Hình 1.1 Vị trí địa lý tỉnh Quảng ninh
Tỉnh Quảng Ninh có rừng, có biển, có đồng bằng, có biên giới quốc gia với
Trung Quốc dài 132 km với cửa khẩu quốc tế Móng Cái, có đường bờ biển dài hơn
250 km. Diện tích phần đất liền và các đảo tỉnh Quảng Ninh là 5938km
2
[12] Đây là
nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông thủy, bộ, có cảng Cái Lân là cảng nước sâu
11
lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam, có nhiều tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn
như than đá, đá vôi, có vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên Thế giới…
Thế mạnh về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển đã tạo cho Quảng
Ninh lợi thế to lớn về các ngành công nghiệp khai khoáng, du lịch và thương mại.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực qua các năm gần đây, tỷ trọng khu vực
nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng nhanh và giữ
vai trò chủ đạo.
1.1.2 Địa chất, địa hình, địa mạo:
Cấu tạo địa chất tỉnh Quảng Ninh bao gồm các thành tạo có tuổi từ Ordovic
đến Đệ tứ, trong đó chủ yếu là các đá trầm tích và trầm tích phun trào.
Địa hình đa dạng và phong phú: bao gồm núi, đồi, thung lũng và đồng bằng
ven biển. Các dải núi thấp sắp xếp tạo nên dạng cánh cung, được gọi là cánh cung
Đông Triều. Hai kiểu địa hình đồi, kiểu thứ nhất liên quan với hoạt động bóc mòn
(pedimen hoá) dọc thung lũng kiến tạo; kiểu thứ hai phân bố ở phần chuyển tiếp
giữa vùng núi và dải đồng bằng ven biển, được hình thành theo phương thức kết
hợp giữa bóc mòn và mài mòn. Địa hình đồi dọc thung kũng kiến tạo kéo dài liên
tục ở phía bắc thung lũng Nam Mẫu - Uông Thượng (Uông Bí - Đông Triều). Địa
hình đồi rìa đồng bằng ven biển phân bố ở phía nam dải núi Đá trắng - núi Bình
Hương, khu vực ven biển Hạ Long – Cẩm Phả, Mông Dương – Tiên Yên – Móng
Cái, độ cao trung bình từ 50m đến 150m và có xu hướng thấp dần về phía thung
lũng hoặc bờ vịnh. Địa hình đồng bằng tỉnh Quảng Ninh chiếm một diện tích không
lớn, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển. Bề mặt đồng bằng khá bằng phẳng và
nghiêng dần về phía biển, độ cao dao động trong khoảng 2 - 10m [12].
1.1.3 Khí hậu - thuỷ, hải văn
* Khí hậu:
- Gió: Tốc độ gió ở các nơi rất khác nhau. Các đảo ngoài khơi tốc độ gió rất
lớn, trung bình hàng năm là 5 m/s, ít khi gió lặng (≤3%), nhiều thời điểm tốc độ gió
12
lên tới trên 40m/s. Vùng đồng bằng ven biển tốc độ gió trung bình năm là 2 - 4m/s,
tần suất gió lặng dưới 30% và đã quan sát được gió trên 2m/s, tốc độ gió lớn nhất
chỉ 24m/s.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm trên 22
o
C, đạt tiêu chuẩn nhiệt đới. Các
khu vực còn lại trong vùng (khu vực núi cao trên 200m thuộc cánh cung Nam Châu
Lĩnh - Yên Tử, khu vực đồi, núi khuất sau cánh cung này, một số núi cao trên đảo
và dọc bờ biển) đều có tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm thấp hơn giới hạn
nói trên. Một số đỉnh núi cao 1000m thì tổng nhiệt độ dưới 6500
o
C, nhiệt độ trung
bình năm dưới 18
o
C [12]
- Mưa - ẩm: Quảng Ninh là một trong những địa phương có mưa nhiều của
miền Bắc với lượng mưa trung bình 1800-2000mm/năm, nhưng phân bố theo không
gian lãnh thổ rất khác nhau. Trung tâm mưa lớn của vùng là sườn đón gió của dãy
nam Châu Lĩnh - Yên Tử và vùng đồng bằng duyên hải trước núi này (phía bắc Cửa
Lục thuộc huyện Hoành Bồ, khu vực đồng bằng Yên Hưng). Mùa mưa ở Quảng
Ninh kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (lượng mưa lớn hơn 100mm/tháng), mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa tập trung trong mùa hè chiếm 75-85%
lượng mưa năm.
Độ ẩm tương đối giữa vùng thấp và vùng cao không nhiều lắm, trung bình
năm đều trên 80%. Nhiều nơi có lượng mưa rất khác nhau nhưng chênh lệch về độ
ẩm tương đối rất nhỏ [12]
Tóm lại: Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt
Nam vơi những nét đặc trưng: Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió thịnh hành là
gió đông bắc; Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam. Nhiệt
độ không khí hàng năm trên 210C. Độ ẩm trung bình 84%. Lượng mưa hàng năm
lên tới 1.700 - 2.400 mm.
13
Hình 1.2 Bản đồ lượng mưa và gió thời gian thực tỉnh Quảng Ninh [12]
* Các hệ thống sông chính:
Quảng Ninh có hệ thống sông, suối dài trên 10km, diện tích lưu vực
<3000km
2
. Các sông lớn là sông Ka Long, Tiên Yên, Ba Chẽ có diện tích lưu vực
xấp xỉ 1000km
2
. Phía tây có sông Thái Bình chảy qua. Mạng lưới sông, suối khá
dày đặc, mật độ trung bình 1 - 1,9km/km
2
, có nơi đến 2-2,4km/km
2
. Các sông đổ ra
biển dưới dạng vịnh cửa sông. Tổng lưu lượng dòng chảy của 13 con sông chính
khoảng là 7,567 tỷ m
3
[12].
* Đặc điểm hải văn
Chế độ thủy triều ở Quảng Ninh là chế độ nhật triều thuần nhất, trong một
ngày đêm mực nước dao động khá đều đặn. Thời gian triều dâng là 12h18’ và thời
gian triều rút là 12h32’. Trong một tháng số lần nhật triều chiếm 26-28 ngày. Càng
lên phía bắc độ lớn thủy triều càng tăng và ngược lại về phía nam. Triều cao nhất có
thể đạt 4,98m ở Mũi Ngọc; 5,26m ở Mũi Chùa; 4,7m ở Hòn Gai; 4,77m ở Cô Tô;
4,28m ở Hòn Dáu so với mực 0 tuyệt đối. Triều mạnh trong năm thường vào các
tháng I, VI, VII, XII, triều yếu vào các tháng III, IV, VIII, IX. Chu kỳ triều là 18,61
năm. Tốc độ dòng triều xấp xỉ 1m/s [12].
14
1.1.4 Thổ nhưỡng và thực vật
1 - Thổ nhưỡng
Do sự phân hóa đa dạng về các yếu tố thành tạo thổ nhưỡng nên khu vực nghiên
cứu hình thành 8 nhóm đất chính: i) Bãi cát, cồn cát và đất cát biển; ii) Đất mặn; iii)
Đất phèn; iv) Đất phù sa; v) Đất đỏ vàng; vi) Đất mùn vàng đỏ trên núi; vii) Đất
thung lũng; viii) Đất xói mòn trơ sỏi đá. Đất xói mòn trơ sỏi đá hình thành do hoạt
động khai thác và đổ thải than, làm mất đi tầng canh tác. Nhóm đất này chiếm diện
tích tương đối lớn ở khu vực khai trường phía đông thành phố Hạ Long, khu vực
đồi núi phía bắc thị xã Cẩm Phả và khu vực khai thác than Đông Triều, Uông Bí.
2 - Thực vật
Do điều kiện thuận lợi về khí hậu, địa hình, hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh khá
phong phú, có thành phần thuộc nhiều luồng di cư khác nhau.
+ Thảm thực vật rừng tự nhiên: Đặc trưng bởi thảm rừng rậm nhiệt đới gió
mùa thường xanh cây lá rộng, trên đất thấp phong hóa từ các loại đá mẹ khác nhau
trừ đá vôi, ít bị tác động; Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng trên
đất thấp phong hóa từ các loại đá mẹ khác nhau (trừ đá vôi), bị tác động mạnh thứ
sinh nhân tác; Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh cây lá rộng không có cây gỗ trên
đất phong hóa từ đá vôi. Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh cây lá rộng trên đá
phong hóa từ các loại đá khác mẹ nhau (trừ đá vôi); Trảng cây bụi trên đất ngập
mặn; Trảng cỏ
+ Thảm thực vật nhân tác: bao gồm rừng trồng; phổ biến nhất là keo lá tràm
và keo tai tượng (Acasia spp), Bạch đàn (Eucalytus), Mỡ, Thông nhựa (Pinus
merkusiana) Thông đuôi ngựa P. massoniana; Cây ăn quả và cây lâu năm khác (vải,
na); Cây trồng quanh khu dân cư (bàng, xà cừ, ngô đồng, phượng vĩ, dâu gia
xoan ) và cây trồng nông nghiệp ngắn ngày [12].
+ Cảnh quan và Đa dạng sinh học:
Quảng Ninh nói chung là nơi có cảnh quan rất đa dạng và hấp dẫn. Do địa
hình Quảng Ninh phân hóa rất rõ ràng từ đồi núi xuống đến dải đồng bằng hẹp đến
các bãi triều và vũng vịnh, biển nên các cảnh quan khu vực nghiên cứu cũng có sự
15
phân hóa rất rõ ràng theo dải từ lục địa ra biển, nhìn chung là phân hóa từ tây sang
đông. Dựa vào các yếu tố địa hình, thực vật và mức độ tác động của con người có
thể phân khu vực nghiên cứu ra các cảnh quan núi (núi trung bình và núi thấp); cảnh
quan đồi; cảnh quan đồng bằng hẹp ven biển; cảnh quan bãi biển, bãi triều; và cảnh
quan biển, đảo.
Chính những điều kiện tự nhiên phong phú trên đã hình thành nên tính đa
dạng sinh học cao của Quảng Ninh. Các kết quả điều tra bước đầu cho thấy khu hệ
động, thực vật Quảng Ninh giầu về thành phần loài và các thứ bậc phân loại. Số loài
sinh vật được biết hiện nay là 4350 loài, 2236 chi, 721 họ thuộc 19 ngành của 3 giới
Động vật, Nấm và Thực vật. Trong số đó có 182 loài (4,18%) được ghi nhận là đặc
hữu thuộc các bậc khác nhau [18]
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả các nguyên nhân
trực tiếp và nguyên nhân sâu xa (gián tiếp) mà đa dạng sinh học Quảng Ninh đang
ngày càng bị suy thoái một cách nghiêm trọng. Nhiều loài như hổ, gấu ngựa…. đã
không còn được phát hiện tại Quảng Ninh trong nhiều năm nay. Nhiều rạn san hô
đã bị suy giảm một cách nghiêm trọng khó có thể hồi phục. Trong số 4350 loài của
hệ động, thực vật Quảng Ninh ghi nhận được có tới 154 loài được ghi trong Sách đỏ
VN (3,54%), 56 loài trong Nghị điịnh 32/2006/NĐ-CP, 72 loài trong Danh lục đỏ
IUCN [18].
1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên và hiện trạng khai thác, sử dụng
a) Tài nguyên khoáng sản: Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản
phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều
tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét,
cát thủy tinh, đá vôi,…
Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,5 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng an - tra - xít, tỷ
lệ các - bon ổn định 80 – 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả
và Uông Bí – Đông Triều [16]
Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh,… Trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng
khắp các địa phương trong tỉnh như: Mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ cao
16
lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thị xã Móng Cái;
Các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông Triều, Hoành Bồ và TP. Hạ Long là
nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường
trong nước và xuất khẩu.
Các mỏ nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang
Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Ngoài ra, còn có
nguồn nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá
cao, nhiệt độ trên 35
o
C, có thể dùng chữa bệnh. Các loại khoáng sản chính có thể
được liệt kê trong bảng 1.2
Bảng 1.1 Trữ lượng và phân bố khoáng sản của tỉnh Quảng Ninh [17]
TT
Loại
khoáng sản
Số
mỏ
Đơn vị
Trữ
lượng
Phân bố
1
Đá vôi xi
măng
8 Tỷ tấn 2
Hoành Bồ; Cẩm Phả; Đông
Triều, Uông Bí; Hạ Long
2
Đá xây
dựng và ốp
lát
9 Tỷ m
3
1
Yên Cư, Hà Tu (Hạ Long),
Phương Nam (Uông Bí), Hoàng
Tân (Yên Hưng), Hạ Long, Cẩm
Phả; Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên,
Bình Liêu, Ba Chẽ, Móng Cái
3 Sét xi măng 7 Triệu tấn 200
Yên Mỹ, Xích Thổ, Lang Bang
(Hoành Bồ), Hà Chanh (Cẩm
Phả), Núi Na (Yên Hưng)
4
Phụ gia xi
măng
1 Nghìn tấn 254
5 Sét chịu lửa 4 Triệu tấn 14,67 Uông Bí, Đông Triều
6
Sét gạch
ngói
20 Triệu m
3
90,5
Giếng Đáy (Hạ Long), Lê Lợi
(Hoành Bồ), Đông Triều
7 Cát trắng 3 Triệu tấn 6
Quan Lạn, Minh Châu (Vân
Đồn), Vĩnh Thực (Móng Cái)
8
Kaolin -
pirofinit
4 Triệu tấn 103,2
Tấn Mài, Quảng Sơn, Đèo Mây -
Pình Hồ
9 Kaolin 8 Triệu tấn 146,16
10 Cát cuội sỏi Triệu m
3
9
Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Bình
Liêu, Ba Chẽ, Vân Đồn, Uông
Bí, Hoành Bồ, Hạ Long
11 Than đá Tỷ tấn 3,5 Cẩm Phả, Hòn Gai
b) Tài nguyên nước mặt, nước ngầm:
17
- Tài nguyên nước ngầm: Nước ngầm phân bố chủ yếu trong các vỉa - khe
nứt trầm tích Triat thống trên một số khu vực nhỏ thuộc hệ trầm tích Đệ Tứ. Chất
lượng nước ngầm trong vùng nhìn chung còn khá tốt. Vùng Hạ Long - Cẩm Phả -
Yên Hưng còn có mỏ nước khoáng Quang Hanh có trữ lượng cấp C1: 529 m3/ngày
đêm có thành phần đặc biệt, với hàm lượng Br, I, H
2
SiO
3
, CO2 khá cao [12]
- Tài nguyên nước mặt: đóng vai trò chủ chốt trong việc cấp nước cho các đô
thị trong vùng. Hầu hết các đô thị trong vùng đều có hệ thống sông, suối chảy qua.
Trong vùng có một số sông, suối lớn như sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông
Man, sông Trới, sông Vũ Oai, sông Kinh Thầy, sông Tiên Yên, sông Ka Long
Trong vùng có hệ thống hồ chứa tự nhiên và nhân tạo rất phong phú. Một số hồ
được sử dụng kết hợp cho mục đích cấp nước sinh hoạt và cung cấp nước tưới cho
nông nghiệp. Một số hồ nước lớn cung cấp nước sinh hoạt trong vùng như hồ Cao
Vân, hồ Yên Lập, hồ Đồng Giang, hồ Lưỡng Kỳ, hồ Khe Rữa, hồ Tràng Vinh với
trữ lượng nước khai thác ước đạt khoảng 300.000m
3
/ngđ [12].
c) Tài nguyên đất: Kiểm kê đất đai năm 2005 của các đơn vị lãnh thổ hành
chính (nguồn tài liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh) thì tổng
diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh là 609.897,94 ha, trong đó: Nhóm đất nông
nghiệp có 363.207,00 ha chiếm 59,6 %; Nhóm đất phi nông nghiệp có 75.872,37 ha,
chiếm 12,4%; Nhóm đất chưa sử dụng có 170.818,57 ha, chiếm 28,0 % tổng diện
tích tự nhiên của vùng.
d) Tài nguyên rừng
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 (nguồn tài liệu của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Quảng Ninh), Quảng Ninh hiện có 287.966,7 ha đất rừng, tỷ lệ che
phủ của rừng chiếm 47,35%, trong đó đất rừng tự nhiên 174.139,76 ha chiếm
60,47% diện tích đất có rừng, rừng trồng có 113.827,01 ha bằng 39,53% diện tích
rừng. Tổng trữ lượng các loại rừng của Quảng Ninh khoảng 5.800 ngàn m3 gỗ gần
190 tỷ cây tre nứa các loại. Trong đó rừng tự nhiên có tổng trữ lượng khoảng 4100
ngàn m3 gỗ và 190 tỷ cây tre nứa, còn lại là rừng trồng.
e) Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
18
Vị trí địa lý đặc biệt đã tạo nên cho tỉnh Quảng Ninh nhiều nguồn tài nguyên
du lịch có giá trị: Quảng Ninh được thiên nhiên ưu đãi cho vịnh Hạ Long, được
UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới với các tiêu chí địa chất và
địa mạo, là điểm du lịch hấp dẫn du khách vào bậc nhất của Việt Nam. Ngoài ra
tỉnh còn có những tài nguyên du lịch tự nhiên khác như: vịnh Bái Tử Long (thị xã
Cẩm Phả); hệ thống các đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn (thuộc huyện đảo Vân Đồn);
thắng cảnh Yên Tử (thị xã Uông Bí), đồi thông Yên Lập (huyện Yên Hưng); hồ Khe
Chè (huyện Đông Triều) Hệ thống các hang động, bãi tắm gắn với các vịnh Hạ
Long, Bái Tử Long và các suối nước khoáng phục vụ du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi
sức khoẻ như Quang Hanh (thị xã Cẩm Phả), Khe Lạc (huyện Tiên Yên), Đồng
Long (huyện Bình Liêu)
Ngoài ra, các hệ sinh thái đặc biệt khác của Quảng Ninh như hệ sinh thái
vùng triều với nhiều loài động vật quý hiếm, hệ sinh thái san hô, khu bảo tồn thiên
nhiên trên đảo Ba Mùn thuộc Vườn Quốc gia Bái tử Long đều có thể đưa vào khai
thác phục vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn: Quảng Ninh có khu di tích chùa Yên Tử (thị xã
Uông Bí), chùa Quỳnh Lâm, đền Sinh, khu lăng mộ nhà Trần (huyện Đông Triều);
bãi cọc Bạch Đằng (huyện Yên Hưng), đền Cửa Ông (thị xã Cẩm Phả), đình Quán
Lạn (huyện Vân Đồn) và đình Trà Cổ (thành phố Móng Cái). Các di tích lịch sử còn
gắn với các lễ hội văn hoá truyền thống của từng địa danh được tổ chức hàng năm
từ tháng Giêng cho đến tháng mười hai âm lịch.
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh
1.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế:
Những năm qua, nền kinh tế của tỉnh đã phát triển khá toàn diện. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân 5 năm ước đạt 12,7 %/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp,
lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 6,7%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình
quân 15,8%/năm. Giá trị dịch vụ tăng bình quân là 18,2%/năm [11].
Trong các ngành kinh tế thì tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng
19
chiếm lớn nhất, bằng 2/3 tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế . Trong khi đó, năm 2003
ngành này mới chiếm 56% tỷ trọng ngành kinh tế, sau 6 năm tỷ trọng này ngày
càng thể hiện mức gia tăng. Công nghiệp của tỉnh chủ yếu là công nghiệp khai thác,
chế biến than, vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí mỏ
Tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ giảm nhẹ, từ 8,7% năm 2001 xuống còn
7,5% năm 2007 và kế hoạch là 4,0% năm 2010 .
Ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh, phát triển đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản
xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt
18,2%/năm, cao nhất so với các ngành.
Bảng 1.2 Cơ cấu kinh tế Quảng Ninh giai đoạn 2001-2010 (%) [2]
1.2.1.2 Tình hình phát triển các ngành kinh tế
Ngành công nghiệp vẫn duy trì có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị sản xuất
bình quân tăng 15,8%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu
kinh tế của tỉnh đạt giá trị lớn (đến năm 2010 đạt 54,76%) và sẽ duy trì ổn định ở
mức trên 50%.
Các ngành công nghiệp như khai thác than, nhiệt điện chạy than, xi măng,
đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng vẫn là những ngành có vai trò quan trọng nhất
hiện nay của tỉnh. Trong đó, ngành than vẫn là ngành chiếm vị trí đứng đầu. Thí dụ:
năm 2009, VINACOMIN đã tăng khai thác và xuất khẩu, sản lượng than sạch ước
đạt 39,7 triệu tấn than, tiêu thụ đạt 42 triệu tấn (trong đó xuất khẩu 24 triệu tấn),
chiếm trên 50% giá trị sản lượng trong cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
Sản xuất công nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai khoáng và
20
Năm
200
1
200
2
200
3
2004
200
5
200
6
200
7
2008
200
9
2010
Nông
nghiệp
8.7 8.3 8.0 8.0 7.8 6.3 7.5 6,7 6,2 5,6
Công
nghiệp,
XD
55,0 51.6 56 79.9 70.8 70.8 71.4 52,4 52,7
54,7
6
Dịch vụ 36.3 40.1 36 22.8 21.4 21.8 21.2 40,9 41,0 39,8
tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến (giá trị sản xuất than trong giá giá
trị sản xuất công nghiệp đã giảm từ 64,8% năm 2005 xuống còn 25% năm 2010.
Đến năm 2009, công nghiệp địa phương tăng cao nhưng chiếm tỷ trọng thấp
(20%), công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17,2%, công nghiệp trung
ương vẫn chiếm tỷ trọng lớn (62,7%).
Hiện nay trong ngành công nghiệp toàn tỉnh hiện có 20 đơn vị khai thác than,
03 đơn vị chế biến than, 88 cơ sở khai thác ngoài than, 92 doanh nghiệp và 158 cơ
sở sản xuất xi măng, gạch ngói, khai thác đá, cát sỏi của tư nhân và hộ gia đình.
1.2.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020:
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều
chỉnh, bổ sung ngày 24/11/2006 với những nội dung chính sau:
Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, nâng cao chất lượng tăng trưởng công
nghiệp thông qua chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng công nghiệp chế tạo,
chế biến. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao,
công nghệ sạch, giá trị gia tăng lớn, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu nhằm
đưa công nghiệp giữ vững vai trò động lực trong phát triển kinh tế và thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ nay đến 2020 các chỉ tiêu kinh tế xã hội quan
trọng cần đạt được như sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng 13%; thời kỳ
2011- 2020 khoảng 14,2%. GDP bình quân đầu người vào năm 2010 (giá so sánh
1994) đạt khoảng 950 USD, năm 2020 đạt khoảng trên 3.120 USD.
- Tỷ lệ tích lũy đầu tư lên 40% so với GDP vào năm 2010, đáp ứng 75% nhu
cầu vốn đầu tư phát triển.
- Thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển
y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục - thể thao v.v…
Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu cơ bản phát triển kinh tế xã hội tỉnh [4]
21
Loại chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020
1 Dân số (nghìn người) 1.069,9 1.124,1 1.237,3
2
GDP (tỷ đồng)
- Theo giá so sánh 1994 6.229,2 11.375,2 43.065,1
- Theo giá hiện hành 15.346,0 36.341,3 167.405,0
3
Cơ cấu GDP (% - giá hiện hành) 100,0 100,0 100,0
- Công nghiệp, xây dựng 49,7 46,3 48,5
- Dịch vụ 44,0 49,7 50,1
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 6,2 4,0 1,4
4
GDP/người (USD)
- Theo giá so sánh 1994 352,9 950,0 3.127,8
- Theo giá hiện hành 869,3 1.757,1 6.292,7
Bảng 1.4 Dự báo dân số, lao động đến năm 2020 [4]
TT
Thành phần dân số,
lao động
Tổng dân số theo thời kỳ
Dân số tăng thêm theo thời kỳ
Năm
2005
Năm
2010
Năm
2020
Năm
2006- 2010
Năm
2011- 2020
1
Tổng dân số (nghìn người)
1.070
1.124
1.237
54,0
113,0
Dân số thành thị (nghìn người)
518,9
22
562,1
686,7
43,2
124,6
Tỷ lệ so với dân số (%)
48,5
50
55,5
2
Dân số trong độ tuổi lao động (nghìn người)
573,5
616,0
680,5
42,5
64,5
Tỷ lệ so với dân số (%)
3,6
54,8
5,0
Lao động cần bố trí việc làm (nghìn người)
574,7
566,7
639,7
42,0
73,0
Tóm lại: Tỉnh Quảng Ninh có thế mạnh rất lớn về phát triển công nghiệp
trong đó chủ yếu là khai thác than. Nhìn chung, các hoạt động phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh nói chung, các huyện , thị nói riêng đã và đang là nguyên nhân cơ bản
gây ra các vấn đề suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường, những tác động
thông qua hiện trạng môi trường nước, không khí, đất, đa dạng sinh học.
1.3. Tình hình công tác bảo vệ môi trường
1.3.1 Tình hình triển khai thực hiện quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh:
23
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực
hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên
nước, biển, hải đảo và bảo vệ môi trường trong thời gian qua đã tham mưu cho
HĐND và UBND Tỉnh ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường theo từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn trước khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có
hiệu lực (ngày 01/01/2009): HĐND Tỉnh Khoá X kỳ họp thứ 8 đã ban hành Nghị
quyết số 117/2003/NQ-HĐ ngày 29/7/2003 “Về một số chủ trương, giải pháp tăng
cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010”,
UBND Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các văn bản: Quyết định 3806/2003/QĐ-UB
ngày 23/10/2003 về việc phê duyệt Quy hoạch VLXD tỉnh Quảng Ninh đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 2018/KH-UB ngày 01/12/2003 “về
việc triển khai Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá
X kỳ họp thứ 8 về BVMT ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2005 và 2010”, Kế hoạch số
1137/KH-UB ngày 20/5/2005 "Về thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính
trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2015”; Quyết định
số 3655/2005/QĐ-UBND ngày 26/9/2005 “V/v ban hành quy chế bảo vệ môi trường
tỉnh Quảng Ninh”, Quyết định số 3406/2006/QĐ-UBND ngày 31/10/2006 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy định đóng cửa mỏ và hoàn
nguyên môi trường các mỏ khoáng sản rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết
định số 315/QĐ-UBND ngày 26/01/2007 “Về việc phê duyệt kế họach kiểm soát ô
nhiễm môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010”, Quyết định số 130/QĐ-UBND
ngày 11/01/2008 “Về việc phê duyệt Đề án Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh”; Chỉ thị số 21/2008/CT-
UBND ngày 09/12/2008, về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường
đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Giai đoạn từ thời điểm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có
hiệu lực: HĐND Tỉnh ban hành Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010
24
của HĐND tỉnh “Về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo
vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011-2015”; UBND tỉnh đã tập
trung ban hành các văn bản chỉ đạo quan trọng như: Chỉ thị số 21/2008/CT-UBND
ngày 09/12/2008 “V/v tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường đối với hoạt
động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”; Quyết định số 385/QĐ-UBND
ngày 18/02/2009 về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử
dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết
định 3010/QĐ-UBND ngày 02/10/2009 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển, sản
xuất VLXD tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Quyết định số 3076/2009/QĐ- UBND
ngày 08/10/2009 “V/v ban hành Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh”.
Quyết định số 3792/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 ban bành mức giá tối thiểu làm
căn cứ tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 1925/KH-UBND ngày
19/5/2010 của UBND tỉnh “Về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2010 và
định hướng kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011- 2015”; Quyết định số
1975/QĐ-UBND ngày 23/6/2011 “V/v phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện
Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về
những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn 2011-2015”; Quyết định số 3805/2011/QĐ-UBND
ngày 02/12/2011 “V/v Quyết định ban hành Quy chế quản lý CTNH trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh”; Quyết định số 2061/QĐ-UBND ngày 08/7/2010 “Về việc thành
lập Quỹ Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh”. Bên cạnh các văn bản quy phạm
pháp luật, tỉnh đã xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm, phê duyệt
Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và các vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020, Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2010 định hướng đến năm 2020, Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long-
Cẩm Phả- Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 định hướng đến năm 2020,
Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến
2020 và nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng khác của tỉnh.
25