Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong khai thác đá xây dựng (Tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.09 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------------

Trần Thị Phƣơng Thúy

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN
TRONG KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------------

Trần Thị Phƣơng Thúy

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN
TRONG KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG
Chuyên ngành:

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Mã số:

60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đồng Kim Loan

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

PGS.TS. Đồng Kim Loan

PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải

Hà Nội, 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và
ngoài trƣờng.
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đồng Kim Loan, giảng viên
Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
và các anh chị Trung tâm Thiết bị, Môi trƣờng và An toàn lao động - Viện Vật liệu
xây dựng đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại
học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi và đóng góp ý kiến giúp cho luận văn tốt nghiệp của tôi đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin Cám ơn sự ủng hộ và tạo điều kiện đƣợc đi điều tra, khảo sát, lấy
thông tin từ một số cơ sở Khai thác và Chế biến đá xây dựng tại Lƣơng Sơn - Hòa
Bình của Dự án Hợp tác song phƣơng Việt - Đức “Quản lý khai thác tài nguyên

khoáng sản tỉnh Hòa Bình - một đóng góp cho phát triển bền vững tại Việt Nam”
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân và bạn
bè đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày.......tháng.......năm 2016
Học viên

Trần Thị Phƣơng Thúy


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTNH

Chất thải nguy hại

CPI

Hợp phần sản xuất sạch hơn

CTTB

Cải tiến thiết bị

DN

Doanh nghiệp

ĐTM


Đánh giá tác động môi trƣờng

SXSH

Sản xuất sạch hơn

UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP

Chƣơng trình Liên Hợp quốc

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển

KSQT

Kiểm soát quá trình

QLNV

Quản lý nội vi

SPP

Sản phẩm phụ


TĐCN

Thai đổi công nghệ

TĐNL

Thay đổi nguyên liệu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

THTSD

Tuần hoàn tái sử dụng

TT

Thứ tự



Quyết định

VNCPC

Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam

VLXD


Vật liệu xây dựng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: T NG QUAN ........................................................................................... 3
1.1. Sản xuất sạch hơn và tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ................................. 3
. . . i it i uv s n u ts c

n ................................................................. 3

. .2. Các bư c t ực i n s n u t s c
1.1.3. Tình hình áp dụng s n u t s c
. .4. Tìn

ìn áp dụng s n u t s c

. .5. T m quan tr ng c a s n u t s c

n ...................................................... 4
n trên t ế gi i .................................... 5
n t i Vi t Nam ................................... 5
n trong ngàn s n u t v t i u

ây dựng ...................................................................................................................... 8
1.2. Tổng quan về tình hình khai thác, chế biến đá làm nguyên liệu trong ngành

sản xuất Vật liệu xây dựng........................................................................................ 11
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ..................................................................... 12
1.3.1. Tỉn Hòa Bìn .......................................................................................... 12
1.3.2. Huy n Lư ng S n ..................................................................................... 14
1.3.3. Công ty TNHH T ư ng m i và v n t i Hợp Tiến và đặc điểm địa c

t,

k oáng s n Núi Sếu ................................................................................................... 15
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 19
2.1. Đối tƣợng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 19
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 21
2.2. . P ư ng p áp t u t

p tài li u, phân tích, tổng hợp thông tin ................. 21

2.2.2. P ư ng p áp đi u tra, kh o sát thực tế ................................................... 22
2.2.3. P ư ng p áp p ỏng v n .......................................................................... 23
2.2.4. P ư ng p áp tín toán, cân bằng dòng v t c

t, năng ượng ................. 23

2.2.5. P ư ng p áp p ân tíc c i p í ợi ích (CBA).......................................... 23
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 24


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 25
3.1. Hiện trạng công nghệ và thiết bị xử lý môi trƣờng tại Công ty TNHH
Xây dựng thƣơng mại và vận tải Hợp Tiến .............................................................. 25
3. . . Quy trìn công ng


k ai t ác, c ế biến đá cốt i u ................................ 25

3. .2. Tác động c a quá trìn k ai t ác đá t i môi trường ............................... 27
3.2. Xác định nhu cầu thực hiện sản xuất sạch hơn .................................................. 32
3.2. . Tiêu t ụ nư c, năng ượng ....................................................................... 32
3.2.2. Ti m năng áp dụng s n u t s c

n ..................................................... 35

3.3. Áp dụng suất sạch hơn trong khai thác và chế biến đá dùng trong xây dựng ... 37
3.3. . Các bư c chuẩn bị dữ li u cho thực hi n s n xu t s c

n .................. 37

3.3.2. P ân tíc các công đo n s n xu t ............................................................ 39
3.3.3. Phát triển các c

ội s n xu t s c

3.3.4. Lựa ch n gi i pháp s n xu t s c

n .................................................. 43
n..................................................... 50

3.3.5. Thực hi n các gi i pháp s n xu t s c
3.3.6. Duy trì s n xu t s c

n ............................................. 56


n......................................................................... 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 61
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 63


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả áp dụng SXSH tại Việt Nam đến năm 2016 ................................. 6
Bảng 1.2: Tổng hợp hiệu quả do SXSH đem lại cho đem lại cho Công ty CP
Cơ điện luyện kim Thái Nguyên ............................................................................... 10
Bảng 1.3: Tổng hợp hiệu quả do SXSH đem lại cho Công ty CP XM Phú Thọ ...... 10
Bảng 1.4: Bảng giá điện áp dụng cho các cơ sở sản xuất ......................................... 17
Bảng 3.1: Nguồn và chất ô nhiễm có thể phát sinh trong khai thác và chế biến đá
cốt liệu xây dựng ....................................................................................................... 27
Bảng 3.2: Kết quả tổng hợp lƣợng nƣớc sử dụng để dập bụi ................................... 32
Bảng 3.3: Tiêu hao điện năng các thiết bị trong quá trình chế biến đá .................... 33
Bảng 3.4: Tính toán tiêu thụ điện năng ..................................................................... 34
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp thuốc nổ dùng trong quá trình phá đá .............................. 34
Bảng 3.6: Giá trị hàm lƣợng bụi tại khu dân cƣ bị tác động từ hoạt động khai thác
và chế biến đá............................................................................................................ 35
Bảng 3.7: Phiếu công tác số 1 ................................................................................... 37
Bảng 3.8: Phân tích nguồn thải tại từng công đoạn sản xuất .................................... 38
Bảng 3.9: Phân tích nguyên nhân phát sinh dòng thải tại các công đoạn ................. 42
Bảng 3.10: Các cơ hội SXSH tại các công đoạn....................................................... 43
Bảng 3.11: Tổng hợp các cơ hộ sản xuất sạch hơn và phân loại nhóm giải pháp .... 45
Bảng 3.12: Hiệu quả áp dụng các giải pháp SXSH đề xuất ..................................... 47
Bảng 3.13: Sàng lọc các cơ hội SXSH ..................................................................... 48
Bảng 3.14: Phân tích tính khả thi về mặt kĩ thuật ..................................................... 51
Bảng 3.15: Chỉ phí lắp đặp mỏ đập .......................................................................... 52

Bảng 3.16: Chi phí thuốc nổ phá đá quá cỡ lần 2 ..................................................... 52
Bảng 3.17: Bảng giá biến tần .................................................................................... 53
Bảng 3.18: Chi phí lắp đặt biến tần .......................................................................... 53
Bảng 3.19: Mức tiêu thụ điện của các động cơ lắp biến tần/ tháng .......................... 54
Bảng 3.20: Phân tích ảnh hƣởng tới môi trƣờng ...................................................... 55
Bảng 3.21: Kế hoạch triển khai các giải pháp có thể thực hiện ngay ....................... 56
Bảng 3.22: Kế hoạch triển khai các giải pháp đã đƣợc nghiên cứu tính khải thi ..... 57
Bảng 3.23: Các thông số quan trắc ........................................................................... 58


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Hòa Bình............................................................. 12
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác, chế biến đá cốt liệu xây dựng
và các chất ô nhiễm phát sinh ................................................................................... 26
Hình 3.2: Bụi phát sinh từ quá trình nổ mìn ............................................................. 29
Hình 3.3: Bụi phát sinh từ quá trình phân loại sau sàng ........................................... 29
Hình 3.4: Chất thải rắn không đƣợc thu gom và xử lý ............................................. 31
Hình 3.5: Sơ đồ sử dụng nƣớc .................................................................................. 32
Hình 3.6: Sơ đồ sử dụng năng lƣợng ........................................................................ 33
Hình 3.7: Sơ đồ cân bằng nguyên liệu trong quá trình khai thác và chế biến đá ..... 40
Hình 3.8: Định giá dòng thải quy trình khai thác và chế biến đá xây dựng ............. 41


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi quá trình sản xuất công nghiệp đều sử dụng nguyên, nhiên liệu ban đầu
để sản xuất ra sản phẩm mong muốn. Bên cạnh sản phẩm, quá trình sản xuất sẽ phát
sinh ra chất thải. Khác với cách tiếp cận truyền thống về môi trƣờng là xử lý các
chất thải đã phát sinh, tiếp cận sản xuất sạch hơn hƣớng tới việc tăng hiệu suất sử
dụng tài nguyên, tức là tác động đến quá trình sản xuất để nguyên nhiên liệu đi vào

sản phẩm với tỷ lệ cao nhất trong phạm vị khả thi kinh thế, kĩ thuật, môi trƣờng, qua
đó giảm thiểu đƣợc các phát thải và tổn thất ra môi trƣờng.
Sản xuất sạch hơn là một công cụ rất hữu ích trong việc bảo vệ môi trƣờng,
đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhƣ tiết kiệm chi phí đầu
vào, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất, kéo dài tuổi thọ thiết bị, đáp
ứng đƣợc yêu cầu của các bên hữu quan, đăc biệt đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách
hàng, tạo hình ảnh tốt trong kinh doanh.
Bắt đầu đƣợc biết đến ở Việt Nam vào năm 1995, đến nay, sản xuất sạch hơn
đã mang lại khá nhiều lợi ích cho những doanh nghiệp thực hiện, tiết kiệm đáng kể
nguồn nguyên, nhiên liệu sử dụng và giảm phát thải ra môi trƣờng. Nhận thức đƣợc
tầm quan trọng và vai trò cấp thiết của sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, ngày
07/9/2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 1419/QĐ-TTg phê duyệt
"Chiến lƣợc Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”. Quyết định này
đã nêu ra những chỉ tiêu, lộ trình cụ thể và những dự án mà các Bộ, ngành địa
phƣơng cần phải làm để thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng SXSH nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhiên liệu, giảm thiểu phát thải và
hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng, sức
khỏe con ngƣời và đảm bảo phát triển bền vững.
Quá trình khai thác đá xây dựng gây ô nhiễm môi trƣờng do bụi, tiếng ồn,
rung, mảnh văng, nƣớc thải… Nhiều cơ sở khai thác không có thiết kế hoặc không
đúng thiết kế đƣợc phê duyệt, khai thác không theo đúng quy trình, quy phạm…

1


gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên, phá hoại cảnh quan, gây ô nhiễm môi trƣờng
sinh thái nghiêm trọng.
Xuất phát từ lý do đó, học viên lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu khả năng áp
dụng sản xuất sạch hơn trong khai thác đá xây dựng” nhằm nhận dạng các giải
pháp tiết kiệm năng lƣợng, nguyên vật liệu, giảm thiểu tổn thất tài nguyên, tận dụng

nguyên liệu và giảm các tác động tới môi trƣờng từ hoạt động khai thác đá. Trên cơ
sở đó giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí và
nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm phát thải và ô nhiễm môi trƣờng.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu công nghệ sản xuất, nghiên cứu về khả năng áp dụng sản xuất sạch
hơn tại các mỏ khai thác đá vôi cho xây dựng tại huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình
nhằm sử dụng năng lƣợng, tài nguyên hiệu quả; phòng ngừa, ngăn chặn và giảm
thiểu tác động tiêu cực của ngành khai thác đá xây dựng đến môi trƣờng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty TNHH Xây
dựng thƣơng mại và vận tải Hợp Tiến.
- Đề xuất các giáp pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Công ty TNHH Xây
dựng thƣơng mại và vận tải Hợp Tiến.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động khai thác đá tại huyện Lƣơng Sơn, tỉnh
Hòa Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu mỏ khai thác đá vôi Núi Sếu của Công ty TNHH
Xây dựng thƣơng mại và vận tải Hợp Tiến, Huyện Lƣơng Sơn, Tỉnh Hòa Bình.

2


Chƣơng 1: T NG QUAN
1.1. Sản xuất sạch hơn và t nh h nh áp dụng sản xuất sạch hơn
1.1.1.


t

u về sản xuất sạc

ơn

Khái niệm “Sản xuất sạch hơn” đƣợc Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên
Hợp Quốc (UNEP) lần đầu tiên giới thiệu vào nƣớc ta năm 1995, đến nay khái niệm
này đã đƣợc nhiều ngƣời biết đến hơn. Việc hiểu và nắm rõ phƣơng pháp luận này
là yếu tố then chốt đảm bảo cho công tác triển khai thực hiện sản xuất sạch hơn tại
địa phƣơng hay tại doanh nghiệp.
Theo UNEP: "Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lƣợc phòng
ngừa tổng hợp về môi trƣờng vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm
nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con ngƣời và môi trƣờng".
Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên,
nguyên vật liệu và năng lƣợng một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, những nhiệm vụ
mà sản xuất sạch hơn phải thực hiện, bao gồm:
Đối v i quá trìn s n u t: Sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu
và năng lƣợng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lƣợng và tính độc hại của
tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối v i s n p ẩm: Sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hƣởng tiêu
cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối v i dịc vụ: Sản xuất sạch hơn đƣa các yếu tố về môi trƣờng vào trong
thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Các khái niệm tƣơng tự với sản xuất sạch hơn là:
- Giảm thiểu chất thải;
- Phòng ngừa ô nhiễm;
- Năng suất xanh.
Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất sạch hơn; đều nhằm
mục đích là làm cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.


3


Nhƣ vậy, sản xuất sạch hơn (SXSH) là việc áp dụng các chiến lƣợc, biện
pháp nhằm giảm chất thải, giảm ảnh hƣởng tới môi trƣờng, sử dụng triệt để và hiệu
quả nguyên vật liệu cũng nhƣ năng lƣợng.
1.1.2. Các bư c t ực

n sản xuất sạc

ơn

Bƣớc 1: Khởi động
- Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH
- Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bƣớc công nghệ và xác định lại định mức;
- Nhiệm vụ 3: Xác định và lựa chọn công đoạn gây lãng phí nhất

Bƣớc 2: Phân tích các công đoạn sản xuất
- Nhiệm vụ 4: Xây dựng sơ đồ công nghệ cho phần trọng tâm kiểm
toán;
- Nhiệm vụ 5: Cân bằng vật liệu/năng lƣợng;
- Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho dòng thải;
- Nhiệm vụ 7: Phân tích nguyên nhân.

Bƣớc 3: Phát triển các cơ hội SXSH
- Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hộ SXSH;
- Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội khả thi nhất;

Bƣớc 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH

- Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi về kỹ thuật;
- Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về kinh tế;
- Nhiệm vụ 12: Đánhgiá về mặt môi trƣờng;
- Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp để thực hiện.

Bƣớc 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện;
- Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp SXSH;
- Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả.

Bƣớc 6: Duy tr SXSH
- Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH;
- Nhiệm vụ 18: Lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá
SXSH;

4


1.1.3. Tìn

ìn áp dụng sản xuất sạc

ơn trên t ế g

Năm 1989, Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đƣa ra
sáng kiến về SXSH, các hoạt động SXSH của UNEP đã d n đầu phong trào và động
viên các đối tƣợng quảng bá khái niệm SXSH trên toán thế giới.
Năm 1990 tổ chức Hợp tác và phát triển (OECD) đã xây dựng các hƣớng
hoạt động về SXSH trên cơ sở chƣơng trình hợp tác với UNEP về “Công nghệ và
Môi trƣờng”.

Năm 1994, có hơn 32 trung tâm SXSH đƣợc thành lập, trong đó có Việt Nam
Năm 1998, UNEP chuẩn bị tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, chính sách tuyên bố
cam kết về chiến lƣợc và thực hiện SXSH.
SXSH đã áp dụng thành công ở các nƣớc nhƣ Lithuania, Trung Quốc, Ấn Độ,
Công hòa Séc, Tanzania, Mehico…
Cộng hòa Séc: có 24 trƣờng hợp nghiên cứu áp dụng SXSH đã cho thấy chất
thải công nghiệp phát sinh đã giảm dần 22.000 tấn/ năm, bao gồm cả 10.000 tấn
CTNH, nƣớc thải đã giảm 12.000 m3/NAWM. Lợi ích kinh tế ƣớc khoản 24 tỷ
USD/năm.
Ở Indonesia bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.00 USD/năm (ở
nhà máy Xi măng).
Ở Trung Quốc, các dự án thực hiện tại 51 công ty trong 11 ngành công nghiệp
cho thấy SXSH giảm đƣợc ô nhiễm từ 15-31

và có hiệu quả gấp 5 lần so với các

phƣơng pháp truyền thống.
Ở Ấn Độ, áp dung SXSH cũng đã giảm hơn 50
năng lƣợng tiêu thụ, giảm 10

nƣớc tiêu thụ, giảm 26

lƣợng hơi tiêu thụ với tổng tiền tiết kiệm 500.000

USD/năm [15].
1.1.4. Tìn

ìn áp dụng sản xuất sạc

ơn tạ V t Nam


Theo kết quả điều tra của Hợp phần sản xuất sạch hơn (CPI) cho thấy tính đến
tháng 2 năm 2016, Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp (CPI) đã thực
hiện khảo sát 63 Sở Công Thƣơng và 9012 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên
toàn quốc và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

5


Bảng 1.1: Kết quả áp dụng SXSH tại Việt Nam đến năm 2016
Mục tiêu chiến ƣợc
Tỷ lệ doanh nghiệp
công nghiệp có nhận
thức về sản xuất sạch
hơn
Tỷ lệ doanh nghiệp
áp dụng sản xuất sạch
hơn giảm đƣợc tiêu
thụ
năng
lƣợng,
nguyên nhiên liệu
trên một đơn vị sản
phẩm

Mức độ giảm năng
lƣợng, nguyên nhiên
liệu trên một đơn vị
sản phẩm


Tỷ lệ doanh nghiệp
vừa và lớn có bộ phận
chuyên trách về hoạt
động sản xuất sạch
hơn
Tỷ lệ Sở Công
Thƣơng có cán bộ
chuyên trách đủ năng
lực hƣớng d n sản
xuất sạch hơn cho
công nghiệp

Mục tiêu giai đoạn
2010-2015
2016-2020

Hiện trạng
2010

Hiện trạng 2015

50%

90%

28%

55%

25%


50%

11%

24%

8-13%

Đa dạng

Nguyên liệu, hóa
chất: 1-92%;
Nƣớc: 1-99%;
Than: 2-98%;
DO: 1-70%;
Điện: 1-68%;
Nhiên liệu sinh
khối (củi, trấu): 361%; FO: 7-43%;
Xăng dầu: 5-34%;
Gas: 3-30%

90%

-

-

90%


18%

73%

5-8%

70%

Nguồn: CPI 20 6

6


- Mục tiêu 1: 50% cơ s sản xuất c ng ng

pn

nt

c về

Đến tháng 2/2016, có 55% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có biết về
SXSH và lợi ích của SXSH với mức độ nhận thức khác nhau, từ việc nghe nói đến
SXSH đến việc thực hiện áp dụng SXSH và thu đƣợc kết quả giảm định mức tiêu
thụ nguyên, nhiên liệu đáp ứng mục tiêu chiến lƣợc.
92% các doanh nghiệp có nhận thức về lợi ích của việc áp dụng SXSH đều
nhận thức đƣợc lợi ích kinh tế và môi trƣờng của việc áp dụng SXSH. Số còn lại
(8%) mới nhận thức đƣợc SXSH mang lại lợi ích môi trƣờng cho doanh nghiêp. Kết
quả khảo sát cũng cho thấy SXSH đƣợc biết đến tại tất cả các ngành sản xuất công
nghiệp khảo sát (Mỏ và khai khoáng, thực phẩm và đồ uống, công nghiệp nhẹ, hóa

chất, vật liệu xây dựng, luyện kim, thiết bị, tái chế, tài nguyên), không phân biệt
quy mô (nhỏ, trung bình, lớn).
- Mục t êu 2 c a c ến lược 25
xuất sạc

cơ s sản xuất c ng ng

p áp dụng sản

ơn g ảm được tiêu thụ năng lượng, nguyên li u, nhiên li u trên một

đơn vị sản phẩm
Đến tháng 2/2016, có 32
đó có 24

doanh nghiệp cho biết có áp dụng SXSH, trong số

cho biết đã giảm đƣợc tiêu thụ năng lƣợng, nguyên liệu, nhiên liệu trên

một đơn vị sản phẩm và 8% cho biết chƣa thu đƣợc lợi ích nào rõ rệt. Nhóm 8%
doanh nghiệp này có thể không sẵn sàng cung cấp thông tin về mức tiêu hao nguyên
nhiên liệu do ảnh hƣởng đến tính cạnh tranh.
- Mục t êu 3 c a c ến lược

ảm 5-8

năng lượng nguyên l u n ên

l u trên một đơn vị sản p ẩm
Tháng 2/2016, kết quả thực hiện mục tiêu này đa dạng, từ 0 đến 99


và ở tất

cả các lĩnh vực nguyên liệu, hóa chất, điện, nƣớc, than, dầu.... Tính đến thời điểm
khảo sát, có 34

doanh nghiệp cho biết việc áp dụng SXSH đã giúp doanh nghiệp

giảm tiêu thụ năng lƣợng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm từ 5
lên, số 66

trở

doanh nghiệp còn lại có mức giảm tiêu thụ năng lƣợng, nguyên nhiên

liệu trên một đơn vị sản phẩm chƣa rõ rệt hoặc dƣới 5 .

7


- Mục t êu 4 c a c ến lược 90% doanh ng
chuyên trách về oạt động sản xuất sạc

n

ơn trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Mục t êu 5 c a c ến lược 70%

Công T ương có cán bộ chuyên trách


có đ năng lực ư ng dẫn SXSH trong công ng
Đến năm 2015, có 73

p vừa và l n có bộ p

p

Sở Công Thƣơng có cán bộ chuyên trách có năng lực

hƣớng d n sản xuất sạch hơn cho công nghiệp với các năng lực tƣơng đối khác
nhau, bao gồm 25

Sở Công Thƣơng có cán bộ vừa đƣợc đào tạo thực hành hƣớng

d n doanh nghiệp, vừa có hoạt động thực tế hƣớng d n doanh nghiệp tại địa phƣơng
và 48

Sở Công Thƣơng hoặc là có cán bộ đƣợc đào tạo thực hành hƣớng d n

doanh nghiệp, hoặc là có hoạt động thực tế hƣớng d n doanh nghiệp.
*

n trạng áp dụng sản xuất sạc

ơn trong ngàn sản xuất VLXD

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã có các điển hình áp dụng SXSH tại các
ngành ngành xi măng, tấm lợp, gạch, bột canxit… mang lại nhiều lợi ích về mặt
kinh tế cũng nhƣ lợi ích về mặt môi trƣờng nhƣ [14]:

Đối v i ngàn s n u t Xi măng: 3 đơn vị là Công ty CP Xi măng Phú Thọ,
Kiện Khê, Lƣu Xá.
Đối v i ngàn s n u t T m ợp: 2 đơn vị là Công ty CP Cơ điện luyện kim
Thái nguyên - Nhà máy tấm lợp ganh thép Thái nguyên, Công ty CP Vật tƣ Thiết bị
& Xây dựng Nghệ An.
Đối v i ngàn g c ngói: 1 đơn vị là Công ty CP Granit Trung Đô.
Đối v i ngàn bột can it: 1 đơn vị là Công ty CP Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên.
1.1.5. T m quan tr ng c a sản xuất sạc

ơn trong ngàn sản xuất v t l u

xây dựng
Thấy rõ đƣợc tầm quan trọng của sản xuất sạch hơn việc việc giảm thiểu ô
nhiễm và bảo vệ môi trƣờng cho phát triển bền vững, ngày 22 tháng 9 năm 1999
Việt Nam đã ký vào bản tuyên ngôn Quốc tế về Sản xuất sạch hơn với những nội
dung chính nhƣ sau:

8


+ Để đạt đƣợc sự phát triển bền vững là trách nhiệm chung của cộng đồng.
Hành động để bảo vệ môi trƣờng toàn cầu phải bao gồm việc áp dụng hoạt
động sản xuất và tiêu dùng bền vững đã đƣợc cải thiện.
+ Sản xuất sạch hơn và các chiến lƣợc phòng ngừa khác nhƣ Hiệu suất sinh
thái, Năng suất xanh và Phòng ngừa ô nhiễm là những lựa chọn đƣợc ƣu tiên.
Các chiến lƣợc này đòi hỏi sự phát triển, hỗ trợ và thực hiện các biện pháp
phù hợp.
+ Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lƣợc phòng ngừa tổng
hợp đối với các quá trình, các sản phẩm và dịch vụ vì lợi ích kinh tế, xã hội,
sức khoẻ, an toàn và môi trƣờng.

Từ đó, Việt Nam đã có những áp sản xuất sạch hơn cho các ngành sản xuất
công nghiệp, ngành sản xuất VLXD đã có các điển hình về áp dụng SXSH
mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trƣờng nhƣ [14].
- Ngành tấm lợp: Công ty CP Cơ điện luyện kim Thái Nguyên
* Các giải pháp SXSH đã áp dụng tại công ty là:
+ Công ty áp dụng 12 giải pháp quản lý nội vi
+ Đầu tƣ 1.9 tỷ đồng lắp đặt hệ thống cấp liệu bán tự động nhằm giảm thất
thoát nguyên liệu và giảm bụi phát tán ra môi trƣờng xung quanh, cải thiện
môi trƣờng làm việc cho công nhân;
+ Bổ sung hệ thống thu hồi nƣớc trong thứ cấp (xi lô lắng) nhằm tuần hoàn lại
toàn bộ nƣớc thải của nhà máy và giảm tiêu thụ nƣớc.
* Hiệu quả của các giải pháp SXSH mang lại là:
+ Công ty đã thu đƣợc 1.6 tỷ đồng trong năm 2010 và 390 triệu đồng
trong quý I năm 2011 nhờ vào giảm tiêu thụ nguyên vật liệu và giảm ô
nhiễm môi trƣờng.

9


Bảng 1.2: Tổng hợp hiệu quả do SXSH đem ại cho đem ại cho Công ty CP
Cơ điện uyện kim Thái Nguyên
Lợi ích kỹ thuật
Giảm 4% mức tiêu thụ
amiang.
Giảm 8-24% mức tiêu thụ
bột giấy.

Lợi ích kinh tế
Tiết kiệm 952 triệu đồng


Giảm 9
mức tiêu thụ
điện.
Giảm từ 55-65% suất tiêu
thụ nƣớc.

Lợi ích môi trƣờng
Nồng độ bụi (3,15mg/l) và
đáp ứng TCVN.
Giảm bụi, nâng cao điều
kiện làm việc của công nhân
lao động.
Giảm phát thải CO2 ra môi
trƣờng.
Giảm 100.000m3 nƣớc
thải/năm.

- Ngành xi măng: Công ty CP Xi măng Phú Thọ

* Các giải pháp SXSH công ty đã áp dụng:
+ Công ty đã áp dụng 16 giải pháp SXSH. Các giải pháp điển hình là: Sửa
chữa các vị trí rò rỉ khí nén, bảo ôn lò sấy, sửa chữa lò đốt kín, tránh tổn thất
nhiệt qua cửa lò, lắp đặt hệ thống thu hồi bụi tại các vị trí thích hợp, thay đổi
vị trí các động cơ cho phù hợp với tải, thay thế đèn tín hiệu bằng đèn 40W,
Thay thế đèn chiếu sáng T10 bằng đèn T8, đèn chiếu sáng dây tóc 200W bằng
đèn Compắc 50W, lắp biến tần cho các quạt lò nung, đầu tƣ hệ thống cấp liệu
tự động cho máy nghiền xi măng, đầu tƣ hệ thống đóng bao xi măng .
* Hiệu quả của các giải pháp SXSH mang lại đƣợc thể hiện trong bảng 1.3
Bảng 1.3: Tổng hợp hiệu quả do SXSH đem ại cho Công ty CP XM Phú Thọ
Lợi ích kỹ thuật


Lợi ích kinh tế

Giảm 0.2 -1
vôi.

Lợi ích môi trƣờng

suất tiêu thụ đá Tiết kiệm từ 18 -75 Giảm
477
tấn
bụi.
triệu đồng/năm
Giảm 40.6 -46.2 suất tiêu thụ Tiết kiệm từ 2.8 -2.9 tỷ Giảm lƣợng nƣớc thải vào
môi trƣờng chất lƣợng nƣớc
quặng sắt (năm 2008, 2009).
đồng/năm
thải và khí thải đều đạt tiêu
Giảm 13.3 -26.7 suất tiêu thụ Tiết kiệm từ 4.4 -8 triệu
chuẩn môi trƣờng Việt
nƣớc.
đồng/năm
Nam.
Giảm 1.1 -2.1 suất tiêu thụ Tiết kiệm từ 192 - 236 Giảm 2.215,5 tấn CO
2
điện.
triệu đồng/năm

10



1.2. Tổng quan về tình hình khai thác, chế biến đá àm nguyên iệu trong
ngành sản xuất Vật iệu xây dựng
Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật
liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 tổng tài nguyên đá xây dựng trên 53 tỷ m3,
đá ốp lát trên 37 tỷ m3 phân bố ở tất cả các vùng. Theo chất lƣợng đá và điều kiện
khai thác thì các địa phƣơng có khai thác nhiều nhất là: Yên Bái, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Sơn La, Hoà Bình (vùng Trung du và miền núi phía Bắc); Quảng
Ninh, Hà Tây (cũ), Hà Nam (Vùng Đồng bằng sông Hồng); các tỉnh vùng Bắc
Trung bộ và duyên hải miền Trung; Kon Tum, Lâm Đồng (vùng Tây Nguyên);
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (vùng Đông Nam bộ), An Giang và Kiên Giang
(vùng Đồng bằng sông Cửu Long).
Với quan điểm cụ thể của Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 là: “Áp dụng các quy
trình công nghệ thăm dò, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản tiên tiến nhằm
giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trƣờng và cảnh quan thiên nhiên;
thực hiện việc hoàn trả lại mặt bằng sau khi khai thác khoáng sản và phục hồi môi
trƣờng hoặc cải tạo các khu vực đã hoàn thành việc khai thác, sử dụng đất hợp lý để
phục vụ các mục đích dân sinh” [7].
Hiện nay ở các cơ sở sản xuất đá xây dựng ở Việt Nam đang tồn tại các dây
chuyền thiết bị nghiền sàng đá công suất từ 50 - 500 nghìn m3/năm (các cơ sở
nhỏ lẻ có công suất dƣới 50 nghìn m 3/năm thƣờng dùng các thiết bị sản xuất
trong nƣớc, Trung Quốc, Nga…Các dây chuyền này có định mức tiêu thụ nhiên
nhiêu cao, gây ô nhiễm bụi và tiếng ồn.
Để đạt đƣợc mục tiêu của Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020. Việc áp dụng sản
xuất sạch hơn tại các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây
dựng là cần thiết nhằm nhận dạng các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng, nguyên vật
liệu, giảm thiểu tổn thất tài nguyên, tận dụng phế liệu thải và giảm các tác động
tới môi trƣờng.


11


1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Tỉn

òa Bìn

a) Vị trí địa lý
Tỉnh Hoà Bình là tỉnh miền núi, nằm ở toạ độ địa lý 200 o19'-210o08' vĩ độ
Bắc, 104048' - 105040' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 73 km. Phía Bắc giáp
tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Ðông giáp tỉnh Hà Tây;
phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hóa. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662,5 km2,
chiếm 1,41

tổng diện tích tự nhiên cả nƣớc [19].

Nguồn: N à u t b n tài nguyên - môi trường và b n đồ Vi t Nam

H nh 1.1: Bản đồ vị trí địa ý tỉnh Hòa B nh
b) Ðịa ìn
Ðịa hình tỉnh Hòa Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, không có các cánh đồng
rộng (nhƣ các tỉnh Lai Châu, Sơn La), độ dốc lớn và theo hƣớng Tây Bắc-Ðông

12


Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt. Vùng núi cao (phía Tây Bắc) có độ cao trung bình từ
600-700m, độ dốc trung bình 30-350, có nơi có độ dốc trên 400. Ðịa hình hiểm trở,

đi lại khó khăn. Diện tích toàn vùng là 2.127,4km2, chiếm 46

diện tích tự nhiên

toàn tỉnh; vùng trung du (phía Ðông Nam) có độ cao trung bình từ 100-200m, độ
dốc trung bình từ 20-250m, địa hình là các dải núi thấp, ít bị chia cắt với diện tích
toàn vùng là 2.535,1km2, chiếm 54
c) K í

diện tích tự nhiên toàn tỉnh [19].

u

Mƣa, bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với lƣợng mƣa trung bình
hàng năm là 1800-2200 mm. Các hiện tƣợng gió lốc, mƣa đá thƣờng xuyên xảy ra.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,7oC; cao nhất 41,2oC; thấp nhất 1,9oC. Tháng
nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 27-29oC; tháng lạnh nhất là tháng 1,
nhiệt độ trung bình 15,5-16,5oC. Tần suất sƣơng muối xảy ra: 0,9 ngày/năm [19].
d) T uỷ văn
Hoà Bình có mạng lƣới sông suối phân bổ tƣơng đối dày và đều khắp ở các
huyện. Sông Ðà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lƣu vực 15.000 km2 chảy qua các
huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thị xã Hòa Bình với tổng chiều dài là
151 km. Hồ sông Ðà có dung tích 9,5 tỷ m3 nƣớc; sông Bƣởi bắt nguồn từ xã Phú
Cƣờng, huyện Tân Lạc, dài 55km; sông Bôi bắt nguồn từ xã Thƣợng Tiến, huyện
Kim Bôi, dài 125km; sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn huyện Lƣơng Sơn, dài
32km; sông Lãng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thuỷ, dài 30km [19].
e) Giao thông
Các đƣờng giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh nhƣ quốc lộ số 6 đi qua các
huyện Lƣơng Sơn, Kỳ Sơn, thị xã Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Mai Châu; quốc lộ
15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa;

quốc lộ 12B đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và tỉnh Ninh Bình, nối
quốc lộ 6 với quốc lộ 1; quốc lộ 21 đi từ thị trấn Xuân Mai tỉnh Hà Tây qua các
huyện Lƣơng Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ nối với quốc lộ 12B tại huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình [19].
13


1.3.2.

uy n Lương ơn

a) Vị trí địa lý
Lƣơng Sơn là huyện cửa ngõ phía đông của tỉnh Hòa Bình, tiếp giáp với Thủ
đô Hà Nội với vùng Tây bắc của Tổ quốc, liền kề với khu công nghệ cao Hòa Lạc,
khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn, Đại học Quốc gia, Làng văn hóa các dân tộc Việt
Nam. Huyện nằm ở tọa độ địa lí: từ 105o25’14”-105o41’25” Kinh độ Đông;
20o36’30” - 20o57’22” Vĩ độ Bắc. Phía tây giáp huyện Kỳ Sơn. Phía nam giáp các
huyện Kim Bôi và Lạc Thủy. Phía đông giáp các huyện Mỹ Đức, Chƣơng Mỹ; phía
bắc giáp huyện Quốc Oai (thành phố Hà Nội).
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 36.488,85ha, đƣợc chia thành 20 đơn vị
hành chính, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn (Cao Răm, Cƣ Yên, Hòa Sơn, Hợp Hòa,
Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thành Lập, Tiến Sơn, Trƣờng Sơn,
Trung Sơn, Tân Thành, Cao Dƣơng, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh
Lƣơng, Hợp Thanh và Thị trấn Lƣơng Sơn). Trung tâm huyện đóng tại thị trấn
Lƣơng Sơn là trung tâm kinh tế , chính trị, văn hóa của huyện; cách Thủ đô Hà Nội
khoảng 40 km về phía Tây và cách thành phố Hòa Bình khoảng 30 km về phía
Đông. Có đƣờng quốc lộ số 6A, đƣờng Hồ Chí Minh đi qua, có tài nguyên phong
phú và nguồn lao động dồi dào [1].
b) Đ ều k n tự n ên
Về địa hình, huyện Lƣơng Sơn thuộc vùng trung du - nơi chuyển tiếp giữa

đồng bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng. Địa hình đồi núi thấp có độ cao
sàn sàn nhau khoảng 200-400m đƣợc hình thành bởi đá macma, đá vôi và các trầm
tích lục nguyên, có mạng lƣới sông, suối khá dày đặc [1].
c) Đ ều k n k n tế - xã ộ
Dân số toàn huyện 98.856 ngƣời gồm 3 dân tộc chính là Mƣờng, Dao, Kinh,
trong đó ngƣời Mƣờng chiếm khoảng 70

dân số. Lực lƣợng lao động đông, số lao

động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 45 ,
điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực lao động [20].

14


Về kinh tế, tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2014 đạt 11,5 . Cơ cấu kinh tế:
Nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 23,1 ; Công nghiệp, xây dựng chiếm 48,1 ;
Thƣơng mại - dịch vụ chiếm 28,8 . Giá trị sản xuất đạt 7.678,3 tỷ đồng, trong đó,
lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp đạt 1.547 tỷ đồng; công nghiệp - xây dựng đạt 4.250
tỷ đồng; thƣơng mại - dịch vụ đạt 1.881,3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời
tăng khá. Theo số liệu thống kê, năm 2010 thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 18,2
triệu đồng/năm, năm 2014 đạt 36,6 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,%
(năm 2010) xuống còn 5,25% (năm 2014). Đây là điều kiện thuận lợi để huyện
Lƣơng Sơn phát triển thành vùng động lực kinh tế của tỉnh Hòa Bình [20].
d) Trữ lượng k oáng sản
Ở huyện Lƣơng Sơn không có nhiều loại khoáng sản. Theo kết quả thăm dò,
có hai loại khoáng sản trữ lƣợng khá dồi dào, có thể khai thác là đá vôi và đất sét.
Trữ lƣợng đất sét khoảng 1,285 triệu m 3. Đất sét đƣợc dùng làm nguyên liệu sản
xuất gạch ngói chất lƣợng cao. Với diện tích 19.056 ha núi đá vôi có thể khai thác,
huyện Lƣơng Sơn có tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành vật liệu xây dựng.

Hiện tại, Lƣợng Sơn có các mỏ đá vôi đang khai thác, đáp ứng các nhu cầu về xây
dựng, giao thông, thuỷ lợi ở địa bàn và quốc gia (chi tiết theo phụ lục 2).
1.3.3. C ng ty TN

T ương mạ và v n tả

ợp T ến và đặc đ ểm địa c ất

k oáng sản Núi ếu
1.3.3.1. Công ty TNHH T ư ng m i và v n t i Hợp tiến
* Các thông tin chung
- Địa chỉ: Thôn Quèn Thị, xã Cao Dƣơng, huyện Lƣơng Sơn, Tỉnh Hòa Bình
- Đại diện: Lê Quang Đăng
- Tổng số cán bộ, công nhân viên: 20 ngƣời
- Tổng diện diện tích đất đang quản lý: 151.901,3 m3,
- Tổng trữ lƣợng mỏ: 4.115.864 m3
- Tuổi thọ mỏ: 40 năm

15


- Công suất thiết kế: 100.500 m3 đá nguyên khai/năm
- Khối lƣợng sản phẩm trong năm của công ty: 100.000 m3/ năm
* C ế độ làm v c
Chế độ làm việc của mỏ đƣợc xác định theo chế độ làm việc không liên tục,
nghỉ chủ nhật và ngày lễ:
-

Số ngày làm việc trong năm: 240 ngày


-

Số ca làm việc trong ngày:

1 ca

-

Số giờ làm việc:

8 giờ

* Cung cấp đ n nư c
a) Cung cấp nư c
Nƣớc sinh hoạt: không
Nƣớc phục vụ cho sản xuất, công ty sử dụng nƣớc mặt tại hồ sinh thái bên
cạnh khu khai trƣờng.
* Cung cấp đ n
Nguồn cung cấp điện cho khu vực khai thác mỏ lấy từ lƣới điện 35kV gần khu
mỏ phục vụ nhu cầu khai thác và chế biến đá.
Giá điện sản xuất tại mỏ đƣợc tính theo 3 mức ứng với thời điểm khác nhau là
giờ cao điểm từ (9h30-11h30 và từ 17h-20h), giờ bình thƣờng (từ 4h-9h30, từ
11h30-17h) và giờ thấp điểm từ (22h-4h). Ngày chủ nhật không có giờ cao điểm,
giờ thấp điểm từ 22h-4h, còn lại là giờ trung bình. Bảng 3.1 là biểu giá bán điện
thực hiện năm 2016 của Bộ Công Thƣơng nhƣ sau:

16


Bảng 1.4: Bảng giá điện áp dụng cho các cơ sở sản xuất

Giá bán điện (đồng/kWh)
TT

Loại điện áp

Giờ b nh

Giờ thấp

Giờ cao

thƣờng

điểm

điểm

1

Cấp điện áp từ 110kV trở lên

1.388

869

2.459

2

Cấp điện áp từ 22kV đến dƣới 110kV


1.405

902

2.556

3

Cấp điện áp từ 6kV đến dƣới 22kV

1.453

934

2.637

4

Cấp điện áp dƣới 6kV

1.518

983

2.735

Hiện tại công ty sản xuất 8h/ngày từ 8h-16h. Luận văn chọn giá điện trung
bình của giờ cao điểm và giờ bình thƣờng là 2.000 đồng/kWh. Trong tính toán, tổng
giá điện (bao gồm 10


thuế VAT) là 2.200 đồng/kWh.

.3.3.2. Đặc điểm k oáng s n Núi Sếu
- Địa điểm khu mỏ: xã Cao Dƣơng, huyện Lƣơng sơn, Tỉnh Hòa Bình
- Trữ lƣợng mỏ:
- Diện tích khu mỏ: 16,89 ha (0,1689km2)
- Khu mỏ đƣợc cấp phép khai thác 40 năm, bắt đầu từ năm 2009.
- Đặc điểm khoảng sản khu mỏ Núi Sếu:
+ Đất phủ trên diện tích khu mỏ chiếm 8-10% diện tích bề mặt địa hình, phân
bố chủ yếu trên các hố karst trên bề mặt địa hình của núi đá vôi. Thành phần
chủ yếu của đất phủ gồm mùn thực vật, sét và mảnh vụn đá vôi. Đất phủ có
màu xám, xám nâu, bở rời, chiều dày mỏng từ 0,3 đến trên 0,7m.
+ Toàn khu mỏ là một thân đá vôi, thân khoáng có chiều rộng theo hƣớng dốc
của đá từ 65m đến 400m, chiều dài theo đƣờng phƣơng kéo dài của đá từ 150m
đến 500m, độ cao tuyệt đối xuất lộ đá vôi thấp nhất là 20m và cao nhất là 150m.
+ Thành phần thạch học của thân khoáng gồm các loại đá vôi nhƣ đá vôi ẩn
tinh, đá vôi ẩn tinh giả dạng trứng các, đá vôi ẩn tinh bị dolomit hóa yếu và
đá vôi ẩn tinh chứa tàn tích sinh vật.

17


×