Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu thần tích hai huyện từ sơn và tiên du tỉnh bắc ninh (Tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐÀO THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU THẦN TÍCH HAI HUYỆN TỪ SƠN
VÀ TIÊN DU TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hán Nôm

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐÀO THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU THẦN TÍCH HAI HUYỆN TỪ SƠN
VÀ TIÊN DU TỈNH BẮC NINH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm
Mã số: 60220104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Việt

Hà Nội - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong Luận văn này là do chúng tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Công Việt.
2. Mọi tham khảo dùng trong Luận văn đều đƣợc trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tác phẩm, thời gian địa điểm công bố.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, chúng tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô
trong Bộ môn Hán Nôm tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học.
Đặc biệt, tôi xin đƣợc gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Công
Việt đã trực tiếp hƣớng dẫn chúng tôi thực hiện Luận văn này.
Mặc dù, chúng tôi đã cố gắng hoàn thiện Luận văn này bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận đƣợc những đóng góp quý báu của Quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2016
Học viên

Đào Thị Huệ


MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………………………………………………………………….i

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................. 2

2.1. Thành tựu về sưu tập:...........................................................................................3
2.2. Thành tựu về biên mục: ........................................................................................3
2.3. Thành tựu về nghiên cứu: ....................................................................................3
2.4. Nghiên cứu thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du: ...........................................4
3. Đối tƣợng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu – Phƣơng pháp nghiên cứu.............. 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu. .........................................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................................5
3.3. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................5
3.3.1. Phƣơng pháp thống kê định lƣợng ................................................................................ 6
3.3.2. Phƣơng pháp văn bản học .............................................................................................. 6
3.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành............................................................................. 6
4. Đóng góp của Luận văn ..................................................................................................... 6
5. Bố cục của Luận văn .......................................................................................................... 7
6. Các quy ƣớc trình bày trong Luận văn .......................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN THẦN TÍCH Ở HAI HUYỆN TỪ
SƠN VÀ TIÊN DU .................................................................................................................. 8
1.1. Vài nét về hai huyện Từ Sơn và Tiên Du……………………...... ...................8
1.1.1. Địa lý tự nhiên và địa lý hành chính. ............................................................................ 8
1.1.1.1. Địa lý tự nhiên. ...............................................................................................8
1.1.1.2. Địa lý hành chính. ..........................................................................................9
1.1.2. Văn hóa – xã hội. ............................................................................................14
1.1.2.1. Phong tục tập quán tín ngƣỡng................................................................................. 14
1.1.2.2. Di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội truyền thống. ..................................................... 15
1.1.3. Các ngành nghề thủ công truyền thống. ..................................................................... 20
1.2. Văn bản thần tích ở hai huyện Từ Sơn và Tiên Du. .....................................22
1.2.1. Danh mục thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du theo địa giới hiện nay lưu trữ tại
VNCHN..................................................................................................................................... 22



1.2.2. Sự phân bố văn bản thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du. .................................. 25
1.2.2.1. Phân bố về mặt không gian. .........................................................................25
1.2.2.2. Phân bố về mặt thời gian. .............................................................................37
1.3. Các dạng thức văn bản thần tích hai huyện Tiên Du và Từ Sơn. .......................42
1.3.1. Thư tịch thần tích Hán Nôm. ....................................................................................... 42
1.3.2. Bi ký thần tích…………. .............................................................................................. .43
Tiểu kết chƣơng I ....................................................................................................45
CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CÁC VĂN BẢN THẦN TÍCH HAI
HUYỆN TỪ SƠN VÀ TIÊN DU ............................................................................46
2.1. Giá trị lịch sử của văn bản thần tích .......................................................................... 46
2.1.1. Cung cấp thông tin về các sự kiện lịch sử.......................................................47
2.1.2. Cung cấp thông tin về các nhân vật lịch sử ....................................................56
2.2. Giá trị văn học của văn bản thần tích ........................................................................ 62
2.2.1. Yếu tố thần thoại. ............................................................................................62
2.2.2. Giá trị văn chương ..........................................................................................65
2.2.2.1.Thơ.....……………………………………………………………………........65
2.2.2.2. Lối viết biền ngẫu ...................................................................................................... 72
2.2.2.3. Điển cố, điển tích ....................................................................................................... 74
2.3. Giá trị văn hóa của văn bản thần tích........................................................................ 79
2.3.1. Nhận diện nguồn gốc hệ thống thần linh trong thần tích ở hai huyện Từ Sơn,
Tiên Du………… ........................................................................................................80
2.3.2. Ảnh hưởng của thần tích đối với hoạt động thờ cúng, lễ hội truyền thống của
địa phương……………………………… ................................................................87
Tiểu kết chƣơng II ................................................................................................................. 92
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................. 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 95
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................101
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................102
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................150



QUY ƢỚC VIẾT TẮT
Nxb

Nhà xuất bản

VSCM

Khâm định Việt sử thông giám cương mục

VNCHN

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

EFEO

Viện Viễn Đông bác cổ Pháp

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ẢNH MINH HỌA
1.1

Danh mục thần tích huyện Từ Sơn

27

1.2

Danh mục thần tích huyện Tiên Du

28


1.3

Thống kê theo đơn vị hành chính ngày nay của huyện Từ Sơn

30

1.4

Thống kê theo đơn vị hành chính ngày nay của huyện Tiên Du

36

1.5

Phân bố theo loại hình di tích

39

1.6

Phân bố theo triều đại ghi trong thần tích

40

2.1

So sánh sự kiện lịch sử ghi trong thần tích với VSCM

50


2.2

Thông kê điển cố, điển tích tiêu biểu trong thần tích

78

2.3

Ảnh lễ hội Đền Đô

94

2.4

Ảnh hội Lim

95


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.

Thần tích là một trong những loại hình văn bản Hán Nôm chứa đựng những
thông tin khá phong phú về nhiều lĩnh vực, từ sử học, văn học, dân tộc học, cho đến
văn hóa và tín ngƣỡng dân gian, do đó rất có giá trị.
Thần tích hay thần phả, ngọc phả, sự tích hay gọi chung là loại hình văn bản
xuất hiện ở nƣớc ta từ khá sớm. Dƣờng nhƣ mỗi làng của ngƣời Việt đều có đền

miếu thờ thần, nên đều có ghi sự tích của thần vào văn bản thần tích. Trong dân
gian Việt Nam thƣờng lƣu truyền câu thành ngữ “Trống làng nào làng ấy đánh,
Thánh làng nào làng ấy thờ”, ý muốn khẳng định rằng mỗi làng quê Việt Nam đều
có riêng một hoặc nhiều vị thần để tôn thờ.
Kinh Bắc xƣa, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, không những chỉ tự hào về truyền
thống anh hùng của một miền phiên dậu phía bắc thành Thăng Long – Đông Đô –
Hà Nội, mà còn tự hào về một miền quê có nền văn hiến lâu đời, với 1.259 di tích
lịch sử - văn hóa, trong đó có 495 di tích đƣợc Nhà nƣớc công nhận và xếp hạng, có
194 di tích đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia và 301 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Ngoài ra,
đây còn là một vùng đất nổi tiếng với các lễ hội dân gian truyền thống, trong đó chủ
yếu là các lễ hội đƣợc tổ chức để tôn thờ các vị thần có công “bảo quốc định bang”;
giúp nƣớc, giúp dân nhƣ hội Đồng Kỵ xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn vào ngày
mồng 2 tháng Giêng hàng năm thờ Thiên Cang Đế đời Hùng Vƣơng thứ VI dẹp
giặc Xích quỷ; hội Chấp xã Hòa Long, huyện Yên Phong vào ngày mồng 4 tháng
Giêng hàng năm để thờ Trƣơng Hống – Trƣơng Hát; hay hội Phật Tích xã Phật Tích,
huyện Tiên Du cũng vào ngày mồng 4 tháng Giêng hàng năm thờ Phật Quan Âm và
Lý Thánh Tông…. Việc tôn thờ thần và Thành hoàng làng ở các di tích gắn với các
lễ hội dân gian. Muốn quản lý tốt các di tích phải hiểu rõ lai lịch di tích – trong đó
thần tích là tƣ liệu quan trọng nhất. Thông qua thần tích cho biết lịch sử di tích, từ
đó phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
Các văn bản tƣ liệu Hán Nôm về Thần tích của tỉnh Bắc Ninh hiện đang đƣợc
lƣu giữ ở kho Thần tích AE của VNCHN và Viện thông tin Khoa học Xã hội (trực
1


thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) chiếm số lƣợng tƣơng đối lớn.
Nhƣng các văn bản này mới chỉ đƣợc thống kê ở dạng thƣ mục và vẫn chƣa đƣợc
nghiên cứu một cách có hệ thống và chi tiết.
Từ Sơn và Tiên Du là hai huyện có lịch sử phát triển lâu đời. Theo các nguồn
khảo cổ học thì nơi đây là điểm trung chuyển của những dòng ngƣời di dân từ miền

thƣợng lƣu tiến dần xuống miền hạ lƣu các con sông nhƣ: sông Hồng, sông Đuống
nên mảnh đất này còn lƣu giữ đƣợc khá nhiều thần tích.
Hơn nữa, hai vùng đất này còn có hệ thống các di tích lịch sử văn hóa khá dày
đặc so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Ninh. Tƣơng ứng với số lƣợng di tích dày
đặc ấy, là các di tích đình – đền chiếm mật độ đậm đặc hơn cả, nơi đây thờ các vị
thần thƣờng là Thành hoàng làng. Hiện nay, công tác nghiên cứu về di tích không
thể không nghiên cứu về thần tích. Mặc dù, thần tích tỉnh Bắc Ninh nói chung và
thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du nói riêng đã đƣợc một số nhà nghiên cứu
dịch và công bố. Song cho đến nay chúng tôi vẫn chƣa thấy có một công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện về văn bản và giá trị nội dung của Thần tích hai
huyện Từ Sơn và Tiên Du.
Vì vậy, có thể thấy việc nghiên cứu thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du
tỉnh Bắc Ninh đáp ứng nhu cầu thực tế của việc quản lý các di tích, lễ hội đặt ra
hiện nay và nghiên cứu văn hoá tín ngƣỡng dân gian nói chung. Qua việc thống kê
số lƣợng chính xác văn bản thần tích, cũng nhƣ việc khảo sát tổng quan, phiên âm,
dịch nghĩa các văn bản thần tích tiêu biểu của hai huyện Từ Sơn và Tiên Du giúp
cho việc nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu là việc làm cần thiết, nằm trong chuyên
môn của ngành Hán Nôm.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu Thần tích hai huyện Từ
Sơn và Tiên Du tỉnh Bắc Ninh làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trƣớc tới nay, mảng tƣ liệu Hán Nôm về thần tích, thần phả luôn thu hút
đƣợc sự quan tâm, chú ý, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu. Một số thành tựu nghiên
cứu về thần tích ở Việt Nam có thể kể đến nhƣ sau:
2



2.1. Thành tựu về sưu tập:
+ Việt điện u linh là một sƣu tập gồm 26 truyện các vị thần đƣợc thờ cúng ở
các đền miếu Việt Nam thời Trần, do Lý Tế Xuyên giữ chức Thủ Đại tạng, Thƣ hỏa
chính chƣởng trung phẩm phụng ngự, An Tiêm lộ vận sứ, biên soạn.
+ Lĩnh Nam chích quái sƣu tập gồm 22 truyện thần kỳ do các bậc “tài cao học
rộng” đời Lý – Trần viết ra và Vũ Quỳnh đời Lê sửa sang, biên tập lại.
Bên cạnh đó còn phải kể đến các tác giả nhƣ Lê Quý Đôn, Phạm Huy Chú và
nhiều tác giả vô danh khác đã tập hợp và viết các bộ Đại Nam thần lục; Bách thần
lục; Thiên Nam liệt truyện; Hội chân biên…
2.2. Thành tựu về biên mục:
+ Cuốn Bảng tra thần tích theo địa danh làng xã do tác giả Nguyễn Thị
Phƣợng chủ biên, xuất bản vào năm 1995 cũng nhƣ Bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam
thƣ mục đề yếu Bổ di do ông Trần Nghĩa chủ biên, xuất bản vào năm 2002 đã thống
kê khá đầy đủ về mảng tƣ liệu thần tích đƣợc lƣu trữ tại VNCHN; trong đó có lên
danh mục khá chi tiết về các văn bản thần tích của tỉnh Bắc Ninh và hai huyện Từ
Sơn; Tiên Du. Cụ thể là: huyện Từ Sơn: từ ký hiệu AE.a7/1 đến ký hiệu AE.a7/9 và
huyện Tiên Du: từ ký hiệu AE.a7/22 đến ký hiệu AE.a7/27.
+ Bộ Thư mục thần tích thần sắc do ông Lại Văn Toàn tổ chức biên soạn, xuất
bản vào năm 1996 cũng cung cấp những thông tin khá đầy đủ về tƣ liệu thần tích hiện
đang đƣợc lƣu trữ tại Thƣ viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội. Sách cho biết số
thần tích trong cả nƣớc có 12.895 đơn vị. Trong đó thần tích của tỉnh Bắc Ninh có
1042 đơn vị, riêng huyện Từ Sơn là 104 đơn vị và huyện Tiên Du là 151 đơn vị.
2.3. Thành tựu về nghiên cứu:
+ Lê Xuân Quang (1995), Thần tích Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin. Sách
giới thiệu các truyện về các vị thần, các vị anh hùng dân tộc có công lớn trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc đƣợc nhân dân thờ cúng.
+ Mai Ngọc Hồng (1996), Nghiên cứu về đánh giá văn bản thần tích địa
phương Thái Bình, Luận án Phó tiến sĩ khoa học.

3



+ Nguyễn Hữu Mùi (1998), Tác giả Nguyễn Bính, Nguyễn Hiền và quá trình
tàng trữ, sao lục thần tích ở thời Nguyễn, Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn.
+ Vƣơng Thị Hƣờng (Chủ nhiệm đề tài) (2015), Nghiên cứu thần tích huyện
Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, Đề tài cơ sở VNCHN.
+ Hoàng Phƣơng Mai (Chủ nhiệm đề tài) (2015), Nghiên cứu thần tích các
huyện Quỳnh Côi, Thư Trì tỉnh Thái Bình, Đề tài cơ sở VNCHN.
+ Các bài viết trên Tạp chí Hán Nôm (TCHN): Quản giám bách thần Nguyễn
Hiền, ông là ai? (Nguyễn Hữu Mùi, TCHN, số 3, 1995) và Thêm những tư liệu mới
về quá trình biên lục, tàng trữ thần tích đời Vĩnh Hựu (Nguyễn Hữu Mùi, TCHN,
số 2 (31), 1997); Thần tích Hà Nội - Đặc điểm số lượng và giá trị (Nguyễn Thị
Oanh, TCHN, số 5 (120); 2013)v.v…
Riêng Nghiên cứu thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du thì đạt đƣợc một số
thành tựu đáng kể nhƣ:
+ Năm 1941, Nguyễn Văn Huyên công bố bài viết Về một bản đồ phân bố các
Thành hoàng trong tỉnh Bắc Ninh (Bắc Kỳ). Trong bài viết này, tác giả đã đƣa ra:
bản đồ các Thành hoàng trƣớc thế kỷ II trƣớc CN có 105 vị thần thời đại Hùng
Vƣơng, thời Bắc Thuộc có 116 thần, từ thế kỷ X đến XIII (nhà Đinh, nhà Lê) có
127 thần, từ thế kỷ XIII đến XVIII (nhà trần, thuộc Minh, nhà Lê) có 77 thần.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay những nghiên cứu về thần tích Bắc
Ninh nói chung và thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du nói riêng vẫn còn rất
khiêm tốn, chỉ là những bản dịch thần tích nhỏ lẻ của từng địa phƣơng nhƣ:
- Thần tích tổng Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh. –H. :Viện Sử
học, 1974. – 5 tr. TL 70 (17,18).
- Thần tích xã Cổ Châu, tổng Hà Lỗ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. –H. :Viện Sử
học, 1974. TL 70 (12,14).
- Thần tích xã Lũng Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh/Ngƣời dịch: Đỗ Thị
Bích Tuyển, Nguyễn Thị Hƣờng; Ngƣời hiệu đính: Mai Xuân Hải. –H.: VNCHN,
1999. – 24tr + 32tr. nguyên bản; 30cm. Ký hiệu: D.1448.


4


- Thần tích xã Lũng Sơn, tổng Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh/Ngƣời
dịch: Nguyễn Kim Măng; Ngƣời hiệu đính: Mai Xuân Hải. – H.: VNCHN,1999. –
7tr, 30cm. Ký hiệu: D.1288.
Do vậy, hoàn toàn chƣa có một công trình nghiên cứu một cách hoàn chỉnh, hệ
thống và chi tiết về thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du.
3.

Đối tƣợng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu – Phƣơng pháp

nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu.

Luận văn tập trung nghiên cứu thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du, vì vậy
đối tƣợng nghiên cứu chính của chúng tôi là các văn bản thần tích đƣợc lƣu trữ tại
VNCHN mang ký hiệu AE.a7/1 – AE.a7/26 và có tham khảo thêm thần tích lƣu trữ
ở Viện Thông tin Khoa học Xã hội mang ký hiệu TT – TS FQ 4018.
Các bản thần tích hiện còn lƣu giữ đƣợc ở các địa phƣơng của hai huyện Từ
Sơn và Tiên Du.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu.

Với khuôn khổ một luận văn nên chúng tôi tập trung nghiên cứu về thần tích
hai huyện Từ Sơn và Tiên Du theo địa giới hiện nay, tiến hành khảo sát chủ yếu các

văn bản thần tích hiện đang đƣợc lƣu trữ tại kho AE của VNCHN, có sự đối chiếu
với thực tế một số di tích lớn ở địa phƣơng để nắm đƣợc tình trạng còn hay mất của
Thần tích. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng thêm một số tài liệu đối chiếu nhƣ Thần tích
TT – TS FQ 4018 của Viện Thông tin Khoa học Xã hội. Qua đó bƣớc đầu tìm hiểu
giá trị của các văn bản thần tích đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội, tín
ngƣỡng dân gian của hai huyện Từ Sơn và Tiên Du. Bên cạnh đó, chúng tôi còn lập
danh mục di tích thờ thần trên địa bàn hai huyện và chọn lọc giới thiệu một số văn
bản thần tích có giá trị ở một vài địa phƣơng tiêu biểu.
3.3.

Phương pháp nghiên cứu.

Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu vận dụng những phƣơng pháp nghiên
cứu sau:
5


3.3.1.

Phương pháp thống kê định lượng

Tra tìm, thống kê trong các bộ thƣ mục, thƣ tịch có ghi chép về thần tích hai
huyện Từ Sơn và Tiên Du để lập danh mục từ đó đánh giá và phân loại các tài liệu
thần tích theo các tiêu chí: về không gian, thời gian, niên đại biên soạn và sao chép
cùng các vấn đề có liên quan.v.v.. Thông qua đó đƣa ra những nhận xét tổng quan
về tình hình và đặc điểm tƣ liệu thần tích của hai huyện.
3.3.2.

Phương pháp văn bản học


Vì thần tích có từ rất sớm với nhiều niên đại biên soạn, sao chép khác nhau
cho nên thông qua việc đối chiếu, so sánh, tìm hiểu những tƣơng đồng và dị biệt
trong từng văn bản thần tích để có thể đƣa ra những nhận định tổng quát về văn bản
thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du.
3.3.3.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Thần tích là loại hình văn bản ghi chép lai lịch, công trạng của các vị thần
Thành hoàng, phản ánh một mặt nào đó đời sống tinh thần, tín ngƣỡng của ngƣời
dân Việt trong một thời gian dài. Hơn thế nữa, thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên
Du có nội dung phong phú, đa dạng, chép về nhiều vị thần khác nhau từ thiên thần
cho đến nhân thần, từ thần sông, thần núi, thần biển, đến thần cây, thần gò đất, thần
đống đất… cùng các nghi thức thờ cúng ở mỗi địa phƣơng lại có sự khác nhau… Vì
vậy khi nghiên cứu các văn bản này cần phải sử dụng đến các phƣơng pháp nghiên
cứu lịch sử, phƣơng pháp nghiên cứu văn học, phƣơng pháp nghiên cứu dân tộc học,
phƣơng pháp nghiên cứu văn hóa học… để có thể làm rõ hơn nội dung cũng nhƣ giá
trị của các văn bản thần tích.
Ngoài những phƣơng pháp trên, chúng tôi còn tiến hành phƣơng pháp điền dã
để khảo cứu, xác minh và bổ sung thêm những tƣ liệu mới về thần tích hai huyện
Từ Sơn và Tiên Du.
4.

Đóng góp của Luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn bản và giá trị thần tích
tại hai huyện Từ Sơn và Tiên Du, mở ra hƣớng tiếp cận, sử dụng và phát huy giá trị
của các văn bản thần tích trong đời sống văn hóa tinh thần, tín ngƣỡng của ngƣời
6



dân đất Kinh Bắc nói riêng và của cả nƣớc nói chung. Luận văn bƣớc đầu có những
đóng góp sau:
- Giới thiệu tƣơng đối đầy đủ về danh mục thần tích trên địa bàn hai huyện Từ
Sơn và Tiên Du từ số lƣợng văn bản, loại hình phân bố, niên đại tàng trữ và sao lục;
tác giả biên soạn và sao chép ghi trong thần tích…đƣa ra những nhận định xác đáng
về thực trạng văn bản thần tích của hai huyện.
- Việc tìm hiểu thần tích hai huyện Từ Sơn, Tiên Du không chỉ giúp hiểu rõ
hơn về sự tích, công trạng của các vị thần ở địa phƣơng, tín ngƣỡng thờ thần của
ngƣời dân bản địa, đồng thời còn cho chúng ta thấy đƣợc những giá trị nhất định về
sử học, về văn học dân gian, v.v …
- Phiên dịch công bố một số văn bản thần tích có giá trị ở một số địa phƣơng
tiêu biểu, góp phần làm tƣ liệu cho những nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, tôn giáo
và tín ngƣỡng dân gian.
5.

Bố cục của Luận văn

Luận văn gồm có 4 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận và Phần
phụ lục.
Phần Nội dung đƣợc chia làm 2 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan về văn bản thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du.
- Chƣơng 2: Tìm hiểu giá trị văn bản thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du.
Phần Phụ lục bao gồm:
- Phụ lục 1: Phiếu lƣợc thuật thần tích của hai huyện Từ Sơn và Tiên Du ngày
nay lƣu trữ tại VNCHN.
- Phụ lục 2: Danh mục, phân loại và thông tin về các vị thần trong văn bản
thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du.
-Phụ lục 3: Phiên âm, dịch nghĩa một số văn bản thần tích có giá trị ở một số
địa phƣơng tiêu biểu.

6.

Các quy ƣớc trình bày trong Luận văn

- Các quy ƣớc về việc viết tắt
- Các quy ƣớc khác
7


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN THẦN TÍCH HAI HUYỆN
TỪ SƠN VÀ TIÊN DU
1.1.

Vài nét về hai huyện Từ Sơn và Tiên Du.

1.1.1.

Địa lý tự nhiên và địa lý hành chính.

1.1.1.1. Địa lý tự nhiên.
Vị trí địa lý: Từ Sơn và Tiên Du là hai huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh,
cách trung tâm tỉnh 5km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Nam. Diện
tích tự nhiên cụ thể nhƣ sau:
Huyện Từ Sơn: 2.519,90 ha; với 12 đơn vị hành chính gồm: 07 phƣờng
(Đông Ngàn, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đình Bảng, Châu Khê, Đồng Kỵ, Trang Hạ)
và 5 xã (Hƣơng Mạc, Phù Khê, Tƣơng Giang, Tam Sơn, Phù Chẩn).(địa giới hành
chính theo Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 24/9/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc thành lập thị xã Từ Sơn).
Huyện Từ Sơn giáp ranh với các địa phƣơng sau:

-

Phía Bắc giáp với các xã của huyện Yên Phong.

-

Phía Đông Bắc và Đông giáp với huyện Tiên Du.

-

Phía Nam và Tây Nam giáp với huyện Gia Lâm, Hà Nội.

-

Phía Tây giáp với huyện Đông Anh, Hà Nội.

Huyện Tiên Du: 9.568,65 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị
trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc
Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phƣơng, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh
Hƣng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). (địa giới hành chính mới theo Nghị định
60/2007 /NĐ-CP).
Huyện Tiên Du giáp ranh với các địa phƣơng sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong.
- Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ.
- Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn
8


Địa hình: Do nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình hai

huyện Từ Sơn và Tiên Du tƣơng đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích của hai huyện
đều có độ dốc <30 (trừ một số nơi có đồi núi thấp nhƣ: núi Tiêu Sơn, núi Phật Tích,
núi Chè, núi Bất Lự, núi Đông Sơn, đồi Lim, núi Móng, Long Khám, Hiên Vân…có
độ cao từ 20 – 120m). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo
hƣớng Tây Bắc – Đông Nam mang nét đặc trƣng và chuyển tiếp từ trung du xuống
đồng bằng. Độ cao trung bình là: 2,5 – 6,0m so với mặt nƣớc biển.
Địa chất: Đặc điểm địa chất hai huyện Từ Sơn và Tiên Du tƣơng đối đồng
nhất do nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Từ Sơn, Tiên Du
mang những nét đặc trƣng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do
nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông
Bắc, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hƣởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống
phía Nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc.
Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mƣa nhiều, chịu
ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa
mƣa và mùa khô. Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa
Đông Nam, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, gió
mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm mƣa rào.
1.1.1.2. Địa lý hành chính.
Theo các nguồn tài liệu khảo cổ học, từ thời Hùng Vƣơng, vùng đất Từ Sơn,
Tiên Du đã có nhiều bộ tộc ngƣời Việt sinh sống dọc theo đôi bờ sông Tiêu Tƣơng
thuộc địa phận các xã Đình Bảng, Đồng Nguyên, Tam Sơn, Tƣơng Giang của huyện
Từ Sơn và sông Thiên Đức chảy qua các xã Chi Phƣơng, Cảnh Hƣng, Tân Chi của
huyện Tiên Du.
Huyện Từ Sơn
Tên huyện Từ Sơn mới xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Trƣớc đó, vùng đất thuộc
Từ Sơn lệ vào huyện có tên là Đông Ngàn. Thời Đinh (970 – 980) trở về trƣớc
huyện Đông Ngàn gọi là châu Cổ Lãm. Dƣới thời Lê Đại Hành (989 – 1005) gọi là
châu Cổ Pháp. Tháng 8 năm 1010, Lý Thái Tổ đổi thành phủ Thiên Đức. Thời
9



thuộc Minh (1214 – 1227) gọi là huyện Đông Ngàn thuộc châu Vũ Ninh. Sang thời
Trần thì bắt đầu gọi là huyện Đông Ngàn. Từ thời Lê (thế kỷ XV) đến cuối thời
Nguyễn (đầu thế kỷ XX), huyện Đông Ngàn thuộc phủ Từ Sơn.
Vào thế kỷ XV, huyện Đông Ngàn có 88 xã và 1 châu. Thời Lê Thánh Tông
(1490), huyện có 90 xã. Thời Gia Long (1802 – 1819) huyện có 13 tổng với 96 xã,
thôn, phƣờng gồm: tổng Hội Phụ có 8 xã, tổng Tuân Lệ có 10 xã, tổng Hà Lỗ có 9
xã, tổng Yên Thƣờng có 8 xã, tổng Hạ Dƣơng có 6 xã, tổng Dục Tú có 4 xã, tổng
Mẫn Xá có 6 xã, tổng Phù Lƣu có 7 xã, tổng Xuân Canh có 11 xã thôn, tổng Phù
Chẩn có 4 xã, tổng Nghĩa Lập có 8 xã thôn, tổng Cổ Loa có 8 xã thôn, tổng Tam
Sơn có 8 xã thôn [25, tr.125].
Từ thời Minh trở đi, có một số xã đƣợc đổi tên nhƣ: Ông Mặc đổi thành
Hƣơng Mặc; Phù Cảo đổi thành Phù Tảo; Hoa Thiều đổi là Kim Thiều…[25, tr.126].
Sách “Đồng Khánh dư địa chí” chép huyện Đông Ngàn có 13 tổng, 92 xã,
thôn, sở. Đầu thế kỷ XX, 3 tổng: Tuân Lệ, Xuân Canh, Cổ Loa đƣợc cắt khỏi huyện
Đông Ngàn để thành lập huyện Đông Anh tỉnh Phúc Yên (nay là Hà Nội). Từ đây,
huyện Đông Ngàn còn 10 tổng gồm: tổng Hội Phụ có 8 xã, tổng Hà Lỗ có 9 xã,
tổng Yên Thƣờng có 8 xã, tổng Dục Tú có 4 xã, tổng Mẫn Xá có 6 xã, tổng Phù
Lƣu có 7 xã, tổng Phù Chẩn có 4 xã, tổng Nghĩa Lập có 7 xã, tổng Tam Sơn có 8 xã,
tổng Hạ Dƣơng có 6 xã [25, tr.127 – 128].
Trƣớc năm 1945, xã Đông Mai và xã Yên Từ của tổng Tam Sơn đƣợc chuyển
về huyện Yên Phong. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, đơn vị hành chính cấp
tổng bị giải thể, đơn vị hành chính cấp xã cũ đƣợc giữ nguyên và trực thuộc huyện
Từ Sơn.
Năm 1949, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu I ban hành Quyết định
số 422PC/2 về việc hợp nhất một số xã của huyện Từ Sơn nhƣ: xã Đồng Kỵ hợp
nhất với xã Trang Hạ lấy tên là xã Đồng Quang, xã Dƣơng Lôi hợp nhất với xã Phù
Lƣu và Đại Đình lấy tên là xã Tân Hồng… Bốn xã đƣợc giữ nguyên là Đình Bảng,
Dục Tú, Phù Chẩn, Tiền Phong [25, tr.129]. Năm 1952 cắt một số xã thôn của quận
Từ Sơn về quận Đông Anh nhƣ: Quan Đình, Quan Độ, Hƣơng Mạc, Vân Điềm, Lỗ

10


Khê, Hà Lỗ… Năm 1961, theo Nghị quyết của Quốc hội khóa II kỳ họp thứ 2, 10 xã
và 1 thị trấn của huyện Từ Sơn đƣợc chuyển về Hà Nội, trong đó 5 xã đƣợc chuyển
về huyện Đông Anh; 5 xã và 1 thị trấn đƣợc chuyển về huyện Gia Lâm.
Năm 1963, hai huyện Từ Sơn và Tiên Du hợp nhất thành huyện Tiên Sơn. Đến
năm 1999, theo Nghị định số 68/1999/NĐ – CP lại tách thành hai huyện Tiên Du và
Từ Sơn. Huyện Từ Sơn khi đó có 11 đơn vị hành chính trực thuộc [25, tr. 131].
Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/NĐ – CP về việc thành lập thị xã
Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ 6.133,23 ha diện tích tự nhiên và
143.843 nhân khẩu của huyện Từ Sơn gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc, trong
đó có 7 phƣờng: Đông Ngàn, Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đình
Bảng, Châu Khê và 5 xã: Tam Sơn, Tƣơng Giang, Hƣơng Mạc, Phù Khê, Phù Chẩn
[25, tr.132 – 133].
Thành phủ Từ Sơn (cũng là huyện lỵ Đông Ngàn), theo sách Đại Nam nhất
thống chí, trƣớc năm 1808 đặt tại xã Vĩnh Kiều. Năm Gia Long thứ 7 (1808)
chuyển về xã Thạc Quả, sau đó rời đến xã Cẩm Chƣơng. Năm Minh Mệnh thứ 8
(1827) mới chuyển đến địa điểm giáp ranh xã Phù Lƣu và xã Xuân Thụ. Năm Minh
Mệnh thứ 11 (1830) mới đắp thành. Trƣớc tháng 9 năm 2008 đóng ở thị trấn Từ
Sơn. Hiện nay đóng ở trung tâm thị xã Từ Sơn. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009,
thị xã Từ Sơn có 140.536 nhân khẩu, trong đó có 70.629 nam, 69.907 nữ.
Huyện Tiên Du
Tên gọi của huyện Tiên Du là từ tên dãy núi Tiên Du nằm tại thôn Phật Tích.
Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép “khi Triệu Đà tiến quân đánh An Dƣơng Vƣơng
đóng quân ở núi này” và “tƣớng quân Nguyễn Thủ Thiệp thời 12 sứ quân cũng
đóng quân tại vùng này”. Còn theo sách Đại Nam nhất thống chí tên huyện Tiên Du
có từ thời Trần trở về trƣớc [15, tr. 64].
Thời thuộc Minh (1414 - 1427) huyện Tiên Du thuộc châu Vũ Ninh và là một
bộ phận của phủ Bắc Giang [15, tr. 64]. Bắt đầu từ thời Lê (1428), huyện Tiên Du

thuộc phủ Từ Sơn. Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi và Hồng Đức bản đồ ghi
rằng huyện này thời Lê (1428-1781) có đến 52 xã [25, t2, tr. 420].
11


Thời Gia Long (1802 – 1819) huyện có 9 tổng với 52 xã, gồm: tổng Phù Đổng;
tổng Dũng Vi; tổng Đại Vi; tổng Đông Sơn; tổng Thụ Triền; tổng Nội Duệ; tổng
Khắc Niệm; tổng Chi Nê; tổng Nội Viên. Các xã: Nguyễn Xá, Phù Đổng, Văn Trinh
năm 1807 phiêu tán, đến năm 1808 phục hồi.
Đến năm Đồng Khánh thứ nhất (1886), huyện có 9 tổng với 56 xã thôn [186,
tr. 490], gồm: tổng Phù Đổng; tổng Dũng Vi; tổng Đại Vi; tổng Đông Sơn; tổng
Thụ Phúc; tổng Nội Duệ; tổng Khắc Niệm; tổng Chi; tổng Nội Viên. Đầu thế kỉ 20,
tổng Khắc Niệm đƣợc chuyển về huyện Võ Giàng, sau đó một thời gian lại đƣợc
chuyển trả lại cho huyện Tiên Du.
Sau Cách mạng tháng Tám, khi cấp tổng bị bãi bỏ, đơn vị hành chính xã cũ
đƣợc giữ Nguyễn và trực thuộc huyện Tiên Du. Năm 1948, các xã đƣợc thành lập
trên cơ sở một số làng sát nhập lại.
Năm 1961, xã Phủ Đổng và xã Trung Hƣng (sau đổi là Trung Màu) đƣợc
chuyển về huyện Gia Lâm (Thành phố Hà Nội). Đến năm 1963, Hội đồng chính phủ
ra quyết định 25/QĐ nhập hai huyện Tiên Du và Từ Sơn thành một huyện lấy tên là
Tiên Sơn. Cũng theo quyết định này, 2 xã Phú Lâm và Tƣơng Giang của huyện Yên
Phong đƣợc chuyển về huyện Tiên Sơn.
Sau khi điều chỉnh lộ giới, huyện Tiên Sơn có 26 xã và 1 thị trấn. Đó là các xã:
Khắc Niệm, Hạp Lĩnh, Lạc Vệ, Tân Chi, Phú Lâm, Vân Tƣơng, Liên Bão, Hiên
Viên, Việt Đoàn, Minh Đạo, Cảnh Hƣng, Nội Duệ, Tƣơng Giang, Hoàn Sơn, Phật
Tích, Tri Phƣơng, Tam Sơn, Đồng Nguyễn, Tân Hồng, Đại Đồng, Hƣơng Mạc, Phù
Khê, Châu Khê, Đồng Quang, Đình Bảng, Phù Chẩn và thị trấn Từ Sơn.
Ngày 11 tháng 8 năm 1999 Chính phủ ra nghị định số 68/1999/NĐ-CP tách
huyện Tiên Sơn thành hai huyện Tiên Du và Từ Sơn. Tại thời điểm đó, huyện Tiên
Du có 10.630,03 ha diện tích đất tự nhiên và 125.157 nhân khẩu, với 16 đơn vị hành

chính trực thuộc (bao gồm 15 xã và 1 thị trấn) là: xã Khắc Niệm, xã Hạp Lĩnh, xã
Lạc Vệ, xã Tân Chi, xã Phú Lâm, xã Liên Bão, xã Hiên Viên, xã Việt Đoàn, xã
Minh Đạo, xã Cảnh Hƣng, xã Nội Duệ, xã Hoàn Sơn, xã Phật Tích, xã Tri Phƣơng,
xã Đại Đồng và Thị trấn Lim.
12


Đến năm 2007 theo nghị định số 60/2007/ NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới
hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng thành phố
Bắc Ninh, từ ngày 24 tháng 4 năm 2007, toàn bộ diện tích đất tự nhiên và nhân khẩu
của xá Khắc Niệm và xã Hạp Lĩnh đƣợc chuyển về thành phố Bắc Ninh.
Từ đó cho đến nay, huyện Tiên Du có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm
13 xã và 1 thị trấn: Cảnh Hƣng, Đại Đồng, Hoàn Sơn, Hiên Vân, Minh Đạo, Liên Bão,
Lạc Vệ, Nội Duệ, Phật Tích, Phú Lâm, Việt Đoàn, Chi Phƣơng, Thị trấn Lim.
Nằm trong vùng Kinh Bắc với lịch sử phát triển lâu đời, từ lâu nơi này đã có
nhiều nhóm cƣ dân đến quần tụ, khai hoang, trồng trọt, phát triển thành các xóm làng
đông đúc nhƣ hiện nay. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009 huyện Tiên Du có
124.497 nhân khẩu, trong đó có 61.498 nam, 62.999 nữ.
Vài nét về việc hợp nhất và tách ra của hai huyện Từ Sơn và Tiên Du.
Trong sách “Các trấn tổng xã danh bị lãm” ký hiệu A.570/1 – 2 ghi địa danh
và tổ chức hành chính Kinh Bắc giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn thì phủ Từ Sơn gồm:
5 huyện 43 tổng 30 xã, thôn, trang trại. Năm huyện đó là: huyện Đông Ngàn; huyện
Quế Dƣơng; huyện Tiên Du; huyện Vũ Giàng; huyện Yên Phong. Nhƣ vậy, bắt đầu
từ thời Lê (1428), huyện Tiên Du thuộc phủ Từ Sơn.
Ngày 14 tháng 3 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 25/QĐ,
nhập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn thành một huyện, lấy tên là huyện Tiên Sơn.
Ngày 4 tháng 6 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 84-CP
hợp nhất huyện Tiên Sơn và huyện Yên Phong thành một huyện lấy tên là huyện
Tiên Phong. Nhƣng đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, Hội đồng Chính phủ ban hành
Quyết định số 17-CP phê chuẩn đề nghị của UBND tỉnh Hà Bắc thôi không hợp

nhất huyện Tiên Sơn với huyện Yên Phong.
Ngày 3 tháng 5 năm 1985, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quyết định số 130HĐBT về việc điều chỉnh địa giới các huyện Tiên Sơn, Quế Võ và thị xã Bắc Ninh.
Theo đó, xã Võ Cƣờng thuộc huyện Tiên Sơn đƣợc chuyển về thị xã Bắc Ninh.
Sau khi điều chỉnh địa giới, huyện Tiên Sơn có 26 xã và 1 thị trấn.

13


Ngày 11 tháng 8 năm 1999 Chính phủ ra Nghị định số 68/1999/NĐ – CP tách
huyện Tiên Sơn thành 2 huyện, lấy tên là huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn. Từ đó
đến nay, huyện Từ Sơn và huyện Tiên Du vẫn giữ nguyên tên gọi, địa giới hành
chính và trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.
1.1.2.

Văn hóa – xã hội.

1.1.2.1. Phong tục tập quán tín ngưỡng
Văn bản Thần tích đƣợc hình thành trên cơ sở tín ngƣỡng thờ Thành hoàng.
“Thành hoàng” là tên gốc từ Hán: “Thành” là cái thành, còn “Hoàng” là cái hào đào
sâu bao quanh thành, tức vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành trì của Trung
Quốc. Ở nƣớc ta, sách đầu tiên nói đến Thành hoàng là Việt điện u linh, đó là Tô
Lịch với tƣớc hiệu “Đô phủ Thành hoàng thần quân” của thành Đại La.
Tín ngƣỡng thờ Thành hoàng làng là một nét phong tục đặc sắc và không thể
thiếu trong đời sống tâm linh của ngƣời dân hai vùng Từ Sơn, Tiên Du. Do quan
niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, mỗi vùng đất, mỗi làng quê đều có một vị
thần bảo hộ để giúp cho dân chúng tránh mọi tai ƣơng, bệnh tật, giúp họ có thể yên
ổn làm ăn. Những vị thần bảo hộ này có thể là những nhân vật thần thoại nhƣ Thánh
Gióng, Chử Đồng Tử, Tản Viên Sơn Thánh, v.v…; có thể là những anh hùng hào
kiệt, có công lao đối với đất nƣớc nhƣ Lý Thƣờng Kiệt, Đoàn Thƣợng, Hai Bà
Trƣng v.v…; cũng có thể là những ngƣời có công với làng xã đƣợc nhân dân mến

mộ mà tôn thờ trong đó có cả ngƣời nƣớc Bắc quốc xƣa và Trung Quốc nay; hoặc
cũng có thể là những dâm thần, kẻ cƣớp nhƣng chết vào giờ linh mà đƣợc dân thờ phụng.
Bên cạnh đó, với truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn”, phong tục thờ cúng tổ
tiên, ông bà là một phần rất quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời dân hai
vùng đất này. Ngoài việc các gia đình đều có bàn thờ làm không gian thờ tự vào
ngày giỗ, ngày rằm, mùng một để tƣởng nhớ tổ tiên, ngƣời dân Từ Sơn và Tiên Du
còn dựng các từ đƣờng, nhà thờ, chép gia phả và khắc gia phả vào bia đá để các thế
hệ con cháu đi sau nhớ đến nguồn gốc, tổ tông của dòng họ mình.
Từ rất sớm hai mảnh đất này đã có sự xâm nhập ảnh hƣởng rất lớn của Phật
giáo, chính vì vậy nơi đây có mật độ các chùa chiền dày đặc, cùng với lòng sùng
14


Phật của cƣ dân Từ Sơn và Tiên Du. Hàng tháng cứ đến ngày rằm, ngày mùng một,
ngƣời dân nơi đây lại đến các ngôi chùa làng, các đại danh lam nhƣ chùa Phật Tích,
chùa Hồng Ân, chùa Cổ Pháp, chùa Tiêu; v.v… để bái Phật, cầu cho bản thân, gia
đình, quốc thái dân an, tạo nên một nét đặc sắc rất riêng của tín ngƣỡng vùng này.
Ngoài ra, ở hai huyện Từ Sơn và Tiên Du còn có một bộ phận ngƣời dân theo
đạo Thiên Chúa giáo, tập trung tại các xã phƣờng Đồng Nguyên, Cẩm Giàng, Liên
Bão, Phật Tích, Hoàn Sơn, Tri Phƣơng, Tân Tri, trong đó, nhà thờ sớm nhất đƣợc
xây dựng tại địa phƣơng là vào năm 1934 ở thôn Đống Trà (tục quen gọi là thôn núi
Chè) xã Liên Bão.
Bên cạnh những tín ngƣỡng nêu trên, Tiên Du còn có những phong tục hết sức
điển hình nhƣ tục Kết chạ. Kết chạ là tục có ở hầu hết các tỉnh đồng bằng và trung
du Bắc Bộ, nhƣng ở vùng Kinh Bắc xƣa, tục kết chạ đậm đặc hơn cả. Tỉnh Bắc
Ninh (theo địa bàn hành chính hiện nay) có ít nhất 30 chạ. Không thể tìm thấy con
số lớn nhƣ vậy ở các tỉnh, thành khác. Tiên Du nổi tiếng với chạ hàng tổng Nội Duệ
gồm tất cả 6 xã phƣờng của tổng: xã Lũng Giang, xã Xuân Ổ, xã Nội Duệ, xã Nội
Duệ Khánh, xã Nội Duệ Nam và giáo phƣờng Tiên Du (gồm 3 làng: Lũng Giang,
Lũng Sơn, Duệ Đông) [219, tr.30]. Ngoài ra còn có các cặp làng kết chạ với nhau:

Lũng Giang - Tam Sơn, Lũng Giang - Hoài Bão. Bên cạnh đó, một số làng còn kết chạ
với các làng ở khu vực ngoài huyện nhƣ: Viêm Xá - Hoài Thị, Bịu Trung - Phúc Đức,
Khả Lễ - Bái Uyên, Hạ Giang - Phù Lƣu, Tam Tảo - Xuân Dục, v.v…
1.1.2.2. Di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội truyền thống.
Di tích:
Là vùng đất có địa hình địa mạo tƣơng đối phong phú, lịch sử phát triển lâu
đời, dân cƣ đông đúc, nơi giao thoa của nhiều yếu tố văn hoá, nơi đây có một hệ
thống di tích vô cùng phong phú về số lƣợng, đa dạng về chủng loại nhƣ đình, chùa,
miếu, ban sơn thần, điện thờ, từ đƣờng, lăng mộ, nhà thờ đạo thiên chúa v.v... Theo
thống kê, huyện Từ Sơn có 124 di tích các loại với 85 di tích đƣợc xếp hạng huyện
Tiên Du có 128 di tích các loại với 58 di tích đã đƣợc xếp hạng [25, tr.15], trong đó
có các di tích nổi tiếng nhƣ Đền Đô, chùa Tiêu Sơn, chùa Phật Tích, lăng Quận
15


công Đỗ Nguyễn Thuỵ, Nguyễn Diễn, v.v… Ngoài ra nơi đây còn có núi non hùng
vĩ nhƣ núi Nguyệt Thƣờng, Lạn Kha (hay là núi Phật Tích) đƣợc nhắc đến trong các
câu chuyện Vương Chất xem cờ, Từ Thức gặp tiên, núi Tiêu Sơn v.v… đã góp phần
tô điểm cho cảnh sắc nơi đây. Có thể kể tới một số di tích nổi bật nhƣ:
Đền Đô: còn gọi là Đền Lý Bát Đế hay Cổ Pháp điện thuộc phƣờng Đình
Bảng – Từ Sơn, đƣợc khởi công xây dựng từ ngày mồng 3 tháng 3 năm Canh Ngọ
1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền đƣợc
nhiều lần trùng tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu
Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1620), khắc văn bia ghi lại công đức
của các vị vua triều Lý. Từ xa xƣa, đền Đô luôn đƣợc các đời vua liên tục tôn tạo,
mở rộng. Vào đời vua Lê Kính Tông, năm Giáp Thìn (1605), đền Đô đã đƣợc xây
dựng lại ngay trên đất cũ và đƣợc khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều
Lý. Nơi đây thờ 8 vị vua nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028);
Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (10721128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông
(1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).

Đình làng Đình Bảng: nay thuộc làng Đình Bảng – Từ Sơn, theo các nguồn tƣ
liệu ở địa phƣơng thì đình làng Đình Bảng (tên Nôm là làng Báng) đƣợc khởi dựng
vào thời Lê Trung hƣng - Niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 - đời vua Lê Ý Tông (1736) do
một ông quan ngƣời làng là Nguyễn Thạc Lƣợng hƣng công xây dựng và đƣợc hoàn
thành sau hàng chục năm. Đình toạ lạc trên khu đất cao giữa làng, quay hƣớng
chính Nam. Phía trƣớc đình là ao làng rộng thoáng - dấu tích còn lại của dòng sông
Tiêu Tƣơng cổ xƣa. Công trình kiến trúc là một toà Đại đình đồ sộ, bình đồ kiến
trúc kiểu chữ Công gồm 7 gian 2 chái Tiền đình và toà Hậu cung liên kết với nhau
bằng nhà chuyển bồng. Với nghệ thuật và quy mô kiến trúc độc đáo từ xƣa đình
làng Đình Bảng đã đƣợc lƣu truyền trong dân gian là ngôi đình đệ nhị của xứ Bắc:
Thứ nhất là đình Đông Khang
Thứ nhì đình Báng, vẻ vang đình Diềm.

16


Đình Hồi Quan: nay thuộc Làng Hồi Quan - Tƣong Giang - Từ Sơn - Bắc
Ninh, thờ hai danh nhân: Ông Tam Quang Đại vƣơng và bà Nguyễn Thị Ngọc
Thƣờng ngƣời quê hƣơng. Ông Tam Quang là danh tƣớng của Hai Bà Trƣng đã có
công trong công cuộc khởi nghĩa, giành lại nền độc lập trong những năm 40 - 43 sau
Công nguyên, bà Nguyễn Thị Ngọc Hƣờng đã có tâm tôn tạo đình làng, ngôi đình
làng đƣợc dựng vào thời Lê năm Ất Mùi (1715) và đƣợc sửa dựng lại năm 1901.
Trƣớc đây phía trƣớc của đình còn có các công trình: tắc môn, vũ sĩ và ao hình bán
nguyệt. Nhƣng nay chỉ còn tiền tệ, đại đình, hậu cung. Tháng 2 năm 1988 dân làng
trùng tu lại lần thứ hai nhƣng vẫn giữ nguyên dáng vẻ ban đầu, đặc biệt những
máng chạm khắc hoa văn trên đầu dƣ, cồn bẩy rất sinh động. Những đồ thờ, đồ tế,
binh khí còn giữ đƣợc ở đình là những dấu ấn, triều đại Lê - Nguyễn, đồng thời là
những tác phẩm đặc sắc, đình Hồi Quan không chỉ là nơi thờ các danh nhân mà là
nơi trung tâm sinh hoạt văn hoá, hội họp dân làng, là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch
sử quan trọng của địa phƣơng. Năm 1989 đình Hồi Quan đƣợc nhà nƣớc quyết định

công nhận là khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.
Chùa Tiêu Sơn: thƣờng gọi là chùa Tiêu, xƣa có tên là chùa Lục Tổ, tọa lạc ở
sƣờn núi Tiêu, thuộc xã Tƣơng Giang, huyện Từ Sơn, cách Hà Nội 20km về phía
Bắc dọc theo quốc lộ 1A. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, đƣợc dựng từ thời Lý, là
nơi tu thiền và giảng pháp của nhiều cao tăng thời Lý trong đó có Thiền sƣ Vạn
Hạnh v.v…. Ở chùa có tấm bia đá cao 0,68m, ngang 0,40m, khắc bốn chữ: “Lý Gia
Linh Thạch”. Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) giới thiệu chùa
này xƣa là nơi trụ trì của Thiền sƣ Vạn Hạnh đồng thời cũng là nơi sinh của vua Lý
Thái Tổ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư cho biết ở Viện Cảm Tuyền chùa Thiên Tâm
có con chó đẻ con sắc trắng đốm đen thành hình hai chữ “Thiên tử” điều đó ứng với
việc vua Lý Thái Tổ sinh năm Giáp Tuất rồi lên làm vua. Chùa đƣợc trùng tu nhiều
lần. Cổng chùa hiện nay đƣợc xây năm 1986. Chùa xƣa từng lƣu giữ ván in
sách Thiền uyển tập anh, một tác phẩm ghi chép về các danh tăng Việt Nam có giá
trị về văn học, sử học, triết học. Đặc biệt, chùa còn giữ tháp mộ và nhục thân Thiền
sƣ Nhƣ Trí, viên tịch năm Quý Mão (1723), là ngƣời có công khắc in cuốn Thiền
17


Uyển tập anh. Chùa đã đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Chùa Phật Tích: chùa Phật Tích có tên chữ là Vạn Phúc tự, tọa ở sƣờn núi Lạn
Kha, đƣợc xây dựng vào thời nhà Lý năm Thái Bình thứ 4 (1057) . Ngôi chùa đƣợc
coi là trung tâm văn hóa chính trị thời Phật giáo Lý - Trần. Thời vua Trần Nhân
Tông cho xây tại chùa một thƣ viện lớn và cung Bảo Hoa, lấy Phật Tích làm nơi tổ
chức cuộc thi Thái học sinh (thi Tiến sỹ). Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy
đời vua, chùa đƣợc xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao. Theo
Đại Việt sử ký toàn thư chép: Khoảng niên hiệu Xƣơng Phù nhà Trần, thi khoa Thái
học sinh, niên hiệu Cảnh Hƣng nhà Lê mở yến hội lớn, đều ở chùa này, cho nên
ngƣời ta cho đây là nơi thắng tích. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và quá
trình tiêu thổ kháng chiến khiến chùa bị tàn phá nhiều. Từ khi hòa bình lập lại đến
nay, chùa Phật Tích đã trải qua nhiều lần tu tạo. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo

lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tƣợng A-di-đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm
1962, nhà nƣớc công nhận chùa Phật Tích là di tích Lịch sử - Văn hoá.
Lăng Nguyễn Diễn: lăng Nguyễn Diễn đƣợc xây dựng từ năm Cảnh Hƣng thứ
30 (1769) trên đỉnh núi Lim, nay thuộc thị Trấn Lim, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Lăng Nguyễn Diễn1 còn đƣợc gọi là lăng quan trấn, lăng “Hiếu Trung hầu” hoặc
nhƣ tên cũ của nó đƣợc khắc trên tấm biển đá là lăng “Hồng Vân”. Năm 1952 thực
dân Pháp vào tàn phá nên cấu trúc lăng gần nhƣ bị phá huỷ, chỉ còn lại một số các
tác phẩm điêu khắc: các pho tƣợng đá, võ sĩ, tƣợng thú, bàn thờ…

1

. Nguyễn Diễn là một viên quan triều Lê, sống vào thời Cảnh Hƣng. Ông là ngƣời làng Đình Cả, xã Nội

Duệ huyện Tiên Sơn, xuất thân làm quan Thái giám trong phủ chúa Trịnh Sâm. Khi Lê Duy Mật dấy quân
khởi nghĩa, ông đƣợc cử làm trấn thủ kiêm đốc đồng xứ Thanh Hoá, tƣớc Hiếu Trung hầu. Sau vì có công
đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân do Lê Duy Mật cầm đầu ông đƣợc phong Bình Nhung đại tƣớng quân, sau
khi chết đƣợc phong Duệ Vƣơng, hƣởng hậu thần tổng Nội Duệ.

18


Lăng Quận công Đỗ Nguyên Thuỵ2: đƣợc xây dựng vào năm Giáp Dần niên
hiệu Long Đức (1734), tại thôn Đình Cả xã Nội Duệ. Cổng lăng đƣợc xây bằng đá
ong, cổng có ba cửa, trên cửa lớn có một biển đá khắc ba chữ “Thọ Phúc Môn”. Phía
bên trong cổng lăng, sát vách cổng có đặt hai tƣợng võ sĩ bằng đá cầm đao đứng trang
nghiêm. Trên ngực một võ sĩ đề “Hùng tƣớng quân”, còn ngƣời đối diện đề “Dũng
tƣớng quân”. Trên mặt khu sinh phần có bày một ngai đá đặt trên một chiếc sập quỳ
bằng đá. Hai bên ngai đá lại dựng hai pho tƣợng nhỏ trong tƣ thế quỳ khoanh tay. Đối
xứng khu sinh phần là khu nhà bia, có quy mô tƣơng đối lớn, đƣợc xây bằng đá ong,
ở bên phải nhà bia có một tấm bia lớn 4 mặt. Sau khu sinh phần là phần mộ.

Ngoài ra, còn nhiều di tích lịch sử tiêu biểu khác nhƣ đình Đông Khang (Đông
Yên ngày nay); Đền Đầm (Phù Lƣu); Đình Thọ Trai (Thọ Trai)v.v…
Lễ hội:
Từ Sơn và Tiên Du là vùng đất đƣợc hình thành và phát triển qua hàng nghìn
năm lịch sử. Nơi đây gắn liền với các truyền thuyết về việc thần tiên du chơi, với
hàng trăm di tích lịch sử văn hoá, cùng với đó là hệ thống các lễ hội truyền thống vô
cùng đặc sắc mà không bất cứ nơi nào có đƣợc. Có thể kể tới các lễ hội nhƣ:
Hội Lim: hội Lim, còn có tên khác là hội núi Hồng Vân, là lễ hội lớn nhất của
huyện Tiên Du, trƣớc đây hội đƣợc tổ chức vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch, nhƣng sau
này để tƣởng nhớ công ơn Tƣớng công Nguyễn Đình Diễn, Quận công Đỗ Nguyễn
Thuỵ góp công, góp của xây dựng chùa Lim, cùng với bà Mụ Ả ngƣời làng Duệ Nam
bỏ tiền mua hƣơng hoả, mở mang chùa Hồng Ân, nên sau này hội đƣợc chuyển sang
ngày 13 tháng Giêng. Hội Lim rất phong phú đa dạng về nội dung, bao gồm nhiều
nghi thức tế lễ và trò chơi, diễn xƣớng dân gian nhƣ đánh vật, chọi gà, cờ ngƣời, tổ
tôm điếm, đánh đu trên đồi Lim, và đặc biệt nhất là hát Quan họ, chính vì vậy ngƣời
ta còn gọi hội Lim là hội Quan họ. Quan họ trong lễ hội không chỉ mang tính chất
diễn xƣớng mà nó còn trở thành một nếp văn hoá, một lối chơi, một phong tục lâu đời.
2

. Đỗ Nguyên Thụy: ngƣời thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vƣờn và tiền của

cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông đã quy định lễ nhập
tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm, theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”.

19


×