Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng cấp nước phục vụ đa mục tiêu nhằm phát triển kinh tế xã hội huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 99 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của Đề tài ................................................................................... 9
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................... 9
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. .................................................... 10
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................ 1
1.1 TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................... 1
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................... 1
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................... 2
1.2 TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU........................................................ 4
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu ................................................. 4
1.2.2 Tình hình dân sinh KT-XH và yêu cầu phát triển ............................ 10
1.2.3 Hiện trạng công trình cấp nước ...................................................... 18
CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẤP NƯỚC PHỤC VỤ ĐA MỤC
TIÊU NHẰM PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH . 28
2.1 PHÂN VÙNG THỦY LỢI CẤP NƯỚC .......................................................... 28
2.1.1 Cơ sở phân vùng ........................................................................... 28
2.1.2 Kết quả phân vùng ........................................................................ 28
2.2 TÍNH TOÁN YÊU CẦU CẤP NƯỚC CHO CÁC NGÀNH KINH TẾ
HUYỆN TIÊN DU ..................................................................................................... 30
2.2.1 Các đối tượng cần cấp nước .......................................................... 30
2.2.2 Phương pháp tính toán .................................................................. 32
2.2.3 Nhu cầu nước của các ngành kinh tế huyện Tiên Du ....................... 47
2.3 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC ................................................................... 52
2.3.1. Phương pháp tính toán ................................................................. 52


2.3.2. Cân bằng nước ............................................................................. 53


2.3.3. Cân bằng sơ bộ, đánh giá khả năng nguồn nước ............................ 53
CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHO HUYỆN TIÊN
DU ............................................................................................................................. 56
3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC .................................................. 56
3.2 Phân tích đề xuất giải pháp cấp nước ................................................................ 56
3.2.1. Đánh giá chung về các nguồn cấp ................................................. 56
3.2.2. Về chất lượng nước ...................................................................... 57
3.2.3. Về công trình cấp nước ................................................................ 57
3.2.4. Giải pháp cấp nước ...................................................................... 58
3.3. LỰA CHỌN MÔ HÌNH TÍNH TOÁN THUỶ LỰC ..................................... 58
3.3.1. Giới thiệu một số mô hình thủy lực tiêu biểu ................................. 58
3.3.2. Lựa chọn mô hình tính toán .......................................................... 59
3.4 SỬ DỤNG MIKE 11 ĐỂ TÍNH TOÁN CÁC GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC .... 59
3.4.1. Phạm vi nghiên cứu của mô hình thủy lực tưới .............................. 59
3.4.2. Nhiệm vụ tính toán ...................................................................... 62
3.4.3. Mạng sông tính toán tưới.............................................................. 62
3.4.4. Hệ thống biên, nút tưới gia nhập: .................................................. 64
3.4.5. Tài liệu địa hình hệ thống tưới ...................................................... 74
3.4.6. Tài liệu khí tượng thủy văn........................................................... 75
3.4.7. Tài liệu thủy nông ........................................................................ 75
3.4.8. Mô phỏng mô hình ....................................................................... 75
3.4.9. Tính toán thủy lực các phương án tưới .......................................... 77
CHƯƠNG IV. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHO HUYỆN TIÊN DU81
4.1 GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH ............................................................................... 81
4.1.1 Phương pháp lựa chọn giải pháp .................................................... 81
4.1.2 Phân tích lựa chọn giải pháp .......................................................... 81
4.2 GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH ....................................................................... 84


4.2.1. Giải pháp huy động nguồn vốn ..................................................... 84

4.2.2. Giải pháp cơ chế chính sách ......................................................... 85
4.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác hiệu quả công trình thuỷ lợi 85
4.2.3. Giải pháp quản lý đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch........ 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 90


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Bản đồ phân vùng thủy lợi huyện Tiên Du ..................................... 29
Hình 2.2: Đường tần suất lý luận mưa vụ xuân .............................................. 34
Hình 2.3: Đường tần suất lý luận mưa vụ mùa ............................................... 35
Hình 2.4: Đường tần suất lý luận mưa vụ đông .............................................. 36
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống nút tưới trên địa bàn huyện Tiên Du...................... 69
Hình 3.2: Sơ đồ tính toán thủy lực .................................................................. 70
Hình 3.3: So sánh kết quả mực nước tại hạ lưu cống Ba Xã..................................... 75
Hình 3.4: So sánh kết quả mực nước tại hạ lưu cống BựuError! Bookmark not defined.
Hình 4.1: Bản đồ quy hoạch cấp nước huyện Tiên Du ............................................. 83


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện.................................................... 5
Bảng 1.2: Các yếu tố khí tượng dùng tính toán ........................................................... 7
Bảng 1.3: Diện tích đất tự nhiên – dân số- mật độ dân số và các đơn vị hành chính
huyện Tiên Du ........................................................................................................... 11
Bảng 1.4:. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Du.................................................... 12
Bảng 1.5: Diện tích – năng xuất – sản lượng các loại cây trồng chính ..................... 13
Bảng 1.6: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn huyện năm ...................... 14
Bảng 1.7: Tổng hợp các công trình do xã quản lý .................................................... 19
Bảng 1.8: Hiện trạng các công trình lấy nước sông Đuống ...................................... 20

Bảng 1.9: Hiện trạng công trình lấy nước sông Ngũ Huyện Khê ............................. 23
Bảng 1.10: Hệ thống kênh tưới tiêu cấp I, II trên đia bàn huyện .............................. 23
Bảng 1.11: Hiện trạng kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn huyện ........................ 26
Bảng 2.1: Kết quả phân khu thuỷ lợi chính ...............................................................29
Bảng 2.2: Cơ cấu đất trồng trọt giai đoạn hiện tại và năm 2020 .............................. 30
Bảng 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm hiện tại và năm 2020 ...................................... 31
Bảng 2.4. Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện tại và năm 2020 ................................. 31
Bảng 2.5: Dự báo phát triển dân số hiện tại và năm 2020 ........................................ 32
Bảng 2.6: Dự báo phát triển các khu công nghiệp hiện tại và năm 2020.................. 32
Bảng 2.7: Kết quả tính toán mưa vụ theo tần suất P=85% ........................................ 37
Bảng 2.8: Thời vụ của các loại cây trồng trong vùng huyện. .................................... 38
Bảng 2.9: Độ ẩm trong lớp đất canh tác cho cây trồng cạn. ...................................... 38
Bảng 2.10: Thời gian sinh trưởng của cây trồng ....................................................... 38
Bảng 2.11: Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của cây trồng cạn................ 39
Bảng 2.12: Chiều sâu bộ rễ của loại cây trồng cạn .................................................. 39
Bảng 2.13: Mức tưới các loại cây trồng .................................................................... 42
Bảng 2.14. Hệ số tưới mặt ruộng giai đoạn 2020 ..................................................... 42
Bảng 2.15: Nhu cầu nước theo từng tháng của các loại cây trồng............................ 47


Bảng 2.16: Nhu cầu nước chăn nuôi hiện tại và năm 2020 ...................................... 47
Bảng 2.17: Nhu cầu nước sinh hoạt hiện tại và năm 2020 ....................................... 48
Bảng 2.18: Nhu cầu nước công nghiệp hiện tại và năm 2020 .................................. 48
Bảng 2.19: Nhu cầu nước thủy sản hiện tại và năm 2020......................................... 48
Bảng 2.20: Tổng nhu cầu nước các ngành kinh tế hiện tại ....................................... 49
Bảng 2.21: Tổng nhu cầu nước các ngành kinh tế năm 2020 ................................... 50
Bảng 2.22: Tổng nhu cầu nước tại hiện tại và năm 2020 ......................................... 51
Bảng 2.23: Tổng lưu lượng yêu cầu tại hiện tại và năm 2020 .................................. 51
Bảng 2.24: Phân phối dòng chảy năm thiết kế Q85%, W85% tại trạm Bến Hồ54
Bảng 2.25: Cân bằng tổng lượng nước theo từng giai đoạn tần suất P = 85% .................. 54

Bảng 2.26: Cân bằng tổng lượng nước theo khả năng các công trình đầu mối ................. 55
Bảng số 3.1. Sơ đồ mạng sông tính toán thủy lực..................................................... 63
Bảng số 3.2. Hệ thống nút tưới huyện Yên Phong....................................................64
Bảng số 3.3. Hệ thống nút tưới thị xã Từ Sơn .......................................................... 66
Bảng số 3.4. Hệ thống nút tưới huyện Tiên Du ........................................................ 67
Bảng số 3.5. Hệ thống nút tưới huyện Quế Võ ......................................................... 69
Bảng số 3.6. Hệ thống nút tưới thành phố Bắc Ninh ................................................ 71
Bảng số 3.7. Địa hình lòng dẫn sông mạng tính toán thủy lực tưới.......................... 74
Bảng số 3.8. Hiện trạng hệ thống trạm bơm tưới đầu mối ........................................ 75
Bảng số 3.9. Kết quả mô phỏng mực nước từ 28/7-6/8/2015 hệ thống Bắc Đuống . 75
Bảng số 3.10. Cân bằng giữa nhu cầu tưới hiện trạng và năng lực hệ thống công
trình đầu mối ............................................................................................................. 77
Bảng 3.11. Kết quả tính toán thủy lực tưới PA1 tần suất 85% Huyện Tiên Du .............. 77
Bảng 3.12. Kết quả tính toán thủy lực tưới PA2 tần suất 85% Huyện Tiên Du .............. 79
Bảng 3.13. Kết quả tính toán thủy lực tưới PA3 tần suất 85% Huyện Tiên Du .............. 80


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Bắc Ninh
và của cả nước, kinh tế huyện Tiên Du cũng đã và đang phát triển với nhịp độ cao, hiệu
quả và khá bền vững. Song, hiện nay, bối cảnh có nhiều yếu tố mới tác động mạnh đến
quá trình phát triển nền nông nghiệp và kinh tế xã hội cả nước và tỉnh Bắc Ninh nói
chung, huyện Tiên Du nói riêng.
Trên địa bàn huyện Tiên Du đang có sự chuyển dịch rất mạnh về cơ cấu sử
dụng đất: diện tích đất dành cho sản xuất các loại cây nông nghiệp truyền thống như
lúa và cây màu lương thực đang có xu hướng giảm dần, ngược lại đất nuôi trồng
thủy sản, đất trồng rau và một số loại cây công nghiệp khác có giá trị kinh tế cao
đang có xu hướng tăng lên… Bên cạnh đó, cùng với sự gia tăng dân số, đô thị
không ngừng mở rộng, sự phát triển các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ…đang

tăng lên mà khả năng cấp nước còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nhu cầu cấp nước cho
các ngành dùng nước trên hệ thống đã có nhiều thay đổi khác với thiết kế ban đầu.
Trên hệ thống đang tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu cấp nước phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội và khả năng đáp ứng của các công trình thủy lợi đã có… Ngoài vấn đề về
sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện thì hệ thống các công trình cấp nước và dẫn
nước của hệ thống qua 20-30 năm hoạt động đã bị hư hỏng, xuống cấp cần được
tính toán đánh giá lại để xác định nhiệm vụ và tu bổ, nâng cấp, mở rộng….
Do những vấn đề nêu trên việc “ Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng
cấp nước phục vụ đa mục tiêu nhằm phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh” là hết sức cần thiết để đáp ứng nhu cầu nước và hoàn thiện hệ
thống thủy lợi huyện Tiên Du phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và định
hướng lâu dài về tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định nhu cầu nước của các ngành kinh tế từ đó đề xuất và lựa chọn các
phương án thích hợp nhằm phát triển kinh tế xã hội huyện Tiên Du.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
+ Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng các công trình và giải pháp nâng cao
khả năng cấp nước huyện Tiên Du .
+ Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Đuống và sông Ngũ Huyện Khê ảnh
hưởng đến vùng nghiên cứu cấp nước của huyện Tiên Du.


4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
4.1 Cách tiếp cận
- Tiếp cận tổng hợp: Thu thập tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu:
+ Tài liệu về đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành, vận
động và biến đổi nước trên các lưu vực bao gồm: Tài liệu địa hình, địa mạo, thổ
nhưỡng, tài liệu khí tượng thủy văn của các trạm trong vùng và lân cận vùng nghiên
cứu.
+ Tài liệu hiện trạng dân sinh kinh tế, hiện trạng các công trình thủy lợi.

- Tiếp cận lịch sử, kế thừa có bổ sung:Tiếp cận lịch sử là cách tiếp cận truyền
thống của hầu hết các ngành khoa học. Một phần ý nghĩa của cách tiếp cận này là
nhìn vào quá khứ, để dự báo tương lai qua đó xác định được các mục tiêu cần
hướng tới trong nghiên cứu khoa học.
- Tiếp cận theo hướng đa ngành, đa mục tiêu:Hướng nghiên cứu này xem xét
các đối tượng nghiên cứu trong một hệ thống quan hệ phức tạp vì thế đề cập đến rất
nhiều đối tượng khác nhau như nông nghiệp, thủy sản, du lịch, trồng trọt, v.v.
- Tiếp cận đáp ứng nhu cầu: Là cách tiếp cận dựa trên nhu cầu sử dụng nước
hoặc định mức sử dụng nước của các đối tượng dùng nước, qua đó xây dựng các
giải pháp cấp nước tối ưu cho các đối tượng dùng nước.
- Tiếp cận bền vững: Là cách tiếp cận hướng tới sự phát triển hài hòa giữa
các đối tượng dùng nước dựa trên quy hoạch phát triển, sự bình đẳng, sự tôn trọng
những giá trị lịch sử, truyền thống của các đối tượng dùng nước trong cùng một hệ
thống.
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp mô hình.
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu;
- Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu;


1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện
và càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra đời,
từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh hướng này vẫn

còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành những nơi tập trung dân cư quá
đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước càng ngày càng trở
nên nan giải. Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công
nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính,
bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử
dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10%cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu
cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Sự phát
triển càng ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng
nhu cầu về nước, đặc biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm,
dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất..., chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90%
tổng lượng nước sử dụng cho công nghiệp. Phần nước tiêu hao không hoàn lại do
sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước tiêu hao không
hoàn lại và lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông hồ dưới
dạng nước thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm.
Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở
rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao. Theo
M.I.Lvovits (1974), trong tương lai do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả
năm của các con sông trên toàn thế giới có thể giảm đi khoảng 700 km3/năm. Phần
lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng
thường được bổ sung bởi nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất
là vào mùa khô. Người ta ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với
lượng sản phẩm thu được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì


2
cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến
10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của
quá trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng
ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong
các sản phẩm nông nghiệp.

Theo sự ước tính thì các cư dân sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít
nước/ người/ ngày. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao
nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị
trấn và ở các đô thị lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần.
Nước là nhu cầu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bao gồm 3 lĩnh
vực chủ yếu: nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng. Trên thế giới cũng như ở ta nhu
cầu nước cả 3 lĩnh vực trên đều tăng rất nhanh.
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy các hoạt động phát triển của con người
ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta, đặc biệt
là các khu dân cư ở hạ lưu các lưu vực sông. Do đó, cần thiết phải có những nghiên
cứu chuyên sâu, chi tiết để có thể đánh giá đúng và đầy đủ tác động của các hoạt
động kinh tế đến hệ thống cấp nước nói riêng và đến vấn đề quản lý, bảo vệ và sử
dụng hợp lý, bền vững tài nguyên nước trên thế giới nói chung.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020; muốn vậy trước hết nông nghiệp và nông thôn phải phát
triển lên một trình độ mới bằng việc đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị
thu được trên một đơn vị diện tích, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; phát
triển công nghiệp, dịch vụ, các làng nghề ở nông thôn, tạo nhiều việc làm mới.
Để đáp ứng những mục tiêu đó, công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nônglâm- ngư-diêm nghiệp và kinh tế nông thôn đang đứng trước những thời cơ và thách
thức mới. Đó là việc đảm bảo nước để ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều
kiện sản xuất lúa, giữ vững an ninh lương thực với sản lượng lương thực có hạt


3
khoảng 40 triệu tấn; có các giải pháp thuỷ lợi hiệu quả phục vụ cho 3 triệu ha cây
công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, khoảng 1,2 triệu ha cây công nghiệp hàng
năm; cung cấp nước cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề
nông thôn, cung cấp nước sạch cho cư dân nông thôn; xây dựng các hệ thống cung

cấp nước để làm muối chất lượng cao và nuôi trồng thuỷ, hải sản với qui mô lớn; xử
lý nước thải từ các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, từ các làng nghề, từ các cơ
sở sản xuất công nghiệp dịch vụ ở nông thôn.
Do chịu ảnh hưởng mạnh của địa hình và giao lưu giữa 2 hệ thống gió mùa
đông bắc và tây nam, lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian.
Mùa mưa chiếm 75-85% lượng mưa cả năm. Trong khi mùa khô lượng mưa rất nhỏ,
nhiều tháng không mưa. Về mặt không gian, có những vùng lượng mưa đạt 30005000mm/năm, trong khi có vùng dưới 1000mm/năm. Sự chênh lệch từ 3-5 lần. Mưa
phân bố không đều nên dòng chảy mặt là sản phẩm của mưa phân bố cũng không
đều. Những vùng mưa lớn có modul dòng chảy 60-80 lít/s/km2 trong khi những vùng
mưa nhỏ chỉ đạt 10 lít/s/km2. Trong mùa mưa lượng dòng chảy chiếm 70-80% lượng
dòng chảy năm, trong khi tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất chỉ chiếm 1-2%.
Tài nguyên nước dưới đất với trữ lượng động thiên nhiên trên toàn lãnh thổ
(chưa kể phần hải đảo) khoảng 50-60 tỷ m3 tương đương 1513 m3/s nhưng cũng
phân bố không đều trên các vùng địa chất thuỷ văn.
Với những đặc điểm về tài nguyên nước, tình trạng hạn hán, thiếu nước vào
mùa khô năm nào cũng xẩy ra với mức độ khác nhau. Và mùa mưa tình trạng úng
lụt cũng thường xuyên xuất hiện. Sau nhiều năm đầu tư, với mục tiêu chủ yếu là
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia tiến tới xuất khẩu. Đến nay, cả nước đã có 75
hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổng giá trị tài
sản cố định khoảng 70.000 tỷ đồng (chưa kể giá trị đất và công sức nhân dân
đóng góp). Nhờ các biện pháp thuỷ lợi và các biện pháp nông nghiệp khác trong
vòng 10 năm qua sản lượng lương thực tăng bình quân 1.1 triệu tấn/năm. Tổng sản
lượng lương thực năm 2015 đạt 49,3 triệu tấn. Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực
đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn với mức gần 4 triệu tấn/năm.


4
Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản nước ta khá lớn, nhiều hệ thống
thuỷ lợi khi xây dựng đã xét đến việc kết hợp cấp nước để nuôi trồng thuỷ sản. Khi
xây dựng các hồ chứa nước vấn đề phát triển thuỷ sản trong hồ chứa cũng được đề

cập đến. Vài năm gần đây do hiệu quả của nuôi trồng thuỷ sản nhất là tôm sú nhiều
vùng đất ven biển đã được xây dựng thành những khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập
trung. Tuy nhiên việc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất
chưa được quan tâm đúng mức, chưa có qui hoạch và các giải pháp đồng bộ. Hầu
hết đều do dân tự phát, tự tổ chức xây dựng theo kinh nghiệm. Nhiều nơi, đã có hiện
tượng thủy hải sản bị bệnh, tôm chết hàng loạt mà nguyên nhân là do môi trường
nước không đảm bảo liên quan đến hệ thống cấp nước và thoát nước. Một số vùng
đã có tranh chấp giữa nuôi tôm và trồng lúa gắn với nó là ranh giới mặn, ngọt cũng
là vấn đề công tác thuỷ lợi phải xem xét, giải quyết.
Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho phần lớn cư
dân nông thôn nhất là trong mùa khô. Với 80% dân số sống ở nông thôn, hầu hết
các hệ thống thuỷ lợi đều tạo nguồn nước sinh hoạt trực tiếp cho dân hoặc nâng cao
mực nước ở các giếng đào. Ngay ở miền núi, đồng bào sống khá phân tán,
những nơi đảm bảo nguồn nước sinh hoạt vững chắc là những nơi có hệ thống thuỷ
lợi đi qua.
1.2 TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu
1.2.1.1. Vị trí địa lý.
Tiên Du là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh
5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km . Toạ độ địa lý của huyện nằm trong
khoảng từ 200 05’ 30” đến 210 11’ 00” độ vĩ Bắc và từ 1050 58’ 15” đến 1060 06’
30” độ kinh Đông. Diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tiên Du là: 9.568,65 ha, với 14
đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại
Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn


5
Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Huyện
Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong.

- Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ.
- Phía Tây giáp Thị xã Từ Sơn.
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối
bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc <30 (trừ một số đồi núi
thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông
Sơn…có độ cao từ 20 - 120 m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự
nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0 m so với mặt nước biển.
Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao
thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng
chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
1.2.1.3. Đặc điểm địa chất, địa mạo
Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất do nằm gọn trong vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Tiên Du mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa
chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có
những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc, bề dầy trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ
rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc.
1.2.1.4. Đất đai thổ nhưỡng
Huyện Tiên Du bao gồm các loại đất chính và được mô tả như sau:


6
Bảng 1.1: Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện
Loại đất

TT

Ký hiệu


Tỷ lệ
Diện tích

1 Đất cát ven sông

Cb

110,9

0,13

2 Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng

Ph b

330,46

3,45

3 Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng

609,63

6,37

4 Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng

Ph
Phg


3.331,94

34,82

5 Đất phù sa gley của hệ thống sông Thái Bình

Pg

762,07

7,96

6 Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng

Phf

686,54

7,17

Pf

321,61

3,36

8 Đất phù sa úng nước

Pj


354,02

3,70

9 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ

B

572,4

5,98

10 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

D

126,18

3,0

11 Đất vàng nhạt trên đá cát

Fp

287,09

3,0

7


Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái
Bình

* Đánh giá chung về tài nguyên đất
+ Về lý tính: Đa phần đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ,
có kết cấu viên hạt dung tích hấp thụ cao. Đất có ưu thế trong thâm canh lúa và trồng
các loại cây công nghiệp ngắn ngày (đất tơi xốp, làm đất dễ, đất thoát nước tốt).
+ Về hoá tính: Tỷ lệ mùn ở mức trung bình đến khá. đạm tổng số từ khá đến
giàu. lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali từ nghèo đến trung bình. Độc tố trong đất
hầu như chỉ có ở đất gley bao gồm các dạng khí CH 4 , H 2 S …
1.2.1.5. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
Kết quả tính toán đo tại Trạm Bắc Ninh: mưa tưới, bốc hơi, nhiệt độ, gió,
giờ nắng và độ ẩm không khí được trích từ chuyên đề thuỷ văn.


7
Bảng 1.2: Các yếu tố khí tượng dùng tính toán
Trạm

I

II

III

IV

V


VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ (0C)

16,0

17,2 20,0 23,7 27,3 28,8 29,1

28,3 27,3 24,7 21,2 17,8

Độ ẩm(%)

78,2

81,6 85,2 86,0 82,5 82,4 82,2

84,6 82,5 80,4 77,2 76,2


Tốc độ gió (m/s)

2,0

Số giờ nắng (h)

78,1 44,5 47,4 91,0 192,8 175,5 205,5 180,8 191,8 175,8 154,2 122,8

Mưa (mm)

12,2 17,2 21,5 91,7 178,1 203,1 233,8 264,1 193,0 135,3 46,6 11,4

2,2

2,1

2,2

2,1

2,1

2,3

1,7

1,6

1,7


1,7

1.2.1.6. Mạng lưới sông ngòi
a. Sông Đuống.
Sông Đuống là phân lưu của sông Hồng, chiều dài 67km, bắt nguồn từ làng
Xuân Canh, chảy theo hướng từ Tây sang Đông và đổ vào sông Thái Bình tại Kênh
Phố (Chí Linh) hai bờ có đê bao khá vững chắc. Đoạn đầu sông Đuống chỉ rộng 200
- 300m, đoạn cuối mở rộng dần từ 1.000-2.500m.
Sông Đuống là nguồn cung cấp nguồn nước mặt chủ yếu cho huyện, chảy
qua phía Nam huyện Tiên Du từ xã Tri Phương đến xã Tân Chi với chiều dài
khoảng 10km. Mức nước cao nhất tại Bến Hồ là 9,64m chênh từ 4-5m so với mặt
ruộng; mức thấp nhất tại Bến Hồ là 0,19m thấp hơn so với mặt ruộng từ 3-4m. Hàng
năm sông Đuống cũng chuyển tải một lượng phù sa rất lớn từ sông Hồng sang sông
Thái Bình cứ 1m3 nươc có khoảng 2,8kg phù sa. Lượng phù sa khá lớn này đóng
vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông
của huyện..
b. Sông Ngũ Huyện Khê.
Là phụ lưu cấp I thứ 26 của sông Cầu, sông dài 27 km, diện tích lưu vực 145
km2, phần thượng lưu là Đầm Thiếp, bắt nguồn từ Mê Linh, chảy qua phía Tây
huyện Đông Anh, qua cống điều tiết Cổ Loa nhập vào sông Ngũ Huyện Khê tại cầu
Dũng (xã Dục Tú).

1,9


8
Sông Ngũ Huyện Khê có cao trình đáy 1,7-2,0m, độ rộng trung bình 30 50m. Sông có nhiệm vụ chuyển tải nước mưa từ lưu vực Đầm Thiếp và lưu lượng từ
các trạm bơm của các khu tiêu nội đồng như các trạm bơm Xuân Canh, Lộc Hoà,
Liên Đàm, Trịnh Xá, Nghĩa Khê, Minh Đức... rồi chuyển tải ra sông Cầu qua trạm
bơm Đặng Xá. Ngoài ra nó còn được xử dụng để dẫn nước sông Đuống tiếp sang

sông Cầu để tưới lúa và hoa màu trong mùa cạn. Mực nước sông Ngũ Huyện Khê
vào mùa lũ từ Long Tửu về Đặng Xá chênh lệch nhau không đáng kể. Do đê sông
Ngũ Huyện Khê thấp, mỏng và yếu nên khi mực nước trong sông lên tới 6,8m thì
các trạm bơm tiêu phải ngừng hoạt động, lúc này nó như một hồ chứa.
c. Sông ngòi nội địa.
Ngòi Tào Khê: Ngòi Tào Khê có chiều dài 37 km, bắt nguồn từ xã Ninh Hiệp
- Gia Lâm Hà Nội, chảy qua các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Quế Võ. Ngòi Tào Khê
chảy qua địa phận Bắc Ninh từ cống Thịnh Liên về Hiền Lương dài 30 km, đoạn
này có lòng rộng từ 20-30 m. Đây là trục tiêu chính của trạm bơm tiêu Hiền Lương,
có nhiệm vụ tiêu nước cho khoảng 32.000 ha.
1.2.1.7. Đặc điểm dòng chảy
a. Dòng chảy năm
Dòng chảy cũng phân làm 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt.
Mùa lũ ở đây dài 5 tháng (VI – X), mùa lũ bắt đầu chậm hơn mùa mưa một
tháng và kết thúc cùng với mùa mưa (các tháng mùa lũ là tháng có lưu lượng dòng
chảy bình quân tháng lớn hơn lưu lượng dòng chảy bình quân năm với một tần suất
xuất hiện >50%). Mùa lũ chỉ kéo dài 5 tháng nhưng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm
từ 70 ÷ 80% lượng nước cả năm.
Mùa kiệt kéo dài 7 tháng từ tháng XI đến tháng V năm sau, thành phần dòng
chảy mùa kiệt chỉ chiếm từ 20 ÷ 30% lượng nước cả năm. Tháng có dòng chảy nhỏ
nhất là tháng II, tháng III và tháng IV, lượng dòng chảy các tháng này chỉ chiếm
khoảng 1,5 ÷ 3% lượng nước cả năm.


9
b. Dòng chảy lũ
Mùa lũ trong năm bắt đầu từ tháng VI ÷ X, tổng lượng dòng chảy lũ trong
sông chiếm từ 70 ÷ 80% tổng lượng dòng chảy năm. Lũ lớn nhất thường xảy ra vào
các tháng VII, VIII và IX trong năm.
Nguyên nhân sinh lũ là do mưa có cường độ lớn gây ra lũ trên sông suối

trong lưu vực gọi là mưa sinh lũ. Các đặc trưng của mưa sinh lũ như cường độ mưa,
tâm mưa, phân bố mưa là các yếu tố quyết định đến độ lớn nhỏ của dòng chảy lũ.
Do đặc điểm địa hình, và lượng mưa trên lưu vực, thời gian duy trì các trận
lũ ở vùng nghiên cứu kéo dài từ 10 ÷ 15 ngày điều đó cho thấy khả năng tiêu thoát
lũ ngoài cửa sông rất hạn chế, thời gian lũ kéo dài. Qua thống kê tài liệu nhiều năm
thấy tình hình mực nước ngoài sông những năm gần đây có xu hướng gia tăng. Mực
nước ngoài sông thường cao hơn mực nước trong đồng khá nhiều. Do vậy không có
khả năng tiêu tự chảy ra được.Trong thời gian mùa lũ từ sau năm 1972 trở lại đây
mưa nội đồng có phần gia tăng, mực nước ngoài sông khu vực hạ lưu sông Thái
Bình tại Phả Lại duy trì trên 4,50 m trung bình từ 22 ÷ 38 ngày trong năm làm cho
việc tiêu úng nội đồng gặp nhiều khó khăn nhất là thời gian tiêu tự chảy bị rút ngắn
nhiều, không kịp tiêu hết lượng nước của đợt mưa trước, một số sông trước kia tiêu
tự chảy được thì nay không tiêu được nữa. Nói chung các vùng khác diện tích tiêu
bằng động lực đều tăng lên, diện tích bị ngập úng cũng tăng lên.
c. Dòng chảy kiệt
Mùa kiệt kéo dài 7 tháng từ tháng XI đến tháng V năm sau, thành phần dòng
chảy mùa kiệt chỉ chiếm từ 20 ÷ 30% lượng nước cả năm. Tháng có dòng chảy nhỏ
nhất là tháng II, tháng III và tháng IV, lượng dòng chảy các tháng này chỉ chiếm
khoảng 2 ÷ 3% lượng nước cả năm. Dòng chảy kiệt nhất quan trắc được tại trạm
thủy văn Thượng Cát trên sông Đuống 25,5 m3/s xảy ra vào 28/IV/1958. Đặc biệt
trên sông Đuống tại trạm Thượng Cát giai đoạn có hồ Hòa Bình (1988-2010) lưu
lượng dòng chảy tháng kiệt nhất tăng rõ rệt so với thời kỳ chưa có hồ (1957-1987),


10
cụ thể lưu lượng trung bình tháng mùa kiệt khi có hồ tăng hơn gấp đôi 317m3/s so
với lưu lượng trung bình tháng mùa kiệt trước khi có hồ 139 m3/s.
Lưu lượng các tháng mùa kiệt tại các trạm trên phân lưu sông Đuống chảy
vào đồng bằng sông Hồng chịu ánh hưởng của sự vận hành của các hồ chứa thượng
lưu. Khi có các hồ chứa lớn như Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang dòng chảy trung

bình các tháng mùa kiệt không gia tăng nhiều nếu xét về lưu lượng trung bình tháng
nhỏ nhất tại trạm Thượng Cát dòng chảy tháng nhỏ nhất là 44 m3/s (IV/1988) và
sau khi có hồ chứa là 109 m3/s (IV/1988)
* Đánh Giá nguồn nước mặt và khả năng khai thác sử dụng
Sự biến đổi dòng chảy năm giữa các tháng mùa nước và mùa khô có chênh
lệch rất lớn, tổng lượng mùa lũ thường chiếm từ 70 ÷ 80% tổng lượng cả năm.
Dòng chảy trên sông Đuống: Do lòng sông rộng và sâu, độ dốc đáy sông lớn
nên hàng năm sông Đuống chuyển tải một lượng nước khá lớn ước tính tới 29 tỷ
khối nước từ sông Hồng sang sông Thái Bình. Lưu lượng trung bình nhiều năm tại
Thượng Cát là 925 m3/s.
Mùa lũ: Dòng chảy mùa lũ bắt đầu từ tháng VI đến tháng X, lũ lớn nhất
thường xuất hiện vào tháng VII và VIII. Nhìn chung luôn xảy ra tình trạng ngập úng
trong nội đồng do mực nước ngoài sông cao nên việc tiêu thoát nước trong mùa lũ
gặp nhiều khó khăn.
Mùa kiệt: từ tháng XI đến tháng V năm sau, mực nước sông trong mùa kiệt
xuống thấp hơn độ cao mặt ruộng, vì vậy việc lấy nước tưới vào đồng ruộng chủ
yếu là bơm tưới nhờ hệ thống kênh dẫn trong nội đồng.
1.2.2 Tình hình dân sinh KT-XH và yêu cầu phát triển
1.2.2.1. Tình hình dân sinh
Tiên Du có 14 đơn vị hành chính bao gồm Thị trấn Lim và 13 xã: Phú Lâm,
Nội Duệ, Liên Bão, Hiên Vân, Hoàn Sơn, Lạc Vệ, Việt Đoàn, Phật Tích, Tân Chi,


11
Đại Đồng, Tri Phương, Minh Đạo, Cảnh Hưng. Tổng diện tích tự nhiên của toàn
huyện là 9.568,65ha với số dân là 125.499 người.
Bảng 1.3: Diện tích đất tự nhiên – dân số- mật độ dân số và các đơn vị hành
chính huyện Tiên Du
Diện tích tự


Dân số

Mật độ dân

nhiên (ha)

(người)

số ng/km2

Thị trấn Lim

512,19

11317

2199

2

Xã Phú Lâm

1215,92

13996

1143

3


Xã Nội Duệ

375,37

7853

2080

4

Xã Liên Bão

689,75

9331

1345

5

Xã Hiên Vân

445,77

5983

1332

6


Xã Hoàn Sơn

696,15

11953

1703

7

Xã Lạc Vệ

1061,45

11722

1101

8

Xã Việt Đoàn

844,99

9951

1173

9


Xã Phật Tích

543,48

6208

1141

10

Xã Tân Chi

748,62

7570

1003

11

Xã Đại Đồng

730,21

10755

1471

12


Xã Tri Phương

564,95

7772

1368

13

Xã Minh Đạo

592,17

6077

1021

14

Xã Cảnh Hưng

547,63

5011

908

Tổng số


9568,63

125499

1305

TT

Thị trấn, xã

1

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Du
1.2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội
a. Hiện trạng ngành Nông nghiệp.
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện Tiên Du là 9.568,65ha. Đến nay, hầu
hết diện tích đất tự nhiên của huyện đã được sử dụng vào 3 mục đích khác nhau là đất sử
dụng cho nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.


12
Đất sử dụng cho nông nghiệp với diện tích là 5.634,6ha, chiếm 58,9% diện
tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3.874,8ha, chiếm 40,5% diện tích đất tự nhiên,
đất chưa sử dụng là 59,31ha, chiếm 0,6% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất bằng
chưa sử dụng 58,51ha và đất đồi núi chưa sử dụng 0,8ha. Đất sản xuất nông nghiệp
của huyện hiện có là 4.892,7ha chiếm 86,8% cơ cấu đất nông nghiệp và chiếm 51%
diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm là 4.845,1ha chiếm 86%
diện tích đất nông nghiệp và chủ yếu trong đó là đất trồng lúa với 4.506,8ha, đất cây
lâu năm 47,67ha . Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Tiên Du được thống kê
như bảng sau.

Bảng 1.4:. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Du
Mục đích sử dụng đất

Tổng diện tích

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

9568.65

I

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

5634.58

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

4892.73

1.2

Đất lâm nghiệp

207.06

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản


500.54

1.4

Đất nông nghiệp khác

34.25

II

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

3874.76

2.1

Đất ở

1100.43

2.2

Đất chuyên dùng

2424.42

2.3

Đất tôn giáo, tĩn ngưỡng


19.71

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

73.74

2.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

255.88

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

0.58

III

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

59.31

3.1

Đất bằng chưa sử dụng


58.51

3.2

Đất đồi nũi chưa sử dụng

0.8

TT

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tiên Du.


13
- Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 10.490 ha đạt 343,7 tỷ đồng (giá
hiện hành), chiếm 51% giá trị ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất bình quân năm
tính theo giá hiện hành đạt 63 triệu đồng/ha.
Diện tích lúa cả năm 8.456 ha, năng suất bình quân đạt 59,1 tạ/ha, sản lượng
49.940 tấn, cơ cấu giống chủ yếu cả 2 vụ là giống Q5 và Khang dân, chiếm tỷ lệ
58,8% diện tích. Diện tích lúa hàng hóa cả năm đạt 1.289.8 ha, năng suất bình quân
52,3 tạ/ha, tập trung ở các xã Phú Lâm , Lạc Vệ , Hiên Vân , Liên Bão, Nội Duệ và
Tân Chi.. .
Diện tích cây mầu trồng được 2.034 ha. Trong đó: Ngô 484 ha, năng suất 42
tạ/ ha; Đỗ tương 344 ha, năng suất 14,1 tạ/ ha; Khoai lang 28 ha, năng suất 88,2 tạ/
ha; Lạc 130 ha, năng suất 25tạ/ ha; Khoai sọ + sắn 27 ha, năng suất 136,3 tạ/ha; rau
- đậu các loại 953 ha, cây hàng năm khác 68 ha.
Tiếp tục thực hiện mô hình trồng hoa cao cấp trong nhà lưới tại xã Việt Đoàn
và Phú Lâm với qui mô 4.500 m2. Hiện nay dự án trồng cây cảnh tại thôn Giới tế xã

Phú Lâm ngày càng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo niên giám thống kê của huyện thì diễn biến diện tích, năng suất và sản
lượng cây trồng được thống kê như sau:
Bảng 1.5: Diện tích – năng xuất – sản lượng các loại cây trồng chính
Hạng mục

TT

DT (ha)

NS (tạ/ha)

SL (tấn)

1

Lúa Đông xuân

4193

63,8

26748

2

Lúa mùa

4263


54,4

23192

3

Ngô

484

42

2033

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Du
-Chăn nuôi:
Tiếp tục mở rộng hình thức chăn nuôi công nghiệp, phát triển các trang trại
có qui mô vừa, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất,
phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường. Số lượng đàn gia súc, gia cầm
nhìn chung đều tăng, cụ thể:


14
- Đàn bò: 5.779 con, trong đó bò sữa có 270 con.
- Đàn trâu 176 con.
- Đàn lợn: 46.488 con; Đàn gia cầm ước đạt 500 nghìn con.
- Thịt hơi các loại đạt 9.242 tấn.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 26,14 ha đất chăn nuôi xa khu dân cư, tập trung ở
các xã Lạc vệ, Tân Chi và Cảnh Hưng, trong đó có 3 trang trại chăn nuôi lợn tập trung, 3
trang trại chăn nuôi gia cuầm, 01 nhà máy giết mổ gia súc tập trung và nhiều các hộ chăn

nuôi gia súc, gia cầm tại các khu chuyển đổi trang trại VAC phát triển có hiệu quả.
- Thuỷ sản.
Thực hiện Nghị quyết 06 của BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, trong những năm
qua Tiên Du đã tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, chuyển diện
tích đồng trũng sang nuôi cá kết hợp trồng cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tổng diện tích ao hồ, đầm nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình kinh tế trang trại VAC
là 520,22 ha, tập trung ở các xã Lạc Vệ (125,34ha), Phú Lâm (106.94ha), Tân Chi
(34,47 ha),.... Trong đó có 354,3 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp chuyển sang nuôi
trồng thuỷ sản và VAC kết hợp, kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế cao gấp 2,5 đến 3
lần so với trồng lúa. Sản lượng khai thác thuỷ sản ước đạt 1.537 tấn. Tổng giá trị
nuôi trồng thuỷ sản, theo giá hiện hành, đạt 25 tỷ đồng.
b. Hiện trạng ngành Công nghiệp.
Trong năm năm qua, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển với tốc
độ cao. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 2.086,9 tỷ dồng năm 2005 lên 8.987,7 tỷ
đồng năm 2008 và 11.256,7 tỷ đồng năm 2009 (theo giá hiện hành). Trong đó kinh
tế nhà nước năm 2009 chiếm 8%, kinh tế tư nhân chiếm 25%, kinh tế vốn đầu tư
nước ngoài chiếm 65%, còn lại là kinh tế tập thể và kinh tế cá thể.


15
Bảng 1.6: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn huyện năm
2010 -2014 (Theo giá thực tế; Đơn vị: Tỷ đồng)
Hạng mục
Tổng số

2010

2011

2012


2013

2014

2086,9 3246,1 4709,8 8987,7 11256,7

1. Chia theo loại hình kinh tế

2086,9 3246,1 4709,8 8987,7 11256,7

+ Doanh nghiệp Nhà nước trung ương

236,1

268,7

245,7

686,8

728,1

+ Doanh nghiệp Nhà nước địa
phương

10,9

111,4


75,4

126,8

166,8

+ Doanh nghiệp tư nhân

153

362

220

460

480

476,4

748,7

948,0

+ Công ty cổ phần tư nhân
+ Công ty TNHH tư nhân

667,8

800,6


1002,8 1012,5

1392,9

+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài

679,3

1358,9 2414,1 5612,0

7186,4

+ Doanh nghiệp liên doanh với nước
ngoài

44,0

57,7

98,3

111,2

109,0

+ Hợp tác xã

39,9


16,4

14,6

19,9

29,5

+ Kinh tế cá thể

255,9

270,4

162,5

209,8

216,0

2. Chia theo thành phần kinh tế

2086,9 3246,1 4709,8 8987,7 11256,7

+ Kinh tế nhà nước

247,0

380,1


321,1

813,6

894,9

+ Kinh tế tập thể

39,9

16,4

14,6

19,9

29,5

+ Kinh tế cá thể

255,9

270,4

162,5

209,8

216,0


+ Kinh tế tư nhân

820,8

1162,6 1699,2 2221,2

2820,9

+ Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài

723,3

1416,6 2512,4 5723,2

7295,4

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Du
c. Hiện trạng ngành Giao thông.
Mạng lưới giao thông của huyện với các đường Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,
đường liên xã, liên thôn, đảm bảo giao thông liên hoàn thuận tiện cho cả việc giao
thông đối nội và đối ngoại. trong những năm gần đây, nhờ được đầu tư từ ngân sách


16
Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân chất lượng mạng lưới đường giao thông của
huyện từng bước được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
* Đường bộ.
- Các trục quốc lộ trên địa bàn huyện Tiên Du gồm 3 tuyến:
+ Tuyến quốc lộ 1A cũ với chiều dài : 5,2km đang cải tạo.

+ Tuyến quốc lộ 1A mới với chiều dài: 8,5km đã hoàn thành.
+ Tuyến quốc lộ 38 với chiều dài: 11,7km đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
- Các trục tỉnh lộ: gồm 2 tuyến.
+ Tuyến tỉnh lộ 276 với chiều dài: 22,7 km đang cải tạo, nâng cấp.
+ Tuyến tỉnh lộ 287 với chiều dài: 5,3 km đang thi công.
- Các trục đường huyện: gồm 12 tuyến với chiều dài 34,7km.
* Đường sắt.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua địa phận huyện dài khoảng 9km,
có ga Lim nằm ngay sát thị trấn Lim rất thuận lợi.
* Đường sông.
Trên địa bàn huyện Tiên Du có hai con sông chảy qua đó là sông Đuống và
sông Ngũ Huyện Khê, trong đó sông Đuống chảy qua địa bàn huyện với chiều dài
12km, có 02 bến cảng sông tại sông Đuống là bến Hồ và bến Tri Phương, là tuyến
giao thông đường sông quan trọng tạo điều kiện vận chuyển và giao lưu hàng hoá
với các tỉnh phí bắc sông Hồng và phía Nam sông Thái Bình. Tuy nhiên, quy mô
hai bến cảng này hiện đang hoạt động với quy mô đầu tư nhỏ, rất cần được quan
tâm mở rộng và đầu tư với quy mô lớn hơn đáp ứng cho nhu cầu phát triển vận tải
đường sông trên địa bàn huyện. Sông Ngũ Huyện Khê dài 8 km là con sông đào, ít
có các hoạt giao thông đường sông trên con sông này.
d. Hiện trạng ngành Thương mại - dịch vụ.
Hệ thống cơ sở vật chất ngành thương mại - dịch vụ có nhiều chuyển biến
theo hướng tích cực, đảm bảo quá trình lưu thông hàng hoá và cung cấp các dịch vụ
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổng mức luân chuyển
hàng hoá năm đạt 1.420 tỷ đồng.


17
Về du lịch: Cơ sở vật chất từng bước được đầu tư, một số hoạt động văn hoá
ở Chùa Phật Tích, Đình làng Tam Tảo (Phú Lâm), lễ hội vùng Lim... bước đầu đã
gây được sự quan tâm, mến mộ của du khách thập phương. Hàng năm thu hút hàng

chục vạn lượt khách du lịch về thăm quan, nghiên cứu, tìm hiểu. Điều này hứa hẹn
tiềm năng phát triển và khai thác ngành du lịch trên địa bàn huyện sẽ có nhiều thuận
lợi trong những năm tới.
1.2.2.2. Yêu cầu phát triển kinh tế huyện Tiên Du
- Phát triển nhanh nền kinh tế của huyện Tiên Du theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá gắn với quá trình đô thị hoá, chỉnh trang xây dựng nông thôn theo
hướng đô thị hoá văn minh, xây dựng các khu cụm công nghiệp và mạng lưới kết
cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, hiện đại và lâu dài.
- Phát triển kinh tế - xã hội của huyện gắn với phát triển chung của tỉnh Bắc
Ninh, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Kết hợp
giữa phát huy nội lực của huyện với sự đầu tư từ ngân sách của tỉnh và Trung ương
thu hút đầu tư từ bên ngoài huyện.
- Tập trung khai thác tiềm năng là thế mạnh của huyện về vị trí địa lý thuận
lợi để phát triển dịch vụ du lịch, vận tải, thương mại kết hợp phát triển mạnh công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường
sinh thái.
- Phát triển kinh tế kết hợp với bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn
xã hội.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện:
+ Giai đoạn 2015-2020 bình quân tăng 14,5-15,5%/năm trong đó CN +XD
tăng 14-16%/năm, dịch vụ tăng trên 16,1%/năm; nông - lâm - thủy sản tăng khoảng
2,6%/năm. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 77,6%, dịch vụ 16,9%, nônglâm-thủy sản 5,5%.
+ GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2020 đạt khoảng
84 triệu đồng.


×