Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích tiếng việt trên cơ sở cấu trúc thông tin (Tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 10 trang )

PHÂN TÍCH TIÉNG VIỆT
TRÊN C ơ SỞ CẮU TRÚC T H ổN G TIN
Trằn Thuần

1. Giới thiệu
Như đã đề cập ở phần tóm tắt, thuật ngữ cấu trúc thông tin, theo Chafe (1976),
dùng để chỉ cách người nói truyền đạt, "đóng gói" thông tin m ột cách tối ưu trong
tương quan với thế giới diễn ngôn của người nghe tại thời điểm phát ngôn. Trong
những ngôn ngữ có ngữ điệu như tiếng Anh thì phương tiện đóng gói thông tin là
trọng âm. Ví dụ, người nói sẽ dùng ba trọng âm khác nhau cho câu (1), tùy theo thế
giới diễn ngôn của người nghe.
(1) Thủy tinh rất dễ vỡ.
Người nói sẽ đặt trọng âm vào tham tố, thủy tinh, nếu người nghe không biết
cái gì dễ vỡ. Trong bối cảnh của diễn ngôn, phát ngôn (1) với trọng âm vào tham tố
thủy tinh, là câu trả lời cho câu hỏi "cái gì dễ vỡ?". Trái lại người nói sẽ đặt trọng
âm vào vị tò, rất d ễ vỡ, nếu người nghe muốn biết tính chất của thủy tinh và (1) sẽ
là câu trả lời cho câu hỏi "Thủy tinh như thế nào?". Cách cuối cùng là đặt ừọng âm
vào cả câu để thông báo cho người nghe biết về thủy tinh và tính chất của nó. Phát
ngôn (1) theo ngữ điệu này thường xuất hiện trong phần đầu của diễn ngôn.
Cách diễn đạt thứ nhất, với trọng âm rơi vào tham tố, gọi là phát ngôn định
danh hay phát ngôn có tiêu điểm tham tổ (argument focus), cách thứ hai có trọng
àm vào vị từ là phát ngôn định tính hay phát ngôn có tiêu điểm vị từ (predicate
focus) và cuối cùng là phát ngôn thông báo hay phát ngôn cỏ tiêu điểm câu
(sentence focus). Thuật ngữ "tiêu điểm" xuất hiện trong cả ba loại phát ngôn và là
thuật ngữ then chốt trong cấu trúc thông tin.
Vậy tiêu điểfn (focus) là gì?
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ điểm qua hai định nghĩa tiêu biểu sau:
Tiêu điểm đảnh dấu sự hiện hữu các thành tố thay thế tương thích cho việc
giải thuyết một biếu thức ngôn ngữ (Rooth 1985, 1992).

* TS. Ngôn ngữ học, Nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ tại Đại học Potsdam, Đức.



908


PHÁN TÍCH TIẾNG VIỆT..

Theo định nghĩa này cùa Rooth thì khi (1) là phát ngôn có tiêu điểm tham tố,
trọng âm trên tham tố "thủy tinh" đánh dấu sự hiện hữu các thành tố thay thế tương
thích: tập hợp các thực thể {gỗ, giấy, sắt, đồng...}. Trong trường hợp phát ngôn có
tiêu điểm vị từ thì các thành tố thay thế tương thích là tập hợp các vị từ {dễ vỡ,
nóng, lạnh, cứng...}. Cuối cùng, khi tiêu điểm là toàn câu thì các thành tố thay thế
sẽ là tập hợp các mệnh đề {trời mưa, xe cháy, họ đi chơi...}.
Định nghĩa trên không đề cập đến trường hợp khi trọng âm không rơi vào toàn
thành tố mà vào một bộ phận cùa thành tố. Ví dụ như trong trường hợp người nói
muốn chỉnh sửa người nghe hình thức của biểu thức, như dưới đây:
(2)

A: Họ sống ờ Hà lội.
B: (Không phải) Họ sống ở HÀ NỘI.

Người nói A phát âm sai từ "Hà nội", người nghe B chỉnh sửa cách phát âm
ấy. Tiêu điểm của phát ngôn (2B) đánh dấu sự hiện diện của âm vị thay thế âm vị /1/
tức là âm vị /n/, không phải sự hiện diện của các địa danh như là thành tố thay thế.
Như vậy, thành tố thay thế ở đây là hình thức biểu đạt. Trái lại, phát ngôn (3), với
tiêu điểm trên tham tố tân ngữ, cho biết thành tố thay thế là nội dung biểu đạt.
(3)

A: Họ sống ở Hà nội.
B: (Không phải) Họ sổng ở NAM ĐỊNH.


Định nghĩa dưới đây của Kriíka (2006) có thể bao gồm cả hai trường hợp trên.
Thuộc tỉnh F của một biểu thức a là một thuộc tính tiêu điếm nếu và chi nếu F
thông báo, chi dấu rằng (a) các thành tổ thay thế hình thức biểu đạt của biểu thức
a, hay (b) các thành to thay thế nội dung biểu đạt của a là tưcmg thích cho việc giải
thuyết a.
Vì hai khái niệm tiêu điểm (focus) và chủ đề (topic) là hai khái niệm cơ bản
trong cấu trúc thông tin, cần thiết phải nhắc đến một số đặc trưng của khái niệm chủ
đề trước khi bàn đến các nghiên cứu cụ thể liên quan đến cẩu trúc thông tin.
Thuật ngữ chủ đề/ đề (topic) trong ngôn ngừ học thường được dùng để chỉ chủ
ngữ tâm lý (psychological subject), là thực thể mà người nói định vị và thực thể này
được chủ thuyếư thuyết (comment) hay vị từ tâm lý (psychological predicate) bàn
đến. Nhà ngôn ngữ học Reinhart (1982) sử dụng lối diễn đạt hoán dụ gọi chủ đề là
một cái thè hồ sơ (file card), mà nội dung thông tin được viết ra trên đó. Đi xa hơn,
Krifka (2006), trên cơ sở các nghiên cứu về tâm sinh lv học ngôn ngữ, ngôn ngữ
học thần kinh, sinh lý học tiến hóa, đã cho rằng kết cấu chủ đề - chủ thuyết phản
ánh một cách sinh động sự phân chia chức năng não bộ làm hai khu vực và phân
chia chức năng cùa hai tay con người. Tiếp nối cách diễn đạt hoán dụ của Reinhart,

909


VIỆT NAM H Ọ C - K Ỷ Y ẾU H ỘI TH Ả O QUỐC TÉ LÀN T H Ứ T ư

Kriíka kết nối tay trái với thẻ hồ sơ và tay phải với nội dung thẻ, như vậy khi nói ta
có chủ đề, tức là tay trái lấy thẻ ra, còn tay phải ghi chủ thuyết vào. Cũng như tiêu
điểm, chủ đề được ngữ pháp hóa. Nhưng như chúng tôi có đề cập trong phần tóm
tắt, đa số các tác giả nghiên cứu tiếng Việt chú trọng vào việc nghiên cứu chủ đề
hơn là tiêu điểm.
2. Một số vấn đề về nghiên cứu tiếng Việt theo ngữ pháp chức năng
2.1. v ề sự phân chia hình thức của cẩu trúc câu

Có thể nói Cao Xuân Hạo là nhà ngôn ngữ học đi tiên phong trong việc tiếp
cận tiếng Việt dưới góc độ ngữ pháp chức năng. Tác phẩm đầu tiên của ông về ngữ
pháp chức năng tiếng Việt xuất bản năm 1991 đã mở ra m ột hướng nghiên cứu mới
về tiếng Việt cập nhật với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đã
đạt được, qua công trình nói trên tác giả đã bộc lộ sự thiếu nhất quán trong lập luận
và các khái niệm cơ bản. Đặc biệt việc phân chia đề thuyết một cách hình thức căn
cứ vào khả năng "chêm" hai tác tố "thì" và "là" khiến công trình nghiên cứu giàm
tính thuyết phục.
Để minh họa, chúng tôi xin trích một số ví dụ trong sách nói trên:
Theo tác giả thì "một từ, một ngữ đoạn hay một tiểu cú ở vị trí đầu câu m à có
thì theo sau hoặc có thể đặt thì tiếp theo sau thì đó là phần Đê của câu" và việc thêm
từ thì không phá vỡ cú pháp của câu, cũng như nghĩa ý niệm của câu (trang 78). Tác
giả đã xây dựng một hệ thống câu, có tầng bậc đề thuyết. Trong các kiểu câu tác giả
đưa ra, có thể chêm thì ở nhiều hơn một vị trí. Tuy nhiên, không phải các kiểu câu
giống nhau đều cho phép như vậy. Ví dụ câu (1), (trang 162), dưới đây là câu (4).
(4) Cô ấy tóc vàng.
(4') Cô ấy thì tóc vàng.
(4") Cô ấy tóc thì vàng.
Trong câu này, "cô ấy" là chủ đề, "tóc vàng" là thuyết và trong phần thuyết có
thể phân chia thêm: "tóc" là tiểu đề, "vàng" là tiểu thuyết. Như vậy, hoàn toàn có
thể chêm thì sau cô ấy và tóc. Tuy nhiên, sẽ không tự nhiên nếu làm như vậy với
câu (2) "Mai mẹ về" (cùng trang 162) dưới đây là câu (5), mặc dù cả hai câu này
đều có cùng một cấu trúc1.
(5) ? Mai mẹ thì về.

1. Theo quy ước về ngôn ngữ học thì dấu (?) để chi sự lệch chuẩn, dấu (#) chi sự không đúng
về ngữ dụng, dấu (*) chi câu sai ngữ pháp.
910



PHÂN TÍCH TIẾNG VIỆT.

Rõ ràng có gì đó không ổn với cách phân chia hình thức này. Vì chủ đề trong
câu (4) "cô ấy" và chủ đề trong câu (5) "mai" khác nhau về bản chất: không có mối
liên hệ nào giữa "mai" và "mẹ", trong khi đó có mối quan hệ về sở hữu giữa "cô ấy"
và 'tóc".
Từ việc xác định thì như một phương tiện đánh dấu từ ngữ đi trước là chủ đề,
tác giả đã đi đến việc sử dụng thì như là một phương tiện kiểm tra tính chất "chủ
d ề '. Ví dụ như trong hai câu dưới đây (trang 96):
(6) Ai (thì) mới làm được việc này?
(7) Anh Tân (thì) mới làm được việc này.
Theo tác giả thì trong hai câu trên, chủ đề là phần đầu, "ai" và "anh Tân" và có
thể được đánh dấu biên giới bằng thì. Nhận định này thể hiện sự thiếu chuẩn xác và
nhát quán trong lập luận: tác giả đã mô tả chủ đề có thuộc tính xác định, trong khi
đó căn cứ vào chu cảnh của ví dụ trên, "ai" và "anh Tân" là phần mới, cái chưa biết,
còr cái đã biết ở đây chính là vị ngữ, mà tác giả cho là phần đề. Thao tác xóa cho ta
biế: phần vị ngữ là cái đã biết: có thể trả lời câu hỏi (6) là "Anh Tân".
2.2. v ề việc giải thuyết cẩu trúc câu
Việc sử dụng các loại câu thuộc văn hóa dân gian như tục ngữ, thành ngữ
trong phân tích ngôn ngữ thường tạo ra nhiều vấn đề, vì hai lý do. Thứ nhất, tục ngữ
là kho tàng cất giấu nguồn kiến thức dân gian, không liên qua đến các kiến giải
thuin túy ngôn ngữ. Thứ hai, nhu cầu ghi nhớ và truyền đạt kho tàng kiến thức này
bằrg ngôn ngữ nói khiến tác giả, các nhà văn hóa vô danh, tìm kiếm cách thức ngôn
ngũ đặc hiệt giúp dễ ghi nhớ và dễ truyền đạt. Điều này khiến các tục ngữ trở thành
nhũng phương tiện ngôn ngữ không bình thường mà để giải thuyết chúng, người
bảr ngữ cần phải có một kiến thức dân gian nhất định. Một người bản ngữ nói tiếng
Anh lần đầu tiên nghe ai đó nói "the more, the merrier" chậc chắn sẽ không thể hiểu
chuỗi lời nói đó có nghĩa gì.
Một nguyên lý của ngôn ngừ học là người bản ngữ có thể, với vốn kiến thức
về quy tắc cú pháp và từ vựng, tạo ra một câu bất kỳ hoàn toàn mới, chưa hề được

nói ra và cũng có thế giải thuyết, hiểu được, bất kỳ câu mới nào. Xét ví dụ sau của
tác giả.
(8) Chó treo, mèo đậy.
Một người bản ngừ nói tiếng Việt sinh ra ờ thành phố, trong nhà không nuôi
chỏ mèo và chưa hề có kinh nghiệm về chuyện ăn vụng của chó và mèo thì không
thể hiểu dược lời khuvên của câu tục ngữ này. Để người nghe hiểu được thì người
nói phải lý giải câu tục ngữ thông qua kinh nghiệm song, kiến thức của mình về thế
911


V IỆT NA M H Ọ C - K Ỷ Y Ế U H Ộ I TH Ả O Q UỐ C TẾ L À N T H Ứ T ư

giới. Nếu để tự hiểu, người bản ngữ ấy sẽ thấy câu trên tương tự như câu (9) và sẽ
hiểu câu này theo mô hình như câu (10).
(9) Chó cột, mèo nhốt.
(10) [chó j] [ộ cột ti], [mèo j] [ộ nhốt tj]
Mô hình này được hiểu như sau: <Ị> thay cho chủ ngữ ẩn, ti là tân ngữ ẩn có
đồng sở chỉ với chó và tj là tân ngữ ẩn có đồng sở chỉ với mèo. Câu này nghĩa là
"chó thì ai đó cột nó lại, còn mèo thì ai đó nhốt nó lại".
Tương tự như vậy, câu tục ngữ "Chó treo, mèo đậy" chỉ có thể được giải thuyết
là "chó thì ai đó treo nó lên, còn mèo thì ai đó đậy nó lại". Đó là cách khả dĩ nhất
mà một người bản ngữ, chỉ có kiến thức về ngôn ngữ, giải thuyết câu tục ngữ. Và
cách giải thuyết này không hề sai với kiến thức ngôn ngữ m à họ có.
Việc sử dụng quá nhiều các ví dụ thuộc loại này trong công trình nghiên cứu
khiến tác giả dễ đi đến những khái quát căn cứ vào những trường hợp khác thường,
chử không phải bình thường, vì vậy giả thiết của tác giả không được hỗ trợ bằng dữ
liệu khoa học.
Tóm lại, công trình duy nhất nghiên cứu tiếng Việt theo ngữ pháp chức năng
đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong giới ngôn ngữ học, cung cấp m ột khối
lượng lớn dữ liệu về tiếng Việt và đặt ra những vấn đề đang còn tranh cãi cần giải

quyết. Tuy nhiên, như những công trình tiên phong, công trình nghiên cứu này
không tránh khỏi thiếu sót. Bài viết của tôi nhằm hướng đến việc giải quyết thiếu
sót này.

3. Tiếp cận tiếng Việt theo cẩu trúc thông tin
Tiếp cận tiếng Việt theo cấu trúc thông tin nhằm làm rố sự phân chia loại hình
ngôn ngữ theo các tác giả Charles Li và Thompson Sandra, theo đó ngôn ngừ được
chia làm hai nhóm lớn: ngôn ngữ thiên chủ đề và ngôn ngữ thiên chủ ngữ. Sự phân
chia cần được hiểu như một hệ quy chiếu có thứ bậc và không có ngôn ngữ nào
thuộc về một cực nhất định, nghĩa là không có ngôn ngữ nào chi có chủ đề mà
không có chủ ngữ và ngược lại. Đối với ngôn ngữ thiên chủ đề thì bất cứ tham tố
nào, k'ể cả các ngoại tố (adjunct) cũng có thể là chủ đề, trong khi đó, đối với ngôn
ngữ tiên chủ ngữ thì chủ đề thường do các tham tổ đảm trách. Nếu cho rằng tiếng
Việt không có chủ ngữ hay tiếng Anh không có chủ đề thì hoàn toàn trái với thực tế.
Sự tiếp cận tiếng Việt theo phương hướng này cũng giúp mô tả một cách
tường minh và chuẩn xác các trường hợp không có chủ đề như trong ví dụ (6) và
(7). Trở lại với cách diễn đạt hoán dụ về phân chia chức năng của tay trái, phải và
cấu trúc câu. Trong hai khái niệm chủ đề, tiêu điểm, thì khái niệm tiêu điểm là phổ

912


PHÂN TÍCH TIỂNG VIỆT.

quát hơn theo ý nghĩa bất kỳ phát ngôn nào cũng phải cung cấp thông tin mới và có
phát ngôn không có chủ đề tường minh mà chỉ có tiêu điểm. Ví dụ như trong phát
ngôn thông báo, hay câu tồn tại.
(11) Có chuyện gì vậy?
(12) Có hai tên trộm bị cảnh sát rượt chạy ngoài đường.
(12) là câu trả lời cho câu hỏi (11), toàn bộ câu không có thông tin cũ, khác

với câu (7) là câu trả lời cho câu (6). Trong câu này, "anh Tân" là mới, tiêu điểm,
không phải là chù đề.
Chúng tôi cho rằng có thể phân chia câu trong tiếng Việt làm hai phần: tiêu
điểm và nền (background). Nen cung cấp khung với một ô trống, tiêu điểm điền vào
ô trống đó. Sự phàn chia này tương thích với giải thuyết nghĩa theo lô gích học hiện
đại (Frege). Xét ví dụ sau:
(13) Tân là sinh viên toán.
Nếu (13) là câu trả lời của câu hỏi "Tân là ai?" thì "Tàn" là nền, còn "sinh viên
toán" là tiêu điểm, còn nếu đó là câu trả lời cho câu hỏi "ai là sinh viên toán?" thì

"Tân" là tiêu điểm, còn "sinh viên toán” là nền. Theo Frege, trong trường hợp đầu,
"sinh viên toán" là một vị từ, chi một tập hợp các thực thể có tính "sinh viên toán"
và câu trên chỉ đúng khi "Tân" thuộc về tập hợp đó. Trong trường hợp thứ hai,
"Tân" là một vị từ, tập hợp các thuộc tỉnh thuộc về Tân và câu trên chỉ đúng nếu
thuộc tính "sinh viên toán" thuộc tập hợp này'.
Chủ đề trong cấu trúc thông tin không đóng vai trò quan yếu trong giải thuyết
ngũ nghĩa và có thể được thể hiện ở dạng ẩn, tức là không có nội dung ngữ âm.
Nghiên cứu tiếng Việt ở góc độ này giúp giải quyết các thiếu sót mà những nhà
nghiên cứu đi trước gặp phải. Cụ thể trong ví dụ dưới đây, cách giải quyết theo
phương pháp đề thuyết không giải thích được tình trạng câu đúng về ngữ pháp,
nhung không đúng về đụng pháp.
(14) Ngữ cảnh: Người A nói với người B: "Nói cho tôi biết về Tân".
B. Tân thì có giúp Mai.
B \ u Có Tân giúp Mai

1. Tieo ngữ nghĩa học lô gích, các đơn vị ngôn ngữ trong



dụ trên được định nghĩa như sau:


[Ịsinh viên to á n ]] = Ax. X là sinh viên toán

[[ràn]] -AQ.Tan(Q)
T ong đó, X chi thực thể dơn vị, Q chỉ thực thể tập hợp, dấu X chi tập hợp.


V IỆT N AM H Ọ C - K Ỷ YẾU H Ộ I T H Ả O Q UỐ C T Ế LẦ N T H Ứ T ư

(15) Ngữ cảnh: Người A hỏi người B: "Có ai giúp Mai không?"
B: # Tân thì có giúp Mai.
B': Có Tân giúp Mai.
Câu B không đúng về dụng pháp trong ngữ cảnh (14), nhưng đúng trong
ngữ cảnh (15). Trái lại câu B' đúng về dụng pháp trong ngữ cảnh (15), nhưng không
đúng trong ngữ cảnh (14). Trong câu B, chủ đề là "Tân", còn trong câu B' chủ đề
ở đâu?
Ta không thể chêm thì sau "Tân" trong câu B".
Cấu trúc thông tin trả lời một cách thỏa đáng: trong ngữ cảnh (14), "Tân" là
nền, còn tiêu điểm là toàn bộ phần động ngữ "giúp Mai", tác tử có đánh dấu tiêu
điểm. Vì trong ngữ cảnh này, "Tân" là thông tin cũ và "giúp Mai" là thông tin mới.
Người nói biết rằng người nghe chưa có thông tin này. Trong ngữ cảnh (15), "Tân"
là tiêu điểm, được cỏ đánh dấu, phần còn lại là nền, phần thông tin mà người nói
biết người nghe đã có.
Chức năng của sự phân chia "tiêu điểm - nền" là xác định thành tổ thay thế có
chân trị trong sổ các thành tổ thay thế khác. Ví dụ trong câu dưới đây:
(16) Tân mua SÁCH.
Tham tổ "sách" trong câu nhận trọng âm và là tiêu điểm của câu. Câu này cố
thể là câu trả lời cho câu hỏi "Tân mua gì?" hoặc câu đính chính cho câu 'T ân mua
bút". Các thành tố có thể thay thế cho "sách" trong câu này có thể là {vở, nhà,
kem...}. Khi chọn "sách" làm thành tố thay thế có chân trị, người nói đã gián tiếp từ

bỏ các thành tố khác.
4. Tiểu từ đánh dấu tiêu điểm trong tiếng Việt
Duffield (2007) cho ràng, trong tiếng Việt, tiểu từ có là từ trung tâm (head)
của Cụm khẳng định (Assertion Phrase), chức năng của nó là đánh dấu hành động
biểu hiện qua vị ngữ là thuộc về quá khứ và những thành tố thuộc trường ảnh hưởng
(scope) của từ trung tâm này cũng thuộc về quá khứ. Đó là lý do tại sao có sự khác
nhau về "thì" trong hai câu hỏi sau.
(17) Khi nào anh về?
(18) Anh về khi nào?
Cụm khẳng định trong hai câu trên có từ trung tâm ẩn. Từ nghi vấn "khi nào"
nằm trong trường ảnh hưởng của Cụm khẳng định trong câu (18) và nằm ngoài
Cụm khẳng định trong câu (17). Từ này trong câu (18) hỏi về hành động trong quá
khứ, trái lại trong câu (17) thì từ này lại hỏi về tương lai.
914


PHÁN TÍCH TIẾNG VIỆT..

Tuy nhiên, giả thiết này không lý giải được tại sao trong các câu dưới đây
không biểu đạt thì quá khứ:
(19) Hoa mai thường nở khi nào?
(20) Cô ấy sẽ gặp anh khi nào?
Từ nghi vấn "khi nào" nằm trong trường ảnh hưởng của Cụm khẳng định trong
cà hai câu, nhưng câu (19) hỏi về một hành động, sự kiện xảy ra như một quy luật,
không phải về một hành động sự kiện cụ thể trong quá khứ, còn câu (20) thì hỏi về
tương lai.
Đặc biệt, ngay cả khi tiểu từ có xuất hiện như trong ví dụ dưới đây, ta vẫn
không cỏ "thì quá khứ".
(21) Nếu anh có gặp Mai thì nói cô ấy mua cho tôi vài quyển vở.
Giả thiết của chúng tôi cho rằng, sự tương liên giữa tiểu từ có và thì quá khứ chỉ

là bề ngoài, thực chất tất cả vị từ hành động trong tiếng Việt đều mặc định có thì
"quá khứ". Để phi quá khứ các vị từ này, cần phải có thao tác cú pháp: hoặc chêm
tác tử sẽ, hoặc trung hoà hóa vị từ hành động bằng các tác tử chỉ tần xuất như trạng
ngữ "thường, luôn luôn...".
Tiểu từ có theo giả thiết của chúng tôi là một tiểu từ tiêu điểm xuất hiện
trong các vị trí đầu vị ngữ hay đầu tham tố tiêu điểm. Trong ví dụ (14B), vị từ
"giúp Mai" được đánh dấu tiêu điểm, còn trong ví dụ (14B') tham tố "Tân" được
đánh dấu tiêu điểm.
Sự thiên lệch về đánh dấu tiêu điểm cho thấy tiếng V iệt có những biểu hiện
phổ quát của một ngôn ngữ thiên chủ đề: chủ ngữ ngữ pháp khi là tiêu điểm thì
cần phải được đánh dấu một cách tường minh, nếu không sẽ được hiểu là chủ đề
theo mặc định. Đây là giả định mà Fiedler, Hartmannn và các đồng tác giả (2008)
đưa ra trên cứ liệu các ngôn ngữ Tây Phi. Trong ví dụ (15) lặp lại dưới đây, chủ
ngữ tiêu điểm không được đánh dấu, vì vậy không tương thích.
(15) Ngữ cảnh: Người A hỏi người B: "Có ai giúp Mai không?"
B: # Tân thì có giúp Mai.
B': Có Tân giúp Mai.
"Tân" trong (15B) được hiểu như chù đề, vì khône được đánh dấu. Trong khi
đó, nếu tân ngữ có tiêu điểm, như ví dụ dưới đây, thì việc đánh dấu cần phải được
một tiểu từ hạn định (exclusive particle) đi theo, nểu không câu sẽ sai ngừ pháp
(câu 22B).

915


V IỆT NAM H Ọ C - K Ỷ Y Ế U H ỘI T H Ả O Q U Ố C TẾ LẢ N T H Ứ T ư

(22) Tân giúp ai?
B. T â n giúp có Mai.
B'. Tân chỉ giúp Mai.

B". Tân chỉ giúp có Mai.
Sự xuất hiện của tiểu từ hạn định "chỉ" cùng với tiểu từ tiêu điểm có tác dụng
xóa tính đa nghĩa: (15B') có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất, Tân không ỉàm gì khác ngoài
giúp Mai; nghĩa thứ hai, Tân không giúp ai khác ngoài Mai. Câu (15B") chỉ có một
nghĩa: Tân không giúp ai khác ngoài Mai.
5. Kết luận
Tiểu từ có là m ột tiểu từ tiêu điểm, vừa đánh dấu vị từ tiêu điểm và vừa đánh
dấu tham tố tiêu điểm. D ữ kiện này trong tiếng Việt đã giúp trả lời câu hỏi về ngôn
ngữ học loại hình mà H ole và Zimmerman nêu ra: Tại sao m ột số ngôn ngữ đánh
dấu vị từ tiêu điểm và tham tố tiêu điểm giống nhau?
Sự tương liên về "thì quá khứ" và tiểu từ có chỉ là bề mặt, vì thực chất vị từ
hành động trong tiếng V iệt mặc định nghĩa "quá khứ".
Mở rộng hơn phạm vi bài viết, chúng tôi cho rằng vì tiếng Việt là m ột ngôn
ngữ không biến hình và dựa vào văn cảnh (discourse oriented/based), các quan hệ
giữa các thành tổ trong câu được xác lập chủ yếu qua văn cảnh, việc tiếp cận tiếng
Việt theo cấu trúc thông tin sẽ giúp tránh những kết luận nặng về lý thuyết, khái
niệm "dĩ Âu vi trung" được hiểu theo nghĩa này.
Sự phức tạp trong lý thuyết ngôn ngữ là vấn đề mà các nhà sư phạm cần chủ ý
đến khi biên soạn và giảng dạy tiếng Việt. Cụ thể, việc dạy ngữ pháp tiếng Việt
trong trường học nên cô đọng, chọn lọc và tránh nặng về lý thuyết, đặc biệt là các
vấn đề đương đại của lý thuyết ngôn ngữ học. Kinh nghiệm của chúng tôi về việc
dạy tiếng Anh ở trường học tại Mỹ là học sinh được dạy để nói và viết tiếng Anh
mạch lạc, đúng ý mình diễn đạt chứ không cần phải biết các quy tắc ngữ pháp tiếng
Anh có tính lý thuyết vì những quy tắc đó, suy cho cùng đã nằm trong đầu của
người bản ngữ, hình thành cái được gọi là kiến thức ngôn ngữ. Các quy tắc chẳng
qua là việc tường minh hóa kiến thức ngôn ngữ đó, nhằm mục đích mô tả, lý giải
phục vụ việc nghiên cứu ngôn ngữ.
Tài liệu tham khảo
1. Beaver, D.ĩ & Clark B.Z. (2008), Sense and sensitivity: How focus determines
meaning, Wiley- Blackwell.

9 16


PHÂN TÍCH TIẾNG VIỆT...

2.

Cao X uân Hạo (1991), Tiếng Việt, Sơ thảo Ngữ pháp Chức năng, H à Nội.

3.

D uíĩĩelđ, N. ( 2007), "Aspect o f Vietnam ese clausal structure: Separating tense from

assertion".
4. Linguistics 45-4: 765 - 814.
5. Hole, D. (2008), 'Even, Also and Only in Vietnamese', Interdisciplinary Studies on
Information Structure 11 (2008): 1-54.
6.

K.ÌSS, K. E. (2007). Topic and Focus: Two Structural Positions A ssociated w ith

Logical Functions in the.
7. Left Periphery of the Hungarian Sentence. In Féry, c., Fanselow, G. & Krifka, M.
(Eds.), Working Papers of the SFB632, Interdisciplinary Studies on Information
Structure 6 (69-82).
8. Krifka, Manfred (2006), 'The Origin of Topic/Comment Structure, of Predication,
and of Focusation in Asymmetric Bimanual Coordination', Humboldt, Berlin.
9. Jannedy, s. (2007), "Prosodic focus in Vietnamese", Interdisciplinary Studies on
Information Structure 08: 209-230.
10. Tomioka, s. (2007). Information Structure as Information-based Partition. In Fery,

c\, Fanselow, G. & Krifka, M. (Eds.), Working Papers of the SFB632, Interdisciplinary
Studies on Information Structure 6 (97-108).
11. Zimmermann, M. & Hole D. (2008), Predicate Focus, Verum Focus, Verb Focus:
Similarities and Difference, talk given at Potsdam-London IS Meeting.

917



×