Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên (Tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.67 KB, 11 trang )

đại học quốc gia Hà Nội
tr-ờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn

trần thị nhung

tác động của nền kinh tế thị tr-ờng đối với quan hệ
giữa con ng-ời và tự nhiên

Luận văn thạc sĩ triết học

Chuyên ngành

: Triết học

Mã số

: 60 22 08

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS. TS D-ơng Văn Thịnh

Hà Nội, 2008


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội của Đảng như: Đại hội lần thứ VIII, IX, X, nền kinh tế của
đất nước đã thực sự có sự chuyển mình từ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đưa đất nước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, của
tri thức, bắt kịp với xu thế của thời đại mới.
Trong sự phát triển rất mạnh mẽ ấy của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có
một nhân tố vô cùng quan trọng, nó là “hạt nhân” của sự phát triển, nhân tố đó là con người và tự nhiên.


Tự nhiên và con người là hai hệ thống tương đối độc lập, xong nó có mối quan hệ biện chứng, tác
động qua lại lẫn nhau; Tự nhiên cần đến con người để ngày càng được cải tạo và phát triển, để tự nhiên
“ban tặng” những món quà cho con người và con người cũng rất cần đến tự nhiên như một “lẽ tự nhiên”
để tồn tại, duy trì và phát triển.
Nhưng vấn đề nan giải ở chỗ, kinh tế thị trường phát triển như thế nào để không gây ảnh hưởng
xấu đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên? Cần có biện pháp đặt ra và giải quyết như thế nào cho
đúng, kịp thời? đây là câu hỏi lớn đặt ra những nhà nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Chủ trương của Đảng về sự chuyển dịch nền kinh tế đã làm cho nền kinh tế nước ta có sức sống
mới, có sự phát triển sôi động. Những tiềm năng về con người và tự nhiên của đất nước được phát huy
một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái của nó, đó là nếu
không có sự điều tiết một cách đúng đắn sẽ tác động xấu đến tự nhiên, huỷ hoại môi trường sống của con
người. Điều đó lại ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vấn đề đặt ra là phải
nghiên cứu sự tác động của kinh tế thị trường như thế nào đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên lại
vừa đảm bảo sự phát triển kinh tế, giữ gìn môi trường sống cho con người. Theo tác giả đây là vấn đề khó
nhưng rất cần hiện nay, nhất là đối với các nước đang phát triển như ở nước ta. Vì vậy tác giả chọn đề tài:
"Tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên" làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Quan hệ giữa con người và tự nhiên xuất hiện từ khi con người biết dựa vào tự nhiên để tồn tại.
Từ đó những nghiên cứu về mối quan hệ này đã xuất hiện. Mối quan hệ này được nhiều người bàn đến ở
các góc độ khác nhau.
- Ở nước ngoài: Trong các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh
rằng, nếu con người tác động đến tự nhiên mà phá hoại sự cân bằng sinh thái thì loài người không tách
khỏi những nguy cơ đe dọa sự tồn tại của chính mình.
Trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên" Ph.Ăngghen đã nêu lên sự khác nhau giữa loài vật và
loài người trong mối quan hệ thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên.
Trong tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học" năm 1844 C.Mác cũng đã phân tích và lập luận rất
thuyết phục rằng: "Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người, con người là một bộ phận của tự nhiên".

Về môi trường: Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, đặc biệt từ những năm 60, 70 trở lại đây,
cùng với việc gia tăng mạnh mẽ khả năng chinh phục tự nhiên của con người thì môi trường ngày càng bị
suy thoái. Từ đó xuất hiện những công trình nghiên cứu đề cập đến sự xuống cấp của môi trường và sự
cần thiết phải bảo vệ tự nhiên.
Ở Liên Xô (cũ) ngay từ những năm 70 đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có tính chất
phương pháp luận, đề cập đến tính cấp bách, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và khai thác tài nguyên
một cách hợp lý. Đó là: tác giả E.K.Phêđôrốp với tác phẩm: "Sự tác động lẫn nhau giữa xã hội và tự
nhiên", Lêningrat, 1972; Tập thể tác giả với cuốn: "Những khía cạnh phương pháp luận của việc nghiên
cứu sinh quyển, Matxcơva, 1975; V. P. Tugarinôp: "Giới tự nhiên - Văn minh - Con người", Lêningrat,
1978; Tập thể tác giả: "Bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội của nó", Matxcơva, 1980…
Gần đây, trong các công trình xuất bản như: "Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI", 1984 của
Daisaku Ikeda và Aurelio Peccei; "Một thế giới không thể chấp nhận được", 1988 của Rênê Duymông;
"Chuẩn bị cho thế kỷ XXI", 1993 của Paul Kennedy; "Làn sóng thứ ba"; "Cú sốc tương lai" của Alvin
Toffler… Các tác giả đã vạch ra cho chúng ta thấy hiện trạng nguy kịch của môi trường tự nhiên, nguyên
nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường và đồng thời cũng bàn tới tương lai sự tồn tại của hành tinh chúng
ta.
- Ở Việt Nam:
Các tác giả như: Nguyễn Trọng Chuẩn với bài: "Những tư tưởng của Ph.Ăngghen về quan hệ
giữa con người và tự nhiên trong "Biện chứng của tự nhiên", tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng
ô nhiễm môi trường và khủng hoảng sinh thái. Năm 1997, tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm với tác phẩm
"Môi trường sinh thái: vấn đề và giải pháp" đứng từ góc độ triết học - xã hội để xem xét qmh giữa con


người và tự nhiên, đã phân tích rất kỹ sự thống nhất của các yếu tố: Con người - Xã hội - Tự nhiên mà sự
phát triển khách quan của nó vốn tuân thủ theo nguyên tắc tự điều chỉnh, tự cân bằng, sự làm sạch, tự bảo
vệ theo cơ chế của chu trình sinh học hay chu trình trao đổi vật chất, năng lượng thông tin của sinh quyển;
vấn đề khủng hoảng sinh thái hiện nay là hậu quả tất yếu của một quá trình tác động lâu dài, mạnh mẽ và
mang nhiều yếu tố tiêu cực, tự phát của con người và xã hội lên tự nhiên. Tác giả Chu Tuấn Nhạ với tác
phẩm: "Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Cộng sản, số 8 - 1998.
Tác giả Phan Hoàng Dũng: "Về vấn đề sinh thái xã hội ở Việt Nam hiện nay". Tác giả Bùi Văn Dũng:

"Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền", Luận án Tiến sĩ
Triết học, Hà Nội, 1999.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ giữa con người và tự nhiên, về môi trường,
về sự phát triển, nhưng những nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu từng mảng của vấn đề
hoặc là tự nhiên, con người, hoặc là tự nhiên và con người với sự phát triển, hay vấn đề con người và tự
nhiên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay khi khoa học ngày càng phát triển, đời sống
của con người có sự đổi thay thì con người lại càng có điều kiện để chú ý đến nguồn gốc xuất thân cũng
như sự tồn tại của mình. Vậy thực tế đời sống của loài người nói chung và con người Việt Nam đặt trong
quan hệ với tự nhiên đang phải chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường như thế nào? đặc biệt luận giải
vấn đề này dưới góc độ triết học thì rất hiếm, bởi đây là vấn đề bức thiết và cũng rất khó giải quyết không
chỉ của riêng một quốc gia mà là vấn đề chung của toàn cầu. Chính vì vậy chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu
vấn đề này với lòng mong muốn góp phần tìm ra giải pháp để điều chỉnh hoạt động của xã hội nhằm bảo
vệ tốt hơn môi trường tự nhiên cho con người.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên, thực trạng sự tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên, luận văn chỉ
ra một số nguyên nhân và đưa ra lời khuyến nghị để giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên luận văn có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên.
Thứ hai: Trình bày khái niệm và đặc điểm kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, mặt tích cực và mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường.


Thứ ba: Nghiên cứu sự tác động của nền kinh tế thị trường đối với mối quan hệ giữa con người và
tự nhiên: mặt tích cực và tiêu cực.
Thứ tư: Một số vấn đề đặt ra từ sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên ở nước ta hiện nay, đề xuất một số khuyến nghị để giải
quyết mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu sự tác động của kinh tế thị trường đối với mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên trong những năm gần đây ở nước ta.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
- Dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
- Quan điểm của Đảng ta về việc phát triển kinh tế thị trường và vấn đề khai thác tài nguyên tự
nhiên, bảo vệ môi trường sống ở Việt Nam hiện nay. Trong luận văn có sử dụng một số kết quả nghiên
cứu của một số công trình gần đây có liên quan đến vấn đề này.
Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận văn cũng sử dụng
chủ yếu phương pháp kết hợp giữa lô gíc và lịch sử, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống
kê…
6. Những đóng góp mới của luận văn
Đánh giá tầm quan trọng của con người đối với tự nhiên và tự nhiên đối với con người trong hệ
thống con người - xã hội - tự nhiên, đặc biệt ở Việt Nam hiện nay.
Chỉ ra hậu quả tác động của nền kinh tế thị trường đối với quan hệ giữa con người và tự nhiên ở
nước ta hiện nay.
Chỉ ra nguyên nhân và đưa ra những khuyến nghị để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực của nền kinh tế thị trường tác động đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên .
7. Ý nghĩa của luận văn


- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy chương

trình kinh tế, môi trường và bảo vệ môi trường.
- Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo trong quá trình học tập của sinh viên các trường Đại
học, Cao đẳng và những ai quan tâm đến vấn đề này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được
sắp xếp thành 2 chương 4 tiết.


Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
VỀ QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN

1.1. QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
1.1.1 Quan niệm về tự nhiên
Tôi không đồng ý kiến với các học giả Tư sản cho rằng: triết học Mác không đề cập tới vấn đề
quan hệ giữa con người và tự nhiên. Lịch sử triết học cho chúng ta thấy từ khi triết học ra đời đến nay
không triết gia nào (kể cả ở phương Đông và phương Tây) là không bàn đến vấn đề bản thể luận, nhận
thức luận. Điều đó chứng minh rằng triết học từ cổ đại đến đương đại rất chú ý đến vấn đề con người, vấn
đề tự nhiên, quan hệ giữa chúng và theo tôi thì đây lại là vấn đề then chốt của mọi thời đại, đặc biệt trong
thời đại hiện nay. Bởi đây không phải đơn giản chỉ là vấn đề của khoa học, kinh tế, hay kỹ thuật mà nó là
vấn đề mang tính xã hội, dân tộc, chính trị, tư tưởng, nhân văn… Do vậy, triết học phải có nhiệm vụ lý
giải nó thật sát với khoa học và phải xây dựng ý thức, tư tưởng đúng đắn cho con nười trong quan hệ, đối
xử với tự nhiên. Triết học có nhiệm vụ giải quyết vấn đề phương pháp luận về mối quan hệ biện chứng
giữa con người và tự nhiên. Thực tế mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên đã là đối tượng
nghiên cứu của các nhà tư tưởng và khoa học. Trong lịch sử triết học, mỗi thời kì lịch sử đều đưa ra quan điểm
khác nhau về quan hệ giữa con người và tự nhiên. Trong 5 điều dạy của đạo Phật:
Cấm sát sinh
Cấm ăn cắp
Cấm sa đọa hưởng lạc
Cấm nói dối

Cấm uống rượu
Đã nêu lên những yếu tố cơ bản của một cuộc sống lành mạnh, của một cộng đồng lành mạnh và
là điều răn dạy hướng về một “tự nhiên” tốt lành, hay trong luật “nhân quả” của đạo Phật mà ứng dụng
trong xã hội loài người thì có “ác giả ác báo, thiện giả thiện lai” và mở rộng hơn nữa đó là quan điểm tác
động qua lại giữa con người và tự nhiên đó là: Đối xử tốt với tự nhiên, tự nhiên sẽ ban phúc lợi; tàn ác với
tự nhiên, tự nhiên sẽ mang đến tai họa.
Như vậy, triết học Phật giáo đã bật lên một thái độ rất tôn trọng, nâng niu tự nhiên và có thể coi


đây như một tinh túy của đạo phật đối với thực vật, động vật, đất đai, sông núi….và con người.
Còn đối với Đạo giáo thì Lão Tử (khoảng TK5 - TCN) đã cho rằng con người và tự nhiên là một
thể thống nhất là nguyên nhân của vạn vật: Lão Tử cho rằng: Trời có tính đơn nhất mới sáng, đất có nó
mới bền vững, thần có nó mới thiêng, muôn vật có nó mới sản sinh mãi mãi, muôn vật vận động theo hình
thức riêng, cuối cùng mới trở về Đạo, theo quy luật tuần hoàn tự nhiên. Nhờ có tính đơn nhất ấy mà có sự
hài hòa giữa con người và tự nhiên, nếu làm ngược lại thì sẽ phá vỡ mối quan hệ này và đây chính là cơ
sở triết học căn bản khẳng định mối quan hệ quan trọng giữa con người và tự nhiên, và điều này đã được
thể hiện qua tư tưởng: “Thiên địa vạn vật thống nhất thể” và “tự nhiên tương dữ” (Lão Tử) nghĩa là trời
và người giao cảm lẫn nhau.
Trong tư tưởng triết học của Khổng Tử (khoảng 551 - 479 TCN) có rất nhiều luận điểm nói về
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, về môi trường thống nhất với quan điểm: “Thiên địa vạn vật
thống nhất thể” và “ tự nhiên tương dữ” của Lão Tử. Quan điểm của Nho giáo thể hiện mối quan hệ giữa
con người và tự nhiên qua thuyết “thiên, nhân hợp nhất”, nhằm nhân hóa tự nhiên, đề cao vai trò, phẩm
chất con người và trách nhiệm của con người trước tự nhiên
Một trong những nội dung khá quan trọng trong tư tưởng của Nho giáo đó là "đức nhân". Nho
giáo đặc biệt chú ý đến trật tự xã hội loài người bởi:…Tự nhiên có trật tự hài hòa, xã hội loài người cũng
thế, nên mọi sự hủy hoại, làm suy thoái, gây hại đến tự nhiên, gây ra hậu quả xấu tới người khác, như vậy
đã gây ra hai điều thất đức. Một là: Không kính trọng người khác. Hai là: Không xứng đáng là người
quân tử.
Khác với các triết gia phương Đông, thì các triết gia phương Tây tiếp cận mối quan hệ giữa con
người và tự nhiên dưới nhiêu góc độ như Hêđôrốt (khoảng 485 - 425 TCN) cho rằng: vũ trụ là một thể

thống nhất, nhưng trong lòng nó luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các sự vật, các lực lượng đối lập nhau.
Nhờ các cuộc đấu tranh đó mà sự vật này chết đi, sự vật khác ra đời và chính vậy làm cho vũ trụ trẻ mãi.
Trong triết học duy vật Anh thế kỷ 16, 17, nhà triết học E. Bê Cơn (1561-1626) đã khẳng định:
Con người cần phải thống trị và làm chủ giới tự nhiên, điều này có thực hiện được không? Tất cả tùy
thuộc vào sự hiêủ biết của con người: “Tri thức là sức mạnh, sức mạnh là tri thức” do đó rất cần một khoa
học để lấy giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu, mục đích là biến giới tự nhiên thành “giang sơn” của
con người, nghĩa là làm cho con người thống trị những lực lượng của giới tự nhiên. Muốn chinh phục
được tự nhiên, muốn chế ngự nó thì trước hết phải tuân theo các quy luật của nó. Hơn nữa E. Bê Cơn còn
khẳng định: Mục đích của xã hội chúng ta là nhận thức các sự vật, đồng thời mở rộng sự thống trị của con
người đối với tự nhiên trong chừng mực con người có thể làm được.


Cùng thời với E.Bê Cơn, nhà triết học Pháp R. Đề Các cũng rất chú ý đến yếu tố khoa học khi con người
tiếp cận với tự nhiên, nhưng khi R. Đề Các bác bỏ chủ nghĩa kinh viện để tạo ra một thứ triết học thực
tiễn ông gọi là siêu hình học để tăng cường sự thống trị của con người đối với tự nhiên. Trong tác phẩm:
“Luận về phương pháp” R.Đề Các viết: “…Thay cho triết học trừu tượng dạy ở các trường, có thể lập một
thứ triết học thực tiễn mà nhờ đó nếu biết được sức mạnh và tác dụng của lửa, nước, khí, sao, trời và tất
cả những


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Lê Quý An (1992), Những vấn đề chủ yếu về môi trường và phát triển tại Hội nghị Rio 92, Tạp chí
Thông tin Môi trường, số 3.

2.

Trần Lê Bảo (2001), Văn hóa sinh thái nhân văn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.


3.

Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2002 và định hướng chiến lược để tiến tới phát triển
bền vững (2002), Bản dự thảo 8.

4.

Báo cáo của UNEP năm 2003.

5.

C.Mác (1962), Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 91, 92.

6.

C. Mác và Ănghhen (1993), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 269.

7.

C. Mác và Ănghhen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội, tr 36, 475,
645 - 655.

8.

C. Mác và Ănghhen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội, tr 11.

9.

C. Mác và Ănghhen (1999), Tuyển tập gồm 6 tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội,
tr 591.


10.

C. Mác và Ănghhen (2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 135.

11.

C. Mác và Ănghhen (2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 134 -135, 232,
239, 179, 234, 182.

12.

C. Mác và Ănghhen (2000), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 266.

13.

C. Mác và Ănghhen (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 25 - 29.

14.

C. Mác và Ănghhen (2000), Toàn tập, Tập 32, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 80.

15.

C. Mác và Ănghhen (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 212.

16.

Chủ nghĩa Lênin và công cuộc đổi mới trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
(1990), Nxb Thông tin Lý luận, Hà Nội.


17.

Nguyễn Trọng Chuẩn (1980), Những tư tưởng của Ăngghen về quan hệ giữa con người và tự nhiên
trong "Biện chứng của tự nhiên", Tạp chí Triết học, số 4, tr 119 - 136.

18.

Nguyễn Trọng Chuẩn (1990), Góp phần vào vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện
nay, Tạp chí Triết học, số 2, tr 12 - 14.

19.

Bùi Văn Dũng (1997), Bảo vệ môi trường trong đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Tạp chí Triết học, số 3.

20.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr 148.

21.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr 23 - 24.

22.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa X, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.



23.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa X,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 140.

24.

Phạm Viết Đào (1996), Mặt trái của kinh tế thị trường, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

25.

Ngô Đình Giao (1997), Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26.

Mã Hồng (1996), Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27.

Lịch sử triết học (2001), Giáo trình cho các trường đại học và cao đẳng, Nxb Giáo dục.

28.

Nước - Vấn đề sống còn của nhân loại (2003), Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường, số 5.

29.

Ph. Ăngghen (1984), Chống Đuy rinh, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 72, 99.


30.

Phát biểu của UNDP tại lễ kỷ niệm Ngày nước thế giới và Ngày khí tượng thế giới (22 tháng 3) (2004),
Website UNDP Việt Nam ngày 15/6.

31.

Hỗ Sĩ Quý (chủ biên) (2000), Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển xã hội,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

32.

Trần Cao Sơn (2004), Môi trường xã hội nền kinh tế thị trường - những nguyên lý cơ bản, Sách
chuyên khảo, chuyên ngành xã hội học tri thức, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

33.

Nguyễn Danh Sơn (1995), Mấy vấn đề suy nghĩ về môi trường kinh tế - xã hội cho quá trình công
nghiệp hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34.

Phạm Thị Ngọc Trầm (1997), Môi trường sinh thái, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, tr 112.

35.

Phạm Thị Ngọc Trầm (2003), Vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường,
Tạp chí Triết học, số 3.


36.

Trần Văn Tùng (2005), Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở một số khu công nghiệp phía Bắc tới sức
khỏe cộng đồng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

37.

Nguyễn Ngọc Tuân (2002), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới phát triển kinh tế ở nước ta,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

38.

Nguyễn Văn Tuyên (1997), Sinh thái và môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr 197, 191.

39.

Tình trạng môi trường Việt Nam: Thách thức và ứng phó (1996), Tạp chí Thông tin Môi trường, số
2.

40.

Hà Huy Thành (chủ biên) (2001), Một số vấn đề xã hội nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41.

Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1960), Lịch sử triết học - triết học thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa
(từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII), Nxb Sự thật, Hà Nội.


42.

Jordan Ryan (2003), Chăm sóc nguồn nước tài nguyên chiến lược của thế kỷ XXI.-www. UNDP
Việt Nam ngày 15/6/2003.

43.

Website: bố hiện tượng rừng toàn quốc 2005.



×