Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Quản lý tổng hợp tài nguyên môi trương lưu vực sông cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.99 KB, 19 trang )

Mở Đầu

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Lưu vực sông là một địa điểm chứa, luân chuyển và tuần hoàn nguồn nước cần
phải có sự quản lý một cách chặt chẽ và khoa học do lưu vực sông có một vai trò
đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của khu vực địa lý mà nó đi qua. Nước nói
chung và nước ở lưu vực sông nói riêng có mối quan hệ mật thiết với các thành
phần khác của môi trường tự nhiên. Vì vậy muốn quản lý tài nguyên nước trong
lưu vực sông một cách hiệu quả ta cần thực hiện việc quản lý tổng hợp, tức là xem
xét các mối quan hệ giữa tài nguyên nước và các tài nguyên khác,từ đó đưa ra các
biện pháp quản lý phù hợp. Lưu vực sông Cầu là một lưu vực sông lớn và quan
trọng của vùng Bắc Bộ. Năm 2006, Ủy ban Quản lý tổng hợp lưu vực sông Cầu
được Thủ Tướng ký quyết định thành lập nhằm quản lý tài nguyên nước một cách
hiệu quả. Quản lý tổng hợp lưu vực sông là một cách quản lý mới được áp dụng
trong việc quản lý Môi trường tại nước ta. Việc gặp phải những khó khăn và thách
thức là điều được dự báo trước. Để có sự nhìn nhận và tổ chức quản lý một cách
phù hợp hơn cần có những đánh giá về thực trạng quản lý lưu vực sông theo từng
giai đoạn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
-Nghiên cứu cơ sở lý luận trong công tác quản lý lưu vực sông, cụ thể tại lưu vực
sông ở Việt Nam hiện nay.
-Nghiên cứu cơ sở thực tiễn hoạt động quản lý tài nguyên nước mặt tại LVS ở Việt
Nam nói chung và LVS Cầu nói riêng.
-Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện những thực trạng trong công tác quản lý
tài nguyên tại lưu vực sông Cầu

2




PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU
1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông cầu
1.1.Vị trí địa lý
- Lưu vực sông Cầu là một trong lưu vực sông lớn ở nước ta, có vị trí địa lý đặc
biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển KT - XH
của các tỉnh nằm trên lưu vực. Đây là lưu vực quan trọng nhất trong lưu vực sông
Hồng - Thái Bình (chiếm khoảng 8 % diện tích LVS Sồng – Thái Bình trong lãnh
thổ Việt Nam).
-Lưu vực sông Cầu là một trong 5 con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam
(Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt
Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch
sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.
-Lưu vực có diện tích 6030 km2 bao gồm gần như toàn bộ các tỉnh Bắc Kan,
Thái Nguyên, và một số tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Hà
Nội (huyện Đông Anh, Sóc Sơn) được giới hạn bởi : cánh cung sông Gâm ở phía
Tây , cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông , phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi những
dãy núi cao hơn 1000m.
- Dòng chính của sông có hướng chảy Bắc –Nam từ Bắc Kạn về Thái Nguyên sau
đó đổi hướng Tây Bắc – Đông Nam , chảy qua Chợ Đồn , Chợ Mới, Thái Nguyên,
Bắc Giang , Bắc Ninh và đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại – Hài Dương. Lưu vực
có tổng chiều dài các nhánh sông khoảng 1600 km.
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.Địa hình
- Địa hình sông Cầu đa dạng và phức tạp , bao gồm cả 3 dạng địa hình miền núi ,
trung du và đồng bằng. Ở phía Bắc và Tây Bắc có những đỉnh núi cao trên 1000m.


3


Ở phía Đông có những đỉnh núi cao trên 700m. Dãy núi Tam Đảo ở phía Tây có
đỉnh Tam Đảo cao 1592m chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Nhìn chung địa hình lưu vực thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và có thể
chia ra làm 3 vùng thượng lưu , trung lưu và hạ lưu.
+ Thung lũng sông phía thượng lưu và trung lưu nằm giữa cánh cung sông Gâm
và cánh cung Ngân Sơn – Yên Lạc.
+ Trung lưu có thể kể từ chợ Mới, nơi sông Cầu cắt qua cánh cung Ngân Sơn
chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam trên một đoạn khá dài rồi lại trở lại hướng
cũ cho tới Thái Nguyên.
+ Hạ lưu kể từ dưới Thác Huống cho tới Phả Lại. Hướng chảy của dòng sông lại
chuyển sang hướng Tây Bắc – Đông Nam.
1.2.2.Đất
Trong lưu vực có những nhóm đất chính dưới đây:
- Nhóm đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch và biến chất. Đây là nhóm
đất tốt, thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, nhưng trên một nửa diện tích của nhóm
đất này có tầng dày không quá 50 cm.
- Nhóm đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma axit, phân bổ tập trung ở suờn
một dãy núi nằm ở phía tây và nam lưu vực, độ dày tầng đất vào loại trung bình
hoặc mỏng.
- Nhóm đất phát triển trên đá kiềm ( đá vôi, đá bazic). Loại đất phát triển trên đá
vôi (như ở huyện Bạch Thông), đất tốt, thích hợp cho cây trồng nông nghiệp ngắn
ngày, giàu chất dinh dưỡng, độ dày thường sâu, thuận tiện cho cây trồng công
nghiệp.
- Nhóm đất phát triển trên phù sa cổ, tập trung ở phần hạ lưu, đất có tầng sâu dày,
nhưng đã bạc màu tập chung ở các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Sóc Sơn…canh tác
nông nghiệp tốt.
4



- Nhóm đất trồng lúa phân bố ở các huyện Vĩnh Lạc, Tiên Sơn, Quế Võ, Yên
Dũng, thành phần cơ giới đất thịt nhẹ hay trung bình, dinh dưỡng khá.
1.2.3.Khí hậu
- khí hậu lưu vực thuộc dạng khí hậu nhiệt đới được quyết định bởi chế độ mặt trời
vùng nội chí tuyến, với một nền nhiệt độ khá cao. Ở các vùng thấp (dưới 100m),
nhiệt độ trung bình năm đều vượt 210C (là tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới, Miller1965).
- Chế độ gió mùa đã đem lại sự phân hoá mùa khá sâu sắc.Trước hết phải kể đến
một sự hình thành một mùa đông lạnh khác thường với nhiệt độ thấp nhất có thể
dưới 00C ngay trên các vùng thấp phía Bắc của lưu vực. Đó là một dị thường đối
với khí hậu nhiệt đới. Với biên độ của nhiệt độ trung bình năm lên tới 12-13 0C,
hàng năm trên lưu vực đã hình thành hai mùa nóng, lạnh đối lập nhau rõ rệt. Đối
với hầu hết các yếu tố khí hậu khác nhau như giá, mưa, ẩm…chế độ gió mùa cũng
đem lại sự phân hoá mùi khá sâu sắc. Một mùa mưa tập trung tới trên 80% lượng
mưa cả năm vào thời kỳ gió mùa hè, tương phản hẳn với một mùa ít mưa ứng với
thời kỳ gió mùa đông, đây là một nét khá tiêu biểu về phân mùa khí hậu trên phạm
vi lưu vực.
- Khí hậu phân hoá mạnh mẽ theo không gian trên phạm vi của lưu vực. Riêng ở
phần bắc thuộc trung và thượng lưu của lưu vực, địa hình chia cắt mạnh đã đem
đến sự phân hoá sâu sắc đối với chế độ nhiệt. Trên một phạm vi không lớn, nhiệt
độ trung bình tháng cũng như cả năm có thể chênh lệch nhau 10 0C. Tác động của
các dãy và khối núi ở hai phía lưu vực đã dẫn đến sự phân hoá mạnh mẽ của chế độ
mưa, với chênh lệch lượng mưa hàng năm giữa các khu vực đến 500 – 1000 mm.
Khó có thể tìm thấy một đặc trưng khí hậu nào đồng nhất trên phạm vi toàn lưu
vực.
- Chịu tác động chung của một cơ chế gió mùa không thuần nhất của khu vực
Đông Nam Á, khí hậu của lưu vực sông Cầu cũng như cả nước ta có mức độ biến
động khá mạnh mẽ từ năm này qua năm khác. Tính biến động không chỉ đối với
5



giá trị định lượng của các đặc trưng khí hậu mà cả đối với cấu trúc mùa hàng năm.
Sự bắt đầu kết thúc, diễn biến của mùa nóng lạnh, mùa mưa, mùa bão, mưa giông,
mưa phùn… đều có sự thay đổi đáng kể giữa các năm. Chính đặc trưng dao động
này đã tạo ra những dị thường khí hậu và nhiều năm dị thường này đã dẫn tới thiên
tai, gần đây có thêm nhiều thiên tai biến đổi rõ rệt, đột ngột.
1.2..3.1.Gió
- Gió là đặc trưng biểu hiện trước tiên đặc điểm của cơ chế gió mùa. Sự tương
phản của hướng gió thịnh hành giữa các tháng trong năm đã thể hiện sự chuyển đổi
của hoàn lưu chung. Hướng gió thịnh hành Đông Bắc trong các tháng mùa đông
thể hiện ảnh hưởng của luồng gió mùa đông từ phía bắc tới ngược với hướng thịnh
hành đông nam thể hiện ảnh hưởng từ phía nam đi lên cũng như từ phía tây tràn
sang sau khi đã đổi hướng khi tới lãnh thổ Bắc Bộ.
- Tốc độ gió nói chung khá thấp. Tốc độ gió chung bình năm chỉ khoảng 2-3 m/s.
Riêng những khu vực núi cao, trên các địa hình lồi, thoáng hoặc các hành lang gió
tốc độ gió trung bình có thể tăng lên 4-5 m/s.
-Còn những khu vực thung lũng kín tốc độ gió trung bình xuống khá thấp 1-2 m/s
trong đó tần xuất lặng có thể lên tới 40 – 50%.
1.2.3.2.Nhiệt độ
- Nhiệt độ phân hoá khá mạnh mẽ trong lưu vực
- Nhiệt độ phân hoá khá mạnh mẽ trong lưu vực. Với gradien nhiệt độ trung bình
theo chiều cao địa hình ở khoảng 0.5-0.60C/100m, có thể thấy nhiệt độ trung bình
năm ở vùng thấp (độ cao dưới 100m) ở khoảng 22.5 – 23 0C, thì ở độ cao 500m sẽ
xuống xấp xỉ 200C. Tương tự như vậy các tháng mùa đông nhiệt độ trung bình ở độ
cao 500m sẽ giảm xuống 12-130C; ở 1000m xuống 100C. Ngược lại vào các tháng
mùa hè khi lên tới độ cao trên 1000m nhiệt độ sẽ giảm xuông dưới 240C.

6



1.3.Điều kiện kinh tế xã hội
- Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, là lưu vực
quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và
phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh
nằm trong lưu vực
- Lưu vực chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh. Tổng dân số 6 tỉnh thuộc lưu
vực năm 2005 khoảng 6,9 triệu người. Trong đó, dân số nông thôn khoảng 5,9 triệu
người; dân số thành thị khoảng 1 triệu người. Mật độ dân số 30 trung bình khoảng
427 người/km2 , cao hơn 2 lần so với mật độ trung bình quốc gia. Vung núi thấp và
trung du là khu vực có mật độ dân cư thấp nhất trong lưu vực, chiếm khoảng 63%
diện tích toàn lưu vực nhưng dân số chỉ chiếm khoảng 15% dân số lưu vực sông.
Mật độ dân số cao ở vùng trung tâm và khu vực đồng bằng. Thành phần dân cư
trong lưu vực có sự đan xen của 8 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu,
Mông, Sán Chay, Hoa, Dao trong đó người Kinh chiếm đa số Cơ cấu kinh tế dựa
trên nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, thủy sản đóng góp không đáng kể vào
cơ cấu này. GDP tăng trưởng mạnh mẽ, tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tại hầu hết
các tỉnh; Hải Dương có GDP cao nhất. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao
hơn tỉ lệ trung bình quốc gia. Sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Trên địa bàn lưu vực sông đang diễn ra nhiều các hoạt động kinh tế-xã hội, đạt
được nhiều thành tích to lớn, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân. Chiến
lược phát triển của nhà nước là đến năm 2020 đưa sông Cầu trở lại trong sạch, bảo
đảm cân bằng nước phục vụ hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở lưu vực,
hệ thống dòng chảy ổn định, các công trình thuỷ lợi an toàn, bền vững, cảnh quan
thiên nhiên tươi đẹp.
chiếm khoảng 26% và có xu hướng giảm. Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và
Vĩnh Phúc tăng trưởng nhanh về công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
1.4.Đặc điểm tài nguyên và môi trường lưu vực sông cầu
-Sông Cầu là phụ lưu của Sông Hồng:Lưu vực sông Cầu clà một phần của lưu vực
sông Hồng – Thái Bình (chiếm khoảng 8 % diện tích lưu vực sông Hồng – Thái

7


Bình trong lãnh thổ Việt Nam). Lưu vực có tổng chiều dài các nhánh sông khoảng
1.600 km. Lưu vực bao gồm gần như toàn bộ các tỉnh Bắc Kan, Thái Nguyên, và
một số tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Hà Nội (huyện Đông
Anh, Sóc Sơn).
- Lưu vực sông Cầu có cả 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi. Địa
hình chung của lưu vực theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Mạng lưới sông suối
trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển.
-Các nhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính, nhưng các
sông nhánh tương đối lớn đều nằm ở phía hữu ngạn lưu vực, như các sông: Chợ
Chu, Đu, Công, Cà Lồ...Trong toàn lưu vực có 68 sông suối có độ dài từ 10 km trở
lên. Tổng lượng nước trên LVS Cầu khoảng 4,5 tỷ m 3 /năm, trong đó đóng góp
của sông Công, sông Cà Lồ là khoảng 0,9 tỷ m 3 /năm. Dòng chảy các sông thuộc
LVS Cầu được phân biệt thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ
thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10; lượng dòng chảy trong mùa lũ không vượt
quá 75% lượng nước cả năm. Mùa kiệt dài 7 đến 8 tháng, chiếm khoảng 18 – 20%
lượng dòng chảy cả năm. Ba tháng kiệt nhất là tháng 1, 2, 3 dòng chảy chỉ chiếm
5,6 – 7,8%. Trong lưu vực có vườn quốc gia Ba Bể vàvườn quốc gia Tam Đảo, khu
bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, và các khu văn hóa – lịch sử môi trường với giá trị
sinh thái cao. Lưu vực sông Cầu khá giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài
nguyên rừng đa 29 dạng, tài nguyên nước dồi dào, tài nguyên khoáng sản phong
phú…Độ che phủ của rừng trong lưu vực sông Cầu được đánh giá là trung bình,
đạt khoảng 45 %.
-Tuy nhiên, rừng bị phá hủy mạnh mẽ cùng những hoạt động phát triển kinh tế, xã
hội khác như công nghiệp, khai thác mỏ, làng nghề thủ công và hoạt động nông
nghiệp gây áp lực lớn lên môi trường trong lưu vực.

8



1.4.1. Khai thác khoáng sản bừa bãi, không có xử lý phục hồi gây ô nhiễm và
xói mòn bồi lấp nghiêm trọng.
-Hoạt động khai thác khoáng sản 6 tỉnh lưu vực sông Cầu tuy quy mô và mức độ
có khác nhau do các loại hình sản xuất khác nhau, nhưng phải khẳng định rằng môi
trường đã và đang bị tàn phá, ô nhiễm ngày một bị nghiêm trọng.
-Môi trường sinh thái ở các khu vực khai thác khoáng sản đã và đang bị suy thoái
nặng, với các biểu hiện mất hàng nghìn ha rừng, hàng nghìn ha khu vực lân cận bi
ảnh hưởng do chặt cây, lấy gỗ, đào bới…Ở một số mỏ thuộc Bắc Kạn và -Thái
-Nguyên như kẽm Chợ Điền, than Khánh Hoà, than núi Hồng, than Phấn Mễ, sắt
Trại Cau…những vành đai rừng phòng hộ biến thành những bãi thải, đã bi xói
mòn, sạt nở đất cát. Hầu hết các mỏ tại khu vực này đều sử dụng bãi thải ngoài,
gây ô nhiễm môi trường, có nhiều vụ trôn lấp bãi thải, gây lũ bùn làm thiệt hại
nhiều người.
-Ở các mỏ khai thác vàng, thiếc nhiều năm tình trạng đào bới khoáng sản bừa bãi,
thu hẹp hàng ngàn ha đất canh tác, làm cảnh quan thiên nhiên biến dạng. Hầu hết
các mỏ khai thác thuộc khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên đều chưa được hoàn thổ,
san lấp đất trở lại. Việc dùng hoá chất tuyển rửa gây ô nhiễm độc hại, đã ảnh
hưởng lớn đến nước sinh hoạt, làm thiếu nước sinh hoạt. Các bãi thải có độ dốc
lớn, không được đầm nén và cũng không có thảm thực vật nên dễ bị sụt nở cùng
với việc đổ thải bừa bãi đã làm bồi lấp sông suối, ruộn vườn, cản trở dòng chảy
mặt gây úng lụt vào mùa mưa, làm thiệt hại mùa màng có nơi có lúc lên đến hàng
trăm ha ruộng lúa. Các mỏ khai thác chì, kẽm và một số kim loại khác, nguồn nước
chảy qua tầng rửa quặng có nồng độ chì kẽm cao như mỏ Lang Hít, xưởng tuyển
có sử dụng thuốc tuyển, nhưng không được xử lý làm cho nước thải có nồng độ chì
kẽm và xianua cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
-Ở các mỏ khai thác đá và vật liệu xây dựng như khu vực Thái Nguyên, Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh phần lớn bị ô nhiễm bụi. Nhiều nơi lớp bụi dày tới vài phân. Một trong
những vấn đề cần phải giải quyết triệt để là việc khai thác cát sỏi tại bờ sông khu


9


vực Phổ Yên (Thái Nguyên) Sóc Sơn (Hà Nội) đoạn sông Cầu tiếp giáp giữa Bắc
Ninh và Bắc Giang…
1.4.2. Chất lượng nước sông Cầu và các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu
1.4.2.1. Nguồn gây ô nhiễm:
a.Ô nhiễm công nghiệp:
-Các hoạt động kinh tế - xã hội xâm phạm trên lưu vực sông Cầu là nguyên
nhân làm giảm sút chất lượng và gây ô nhiễm nguồn nước sông Cầu. Theo thống
kê chưa đầy đủ trên địa bàn lưu vực có hơn 500 doanh nghiệp Nhà nước và hàng
ngàn cơ sở tư nhân đang hoạt động ở hầu hết các loại hình công nghiệp, thủ công
nghiệp, làng nghề trong mọi lĩnh vực: sản xuất năng lượng, khai thác chế biến
khoáng sản, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực
phẩm, công nghiệp tiêu dùng, du lịch tham quan…
-Công nghiệp khái khoáng và chế biến khoáng sản chủ yếu tập trung ở Bắc
Kạn và Thái Nguyên. Chất thải rắn từ các mỏ than vào khoảng 1,5 triệu tấn/năm, từ
các mỏ sắt khoảng 2,5 triệu tấn/năm, tại các mỏ thiếc khoảng 800.000 tấn/năm.
Nước thải rửa quặng chứa nhiều chất độc hại và hàm lượng lơ lửng cao (đạt đến
400mg/l), theo mưa hoặc thải trực tiếp vào sông Cầu.
-Hàng năm nhiều nhà máy luyện cán thép, các nhà máy công nghiệp thải vào sông
Cầu hàng chục triệu 1,3 triệu m3 nước thải với nhiều chất ô nhiễm, trong đó có hàm
lượng phenol và xianua vượt quá giới hạn cho phép hàng trăm lần. Nước thải nhà
máy luyện gang có hàm lượng Pp, Mn cao gấp hàng nghìn lần tiêu chuẩn cho phép.
Nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ có màu đen, hôi thối chứa nhiều chất độc
hại như xút, clo, linin…Hàm lượng BOD, COD trong nước thải cao vượt tiêu
chuẩn cho phép hơn 10 lần, hàm lượng phenol cao hơn 10 – 15 lần tiêu chuẩn cho
phép. Nước thải này không được xử lý và đổ trực tiếp ra sông Cầu gây ô nhiễm
nghiêm trọng.

-Tóm lại có thể thấy rằng các hoạt động của các cơ sở công nghiệp, đã tạo ra nguồn
chất thải (lỏng, rắn, khí) gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước
10


sông Cầu. Nguồn ô nhiễm chất thải rắn đối với dòng sông chủ yếu tuyển rửa
khoáng sản từ rửa, trôi đất, đá, sạt lở các bãi thải, đã hạn chế dòng chảy, và giảm
khả năng tự làm sạch của dòng sông.
b.Ô nhiễm chất thải từ các làng nghề
Trong khu vực sông Cầu theo thống kê không đầy đủ có khoảng 200 làng
nghề (quy mô hành chính 1 xã hoặc 2-3 xã). Các làng nghề này một mặt đã góp
phần gia tăng sản phẩm xã hội và tạo công ăn việc làm, nhưng hàng ngày, hàng giờ
thải các chất độc hại vào sông Cầu làm suy thoái và ô nhiễm nước sông Cầu rất
trầm trọng. Ví dụ, trên địa bàn xã Phong Khê, huyện Yên Phong và khu sản xuất
giấy Phú Lâm, huyện Tiên Sơn Bắc Ninh, riếng 2 khu vực này có đến gần 100 xí
nghiệp nhỏ và 70 phân xưởng sản xuất nhỏ, tạo ra mỗi ngày khoảng trên 3000m 3
nước thải chứa các hoá chất độc hại như xút, chất tẩy rửa, phèn kép, nhựa thông,
Javen, ligin, phẩm màu…Đoạn sông Cầu chảy qua địa giới Bắc Giang, Bắc Ninh
giữa huyện Việt Yên (Bắc Giang) và Yên Phong (Bắc Ninh) độ nhiễm bẩn nghiêm
trọng, nước sông không tắm giặt được, múc lên để sau 2 giờ là có mùi hôi thối,
thủy sản hiện không còn sinh sống.
c. Chất thải đô thị bệnh viện
-Khối lượng chất thải rắn tại các khu công nghiệp và đô thị ngày càng gia tăng, bao
gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp làng nghề và rác thải bệnh viện. Hầu
hết các rác thải trên đều không được xử lý và đổ bừa bãi ra các bờ sông, hồ, ao
trong lưu vực. Toàn lưu vực ngoài Thái Nguyên, các tỉnh khác đều không có bãi xử
lý, chôn rác hợp vệ sinh và hệ thống xử lý nước thải đồng bộ. Theo số liệu thống
kê của các tỉnh, ước tính có khoảng 1500 tấn rác trong 1 ngày. Đây là nguồn gây ô
nhiễm tiềm tàng cho nước mặt và nước ngầm thuộc lưu vực sông Cầu. Rác thải tại
các thành phố và thị xã trong lưu vực đều thu gom rác và đổ tập trung vào 1 khu

vực của địa phương, không có xử lý, tỉnh nào cũng đang gặp khó khăn về vấn đề
xử lý bãi rác.
-Các tỉnh sông Cầu có 35 bệnh viện, có các bệnh viện lớn như Thái Nguyên, Hải
Dương, Bắc Ninh. Các công trình xử lý nước thải của các đô thị, các bệnh viện hầu
11


như chưa có hoặc công nghệ thấp. Riêng toàn bộ rác thải của các bệnh viện nói
trên chưa được phân loại từ nguồn nước, rác thải mang mầm bệnh độc hại cho lưu
vựu sông Cầu.
d. Ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp và sản xuất dân sinh khác
-Hiện tại tất cả các vùng sản xuất nông nghiệp trong lưu vực đều dùng rộng tãi các
loại phân hóa học khoảng 500.000 tấn/năm và thuốc diệt trừ sâu bệnh khoảng
4.000 tấn/năm, lượng dư thừa đổ vào lưu vực ước tính 1/3
1.5.Các mâu thuẫn xung đột lưu vực sông cầu
1.5.1. Tài nguyên rừng suy giảm.
- Số liệu thống kê của 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên cho thấy giai đoạn 1986 –
1993, sản lượng khai thác lâm nghiệp bình quân mỗi năm là 65.000 m 3 gỗ tròn,
723 ngàn tấn củ, và 7,8 ngàn tấn nguyên liệu giấy (cho sản xuất giấy). Rừng tự
nhiên trong khu vực giảm khoảng 1,4 triệu ha, tương ứng trữ lượng gỗ của rừng
giảm 1,4 triệu m3, còn lại rất ít chỉ khoảng 3,9 triệu m3. Tỉ lệ độ che phủ ở Thái
Nguyên và Bắc Kạn giảm từ 48% xuống chỉ còn 39% (năm 2000), kể cả rừng
trồng mới.
- Mặc dù trong những năm gần đây, chủ trương giao đất giao rừng cho nhân dân
quản lý đã thu được kết quả, song diện tích đất trồng đồi núi trọc vẫn còn nhiều.
Tại Bắc Kạn và thái Nguyên vẫn còn khoảng 260.000 ha. Đặc biệt rừng đầu nguồn
sông Cầu, sông Công nơi phát tích nguồn nước, có hơn 34.000 ha cỏ bụi cây và
hơn 200.000 ha rừng tre nứa mọc thưa thớt, rải rác.
- Chất lượng rừng trong lưu vực sông Cầu bị xuống cấp nghiêm trọng, nghèo kiệt,
độ che phủ thấp không còn khả năng giữ nước, ngăn lũ vào mùa mưa và giữ ẩm

cho đất vào mùa khô, dẫn đến tình trạng suy thoái đất, gây lũ lụt nghiêm trọng về
mùa mưa và hạn hán kéo dài về mùa khô.
1.5.2.Đa dạng sinh học bị suy giảm
- Địa bàn cư trú của các loài động thực vật hoang dã đã bị thu hẹp, những năm gần
đây do thiếu sự kiểm tra chặt trẽ nên việc xuất khẩu và buôn bán một số động thực
12


vật và thực vật rừng (kể cả những loại được bảo vệ) gia tăng làm suy giảm nguồn
tài nguyên quý giá này, nhiều loại động vật thực vật như khỉ, vượn, vooc, hoàng
đàn, trầm hương, gỗ đỏ…ngày càng trở nên khan hiếm. Do giá trị xuất khẩu cao
nên một số loài động vật thông thường như tê tê, kỳ đà, rắn, ếch, ba ba…đã bị
người dân tìm đủ mọi cách săn bắt chúng khắp nơi. Ở đồng ruộng, chủng loại của
các loài sinh vật hữu ích bị suy giảm nhanh chóng dẫn đến hậu quả mất cân bằng
sinh thái:
- Sâu bệnh phát triển nhiều.
- Nạn chuột phá hoại mùa màng ngày càng nghiêm trọng.
1.5.3.Mẫu thuẫn về các nguồn tài nguyên
Mâu thuẫn, tranh chấp về khai thác, sử dụng làm lãng phí, cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên. Đó là việc khai thác quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên rừng, biển, đất đai,
nguồn nước, khoáng sản, động, thực vật... đồng thời việc chất thải của quá trình
sản xuất, tiêu dùng ảnh hưởng xấu, gây ô nhiễm môi trường khu dân cư. Những
xung đột này chủ yếu tập trung ở việc quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài
nguyên rừng, biển; xử lý chất thải
1.5.4.Những xung đột môi trường trong quá trình phát triển đô thị.
- Quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh đồng thời với dòng người từ nông thôn đổ
về các đô thị, trong khi đó việc quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng không theo kịp
đã làm nảy sinh xung đột, mâu thuẫn trong cộng đồng, khu dân cư ngày càng
nhiều, có khi gay gắt. Vấn đề giải quyết nạn thiếu nước sạch vào mùa hè, nạn úng
lụt vào mùa mưa, nước thải, chất thải rắn, độc hại ở đô thị không được xử lý làm ô

nhiễm môi trường; việc lấn chiếm vỉa hè, hồ ao, kênh rạch, đất lưu không, nơi công
cộng, không gian chung để xây dựng, cơi nới nhà cửa, làm nơi buôn bán, dịch vụ...
trở thành những vấn đề bức xúc ở các thành phố lớn, các khu đô thị, trở thành
‘điểm nóng’ ở nhiều khu dân cư, làm mất tình làng nghĩa xóm giữa các cộng đồng
với cá nhân, giữa các gia đình, cá nhân với nhau, thậm chí nhiều vụ án mạng đã
xảy ra từ những xung đột, mâu thuẫn nói trên.
13


1.5.5.Mâu thuẫn giữa các nhà máy, làng nghề
-Có các nhà máy được xây dựng, hoạt động từ trước khi đô thị phát triển. Đến nay,
khu dân cư, nhà ở của dân được xây dựng xung quanh nhà máy; nhiều nhà máy đã
quá cũ nát, công nghệ lạc hậu, từ đó nảy sinh xung đột do chất thải, nước thải, ô
nhiễm môi trường không khí, nước, tiếng ồn. Không khí khu công nghiệp, khu chế
xuất tuy được xây dựng cách xa khu dân cư nhưng vì chưa coi trọng công tác bảo
vệ môi trường cho nên vẫn ảnh hưởng xấu, gây ô nhiễm môi trường cho các khu
vực xung quanh.
1.5.6.Xung đột môi trường giữa các hộ gia đình với nhau.
Xung đột môi trường này thường biểu hiện ở các dạng như: do ô nhiễm từ chất thải
chăn nuôi gia súc; do các công trình vệ sinh, nước thải bị tắc, gây ô nhiễm; do ô
nhiễm về tiếng ồn...
1.6.Các tai biến thiên nhiên và tai biến môi trường trong lưu vực sông cầu
1.6.1.Tai biến xói mòn và thoái hoá đất
Do tập quán khai thác sử dụng đất rừng làm nương rẫy diễn ra lâu đời đã phá hoại
hầu hết lớp phủ thực vật trên các miền đất dốc, làm cho diện tích rừng nguyên sinh
hầu như không còn, diện tích rừng thứ sinh còn rất hạn chế và chiếm ưu thế là cây
bụi, trảng cỏ, đất trống đồi núi trọc. Dựa vào hệ thống phân cấp thoái hóa đất của
Việt Nam, trong tổng diện tích đất thoái hoá của tỉnh Thái Nguyên, có mức độ
thoái hoá từ rất yếu đến trung bình chiếm 95%, còn lại 5% diện tích bị thoái hóa
mạnh đến rất mạnh. Những nơi bị thoái hóa mạnh chủ yếu xảy ra trên sườn núi

dốc, đất không dày, đã canh tác, trên các đồi đất trống tạo khe rãnh, tại vùng thấp
đất bị nén chặt và chua hóa.
1.6.2. Tai biến sạt lở bờ sông
Hiện tượng sạt lở bờ sông chủ yếu do chế độ dòng chảy của sông gây nên, trong
vùng nghiên cứu có 2 sông lớn: sông Công và sông Cầu, vùng thượng nguồn của 2
con sông bắt đầu từ vùng núi có độ dốc địa hình > 200 . Các con sông có chế độ
dòng chảy không ổn định, nhất là khi có những trận mưa lớn, lượng nước chảy tràn
trên mặt lớn cùng với độ dốc của địa hình làm cho chế độ dòng chảy thay đổi
mạnh. Hai bên bờ thường xuất hiện hiện tượng sạt lở bờ sông.

14


1.63.Tai biến lũ quét và lũ bùn đá
Lũ quét và lũ bùn đá là loại hình tai biến nguy hại nhất thường xuyên xảy ra ở
nhiều nơi trên lãnh thổ Thái Nguyên và có xu hướng gia tăng cả về tần suất và
cường độ. Một số năm gần đây, lũ quét xuất hiện khá thường xuyên trên vùng núi
phía bắc và tây bắc tỉnh Thái Nguyên. Từ năm 1994 trở lại đây trung bình xuất
hiện 4 trận lũ/năm và diện tích chịu tai biến từ 10 - 40 km2 .
CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU
1.Hiện trạng quản lý tài nguyên và môi trường trong lưu vực sông cầu.
1.1.1. Hệ thống văn bản pháp quy hiện có
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 12 tháng 12 năm 2005
Căn cứ Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12
năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ
- Luật Bảo vệ môi trường 2014: Mục 1, Chương VI gồm các Điều 52, 53, 54, 55
quy định về Bảo vệ môi trường nước sông, cụ thể:

Điều 52. Quy định chung về bảo vệ môi trường nước sông
Điều 53. Nội dung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước LVS
Điều 54. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường
nước lưu vực sông nội tỉnh
Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với bảo vệ môi trường
nước lưu vực sông
- Luật Tài nguyên nước 2012:
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh lưu vực sông Cầu gồm: Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương
15


1.1.2.Hiện trạng phương thức quản lý
- Ngăn chặn hoàn toàn mức độ gia tăng ô nhiễm nguồn nước sông Cầu. Tiếp tục thực
hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng”, bảo đảm tất cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các khu
vực bị ô nhiễm nặng nhất trên lưu vực sông Cầu được xử lý xong.
- Đảm bảo dòng chảy thông thoáng trên toàn tuyến, bê tông hoá hợp lý hai bên bờ
những đoạn sông thiết yếu chảy qua các đô thị.
- Bảo toàn quỹ rừng hiện có, nâng độ che phủ rừng toàn lưu vực ít nhất đạt 43%
tổng diện tích tự nhiên, khôi phục cơ bản rừng đầu nguồn đã bị suy thoái.
- Hoàn thành cơ bản việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước
thải ở các đô thị và khu công nghiệp trong toàn lưu vực; 50% các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thuộc 6 tỉnh lưu vực sông Cầu được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001; 40% các khu đô thị, 70% các khu công
nghiệp, khu chế xuất trong lưu vực có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu
chuẩn môi trường; thu gom 90% chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt; xử
lý 60% chất thải nguy hại, trong đó riêng chất thải bệnh viện đạt 100%.
1.2. Các định hướng trong quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường

Bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu là nhiệm vụ lâu dài,
thường xuyên, cần có quyết tâm cao, đòi hỏi tập trung các nguồn lực đầu tư của
chính quyền và nhân dân địa phương trên lưu vực, có sự hỗ trợ của ngân sách trung
ương.
Bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu phải được giải quyết tổng
thể: theo toàn lưu vực kết hợp với theo địa giới hành chính; giữ gìn chất lượng
nước đi đôi với việc bảo đảm đủ khối lượng nước.
Lấy phòng ngừa, ngăn chặn suy thoái môi trường là chính, kết hợp từng bước xử
lý, khắc phục những điểm nóng về ô nhiễm trên toàn lưu vực. Tất cả các cơ sở sản
xuất mới bắt đầu hoạt động trong phạm vi lưu vực phải dùng công nghệ sạch hoặc
phải dùng các công nghệ bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Ưu
tiên thực hiện Đề án Tổng thể sông Cầu với việc lồng ghép với các dự án, các
chương trình khác có liên quan của nhà nước, của các Bộ, ngành và của từng địa
phương trên toàn lưu vực.
16


Đẩy mạnh xã hội hoá, phát huy nội lực kết hợp với việc tăng cường quản lý nhà
nước; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và phát huy các giải pháp truyền
thống để giữ sạch môi trường sống của từng hộ gia đình và cộng đồng dân cư.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận.
-Sông Cầu là một nhánh sông quan trọng của hệ thống sông Thái Bình, cùng hợp
lưu tại Phả Lại-Hải Dương. Bản thân sông Cầu và các phụ lưu của nó (sông
Nghinh Tường, sông Đu, sông Công, sông Cà Lồ…) đã tạo ra một tiểu lưu vực
quan trọng, nằm gọn trong địa bàn 6 tỉnh (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc). Các con sông đã nuôi hàng triệu người và tạo ra
một vùng kinh tế chính trị khá ổn định với một bản các Văn hoá - Lịch Sử riêng lâu
đời rất đặc sắc.

-Bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu là nhiệm vụ lâu dài,
thường xuyên, cần có quyết tâm cao, đòi hỏi tập trung các nguồn lực đầu tư của
chính quyền và nhân dân địa phương trên lưu vực, có sự hỗ trợ của ngân sách trung
ương.
-Bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu phải được giải quyết
tổng thể: theo toàn lưu vực kết hợp với theo địa giới hành chính; giữ gìn chất lượng
nước đi đôi với việc bảo đảm đủ khối lượng nước
2.Kiến nghị
-Thực hiện xã hội hoá nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh quan lưu vực
sông Cầu
-Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên toàn lưu vực
-Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư để thu hút tối đa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực
với cơ chế khuyến khích hợp lý, nhằm khắc phục, xử lý ô nhiễm, phục vụ bảo vệ,
tái tạo và phát triển tài nguyên môi trường lưu vực sông Cầu:
- Tất cả doanh nghiệp hoạt động trên lưu vực sông Cầu phải tự bỏ vốn để bảo vệ môi
trường và khắc phục ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất, kinh doanh gây ra.

17


Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần kinh phí khi thực hiện nhiệm vụ này theo hình
thức hỗ trợ có mục tiêu cho từng nhiệm vụ, dự án cụ thể.
- Ngân sách nhà nước đầu tư để khắc phục ô nhiễm do nước thải các khu dân cư đổ
ra lưu vực sông và xử lý các bãi rác thải tập trung theo hình thức hỗ trợ có mục tiêu
cho từng nhiệm vụ, dự án cụ thể.
- Ưu tiên sử dụng các loại phí bảo vệ môi trường theo cơ chế quy định tại Quyết
định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
-Đẩy mạnh hợp tác quốc tế dưới các hình thức hợp tác đa phương, song phương
với các nước, với các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ để tranh thủ sự hợp

tác, hỗ trợ về kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến, khuyến khích và tạo điều kiện để
các Bộ, ngành, địa phương vận động các nguồn tài trợ quốc tế và các nguồn vốn
ODA của các nước

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2005),Luật bảo vệ môi trường
2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2013),Luật tài nguyen nước
3.Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam,Nghị định số;25/2009/NĐ-CP(về quản lý
tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo)
4.Tổng hội địa chất Việt Nam,Báo cáo nghien cứu,đánh giá “Thực trạng quản lý
khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam

18



×