Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------

VÕ MINH NHỰT

NGHIÊN CỨU CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Chun ngành: Chính Sách Cơng
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS VŨ THỊ MINH HẰNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình. Kết quả hôm nay không chỉ do quá trình nỗ lực của bản thân, mà còn nhờ rất
nhiều vào sự hỗ trợ và động viên của nhiều người. Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn tới:
Quý Thầy, Cô trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những
kiến thức trong suốt thời gian mà tôi được học tại trường, đặc biệt lời biết ơn sâu sắc
đến Cô PGS.TS VŨ THỊ MINH HẰNG người hướng dẫn khoa học, đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích trong


suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình hoàn tất luận văn, mặc dù đã có tham khảo nhiều tài liệu,
tranh thủ nhiều ý kiến đóng góp, bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy
nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp
quí báu của quí Thầy Cô, đồng nghiệp và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn: Võ Minh Nhựt


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu Chi phí tuân thủ Thuế thu nhập
cá nhân trên địa bàn tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các
số liệu sử dụng và trình bày trong luận văn là trung thực với nguồn gốc được trích
dẫn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề
tài nghiên cứu này.
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. VŨ THỊ
MINH HẰNG.

Tác giả: Võ Minh Nhựt


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. ii

MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: THUYẾT VỀ CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ VÀ CHI PHÍ TUÂN
THỦ THUẾ TNCN .......................................................................................................... 4
1.1 Khái niệm tuân thủ thuế và tiêu chí đo lƣờng mức độ tuân thủ thuế....................................4
1.1.1 Quan niệm về tuân thủ thuế ..................................................................................4
1.1.2 Tiêu chí đo lường mức độ tuân thủ thuế ...............................................................4
1.2 Ảnh hƣởng của chi phí tuân thủ thuế đến mức độ tuân thủ thuế ....................... 6
1.3 Chi phí tuân thủ thuế TNCN..................................................................................... 7
1.3.1 Tác động của chi phí tuân thủ thuế TNCN............................................................7
1.3.2 Sự đơn giản hóa về chi phí tuân thủ .................................................................... 8
1.3.3 Định nghĩa chi phí tuân thủ ............................................................................... 11
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ CHẤP HÀNH THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN ......................................................................................................... 19
2.1 Sơ lƣợc chính sách thuế TNCN ................................................................................ 19
2.2 Hệ thống quản lý thu thuế thu nhập cá nhân đƣợc áp dụng tại Cục thuế tỉnh Bến
Tre ..................................................................................................................................... 22
2.3 Thực trạng quản lý thuế TNCN............................................................................ 27
2.3.1 Kết quả đạt được ................................................................................................ 27
2.3.1.1 Về đăng ký Mã số thuế................................................................................ 27
2.3.1.2 Về kiểm tra thuế TNCN .................................................................................29
2.3.1.3 Về Công tác tuyên tuyền hỗ trợ người nộp thuế ......................................... 30
2.3.1.4 Xử lý hoàn thuế Thu nhập cá nhân .............................................................31
2.3.1.5 Về tuân thủ của người nộp thuế ...................................................................32
2.3.2 Vần đề đặt ra đối với công tác quản lý thuế ....................................................34


iv


2.3.2.1 Về hệ thống chính sách thuế TNCN ..............................................................34
2.3.2.2 Về tổ chức bộ máy .......................................................................................35
2.3.2.3 Về Quản lý thu nhập chịu thuế.....................................................................37
2.3.2.4 Về công tác kiểm tra thanh tra thuế TNCN ..................................................38
2.3.2.5 Về cơ chế quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế ................................................38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHI PHÍ TUÂN THỦ QUYẾT TOÁN
THUẾ TNCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE .................................................... 40
3.1 Mô tả mẫu khảo sát, đặc điểm khảo sát và cơ cấu kết quả khảo sát ................... 40
3.1.1 Mô tả mẫu khảo sát ...............................................................................................40
3.1.2 Đặc điểm khảo sát .................................................................................................40
3.1.3 Đặc điểm hiện tượng quyết toán thuế TNCN ......................................................41
3.1.4 Khung lý thuyết về chi phí tuân thủ .....................................................................41
3.1.5 Các hoạt động người nộp thuế thực hiện khi quyết toán thuế TNCN ............... 42
3.2 Phát thảo mẫu phỏng vấn trong nghiên cứu ........................................................ 44
3.3 Cơ cấu kết quả khảo sát .......................................................................................... 45
3.4 Phân tích chi phí thời gian ...................................................................................... 47
3.4.1 Thời gian sử dụng cho các hoạt độngliên quan đến quyết toán thuế theo từng
khâu công việc ................................................................................................................... 47
3.4.2 Phân tích thời gian của người Việt Nam và người nước ngoài ......................... 48
3.4.3 Phân tích thời gian của cá nhân hoàn thuế và không hoàn thuế ......................... 49
3.5 Phân tích chi phí bằng tiền ..................................................................................... 51
3.5.1 Phân tích chi phí bằng tiền của người Việt Nam và người nước ngoài ............ 52
3.5.2 Phân tích chi phí bằng tiền cá nhân hoàn thuế và không hoàn thuế .................. 52
3.6 Tâm lý của ngƣời nộp thuế và nguyên nhân sử dụng tƣ vấn thuế hoặc nhờ hỗ
trợ khi thực hiện quyết toán thuế ....................................................................................53
3.6.1 Tâm lý của người nộp thuế .............................................................................. 53
3.6.2 Nguyên nhân sử dụng tư vấn thuế hoặc nhờ hỗ trợ của người nộp thuế ...........54
3.7 Kết luận khảo sát và phân tích nguyên nhân phát sinh chi phí tuân thủ. ..........56
3.7.1 Kết luận khảo sát .................................................................................................56

3.7.2 Nguyên nhân phát sinh chi phí tuân thủ thuế TNCN .........................................55


v

3.7.2.1 Chính sách liên thuế đến thuế TNCN ..............................................................57
3.7.2.2 Cơ quan thuế ....................................................................................................60
3.7.2.3 Cơ quan chi trả thu nhập ..................................................................................63
3.7.2.4 Cá nhân người nộp thuế .....................................................................................65
3.7.2.5 Nguyên nhân khách quan khác ......................................................................67
3.7.3 Đánh giá về chi phí tuân thủ ở Bến Tre. ............................................................ 68
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE ................................................................. 70
4.1 Đối với nhà nƣớc....................................................................................................... 70
4.1.1 Phát triển hệ thống dịch vụ kế toán, tư vấn, kê khai thuế ........................................70
4.1.2 Điều chỉnh, bổ sung một số quy định liên quan đến quyết toán thuế TNCN .........71
4.1.3 Các quy định về thuế TNCN phải ổn định lâu dài, dễ thực hiện ..........................72
4.1.4 Cần triển khai mãnh mẽ và hiệu quả cải cách hành chính về thuế trên cơ sở nghiên
cứu, tính toán chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính về thuế. .......................................73
4.1.5 Cần có sự trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ giữa CQT với các cơ quan hữu
quan .................................................................................................................................. 73
4.2 Đối với cơ quan thuế ................................................................................................ 74
4.2.1 Phát huy những ưu điểm của mô hình quản lý thuế theo sắc thuế, từng bước áp
dụng đồng bộ mô hình quản lý thuế theo chức năng. ....................................................... 74
4.2.2 Phát triển đội ngũ cán bộ ngành thuế về chất và lượng .................................... 75
4.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến luật thuế TNCN ................76
4.2.4 Phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế.............................................................. 78
4.2.5 Mở rộng, phát triển và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý thuế TNCN . ................................................................................................................. 79
4.2.6 Thay đổi quan điểm phục vụ đối với người nộp thuế ......................................... 81

4.3 Đối với ngƣời nộp thuế .............................................................................................. 83
4.3.1 Trong cơ chế tự khai tự nộp thì người nộp thuế phải hiểu rõ nghĩa vụ .................83
4.3.2 Cơ quan chi trả cần tổ chức bộ máy kế toán chặc chẽ và hữu hiệu .....................83
4.4 Hạn chế của nghiên cứu và định hƣớng nghiên cứu tiếp theo. ........................... 84
KẾT LUẬN ......................................................................................................................85


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2: Bảng thống kê kỳ kê khai thuế ...................................................................................... 27
Bảng 2.4: Số lượng mã số thuế do Cục Thuế tỉnh Bến Tre cấp ................................ 28
Bảng 2.5: Tình hình kiểm tra quyết toán thuế TNCN ................................................29
Bảng 2.6: Tổng hợp số liệu hoàn thuế TNCN từ năm 2010 đến 2013 ........................32
Bảng 2.7: Số lượng hồ sơ phân theo hoàn thuế và không hoàn thuế ...........................33
Bảng 2.9: Tình hình xử phạt vi phạm hành chính đối với tờ khai thuế TNCN ...........34
Bảng 3.1 : Các hoạt động của người nộp thuế khi quyết toán thuế TNCN ..............43
Bảng 3.2: Các khoản mục phát sinh chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân .............45
Bảng 3.3: Cơ cấu 263 phiếu khảo sát......................................................................... 46
Bảng 3.4: Bảng số liệu số cá nhân sử dụng dịch vụ để hỗ trợ kê khai quyết toán thuế ..... 46
Bảng 3.5: Số lượng người Việt Nam hoàn thuế............................................................47
Bảng 3.6: Số lượng người nước ngoài hoàn thuế .........................................................47
Bảng 3.7: Thời gian tuân thủ phân theo từng khâu công việc .....................................48
Bảng 3.8: Chi phí bằng tiền của người nộp thuế...........................................................51
Bảng 3.9: Thống kê tâm lý của người Việt Nam .........................................................53
Bảng 3.10: Thống kê tâm lý của người nước ngoài .....................................................54
Bảng 3.11: Nguyên nhân sử dụng dịch vụ tư vấn thuế hoặc nhờ hỗ trợ người khác......55
Bảng 3.12: Quy trình hoàn thuế TNCN ..........................................................................63



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Mô hình chi phí tuân thủ .............................................................................11
Sơ đồ 2.1: Hệ thống quản lý thu thuế TNCN................................................................23
Đồ thị 2.3: Tổng số lượng mã số thuế trước và sau khi áp dụng Luật Thuế TNCN ..... 28
Đồ thị 2.8: Số hồ sơ quyết toán phân theo hoàn thuế và không hoàn thuế ...................33


1

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
Công tác quản lý thuế hiện nay đối với Việt Nam nói riêng và các nước trên
thế giới nói chung đang phải đứng trước nhiều thách thức khác nhau trong nhiệm vụ
thu thuế của nhà nước. Một trong những thách thức đó là sự đa dạng hành vi tuân
thủ thuế. Trong khi nguồn lực cho quản lý thu thuế có giới hạn, sự phức tạp về hành
vi tuân thủ thuế ngày càng tăng và khó nắm bắt, từ đó làm cho cơ quan thuế phải
chịu nhiều sức ép trong việc làm sao phải đảm bảo số thu cho ngân sách Nhà nước
nhằm hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản lý
đất nước ngày càng phát triển như hiện nay. Chính vì vậy, tuân thủ thuế đã trở thành
một chủ đề nghiên cứu quan trọng. Việc tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ đã giúp
làm sáng tỏ hành vi của người nộp thuế. Những biến số nào ảnh hưởng đến hành vi
tuân thủ thuế của người nộp thuế? Người nộp thuế sẽ thay đổi như thế nào trước
những sự thay đổi của các biến số đó? Đó là vấn đề mà các nhà nghiên cứu đã, đang
và sẽ không ngừng đi tìm câu trả lời phù hợp.
Cơ chế tự khai tự nộp thuế đã được Tổng Cục thuế áp dụng cho tất cả người
nộp thuế từ 01/07/2007, người nộp thuế phải tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc tự kê khai, tự nộp thuế của mình. Áp dụng cơ
chế mới này thì tạo gánh nặng chi phí tuân thủ cho người nộp thuế. Đối với cá nhân,

mỗi người dân có chuyên môn trong các lĩnh vực khác nhau, trình độ học vấn khác
nhau, ngành nghề khác nhau, khi thực hiện cơ chế tự khai thì mỗi cá nhân sẽ phải tự
kê khai thuế cho chính bản thân họ. Do đó, chi phí tuân thủ cũng sẽ khác nhau.
Ý thức thuế càng cao thì dẫn đến tính tự giác tuân thủ tăng và điều này sẽ
làm giảm quy mô của hoạt động kinh tế không chính thức, như vậy mọi việc quản lý
thuế sẽ đơn giản và hiệu quả hơn. Một số nghiên cứu trước đây cũng đã nghiên cứu
về mối liên hệ giữa ý thức thuế và quy mô hoạt động kinh tế không chính thức. Có
nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế, chẳng
hạn chuẩn mực xã hội, dư luận xã hội, nhận thức về thái độ của công chức ngành


2

thuế, các nhân tố về thể chế có liên quan trong việc quản lý thuế, … Mức độ tuân
thủ thực tế của người nộp thuế cũng phần nào giúp cơ quan thuế xác định cách xử lý
phù hợp.
Vì vậy nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ước
tính chi phí tuân thủ cho người nộp thuế thu nhập cá nhân và giúp cơ quan thuế tìm
hiểu làm thế nào để giữ cho chi phí tuân thủ thấp, giúp người nộp thuế giảm chi phí
tuân thủ khi gởi hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Adam Smith (1776) người đầu tiên
thảo luận về vấn đề thuế và đặt ra bốn câu chăm ngôn: Bình đẳng, Chắc chắn, Thuận
tiện và Kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích chi phí tuân thủ của cá nhân khi
thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2013. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải
pháp và kiến nghị về phía cơ quan thuế để đảm bảo tính hiệu quả của các quy định về
thủ tục hành chính theo hướng giảm gánh nặng chi phí tuân thủ tối đa cho người nộp
thuế.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu:
Đối tượng: Là các cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân.

Phạm vi thu thập dữ liệu: Các cá nhân kê khai quyết toán thuế thu nhập cá
nhân năm 2013 trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Dùng phương pháp thống kê mô tả: được dựa trên kết quả khảo sát chi phí
tuân thủ người nộp thuế, số liệu thuế thu nhập cá nhân, số liệu tuân thủ của người
nộp thuế, từ các báo cáo Cục thuế ..v..v.. để ước tính chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá
nhân.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như so sánh, phân tích,
tổng hợp trong luận văn.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Giúp các nhà quản lý đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý thuế thu nhập cá nhân
của những đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Không những hoàn thiện, nâng cao


3

công tác quản lý thuế mà các cá nhân còn tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế thu nhập
cá nhân. Đồng thời tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước trong thời gian sắp
tới.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của Luận văn gồm 4 chương:
Chƣơng 1: LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ VÀ CHI PHÍ
TUÂN THỦ THUẾ TNCN
Chƣơng 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ CHẤP HÀNH THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN
Chƣơng 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHI PHÍ TUÂN THỦ QUYẾT TOÁN
THUẾ TNCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ TNCN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE



4

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ VÀ CHI PHÍ TUÂN
THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1.1 Khái niệm tuân thủ thuế và tiêu chí đo lƣờng mức độ tuân thủ thuế
1.1.1 Quan niệm về tuân thủ thuế
Có nhiều quan niệm về tuân thủ thuế, được trình bày tiêu biểu như sau:
Theo tổ chức OECD (2004) định nghĩa tuân thủ thuế: Tuân thủ thuế là phạm
vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình. Tại nhiều
nước, đối tượng nộp thuế có 3 nghĩa vụ cơ bản:
(1) Nộp tờ khai thuế đúng hạn;
(2) Kê khai (báo cáo) chính xác trên tờ khai những thông tin cần thiết để
xác định số tiền thuế;
(3) Nộp nghĩa vụ thuế kịp thời. Các nghĩa vụ này thường được coi là tuân thủ
về nộp tờ khai, tuân thủ về báo cáo (kê khai) và tuân thủ về thu nộp.
Theo James và Alley (1999), " tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là
mức độ người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế"
+ Ý kiến của tác giả:
Theo các định nghĩa trên, tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế về cơ bản
là thể hiện ở việc chấp hành đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật thuế, cụ thể
là việc chấp hành các tiêu chí thời gian, mức độ chính xác trung thực và đầy đủ của
các hoạt động đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của
người nộp thuế. Khi tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được nâng cao, rõ
ràng, chính sách pháp luật thuế đã được ban hành và thực thi có hiệu quả, đạt được
các mục tiêu mong muốn.
1.1.2 Tiêu chí đo lường mức độ tuân thủ thuế.
Hiện nay, trong điều kiện áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, thực
hiện tổ chức quản lý thuế theo chức năng, đề cao vai trò tự giác của người nộp thuế

do vậy đa số những nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, sử dụng những tiêu


5

thức đánh giá nói trên. Theo cách này, các tiêu thức đánh giá mức độ tuân thủ pháp
luật thuế của người nộp thuế dựa trên cơ sở mức độ tuân thủ thực hiện nghĩa vụ thuế
theo quy định của pháp luật thuế, cụ thể Việt Nam:
- Tuân thủ trong việc đăng ký thuế: để đánh giá mức độ tuân thủ trong việc
đăng ký thuế, các chỉ tiêu sau đây thường được sử dụng:
+ Số người nộp thuế vi phạm về thời gian đăng ký thuế.
+ Tỷ lệ % giữa số người nộp thuế vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với
tổng số đối tượng phải đăng ký thuế.
Nếu các chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ trong việc đăng ký thuế
chưa tốt.
- Tuân thủ về kê khai thuế, gồm tuân thủ về nộp tờ khai và tuân thủ trong kê
khai thuế.
(1) Tuân thủ nộp tờ khai thuế thể hiện qua chỉ tiêu sau:
+ Tuân thủ trong nộp tờ khai của người nộp thuế . Chỉ số này đo lường tỉ lệ
phần trăm giữa số tờ khai được nộp và số người nộp thuế thực tế được đăng ký tại
cơ quan thuế. Các tờ khai được nộp có thể bao gồm cả tờ khai nộp đúng hạn và tờ khai
chậm nộp.
+ Tuân thủ trong việc nộp tờ khai đúng hạn, được đo bằng tỉ lệ giữa số tờ
khai nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai đã được nộp.
+ Mức độ tuân thủ trong nộp tờ khai nói chung, là tỉ lệ giữa số tờ khai đã nộp
đúng hạn chia cho tổng số người nộp thuế đã đăng ký.
Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn.
(2) Tuân thủ trong việc kê khai thuế:
+ Mức độ tuân thủ về kê khai thuế thể hiện qua việc kê khai trung thực các
khoản thu nhập, doanh thu, và sản lượng liên quan đến thuế trực thu hay thuế gián

thu.Tuân thủ trong kê khai có thể được phát hiện, đánh giá trong quá trình tính và
kế toán thuế và quyết toán thuế. Tuân thủ trong kế toán thuế thể hiện ở việc phản ánh,
ghi chép trung thực các nghiệp vụ liên quan đến việc tính toán, xác định số thuế phải
nộp. Tuân thủ trong quyết toán thuế là việc người nộp thuế thực hiện tổng hợp kê


6

khai, tính toán xác định việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong kỳ kê khai quyết toán
theo quy định của pháp luật thuế: trung thực, đầy đủ và đúng hạn.
1.2 Ảnh hƣởng của chi phí tuân thủ thuế đến mức độ tuân thủ thuế :
Chi phí tuân thủ thuế được nhiều tác giả đề cấp đến khi nghiên cứu tuân thủ
thuế như là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ
của người nộp thuế như:
Theo OECD (2009) xác định "Chi phí tuân thủ thuế là những một trong
những yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. Người nộp thuế phải đối diện
một số chi phí để tuân thủ quy định luật thuế ngoài số tiền thuế thực sự mà họ phải
nộp. Chi phí này bao gồm thời gian hoàn thành yêu cầu theo quy định, chi phí kế toán
và chi phí gián tiếp gắn liền với sự phức tạp của pháp luật, bao gồm chi phí tâm lý
như sự căng thẳng thần kinh xuất phát từ sự không chắc chắn do phải đáp ứng hết
tất cả quy định luật thuế hoặc hiểu luật thuế là gì".
Christina M.Ritsema (2003): chi phí tuân thủ thuế là một trong những yếu tố
tác động đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế, chi phí tuân thủ thấp sẽ dẫn đến
mức độ tự nguyện tuân thủ thuế của người nộp thuế tăng lên và ngược lại.
Nguyễn Thị Thanh Hoài (2011) đề cập đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá
nhân và tác động đến mức độ tuân thủ: Chi phí tuân thủ bao gồm thời gian phải bỏ
ra để hoàn tất thủ tục thuế, chi phí về kế toán thuế và có thể bao gồm cả chi phí về mặt
tâm lý như căng thẳng thần kinh do người nộp thuế không nắm chắc họ có đáp ứng
được các quy định của các luật thuế hay không. Người nộp thuế phải bỏ ra các chi
phí trên để tuân thủ nghĩa vụ thuế, do đó tổng số tiền mà người nộp thuế phải chi ra

lớn hơn số thuế thực nộp vào ngân sách nhà nước. Nếu chi phí tuân thủ thấp sẽ dẫn
đến mức độ tuân thủ tự nguyện tăng lên và ngược lại.
Theo tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009): Chi phí tuân thủ tác động đến sự
tuân thủ thông qua hiệu ứng thu nhập nghĩa là chi phí tuân thủ tăng sẽ cản trở quyết
định tuân thủ thuế và ngược lại.
Vì vậy, có thể thấy rằng, chi phí tuân thủ thuế tỷ lệ nghịch với hành vi tuân thủ
của người nộp thuế. Chi phí tuân thủ thấp sẽ khuyến khích người nộp thuế tự nguyện


7

chấp hành các quy định thuế, ngược lại, chi phí tuân thủ cao sẽ cản trở tuân thủ tự
nguyện của người nộp thuế, hoặc là không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ yêu
cầu của quy định, thậm chí thực hiện trốn thuế.
1.3 Chi phí tuân thủ thuế TNCN :
1.3.1 Tác động của Chi phí tuân thủ thuế TNCN:
Vấn đề về chi phí tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế hoặc chi phí
phát sinh của người nộp thuế thực hiện theo quy định của pháp luật thuế cao hơn số
tiền thuế phải nộp gần đây được nhiều sự chú ý và là chủ đề xuất hiện càng nhiều
trong các hội thảo giữa giới học thuật, nhà làm chính sách và cộng đồng nói chung.
Thuật ngữ chi phí tuân thủ đã được đề cập từ rất lâu trong những nguyên tắc
thuế chủ yếu của Adam Smith's (1776). Trong bốn nguyên tắc chung về đánh thuế
của Adam Smith's thì có ba nguyên tắc liên quan đến trực tiếp hoặc gián tiếp đến chi
phí tuân thủ thuế, gồm tính chắc chắn thể hiện số thuế mà mỗi cá nhân phải đóng
nên chắc chắn và không được tùy tiện, thời gian nộp thuế, phương thức nộp thuế, số
thuế phải nộp nên rõ ràng và ngay thẳng đối với người nộp thuế và đối với từng người
khác; tính thuận tiện tức từng loại thuế nên được đánh theo thời gian hoặc theo
phương thức thuận tiện nhất cho người nộp thuế; tính kinh tế trong thu thuế nghĩa
là hành thu không quá đắc và làm cản trở phát triển doanh nghiệp.
Hệ thống thuế càng phức tạp có thể dẫn đến trốn thuế và tránh thuế. Để có thể

cạnh tranh trong thị trường toàn cầu, chính phủ phải có một sự quan tâm về mức độ
chi phí tuân thủ và có mục đích giảm chúng. " Chi phí tuân thủ tạo ra khoảng tổn
thất vô ích rất lớn trong kinh tế, và không khuyến khích người lao động tham gia vào
thị trường lao động".
Tuy nhiên, dù chi phí tuân thủ tác động thế nào thì sẽ không bao giờ biến mất
vì chi phí phát sinh do hệ thống thuế và từ hoạt động của người nộp thuế, chúng chỉ
mất đi khi hệ thống thuế không còn nữa. Do đó, mục tiêu để đạt được hiệu quả trong
quản lý thuế là phải tối thiểu hóa chi phí tuân thủ của người nộp thuế.
Có sự khác biệt rất lớn đối với chi phí tuân thủ thuế doanh nghiệp và giữa cá
nhân khi nghiên cứu, do doanh nghiệp là một tổ chức đại diện cho một tập thể, do đó


8

chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp sẽ tổng hợp tất cả chi phí tuân thủ thuế phản
ánh từ nhiều cá nhân thực hiện trong quá trình tuân thủ quy định và phải mang tính đại
diện cho tập thể.
Cụ thể, thứ nhất, khác biệt lớn nhất là khi nghiên cứu thường chỉ chi phí
tâm lý của cá nhân, ít nghiên cứu cho tổ chức. Theo một số nhà nghiên cứu, tâm lý
gồm tất cả các hiện tượng tinh thần xẩy ra trong đầu óc con người, gắn liền với mọi
hoạt động của con người (Tâm lý học đại cương, Nguyễn Quang Uẩn chủ biên,
2007). Do đó, nếu nghiên cứu chi phí tâm lý của doanh nghiệp sẽ thể hiện không rõ
ràng, cụ thể như đối với cá nhân vì tâm lý thuộc hoạt động trong đầu óc con người.
Thứ hai, liên quan đến chi phí thời gian và chi phí bằng tiền có những đặc
điểm riêng của doanh nghiệp, cụ thể biểu hiện rõ nhất của doanh nghiệp là một tổ
chức, có tài sản, thuê mướn người lao động trong khi cá nhân không có. Để dễ hiểu,
tác giả minh họa cụ qua định nghĩa : "Chi phí tuân thủ doanh nghiệp gồm các chi phí
hành chính, giấy tờ, mua sắm thiết bị. Đó cũng có thể là các chi phí khó nhận thấy như:
chi phí liên quan đến việc nắm bắt các quy định mới (thuê kế toán, dịch vụ pháp lý,
nghiên cứu, phần mềm); thuê nhân viên mới, tập huấn nhân viên cũ để đáp ứng yêu

cầu của quy định mới; chi phí theo dõi việc thực thi quy định mới; chi phí do rủi ro
phải chịu trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm hành chính lớn hơn do quy định mới.
Không bao gồm các chi phí trực tiếp như trả thuế, phí." (Nguồn: Ministry of
Economic Development of New Zealand, Business Compliance Cost StatementsGuidelines for Departments, 6/2001).
Thứ ba, khi nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế cá nhân, người ta thường
nghiên cứu mối liên quan giữa chi phí tuân thủ thuế với yếu tố nhân khẩu học như:
giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, tình trạng hôn nhân (Slerod and
Sorum(1984), Blumenthal và Slemrod (1992), Vaillancourt (1989)); đối với doanh
nghiệp là: quy mô, đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp.
1.3.2 Sự đơn giản hóa và chi phí tuân thủ:
Hệ thống thuế càng phức tạp thì ảnh hưởng bất lợi đến quản lý thuế, cụ thể
tuân thủ và chi phí tuân thủ (Sandford, 1995, Bardsley, 1997). Theo Pope (1994) kết


9

quả các nghiên cứu chi phí tuân thủ cho rằng tính đơn giản cần được xác định là có
tầm quan trọng hơn khi so sánh với mục tiêu thuận tiện tối đa hóa số thu, cổ phần và
hiệu quả. See Talib (1996) Những yếu tố khác có tác động tăng chi phí tuân thủ là
sự không rõ ràng của luật thuế, sự thay đổi thường xuyên trong quy định về thuế,
các quy định khác nhau đối với những thành phần khác nhau của cơ sở thuế ( ví dụ
như thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau) tính phức tạp và thời gian chi phối thủ tục
quản lý. Chi phí tuân thủ cũng phát sinh từ sự tống đạt các quy định yếu kém dẫn
đến hệ thống thuế phức tạp, thủ tục quan liêu, thiếu tính chuyên nghiệp trong quản lý
thuế, và trong quá trình tạo thuận lợi nhóm người nộp thuế nào đó hoặc hoạt động nào
đó.
Một chính sách nhấn mạnh việc tạo ra cơ sở thuế phản ảnh chính xác khả năng
nộp thuế của người nộp thuế có thể tăng sự phức tạp và sự không rõ ràng của hệ
thống thuế (Kaplow, 1995). Sự đơn giản hóa trong chính sách thuế có thể giảm hoặc
tăng chi phí tuân thủ thuế (See also McClure (1989), Boucher (1991), Pope (1994),

Talib (1996), Bardsley (1996), and James, Sawyer and Wallschutzky (1997). Đầu
tiên, sự đơn giản của luật thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí tuân thủ của người
nộp thuế và chi phí cưỡng chế của cơ quan thuế; thứ hai góp phần giảm sự không
chắc chắn trong luật thuế (Bardsley (1996)). Giảm sự không chắc chắn có xu hướng
tăng tuân thủ bằng cách giảm chi phí tư vấn (Talib, 1996). Điều ngược lại có thể xẩy
ra (Baedsley, 1997) sự tùy tiện có thể lan truyền trong hệ thống làm mang lại sự trốn
thuế hơn sự không chắc chắn. Bằng chứng thực nghiệm thì không có kết luận trong
điểm này (Alm, Jackson and Mckee (1992) and Klepper and Nagin (1989))
Sự phức tạp của luật thuế khó đo lường một cách khách quan (See Pope
(1994), McClure (1989), and James, Sawyer and Wallschutzky (1997). Ví dụ, áp
dụng cơ chế tự khai, tự nộp đồng nghĩa việc chuyển gánh nặng chi phí tuân thủ tuân
thủ từ quản lý thuế của cơ quan thuế sang người nộp thuế, dẫn đến chi phí tuân thủ
cao. Ưu đãi thuế được thiết kế mang đến lợi ích cho nhà đầu tư nhưng nhìn chung
tăng chi phí tuân thủ của họ, giảm lợi nhuận thuế và giảm ưu đãi thuế. Kết quả,
nhận thức của người nộp thuế là một chỉ tiêu quan trọng.


10

McClure (1989) xác định 5 nguyên nhân phức tạp của luật:
(a) quy định để định nghĩa chính xác thu nhập kinh tế thực sự;
(b) khoản chi phí liên quan đến thuế;
(c) những quy định để chống lại sự lạm dụng đặc quyền thuế hoặc kết quả sự
không công bằng;
(d) những quy định bao quát sự chuyển tiếp giữa những quy định hiện hành và
những quy định mới;
(e) thiếu tính chặc chẽ logic của luật thuế.
Tuy nhiên, nhiều tranh luận sự đơn giản hóa cho thấy một sự hiểu nhầm có thể
làm hệ thống thuế phức tạp. James, Sawyer and Wallschutzky (1997) nhấn mạnh
rằng sự đơn giản hóa luật thuế thì cần thiết nhưng không có nghĩa giúp giảm chi phí

tuân thủ của người nộp thuế. Chính sách thuế cơ bản thì cũng chịu trách nhiệm đối
với chi phí tuân thủ cao. Ví dụ, việc sử dụng thuế thu nhập hơn thuế doanh thu tăng
sự phức tạp của luật thuế, tăng chi phí tuân thủ (See Kaplow (1995)). Hoặc ví dụ
khác như Sandford (1995) và Kaplow (1995) chỉ ra người nộp thuế có thể chọn đa
dạng hóa nguồn thu nhập, điều này đòi hỏi tính thuế phức tạp để tránh thuế, đánh
đổi giữa số thuế phải nộp thấp với chi phí tuân thủ cao. Pope (1994) thực hiện
nghiên cứu người nộp thuế tại Úc cho thấy nổi bật lên chi phí tuân thủ thuế thu nhập
là mức độ thu nhập và loại hình thức thuế được sử dụng. Kaplow (1995) và
Glassberf và Smyth (1995) chú ý rằng soản thảo luật thuế đơn giản mắc sai lầm
trong xác định vấn đề cốt lõi: luật thuế trở nên phức tạp bởi vì sự phức tạp cơ sở
thuế, khấu trừ và đặc quyền, bởi vì hệ thống thuế đơn giản không thể phục vụ cho
những trường hợp đặc biệt.
Ví dụ 1, với sự đơn giản hóa nếu không có sự khấu trừ cho từ thiện, sau đó điều
này có thể ảnh hưởng ngược lại hoạt động từ thiện.
Ví dụ thứ 2, nếu đầu tư trong khu vực tốn chi phí giống như rủi ro sau đó đầu tư
trong khu vực có thể làm giảm hơn mức tối ưu nếu đặc quyền thuế không được áp
dụng. Luật thuế quá đơn giản cũng có thể có những lỗ hòng làm phát sinh nhiều sự
giải thích, điều này làm tăng sự không chắc chắn và chi phí "tâm lý" của người nộp


11

thuế.
Tại Mỹ, sự đơn giản là một trong những nguyên tắc quan trọng của phong trào
cải cách thuế những năm 1980, và đạt đến cực điểm trong đạo luật sửa đổi thuế
1986. So sánh dữ liệu khảo sát của chi phí tuân thủ thực hiện 1982 và 1989,
Blumenthal và Slerod (1992) kết luận rằng cải cách thuế không làm đảo lộn sự phát
triển trong chi phí tuân thủ trong những năm 1980, có một sự chuyển động đi lên của
chi phí tuân thủ đối với thuế thu nhập cá nhân trong suốt khoảng thời gian này. Họ
tìm thấy rằng chi phí tuân thủ tăng với thu nhập thực sự và cao hơn đối với một số loại

thu nhập cụ thể, như tự kinh doanh, nguồn thu nhập từ đầu tư vốn, tiền hưu và thu
nhập cho thuê. Bằng chứng này hỗ trợ cho quan điểm thảo luận ở trên, rằng sự đơn
giản cần thiết giảm chi phí tuân thủ.
Do đó, bỏ qua khỏi nhấn mạnh về tầm quan trọng trong soạn thảo luật thuế,
Boucher (1991) phân biệt ba khía cạnh khác nhau của sự đơn giản hóa luật thuế.
"Đơn giản tuân thủ" liên quan đến hoạt động lưu giữ tài liệu, điền mẫu tờ khai thuế.
"Đơn giản giao dịch" nghĩa là giao dịch tài chính cần được cấu trấu để tối thiểu hóa thuế
phải nộp. "Đơn giản quy định" phản ánh sẽ dễ dàng thuận tiện hiểu luật thuế.
Sự đơn gián hóa là cần thiết, một số nước đã cố gắng đơn giản hóa luật thuế để
giảm chi phí tuân thủ và chi phí quản lý hành chính.
1.3.3 Định nghĩa chi phí tuân thủ
Theo Sandford, Godwin và Hardwick (1989) định nghĩa chi phí tuân thủ thuế:
Chi phí tuân thủ thuế là chi phí chịu bởi người nộp thuế hoặc bên thứ ba, chủ
yếu là các doanh nghiệp, trong việc đáp ứng các yêu cầu theo áp đặt lên với một cấu
trúc nhất định và mức độ thuế (không bao gồm số thuế phải nộp và bất kỳ chi phí
biến dạng phát sinh từ thuế).
Sandford (1995) đã định nghĩa tiếp chi phí tuân thủ thuế: "Những chi phí phát
sinh của người nộp thuế mà người nộp thuế phải chịu trong quá trình đáp ứng các
yêu cầu của pháp luật và cơ quan thuế; thêm vào đó là các khoản chí phí khác ngoài
tiền thuế đã thanh toán thực tế, và bất kỳ chi phí biến dạng vốn có trong bản chất của
thuế."


12

Chi phí tuân thủ thuế được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, trong số các tác
giả thì Sandford được coi là cha đẻ của chi phí tuân thủ nghiên cứu từ sau công trình
nghiên cứu toàn diện đầu tiên của ông vào năm 1973 được thực hiện. Mô hình của Ông
Sandford's đưa ra bao gồm ba thành phần chi phí chủ yếu như sau:


Mô hình chi phí tuân thủ thuế TNCN
1. Chi phí bằng tiền

Chi phí tuân thủ thuế

2. Chi phí thời gian

3. Chi phí tâm lý

Thông thường các dự toán chi phí tuân thủ dựa vào chi phí tiền bạc và thời
gian, chi phí tâm lý rất khó để tính toán. Nghiên cứu này cũng là mối quan tâm về
thời gian và chi phí bằng tiền phát sinh của người nộp thuế trong việc đáp ứng hệ
thống thuế thu nhập cá nhân.
Chi phí tuân thủ rất quan trọng bởi vì chúng phản ánh sự phức tạp của một hệ
thống thuế. Nếu tăng độ phức tạp trong lĩnh vực thuế có thể dẫn đến hành vi trốn thuế,
tránh thuế, vì vậy chính phủ cần quan tâm đối với mức độ chi phí tuân thủ và mục tiêu
để làm giảm thiểu chúng.
Theo định nghĩa Sandford (1995), Chattopadhyay và Arindam Das-Gupta (2002)
phân tích Chi phí tuân thủ không chỉ chịu bởi người nộp thuế mà còn tất cả tổ chức có
liên quan đến việc chuyển lợi ích từ khu vực công sang khu vực của ngân khố chính phủ.
Ví dụ, người chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm khấu trừ thuế tại nguồn và các tổ
chức tài chính được giao chức năng thu thuế đồng thời cũng phải gánh chịu chi phí
tuân thủ. Bởi vì chi phí tuân thủ là một trong những chi phí tác động đến xã hội, do
đó có cần xem xét chi phí tuân thủ từ quan điểm rộng hơn là ngụ ý trong định nghĩa
Sandford (1995).


13

Toàn bộ chi phí hệ thống thuế bao gồm "chi phí phúc lợi, chi phí cơ hội, chi phí

tâm lý, chi phí xã hộiv..v.." Evans và Walpole (1997). See Mikesell (1986) để đánh giá
tác động của thuế đến xã hội, "tổng chi phí tác động lên người dân- tổng chi phí
hành thu, chi phí quản lý, chi phí tuân thủ- cần được xem xét đến. Slemrod và
Yitzhaki (1996) xác định chi phí tuân thủ như là một trong năm thành phần chi phí
hệ thống thuế. Chi phí khác là chi phí quản lý, khoản tổn thất hiệu quả vô ích từ thuế,
gánh nặng thuế quá mức của trốn thuế, chi phí tránh thuế. Ý kiến chung là xem xét
tình huống có và không có thuế. Thuế là sự chuyển giao từ mua quyền lực từ khu vực
phi chính phủ đến khu vực chính phủ. Theo cách phân loại của Slemrod và Yitzhaki
tìm ra được tất cả chi phí liên quan đến xã hội đều ảnh hưởng đến sự chuyển giao
này.
Theo kết quả khảo sát tính toán chi phí tuân thủ cho người nộp thuế thu nhập cá
nhân được sử dụng để thu thập dữ liệu và phát triển dựa trên mô hình của Cedric
Sandford tại Malaysia cho biết. Trung bình ước tính thời gian dành cho cá nhân là 9,9
giờ để nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. (Nguồn Compliance costs, electronic
filing, personal income tax, Malaysia). Như vậy thời gian trung bình dành cho cá
nhân phải bỏ ra để nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân là 9,9 giờ mỗi năm theo
tôi là chấp nhận được. Ở Việt Nam nói chung, địa bàn tỉnh Bến Tre nói riêng, việc khảo
sát tính tuân thủ nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN sẽ áp dụng trong khoảng thời gian
này lấy làm tiêu điểm cho luận văn, sau đây chúng ta nghiên cứu phân tích ở địa bàn
tỉnh Bến Tre theo các chương dưới đây.

Phân loại chi phí tuân thủ thuế
Dựa trên các nghiên cứu đã thực hiện, Chattopadhyay và Arindam DasGupta (2002) tóm tắt chi phí tuân thủ được phân loại theo cách khác nhau:
Theo Vaillancourt (1987) những yếu tố trong chi phí tuân thủ là tất cả chi phí
chịu bởi người nộp thuế để tuân thủ luật thuế, như lao động, vốn, giá trị trung gian
hoặc khoản chi phí cho chuyên gia thuế. Đối với cá nhân, những chi phí này bao
gồm tài chính, thời gian hiểu luật thuế, chi phí điền tờ khai thuế, thu thập, điền và


14


lưu trữ dữ liệu cho việc hoàn tất tờ khai thuế. Chi phí khác bao gồm đi lại, gặp tư
vấn thuế, hoặc cơ quan thuế, thanh toán cho chuyên gia tư vấn thuế, chi phí bưu
điện, điện thoại..v..v Sandford et al (1989) nhấn mạnh cần phải có chi phí tâm lý, bao gồm
mức độ căng thẳng sự lo âu khắc khoải trong giải quyết vấn đề thuế, cụ thể những
người về hưu khó khăn, quá phụ, phụ nữ ly dị hoặc ly thân. Đối với công ty, chi phí
liên quan đến thu thập, chuyển tiền, kế toán thuế, chi phí phần cứng và phần mềm
được tính vào nếu chúng có lợi cho việc tính ra số thuế phải nộp, tiền lương, tiền công
thuê nhân viên, cùng với chi phí yêu cầu cập nhật kiến thức.
Talib (1996) và Chan et al (1999) phân chia chi phí thành chi phí tính toán và
chi phí kế hoạch. Talib cũng yêu cầu loại thứ ba, chi phí tư vấn. Chi phí tính toán là
chi phí của những công việc thường làm hằng ngày và thiết yếu, chi phí tư vấn liên
quan đến khiếu nại liên quan đến thuế, thắc mắc thuế và chống án. Sự rõ ràng, đơn
giản sẽ giảm chi phí tính toán trong khi chi phí tư vấn ảnh hưởng bởi sự không ổn
định, rõ ràng của hệ thống thuế.
Chi phí tuân thủ phân theo giai đoạn khác nhau trong thực thi luật thuế.
Sandford, Godwin và Hardwick (1989) và Evans và Walpole (1997) nhóm chi phí
tuân thủ như chi phí ban đầu, chi phí tạm thời và chi phí thường xuyên. Chi phí ban
đầu phát sinh cung với việc giới thiệu một luật thuế mới, hoặc sự thay đổi chủ yếu
trong luật thuế. Chi phí tạm thời là chi phí tăng thêm trong khi học hỏi kiến thức
phát sinh từ công chức thuế và người nộp thuế. Chi phí thường xuyên là chi phí liên
tục trong điều hành hệ thống thuế, không có yếu tố tạm thời tăng thêm của sự thay
đổi về thuế. Trong thực tiễn, nếu chính phủ thay đổi hệ thống thuế thường xuyên thì sẽ
có một vài yếu tố thuộc chi phí tạm thời tại bất kỳ thời thời điểm nào. Eland (1995)
chia chi phí tuân thủ phát sinh từ những hành động này làm hai loại: định kỳ và
không định kỳ. Trước đó, có người bao gồm sự duy trì hệ thống kế toán, lưu trữ, hoàn
thành tờ khai thuế và giao thiệp với cơ quan thuế khi có yêu cầu. Sau đó, có tác giả
bao gồm thời gian khi lên kế hoạch và chuẩn bị luật thuế mới, sự thay đổi hệ thống
quản lý hiện tại, tập huấn nhân viên và bất kỳ chi phí in ấn và văn phòng phẩm.
Thông thường người ta thường lẫn lộn giữa những chi phí tuân thủ và chi phí



15

kế toán và rất khó tách rời hai loại chi phí này. Evans và Walpole (1997) chỉ ra sự
khác biệt giữa chi phí tuân thủ và chi phí kế toán, trước hết cần cố gắng thực hiện
việc xác định những hoạt động nào chỉ phục vụ cho mục đích thuế, và "những hoạt
động kế toán thì có lợi đối với doanh nghiệp trong cách khác nhau (như kiểm soát
chứng khoáng), nhưng cũng có một số liên quan đến chi phí tuân thủ thuế"
Chi phí tuân thủ gần như gắn liền với mức độ tuân thủ. Chi phí tuân thủ gắn
liền với các mức độ khác nhau của tuân thủ có thể ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ
thực sự, bởi vì người nộp thuế cố gắng giảm chi phí trực tiếp và chi phí tuân thủ
thuế. Chi phí tuân thủ của luật thuế một phần dựa trên mức độ tuân thủ, nói cách
khác được xác định bởi thái độ của người nộp thuế và đánh giá cấu trúc thuế.
See Hasseldine (2000) tại Mỹ, IRS định nghĩa tuân thủ của người nộp thuế là
những yêu cầu bao gồm người nộp thuế phải điền vào tất cả tờ khai thuế một cách chính
xác và đúng thời hạn theo quy định, cùng với những quy định liên quan khác và quyết
định quan tòa. Sự không tuân thủ bao gồm cố ý và hành động có tính toán, không
tuân thủ cũng có thể không cố ý bởi vì tuân thủ yêu cầu kiến thức tài chính, sự nỗ
lực, bởi vì sự phức tạp và không rõ ràng của luật thuế. Vì vậy, sự bất cẩn, sự bỏ sót,
sự hiểu sai của luật thuế có thể dẫn đến việc không tuân thủ. Do đó, nếu chi phí tuân
thủ chịu bởi người nộp thuế là không đầy đủ, thì điều này chính nó có thể gây ra sự
không tuân thủ của người nộp thuế.
Chi phí tuân thủ có thể phân loại thành chi phí tự nguyện và bắt buộc, sau này
liên quan của chi phí tránh thuế theo cách phân loại của The Slemrod-Yitzhaki. Từ
quan điểm chính sách, hai loại chi phí thì quan trọng như nhau, có hàm ý khác nhau.
Sandford (1995) trích dẫn Johnston (1961) đã thực hiện nghiên cứu phân loại giữa
chi phí tuân thủ là bắt buộc và chi phí tự nguyện trên các khía cạnh khác nhau.
Trong khi chính phủ có thể tác động trực tiếp đến tác giả trước bằng cách đơn giản
hóa, những người sau này lại bị tác động bởi một vài yếu tố xã hội, như thái độ của

xã hội và sự không chắc chắn, và chính điều này Chính phủ không thể dễ dàng ảnh
hưởng đến. Sandford (1995) đề xuất sự phân biệt giữa " kế hoạch thuế mà chính
điều này là phần quan trọng hoạt động thương mại " và " giao dịch không có liên


16

quan đến thương mại" nhưng thực hiện với mục đích độc lập là giảm thuế. Trong
khi tác giả sau này thì đền cập đến vấn đề trốn thuế có chủ ý, những tác giả trước đề
cập đến kế hoạch thuế và tránh thuế. Tuy nhiên, Sandford cho rằng "sự phân biệt
không dễ dàng nêu ra trong thực tiễn"
Mill (1996), người điều tra mối quan hệ giữa chi phí tuân thủ và số thuế phải
nộp, cho rằng những công ty đã tốn nhiều chi phí cho nghiên cứu thuế và kế hoạch,
báo cáo liên quan đến thuế thì sẽ giảm số thuế phải nộp. Mặc dù sự phức tạp trong
luật thuế tăng chi phí tuân thủ, nhưng nó có thể cung cấp cơ hội tránh thuế và trốn
thuế. Bộ máy quản lý thuế với chi phí tuân thủ cao phát sinh sự phức tạp và không
rõ ràng có thể ít bị phản đối nếu điều này có lợi từ việc tự do làm theo ý mình trong
chi phí kế hoạch thuế và tuân thủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì thật khó
để xác định cho dù chi phí liên quan đến phức tạp - gây ra sự tránh thuế có thể là
trong bản chất của chi phí bắt buộc và chi phí tự nguyện.
Thành phần chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân khi nghiên cứu
Tùy theo mục đích nghiên cứu thành phần chi phí tuân thủ thuế sẽ khác nhau, tuy
nhiên về cơ bản dựa trên 3 thành phần chủ yếu của Sandford (1989).
Ba thành phần chi phí tuân thủ có cách xác định khác nhau. Chi phí bằng tiền
khó xác định trong việc thu thập thông tin, nhưng so với các loại chi phí khác thì
tương đối dễ dàng đo lường hơn do dữ liệu thu thập được có sẵn là giá trị bằng tiền. Chi
phí thời gian khó xác định hơn chi phí bằng tiền, vì ngoài việc thu thập chính xác
thông tin về thời gian tuân thủ của người nộp thuế thì phải chuyển giá trị thời gian
thành giá trị bằng tiền cụ thể. Chi phí tâm lý khó xác định nhất vì chi phí này không
chỉ đơn thuần phụ thuộc vào sự phức tạp của hệ thống quản lý thuế mà còn phụ

thuộc vào kiến thức về luật thuế của người nộp thuế và cách cư xử của người nộp
thuế với cơ quan thuế. Thành phần chi phí tuân thủ phát sinh trong hoạt động tuân
thủ được đề cập trong một số nghiên cứu sau:
Sandford (1973) chi phí tuân thủ được phân thành 3 loại: chi phí bằng tiền,
như thanh toán tư vấn thuế, cá nhân, chi phí ngẫu nhiên (điện thoại, chi phí đi lại)


17

và chi phí tài chính để hiểu được kiến thức thuế, ví dụ như mua sách; chi phí thời
gian đạt được kiến thức thuế, lưu giữ chứng từ và điền tờ khai thuế; chi phí tâm lý
như sự lo lắng và bực mình.
Chattopadhyay và Arindam Das-Gupta (2002) nghiên cứu tất cả chi phí sinh ra
bởi hệ thống thuế tác động lên người nộp thuế, bên thứ ba trừ chi phí phát sinh từ sự
bóp méo kinh tế và sự xâm phạm đến tính công bằng bao gồm chi phí tuân thủ và
không tuân thủ, cụ thể thành phần chi phí tuân thủ thuế là chi phí thời gian của người
nộp thuế trong kế hoạch thuế, chi phí bằng tiền (bao gồm chi phí trả tư vấn thuế) trong kế
hoạch thuế và chi phí nhân viên, chi phí hối lộ, chi phí tâm lý do nhân viên thuế gây
phiền hà, chi phí tâm lý không rõ ràng, phức tạp, không chắc chắn của luật thuế, những
lợi ích từ yêu cầu tuân thủ thuế.
Joel Slerod và Nikki Sorum (1984) khảo sát chi phí tuân thủ điền tờ khai quyết
toán thuế của bang và liên bang tại Mỹ năm 1982. Về cơ bản chi phí thời gian bao
gồm: tìm hiểu luật thuế (có thể đọc tạp chí hoặc bài báo, sách hướng dẫn thuế hoặc
tham gia hội nghị), lưu giữ hóa đơn hoặc tài liệu liên quan đến thu nhập người nộp
thuế, tra cứu biểu thuế phục vụ khấu trừ và xác định nghĩa vụ thuế, chi phí khác liên
quan thực sự đến chuẩn bị tờ khai thuế, chi phí cung cấp thông tin cho tư vấn thuế. Chi
phí bằng tiền bao gồm chi phí trả cho các tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện khai thuế hộ
(kế toán viên hoặc công ty kế toán, người chuẩn bị tờ khai thuế hoặc các công ty khai
thuế hộ..), chi phí đi lại, điện thoại, bưu điện hoặc giấy tờ tài liệu liên quan. Chi phí
tâm lý NNT như thái độ khi chuẩn bị và điền tờ khai quyết toán thuế TNCN..v..v..

Idawati Ibrahim và Jeff Pope (2011) khảo sát chi phí tuân thủ bằng tiền và thời
gian điền tờ khai thuế TNCN tại Malaysia bằng hình thức điện tử và bằng giấy. Chi phí
thời gian liên quan đến hoạt động tuân thủ: tìm hiểu luật thuế, thu thập và lưu giữ
chứng từ, tra cứu bảng biểu và ghi chú giải thích, yêu cầu tư vấn và sự giúp đỡ, hoàn
thành tờ khai thuế, đăng ký tờ khai thuế, nộp thuế và kế hoạch thuế để giảm nghĩa vụ
thuế. Chi phí tiền bao gồm: chi phí trả chuyên gia thuế, kế toán và các chuyên gia liên
quan đến tờ khai thuế thu nhập hàng năm; chi phí ngẫu nhiên khác phân loại liên quan
đến công nghệ thông tin hoặc không có.


×