BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
---o0o---
LÊ NGUYỄN PHƯƠNG TRANG
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM
CHUYÊNNGÀNH
:TÀICHÍNH– NGÂN HÀNG
MÃSỐ
:60340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH–NĂM 2015
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS. Trương Quang Thông. Nguồn số liệu và kết quả thực nghiệm cũng như
các trích dẫn được thực hiện là hoàn toàn trung thực, chính xác.
Tác giả
Lê Nguyễn Phương Trang
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Lời mở đầu
1.
Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 3
6.
Kết cấu của luận văn........................................................................................... 3
Chương 1: Lý luận tổng quan về các nhân tố tác động đến hiệu quả
hoạt động của Ngân hàng thương mại .................................................. 4
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại ............................................................ 4
1.1.1. Tổng quan .................................................................................................. 4
1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại ..................................................... 5
1.1.3. Các hoạt động cơ bản................................................................................. 6
1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Phương Nam............................................. 6
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................ 6
1.2.2. Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương
Nam giai đoạn 2011-2014 ................................................................................ 8
1.3. Hiệu quả hoạt động ........................................................................................ 10
1.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động ................................................................. 10
1.3.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại.
................................................................................................................. 12
1.3.2.1. Nhóm nhân tố khách quan .............................................................. 13
1.3.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan .................................................................. 14
1.3.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng
thương mại...................................................................................................... 16
1.3.3.1. Phương pháp đánh giá truyền thống ............................................... 16
1.3.3.2. Phương pháp phân tích hiệu quả biên ............................................. 20
1.3.4. Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của Ngân hàng thương mại ............................................................................ 24
1.4. Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về đánh giá hiệu quả
hoạt động của Ngân hàng thương mại .......................................................... 25
1.5. Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về phân tích các nhân
tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại ............... 27
Kết luận Chương 1 ............................................................................................. 30
Chương 2: Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động
tại Ngân hàng TMCP Phương Nam .................................................... 31
2.1. Khuôn khổ đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước ............................................................... 31
2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Nam theo
phương pháp truyền thống qua các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2011-2014..
.......................................................................................................................... 33
2.3. Đo lường hiệu quả hoạt động và phân tích các nhân tố tác động đến hiệu
quả hoạt động của các NHTM, trong đó có Ngân hàng Phương Nam ...... 37
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 37
2.3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu – Thống kê các biến sử dụng trong mô
hình .......................................................................................................... 37
2.3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM – chỉ định
mô hình DEA .................................................................................. 37
2.3.2.2. Phân tích sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng nguồn
lực – chỉ định mô hình Tobit ........................................................... 39
2.3.3. Tiến hành phân tích và đánh giá kết quả ................................................. 42
2.3.3.1. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 42
2.3.3.2. Thống kê mô tả các biến số liệu mẫu nghiên cứu ........................... 43
2.3.3.3. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật và chỉ số Malmquist bằng
DEA ................................................................................................ 45
Kết luận Chương 2 ................................................................................ 56
Chương 3: Một số g ợi ý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại
Ngân hàng TMCP Phương Nam ......................................................... 57
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương
Nam .................................................................................................................. 57
3.2. Một số gợi ý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
TMCP Phương Nam....................................................................................... 59
3.2.1. Nhóm gợi ý góp phần nâng cao năng lực tài chính ................................. 59
3.2.1.1. Xây dựng một lịch trình tăng vốn cụ thể và mở rộng mạng lưới hoạt
động một cách hợp lý ....................................................................... 59
3.2.1.2. Xử lý nợ quá hạn còn tồn đọng, có chính sách tăng trưởng tín dụng
hợp lý và hạn chế các khoản nợ quá hạn gia tăng ............................ 62
3.2.2. Nhóm gợi ý góp phần nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh ............ 66
3.2.2.1. Hiện đại hoá công nghệ, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên
tiến .................................................................................................. 66
3.2.2.2. Nâng cao năng lực quản trị điều hành và đội ngũ nhân viên ngân
hàng ................................................................................................. 70
3.2.2.3. Kiến nghị đối với Chính phủ vả các cơ quan chức năng ................ 72
3.3. Định hướng nghiên cứu.................................................................................. 74
Kết luận chương 3 ................................................................................. 75
KẾT LUẬN ............................................................................................ 76
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU/CHỮ VIẾT TẮT
NỘI DUNG
AE
Allocative efficiency
BANKSIZE
Quy mô ngân hàng
CE
Cost efficiency
DEA
Data envelopment analysis
DEPO (D)
Lượng tiền huy động
DLR
Tỷ Lệ Tiền Gửi - Cho Vay
Effch
Thay đổi hiệu quả kỹ thuật
EPS
Hệ số thu nhập trên cổ phiếu
FATA
Tỷ lệ tư bản hiện vật/ tổng tài sản
K
Tư bản hiện vật
KL
Tỷ lệ giữa K và L
L
Lao động
LOANTA
Tỷ lệ vốn cho vay so với tổng tài sản có
MARKSHARE
Phần chia thị trường
NHTM
Ngân hàng thương mại
NIM
Thu lãi biên ròng
NOM
Thu ngoài lãi biên ròng
NPL
Nợ quá hạn/tổng dư nơ cho vay
Pech
Thay đổi kỹ thuật thuần tuý
PNB
Ngân hàng TMCP Phương Nam
ROA
Thu nhập ròng trên tổng tài sản
ROE
Thu nhập ròng trên tổng vốn chủ sở hữu
Sech
Thay đổi hiệu quả quy mô
TCTD
Tổ chức tín dụng
TCTR
Tổng chi phí/tổng doanh thu
TE
Technical efficiency
KÝ HIỆU/CHỮ VIẾT TẮT
NỘI DUNG
Techch
Thay đổi kỹ thuật
Tfpch
Thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp
TMCP
Thương mại cổ phần
TNHĐB
Thu nhập hoạt động biên
TRAD
Tỷ lệ giữa thu về lãi/thu về hoạt động
W1
Giá của tư bản
W2
Giá của lao động
W3
Giá của vốn huy động
Y11
Năm 2011
Y12
Năm 2012
Y13
Năm 2013
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương
Nam giai đoạn 2011 – 2014 ........................................................................................ 8
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Ngân hàng TMCP Phương
Nam giai đoạn 2011-2014. ........................................................................................ 33
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập , chi phí của Ngân hàng TMCP Phương
Nam từ năm 2011 đến năm 2014. ............................................................................. 34
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính của Ngân hàng TMCP Phương Nam
từ năm 2011 đến năm 2014. ...................................................................................... 36
Bảng 2.4: Các biến sử dụng trong mô hình DEA. .................................................... 38
Bảng 2.5: Các biến độc lập sử dụng trong mô hình Tobit ........................................ 42
Bảng 2.6: Các NHTM được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu ................................... 42
Bảng 2.7: thống kê mô tả mẫu nghiên cứu................................................................ 44
Bảng 2.8: Kết quả ước lượng trung bình hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu
quả toàn bộ của mẫu .................................................................................................. 46
Bảng 2.9: Chỉ số Malmquist trung bình của các ngân hàng thời kỳ 2011 – 2014 .... 49
Bảng 2.10: Kết quả ước lượng mô hình TOBIT phân tích các nhân tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. .................................................... 51
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế toàn phần ............. 23
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam, như các quốc gia Châu Á khác, đang ở trong giai đoạn tăng
trưởng chậm. Hoạt động ngân hàng trong năm 2014 tiếp tục đối mặt với những khó
khăn khi tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng
chưa được như mong muốn. Các NHTM đã triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu
lại hệ thống các tổ chức tín dụng và đạt được kết quả bước đầu. NHNN đã chủ động
xử lý nợ xấu, kiềm chế nợ xấu gia tăng và đã đưa Công ty Quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng (VAMC) vào hoạt động. Đồng thời, tiếp tục rà soát, ngăn chặn tình
trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện cơ cấu lại, nâng cao
hiệu quả hoạt động của các hệ thống ngân hàng. Theo kế hoạch cơ cấu , số lượng
ngân hàng sẽ được giảm xuống khoảng 15 ngân hàng vào năm 2017. Việc mua bán,
sáp nhập, tái cơ cấu toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm minh bạch và lành mạnh hoá
hệ thống cũng là chủ đề được rất nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm và dự báo sẽ
được triển khai mạnh mẽ trong những năm tới. Các ngân hàng không có khả năng
cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn.
Như vậy, sự cạnh tranh gia tăng mạnh mẽ trong hệ thống ngân hàng Việt
Nam đặt ra nhu cầu tiếp cận thông tin đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng. Việc đánh giá này là cần thiết không chỉ cho cả nhà quản lý hướng tới để duy
trì sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng mà còn cho khách hàng là những
người kỳ vọng vào những kênh đầu tư có thể thu được lợi nhuận cao. Đồng thời,
trong bối cảnh NHNN đang thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, việc đánh giá
hiệu quả hoạt động của ngân hàng và phân tích các nhân tố thực sự có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là vấn đề cần quan tâm.
Vì lý do đó , tôi đã chọn đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt
động của Ngân hàng TMCP Phương Nam” làm đề tài luận văn.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Trong đề tài này, từ việc đúc kết những lý luận tổng quan về các nhân tố tác
động đến hiệu quả hoạt động của NHTM, tác giả thực hiện nghiên cứu đánh giá
hiệu quả hoạt động và tập trung phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt
động của Ngân hàng TMCP Phương Nam . Từ đó, tác giả đã đưa ra một số gợi ý để
có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh cho Ngân hàng TMCP
Phương Nam; cụ thể:
Đánh giá kết quả hoạt động giai đoạn
2011-2014 của Ngân hàng TMCP
Phương Nam theo phương pháp truyền thống.
Thông qua kiểm định mô hình đánh giá và đo lường hiệu quả của các Ngân
hàng TMCP tại Việt Nam để đánh giá , so sánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
TMCP Phương Nam so với các Ngân hàng khác.
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP
Phương Nam.
Đề xuất một số gợi ý giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh
cho Ngân hàng TMCP Phương Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của
Ngân hàng TMCP Phương Nam.
Phạm vi nghiên cứu: 16 NHTM tại Việt Nam thời kỳ 2011-2014, trong đó có
Ngân hàng TMCP Phương Nam.
Dữ liệu nghiên cứu: Nguồn số liệu được sử dụng trong các mô hình ước
lượng thu thập từ Báo cáo thường niên trong đó có bảng cân đối tài sản và báo cáo
thu nhập và chi phí của 16 NHTM tại Việt Nam thời kỳ 2011-2014.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính: tổng hợp, phân tích, so sánh các dữ liệu liên quan đến
nội dung đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng: trong bài nghiên cứu, tác giả dự định sử dụng 02 mô
hình:
3
Mô hình Phân tích dữ liệu bao tham số (mô hình DEA) để đánh giá và đo
lường hiệu quả của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam nhằm đánh giá , so sánh hiệu
quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Nam so với các Ngân hàng khác.
Mô hình kinh tế lượng Tobit để phân tích sự tác động của các nhân tố đến
hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, trong đó có Ngân hàng
TMCP Phương
Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Hệ thống hóa, đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2014. Tuy nhiên, luận văn tập trung nghiên cứu và đánh
giá các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của 01 Ngân hàng, cụ thể là Ngân
hàng TMCP Phương Nam để đánh giá tình hình hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
TMCP Phương Nam so với các Ngân hàng khác. Để từ đó giúp đưa ra một số gợi ý
để nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng TMCP Phương Nam.
6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận tổng quan về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động
của Ngân hàng Thương Mại.
Chương 2: Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động tại Ngân
hàng TMCP Phương Nam.
Chương 3: Một số gợi ý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng
TMCP Phương Nam.
4
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại.
1.1.1. Tổng quan.
Ở một số nước như tại Mỹ thì NHTM là một công ty kinh doanh chuyên
cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính; ở Pháp thì
NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới
hình thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp
vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính; tại Ấn Độ, NHTM là nơi nhận các
khoản ký thác để cho vay, tài trợ hay đầu tư; tại Thổ Nhĩ Kỳ, NHTM là hội trách
nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp
vụ hối đoái, nghiệp vụ chiết khấu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác.
Tại Việt Nam, khái niệm về NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ,
là một TCTD thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế để
tạo lập nguồn vốn tín dụng và cho vay phát triển kinh tế, tiêu dùng cho xã hội để thu
được lợi nhuận. Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng
thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ nhận tiền gửi; cấp tín dụng và cung
ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Với chức năng là trung gian tài chính, tín dụng, chức năng trung gian thanh
toán, trung gian trong việc thực hiện các chính sách của quốc gia và đặc biệt là chức
năng tạo bút tệ hay tiền ghi sổ, NHTM đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề về vốn cho các
tổ chức kinh tế.
Tại Việt Nam, NHTM được hình thành từ trước Cách mạng tháng tám năm
1945 với ngân hàng đầu tiên là Ngân hàng Đông Dương, vừa đóng vai trò là ngân
hàng Trung ương trên toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), vừa là
NHTM. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng là
quá trình ra đời các ngân hàng với các loại hình sở hữu khác nhau gồm NHTM quốc
5
doanh, cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân
hàng nước ngoài, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính…
Tính đến ngày 30/06/2013, hệ thống NHTM Việt Nam hiện có 6 NHTM Nhà nước
và 35 NHTM cổ phần.
1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại.
Chức năng trung gian tín dụng: là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của
NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển;
là “cầu nối” giữa cung và cầu vốn trong xã hội, khơi nguồn vốn từ những người có
thể vì lý do gì đó không dùng nó một cách sinh lợi sang những người có ý muốn
dùng nó để sinh lợi; đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì đã đáp ứng được nhu cầu vốn để duy trì liên tục quá
trình tái sản xuất xã hội; đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhờ tận dụng
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi vào quá trình cho vay sinh lời.
Chức năng quản lý ngân quỹ cho xã hội: NHTM nhận tiền gửi của công
chúng, doanh nghiệp và các tổ chức khác, vừa đảm bảo an toàn tài sản, vừa đáp ứng
nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán:
Ngân hàng cung cấp cho khách hàng các phương tiện thanh toán không sử dụng tiền
mặt như thẻ thanh toán, ủy nhiệm chi, séc,…. mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh
tế: thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì
chức năng này đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh
tế; tiết giảm tiền mặt lưu thông dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt.
Chức năng tạo ra tiền trong hệ thống Ngân hàng hai cấp: với khoản tiền gửi
nhận được ban đầu, hệ thống NHTM thông qua quá trình cho vay bằng chuyển
khoản, kết hợp với thanh toán không dùng tiền mặt, có khả năng mở rộng tiền gửi
không kỳ hạn gấp nhiều lần, do đó tạo thêm “bút tệ” cho lưu thông.
Chức năng tài trợ ngoại thương, mở rộng nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế: một
trong những chức năng quan trọng do các Ngân hàng thực hiện trong việc tham gia
vào nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế là tài trợ xuất nhập khẩu và thương mại giữa các
6
quốc gia.Hơn nữa, Ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác như:
dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo quản an toàn vật tư có giá của khách hàng , dịch vụ
cho thuê két ngân qua đêm, dịch vụ tín thác hoặc ủy thác Ngân hàng,…
1.1.3. Các hoạt động cơ bản.
Theo quy định tại Luật các tổ chức tí n dụng thì: “Hoạt động ngân hàng là
việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.” Trong đó:
Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền
gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn
trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện
thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách
hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Phương Nam.
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng TMCP Phương Nam chính thức khai trương hoạt động từ tháng
05/1993. Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2003, thực hiện chủ trương của
Ngân hàng Nhà Nước, các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng TMCP Đồng Tháp,
Ngân hàng TMCP Đại Nam, Quỹ tín dụng Nhân dân Định Công Thanh Trì Hà Nội,
Ngân hàng TMCP Nông Thôn Châu Phú, Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn Cần Thơ đã sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Phương Nam.
Nhằm duy trì hoạt động ổn định và để phục vụ tốt hơn yêu cầu của khách
hàng đến đầu năm 2013, mạng lưới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
7
Phương Nam phát triển hầu hết các địa phương từ Bắc vào Nam bao gồm: 01 Hội
sở, 01 Sở Giao dịch, 138 đơn vị trực thuộc. Vốn điều lệ đã đạt 4.000 tỷ đồng; tổng
tài sản đạt hơn 75.000 tỷ đồng; tổng số lao động trong toàn hệ thống là 2.923 người,
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và năng động.
Ngân hàng TMCP Phương Nam đã trải qua chặng đường 20 năm hình thành
và phát triển. Đến nay, thương hiệu Ngân hàng TMCP Phương Nam đã thật sự được
sự tín nhiệm của đại đa số khách hàng trong và ngoài nước. Đạt được những thành
quả như ngày hôm nay, Ngân hàng TMCP Phương Nam đã trải qua các bước ngoặt
quan trọng như sau:
Đầu tư công nghệ ngân hàng hiện đại và triển khai thành công phần mềm cốt
lõi Core banking trong toàn hệ thống, tạo sự an toàn và thuận lợi cho khách hàng
trong giao dịch; đầu tư và triển khai hệ thống Core gồm các phân hệ như: Kế toán,
Quản lý tài sản cố định và công cụ lao động, Quản lý vốn nội bộ; là thành viên của
Hiệp hội tài chính Viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (Swift), cung cấp cho khách
hàng dịch vụ thanh toán quốc tế có uy tín và đạt chất lượng tốt nhất tại thị trường
Việt Nam; đầu tư hệ thống máy ATM và công nghệ, tham gia hệ thống liên minh
thẻ trong và ngoài nước, triển khai thành công sản phẩm thẻ thanh toán nội địa và
thẻ thanh toán quốc tế MasterCard. Bên cạnh những sản phẩm, dịch vụ thuần túy,
Ngân hàng còn triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ hiện đại, đa tiện ích phục vụ
khách hàng như: dịch vụ chi lương qua thẻ ATM, triển khai thành công dịch vụ đơn
vị chấp nhận thẻ; triển khai bộ sản phẩm Ebanking gồm Internet Banking, Mobile
Banking, Phone Banking, SMS giúp khách hàng tra cứu thông tin tài khoản, tỷ giá,
sao kê giao dịch, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, … mọi lúc mọi nơi; dịch vụ
thu hộ tiền điện và tiền nước; dịch vụ giữ hộ vàng; kinh doanh mua bán vàng miếng
SJC …
Từ tháng 12 năm 2007, United Overseas Bank Limited (UOB) – Singapore
chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng TMCP Phương Nam. Qua
đó, Ngân hàng TMCP Phương Nam được nâng cao về kinh nghiệm trong lĩnh tài
chính. Đến ngày 08/07/2011, UOB đã được Thủ tướng chính phủ và Ngân hàng
8
Nhà nước Việt Nam chuẩn y nâng mức sở hữu cổ phần tại Ngân hàng TMCP
Phương Nam đạt 20% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Phương Nam
còn mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn, công ty khác trong và
ngoài nước.
1.2.2. Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương
Nam giai đoạn 2011 – 2014.
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Phương Nam giai đoạn 2011 – 2014.
Kế hoạch
2011
2012
2013
2014
Vốn điều lệ (tỷ đồng)
3.212
4.000
4.000
4.000
4.000
Tổng tài sản (tỷ đồng)
69.207
74.285
77.044
82.068
85.300
Tổng dư nợ (tỷ đồng)
38.006
45.327
43.321
43.329
45.461
Huy động(tỷ đồng)
64.328
68.596
72.009
76.635
80.000
Lợi nhuận(tỷ đồng)
226
120
18
17
360
Nợ xấu (%)
2,32
3,02
3,39
5,89
<5
2014
Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Phương Nam
Vốn điều lệ.
Trong năm 2012, Ngân hàng TMCP Phương Nam đã nâng mức vốn điều lệ
từ 3.212 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng, tăng 788 tỷ đồng, tốc độ tăng 24,5% so với năm
2011và hoàn thành 100% kế hoạch . Tuy nhiên , vốn điều lệ vẫn duy trình ở mức
4.000 tỷ từ năm 2012 đến năm 2014, nguyên nhân do tình hình thị trường tài chính
chưa thuận lợi, việc tăng vốn không mang lại hiệu quả nên Hội đồng quản trị quyết
định tạm thời chưa tăng vốn.
Tổng tài sản.
Tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Phương Nam tăng đều từ năm 2011 đến
năm 2012. Năm 2012, tổng tài sản đạt 74.285 tỷ đồng, tăng 5.078 tỷ đồng, tốc độ
tăng 7,3% so với năm 2011. Năm 2013, đạt 77.044 tỷ đồng, tăng 1.775 tỷ đồng, tốc
9
độ tăng 2,4% so với năm 2012. Năm 2014, đạt 82.068 tỷ đồng, tăng 5.024 tỷ đồng,
tăng 5,82% so với năm 2013, đạt 96,21% kế hoạch 2014 đề ra.
Tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2012, tổng huy động đạt 68.596 tỷ đồng, tăng 4.268 tỷ đồng, tốc độ
tăng 6,6% so với năm 201. Năm 2013, Tổng nguồn vốn huy động đạt 72.009 tỷ
đồng, tăng 3.413 tỷ đồng, tốc độ tăng 5% so với đầu năm. Năm 2014, Tổng nguồn
vốn huy động đạt 72.009 tỷ đồng, tăng 3.413 tỷ đồng, đạt 94,31% kế hoạch năm
2014.
Tổng dư nợ cho vay.
Năm 2012, tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống đạt
45.327 tỷ, tăng 7.321 tỷ
đồng, tốc độ tăng 19,3%. Trong đó: Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) là 40.470 tỷ đồng,
chiếm 93,1% tổng dư nợ ; Nợ cần chú ý (nhóm 2) là 1.758 tỷ đồng , chiếm 3,88%
tổng dư nợ; Nợ xấu (nhóm 3,4,5) là 1.368 tỷ đồng, chiếm 3,02% tổng dư nợ.
Năm 2013, Tổng dư nợ cấp tín dụng toàn hệ thống đạt 43.321 tỷ đồng, giảm
1.987 tỷ đồng, tốc độ giảm 4,4%. Trong đó: Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) là 39.881
tỷ đồng , chiếm 94,3% tổng dư nợ ; Nợ cần chú ý (nhóm 2) là 972 tỷ đồng , chiếm
2,3% tổng dư nợ, giảm 843 tỷ đồng so với năm 2012; Nợ xấu (nhóm 3,4,5) là 1.434
tỷ đồng, chiếm 3,4% tổng dư nợ, tăng 257 tỷ đồng so với năm 2012.
Năm 2014, Tổng dư nợ cấp tín dụng toàn hệ thống đạt 43.329 tỷ đồng, tăng 8
tỷ đồng. Trong đó: tỷ lệ nợ xấu l2 5,89%, vượt quá tỷ lệ cho phép của Ngân hàng
Nhà nước (3%), đồng thời không đạt mục tiêu kế hoạch nợ xấu trong năm 2014 là
thấp hơn 5%.
Về chất lượng tín dụng : trong những năm qua toàn hệ thống đã rất nỗ lực
trong việc thu hồi nợ xấu, tuy nhiên, do điều kiện khách quan, chủ quan mà việc thu
hồi nợ xấu chưa đạt được kết quả như mong đợi. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2013 ở mức
3,4% tổng dư nợ, tăng 257 tỷ đồng, tốc độ tăng 21,83% so với năm 2012. Nếu tính
luôn các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC thì tổng số nợ xấu của Ngân hàng chiếm
tỷ trọng lên tới 6,96%, cao hơn 5% kế hoạch đã đề ra. Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu tại
Ngân hàng khá cao, riêng tỷ lệ nợ xấu không tính các khoản nợ đã bán cho VAMC
10
thì tổng số nợ xấu của Ngân hàng đã ở mức 5,89%, vượt quá tỷ lệ cho phép của
Ngân hàng Nhà nước và kế hoạch đề ra.
Lợi nhuận.
Lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 226 tỷ đồng , năm 2012 là 120 tỷ đồng ,
năm 2013 là 18 tỷ đồng , và năm 2014 là 17 tỷ đồng . Như vậy, kết quả hoạt động
kinh doanh thể hiện qua lợi nhuận hoạt động cho thấy giai đoạn năm 2011 đến năm
2014, lợi nhuận giảm qua các năm . Tỷ lệ đạt kế hoạch lợi nh uận qua các năm đều
dưới 30%, đặc biệt là năm 2013 chỉ đạt 3,6% kế hoạch đề ra , năm 2014 chỉ đạt
4,7% kế hoạch đề ra.
Như vậy, qua một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Phương Nam giai đoạn 2011 – 2014 cho thấy Ngân hàng TMCP Phương Nam đã
không đạt hiệu quả cao khi các số liệu về lợi nhuận hoạt động kinh doanh ở mức rất
thấp nhỏ hơn 5% so với kế hoạch đặt ra, trong khi rủi ro kinh doanh cao khi mà tỷ
lệ nợ xấu ở mức cao và năm 2014 thì tỷ lệ này là trên 5%.
1.3. Hiệu quả hoạt động.
1.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động.
Trước hết, Ngân hàng được xem xét như một doanh nghiệp kinh doanh khi
mà xem xét hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ta sẽ xem xét đến các chỉ tiêu tài
chính để phân tích, đánh giá. Các hệ số tài chính là công cụ được sử dụng phổ
biến nhất trong đánh giá, phân tích và phản ánh hiệu quả hoạt động của các
NHTM ở cấp ngành và cấp quản lý của chính phủ. Mỗi hệ số cho biết mối quan hệ
giữa hai biến số tài chính qua đó cho phép phân tích và so sánh giữa các chi
nhánh, giữa các ngân hàng và phân tích xu hướng biến động của các biến số này
theo thời gian. Có nhiều loại hệ số tài chính được sử dụng để đánh giá các khía
cạnh hoạt động khác nhau của một ngân hàng, các hệ số tài chính này bao gồm các
tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi, các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động và các tỷ
số phản ánh rủi ro tài chính của một ngân hàng. Trong quá trình tìm hiểu thực tế và
thu thập số liệu về các NHTM ở Việt Nam cho thấy các chỉ tiêu tài chính được sử
dụng phổ biến trong phân tích đánh giá hoạt động của các NHTM ở Việt Nam có
11
thể chia thành 3 nhóm như sau: (1) nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí, (2) nhóm chỉ
tiêu phản ánh kết quả hoạt động và (3) nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả.
Ngoài ra, theo lý thuyết hệ thống thì hiệu quả đối với hoạt động của NHTM,
có thể được hiểu ở hai khía cạnh như sau: một là khả năng biến đổi các đầu vào
thành các đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng
cạnh tranh với các định chế tài chính khác và hai là xác suất hoạt động an toàn của
ngân hàng. Trong đó, khả năng sinh lời là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm
hơn cả vì thu nhập cao sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng
mở rộng thị phần, thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, đánh giá khả năng sinh lời chỉ
đánh giá việc các Ngân hàng đã tạo ra lợi nhuận nhiều hay ít, nó được thể hiện qua
một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời như ROA, ROE, ROI…
Theo định nghĩa của PGS.TS Nguyễn Khắc Minh thì "hiệu quả efficiency"
trong kinh tế được xem xét là mức độ thành công mà các đơn vị sản xuất hay ngân
hàng đạt được trong việc phân bổ các nguồn lực đầu vào để có thể tối ưu hóa sản
lượng đầu ra (Nguyễn Khắc Minh, 2004). Như vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ
thành công mà các doanh nghiệp hoặc ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các
đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một mục tiêu
nào đó. Như vậy, hiệu quả hoạt động khác với khả năng sinh lời ở chỗ hiệu quả đạt
được trong việc phân bổ các nguồn lực đầu vào để có thể tối ưu hóa sản lượng đầu
ra trong khi khả năng sinh lời chỉ nhìn đến kết quả đầu ra đạt được.
Mục tiêu của các nhà sản xuất có thể đơn giản là cố gắng tránh lãng phí,
bằng cách đạt được đầu ra cực đại từ các đầu vào giới hạn hoặc bằng việc cực tiểu
hoá sử dụng đầu vào trong sản xuất các đầu ra đã cho. Trong trường hợp này khái
niệm hiệu quả tương ứng với cái mà ta gọi là hiệu quả kỹ thuật (khả năng cực tiểu
hoá sử dụng đầu vào để sản xuất một véc tơ đầu ra cho trước, hoặc khả năng thu
được đầu ra cực đại từ một véc tơ đầu vào cho trước), và mục tiêu tránh lãng phí
của các nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao. Ở mức
cao hơn, mục tiêu của các nhà sản xuất có thể đòi hỏi sản xuất các đầu ra đã cho với
chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các đầu vào đã cho sao cho cực đại hoá doanh thu,
12
hoặc phân bổ các đầu vào và đầu ra sao cho cực đại hoá lợi nhuận. Trong các
trường hợp này hiệu quả tương ứng được gọi là hiệu quả kinh tế (khả năng cho biết
kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức
sản lượng nhất định), và mục tiêu của các nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt mức
hiệu quả kinh tế cao (tính theo các chỉ tiêu như chi phí, doanh thu hoặc lợi nhuận).
Coelli (2005) phân rã hiệu quả thành các hiệu quả khác nhau như: Hiệu quả kỹ
thuật (technical efficiency) là khả năng cực tiểu hoá sử dụng đầu vào để sản xuất
một đầu ra cho trước; Hiệu quả phân bổ (allocative efficiency) liên quan đến việc
lựa chọn đầu vào (lao động, vốn, công nghệ…) tạo ra đầu ra ở mức chi phí thấp
nhất. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ kết hợp tạo ra hiệu quả kinh tế toàn bộ
hay hiệu quả tiết kiệm chi phí (overall economic efficiency/cost efficiency).
Như vậy, hiệu quả có thể được đánh giá theo phương pháp truyền thống đó là
các chỉ số tài chính mà ngân hàng đó đạt được; hoặc xem xét theo phương pháp
hiện đại đó là là phạm trù phản ánh sự thay đổi công nghệ, sự kết hợp và phân bổ
hợp lý các nguồn lực, trình độ lành nghề của lao động, trình độ quản lý...nó phản
ánh quan hệ so sánh được giữa kết quả kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó.
1.3.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương
mại.
Hiệu quả là điều kiện quyết định sự sống còn và phát triển của một ngân
hàng, bởi vậy nâng cao hiệu quả cũng có nghĩa là tăng cường năng lực tài chính,
năng lực điều hành để tạo ra tích lũy và có điều kiện mở rộng các hoạt động kinh
doanh góp phần củng cố và nâng cao thương hiệu của các NHTM. Tuy nhiên, để
NHTM hoạt động có hiệu quả hơn, đòi hỏi phải xác định được các nhân tố ảnh
hưởng tới hiệu quả hoạt động của các NHTM nhằm hạn chế được các hoạt động
mang tính chất rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập và lợi nhuận từ các hoạt
động kinh doanh của NHTM. Các nhân tố này có thể được chia làm hai nhóm:
nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan, tùy theo điều kiện cụ thể của
13
từng ngân hàng mà hai nhóm nhân tố này có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu
quả hoạt động của chính các NHTM.
1.3.2.1. Nhóm nhân tố khách quan.
Môi trường về kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước.
NHTM là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết
kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường
kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các
ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động của các NHTM, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình
sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn
và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế có tăng
trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt
động sản xuất, kinh doanh; do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho các NHTM dễ dàng
mở rộng hoạt động tín dụng của mình đồng thời khả năng nợ xấu có thể giảm vì
năng lực tài chính của các doanh nghiệp cũng được nâng cao. Ngược lại, khi môi
trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì lại là những nhân tố bất lợi cho
hoạt động của các NHTM như nhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu
gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM.
Hơn nữa, hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ
trên thế giới. Các nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào
nhau, luồng vốn quốc tế đã và đang dồn vào khu vực Châu Á mạnh mẽ, điều này
đang tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng
nhiều cơ hội mới như có thể tranh thủ được các nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm
quản lý từ các nền kinh tế phát triển...tuy nhiên, bên cạnh đó ngành ngân hàng cũng
phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, như phải cạnh tranh với
những tập đoàn tài chính đầy tiềm lực (về vốn, công nghệ, năng lực quản lý...).
Trong khi thực tế hiện nay cho thấy các NHTM Việt Nam còn yếu về mọi mặt từ
năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị ngân hàng, công nghệ đến nguồn nhân lực.
14
Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc ngày càng sâu rộng, thì sự biến
động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới mà nhất là
các bạn hàng của Việt Nam cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt
động của các NHTM.
Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các
văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí.
Thực tiễn cho thấy sự phát triển của các nền kinh tế thị trường trên thế giới
hàng trăm năm qua đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ thống luật trong việc
điều hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù
hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình
phát triển kinh tế. Khác với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khi mà họ
có một hệ thống luật khá đầy đủ và được sửa đổi và bổ sung nhiều lần trong quá
trình phát triển của mình thì ở Việt Nam do mới chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế
hoạch hóa sang vận hành theo nền kinh tế thị trường hơn 20 năm, do đó hệ thống
luật còn thiếu và chưa đầy đủ và đây cũng thực sự là một trở ngại đối với hoạt động
của các NHTM.
Đồng thời, quá trình tiền tệ hóa diễn ra nhanh trong thời gian gần đây đòi hỏi
Việt Nam phải sớm thông qua các bộ luật mới và sửa đổi các điều luật không còn
phù hợp với tình hình kinh tế, có như vậy hệ thống luật pháp mới thực sự tạo lập
được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại nảy sinh trong hoạt động kinh tế, xã hội. Như vậy, rõ ràng môi trường luật
pháp có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế nói chung và đối
với hoạt động của các NHTM nói riêng, là cơ sở tiền đề cho ngành ngân hàng phát
triển nhanh và bền vững.
1.3.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan.
Nhóm nhân tố chủ quan được bàn đến chính là các nhân tố bên trong nội bộ
của chính các NHTM như các nhân tố về năng lực tài chính, khả năng quản trị điều
hành, ứng dụng tiến bộ công nghệ, trình độ và chất lượng của lao động, ...
15
Năng lực tài chính của một NHTM thường được biểu hiện trước hết là qua
khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài
chính của một ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô kinh
doanh của ngân hàng như: khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài
chính và trình độ trang bị công nghệ. Thứ hai, khả năng sinh lời cũng là một nhân tố
phản ánh về năng lực tài chính của một ngân hàng vì nó thể hiện tính hiệu quả của
một đồng vốn kinh doanh. Thứ ba là khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của
một ngân hàng cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính. Nếu nợ xấu tăng thì dự
phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp rủi ro, có nghĩa là khả năng tài chính cho
phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự
phòng rủi ro không đủ để bù đắp có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài
chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp.
Năng lực quản trị, điều hành là nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành trước hết là phụ thuộc
vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế
điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Tiếp theo
năng lực quản trị, điều hành còn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi
phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một
tập hợp đầu ra cực đại.
Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ: chính là phản ánh năng lực công nghệ
thông tin của một ngân hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay, thì ngành ngân
hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ
truyền thống. Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công
nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và
tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng.
Trình độ, chất lượng của người lao động: nhân tố con người là yếu tố quyết
định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các NHTM. Xã hội
càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hàng càng phải cung cấp nhiều dịch vụ
16
mới và có chất lượng. Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng
phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã
hội. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp
cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những
rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tố
giúp các ngân hàng giảm thiểu được các chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong quá
trình phát triển nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với
công nghệ mới.
1.3.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng
thương mại.
1.3.3.1. Phương pháp đánh giá truyền thống.
Hiện nay để đánh giá hiệu quả hoạt động nói chung của các NHTM ở Việt
Nam, các nhà quản lý vẫn chủ yếu tiếp cận theo phương pháp đánh giá truyền thống
đó là đánh giá hoạt động của các ngân hàng qua các chỉ tiêu tài chính. Các hệ số tài
chính là công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân tích và phản
ánh hiệu quả hoạt động của các NHTM ở cấp ngành và cấp quản lý của chính phủ.
Mỗi hệ số cho biết mối quan hệ giữa hai biến số tài chính qua đó cho phép phân
tích và so sánh giữa các chi nhánh, giữa các ngân hàng và phân tích xu hướng
biến động của các biến số này theo thời gian. Có nhiều loại hệ số tài chính được
sử dụng để đánh giá các khía cạnh hoạt động khác nhau của một ngân hàng, các hệ
số tài chính này bao gồm các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi, các tỷ số phản ánh
hiệu quả hoạt động và các tỷ số phản ánh rủi ro tài chính của một ngân hàng. Hơn
nữa, trong quá trình tìm hiểu thực tế và thu thập số liệu về các NHTM ở Việt Nam
cho thấy các chỉ tiêu tài chính được sử dụng phổ biến trong phân tích đánh giá hoạt
động của các NHTM ở Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm như sau: (1) nhóm chỉ
tiêu phản ánh chi phí, (2) nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động và (3) nhóm chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời - phản ánh tính hiệu quả của một
đồng vốn kinh doanh - theo thông lệ quốc tế thường được phản ánh thông qua các