Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TUYÊN NGÔN của ĐẢNG CỘNG sản và VIỆC KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG đi lên CHỦ NGHĨA xã hội ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.57 KB, 7 trang )

"Tuyên ngôn của đảng cộng sản" và việc khẳng định con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Cách đây GẦN 160 năm, "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" đã ra đời. Đó là
một sự kiện vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt trong lịch sử nhân loại. "Tuyên
ngôn" đã khẳng định vị trí, vai trò và sứ mệnh của giai cấp vô sản trong tiến
trình lịch sử; vạch ra con đường và phương pháp giải phóng nhân dân lao
động và các dân tộc bị áp bức; đồng thời đánh dấu sự khởi đầu của một thời
đại mới trong lịch sử nhân loại - thời đại cách mạng vô sản. 150 năm đã trôi
qua, lịch sử nhân loại có nhiều biến đổi, nhưng những luận điểm và những
nguyên lý cơ bản của "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" vẫn giữ nguyên giá
trị đích thực của mình trong đời sống xã hội.
Kỷ niệm 150 năm ngày "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" ra đời, thêm một
lần nữa chúng ta khẳng định những giá trị bền vững của những nguyên lý cơ
bản trong "Tuyên ngôn" để đồng thời khẳng định sự nghiệp đổi mới hiện
nay ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, và qua đó, khẳng định con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nhằm đáp ứng lợi ích của quần chúng nhân dân
lao động, động viên và thu hút mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân cho sự
nghiệp cao cả đó, mà giai đoạn trước mắt là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Thiết nghĩ, trong điều kiện thế giới có nhiều biến cố, đổi thay phức tạp, việc
tiếp tục khẳng định giá trị bền vững của những nguyên lý cơ bản trong
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" để qua đó, khẳng định con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay là việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn.


Chúng ta đều biết, khi xây dựng lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, C. Mác
và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng sự phát triển không ngừng của lực lượng sản
xuất tới một lúc nào đó sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, và "từ chỗ là


những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở
thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại
một cuộc cách mạng xã hội". Như vậy, theo các ông, lực lượng sản xuất, xét
đến cùng đóng vai trò quyết định đối với việc thay đổi phương thức sản
xuất, dẫn đến sự thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội và thay đổi cả một chế
độ xã hội thông qua các cuộc cách mạng. Tuy nhấn mạnh vai trò quyết định,
vị trí hàng đầu của kinh tế, song không bao giờ C. Mác và Ph.Ăngghen coi
kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử. Trong Lời tựa viết cho
lần xuất bản "Tuyên ngôn" bằng tiếng Đức năm 1883, Ph.Ăngghen viết: "Tư
tưởng cơ bản và chủ đạo của "Tuyên ngôn" là: trong mỗi thời đại lịch sử, sản
xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà
ra, cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của
thời đại ấy; do đó (từ khi chế độ công hữu ruộng đất nguyên thuỷ tan rã),
toàn bộ lịch sử là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa
những giai cấp bị bóc lột và những giai cấp đi bóc lột, giữa những giai cấp bị
trị và những giai cấp thống trị". Những mâu thuẫn khách quan trong phương
thức sản xuất của xã hội có giai cấp đối kháng biểu hiện thành cuộc đấu
tranh của giai cấp tiến bộ, cách mạng đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ
chống lại giai cấp phản động. Sự phát triển của cuộc đấu tranh này là cơ sở
của cách mạng xã hội. Song, cách mạng chỉ có thể nổ ra và thắng lợi khi đã
có đủ các điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết.
Sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga là sự chứng minh
thực tiễn cho những luận điểm đúng đắn của C.Mác và Ph.Ăngghen. Trong


tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng
Mười Nga là mốc son đánh dấu thời đại, là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa
xã hội, mở ra một thời đại lịch sử mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội trên quy mô toàn thế giới. Với Cách mạng tháng Mười,
những điều mới chỉ là dự đoán trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" đã

trở thành hiện thực: chính quyền về tay giai cấp vô sản, sở hữu tư liệu sản
xuất thuộc về nhân dân lao động, quan hệ giữa người với người là bình
đẳng, không còn tình trạng "người lao động thì không được hưởng, mà
kẻ được hưởng lại không lao động", không còn "nạn người bóc lột
người".
Chủ nghĩa tư bản đã làm cho mối quan hệ người với người chỉ còn là mối
quan hệ "lợi ích trần trụi và lối tiền trao cháo múc không tình không nghĩa".
Nó "đã biến phẩm giá của con người thành một giá trị trao đổi", "đã đem tự
do buôn bán duy nhất và vô sỉ thay cho biết bao quyền tự do đã được ban
cho và đã giành được một cách chính đáng". "Giai cấp tư sản tước hết hào
quang thần thánh của tất cả những hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng
và tôn sùng. Bác sĩ, luật gia, tu sĩ, thi sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến
thành những người làm thuê được trả lương của nó". Trong chủ nghĩa xã hội
sức mạnh sáng tạo của con người, của quần chúng nhân dân lao động được
phát huy mạnh mẽ, nếu như trong chủ nghĩa tư bản "lao động sống chỉ là
một phương tiện để tăng thêm lao động tích luỹ", thì trong chủ nghĩa xã hội,
"lao động tích luỹ chỉ là một phương tiện để mở rộng, làm phong phú và làm
giảm nhẹ cho quá trình sống của những người lao động". Như vậy, con
đường dẫn tới khả năng sáng tạo to lớn và triệt để nhất nhằm thực hiện lý
tưởng giải phóng đông đảo quần chúng lao động bị áp bức, xoá bỏ tình trạng
người bóc lột người, đưa "con người từ vương quốc của tất yếu sang vương


quốc của tự do", làm cho "sự phát triển tự do của mỗi người trở thành điều
kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" mà các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác đã dự báo trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" chỉ có thể là
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, giai cấp vô sản và các dân tộc
đang đấu tranh vì hoà bình, tự do và độc lập dân tộc trên toàn thế giới đã có
được bài học sâu sắc, sinh động về việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt khoa

học và nghệ thuật đấu tranh cách mạng, về sự lựa chọn tình thế cách mạng,
phát động phong trào quần chúng nổi dậy với tinh thần "công nông binh liên
hiệp" để giành lấy chính quyền, xây dựng và giữ vững chính quyền cách
mạng. Từ bài học quý báu đó, từ kinh nghiệm thực tiễn của Cách mạng
tháng Mười, hàng loạt nước ở châu á, châu Phi, châu Mỹ Latinh đang sống
dưới chế độ thuộc địa và nửa thuộc địa đã vùng lên đấu tranh giành độc lập
dân tộc và làm tan rã hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, được khích lệ bởi thắng lợi vĩ đại
đó và dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhân dân ta đã đứng lên chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ và đã giành được thắng lợi bằng cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử,
dựng nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông nam á.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám ở nước ta đã góp phần vào thắng
lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc đưa chủ nghĩa xã hội khoa học từ
chỗ chỉ là mơ ước cao đẹp của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân
lao động bị áp bức bóc lột "trở thành một hiện thực trong xã hội, có sức
mạnh vô cùng to lớn lôi cuốn hàng nghìn triệu người vào hành động cách
mạng, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Cách mạng
tháng Mười Nga và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam đã chứng minh một


chân lý không thể bác bỏ là bất cứ chế độ xã hội nào đã tỏ ra lỗi thời trong
lịch sử, thì tất yếu sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội tiến bộ hơn, khi quần
chúng nhân dân lao động được một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo
nhất loạt nổi dậy đấu tranh để tự giải phóng. Đồng thời khẳng định điều đó
là một tất yếu khách quan, nó bác bỏ những quan niệm sai lầm về tính vĩnh
hằng của chủ nghĩa tư bản và những quan niệm cải lương chủ nghĩa về "sự
chuyển hoá dần dần" từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội.
Trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã
khẳng định: "ở tất cả mọi nơi, những người cộng sản đều ủng hộ phong trào

cách mạng chống lại trật tự xã hội và chính trị hiện hành", "đều phấn đấu
cho sự đoàn kết và sự liên hợp của các đảng dân chủ ở tất cả các nước".
Điều đó cho thấy trong quan niệm các ông, cách mạng giải phóng dân tộc là
một bộ phận cấu thành của cách mạng xã hội chủ nghĩa, và nếu không thực
hiện thắng lợi cuộc cách mạng này thì giai cấp vô sản không thể hoàn thành
sứ mệnh lịch sử của mình là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Đúng vậy, từ khi thành lập, Đảng ta đã xác định rõ con đường cách mạng
Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân
và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã
làm Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bằng thắng lợi
lịch sử Điện Biên Phủ. Năm 1954 miền Bắc hoàn toàn giải phóng, xoá bỏ
chế độ thực dân phong kiến, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp
tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, hoàn thành sự nghiệp giải
phóng dân tộc bằng thắng lợi mùa Xuân 1975, đưa cả nước tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội.


Đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã được Đảng
ta khẳng định từ năm 1930 và sau đó là trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội
đại biểu toàn quốc của Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
một lần nữa Đảng ta đã khẳng định: Đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước
nông nghiệp lạc hậu, thì việc "xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung
tâm trong suốt thời kỳ quá độ".
Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, cuộc khủng hoảng toàn diện, sâu sắc
của nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã đặt chủ nghĩa xã hội trước sự phê phán
gay gắt chưa từng thấy từ nhiều hướng. Trong hàng ngũ những người cộng
sản đã xuất hiện hiện tượng dao động về lập trường, phủ định các thành tựu

mà chủ nghĩa xã hội đã đạt được trong 80 năm qua, từ đó đi đến phủ định
con đường xã hội chủ nghĩa. Sự thực là chủ nghĩa xã hội đang lâm vào
khủng hoảng, đang ở giai đoạn thoái trào tạm thời, song không thể vì thế mà
phủ định xu thế phát triển tất yếu của thời đại ngày nay - thời đại quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Trong "Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", Đảng ta đã khẳng định:
"Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh
giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước
nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh
co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là
quy luật tiến hoá của lịch sử". Chính vì vậy, khi nhấn mạnh quyết tâm không
gì lay chuyển nổi của nhân dân ta là đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng ta đã khẳng định: "Kiên trì con đường xã
hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn".


Thật vậy, đối với nước ta, không còn con đường nào khác để có độc lập dân
tộc thực sự và tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân. Đây là "sự lựa chọn
của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930" khi Đảng ta ra đời.
Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy cao độ truyền thống anh
hùng bất khuất của dân tộc, đã chiến đấu hy sinh ròng rã mấy chục năm trời,
hoàn thành cơ bản những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân và chuyển sang thực hiện những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, không có lý do gì nay lại rẽ sang con đường khác ngược
với mục tiêu đã lựa chọn. Chẳng lẽ bao nhiêu thành quả giành được bằng
xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam lại đem trao vào tay những
lực lượng muốn đưa đất nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa, con đường
chắc chắn không bảo đảm độc lập thực sự cho dân tộc, tự do hạnh phúc thực
sự cho tuyệt đại đa số nhân dân. Cũng không có lý do gì để chúng ta phải

"lùi lại" giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà lịch sử đã vượt
qua. Chính vì lẽ đó, nhân dân ta quyết không chấp nhận con đường nào khác
ngoài con đường xã hội chủ nghĩa - con đường mà 160 năm trước đây, các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã chỉ ra trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản".



×