Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi người dân tộc Kinh, H’mông, Dao ở tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.51 MB, 204 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------------

TRẦN LONG GIANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TỪ 6 ĐẾN 17 TUỔI,
NGƢỜI DÂN TỘC KINH, H’MÔNG, DAO Ở TỈNH YÊN BÁI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2017

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------------

TRẦN LONG GIANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TỪ 6 ĐẾN 17 TUỔI,
NGƢỜI DÂN TỘC KINH, H’MÔNG, DAO Ở TỈNH YÊN BÁI


Chuyên ngành
Mã số

: Sinh lý học người và động vật
: 62 42 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Mai Văn Hƣng
GS.TS. Đỗ Công Huỳnh

HÀ NỘI, 2017

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu đƣợc thực hiện nghiêm túc.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong bất cứ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Trần Long Giang

Footer Page 3 of 126.



Header Page 4 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS Mai Văn Hƣng, Giám đốc Trung tâm Nhân trắc và Phát triển trí
tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- GS.TS. NGND Đỗ Công Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Sinh lý Việt Nam,
nguyên Chủ nhiệm bộ môn Sinh lý học – Học viện Quân y Việt Nam, nguyên Tổng
biên tập Tạp chí Sinh lý học Việt Nam.
Những ngƣời Thầy đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm,
cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản
luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh học, Chủ nhiệm Bộ môn Sinh lý học ngƣời và
động vật, các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Bộ môn Sinh lý học ngƣời và
động vật và Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, đã hỗ
trợ về tinh thần cũng nhƣ vật chất trong quá trình hoàn thành luận án.
- Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh các Trƣờng Tiểu học,
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thƣờng xuyên
thuộc tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về nhiều mặt của Phòng Sau
đại học, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình đã hỗ trợ, khích lệ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.
Một lần tôi nữa xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu trên!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Trần Long Giang

Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

AQ:

Chỉ số vƣợt khó (Adversity Quotient)

BMI:

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

CAH:

Sức khỏe, tính tích cực, tâm trạng
(Самочувство, Активностъ, Настроение)

CCĐ:

Chiều cao đứng

Cs:


Cộng sự

EQ:

Chỉ số cảm xúc (Emotional Quotient)

FEV1:

Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên (Forced expiratory
volume in one second)

FVC:

Dung tích sống thở mạnh (Forced vital capacity)

GTSH:

Các giá trị sinh học ngƣời Việt Nam bình thƣờng thập kỷ 90 thế kỷ XX

HSSH:

Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam

IQ:

Chỉ số thông minh (Intelligence Quotient)

KNCY:


Khả năng chú ý

NCHS:

Trung tâm Quốc gia về thống kê y tế (The National Center for
Health Statistics)

Nxb:

Nhà xuất bản

TGPX:

Thời gian phản xạ

TN:

Trí nhớ

VC:

Dung tích sống (Vital capacity)

VNTB:

Vòng ngực trung bình

WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)


Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 6
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 9
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM ........................... 9
1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – THỂ LỰC CỦA TRẺ EM................................. 10
1.2.1. Các đặc điểm hình thái – thể lực .................................................................. 10
1.2.2. Các nghiên cứu về hình thái – thể lực ở Việt Nam ...................................... 12
1.3. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA CÁC HỆ THỐNG CƠ QUAN ............... 16
1.3.1. Các thông số thông khí phổi ......................................................................... 16
1.3.2. Tần số tim, huyết áp động mạch .................................................................. 19
1.3.3. Điện tâm đồ .................................................................................................. 21
1.3.4. Phản xạ cảm giác – vận động ....................................................................... 24
1.4. ĐẶC ĐIỂM TRÍ TUỆ CỦA TRẺ EM ..................................................................... 27
1.4.1. Trí tuệ ........................................................................................................... 27
1.4.2. Trí nhớ .......................................................................................................... 29
1.4.3. Chú ý ............................................................................................................ 31
1.4.4. Cảm xúc ........................................................................................................ 33
1.4.5. Khả năng vƣợt khó ....................................................................................... 36
1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ... 38
1.5.1. Ngƣời Kinh ................................................................................................... 38
1.5.2. Ngƣời Dao .................................................................................................... 41
1.5.3. Ngƣời H’mông ............................................................................................. 42
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 44

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 44
2.2. Các thông số và chỉ số nghiên cứu .................................................................. 44
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 45
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 45
2.3.2. Phƣơng pháp tính tuổi .............................................................................. 45
2.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu và cỡ mẫu........................................................... 45
2.3.4. Mô hình nghiên cứu và tổ chức thực nghiệm ........................................... 47

1
Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

2.3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh học ...................................... 48
2.3.6. Phƣơng pháp nghiên cứu các đặc điểm về năng lực trí tuệ ...................... 53
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................... 58
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................................... 59
3.1. Các đặc điểm hình thái, chức năng một số hệ cơ quan của học sinh .............. 59
3.1.1. Chiều cao đứng ......................................................................................... 59
3.1.2. Cân nặng ................................................................................................... 64
3.1.3. Vòng ngực trung bình ............................................................................... 69
3.1.4. Chỉ số BMI ............................................................................................... 73
3.1.5. Tình trạng dinh dƣỡng .............................................................................. 77
3.1.6. Chỉ số Pignet ............................................................................................. 80
3.1.7. Một số đặc điểm chức năng tuần hoàn ..................................................... 83
3.1.8. Một số thông số và chỉ số chức năng hô hấp ............................................ 98
3.1.9. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động đơn giản .................................. 108
3.2. Năng lực trí tuệ của học sinh ......................................................................... 111
3.2.1. Điểm trí tuệ theo test Raven ................................................................... 111

3.2.2. Chỉ số IQ và sự phân bố IQ .................................................................... 114
3.2.3. Cảm xúc .................................................................................................. 118
3.2.4. Khả năng vƣợt khó ................................................................................. 121
3.2.5. Trí nhớ ngắn hạn ..................................................................................... 123
3.2.6. Khả năng chú ý ....................................................................................... 124
3.3. Mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu ..................................................... 126
3.3.1. Mối liên quan giữa các thông số hô hấp với chiều cao đứng và tuổi ..... 126
3.3.2. Mối liên quan giữa IQ với trí nhớ ngắn hạn ........................................... 130
3.3.3. Mối liên quan giữa IQ với khả năng chú ý ............................................. 133
3.3.4.Mối liên quan giữa IQ với AQ ................................................................ 133
3.3.5.Mối liên quan giữa IQ với EQ ................................................................. 134
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ........................................................................................................................ 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 140
PHỤ LỤC

2
Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân loại theo chỉ số Pignet ...................................................................... 55
Bảng 2.2. Chuẩn suy dinh dƣỡng ngƣời 5 ÷ 19 tuổi của WHO ................................ 51
Bảng 2.3. Phân bố mức trí tuệ theo D. Wechsler ...................................................... 55
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá về cảm xúc .............................................................. 56
Bảng 2.5. Phân loại các chỉ số thành phần của AQ .................................................. 56

Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ........... 60
Bảng 3.2. Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ...................... 65
Bảng 3.3. VNTB (cm) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính.......................... 71
Bảng 3.4. Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .......................... 75
Bảng 3.5. Phân bố (%) học sinh nam theo tình trạng dinh dƣỡng, tuổi và dân tộc .. 78
Bảng 3.6. Phân bố (%) học sinh nữ theo tình trạng dinh dƣỡng, tuổi và dân tộc ..... 79
Bảng 3.7. Chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ....................... 79
Bảng 3.8. Tần số tim (nhịp/phút) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ......... 84
Bảng 3.9. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .. 86
Bảng 3.10. Huyết áp tâm trƣơng (mmHg) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .. 87
Bảng 3.11. Trục điện tim của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ..................... 89
Bảng 3.12. Thời gian PQ (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ............. 90
Bảng 3.13. Thời gian QRS (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .......... 91
Bảng 3.14. Thời gian QT (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ............. 93
Bảng 3.15. Biên độ sóng P (10-1mm) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính... 94
Bảng 3.16. Thời gian sóng P (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ....... 95
Bảng 3.17. Tần số hô hấp (nhịp/phút) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ...... 99
Bảng 3.18. VC (lít) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ............................ 101
Bảng 3.19. FVC (lít) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .......................... 103
Bảng 3.20. FEV1 (lít) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ......................... 105
Bảng 3.21. Chỉ số Tiffeneau (%) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ....... 107
Bảng 3.22. Thời gian phản xạ thị giác - vận động của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính... 109

3
Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

Bảng 3.23. Thời gian phản xạ thính giác - vận động của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính... 110

Bảng 3.24. Tổng điểm trắc nghiệm của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ... 112
Bảng 3.25. Chỉ số IQ của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ......................... 115
Bảng 3.26. Phân bố học sinh nam theo các mức trí tuệ .......................................... 116
Bảng 3.27. Phân bố học sinh nữ theo các mức trí tuệ ............................................. 117
Bảng 3.28. Điểm cảm xúc chung của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ....... 119
Bảng 3.29. Điểm AQ của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ......................... 122
Bảng 3.30. Khả năng chú ý của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ................ 125
Bảng 3.31. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa chiều cao với VC và tuổi của
học sinh nam dân tộc Kinh ...................................................................................... 127
Bảng 3.32. Phƣơng trình hồi quy của các thông số chức năng phổi ....................... 128
Bảng 3.33. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và trí nhớ ngắn hạn của học sinh . 131
Bảng 3.34. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và khả năng chú ý của học sinh . 133
Bảng 3.35. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và AQ của học sinh ............. 133
Bảng 3.36. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và EQ của học sinh ............. 134

4
Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 47
Hình 2.2. Phân loại chỉ số BMI của trẻ em từ 5 đến 19 tuổi ..................................... 49
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn CCĐ của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .......... 61
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .... 66
Hình 3.3.Đồ thị biểu diễn VNTB của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ......... 72
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn chỉ số BMI của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính 76
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .. 82

Hình 3.6.Tần số tim trung bình của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ............ 85
Hình 3.7.Đồ thị mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa VC và chiều cao đứng của học sinh ... 129
Hình 3.8. Đồ thị mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa IQ và TN ngắn hạn thị giác của học sinh.... 132
Hình 3.9. Đồ thị mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa IQ và EQ của học sinh ......... 135

5
Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Thế kỷ XXI – thế kỷ của hội nhập và phát triển đất nƣớc, nƣớc ta đang tiến
hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ
bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại (theo [65]). Vì vậy, nâng
cao chất lƣợng con ngƣời Việt Nam, bao gồm việc cải tạo các chỉ tiêu sinh học và
nâng cao năng lực trí tuệ là rất quan trọng, nhằm đào tạo ra những con ngƣời có năng
lực đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội mới.
Với tiêu chí giáo dục toàn diện cho học sinh ở mọi lứa tuổi, ngành Giáo dục
và Đào tạo đang trên con đƣờng đổi mới nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học bằng
cách không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, đổi mới nội dung chƣơng trình, trang
thiết bị dạy học, phƣơng pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá - tuyển sinh,... Tuy
nhiên, sự đổi mới này chỉ có hiệu quả khi áp dụng đúng với từng đối tƣợng học
sinh, phù hợp với năng lực nhận thức ở từng lứa tuổi. Do đó, nghiên cứu về các đặc
điểm sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh là rất cần thiết. Các chỉ số sinh học và
năng lực trí tuệ có thể coi là hai mặt cùng phát triển trong quá trình đào tạo con
ngƣời mới, phục vụ cho nền kinh tế tri thức hiện nay.
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học và năng lực
trí tuệ trên các đối tƣợng học sinh, sinh viên [1, 2, 5, 8, 10, 12, 14, 20, 21, 41, 55, 61,

65, 87]. Đặc biệt là nhóm đề tài “Nghiên cứu các chỉ tiêu thể lực và trí tuệ ở học sinh”
do Tạ Thúy Lan làm chủ nhiệm đề tài [47, 50] và nhóm đề tài “Đặc điểm sinh thể,
tình trạng dinh dƣỡng và biện pháp nâng cao chất lƣợng sức khỏe” do Lê Nam Trà
làm chủ nhiệm đề tài [78-80]. Một số tác giả khác cũng đã nghiên cứu các chỉ số sinh
học trên đối tƣợng là ngƣời dân tộc thiểu số ở nƣớc ta. Trong đó có Nguyễn Đình
Khoa [45], Đào Huy Khuê [46], Trần Văn Dần và cs [10-11], Nguyễn Văn Lực [60],
Nguyễn Yên [92], Nguyễn Đình Học [30], Đỗ Hồng Cƣờng [8], Hoàng Quý Tỉnh
[76],... Tuy nhiên những nghiên cứu này còn ít, chƣa phản ánh đầy đủ về năng lực trí
tuệ và các chỉ số sinh học đa dân tộc ở nƣớc ta hoặc là đã đƣợc tiến hành khá lâu

Footer Page 11 of 126.

6


Header Page 12 of 126.

không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta hiện nay. Do đó cần
có những nghiên cứu tiếp trên các đối tƣợng thuộc các dân tộc ít ngƣời đang sinh
sống tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa trên cả nƣớc.
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa có diện tích tự nhiên 6888
km2, dân số hơn 75 vạn ngƣời với 30 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm
54%, dân tộc Tày chiếm 17%, dân tộc Dao chiếm 9,1%, dân tộc H’mông chiếm
8,1%, dân tộc Thái chiếm 6,1%, còn lại 5,7% là các dân tộc khác [120]. Những
nghiên cứu về năng lực trí tuệ và các chỉ số sinh học của các đối tƣợng học sinh trên
địa bàn này là rất cần thiết. Qua đó chúng ta có đƣợc các dữ liệu khoa học phục vụ
cho việc đề xuất các giải pháp đúng đắn và hữu hiệu trong hoạch định chiến lƣợc
hoặc cải tiến phƣơng pháp giáo dục, rèn luyện thể chất, chăm sóc sức khỏe nhằm
nâng cao chất lƣợng con ngƣời Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số vùng
cao nói riêng, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học và năng lực trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi, người dân tộc Kinh,
H’mông, Dao ở tỉnh Yên Bái”.
Mục tiêu của đề tài
- Xác định một số đặc điểm hình thái và chức năng (tuần hoàn, hô hấp, phản
xạ) của học sinh từ 6 đến 17 tuổi ở tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay;
- Đánh giá một số đặc điểm về năng lực trí tuệ của học sinh các dân tộc theo
lứa tuổi và giới tính;
- Xác định mối liên quan giữa chiều cao đứng với các thông số hô hấp, giữa
IQ với trí nhớ ngắn hạn, độ tập trung chú ý, phản xạ cảm giác - vận động, cảm xúc
và với khả năng vƣợt khó của học sinh.
Những điểm mới của đề tài
Đã xác định đƣợc:
- Thực trạng và sự phát triển một số đặc điểm hình thái - thể lực, chức năng
tuần hoàn, hô hấp, thần kinh và năng lực trí tuệ của học sinh các dân tộc Kinh,

Footer Page 12 of 126.

7


Header Page 13 of 126.

H’mông, Dao lứa tuổi từ 6 đến 17 tại tỉnh Yên Bái. Những số liệu này chƣa có
trong bất cứ nghiên cứu nào từ 20 năm trở lại đây.
- Tốc độ tăng trƣởnghình thái không đồng đều qua các lớp tuổi của học sinh
trong quá trình tăng trƣởng, từ đó có thể đề xuất các giải pháp phù hợp cho mỗi giai
đoạn tăng trƣởng khác nhau nhằm nâng cao chất lƣợng hình thái ngƣời các dân tộc
khác nhau tại Việt Nam.
- Sự phân bố theo mức trí tuệ của học sinh giữa các dân tộc cho thấy tỷ lệ

học sinh đạt mức IQ trên trung bình và xuất sắc ở học sinh H’mông có giá trị lớn
hơn so với ở học sinh Kinh và Dao. Đây là những dữ liệu rất có ý nghĩa cho các nhà
quản lý giáo dục trong việc tạo môi trƣờng học tập thuận lợi cho con em các dân tộc
đƣợc phát huy tiềm năng trí tuệ của mình để góp phần xóa bỏ khoảng cách về chất
lƣợng giáo dục giữa học sinh vùng thấp và học sinh dân tộc thiểu số ở vùng cao.
- Một số chỉ số trí tuệ có mối tƣơng quan với nhau, trên cơ sở các kết quả
này giúp cho giáo viên ứng dụng vào thực tiễn dạy học theo phƣơng pháp phân hóa
và phát triển năng lực, năng khiếu bẩm sinh của cá nhân học sinh.

Footer Page 13 of 126.

8


Header Page 14 of 126.

Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM
Giai đoạn trẻ em là giai đoạn cơ thể đang sinh trƣởng và phát triển.
Quá trình sinh trƣởng chỉ sự tăng về kích thƣớc, khối lƣợng của toàn bộ hoặc
từng bộ phận của cơ thể do tăng số lƣợng hoặc kích thƣớc tế bào.
Quá trình phát triển bao gồm sự biệt hóa về hình thái và biến đổi chức năng
của từng bộ phận hoặc các mô của cơ thể, đƣợc hình thành chủ yếu trong mối tƣơng
tác với môi trƣờng, cũng nhƣ chịu sự chi phối của tính di truyền. Sinh trƣởng là tiền
đề cho phát triển. Ở giai đoạn trẻ em, quá trình sinh trƣởng và phát triển diễn ra
không đều theo lứa tuổi, có giai đoạn sinh trƣởng nhanh xen kẽ với các giai đoạn
sinh trƣởng chậm, mỗi giai đoạn có những đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý
khác nhau.
Sự tăng trưởng ở trẻ em từ 6 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì.

Ở giai đoạn này quá trình sinh trƣởng diễn ra tƣơng đối đồng đều, trung bình
mỗi năm chiều cao tăng khoảng 4 – 5 cm và cân nặng tăng thêm 2 – 3 kg. Các cơ
bắp ở tay và chân phát triển mạnh, nên động tác phát triển mạnh mẽ. Nhƣng ở đầu
của giai đoạn này, các cơ nhỏ chƣa hoàn thiện nên các động tác của các em chƣa
khéo léo, còn vụng về. Sau 8 tuổi, các động tác trở nên chính xác hơn. Cuối thời kỳ
này có sự phân biệt về tăng trƣởng theo giới tính, bắt đầu tăng trƣởng mạnh về
chiều cao ở cả 2 giới, nhƣng tốc độ tăng trƣởng ở nữ cao hơn so với ở nam. Đến 10
tuổi, nữ vƣợt nam về chiều cao, cân nặng, tạo thành điểm giao chéo thứ nhất của
đƣờng cong tăng trƣởng (theo [55]).
Sự tăng trưởng của trẻ em ở giai đoạn dậy thì.
Ở giai đoạn này, ngoài tác động của các yếu tố dinh dƣỡng và môi trƣờng
nhƣ giai đoạn đầu, sự tăng trƣởng còn chịu ảnh hƣởng của sự trƣởng thành tính dục.

Footer Page 14 of 126.

9


Header Page 15 of 126.

Bƣớc vào tuổi dậy thì, tuyến yên tiết ra lƣợng lớn hormon FSH (Follicle
stimulating hormone) và hormon LH (Luteinazing hormone) có tác dụng kích thích
chức năng của buồng trứng (nếu là nữ), tinh hoàn (nếu là nam). Sau đó, buồng trứng
tăng cƣờng sản xuất estrogen và progesteron, còn tinh hoàn sẽ sản xuất testosterone.
Những hormon này khiến cho cơ thể có những biến đổi sinh học cả bên trong và
bên ngoài: biến đổi mạnh về vóc dáng cơ thể, phát triển cơ quan sinh dục. Các đặc
điểm giới tính khác nhƣ lông, râu, ngực trở nên rõ rệt, các em gái bắt đầu có kinh
nguyệt, các em trai có hiện tƣợng xuất tinh [40].
Sự tăng đột biến về chiều cao là do sự phát triển nhanh của các xƣơng dài ở
chân, tay. Sự tăng đột biến về chiều cao có khác nhau giữa nam và nữ do thời kỳ

dậy thì xảy ra ở độ tuổi khác nhau, thƣờng gặp sớm hơn ở các em gái. Ở giai đoạn
này, giữa các phần của cơ thể nhƣ thân mình, chân, tay, vai có tỷ lệ cân đối hơn. Ở
các em gái bắt đầu có sự tăng lƣợng mỡ ở ngực, chậu hông và sau vai. Ở các em trai
có sự phát triển và tăng lƣợng mỡ ở các khối cơ [41].
Sự tăng đột biến về chiều cao thƣờng xuất hiện sau 2 năm khi có các biểu hiện
sinh dục phụ và khoảng 1 năm trƣớc khi có biểu hiện dậy thì hoàn toàn [41].
Sau giai đoạn này, tốc độ tăng trƣởng giảm rõ rệt, đặc biệt sau khi dậy thì
hoàn toàn. Tuy nhiên, quá trình tăng trƣởng vẫn tiếp tục cho đến khi cơ thể trƣởng
thành. Quá trình tăng trƣởng ở các em trai diễn ra trong thời gian dài hơn so với ở
các em gái vài năm [41].
1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – THỂ LỰC CỦA TRẺ EM
1.2.1. Các đặc điểm hình thái – thể lực
Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sự tăng trƣởng và phát triển cơ thể con
ngƣời đã trở thành môn khoa học đƣợc các nhà nhân học và y học rất quan tâm.
Mục đích của những nghiên cứu này là nhằm tìm biện pháp nâng cao sức khỏe, thể
lực cho con ngƣời ở những vùng sinh thái khác nhau, đáp ứng việc phát triển sản
xuất và nâng cao chất lƣợng cuộc sống, nhất là thời đại ngày nay.

Footer Page 15 of 126.

10


Header Page 16 of 126.

Các thông số về hình thái (chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực,...) và thể
lực là những đặc điểm sinh học quan trọng, phản ánh một phần thực trạng của cơ
thể và đặc biệt liên quan chặt chẽ đến sức khỏe, khả năng lao động, học tập và thẩm
mỹ của con ngƣời. Sự phát triển thể lực là quá trình thay đổi đặc điểm hình thái,
chức năng của cơ thể con ngƣời trong đời sống cá thể, đặc trƣng theo lứa tuổi, giới

tính và chủng tộc. Các công trình nghiên cứu về thể lực con ngƣời đƣợc bắt đầu từ
rất sớm và đến nay vẫn là vấn đề thời sự khoa học, lúc đầu ngƣời ta chú ý nghiên
cứu các chỉ tiêu riêng rẽ, sau đó nghiên cứu đánh giá thể lực theo các chỉ số kết hợp
nhiều chỉ tiêu. Ngày nay, các thông số thể lực thƣờng đƣợc nghiên cứu gồm chiều
cao đứng, cân nặng, vòng ngực và các chỉ số nhƣ BMI, Pignet,…
Công trình nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về tăng trƣởng ở trẻ em là luận
án của tiến sĩ C.F. Jumpert. Đây là công trình nghiên cứu cắt ngang, trình bày các số
liệu đo đạc về cân nặng, chiều cao và các đại lƣợng khác của trẻ trai và gái từ 1 đến
25 tuổi (theo [55]).
Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao đƣợc thực hiện bởi Philibert Guerneau
de Montbeilard ở con trai của mình từ 1759 đến 1777. Đây là một trong những
nghiên cứu tốt nhất đã đƣợc trích dẫn trong các nghiên cứu về tăng trƣởng trong
suốt thế kỷ XIX, sau này đƣợc D.A. Thompson thể hiện trên đồ thị trong tác phẩm
“On growth and form” của ông (theo [55]).
Đến năm 1977, Hiệp hội Quốc tế các nhà nghiên cứu về tăng trƣởng ngƣời
đƣợc thành lập, và từ đó hội nghị về tăng trƣởng đƣợc tiến hành 3 năm một lần.
Năm 2007, WHO công bố chuẩn tăng trƣởng của trẻ em học đƣờng và ngƣời trƣởng
thành, đánh dấu mốc quan trọng cho các nghiên cứu ứng dụng của các chỉ số hình
thái để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng và phát triển thể lực của con ngƣời [118].
Các đặc điểm hình thái - thể lực của trẻ ở các lứa tuổi đƣợc tiếp tục nghiên
cứu bởi nhiều tác giả ở các nƣớc khác nhau. Từ các kết quả thu đƣợc, các tác giả
nhận định rằng sự tăng trƣởng các thông số và chỉ số nghiên cứu diễn ra không đồng
đều qua các giai đoạn, có giai đoạn tốc độ tăng trƣởng chậm, có giai đoạn tốc độ

Footer Page 16 of 126.

11


Header Page 17 of 126.


tăng trƣởng nhanh. Trong quá trình phát triển của trẻ từ khi sinh cho đến khi trƣởng
thành có 2 giai đoạn phát triển “nhảy vọt”. Đó là giai đoạn từ 5 đến 7 tuổi và giai
đoạn tiền dậy thì [55]. Sự tăng trƣởng các thông số và chỉ số hình thái - thể lực cũng
khác nhau giữa trẻ nam và trẻ nữ, giữa các trẻ sống ở thành thị với nông thôn, giữa
đồng bằng và miền núi. Cụ thể, trẻ sống ở thành phố có các thông số và chỉ số hình
thái - thể lực tốt hơn so với trẻ sống ở vùng nông thôn và miền núi. Từ 7 đến 10
tuổi, tốc độ tăng chiều cao của nữ nhanh hơn so với ở nam, nhƣng từ 11 tuổi tốc độ
tăng chiều cao của nam lại nhanh hơn so với ở nữ. Ngoài ra, sự tăng trƣởng các
thông số và chỉ số hình thái - thể lực còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ di
truyền, dinh dƣỡng, nội tiết, bệnh tật, khuynh hƣớng thế tục,… [80, 96].
1.2.2. Các nghiên cứu về hình thái – thể lực ở Việt Nam
Hình thái học con ngƣời Việt Nam đƣợc nghiên cứu lần đầu tiên vào năm
1875 do Mondiere thực hiện trên trẻ em. Vào những năm 30 của thế kỷ 20 tại Viện
Viễn Đông Bác cổ, sau đó là tại trƣờng Đại học Y khoa Đông Dƣơng (1936 - 1944)
đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tác phẩm "Những đặc
điểm nhân chủng và sinh học của ngƣời Đông Dƣơng" của P. Huard, A. Bigot và
"Hình thái học Ngƣời và giải phẫu thẩm mỹ học" của P. Huard và Đỗ Xuân Hợp
đƣợc xem là những công trình đầu tiên nghiên cứu về hình thái ngƣời Việt Nam
(theo [80]). Tuy số lƣợng chƣa nhiều, nhƣng các tác phẩm này đã nêu đƣợc các đặc
điểm nhân trắc của ngƣời Việt Nam đƣơng thời.
Từ năm 1954 đến nay, việc nghiên cứu hình thái học đã đƣợc đẩy mạnh và
chuyên môn hóa, thể hiện qua việc thành lập bộ môn hình thái học ở một số trƣờng
đại học và viện nghiên cứu. Các hội nghị về lĩnh vực này đã đƣợc tổ chức nhiều lần,
đặc biệt là vào các năm 1967 và 1972, nhiều chƣơng trình cấp quốc gia và địa
phƣơng đƣợc thực hiện. Đó là công trình “Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam” [1]
xuất bản năm 1975 do Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên. Đây cũng là công trình đầu
tiên nêu ra khá đầy đủ các thông số và chỉ số về thể lực ngƣời Việt Nam ở mọi lứa
tuổi, trong đó có lớp tuổi từ 18 đến 25. Đây mới là các thông số và chỉ số sinh học


Footer Page 17 of 126.

12


Header Page 18 of 126.

của ngƣời miền Bắc (do hoàn cảnh lịch sử), song nó thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy
cho các nghiên cứu sau này trên ngƣời Việt Nam. Qua công trình này có thể thấy,
tầm vóc và thể lực ngƣời Việt Nam nhỏ hơn so với các dân tộc Âu, Mỹ. Đa số các
kích thƣớc về tầm vóc - thể lực của nam lớn hơn của nữ. Các kích thƣớc này tăng
dần theo tuổi, đạt giá trị cao nhất ở lớp tuổi 26 - 40 (đối với nam) rồi sau đó giảm
dần từ 41 đến 60 tuổi. Mức độ giảm mạnh thƣờng thấy ở các lớp tuổi trên 60. Đối
với nữ, tầm vóc thể lực cũng tăng dần, đạt đỉnh cao lúc 18 -25 tuổi. Từ 26 đến 40
tuổi các chỉ số thể lực ở nữ có xu hƣớng giảm và giảm rõ nhất ở lớp tuổi 41 - 55. Từ
56 tuổi trở đi các chỉ số thể lực của phụ nữ ngày càng giảm nhiều so với ở nam giới.
“Atlas nhân trắc học ngƣời Việt Nam trong lứa tuổi lao động” [42] do Võ
Hƣng chủ biên đã trình bày các công trình nghiên cứu nhân trắc ngƣời Việt Nam
trên cả ba miền của đất nƣớc. Qua công trình này, các tác giả đã nêu lên đƣợc các
qui luật phát triển tầm vóc cũng nhƣ đặc điểm hình thái ngƣời Việt Nam.
“Các chỉ tiêu nhân trắc hình thái - thể lực ngƣời miền Bắc Việt Nam trƣởng
thành trong thập niên 90” do Trịnh Văn Minh và cộng sự [59] thực hiện cho thấy, ở
lớp tuổi thanh niên sau tuổi dậy thì, các kích thƣớc vẫn tiếp tục phát triển và đạt
đỉnh cao vào lúc 20 - 21 tuổi (ở nữ) và 22 tuổi (ở nam). Nam giới có chiều cao, cân
nặng và các kích thƣớc các vòng (vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi) luôn cao hơn
so với ở nữ giới. Trong khi đó, các chỉ số khác có liên quan đến dinh dƣỡng, khối
mỡ, chỉ số Pignet thì của nữ lại cao hơn so với của nam.
Lê Nam Trà và cộng sự trong đề tài KX 07-07 [79] đã cho thấy trong giai
đoạn từ 18 đến 25 tuổi cơ thể con ngƣời vẫn tiếp tục tăng trƣởng. Tuy nhiên, mức
độ thay đổi không nhiều nhƣ ở những lớp tuổi trƣớc đó. Đến tuổi 25 ở cả hai giới

đều có các chỉ số thể lực ở mức ổn định.
Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng [69] nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng
nóng khô và nóng ẩm lên một số thông số và chỉ số sinh lý ở ngƣời đã cho thấy, khí
hậu khắc nghiệt vùng Nghệ - Tĩnh làm phát sinh những biến đổi về cấu trúc hình thái.
Các thông số về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu... chỉ số Pignet, Broca,

Footer Page 18 of 126.

13


Header Page 19 of 126.

Skelíe của cƣ dân Nghệ - Tĩnh phần lớn thấp hơn so với các thông số và chỉ số này
đƣợc nêu trong cuốn HSSH. Tác giả cho rằng đây là điểm đặc trƣng cho sự thích nghi
với khí hậu nóng khô và nóng ẩm.
Năm 1996, Trần Đình Long và cs nghiên cứu đặc điểm phát triển và một số
yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển cơ thể của học sinh phổ thông tại một số trƣờng ở
Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của học sinh cả hai giới đều
chậm lại rõ rệt từ 17 đến 18 tuổi [56].
Nhìn chung, các nghiên cứu gần đây về hình thái - thể lực của sinh viên và
thanh niên Việt Nam đều cho thấy có sự tăng lên đáng kể so với số liệu trong các
nghiên cứu từ nhiều năm trƣớc. Đặc biệt là từ sau 1975 đến nay khi tình hình kinh
tế, văn hoá, xã hội của nƣớc ta có nhiều thay đổi đã có ảnh hƣởng đến tầm vóc, sức
khoẻ của con ngƣời Việt Nam. Thanh niên thành phố thƣờng có các chỉ số nhân trắc
tốt hơn thanh niên nông thôn. Để giải thích sự khác biệt này, có tác giả cho rằng,
yếu tố cơ bản làm xuất hiện hiện tƣợng này là chất lƣợng cuộc sống. Do điều kiện
sống ở thành phố đƣợc cải thiện nhiều hơn nên thanh niên thành phố thƣờng có
chiều cao, cân nặng tốt hơn thanh niên nông thôn cùng lứa tuổi [41].
Sự khác biệt về mặt chủng tộc, điều kiện sống, quá trình rèn luyện thân thể

cũng là những yếu tố tác động đến thể lực của sinh viên và thanh niên. Năm 1998,
Nguyễn Quang Mai và cộng sự (theo [39]) đã nghiên cứu trên nữ sinh các dân tộc ít
ngƣời và cho thấy, đến 18 tuổi chiều cao, cân nặng trung bình của nữ sinh các dân
tộc thiểu số thấp hơn so với ở nữ sinh các vùng đồng bằng và thành thị. Tác giả cho
rằng nguyên nhân chủ yếu của hiện tƣợng này là do ảnh hƣởng của các yếu tố tự
nhiên, môi trƣờng, chủng tộc, điều kiện kinh tế.
Năm 2001, trong luận án tiến sĩ nghiên cứu thể lực của ngƣời Êđê và ngƣời
Kinh định cƣ ở Đăk-lăk, Đào Mai Luyến [58] đã cho thấy, hình thái - thể lực của
ngƣời Êđê tốt hơn của ngƣời Kinh định cƣ.
Một trong những nghiên cứu tống thể trên diện rộng mới đƣợc diễn ra ở thập
niên cuối của thế kỷ XX đã cho thấy phổ thông tin tƣơng đối đa dạng về “Các giá trị

Footer Page 19 of 126.

14


Header Page 20 of 126.

sinh học ngƣời Việt Nam bình thƣờng thập kỷ 90 thế kỷ XX” [2] có những thay đổi
đáng kể so với “Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam 1975” [1]. Tuy nhiên các kết quả
điều tra này chỉ cho thấy thực trạng các giá trị sinh học ngƣời Việt Nam chủ yếu
phục vụ cho ngành y tế mà chƣa chỉ ra các nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng
cao chất lƣợng ngƣời Việt Nam trong tƣơng lai.
Năm 2002, trong luận án tiến sĩ của mình, Trần Thị Loan [55] nhận định rằng
sự tăng trƣởng các thông số và chỉ số nghiên cứu diễn ra không đồng đều qua các
giai đoạn, có giai đoạn tốc độ tăng trƣởng chậm, có giai đoạn tốc độ tăng trƣởng
nhanh. Trong quá trình phát triển của trẻ từ khi sinh cho đến khi trƣởng thành có 2
giai đoạn phát triển “nhảy vọt”. Đó là giai đoạn 5 ÷ 7 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của 3 vùng sinh thái tại miền Bắc Việt Nam lên các

giá trị sinh học cơ bản của sinh viên, Mai Văn Hƣng đã khẳng định vai trò của các
yếu tố đặc trƣng cho vùng sinh thái nhƣ khí hậu, dinh dƣỡng, lối sống, phong tục
tập quán,… đã ảnh hƣởng khá mạnh lên các đặc điểm sinh học của con ngƣời [39].
Nghiên cứu của tác giả đối với sinh viên đại học tại Hàn Quốc năm 2006 cũng cho
thấy kết quả tƣơng tự. Nhƣ vậy có thể khẳng định vai trò rất quan trong của các yếu
tố đặc trƣng cho các vùng sinh thái lên hình thái con ngƣời (theo [101]).
Năm 2009, Đỗ Hồng Cƣờng [8] trong nghiên cứu hình thái của trẻ em các
dân tộc ở Hòa Bình đã cho thấy, các chỉ số hình thái của trẻ em dân tộc Mƣờng,
Thái, Kinh cao hơn rõ so với ở trẻ em Tày, Dao.
Cũng theo hƣớng nghiên cứu này, năm 2010 Hoàng Quý Tỉnh [76] trong
luận án tiến sĩ của mình đã cho thấy các phong tục tập quán nhƣ dinh dƣỡng, thói
quen nuôi con theo phƣơng pháp truyền thống, các hủ tục lạc hậu của một số dân
tộc ít ngƣời có ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng và phát triển hình thái, thể lực của học
sinh lứa tuổi mầm non tại địa phƣơng này. Đây đƣợc coi là sự mở ra một hƣớng tiếp
cận mới nhằm tìm kiếm các nguyên nhân làm cho chất lƣợng con ngƣời Việt Nam
chƣa cao so với nhiều dân tộc trên thế giới, đồng thời cũng tạo tiền đề nhằm tìm
kiếm phƣơng án nhằm nâng cao chất lƣợng con ngƣời lứa tuổi học sinh hiện nay.

Footer Page 20 of 126.

15


Header Page 21 of 126.

Năm 2012, trong đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học tuổi dậy thì của
học sinh học trung học cơ sở Hà Nội và những định hƣớng giáo dục giới tính trong
nhà trƣờng”, nhóm tác giả Mai Văn Hƣng và các cộng sự [41] cho thấy, các chỉ số
hình thái cơ bản của học sinh Trung học cơ sở Hà Nội thay đổi mạnh trong giai
đoạn dậy thì ở cả nam và nữ, đồng thời sự thay đổi này diễn ra sớm hơn so với các

nghiên cứu trƣớc đó.
Năm 2013, khi nghiên cứu hình thái - thể lực của học sinh từ 11 đến 17 tuổi
các dân tộc ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Nguyễn Thị Bích Ngọc [65] cho rằng ba chỉ
số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh dân tộc Kinh đều
lớn hơn so với của học sinh Mƣờng và Sán Dìu.
Tóm lại, nghiên cứu về tăng trƣởng của con ngƣời là vấn đề phức tạp, luôn
mang tính thời sự và là một bộ phận quan trọng trong nghiên cứu nhân học nói
chung. Nó không chỉ liên quan đến các ngành y học, sinh học mà liên quan cả đến
ngành xã hội học.
1.3. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA CÁC HỆ THỐNG CƠ QUAN
1.3.1. Các thông số thông khí phổi
Dung tích sống là thể tích không khí mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu về dung tích sống và các chức năng hô hấp. Năm 1846,
với sự ra đời của máy hô hấp kế (spirometer) do Hutchinson thiết kế, đã đặt nền
móng cho việc nghiên cứu chức năng phổi (theo [93]). Năm 1983, bộ “Tiêu chuẩn
xét nghiệm chức năng phổi” do Cộng đồng than thép châu Âu đề xuất đã đƣợc Tổ
chức Y tế thế giới ủng hộ, thực sự là một bƣớc ngoặt lớn trong việc nghiên cứu về
lĩnh vực này (theo [66]).
Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và thể tích khí cặn. Dung tích
phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực. Dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát
triển của khung xƣơng sƣờn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển của trẻ
dung tích lồng ngực không phát triển thêm nữa. Thể tích khí cặn phụ thuộc vào khả
năng co tối đa của các cơ thở ra. Ở trẻ em, số lƣợng và kích thƣớc phế quản tăng

Footer Page 21 of 126.

16


Header Page 22 of 126.


dần theo độ tuổi. Số lƣợng và thể tích phế nang cũng tăng dần theo tuổi và tăng
mạnh ở độ tuổi dậy thì. Đến đầu giai đoạn dậy thì, dung tích sống tăng gấp 10 lần và
đến cuối giai đoạn này dung tích sống tăng gấp 20 lần so với lúc mới sinh [40].
Theo Đoàn Yên và cs [91], dung tích sống của trẻ em tăng mạnh vào giai
đoạn dậy thì, tăng nhảy vọt ở nam lúc 12 ÷ 13 tuổi, còn ở nữ lúc 11 ÷ 12 tuổi. Ở giai
đoạn dậy thì có sự khác biệt về dung tích sống theo giới tính và chỉ số này ở nữ thấp
hơn so với ở nam.
Phần lớn các công trình nghiên cứu chức năng phổi của trẻ em Việt Nam tập
trung vào các chỉ tiêu thông khí phổi nhƣ dung tích sống, khí lƣu thông, khí bổ trợ,
khí dự trữ và sự biến đổi các chỉ tiêu này theo lứa tuổi và theo giới tính [13, 17, 18,
43, 70, 71].
Trong quyển “Hẳng số sinh học ngƣời Việt Nam [1], các tác giả đã đƣa ra 19
thông số và chỉ số liên quan đến đặc điểm sinh lý hô hấp, trong đó dung tích sống đã
đƣợc các tác giả nghiên cứu theo giới tính, lứa tuổi và chiều cao. Theo tài liệu này,
dung tích sống của trẻ em biến đổi tỷ lệ thuận với lứa tuổi, phụ thuộc vào chiều cao
của đối tƣợng và dung tích sống của trẻ nam luôn cao hơn so với trẻ nữ ở tất cả các
nhóm tuổi.
Năm 1982, Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền
và Lê Thành Uyên [16] cho rằng ngƣời Việt Nam có chỉ số phổi cao, đó là số mililit
dung tích sống quy về 1 kilogam cân nặng.
Năm 1983, Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Đình Hƣờng và cs (theo [8]) đã tiến hành
nghiên cứu giá trị bình thƣờng của 9 chỉ số thông số phổi của ngƣời Hà Nội từ 11
đến 80 tuổi. Các tác giả đã chia các đối tƣợng theo 4 nhóm tuổi và xác định các chỉ
số dung tích sống thở mạnh, dung tích sống thở chậm, thể tích thở ra tối đa giây
đầu, chỉ số Tiffeneau,.. và nhận thấy các thông số chức năng thông khí phổi này của
ngƣời Việt Nam đều thấp hơn so với ở ngƣời châu Âu.
Theo các công trình nghiên cứu của Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Đình Hƣờng,
Nguyễn Văn Tƣờng [18, 43, 84, 85] thì dung tích sống của trẻ em thay đổi mạnh


Footer Page 22 of 126.

17


Header Page 23 of 126.

theo quá trình phát triển cá thể. Các chỉ số khác liên quan đến chỉ số thông khí phổi
của trẻ em Việt Nam cũng tăng dần theo tuổi và tăng nhanh nhất ở lứa tuổi dậy thì.
Các chỉ số này ở nam luôn lớn hơn ở nữ và đến cuối giai đoạn dậy thì chức năng
phổi của các em nam, nữ đã gần nhƣ ở ngƣời lớn.
Năm 1994, trong quyển “Bàn về đặc điểm sinh thể con ngƣời Việt Nam”, Lê
Nam Trà, Nguyễn Văn Tƣờng và cs [78] đã đƣa ra phƣơng trình hồi quy để tính số
chuẩn của ngƣời bình thƣờng làm cơ sở cho việc ứng dụng vào lâm sàng. Khi tiến
hành nghiên cứu các giá trị bình thƣờng của các thông số chức năng phổi ở các lứa
tuổi từ 12 đến 82 tại Thanh Trì và Thƣợng Đình, Hà Nội, các tác giả đã tiến hành
chia nhóm chi tiết với 7 nhóm tuổi, trong đó tách lứa tuổi dậy thì thành một nhóm
riêng (12-15 tuổi). So sánh các thông số này giữa nam và nữ ở các nhóm tuổi đều
cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Đoàn Yên và cộng sự [91] đã tiến hành nghiên cứu nhịp thở, dung tích sống,
thể tích lƣu thông, thể tích phút của ngƣời Việt Nam từ 6 đến 79 tuổi. Các tác giả
cho rằng các thông số thông khí phổi ở trẻ biến đổi không đều. Dung tích sống tăng
nhanh đến 19 tuổi rồi ổn định ở cả nam và nữ, từ 30 tuổi thông số này bắt đầu giảm.
So với ngƣời Âu - Mỹ, dung tích sống của ngƣời Việt Nam luôn có trị số nhỏ hơn.
Nghiêm Xuân Thăng [69] tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của khí hậu lên
chức năng hô hấp của cƣ dân Nghệ An, Hà Tĩnh, nhận thấy tần số hô hấp cũng nhƣ
dung tích sống đều chịu ảnh hƣởng của khí hậu. Dung tích sống đạt giá trị lớn nhất
ở nhiệt độ 30 - 32oC, độ ẩm không khí vào khoảng 70 - 80%. Trong cùng điều kiện
thì dung tích sống ở nam luôn cao hơn ở nữ.
Trong cuốn “Các giá trị sinh học ngƣời Việt Nam bình thƣờng thập kỷ 90 –

thế kỷ XX” [2] với đề mục “Nghiên cứu một số chỉ số hô hấp ngƣời Việt Nam bình
thƣờng” do Nguyễn Văn Tƣờng và cộng sự thực hiện đã tiến hành nghiên cứu 13
thông số chức năng phổi trên 239 trẻ nam và 213 trẻ nữ độ tuổi từ 7 đến 15 tuổi.
Trong đó đáng lƣu ý các thông số dung tích sống, dung tích sống gắng sức, thể tích
thở ra tối đa giây, thông khí phút tối đa, chỉ số Tiffeneau, chỉ số Gaensler của trẻ từ

Footer Page 23 of 126.

18


Header Page 24 of 126.

11 đến 15 tuổi đều tăng mạnh ở cả nam và nữ. Các chỉ số Tiffeneau và Gaensler ở
nam và nữ là ngang nhau trong khi các chỉ còn lại ở nam luôn cao hơn ở nữ.
Năm 2001, khi nghiên cứu trên đối tƣợng học sinh phổ thông tại thành phố
Hà Nội, Trần Thị Loan [55] cho rằng dung tích sống của học sinh nam tăng nhanh
hơn so với ở học sinh nữ. Thời điểm tăng nhanh dung tích sống của học sinh xảy ra
cùng lúc với thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao của các em. Từ 6 đến 9 tuổi, dung
tích sống của nam và nữ không có sự khác biệt, còn từ 10 đến 17 tuổi dung tích
sống của nam lớn hơn so với ở nữ ngày càng rõ rệt.
Từ năm 2007 đến 2009, Đỗ Hồng Cƣờng [7-8] khi nghiên cứu một số chỉ số
sinh học của học sinh trung học cơ sở các dân tộc ở Hòa Bình cho thấy không có sự
khác biệt theo các thông số hô hấp (VC, FVC, MVV, FEV1, PEF) giữa các học sinh
dân tộc, song có sự khác biệt rõ theo các thông số này giữa học sinh nam, nữ cùng
một dân tộc cũng nhƣ theo tuổi và chiều cao.
Năm 2012, Nguyễn Thị Bích Ngọc [65] tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu
sinh học của học sinh miền núi từ 11 ÷ 17 tuổi ở tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ nhận thấy
mối quan hệ giữa chiều cao và các thông số chức năng phổi là mối quan hệ tuyến tính.
Các thông số VC, FVC, MVV, FEV1, PEF có liên quan chặt chẽ với tuổi và chiều cao.

1.3.2. Tần số tim, huyết áp động mạch
Hệ thống tuần hoàn gồm tim và các mạch máu, có chức năng đảm bảo cho
máu lƣu thông liên tục để thực hiện chức năng cung cấp oxy và các chất dinh dƣỡng
cho toàn bộ cơ thể, đồng thời mang khí cacbonic, các chất độc hại, cặn bã thải ra
ngoài. Hoạt động của hệ tuần hoàn đƣợc thể hiện qua các chỉ số nhƣ tần số tim và
huyết áp động mạch [40].
Tần số tim thay đổi theo lứa tuổi và trạng thái cơ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu
tần số tim và huyết áp động mạch đã đƣợc nhiều tác giả thực hiện. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy tần số tim của trẻ giảm dần theo tuổi. Tần số tim trung bình của
trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên là 120÷140 lần/phút. Ở lứa tuổi đang bú mẹ là
160 lần/phút, trƣớc tuổi đến trƣờng là 85÷100 lần/phút và ở tuổi học đƣờng là

Footer Page 24 of 126.

19


Header Page 25 of 126.

75÷82 lần/phút (theo [54]). Sự giảm tần số tim của trẻ em có liên quan đến sự giảm
hoạt động của nút xoang và giảm ảnh hƣởng của các dây thần kinh ngoài tim [35].
Khi nghiên cứu trên trẻ em trƣớc tuổi đến trƣờng và trẻ em tuổi học đƣờng,
nhiều tác giả cho thấy huyết áp động mạch tăng dần theo tuổi. Huyết áp tối đa/tối
thiểu của trẻ 4 tuổi là 85/60 mmHg, của trẻ 10 tuổi là 100/65 mmHg và của trẻ 15
tuổi là 115/72 mmHg. Thời điểm huyết áp tăng nhảy vọt ở nữ là lúc 9 và 12 tuổi; ở
nam là 9, 12 và 13 tuổi và có sự khác biệt về huyết áp theo giới tính (theo [55]).
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tần số tim và huyết
áp của trẻ em. Theo số liệu trong “HSSH” [1], thì huyết áp động mạch của trẻ em từ
3 đến 15 tuổi tăng dần. Ở cùng một lứa tuổi huyết áp của bé trai cao hơn của bé gái.
Huyết áp đo khi đứng cao hơn khi nằm và ngồi.

Nghiên cứu mối liên quan giữa hoạt động tim mạch và huyết áp với khí hậu
của cƣ dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ở 2 nhóm tuổi 12 ÷ 15 và 18 ÷ 25, Nghiêm
Xuân Thăng [69] nhận thấy tần số tim và huyết áp động mạch ở bất cứ độ tuổi nào
cũng chịu ảnh hƣởng của khí hậu. Tần số tim tăng theo sự tăng của nhiệt độ môi
trƣờng và biến đổi theo ngày, theo mùa và mức độ bức xạ. Ngoài ra, tần số tim còn
bị chi phối bởi các yếu tố xã hội nhƣ lao động và trạng thái tâm lý.
Năm 1996, Trần Đỗ Trinh và cs [82] khi nghiên cứu trị số huyết áp ngƣời
Việt Nam đã đƣa ra nhận xét, huyết áp tăng dần theo tuổi với mức tăng chậm nhất ở
nhóm tuổi 15 ÷ 19 và huyết áp của nam giới cao hơn so với của nữ giới.
Đoàn Yên và cộng sự [91] nghiên cứu tần số tim và huyết áp của ngƣời Việt
Nam, nhận thấy từ sau khi sinh, tần số tim và huyết áp động mạch biến đổi có tính
chất chu kỳ. Huyết áp động mạch tăng đến năm 18 tuổi, sau đó ổn định đến 49 tuổi
rồi lại tăng dần, còn tần số tim giảm dần cho đến 25 tuổi, sau đó ổn định đến 69
tuổi. Huyết áp động mạch trên ngƣời Việt Nam ở mọi lứa tuổi thấp hơn so với ở
ngƣời châu Âu, châu Mỹ.
Trần Thị Loan [54-55] nghiên cứu tần số tim và huyết áp của học sinh từ 6
đến 17 tuổi tại Hà Nội cũng cho kết quả tƣơng tự. Tần số tim của học sinh nam và

Footer Page 25 of 126.

20


×