Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.81 KB, 47 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

VŨ ĐỨC CHÍNH
(Thích Thanh Nhiễu)

SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƢỠNG
THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DÂN HÀ
NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 62.22.90.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Chủ tịch hội đồng:

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Hữu Vui

PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh
Hà Nội - 2016

Footer Page 1 of 126.

1



Header Page 2 of 126.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả điều tra trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận án

Vũ Đức Chính
(Thích Thanh Nhiễu)

Footer Page 2 of 126.

1


Header Page 3 of 126.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 14
1.1. Nguồn tài liệu của luận án.................................................................... 14
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................... 14
1.3. Các khái niệm đƣợc dùng trong luận án ........................................... 25
Chƣơng 2: CƠ SỞ CỦA SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN
NGƢỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DÂN HÀ NỘI
HIỆN NAY ...................................................... Error! Bookmark not defined.

2.1. Cơ sở triết lý của Phật giáo ................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Triết lý nhân sinh tùy duyên của Phật giáoError! Bookmark not
defined.
2.1.2. Triết lý nhân sinh từ bi của Phật giáoError!

Bookmark

not

defined.
2.2. Cơ sở địa kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và tín ngƣỡng thờ
cúng truyền thống của ngƣời dân Hà Nội hiện nayError! Bookmark not defined.
2.2.1. Cơ sở địa kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hộiError! Bookmark not
defined.
2.2.2. Cở sở tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội
hiện nay .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Cơ sở lịch sử truyền thống của Phật giáo trong sự hội nhậpError! Bookmark
2.3.1.Tính tương đồng giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng
truyền thống .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Tính tương đồng giữa triết lý nhân sinh trong Phật giáo và triết lý
nhân sinh trong cộng đồng làng xã của người dân Hà Nội ............... Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2........................................ Error! Bookmark not defined.

Footer Page 3 of 126.

1


Header Page 4 of 126.


Chƣơng 3: BIỂU HIỆN CỦA SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN
NGƢỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DÂN HÀ NỘI
HIỆN NAY ...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Hội nhập Phật giáo với tín ngƣỡng thờ cúng truyền thống của
ngƣời dân Hà Nội hiện nay qua khảo cứu thực hành nghi lễ tín ngƣỡng
gia đình, dòng họ và tín ngƣỡng quốc gia . Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người
dân Hà Nội hiện nay qua khảo cứu thực hành nghi lễ tín ngưỡng gia đình,
dòng họ ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của
người dân Hà Nội hiện nay qua khảo cứu thực hành nghi lễ tín ngưỡng
quốc gia. ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Hội nhập Phật giáo với tín ngƣỡng thờ cúng truyền thống của
ngƣời dân Hà Nội hiện nay qua khảo cứu thực hành nghi lễ tại khuôn
viên chùa ...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống qua
thực hành nghi lễ trong các ngày lễ tết tại chùaError! Bookmark not
defined.
3.2.2. Sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống qua
thực hành nghi lễ trong các ngày thường nhật tại chùaError! Bookmark
not defined.
Tiểu kết chƣơng 3........................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 4: BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA SỰ HỘI NHẬP PHẬT
GIÁO VỚI TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƢỜI DÂN HÀ NỘI HIỆN NAY .............. Error! Bookmark not defined.
4.1. Giá trị văn hóa của sự hội nhập Phật giáo với tín ngƣỡng thờ cúng
truyền thống của ngƣời dân Hà Nội hiện nay.Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống làm
phong phú thêm đời sống tinh thần, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa

của người dân Hà Nội............................... Error! Bookmark not defined.

Footer Page 4 of 126.

2


Header Page 5 of 126.

4.1.2. Sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hội nhập giữa Phật giáo
và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống là một "giải pháp hoàn thiện" thỏa
mãn nhu cầu tâm linh của người dân Hà Nội hiện nay.Error! Bookmark
not defined.
4.1.3. Sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống góp
phần bảo lưu những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của người dân
Hà Nội ...................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.4. Sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống tạo nên
một hệ thống di sản văn hóa vật thể quý giá, là một phần của văn hóa thủ
đô nghìn năm văn hiến ............................. Error! Bookmark not defined.
4.2. Những giải pháp nhằm bảo tồn giá trị văn hóa của sự hội nhập
giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng truyền thống của ngƣời dân Hà
Nội hiện nay. ................................................ Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Đối với công tác quản lý ................ Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Đối với người dân .......................... Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Đối với Giáo hội Phật giáo Việt NamError!
Bookmark
not
defined.
Tiểu kết chƣơng 4........................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .............................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 29
PHỤ LỤC

Footer Page 5 of 126.

3


Header Page 6 of 126.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thượng tầng kiến trúc phản ánh hiện thực
xã hội. Tín ngưỡng, tôn giáo là thành tố của văn hóa, ra đời gắn liền với lịch
sử phát triển của xã hội loài người. Do vậy, nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn
giáo có vai trò đặc biệt quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với tất cả các
quốc gia, dân tộc trên thế giới hiện nay.
Ở Việt Nam, trước thời kỳ Đổi mới, do nhiều nguyên nhân khác nhau,
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chưa được đánh giá đúng, bị cho là mê tín dị
đoan và vì thế, có lúc chúng ta chưa ứng xử đúng với tôn giáo (nhất là các di
sản văn hóa tôn giáo). Việc nghiên cứu tôn giáo theo đó cũng bị coi nhẹ.
Từ Đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có
những thay đổi trong nhận thức về tôn giáo, thừa nhận tín ngưỡng, tôn giáo là
nhu cầu của một bộ phận nhân dân, còn tồn tại lâu dài và đạo đức tôn giáo có
nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.
Trên cơ sở đường lối, chính sách mới của Đảng, đời sống tín ngưỡng,
tôn giáo ở Việt Nam trong những thập niên gần đây có nhiều khởi sắc, đáp

ứng được nhu cầu tâm linh của người dân. Các tôn giáo hoạt động theo phương
châm sống “tốt đời”, “đẹp đạo”, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước.
Bối cảnh trên đây đã tạo điều kiện cho những hoạt động tôn giáo ở Việt
Nam khởi phát mạnh mẽ.
Phật giáo đến với dân tộc Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường tự
nhiên, dân dã. Khi đến với Việt Nam, Phật giáo bén duyên ở vùng Kinh Bắc
trang nghiêm cổ kính, Phật giáo phát triển mạnh mẽ và trở nên hưng thịnh ở

Footer Page 6 of 126.

1


Header Page 7 of 126.

thời kỳ Nhà Lý. Với sự phò giúp của các Thiền sư tài đức, Lý Công Uẩn rời
đô về Thăng Long1 – mảnh đất hội tụ tinh hoa, đưa nước Việt sang một trang
sử mới. Có thể nói trí tuệ và tầm nhìn Phật giáo đã tìm ra vùng đất “rồng bay”
đặt thủ đô Đại Việt. Vua Lý lựa chọn mảnh đất Thăng Long làm kinh đô của
nước Đại Việt cũng đồng nghĩa với việc Phật giáo lựa chọn mảnh đất này là
“kinh đô” của mình. Với lịch sử nghìn năm văn hiến, Phật giáo Thăng Long Hà Nội có những đặc trưng riêng trong dòng chảy chung đậm dấu ấn văn hóa
Việt Nam.
Trước khi Phật giáo đến, người dân Thăng Long - Hà Nội đã có một hệ
thống tín ngưỡng thờ cúng rất đa dạng, phong phú. Trong gia đình, dòng họ,
người Hà Nội thờ cúng tổ tiên, ngoài làng xã, người Hà Nội thờ cúng Thành
hoàng làng, thờ Mẫu, người Hà Nội cũng thờ cúng tổ tiên của đất nước là Tổ
Hùng Vương, ngoài ra còn có các tín ngưỡng thờ thần khác... Hàng năm,
người Hà Nội cũng có rất nhiều các lễ hội tín ngưỡng đặc sắc... đời sống văn
hóa tín ngưỡng phong phú, đa dạng là một bộ phận cấu thành diện mạo văn

hóa Thăng Long – Hà Nội.
Vào Hà Nội, với phương châm "tùy duyên phương tiện", Phật giáo đã
linh hoạt hội nhập cùng với các tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người
dân nơi đây, để từ đó đi sâu, bám rễ vào văn hóa, đứng vững và trưởng thành,
trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân
chốn kinh kỳ hào hoa, phong nhã. Trải qua thời gian, Phật giáo vẫn kiên định
song hành cùng đời sống văn hóa tinh thần người Hà Nội, càng ngày càng hội
nhập sâu trong tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người Hà Nội như “sữa
hòa tan trong nước”. Để đứng vững, khẳng định vững chắc vị trí của mình
trong văn hóa Hà Nội, Phật giáo đã không ngừng thay đổi để phù hợp với
1

Trong luận án, chúng tôi sử dụng rất nhiều các tên gọi khác nhau của Hà Nội, như Thăng Long, Hà thành,...
tuy nhiên các tên gọi này không phải gọi tên theo giai đoạn lịch của Hà Nội mà chúng tôi sử dụng linh hoạt
và đều dùng để chỉ thành phố Hà Nội hiện nay

Footer Page 7 of 126.

2


Header Page 8 of 126.

hoàn cảnh từng thời kỳ lịch sử thăng trầm của mảnh đất Hà Nội, khi ở thời kỳ
hoàng kim (thời Lý, Trần), được "trọng dụng", Phật giáo đem hết sức mình
cống hiến cho đất nước, khi có biến cố, Phật giáo lại lui về bám rễ trong đời
sống nhân dân... nhưng dù trong hoàn cảnh nào, Phật giáo vẫn một lòng “thủy
chung son sắc” với văn hóa Hà Nội. Ngày nay, đứng trước nhiều thách thức
của thời cuộc, đời sống người dân Hà Nội có những bước chuyển quan trọng,
Phật giáo vẫn trung thành với con đường đã đi nhưng ở một sắc thái mới, một

sự hội nhập mới phù hợp với xu thế phát triển của đất nước nói riêng, của thế
giới nói chung mà không làm mất đi bản sắc dân tộc Hà Nội - Việt Nam.
Và bản thân với tư cách là một người tu hành, ngoài những hoạt động
tôn giáo thường ngày, tôi luôn trăn trở, băn khoăn mình cần làm một điều gì
đó để đóng góp thiết thực nhất để tôn giáo của mình phát triển đúng hướng,
ngày càng đóng góp được nhiều hơn cho xã hội. Tôi nhận thấy nghiên cứu sự
hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà
Nội hiện nay có thể góp một phần thực hiện mong muốn đó.
Với những lý do trên đây, tôi lựa chọn đề tài: “Sự hội nhập Phật giáo
với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay” là
đề tài nghiên cứu của Luận án. Hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ là hạt nước,
thêm vào đại dương tri thức mênh mông.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
* Mục đích của luận án
Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tế, luận án chỉ ra những biểu hiện
của sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người
dân Hà Nội hiện nay. Qua đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn giá trị văn
hóa của sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của
người dân Hà Nội hiện nay.

Footer Page 8 of 126.

3


Header Page 9 of 126.

* Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Chỉ ra cơ sở của sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng của

người dân Hà Nội hiện nay
- Chỉ ra những biểu hiện của sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ
cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay
- Chỉ ra giá trị văn hóa của sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ
cúng truyền thống; đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa đó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án: Phật giáo hội nhập với tín ngưỡng
thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay.
*Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về không gian:
+ Ngoài việc thu thập và khảo sát chung toàn khu vực Hà Nội, luận án
còn chọn điểm nghiên cứu chính nhằm làm sáng tỏ hơn nữa được sự hội nhập
giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện
nay. Cụ thể là: Làng đô thị hóa thành phường (tiêu biểu: Làng Trung Kính
Thượng (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội); các chùa (chùa Trung
Kính Thượng, chùa Quán Sứ)...
+ Nghiên cứu sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền
thống của người dân Hà Nội hiện nay, luận án đi sâu vào sự hội nhập Phật
giáo Bắc tông trong thực hành nghi lễ thờ cúng tại gia đình, dòng họ, làng xã,
quốc gia (thờ cúng tổ tiên: Thành hoàng làng (người có công với làng), Quốc
tổ (vua Hùng), anh hùng liệt sĩ (người có công với đất nước), Tứ bất tử; tín
ngưỡng vòng đời: nghi lễ sinh đẻ, nghi lễ cưới xin, thờ thần bản mệnh, tang

Footer Page 9 of 126.

4


Header Page 10 of 126.


ma; tín ngưỡng nghề nghiệp: tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng tổ nghề; tín
ngưỡng thờ thần: đạo Mẫu) và những ngày thường nhật, lễ tết trong chùa của
người dân Hà Nội mà chúng tôi đã khảo cứu được thông qua quan sát, bảng
hỏi phỏng vấn.
- Về thời gian:
Luận án nghiên cứu sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng
truyền thống của người dân tại các làng ở Hà Nội trong giai đoạn từ khi Đổi
mới (1986) đến nay. Bởi mặc dù sự hội nhập là cả quá trình nhưng từ năm
1986, Việt Nam tiến hành đổi mới, cải cách toàn diện trên mọi lĩnh vực, với
chính sách mở cửa, thì sự hội nhập kinh tế mạnh mẽ bao nhiêu thì kéo theo
với nó là hội nhập văn hóa cũng diễn ra mạnh mẽ như vậy và đậm nét hơn.
Chính vì vậy, chúng tôi lấy mốc thời gian từ 1986 đến nay, để xác định phạm
vi nghiên cứu của mình.
4. Đóng góp của luận án
- Về mặt lý luận:
+ Luận án góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về sự hội nhập văn
hóa nói chung, tôn giáo nói riêng, mà cụ thể là sự hội nhập giữa Phật giáo và
nghi lễ thờ cúng truyền thống của người dân tại các làng ở địa bàn Hà Nội.
+ Qua nghiên cứu về sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng
truyền thống của người dân Hà Nội, luận án cung cấp thêm tư liệu mới (làm
rõ hơn nữa) về sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa của tôn giáo ngoại
nhập (Phật giáo) với văn hóa tín ngưỡng bản địa (thờ cúng truyền thống) của
người dân Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
+ Qua chứng cứ nghiên cứu, luận án cho thấy “xu hướng phát triển”
của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống xã hội hiện nay thể hiện rõ phương
châm là hội nhập với văn hóa bản địa trên tinh thần dung hợp bồi đắp cùng

Footer Page 10 of 126.


5


Header Page 11 of 126.

nhau phát triển. Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi nó góp phần lý giải về
tương lai của tôn giáo, tín ngưỡng trong các quốc gia.
+ Từ góc độ tiếp cận tôn giáo học/ triết học/ văn hóa học/ nhân học tôn
giáo về sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người
dân Hà Nội, luận án chỉ ra mức độ tác động qua lại giữa tôn giáo ngoại nhập và
tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay và ngược lại.
+ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án chỉ ra những giá trị văn hóa
của sự hội nhập giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của
người dân hiện nay. Do vậy, đây cũng là một trong những minh chứng làm
sáng tỏ giá trị văn hóa dân tộc cần phải bảo tồn và phát huy trong thời kỳ hội
nhập văn hóa quốc tế.
- Về mặt thực tiễn
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy về tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa nói chung; Phật giáo, tín
ngưỡng thờ cúng truyền thống và văn hóa Việt Nam nói riêng; cho việc hoạch
định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện
nay và sau này.
5. Lý thuyết, cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
* Các lý thuyết áp dụng trong luận án
Có nhiều lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu về sự hội nhập, giao lưu
văn hóa nói chung, tôn giáo nói riêng. Tuy nhiên, trong luận án này, chúng tôi
chọn một số lý thuyết chính để áp dụng vào việc nghiên cứu về sự hội nhập
của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân tại ba
điểm đã được lựa từ góc độ Tôn giáo học, Văn hóa học và Nhân học tôn giáo:
1. Lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa

- Giao lưu tiếp biến văn hóa là khái niệm do các nhà nhân học Anglo Saxon đưa ra vào cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa

Footer Page 11 of 126.

6


Header Page 12 of 126.

hai nền văn hóa khác nhau và hậu quả của cuộc tiếp xúc này là sự thay đổi
hoặc biến đổi của một số loại hình văn hóa hoặc cả hai nền văn hóa đó.
Theo các nhà nhân học Mỹ, giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình
trong đó, một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng
cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy.
Sự giao lưu tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn
hóa. Đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp
xúc trực diện và liên tục. Các mẫu hình văn hóa nguyên thủy của một cộng
đồng hoặc của cả hai cộng đồng có thể bị biến đổi thông qua quá trình tiếp
xúc này. Các thành tố của các nền văn hóa biến đổi, song mỗi nền văn hóa
vẫn giữ tính riêng biệt của mình.
Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa có thể diễn ra một cách cưỡng bức
thông qua sự thống trị về quân sự, hoặc diễn ra bằng con đường hòa bình hơn
thông qua buôn bán, truyền đạo [Xem 30,tr107].
Lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa được luận án lựa chọn áp dụng để
nghiên cứu về sự hội nhập Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của
người dân các làng được lựa chọn nghiên cứu.
2. Lý thuyết nghi lễ tăng cường sức mạnh
Theo Villiam A. Havilan, nghi lễ tăng cường sức mạnh là nghi lễ đánh
dấu những thời gian khủng hoảng trong đời sống của cộng đồng hơn là một cá
nhân - thành viên của cộng đồng. Nghi lễ này được thực hiện trong thời

khủng hoảng hay biến cố lớn lao nào đó của cộng đồng cư dân, mục đích để
giúp cho mọi thành viên trong cộng đồng gắn bó với nhau hơn (ví dụ những
cuộc khủng hoảng do hạn hán kéo dài…).
Cái chết của một con người có khi cũng được xem là sự khủng hoảng
cuối cùng của cuộc đời người đó và nó cũng là sự khủng hoảng đối với toàn
bộ cộng đồng, đặc biết là đối với những cộng đồng nhỏ. Một thành viên của

Footer Page 12 of 126.

7


Header Page 13 of 126.

cộng đồng (hoặc nhóm người) bị chết đi thì sự cân bằng của cộng đồng đó sẽ
bị rối loạn. Do đó những người còn sống phải tái điều chỉnh và lập lại sự cân
bằng cũ, đồng thời họ cần phải tự điều hòa, làm dịu cảm giác mất mát đối với
người đã chết. Khi đó, nghi lễ của đám tang người đó có thể được xem là nghi
lễ tăng cường sức mạnh để những người đang sống giảm nhẹ sự bối rối của họ
đối với người chết, trong khi vẫn tạo ra sự tái điều chỉnh xã hội.
Cũng theo Villiam A. Havilan, việc tiến hành những nghi lễ tăng cường
sức mạnh không bị giới hạn bởi số lần khủng hoảng xảy ra. Ở những vùng có
sự khác nhau giữa các mùa, mà con người phải thay đổi cho phù hợp, thì các
nghi lễ này sẽ được tiến hành theo kiểu lễ hội hàng năm. Đối với những dân
tộc có văn hóa nông nghiệp thì họ sẽ có những lễ hội trồng trọt, lễ hội cho sản
phẩm thu hoạch. Sự kiện mọi người tham gia vào lễ hội, vào các dịp đặc biệt
này sẽ làm gia tăng sự đoàn kết cộng đồng.
Như vậy nghi lễ tăng cường sức mạnh của cộng đồng là những lễ hội
có sự tham gia của toàn thể cộng đồng cư dân cùng chia sẻ một tâm thức tôn
giáo, trong đó các nghi lễ, lễ hội thể hiện sự cộng cảm, là chất “keo” gắn kết,

đoàn kết cộng đồng, biểu trưng đời sống tâm linh, xã hội và văn hóa, mang
tính thống nhất, cộng cảm của cả cộng đồng [Xem 30,tr176].
Những quan điểm của lý thuyết nghi lễ tăng cường sức mạnh (Rites of
intensification) của Villiam A. Havilan trên đây sẽ là cơ sở lý luận để chúng tôi
nghiên cứu về những nghi lễ truyền thống của cộng đồng làng xã như thờ cúng ,
thờ Mẫu. Qua đó chỉ ra sự hội nhập trong nghi lễ của Phật giáo đối với tín
ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân các làng.
3. Lý thuyết nhân học biểu tượng
Cả Victor Turner và Clifford Geertz đều chú trọng nghiên cứu biểu
tượng trong nghi lễ.

Footer Page 13 of 126.

8


Header Page 14 of 126.

- Victor Turner đề cao tính kịch hóa của nghi lễ thờ cúng và ông nhìn
nghi lễ thờ cúng như một sự trình diễn. Trong bài viết về “Biểu tượng trong
nghi lễ của người Ndembu” ông cho rằng biểu tượng bao gồm những sự vật,
hành động, các mối quan hệ, hiện tượng, cử chỉ và những đơn vị không gian
trong một tình huống nghi lễ [Xem 130,tr242]. Clifford Geertz lại coi biểu
tượng là hình ảnh tượng trưng, là loại ký hiệu đặc biệt, thể hiện nội dung thực
tế của một điều nào đó. Nhà nghiên cứu thông qua biểu tượng phải diễn giải ý
nghĩa của những ký hiệu đó.
- Clifford Geertz và Victor Turner đều cho rằng nghi lễ thờ cúng là quá
trình vượt qua để chuyển tải những ý nghĩa, thông tin xã hội và nhân văn sâu
sắc. Niềm tin và sự thực hành nghi lễ thờ cúng phản ánh và chỉ rõ các yếu tố
chính trị, kinh tế, các mối quan hệ xã hội, hơn nữa nó là chìa khóa để hiểu con

người nghĩ và cảm thấy ra sao về các mối quan hệ với môi trường và xã hội
họ đang sống.
Lý thuyết này, chúng tôi sử dụng để nghiên cứu nghi lễ thờ cúng trong các
tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của các làng được chọn nghiên cứu.
4. Lý thuyết chức năng
Trong hệ thống lý thuyết này có hai trường phái, đưa ra hai loại chức
năng: chức năng tâm lý (quan điểm của B. Malinowski) và chức năng xã hội
(quan điểm của Emile Durkheim và được triển khai thêm trong những công
trình của Radcliff - Brown).
Lý thuyết của Malinowski nhấn mạnh đến chức năng tâm lý của lễ
nghi. Thông qua nghi lễ, con người muốn thỏa mãn nhu cầu cá nhân, cộng
đồng, đặc biệt là nhu cầu tâm lý, tình cảm [Xem 30,tr174].
5. Thuyết trung tâm và ngoại vi
Thuyết "trung tâm" trong nghiên cứu văn hoá đã được các nhà nghiên
cứu thuộc trường phái "Truyền bá luận" (diffutionisim) Tây Âu đưa ra từ các

Footer Page 14 of 126.

9


Header Page 15 of 126.

thập kỉ cuối thế kỉ XIX đầu XX, mà các đại diện chính của trường phái này là
các nhà nghiên cứu Đức - Áo, như L. Frobenius, F.Ratsel, F. Grabner , W.
Schmidt. Sau đó những nhà nhân học Mĩ, mà đại diện xuất sắc là Boas, LC.
Wissler, đã phát triển lí thuyết trung tâm trong việc hình thành các "vùng văn
hoá" của người Indian ở Bắc Mĩ. Sau CL.Wissler, A.L.Kroeber đã phát triển
quan điểm về trung tâm văn hoá. Đến Những năm cuối thập kỉ 70 và đầu 80
của thế kỉ XX, các nhà nhân học Xô Viết đã xuất bản công trình "Trung tâm

và ngoại vi trong nghiên cứu văn hoá từ sau các phát kiến địa lí" .
Ứng dụng thuyết "trung tâm và ngoại vi" trong nghiên cứu văn hoá
Việt Nam, chúng ta cũng có thể nghiên cứu văn hoá Thăng Long - Hà Nội với
tư cách là trung tâm, đặt trong không gian văn hoá đồng bằng Bắc Bộ. Bởi
"Có thể nói, quá trình hình thành văn hóa Thăng Long - Hà Nội là quá trình
tích tụ văn hoá từ các vùng ngoại vi, trước nhất là "tứ trấn nội Kinh" (Kinh
Bắc, Sơn Nam, Hải Đông, Sơn Tây) và xa hơn với các "trấn ngoại kinh". Và
cũng chính trong môi trường kinh tế, xã hội, chính trị phát triển cao của
Thăng Long - Hà Nội, các nhân tố, giá trị văn hoá tích hợp từ ngoại biên đã
được định hình, nâng cấp, lên khuôn để sau đó mang bản sắc Thăng Long Hà Nội, rồi từ đây lại lan hoả tới các vùng ngoại vi và cả nước. Hơn thế nữa,
các ảnh hưởng văn hoá với bên ngoài, như với Trung Hoa suốt thời đại phong
kiến tự chủ và sau này, trong giai đoạn tiếp xúc văn hoá đông tây thời thuộc
Pháp, thì những ảnh hưởng, giao lưu ấy phần lớn cũng thông qua đầu mối
trung tâm Thăng Long - Hà Nội mà tác động tới cả nước.
Những giao lưu, ảnh hưởng hai chiều này giữa Thăng Long - Hà Nội
với các vùng ngoại vi có thế tìm thấy trong nhiều hiện tượng và giá trị văn
hoá. Chẳng hạn, việc hình thành các phố nghề ở Thăng Long - Hà Nội từ các
làng nghề ở vùng quê và sau đó là mối quan hệ hai chiều giữa phố nghề và
làng nghề mà cho tới nay vẫn tiếp tục"[Xem 114].

Footer Page 15 of 126.

10


Header Page 16 of 126.

6. Quan điểm của Lương Văn Hy
Khi nghiên cứu nghi lễ, lễ hội, không chỉ dừng lại ở miêu tả dân tộc
học những chi tiết về cơ cấu tổ chức và diễn biến của các nghi lễ thờ cúng và

sinh hoạt cộng đồng, mà còn phải gắn các nghi thức lễ hội với bối cảnh kinh
tế, xã hội vĩ mô và vi mô và lịch sử quá trình tương tác xã hội diễn ra trên
thực tế ở địa phương. Ngoài ra còn cần phải tìm hiểu những mâu thuẫn xã hội
tiểm tàng cùng sự tăng cường những quan hệ xã hội, trong đó khía cạnh giới
và các hệ quy chiếu khác nhau như giai cấp, đẳng cấp, nghề nghiệp, gia đình,
dòng tộc, làng xóm…trong quan hệ giữa các chủ thể hành động tham gia vào
lễ hội [Xem 30,tr173 - 174].
* Cơ sở lý luận của luận án
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng nhà nước ta
về tín ngưỡng tôn giáo, một số quan điểm khoa học về tôn giáo của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước.
* Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án kết hợp sử dụng một số phương pháp khác nhau nhằm đảm
bảo tính hiệu quả và độ tin cậy của các thông tin thu thập được (thực địa và tài
liệu có sẵn). Các phương pháp được sử dụng trong luận án là phương pháp
chuyên ngành và liên ngành như tôn giáo học, nhân học tôn giáo, văn hóa
học, triết học…cùng các phương pháp tổng hợp, so sánh, khái quát hóa. Cụ
thể như:
Chúng tôi sử dụng phương pháp Quan điểm lịch sử để thấy được truyền
thống văn hóa nói chung, văn hóa tôn giáo nói riêng diễn biến vừa liên tục,
vừa gián đoạn, trong đó tính liên tục là cơ bản, tính gián đoạn chỉ có tính tạm
thời. Quy luật thừa kế lịch sử là biểu hiện cơ bản cho tính độc lập tương đối,
tính có thể nhận thức được những giá trị văn hóa trong các tín ngưỡng thờ

Footer Page 16 of 126.

11



Header Page 17 of 126.

cúng truyền thống, sau khi chúng chịu sự tác động của tôn giáo ngoại nhập.
Vì vậy, cần phải bảo tồn những nghi lễ truyền thống này, vì đây chính là
những giá trị văn hóa bản địa đã được bồi đắp. Do vậy, không chỉ quan điểm
triết học Mác xít có quan điểm này mà những quan điểm tiến bộ có tính trung
hòa như quan điểm của UNESCO cũng coi “văn hóa phản ánh và thể hiện
một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra
trong quá khứ và cũng đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ nó đã
cấu thành nên một hệ thống giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa
trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [136,tr 218].
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: phương pháp này được áp
dụng trong quá trình nghiên cứu tại thực địa, tại các thư viện ở cấp quốc gia, ở
cấp tỉnh. Đồng thời phương pháp này còn sử dụng trong việc sàng lọc các tư
liệu lưu trữ dưới dạng văn bản (bài khấn, gia phả, cách thức khấn…) tại các
địa bàn nói trên.
Phương pháp điền dã dân tộc học/ nhân học với công cụ chính là
phỏng vấn sâu người dân, phỏng vấn nhóm, nhằm thu thập những thông tin tư
liệu cho luận án tại các địa bàn nghiên cứu. Trong đó vấn đề trọng tâm mà
luận án quan tâm là nghiên cứu Phật giáo và các tín ngưỡng thờ cúng truyền
thống của người dân các làng để chỉ ra sự hội nhập của Phật giáo với văn hóa
bản địa và sự biến đổi của chúng trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp điều tra xã hội học: với mục đích có những số liệu định
lượng nhằm chứng minh cho một số nhận định khi nghiên cứu định tính nếu
thấy cần thiết.
Phương pháp phỏng vấn ăng két: với mục đích có những số liệu nhằm
lượng hóa những hành vi của cá nhân trong nghi lễ thờ cúng và những quan
điểm, cách nghĩ, những thực hành tôn giáo thường ngày. Chúng tôi đã thiết kế

Footer Page 17 of 126.


12


Header Page 18 of 126.

bảng ăng két dành cho những tín đồ của Phật giáo ở các làng được lựa chọn
khảo cứu.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần Mục lục; Mở đầu, Kết luận; Danh mục các công trình
khoa học của tác giả, đã công bố liên quan đến luận án; Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, Nội dung của luận án bao gồm 4 chương, 10 tiết.

Footer Page 18 of 126.

13


Header Page 19 of 126.

Chƣơng 1:
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Nguồn tài liệu của luận án
- Tài liệu chính của luận án là những tác phẩm, bài viết nghiên cứu về
hội nhập văn hóa, hội nhập tôn giáo; các tư liệu điền dã: gồm phỏng vấn sâu,
điều tra hồi cố, các ghi chép quan sát, tham dự...
- Các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của cấp ủy, chính quyền và các
ban ngành đoàn thể ở các địa phương được khảo sát.
- Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước

về vấn đề hội nhập tôn giáo nói chung; hội nhập Phật giáo và tín ngưỡng thờ
cúng truyền thống của người Việt nói riêng.
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự hội nhập văn hóa nói chung, hội nhập tôn giáo nói riêng là vấn đề
thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của các nhà khoa học trong và
ngoài nước, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để phục vụ cho đề tài
luận án, chúng tôi tập trung sự chú ý các tác phẩm thuộc lĩnh vực triết học,
tôn giáo học, nhân học tôn giáo và văn hóa học. Để phục vụ công tác nghiên
cứu, chúng tôi tìm hiểu các tài liệu ở 3 chủ đề chính:
- Phật giáo Hà Nội
- Các tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người Hà Nội
- Sự hội nhập Phật giáo với các tín ngưỡng thờ cúng truyền thống.
Chủ đề thứ nhất: Phật giáo Hà Nội
Trước hết là các công trình sách: Để tìm hiểu về Phật giáo Hà Nội,
chúng ta không thể bỏ qua những kiến thức cơ bản về Phật giáo Việt Nam:
lịch sử Phật giáo, văn hóa Phật giáo..., bởi Phật giáo Hà Nội là một phần Phật

Footer Page 19 of 126.

14


Header Page 20 of 126.

giáo Việt Nam. Phật giáo có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, đã khẳng định được
vị trí vững chắc của mình trong đời sống tinh thần người Việt, chính vì vậy có
rất nhiều công trình nghiên cứu công phu, của các tác giả lớn: "Lịch sử Phật
giáo Việt Nam" (1989) của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), "Việt Nam Phật giáo
sử luận (3 tập)" (2008) của Nguyễn Lang, "Lịch sử Phật giáo Việt Nam"
(2001) của Lê Mạnh Thát (2 tập), "Tư tưởng Phật giáo Việt Nam" (1999) của

Nguyễn Duy Hinh... Các tác phẩm trên đều đề cập đến những vấn đề cơ bản
của Phật giáo nói chung: nguồn gốc ra đời Phật giáo, giáo lý cơ bản Phật giáo,
lịch sử Phật giáo với sự phân chia, hình thành các tông phái, sự truyền bá Phật
giáo ở các vùng lãnh thổ khác nhau, quá trình du nhập Phật giáo vào Việt
Nam, Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử… Những nội dung này đều
được phân tích một cách khúc triết dưới lăng kính của các nhà sử học, văn
hóa học uy tín.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy trong cuốn sách “Phật giáo với văn
hóa Việt Nam” đã chỉ ra những đóng góp của Phật giáo với văn hóa Việt
Nam, những ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống người Việt, đó cũng
chính là con đường Phật giáo thâm nhập, ăn sâu, bám rễ vào xã hội Việt Nam,
giúp Phật giáo có chỗ đứng vững chắc hơn, bền lâu hơn để ngày càng phát
triển. Tác giả Trần Văn Giàu có tác phẩm “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện
đại” đã chỉ ra những giá trị đạo đức Phật giáo phù hợp, cần thiết trong đời
sống hiện đại. Dựa vào đó chúng ta có thể xem xét khả năng “cân bằng”,
“điều chỉnh” hành vi đạo đức Phật giáo, điều rất cần thiết trong bối cảnh đạo
đức xã hội hiện nay, để Phật giáo trở thành “nhu cầu” của xã hội hiện đại.
Khái quát được toàn bộ vai trò của Phật giáo Việt Nam, Đặng Văn Bài (2008)
qua chuyên khảo, "Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo
Việt Nam", đã nêu lên những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của Phật
giáo đó là, du nhập vào Việt Nam sớm, thể hiện khả năng hòa đồng, tính

Footer Page 20 of 126.

15


Header Page 21 of 126.

khoan dung, tinh thần dân chủ, bình đẳng, ảnh hưởng rộng rãi trong quần

chúng, nhất là đối với những người nghèo khổ, gắn bó với cộng đồng làng xã
thể hiện ở những mái chùa làng; Phật giáo gắn đạo với đời, đồng hành cùng
dân tộc trong lịch sử, góp phần thiết thực vào sự nghiệp dựng nước và giữ
nước của dân tộc.
Phật giáo Hà Nội cũng được đề cập đến trong nhiều công trình: Đỗ
Quang Hưng có cuốn sách "Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long - Hà
Nội", Nxb Hà Nội. Không chỉ dừng lại ở việc dựng lại lịch sử các tôn giáo
cũng như các hình thức tín ngưỡng ở Hà Nội một cách “lịch sử” và “tách
biệt”, mà bằng cách tiếp cận tôn giáo học tác giả đã giúp người đọc có một cái
nhìn tổng quan về hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng của Thăng Long - Hà Nội,
đồng thời còn cho bạn đọc nhìn thấy được đời sống tôn giáo tín ngưỡng của
người Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó có Phật giáo.
Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng (2005) có tác phẩm Chùa Hà Nội
là cuốn sách viết về những ngôi chùa Phật giáo của mảnh đất Hà Nội, ở đó ta
có thể tìm thấy những kiến thức về đạo Phật ở Việt Nam và Hà Nội, giáo lý
đạo Phật và đạo Phật dân gian; kiến trúc và các pho tượng trong một ngôi
chùa ở Việt Nam. Các ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa từ
năm 1962 - 1994 ở Hà Nội. Và ta cũng có thể tìm thấy những kiến thức về
cách bài trí, thờ cúng trong các chùa ở Hà Nội trong cuốn Chùa Hà Nội của
Lạc Việt....
Ngoài ra còn có các công trình là đề tài cấp nhà nước, luận án, các bài
tham gia hội thảo, đăng trên các tạp chí uy tín:
Tác giả Nguyễn Minh Ngọc và Minh Thiện có bài viết Phật giáo Hà
Nội - quá trình du nhập và phát triển đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học
đã cho thấy hiểu lịch sử Phật giáo ở Việt Nam nói chung và quá trình du nhập
và phát triển của Phật giáo Hà Nội trong tiến trình lịch sử Việt Nam

Footer Page 21 of 126.

16



Header Page 22 of 126.

Tác giả Trần Thị Kim Oanh trong bài viết "Vị thế của Phật giáo trong
văn hóa Việt Nam" đăng trong Kỷ yếu Hội thảo 30 năm thành lập Giáo hội
Phật giáo Việt Nam đã chỉ ra rằng, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo luôn
đồng hành cùng dân tộc, nên trong giai đoạn hiện nay, khi mà vấn đề toàn cầu
hóa và tác động của nó đối với sự phát triển văn hóa và con người Việt Nam
vẫn giữ vai trò quan trọng. Trong bài viết này tác giả đã phân tích rất sâu sắc
hoàn cảnh và những biến đổi hiện nay với nhu cầu hội nhập văn hóa. Từ đó chỉ
ra những vai trò của Phật giáo trong hoàn cảnh mới, với văn hóa Việt Nam.
Trong đó, tác giả khẳng định: “Có thể nói, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù trong
lịch sử hay trong thời đại mới của dân tộc thì Phật giáo luôn là hiện thân rực rỡ
nhất của sự bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta – một tôn giáo
rất giàu tình đoàn kết, bác ái, bao dung...” [94,tr370].
Ở chủ đề thứ hai, các tác phẩm viết về các tín ngưỡng thờ cúng truyền
thống của người dân Hà Nội.
Nghiên cứu đề tài sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền
thống của người dân, thì phải kể đến các tác phẩm, các công trình đề cập đến
các tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người Việt nói chung, người Hà
Nội nói riêng.
Mảng các tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người Việt nói chung
phải kể đến các công trình của các nhà nghiên cứu tên tuổi như: Nhà nghiên
cứu Toan Ánh với các cuốn sách: Hội hè đình đám, Tín ngưỡng Việt Nam,
Nếp cũ, Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam... là những tư liệu quý
mà tác giả đã khảo cứu về đời sống tín ngưỡng của người Việt, có thể tìm
thấy trong những tác phẩm này là những kiến thức về các tín ngưỡng truyền
thống, các lễ hội độc đáo của người Việt; Phan Kế Bính có tác phẩm Việt
Nam phong tục; Giáo sư Trần Quốc Vượng trong công trình nghiên cứu công

phu: Văn hóa Việt Nam; Tác giả Trần Đăng Duy có tác phẩm: Các hình thái

Footer Page 22 of 126.

17


Header Page 23 of 126.

tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, trong lời mở đầu tác giả viết: “Ở nước ta, tín
ngưỡng tôn giáo như là cơm ăn nước uống, hàng trăm hàng nghìn năm nay, từ
thời nguyên thủy còn tồn tại lại, sang thời xã hội phong kiến, cho đến ngày
nay, chẳng một gia đình nào lại không có bàn thờ cúng, chẳng một làng ấp
nào lại không có ngôi đình, đền, miếu thờ Thần, thờ Mẫu” [24,tr5], Văn hóa
tâm linh người Việt miền Bắc, nxb Hà Nội, 1996 đề cập rõ nét hơn đến các tín
ngưỡng người Việt vùng Bắc Bộ.
Hồ Đức Thọ (Sưu tầm và biên soạn, 2002) có cuốn Nghi lễ thờ cúng
truyền thống của người Việt tại nhà và chùa, đình, miếu, phủ, đã giới thiệu
các nghi lễ truyền thống tại nhà và các danh sơn cổ tích đình, đền, chùa,
miếu, cung cấp những kiến thức về việc thờ cúng tại các địa điểm trên một
cách đầy đủ.
Ở góc độ khác, các tác giả Lê Trung Vũ, Nguyễn Hồng Dương, Lê
Hồng Lý (1999), với Nghi lễ vòng đời người, đã tập hợp các tư liệu cho chúng
ta thấy được bức tranh tương đối đầy đủ và có hệ thống về những nghi lễ đời
người của người Việt.
Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cũng có rất nhiều tác phẩm về vấn đề
này, tiêu biểu như: Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nhận thức về đạo Mẫu và một số
hình thức Shaman của các dân tộc nước ta... là những tư liệu quý viết rất sâu
về Đạo Mẫu của Việt Nam, từ nguồn gốc ra đời cho đến sự biến đổi hiện nay.
Viết về tín ngưỡng thờ cúng truyền thống người Hà Nội có rất nhiều tác

phẩm của các nhà nghiên cứu khác nhau:
Cuốn sách: “Hà Nội văn hóa và phong tục” của tác giả Lý Khắc Cung
[Nxb Thanh Niên, 2000]. Dưới góc nhìn của một công trình khảo cứu, tác
phẩm đưa đến cho người đọc những kiến thức về văn hóa của mảnh đất nghìn
năm văn hiến về những di tích lịch sử, những phong tục, những lễ hội... của
mảnh đất và con người nơi đây...

Footer Page 23 of 126.

18


Header Page 24 of 126.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc đã dày công nghiên cứu về Hà Nội,
và kết quả ông đã cho ra đời một chùm các tác phẩm viết về Hà Nội. Về đề tài
đời sống văn hóa tín ngưỡng Hà Nội, tiêu biểu có các tác phẩm: Hà Nội cõi
đất con người, trong đó tác giả đề cập đến Ngôi đình và tín ngưỡng thành
hoàng Thăng Long, Đền Đồng Cổ, Lễ hội Hà Nội... Hợp tác với Nguyễn Duy
Hinh, 2 tác giả có tác phẩm: Các Thành hoàng và tín ngưỡng Thăng Long –
Hà Nội [Nxb Lao Động, 2009] viết rất sâu về thần tích, sự tích của hệ thống
các Thành Hoàng ở Hà Nội, chủ yếu là khu vực nội thành, tương ứng với khu
vực kinh thành Thăng Long xưa, phong tục thờ Thành Hoàng của người Hà
Nội... Trong đó khẳng định:
Những thần tích đó vừa là bằng chứng của tín ngưỡng dân gian, vừa là
một thành phần của nền văn hóa dân gian. Nói cách khác, thần tích mà
hiện nay còn lại chính là một sở hữu đồng thời một sáng tạo văn hóa
phi vật thể của dải đất ngàn năm văn vật. Nó là tâm hồn, tư duy, là trí
tưởng tượng, là quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của bao thế hệ cư
dân sinh sống trên dải đất kinh kỳ này [99,tr3].

Tác giả Nguyễn Thế Long và Phạm Mai Hùng có chùm tác phẩm
nghiên cứu về đời sống tôn giáo người Hà Nội, trong đó nổi bật cuốn sách:
Đình và Đền Hà Nội [nxb Văn hóa Thông tin, 2005]. Các đình, đền... được
giới thiệu những nét chủ yếu về thời gian xây dựng, quá trình tu sửa, thần tích
của các vị thần và thành hoàng được thờ, giá trị kiến trúc và thẩm mỹ của các
di vật cổ còn lưu lại, cũng như các lễ hội. Tác giả Văn Quảng đã biên soạn
cuốn Văn hóa tâm linh Thăng Long Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội, cuốn sách là cái nhìn tổng quan về đời sống tâm linh
người Hà Nội. Tác phẩm đã nêu lên được vị thế của đời sống tâm linh người
Hà Nội trong lòng văn hóa Việt Nam, hệ thống các vị thần thánh được thờ ở
Hà Nội và giới thiệu một số đình, chùa, miếu, phủ ở Hà Nội.

Footer Page 24 of 126.

19


Header Page 25 of 126.

Liên quan khá trực tiếp đến đề tài nghiên cứu là tác phẩm viết về tín
ngưỡng truyền thống của người Hà Nội giai đoạn hiện nay của tác giả Đỗ Thị
Minh Thúy có tên: Tín ngưỡng dân gian Hà Nội trong đời sống văn hóa đô
thị hiện nay. Ở đó, tác giả đã khái quát được những nét tiêu biểu của tín
ngưỡng dân gian Hà Nội, những biến động của tín ngưỡng dân gian Hà Nội
trong đời sống văn hóa đô thị hiện nay và tác giả đưa ra những giải pháp đối
với việc quản lý tín ngưỡng dân gian. Trong tác phẩm này, TS. Đỗ Thị Minh
Thúy đã viết rất sâu về hệ thống tín ngưỡng dân gian Hà Nội ở các phương
diện: cơ sở thờ tự, sự thờ cúng,...
Nhìn chung các tác phẩm viết về tín ngưỡng thờ cúng truyền thống
và nghi lễ tôn giáo nói trên đã cung cấp cho người đọc những kiến thức về

lĩnh vực tín ngưỡng truyền thống của người Việt nói chung, người dân Hà
Nội riêng.
Chủ đề thứ ba, Sự hội nhập Phật giáo với các tín ngưỡng thờ cúng
truyền thống.
Sự hội nhập hay tương tự là sự dung hợp, dung thông Phật giáo với các
tín ngưỡng thờ cúng truyền thống được ít nhiều đề cập đến trong các nghiên
cứu của các tác giả lớn: Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Phan Đại Doãn, Vũ
Ngọc Khánh, tuy nhiên các tác giả này đều đề cập đến sự hội nhập Phật giáo
với các tín ngưỡng của người Việt ở giai đoạn đầu du nhập. Ví như quan điển
của nhà nghiên cứu Phan Đại Doãn trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử
tư tưởng Việt Nam: " Phật giáo Dâu là sự lắp ghép, kết hợp giữa Phật giáo có
nguồn gốc Ấn Độ với văn hóa Việt cổ (mà yếu tố thứ hai là chính) đã tạo
thành một dòng Phật giáo dân gian độc đáo. Sơn môn này rất gần gũi với
nhân dân làng xã nghèo khổ, khi mà họ không hiểu nhiều về tứ diệu đế, bát
chính đạo" [20,tr10].

Footer Page 25 of 126.

20


×