Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phát huy giá trị đạo đức gia đình truyền thống việt nam trong xây dựng gia đình hiện đại ở tỉnh lâm đồng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.63 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI
Ở TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số
: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẨN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG MAI

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phát huy giá trị đạo đức gia đình truyền
thống Việt Nam trong xây dựng gia đình hiện đại ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay”
là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả điều tra là trung thực và
chưa từng công bố ở công trình nào khác. Các trích dẫn, nguồn tải liệu trong
luận văn đều ghi rõ ràng để bảo đảm tính khách quan và quyền tác giả.

Học viên

Nguyễn Thị Thanh Hà




LỜI CẢM ƠN
Luận văn “ Phát huy giá trị đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam
trong xây dựng gia đình hiện đại ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay” là một công
trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, là kết quả học tập suốt hai năm tại Học
viện khoa xã hội (Phân viện TP.HCM) của tác giả dưới sự giúp đỡ của các
thầy cô bộ môn. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô đã
truyền đạt những kiến thức quý giá để tôi có thể áp dụng trong luận văn của
mình.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới cô TS.Nguyễn Thị
Phương Mai là giáo viên đã trực tiếp hướng dẫn tôi. Cô đã nhiệt tình, chỉ bảo
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ đã là điểm tựa cũng như động
viên, hỗ trợ cho tôi về mặt tinh thần để tôi có thời gian học tập và thực hiện
thành công đề tài này.
Tôi xin trân trọng gửi lời tri ân đến tất cả!

Học viên

Nguyễn Thị Thanh Hà


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ NHỮNG NỘIDUNGCƠ BẢN
CỦAĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNGVIỆT NAM ..................... 9
1.1. Một số quan niệm về “gia đình”, “đạo đức gia đình” ................................ 9
1.2. Những điều kiện hình thành đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam ... 22

1.3. Một số chuần mực cơ bản của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam từ
góc độ các mối quan hệ trong gia đình ........................................................... 26
Chƣơng 2 : PHÁT HUY ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI Ở TỈNH LÂM
ĐỒNG- THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP.................... 36
2.1. Thực trạng việc xây dựng, phát triển gia đình ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay .. 36
2.2. Quan điểm, phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá
trị đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam trong xây dựng gia đình hiện đại ở
tỉnh Lâm Đồng hiện nay .................................................................................. 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 70
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là tế bào của xã hội, nhưng xã hội không đơn thuần được tạo
thành từ tổng số các cá nhân, mà phản ánh tổng thể các mối quan hệ của các
cá nhân đó với nhau. Do đó gia đình là xã hội thu nhỏ với những con người có
mối quan hệ mật thiết với nhau và là một tiểu hệ thống hết sức phức tạp bởi ở
đó không chỉ có các mối quan hệ huyết thống. Đó cũng là nền tảng văn hóa
của xã hội mà con người có những trải nghiệm đầu tiên khi ứng xử với người
khác.
Sự ủng hộ của gia đình có tầm quan trọng rất lớn không chỉ đối với sự
phát triển của mỗi cá nhân, mà còn có tác động nhất định đến việc hoạch định
chính sách của xã hội, bởi gia đình có thể được xem như là nguồn vốn nhân
lực của xã hội. Sự ổn định và phát triển của gia đình là cơ sở để đảm bảo sự

ổn định, công bằng và phát triển của xã hội. Không những vậy, trong Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ:
“Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học
sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và
bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” [11, tr. 106]. Để làm được điều này,
đạo đức gia đình phải được củng cố và duy trì là nền tảng vững chắc trong
quá trình xây dựng đạo đức cá nhân.
Nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị đạo đức gia đình truyền thống
Việt Nam hướng tới mục tiêu hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt
Nam, mỗi tế bào của xã hội phải thực sự có lối sống lành mạnh, ở đó mọi
người quan tâm đến nhau, người già được kính trọng và trẻ em được đùm bọc
yêu thương. Những giá trị này được coi là chuẩn mực và đạo lý xử thế trong

1


đạo làm người của người Việt Nam. Đạo đức gia đình truyền thống là yếu tố
tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện cốt cách văn hóa dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, khi những điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, những giá trị
đạo đức gia đình truyền thống cũng có thể thay đổi theo. Các giá trị đó có thể
bị phủ định từng phần, hoặc bị thay thế bởi những giá trị mớido nhu cầu của
thời đại haydo bản thân các giá trị đó. Chính vì vậy, để phát huy các giá trị
truyền thống thì trước hết các giá trị đó phải được thẩm định lại, được kế thừa
một cách biện chứng.
Hiện nay, những giá trị đạo đức truyền thống trong gia đình Việt Nam
nói chung, trong các gia đình ở tỉnh Lâm Đồng nói riêng cũng có những thay
đổi nhất định. Do sự biến đổi của tồn tại xã hội, trước hết là sự chuyển đổi từ
nền kinh tế kế hoạch, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, một số yếu tố của đạo đức gia đình truyền thống
đang trở nên bất cập. Ngoài ra cũng do những điều kiện khách quan chi phối
đời sống hiện thực của gia đình như sự thâm nhập của các loại hình văn hóa,
tôn giáo, sự tác động của cơ chế, chính sách xã hội về giáo dục, các hình thức
hoạt động đoàn thể, v.v., cũng làm cho đạo đức gia đình Việt Nam nói chung,
ở tỉnh Lâm Đồng nói riêng có sự thay đổi rất nhiều.
Theo triết lý “đến hiện đại từ truyền thống”, trên cơ sở kế thừa biện
chứng và phát huy các giá trị đạo đức gia đình truyền thống trong sự nghiệp
đổi mới và phát triển đất nước ta hiện nay, đồng thời, xuất phát từ thực tế nêu
trên, đề tài “Phát huy giá trị đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam trong
việc xây dựng gia đình hiện đại ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay” được lựa chọn
nghiên cứu.

2


2.

Tình hình nghiên cứu của đề tài

Gia đình truyền thống, gia đình hiện đại và đạo đức gia đình truyền
thống được quan tâm và được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Trong
phạm vi của đề tài, tình hình nghiên cứu có thể khái quát theo các vấn đề sau:
Thứ nhất, những công trình đề cập đến quan niệm và những yếu tố ảnh
hưởng đến gia đình truyền thống, gia đình hiện đại của Việt Nam nói chung.
Trước năm 1991, những công trình nghiên cứu về gia đình truyền thống
Việt Nam đã xuất hiện. Đến năm 1991, Những nghiên cứu xã hội học về gia
đình Việt Nam [53] được Viện Xã hội học cho xuất bản. Đây là công trình tập
hợp bài viết của nhiều học giả về chủ đề gia đình. Trong số đó, đáng chú ý là
các bài viết của Trần Đình Hượu (Về gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh

hưởng Nho giáo), Nguyễn Từ Chi (Nhận xét bước đầu về gia đình của người
Việt), Đỗ Thái Đồng (Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam Bộ
Việt Nam),… Đến năm 1996,Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt
Nam[24]tập 2 được xuất bản. Trong đó, những bài viết có nội dung mang tính
chất lý luận về gia đình có thể kể đến là: Tương Lai với “Đi tìm định nghĩa về
khái niệm gia đình”, Hoàng Thiệu Khang với “Gia đình là tế bào xã hội?” hay
Vũ Tuấn Huy với “Những khía cạnh của sự biến đổi gia đình”, v.v..
Nhiều nhà khoa học khẳng định, truyền thống Nho giáo ảnh hưởng đến
gia đình ở mọi khía cạnh. Điều này được các tác giả Vũ Khiêu, Đặng Nhứ và
Lê Thị Quý làm sáng tỏ trong công trình Nho giáo và gia đình [21]. Trong
công trình này, các tác giả đã nghiên cứu những quan điểm của Nho giáo về gia
đình, trên cơ sở này, những ảnh hưởng từ Nho giáo đến vấn đề gia đình được
chỉ ra. Trong số đó, những nhận định cho rằng: Gia đình là cơ sở của xã hội;
Quan hệ gia đình bắt đầu từ quan hệ cha mẹ - con cái, và là trung tâm của mọi
quan hệ xã hội; Sự giáo dục trong gia đình là trường học đầu tiên để giáo dục
con người đi vào xã hội; HIẾU là phẩm hạnh đứng đầu trong hệ thống đạo đức

3


Nho giáo;… Những vấn đề này còn được thể hiện qua những câu nói của các
nhà tư tưởng cận - hiện đại Việt Nam như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng,
Hồ Chí Minh.
Trong Văn hóa gia đình Việt Nam [20], tác giả Vũ Ngọc Khánh công
bố nhiều tư liệu quý về gia đình Việt Nam truyền thống và khẳng định, đó là
di sản văn hóa của người Việt. Từ góc độ triết học, tác giả nghiên cứu văn hóa
gia đình Việt Nam và đề cập đến những ảnh hưởng từ các khuynh hướng tôn
giáo triết học. Cũng đồng quan điểm với các tác giả của Nho giáo và gia
đình,với lập trường tư tưởng Nho giáo, Vũ Ngọc Khánh giúp người đọc có cái
nhìn thấu đáo hơn về vấn đề giáo dục trong gia đình Việt Nam xưa nhưng ý

nghĩa và giá trị vẫn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Là công trình khoa học công phu, nghiên cứu có tính chất hệ thống,
được biên soạn dưới hình thức một giáo trình giảng dạy và nghiên cứu, Gia
đình học [19] của Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý đã tổng kết các vấn đề cơ
bản của gia đình Việt Nam dưới góc độ văn hoá học, xã hội học, sử học,…
Trong đó, phần “Gia đình học với tính cách là một khoa học” trình bày các
khái niệm liên quan như “gia đình”, “gia đình học”, vị trí, vai trò và chức
năng của gia đình, những đặc trưng của gia đình truyền thống Việt Nam.
Những nội dung liên quan đến mối quan hệ của gia đình - dòng họ làng xã, mức độ ảnh hưởng tác động của nền kinh tế thị trường đến các giá trị
truyền thống được trình bày trong Con người Việt Nam truyền thống - Những
giá trị đối với sự phát triển [26]. Điểm đáng chú ý của công trình này là phạm
vi nghiên cứu gồm cả tộc người thiểu số, khi đề cập đến tín ngưỡng phồn thực
trong sinh hoạt văn hóa truyền thống. Dựa trên những tìm hiểu về điều kiện tự
nhiên, lịch sử và văn hóa của con người Việt Nam truyền thống, tác giả làm rõ
những nội dung trên, đồng thời, đề xuất một số giải pháp để xây dựng và hoàn

4


thiện những chủ trương, chính sách nhằm kế thừa và phát huy các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Trong thời gian gần đây,vấn đề liên quan đến vai trò của gia đình
truyền thống nói chung cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Với đề tài Phát
huy vai trò gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình thời kỳ đổi mới và
hội nhập hiện nay [2], Hà Thị Bắc đã chỉ ra một số giá trị đạo đức gia đình
truyền thống Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở
đó, tác giả có nêu ra phương hướng và đưa ra một số giải pháp để phát huy
giá trị đạo đức gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện
đại.
Thứ hai, những công trình đề cập đến đạo đức gia đình truyền thống.

Trong số những công trình nghiên về đạo đức gia đình truyền thống,
Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường [22] của Nguyễn Thị Khoa đề
cập trực tiếp đến khái niệm đạo đức gia đình là gì. Theo đó, “Đạo đức gia
đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con
người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi
người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa
cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo
đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục
tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội”
[22, tr. 20].
Trong Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo hiếu ngày nay [42], tác
giả Nguyễn Thị Thọ khẳng định đạo hiếu là yếu tố cơ bản trong đạo đức gia
đình truyền thống Việt Nam. Từ đó, tác giả đề cập ảnh hưởng của Nho giáo
đến việc hình thành chuẩn mực đạo đức cũng như việc kế thừa “hiếu” trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đến cuốn sách Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta
hiện nay[43], tác giả Nguyễn Thị Thọ khai thác yếu tố đạo đức gia đình

5


truyền thống dưới sự tác động tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp
định hướng đối với việc xây dựng nền đạo đức gia đình mới ở nước ta hiện
nay với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đạo đức xã
hội.
Bài Sự biến đổi của gia đình truyền thống Việt Nam [44] của tác giả
Phạm Hồng Toàn đề cập đến sự thay đổi trong quan niệm của con người về
giá trị gia đình. Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình dưới sự tác động của
xã hội và của nền kinh tế thị trường, sự thay đổi về mô hình gia đìnhtruyền
thống đến mô hình gia đình hiện đại cùng với sự xuống cấp đạo đức gia đình

trong bối cảnh xã hội hiện đại được trình bày.
Luận vănNhững biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay [55] của
tác giả Hà Thị Yến chỉ ra và làm rõ những biến đổi của đạo đức truyền thống
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Ngoài ra,
tác giả cũng đã đưa ra những hạn chế và giải pháp để bảo tồn đạo đức gia
đình truyền thống Việt Nam.
Thứ ba, những công trình đề cập đến đạo đức gia đình ở tỉnh Lâm
Đồng
Trong bối cảnh xã hội có những thay đổi, hình thức của gia đình cũng
có những thay đổi theo, trong đó, đạo đức gia đình cũng là yếu tố cần được
xem xét. Tuy nhiên, vấn đề về đạo đức gia đình ở tỉnh Lâm Đồngchưa được
nghiên cứu và thể hiện trong công trình nghiên cứu khoa học nào. Đây là một
khoảng trống cần được bổ sung.
Như vậy, dưới những góc độ khác nhau, các công trình kể trên đã tập
trung đề cập đến đặc điểm, chức năng của đạo đức gia đình Việt Nam, vai trò
của giáo dục gia đình. Đồng thời, các đề tài cũng chỉ ra được những phương

6


hướng, giải pháp thiết thực góp phần xây dựng đạo đức gia đình, phát huy vai
trò to lớn của gia đình Việt Nam nói chung đối với xã hội. Tuy nhiên, những
phương hướng và giải pháp đó còn mang tính chất chung chung, khó có thể
vận dụng vào điều kiện riêng của từng tỉnh.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn: Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận,

thực tiễn về giá trị đạo đức gia đình truyền thống ở tỉnh Lâm Đồng. Qua đó đề
xuất một số giải pháp phát huy giá trị đạo đức gia đình truyền thống của tỉnh
Lâm Đồng trong gia đoạn hiện nay
Nhiệm vụ của luận văn
Thứ nhất, trình bày và phân tích một số giá trị cơ bản của đạo đức gia
đình truyền thống.
Thứ hai, thực trạng phát huy giá trị đạo đức gia đình truyền thống Việt
Nam ở tỉnh Lâm Đồng
Thứ ba, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy giá
trị đạo đức gia đình truyền thống ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn : nghiên cứu các giá trị đạo đức gia
đình truyền thống ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: nghiên cứu các giá trị đạo đức gia
đình truyền thống ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay ( từ 2010 cho đến nay)
5.

Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Cở sở lý luận của luận văn: Luận văn dựa trêncác nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước về gia đình và xây dựng gia đình Việt Nam.
7


Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng tổng hợp các

phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, đối chiếu, diễn dịch, quy nạp, điều tra, thống kê,…
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa lý luận: Luận văn làm sáng tỏ vấn đề phát huy giá trị đạo đức
gia đình truyền thống trong việc xây dựng gia đình hiện đại.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu đạo
đức gia đình truyền thống trong việc xây dựng gia đình hiện đại ở tỉnh Lâm
Đồng nói riêng và xây dựng gia đình hiện đại ở Việt Nam hiện nay.
7.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1: Cơ sở lý luận và những nội dung cơ bản của đạo đức gia
đình truyền thống Việt Nam
Chương 2: Phát huy đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam trong xây
dựng gia đình hiện đại ở tỉnh Lâm Đồng – Thực trạng, phương hướng, giải
pháp

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ NHỮNG NỘIDUNGCƠ BẢN CỦAĐẠO ĐỨC
GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNGVIỆT NAM
1.1. Một số quan niệm về “gia đình”, “đạo đức gia đình”

1.1.1. Một số quan niệm về“gia đình”, “gia đình truyền thống”,
“gia đình hiện đại”
Khái niệm “gia đình” có từ lâu và có những thay đổi cùng với sự biến
đổi và vận động không ngừng của lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử có những
quan niệm khác nhau về gia đình. Theo từ nguyên Hán-Việt, “gia đình” là
“nhà” và “sân”, là “đơn vị xã hội thành lập theo dòng máu thường gồm có cha
mẹ và con cái” [4, tr.168]. Đi cùng với “gia đình”, nhiều thuật ngữ khác mang
ý nghĩa, nội hàm có liên quan như “gia cảnh” (tình cảnh trong nhà); “gia bảo”
(của quý trong nhà); “gia nghiệp” (nghề nghiệp của ông cha để lại); “gia phả”
(sách ghi chép lai lịch, thân thế và sự nghiệp của từng người trong gia tộc
theo thứ tự các đời); “gia phong” (thói nhà, tập quán và nề nếp riêng của một
nhà); “gia thế” (thanh thế, ảnh hưởng của một gia đình); “gia trưởng” (người
đàn ông đứng đầu, nắm quyền trong một gia đình), v.v..
Đồng thời, “gia đình” được định nghĩa từ nhiều góc độ nghiên cứu,
nhiều chuyên ngành khác nhau. Ở đây, luận văn đề cập đến khái niệm “gia
đình” theo quan điểm của Nho giáo, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,
quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thứ nhất, theo quan điểm của Nho giáo
Nho giáo ảnh hưởng khá sâu sắc tới văn hóa và đời sống người Việt.
Dù khó tìm thấy khái niệm “gia đình” trong các kinh điển của Nho giáo, song
theo quan điểm của truyền thống này,“gia đình” là yếu tố nền tảng của xã hội,
ảnh hưởng đặc biệt đến đời sống, đạo đức và sự ổn định của xã hội. Đồng thời,

9


đây cũng là nơi tu dưỡng và rèn luyện bản thân của mỗi người trước khi tham
gia vào các hoạt động xã hội với những mối liên hệ và quan hệ rộng hơn.
Theo quan điểm của Khổng Tử, các mối quan hệ giữa con người với
con người như cha mẹ - con cái, chồng - vợ, anh - em là mối quan hệ cơ bản

và tự nhiên của con người. Đây là những mối quan hệ cơ bản của gia đình,và
mở rộng ra, đó chính là mối quan hệ của con người trong xã hội. Đồng thời,
trong nội dung đạo đức của con người, Khổng Tử đề cao nội dung hiếu với
cha mẹ, trung với vua. Điều này có thể hiểu, ông đề cập đến gia đình như là
điểm xuất phát đầu tiên, là gốc của xã hội. Gia đình có vai trò quan trọng
trong việc hình thành và tu dưỡng đạo đức của con người ở Nho giáo.
Gốc có vững thì cây mới khỏe, do đó, trong sách Đại học, Khổng Tử đề
cập đến vai trò của việc tu thân. Bởi có tu thân mới tề được gia, tức là làm cho
gia đình được êm ấm; có tề được gia mới trị được quốc, tức là quản lý được
đất nước và cuối cùng là bình thiên hạ, tức là làm cho thiên hạ được thái bình.
Tất cả các nấc thang đó của cá nhân con người theo chủ trương của Nho giáo
được gọi là “bát điều mục”: cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia,
trị quốc, bình thiên hạ.
Quá trình xây dựng đạo đức của cá nhân được thể hiện từng bước từ
cách vật, trí tri, thành ý và chính tâm. Theo đó, “sự vật được nghiên cứu kỹ
thì sau sự hiểu biết mới tới. Hiểu biết thấu đáo thì sau ý nghĩ mới thành thật.
Ý nghĩ thành thật thì sau tâm mới ngay thẳng. Tâm ngay thẳng thì sau bản
thân mới tu sửa” (Đại học, 1) [18, tr.17]. Bốn điều mục này là tiền đề cho quá
trình tu thân của con người, từ đó, con người có cơ sở để thực hiện trách
nhiệm của bản thân đối với gia đình, với xã hội, hướng tới thực hiện tu thân,
tề gia, thực hiện trách nhiệm của người quân tử trong việc thiết lập và duy trì
trật tự trong gia đình. Không những vậy, Nho giáo còn nhấn mạnh, “Tề gia ở
chỗ tu thân” có nghĩa: người ta thường vì chỗ thân yêu mà thiên lệch, vì chỗ

10


khinh ghét mà thiên lệch, vì chỗ kính sợ mà thiên lệch, vì chỗ thương xót mà
thiên lệch, vì chỗ khinh nhờn mà thiên lệch. Vì thế, với người ưa thích mà vẫn
nhìn ra (biết được) tật xấu (của người đó),với người ghét bỏ mà vẫn nhìn ra

chỗ tốt, người như thế là hiếm có trong thiên hạ vậy” (Đại học, 9) [18, tr.41].
Chính vì vậy, “từ thiên tử tới thường dân, ai cũng lấy việc tu thân làm gốc”
(Đại học, 1) [18, tr. 18].
Nho giáo cũng cho rằng, trong mối quan hệ của con người có “tam
cương” và “ngũ thường”.Trong “tam cương”, mối quan hệ gia đình được thể
hiện trong hai cươnglà quan hệ cha con - chồng vợ. Còn trong “ngũ thường”,
mối quan hệ của con người trong gia đình gồm cha -con, chồng-vợ và anh em. Như vậy, “gia đình” chính là xã hội thu nhỏ, điều đó dẫn đến quan điểm
cho rằng, “một nhà nhân hậu, cả nước phát huy lòng nhân. Một nhà từ
nhượng, cả nước phát huy lòng từ nhượng. Một người tham lam ngang ngược,
cả nước làm loạn” (Đại học, 10) [18, tr. 44].Điều này cũng được Mạnh Tử
khẳng định thêm: “Gốc của thiên hạ là đất nước, gốc của đất nước là gia đình,
gốc của gia đình là bản thân” (Mạnh Tử, chương VII: Ly lâu, chương cú
thượng, 5) [18, tr. 1024].
Việc quy nạp như vậy có nguyên nhân từ tôn chỉ mục đích của học
thuyết này, khi Nho giáo cho rằng dùng đạo đức có thể cảm hóa được con
người, làm cho xã hội được yên ổn. Đạo đức xã hội được bắt nguồn từ hạt
nhân của xã hội là cá nhân, với việc thực hiện đầy đủ các chuẩn mực đạo đức,
còn cá nhân được tôi luyện đạo đức từ trong gia đình.
Như vậy, học thuyết của Nho giáo nhấn mạnh và đề cao vai trò của gia
đình trong việc giáo dục đạo đức cá nhân, cũng như giáo dục đạo đức trong xã
hội nói chung. Không có môi trường nào tốt hơn để rèn luyện đạo đức con
người bằng môi trường gia đình. Trong gia đình, mỗi thành viên đều có nhiệm

11


vụ và vai trò nhất định trong quá trình hình thành và rèn dũa đạo đức của
cá nhân.
Thứ hai, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
Cùng với quan điểm của Nho giáo, quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin có ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng Việt Nam nói chung. Đồng thời,

quan điểm này được đánh giá là khách quan, toàn diện hơn và phản ánh chân
thực về gia đình và vai trò của gia đình trong sự vận động của xã hội.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845 - 1846), “gia đình”được
khẳng định là kết quả của các mối quan hệ của con người trong quá trình phát
triển lịch sử của nhân loại. Ngoài các mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên và con người với con người trong quá trình sản xuất, mối quan hệ giữa
con người với con người trong gia đình “tham dự ngay từ đầu vào quá trình
phát triển của lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con
người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nẩy nở - đó là quan hệ giữa
chồng và vợ, cha mẹ và con cái” [29, tr. 41].
Đến tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước” (1844), Ph.Ănghen chỉ rõ vai trò tế bào xã hội của gia đình, mối quan
hệ không thể tách rời giữa gia đình và xã hội. Ông cho rằng, gia đình là sản
phẩm của sự phát triển lâu dài, đầy những mâu thuẫn gắn liền với chế độ tư
hữu và nhà nước. Không những vậy, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau ảnh
hưởng đến kết cấu và tổ chức của gia đình. Đồng thời, gia đình và trình độ
phát triển của gia đình cũng tác động không nhỏ đến sự tồn tại và sự phát triển
của xã hội. Chính gia đình cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì nòi
giống và tái sản xuất sức lao động: “nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến
cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản
xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm,

12


quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt
khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống” [32, tr. 44].
Như vậy, C.Mác và Ph.Ănghen không những đề cập đến chức năng tái
sản xuất con người mà còn đề cập đến vai trò kinh tế trong gia đình, đòn bẩy
thúc đẩy xã hội phát triển. Nói cách khác, gia đình là nhóm xã hội nhỏ xét về

mặt lịch sử có tính tổ chức nhất định, các thành viên của nó liên quan với
nhau bằng hôn nhân hoặc các quan hệ thân tộc, có đặc điểm chung về sinh
hoạt và cùng chịu trách nhiệm đạo đức, cũng như trách nhiệm xã hội mà nhu
cầu xã hội đặt ra về tái sản xuất thể chất và tinh thần của nhân dân.
Với tư cách là một nhóm xã hội, một cộng đồng xã hội, gia đình luôn
chịu ảnh hưởng và cũng mang tính quyết định đến đời sống sản xuất vật chất
xã hội.Với tư cách là một đơn vị cộng đồng xã hội, điều quan trọng nhất trong
gia đình là nhân tố nhận thức chủ quan liên kết các thành viên của nó với
nhau. Tình yêu thương, quan tâm đến nhau, sự hiểu biết lẫn nhau cũng như về
các mục tiêu cuộc sống chung, trách nhiệm với xã hội, v.v. luôn được thể hiện
một cách mạnh mẽ trong gia đình.
Theo Ph.Ăngghen, hôn nhân và cuộc sống gia đình muốn bền vững
phải dựa trên nền tảng của tình thương yêu. Nói như vậy không có nghĩa là
các quan hệ kinh tế, điều kiện sinh sống bị xem là thứ yếu. Ôngcho rằng:
“trong lý thuyết đạo đức cũng như trong thơ ca, không một quan niệm nào
được xác lập bất di bất dịch và vững chắc bằng quan niệm cho rằng bất cứ
cuộc hôn nhân nào không dựa trên tình thương yêu lẫn nhau và trên sự thoả
thuận thật sự tự do giữa hai vợ chồng, đều là vô đạo đức cả” [32, tr. 126]. Để
nhấn mạnh vai trò của tình yêu, ông viết: “Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ
sở tình yêu mới là hợp đạo đức thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong đó tình yêu
được duy trì, mới là hợp đạo đức mà thôi” [32, tr. 128].

13


Như vậy, khái niệm “gia đình” được thể hiện ở hai nội dung cơ bản.
Thứ nhất, gia đình ra đời và tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội loài
người, cùng với quá trình tái tạo ra chính bản thân con người. Thứ hai, quan
hệ gia đình gồm hai mối quan hệ chính là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết
thống. Hay nói một cách khác đó chính là mối quan hệ giữa chồng và vợ, giữa

cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau.
Thứ ba, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như sự vận động mạnh mẽ của nền
kinh tế thị trường, gia đình Việt Nam có những sự biến đổi mạnh mẽ. Đặc biệt
từ giai đoạn đổi mới đất nước, từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
cho đến nay, vấn đề gia đình luôn được quan tâm và đề cập đến trong các văn
bản chính thức.
Văn kiện Đại hội VI của Đảng khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã
hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh
tế mới, con người mới. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề
ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng
gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình. Nâng cao trình độ tự
giác xây dựng những quan hệ tình cảm, đạo đức trong từng gia đình, bảo
đảm sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ chức tốt cuộc sống vật
chất, văn hóa của gia đình” [8, tr. 95-96]. Như vậy, không thể xây dựng và
phát triển đất nước nếu không quan tâm, không chú ý đến môi trường gia
đình, đồng thời, không có môi trường nào tốt hơn để phát triển con người
mới ngoài môi trường gia đình.
Điều này tiếp tục được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991): “Gia đình là tế bào của xã
hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng
giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước

14


phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức
về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người” [5, tr. 15]. Sau 20 năm thực hiện
Cương lĩnh đó, tinh thần này được tiếp tục khẳng định trong Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bổ sung năm

2011: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành
mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và
hình thành nhân cách” [12, tr. 77].
Thống nhất quan điểm này, Nhà nước đã ban hành Luật hôn nhân và gia
đình với 133 điều. Trong đó, điều 3 khẳng định: “Gia đình là tập hợp những
người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi
dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau” [27, tr. 8].
Như vậy, từ góc độ tư tưởng đến các văn bản chính thức của Đảng và
Nhà nước, gia đình là nguồn cội, là môi trường tốt nhất để giáo dục và phát
triển con người. Đồng thời, gia đình cũng là cơ sở, là viên gạch để xây nền
móng và phát triển đất nước trong mọi hoàn cảnh.
Ngoài ba cách tiếp cận trên đây, các công trình nghiên cứu khoa học và
các tác phẩm về gia đình còn được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau
như: triết học, tâm lý học, giáo dục học, sử học,…đã có sự kế thừa và có điểm
mới khi đề cập đến khái niệm gia đình.
Từ góc độ triết học, giáo sư Lê Thi trong tác phẩm Vai trò gia đình
trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam cho rằng: “Gia đình là một
khái niệm dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn
nhân và quan hệ huyết thống, nảy sinh quan hệ hôn nhân đó và cùng chung
sống. Đồng thời gia đình có thể bao gồm một số người được nuôi dưỡng, tuy
không có quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó nhau về
trách nhiệm và quyền lợi” [40, tr. 42].

15


Ở góc độ tâm lý học,trong tác phẩmTâm lý gia đình, giáo sư Nguyễn
Khắc Viện đưa ra định nghĩa:“Gia đình đó là sự chung sống giữa hai nhóm
người, cha mẹ, con cái, nó cùng một mối quan hệ là những người sinh ra và
những người nối dõi” [54, tr. 20].

Cùng với sự thăng trầm và biến đổi của lịch sử, quan niệm gia đình
cũng có sự thay đổi mà chúng ta có thể phân biệt một cách ước lệ giữa gia
đình hạt nhân, gia đình truyền thống và gia đình hiện đại. Tuy nhiên, sự
thay đổi này chỉ trên bình diện quy mô và cấu trúc của gia đình. Theo đó,
gia đình hạt nhân là loại hình gia đình có cơ cấu nền tảng, bao gồm vợ
chồng và con cái chung sống với nhau. Gia đình truyền thống là kiểu mẫu
gia đình theo hình thức tam, tứ hay ngũ đại đồng đường, là sản phẩm kết
tinh từ nhiều yếu tố và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và tạo
nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc.
Gia đình truyền thống có một số đặc trưng như:
Thứ nhất, lễ giáo và đạo đức được coi trọng. Nó xuất phát từ lối sống,
cách ứng xử hàng ngày của các thành viên và trở thành dấu ấn đậm nét trong
cuộc sống gia đình.
Thứ hai, các thành viên trong gia đình không chỉ liên kết về mặt vật
chất mà còn về mặt tinh thần. Khi nói đến sự liên kết của gia đình truyền
thống là nói đến mối quan hệ tình cảm huyết thống giữa ông bà, cha mẹ và
con cái, phong tục thờ cúng tổ tiên, nề nếp kính trên nhường dưới, thủy
chung,…Điều này chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Nho giáo. Đồng thời có thể nói
rằng, ngoài sự liên kết của các thế hệ còn là sự liên kết, ràng buộc nghĩa vụ và
trách nhiệm đối với dòng họ, là khởi nguồn cho những truyền thống đạo đức
gia đình mang đậm nét người Việt Nam.

16


Thứ ba, gia đình truyền thống Việt Nam là kiểu mẫu gia đình phụ
quyền. Trong gia đình, người cha là trụ cột, là nóc nhà, quyết định mọi hoạt
động của gia đình.
Cùng với sự thay đổi mô hình kinh tế, xã hội Việt Nam có một sự thay
đổi lớn chưa từng có. Từ mô hình gia đình truyền thống chuyển dần sang mô

hình gia đình hiện đại.
Gia đình hiện đại là kiểu gia đình gồm có cha mẹ và con cái (hay còn
gọi là gia đình hạt nhân), là mô hình thu nhỏ. Mối liên kết của các thành viên
trong gia đình không còn chặt chẽ như gia đình truyền thống, đồng thời khả
năng kế thừa văn hóa dân tộc có phần bị hạn chế. Từ đó, nó làm giảm sự gắn
bó và giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong gia đình. Mối liên kết tình
cảm gia đình cũng dần bị nới lỏng. Bên cạnh đó, chức năng kinh tế của gia
đình cũng có sự biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc. Trước đây, người cha, người
chồng là trụ cột về kinh tế nhưng giờ đây bản thân các thành viên trong gia
đình đã độc lập về kinh tế và sử dụng kinh tế riêng cho cuộc sống của mình.
Chính vì vậy, quy mô và kết cấu cũng như chất lượng gia đình biến đổi mạnh
mẽ. Quan niệm hôn nhân gia đình cũng chịu tác động không nhỏ.
Như vậy, “gia đình” là kết quả hoạt động của tình cảm con người theo
mối liên hệ huyết thống, dòng tộc. Nhưng cùng với sự vận động và phát triển
của xã hội, “gia đình”đang vừa mở rộng mà lại vừa thu hẹp trong điều kiện
hiện nay. Sự mở rộng được thể hiện trong các mối quan hệ tình cảm, có thể là
con nuôi và những mối quan hệ gia đình khác được thừa nhận về mặt giấy tờ
nhà nước mà không cùng huyết thống. Sự thu hẹp được thể hiện ở góc độ kết
nối giữa các thế hệ trong gia đình. Không những vậy, sự biến đổi của gia đình
không thể tách rời với sự biến đổi ngày càng mạnh mẽ của xã hội. Đó là điều
tất yếu, song làm cách nào để không cản trở sự biến đổi hợp quy luật mà vẫn

17


giữ và phát huy được những điểm tích cực của đạo đức gia đình truyền thống.
Đây là điều cần được giải đáp.
1.1.2.Quan niệm về “đạo đức gia đình”
Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy
tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với

con người, với xã hội và với tự nhiên. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá
nhân, truyền thống và sức mạnh dư luận của xã hội. Nó cũng vận động và biến
đổi cùng với sự thay đổi dòng chảy của lịch sử và thời đại. Cùng chung mục
đích điều chỉnh hành vi con người, song đạo đức nói chung, đạo đức gia đình
nói riêng được thực hiện thông qua dư luận xã hội, tức là kênh thông tin khuyến
cáo nên hay không nên, được phép hay không được phép thực hiện những hành
vi nào đó do chuẩn mực đạo đức quy định. Còn luật pháp lại mang tính áp đặt,
ép buộc con người phải thực thi theo các điều khoản của các bộ luật hiện hành
quy định.
Đạo đức gia đình là một trong những nền tảng cơ bản của con người
Việt Nam. Do đó, đạo đức gia đình Việt Nam thường được định hình trong
phong tục, tập quán, là cái được đúc kết từ hàng thế kỷ và có sức trường tồn
lâu bền. Ở đây, trong phạm vi hạn hẹp luận văn chỉ tìm hiểu khái niệm “đạo
đức gia đình” theo quan điểm của Nho giáo, quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thứ nhất, theo quan điểm của Nho giáo
Một trong những nội dung quan trọng của học thuyết Nho giáo là “đạo
đức gia đình”. Nó tác động to lớn trong việc duy trì, giữ gìn nề nếp và tôn ti
trong gia đình, dòng họ đồng thời tạo nên sự ổn định của xã hội trong suốt
chiều dài lịch sử kể từ khi nó bắt đầu xuất hiện.
Ngoài những vấn đề nhận thức về quan hệ xã hội, lễ nghi, vai trò cá
nhân Khổng Tử đặc biệt đề cao vai trò của gia đình, đồng thời ông hướng đến

18


việc điều chỉnh gia đình bằng “đạo đức”. Chính vì vậy, trong sách Đại học đã
đề cập đến tác động của gia đình đối xã hội “hiếu với cha mẹ là để thờ vua,
kính anh là để đối xử với người trên, từ ái với các con là để sai khiến dân
chúng vậy” (Đại học, 10) [18, tr. 42]. Đồng thời, Nho giáo coi trọng thứ tự, lễ
nghi trong gia đình và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến xã hội Việt Nam tận

ngày nay.
Điều này thể hiện Nho giáo coi trọng nguồn gốc con người, coi gia
đình gắn chặt với họ hàng, coi tuyệt tự, quên mất tổ tiên là có tội. Quan điểm
của Khổng Tử cho rằng con người phải tu dưỡng đạo đức tốt vì “thân chẳng
tu sửa, không lấy gì để tề gia” (Đại học, 9) [18, tr. 41].
Trong hôn nhân, Nho giáo đề cao tình nghĩa vợ chồng, người vợ phải
thực hiện “Tam tòng, tứ đức”. Để có được gia đình hạnh phúc, bản thân các
thành viên phải thực hiện các chuẩn mực “đạo đức gia đình”. Làm con phải
hiếu kính với cha mẹ, có tôn ti trật tự trước sau. Với người phụ nữ không
được quan hệ trước hôn nhân, chồng chết thủ tiết thì được sắc phong “tiết
hạnh”.
Có thể nói, Nho giáo đề cao “đạo đức gia đình”. Quan hệ gia đình theo
Nho giáo là quan hệ đặc biệt chặt chẽ và mở rộng theo trách nhiệm nghĩa vụ
và giữ gìn trật tự kỷ cương. Chúng ta thường nghe nói “Nước có quốc pháp,
nhà có gia phong” là câu nói răn dạy con người sống có phép tắc, đồng thời
còn là biểu tượng tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc.
Thứ hai, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin
Trong Lời tựa viết cho Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị
(1858), C.Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá
trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của
con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết
định ý thức của họ” [30, tr. 15]. Điều này có thể hiểu rằng, đạo đức là hình

19


thái ý thức xã hội và chịu sự chi phối bởi tồn tại xã hội. Cùng với đạo đức các
quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực, tình cảm cũng như lý tưởng, niềm tin mà
gọi chung toàn bộ ý thức đạo đức đều biểu hiện sự phát triển của đời sống vật
chất xã hội.

Ph.Ănghen cũng cho rằng: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo
đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội
lúc bấy giờ” [31, tr. 137]. Như vậy, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
Các hình thái ý thức xã hội khác nhau sẽ phản ánh tồn tại xã hội cũng như
tác động riêng biệt khác nhau. Đạo đức là một hình thái ý thức và cũng như
các quan điểm khác đều thay đổi cùng với sự thay đổi của kiến trúc thượng
tầng. Sự hình thành và phát triển của đạo đức suy đến cùng là do sự phát
triển của phương thức sản xuất.
Cùng với sự phát triển của sản xuất và tiến bộ không ngừng của xã hội,
những quy tắc và các chuẩn mực, phạm trù đạo đức cũng thay đổi. Nó đã trở
thành phương thức điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi của
con người phù hợp với yêu cầu của xã hội. Các yêu cầu về chuẩn mực đạo
đức thể hiện những mức độ khác nhau và tùy thuộc vào từng xã hội và mối
quan hệ. Ph.Ăngghen viết: “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này
sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến
mức chúng thường trái ngược hẳn nhau” [31, tr. 135].
Trong hôn nhân và cuộc sống gia đình, theo Ph.Ăngghen, muốn bền
vững phải dựa trên nền tảng của tình thương yêu. Nói như vậy không có nghĩa
là các quan hệ kinh tế, điều kiện sinh sống bị xem là thứ yếu. Ông cho rằng:
“Trong lý thuyết đạo đức cũng như trong thơ ca, không một quan niệm nào
được xác lập bất di bất dịch và vững chắc bằng quan niệm cho rằng bất cứ
cuộc hôn nhân nào không dựa trên tình thương yêu lẫn nhau và trên sự thoả
thuận thật sự tự do giữa hai vợ chồng, đều là vô đạo đức cả” [32, tr. 126]. Để

20


nhấn mạnh vai trò của tình yêu trong gia đình, ông viết: “Nếu chỉ riêng hôn
nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới là hợp đạo đức thì cũng chỉ riêng hôn nhân
trong đó tình yêu được duy trì, mới là hợp đạo đức mà thôi” [32, tr. 128].

Theo Ph.Ăngghen, tình yêu cần phải được duy trì, nuôi dưỡng và phát
triển đầy đủ trong một cuộc sống gia đình bền vững và sau nữa, sự bền vững
của tình yêu lại tuỳ thuộc vào chính tình yêu của con người. Trong trường
hợp tình yêu không còn thì cách tốt nhất đối với họ và cho cả xã hội, là ly hôn.
Ph.Ăngghen viết rằng: “Sự thôi thúc của tình yêu cá thể giữa nam và nữ thì lại
tuỳ từng người mà lâu dài rất khác nhau, nhất là đối với đàn ông; và nếu tình
yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoặc bị một tình yêu say đắm mới át đi, thì ly hôn
sẽ là điều hay cho cả đôi bên cũng như cho xã hội. Chỉ cần tránh cho người ta
khỏi sa chân vô ích vào vũng bùn kiện tụng để ly hôn mà thôi” [32, tr. 128].
Thứ ba, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Đảng ta coi gia đình không chỉ là nơi
sản sinh ra con người, mà còn là môi trường và có trách nhiệm trực tiếp giáo
dục con người về đạo đức, lối sống, nếp sống. Gia đình cũng là nơi lưu trữ,
sàng lọc và lưu truyền các giá trị truyền thống cho việc sản sinh, xây dựng,
giáo dục, rèn luyện và phát triển con người. Đại hội X của Đảng đã khẳng
định: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam,
thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [11,
tr. 103]. Đảng cũng nhấn mạnh phải phát huy tính tự giác, trách nhiệm cá
nhân của mỗi thành viên trong gia đình để xây dựng gia đình, xây dựng lối
sống, nếp sống, đạo đức mới trong sáng, lành mạnh. Từ đó tạo cơ sở để chống
lại sự tha hóa do tác động của những yếu tố ngoại lai, những yếu tố đã và
đang làm băng hoại những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam.
Như vậy, “gia đình” là một nhóm nhỏ xã hội với thiết chế xã hội đặc
thù. Do vậy, nó cũng cần có những quy tắc, chuẩn mực riêng để điều chỉnh

21


×