MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sở hữu là một trong những vấn đề được các nhà sáng lập ra chủ nghĩa
Mác – Lênin quan tâm đặc biệt. Trong suốt quá trình xây dựng và phát
triển học thuyết của mình, đặc biệt là lý luận về chủ nghĩa xã hội, các nhà
kinh điển đã phải liên tục đấu tranh không khoan nhượng với mọi học
thuyết khác để bảo vệ quan điểm cơ bản của mình: “xóa bỏ chế độ sở hữu
tư nhân TBCN về TLSX là một quá trình tất yếu khách quan của lịch sử
loài người”.
Ở nước ta, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,
chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, nhất là thành tựu trên lĩnh vực phát
triển kinh tế. Sự khởi sắc của nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ quá trình
đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế và vận dụng một
cách đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn.
Tuy nhiên, trong hàng loạt các vấn đề thì vấn đề sở hữu trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề quan trọng nhất.
Theo lý luận mác xít, sở hữu là mặt căn bản của quan hệ sản xuất, nó
phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vậy, với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất như ở Việt Nam hiện nay thì quan hệ sở
hữu nói riêng và quan hệ sản xuất nói chung như thế nào là phù hợp. Từ đó
để phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cơ
cấu sở hữu phải như thế nào? Những yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự
hình thành và biến đổi quan hệ sở hữu? Đặc trưng của chế độ sở hữu trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Đó
là vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay.
Ở nước ta, sở hữu đang là một vấn đề nhạy cảm trong cơng cuộc đổi
mới tồn diện, lâu dài, đang là sự thển hiện tập trung nguyện vọng và lợi
ích của các tầng lớp nhân dân. Thực tiễn của công cuộc đổi mới, đặc biệt là
1
trong đổi mới về kinh tế đã chứng minh tính đúng đắn của Đảng và Nhà
nước ta về nhận thức và xử lý đối với các vấn đề sở hữu. Việc xây dựng
một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đang đòi hỏi phải có sự xem
xét và giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề sở hữu. Hơn nữa, nền
kinh tế mà chúng ta đang xây dựng địi hỏi phải có những chủ sở hữu thật sự
và cụ thể; những chủ sở hữu đó khơng chỉ là Nhà nước, tập thể mà cịn là cá
nhân cơng dân. Theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương VI (lần
1) khóa VIII, để thực hiện việc giải phóng và phát huy mọi lực lượng, mọi
tiềm năng, cần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, mọi gia đình, mọi
doanh nhân kinh doanh có hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện cho khu
vực kinh tế tư nhân phát triển. Đồng thời chủ trương của Đảng và Nhà nước
ta là phát triển nền kinh tế thị trường, đặt con người vào vị trí trung tâm, phát
huy sức mạnh của từng cá nhân con người và cũng tất cả vì con người. Do
đó, cần phải chú trọng nghiên cứu xây dựng một hệ thống pháp luật, bảo
đảm được sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với sự phát triển và thỏa
mãn những yêu cầu về mặt xã hội giữa cá nhân và cộng đồng.
Xác định vai trò và tầm quan trọng của vấn đề sở hữu ở Việt Nam
trong bối cảnh hiện nay. Chúng tôi vấn đề: “Phạm trù sở hữu trong triết
học Mác và một số vấn đề về thực tiễn sở hữu ở Việt Nam hiện nay” làm
đề tài khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên các sách báo trong nước những năm trở lại đây đã có nhiều cơng
trình, bài báo, bài viết, của các nhà nghiên cứu khoa học về vấn đề liên
quan đến đề tài. Trong đó, có những cơng trình chủ yếu sau đây:
Ở nước ta, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc
đổi mới, nhất là khi Đảng ta công bố "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", khẳng định việc xây dựng nền kinh tế
nước ta là một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
2
XHCN, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tới vấn đề sở hữu.
Chuyên đề "Cơ cấu sở hữu và cơ chế kinh tế - Những vấn đề lý luận pháp
lý và thực tiễn ở Việt Nam" của cố Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Trọng Hựu
trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 3-1989. Bài viết "Vấn đề sở hữu
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội" của Phó giáo sư Tiến sĩ Lê Hữu
Nghĩa trên Tạp chí Cộng sản, tháng 6-1989; Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ
“Sự phù hợp giữa chế độ sở hữu và chế độ chính trị ở nước ta hiện nay” của
Viện khoa học chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1996
do PGS.PTS Lưu Văn Sùng làm chủ nhiệm; Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ
“Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ
nghĩa xã hội và ý nghĩa của những quan điểm đó đối với quá trình phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay”, Hà Nội, 2001 do TS Trần
Ngọc Linh làm chủ nhiệm đề tài; cơng trình “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội do GS.TS Nguyễn Kế Tuấn làm chủ biên; cơng trình “Một số vấn đề
sở hữu ở nước ta hiện nay” do PGS.TS Nguyễn văn Thạo và TS. Nguyễn
Hữu Đạt đồng chủ biên. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2004;…. Ngồi
ra, trên các báo, tạp chí khoa học khác trong nước cũng có đăng tải những
bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu về vấn đề sở hữu như: Tạp chí
cộng sản, tạp chí triết học, tạp chí nghiên cứu kinh tế… là những cơng trình
nghiên cứu về vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay.
Trong số các cơng trình nói trên phải kể đến những cơng trình có tính
chất nghiên cứu sâu sắc, tồn diện và có hệ thống về vấn đề sở hữu như,
cơng trình Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ “Những quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội và ý nghĩa của những
quan điểm đó đối với q trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở
nước ta hiện nay”, Hà Nội, 2001 do TS Trần Ngọc Linh làm chủ nhiệm đề
tài. Cơng trình này bao gồm sự tham gia của nhiều nhà khoa học, cơng trình
này đã hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề sở
3
hữu trong chủ nghĩa xã hội, coi đó là cơ sở, nền tảng lý luận cho việc tìm ra
những biện pháp, phương án xây dựng một hệ thống các loại hình sở hữu
thích hợp bảo đảm cho thành phần kinh tế nhà nước giữ được vị trí chủ đạo,
đồng thời phát huy được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế khác trong
toàn bộ nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta trong thời kì đổi mới.
Tiếp đến là cơng trình “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” do GS.TS Nguyễn Kế Tuấn làm chủ
biên. Cơng trình đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề sở
hữu trong mơ hình kinh tế thị trường; vận dụng chúng để làm rõ vấn đề sở
hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
cung cấp luận chứng khoa học cho việc bổ sung, điều chỉnh các quan điểm,
chủ trương của Đảng và cơ chế, chính sách của Nhà nước trong quá trình xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong
giai đoạn tới.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài bước đầu làm rõ quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa
Mác – Lênin về sở hữu, từ đó phân tích một số vấn đề thực tiễn của sở hữu
ở Việt Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Phân tích khái niệm sở hữu lịch sử hình thành và các hình thức của
sở hữu trong lịch sử, nội dung của quan hệ sở hữu.
+ Phân tích thực trạng vấn đề sở hữu ở Việt Nam trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những định hướng phát triển
sở hữu ở Việt Nam trong điều kiện mới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận về hình thái kinh tế - xã hội.
4
Phương pháp nghiên cứu đề tài là kết hợp các nguyên tắc nhận thức
duy vật biện chứng trong nghiên cứu xã hội với phân tích và tổng hợp, so
sánh và đối chiếu, logic và lịch sử.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề
tài được kết cấu thành 02 chương (06 tiết).
5
NỘI DUNG
Chương 1
PHẠM TRÙ SỞ HỮU TRONG TRIẾT HỌC MÁC
1.1. Khái niệm về sở hữu
Sở hữu luôn luôn là vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống lý
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như trong thực tiễn phong trào cách
mạng của giai cấp vơ sản tồn thế giới.
C. Mác đã coi vấn đề sở hữu là vấn đề sống còn của bất cứ giai cấp
nào trong xã hội. Mác viết: “Vấn đề sở hữu bao giờ cũng là vấn đề sống
còn của giai cấp này hay giai cấp khác – tùy thuộc vào trình độ phát triển
của cơng nghiệp” [25; 428].
Vì sao vấn đề sở hữu lại được C. Mác, cũng như những nhà sáng lập
ra chủ nghĩa Mác – Lênin coi là quan trọng như vậy? Chúng ta có thể tìm
thấy câu trả lời trong các tác phẩm của C. Mác và Ph. Ăngghen, khi các
ơng bàn về bản chất của sở hữu, vị trí, vai trò của sở hữu trong sự vận động
và phát triển của xã hội loài người.
Khái niệm sở hữu đã trải qua một quá trình phát triển lâu đời. Trong
suốt nhiều thế kỷ trước khi hình thành các hình thái kinh tế - xã hội, khái
niệm “sở hữu” hoặc là tuyệt nhiên không được sử dụng, hoặc đã được dùng
với những nghĩa khác xa nghĩa ngày nay. Chẳng hạn, khi nói về tài sản, của
cải, Aristotte có nói tới chiếm giữ chúng, chứ không phải là sở hữu.
Khái niệm “sở hữu” đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII. Trong thời
kì mà tư tưởng quyền tự nhiên được phổ biến rộng rãi. Chung quanh quan
niệm về sở hữu đã có hai khuynh hướng tư tưởng khác nhau: đó là tư tưởng
của các nhà triết học và các nhà luật học, mà các đại biểu nổi tiếng là
Locke, Smit, Ricardo, Hêghen, Savigny, Rútxô…
Theo Locke – nhà triết học duy vật Anh, khái niệm sở hữu được coi
như là sự chiếm hữu. Quan niệm này được ông thể hiện rõ trong cuốn
6
“Luận án thứ hai về Chính phủ”. Cũng như Locke, Hêghen – đại biểu của
triết học duy tâm khách quan Đức thế kỷ XVIII – XIX, đã coi sở hữu là sự
chiếm hữu. Theo Hêghen, sở hữu không phải là một quan hệ xã hội đặc
biệt, mà là một quan hệ của con người, với tư cách là con người với tự
nhiên, một quyền tuyệt đối về chiếm hữu liên quan đến mọi vật của con
người. Ngược lại với Hêghen, Savigny – nhà bác học người Đức, một trong
những người sáng lập ra trường phái lịch sử pháp luật La mã thời đó, đã
khơng coi sở hữu là một quyền tuyệt đối về chiếm hữu. Theo ông, việc
“nắm giữ” là cơ sở của bất cứ loại hình sở hữu nào; một người nắm giữ một
đồ vật là ở trong điều kiện có khả năng ngăn chặn hay loại trừ bất kỳ một
người nào khác tác động về mặt vật chất lên nó. Khía cạnh đáng chú ý nhất
của sự nắm giữ, theo Savigny là: nó khơng phải là một khái niệm pháp lý
hay pháp quy, nó cũng khơng phải là một pháp luật, mà đúng hơn nó là cái
nền hay điều kiện cho sự xây dựng pháp luật.
C. Mác và Ph. Ăngghen – những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản
khoa học đã tiếp thu một cách có chọn lọc những quan điểm nêu trên về sở
hữu. Điểm mà các ông tiếp thu ở đây là: sở hữu trước hết đó là sự chiếm
hữu đối với những cơng cụ lao động và sản phẩm lao động. Tuy nhiên, tư
tưởng “chiếm hữu” ở các ơng có sự biến đổi rõ rệt. Các ông khẳng định
rằng, sở hữu không phải là bất kỳ sự chiếm hữu nào, bởi vì sở hữu là quan
hệ xã hội và do đó, sở hữu là sự chiếm hữu mang tính chất xã hội.
Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm của sở hữu trong tư tưởng của C.
Mác và Ph. Ăngghen cần lưu ý một điều rằng, đối với các ông, sở hữu
không phải là mục đích mà chỉ là điều kiện của sản xuất. Các ơng khơng hề
có ý định đặt thành vấn đề sở hữu là gì?. Do đó, các ơng khơng dành riêng
một tác phẩm nào để nói về khái niệm sở hữu. Tuy vậy, khi phân tích,
nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, các ông đã buộc phải
nghiên cứu vấn đề sở hữu và không thể không đề cập đến khái niệm sở
hữu. Chính vì vậy chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều khái niệm về sở hữu mà
7
các ông đã đưa ra trong các tác phẩm của mình như: “Tư bản”, “Sự khốn
cùng của triết học” năm 1847, “Bàn về Pruđông”, “Bản thảo kinh tế triết
học năm 1844”, “Hệ tư tưởng Đức” năm 1846, “Phê phán cương lĩnh
Gơta”, “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”… và một loạt thư từ,
bài báo khác. Qua việc tổng hợp các ý kiến mà các nhà kinh điển đã nêu ra
trong các tác phẩm nói trên chúng tơi đi đến một số nhận định sau:
Thứ nhất, C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng, khơng có một khái niệm
sở hữu riêng biệt nằm ngoài quan hệ xã hội. Trong tác phẩm “Bàn về
Pruđông”, khi phê phán các nhà kinh tế học tư sản trong cách đặt vấn đề sở
hữu, C. Mác đã chỉ ra rằng, Pruđông đã bộc lộ sai lầm ngay trong cách đặt
nhan đề cuốn sách của mình “Sở hữu là gì?”. Sai lầm của Pruđơng là ở chỗ
coi sở hữu là một khái niệm riêng biệt, một quan hệ độc lập nằm ngoài
những quan hệ xã hội. Trong thư gửi Anencốp ngày 28-12-1846, C. Mác có
viết: “khi định nghĩa sở hữu là một quan hệ độc lập thì ngài Pruđơng đã
phạm phải một điều tồi tệ hơn là sai lầm có tính chất phương pháp luận:
ơng ta đã tỏ ra không hiểu mối liên hệ đã gắn bó tất cả các hình thức của
nền sản xuất tư bản; ơng ta đã tỏ ra khơng hiểu tính chất lịch sử và tính
chất nhất thời của các hình thức sản xuất trong một thời đại nhất định…”
[29; 662-663]. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, sở hữu nằm trong quan hệ xã
hội của một nền sản xuất nhất định, cho nên các ông cho rằng, nếu muốn
định nghĩa sở hữu như là một quan hệ độc lập, một phạm trù riêng biệt, một
ý niệm trừu tượng và vĩnh cửu, thì như thế chỉ là sa vào một ảo tưởng siêu
hình hay mang tính chất luật học mà thơi.
Thứ hai, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định rằng, sở hữu là một quan
hệ xã hội mang tính lịch sử cụ thể. Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết
học”, C. Mác có viết: “Trong mỗi thời đại lịch sử, quyền sở hữu đã phát
triển một cách khác nhau, và trong một loạt những quan hệ xã hội hoàn
toàn khác nhau”[24; 234-235]. Do vậy, khi định nghĩa về sở hữu thì sở hữu
“khơng phải là gì khác mà là trình bày tất cả những quan hệ xã hội của
8
sản xuất”. Do đó, khi định nghĩa về sở hữu C. Mác đã chỉ ra phương pháp
luận để nghiên cứu khái niệm sở hữu, đó chính là việc phân tích nền sản
xuất xã hội. Chỉ có dựa vào việc nghiên cứu những điều kiện vật chất của
đời sống xã hội mới cụ thể đưa ra được định nghĩa về sở hữu và chỉ ra vị
trí, vai trị của nó trong hệ thống các mối quan hệ xã hội nói chung.
Thứ ba, sở hữu là quan hệ đối với những điều kiện của sản xuất. Theo
C. Mác và Ph. Ănghhen, cơ sở của sở hữu là mối quan hệ qua lại của con
người đối với tư liệu sản xuất. Phương thức chiếm hữu tư liệu sản xuất quy
định phương thức chiếm hữu sản phẩm làm ra. Hơn nữa, các quan hệ kinh
tế của sự chiếm hữu những vật phẩm tiêu dùng cho sản xuất và phi sản xuất
cũng không tồn tại bên ngoài những giai đoạn tái sản xuất xã hội, mà lại tạo
ra nội dung hiện thực của những giai đoạn ấy. Chính vì vậy, trong “Phê
phán khoa kinh tế chính trị” C. Mác đã viết: “chúng tơi quy sở hữu ấy
thành quan hệ đối với những điều kiện của sản xuất” [24; 234-235]. Mối
quan hệ đó là mạch khởi nguồn và cơ bản của con người trong quá trình
sản xuất và chiếm hữu của cải vật chất. Trong các tác phẩm của mình, C.
Mác và Ph. Ăngghen đã nhiều lần chỉ ra rằng, bản thân vật thể, vật dụng
không thể là sở hữu. Sở hữu chỉ có thể tồn tại nơi mà ở đó con người có
những mối quan hệ nhất định với nhau trong quá trình sản xuất và chiếm
hữu những vật dụng đó. C. Mác và Ph. Ăngghen cũng đã phân biệt phạm
trù “sở hữu” với “chiếm hữu” để phản đối lại sự đồng nhất hai khái niệm
trên của các nhà kinhh tế học tư sản. C. Mác có viết: “Người ta trên thực tế
bắt đầu từ chỗ chiếm hữu những vật dụng của thế giới bên ngoài làm tư
liệu để thỏa mãn những nhu cầu của bản thân.v.v…và v..v…rồi sau họ mới
đi tới chỗ dùng ngôn ngữ tiếp tục đánh dấu chúng là tư liệu để thỏa mãn
những nhu cầu của mình” [26; 539]. Mặt khác, khi “chiếm hữu” mang tính
chất xã hội, thì đó là quan hệ giữa người với người về đối tượng của sự
chiếm hữu. Khi “chiếm hữu” được xem xét từ góc độ thứ hai thì đó chính
là “sở hữu”. Như vậy, “sở hữu” chính là mối quan hệ giữa người với người
9
trong việc chiếm hữu của cải vật chất xã hội, là quan hệ kinh tế khách
quan, là điều kiện của sản xuất và được thực hiện về mặt kinh tế thơng qua
q trình tái sản xuất xã hội. Và như đã nêu ở trên, sở hữu vận động và biến
đổi theo sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội trong một không
gian và thời gian nhất định.
Với việc phân biệt hai phạm trù “sở hữu” và “chiếm hữu” trong lý
luận của chủ nghĩa Mác có ý nghĩa nhiều mặt đó là: Một là, thừa nhận sở
hữu là quan hệ xã hội ln có sự biến đổi khơng ngừng, do đó cần phải có
những cách tiếp cận linh hoạt, phù hợp với sự biến đổi đó. Muốn hiểu được
quan hệ sở hữu thì phải phân tích sự vận động của điều kiện kinh tế – xã
hội, bởi vì sở hữu cũng vận động và biến đổi theo sự vận động của điều
kiện kinh tế – xã hội đó. Điều đó địi hỏi nhận thức của con người phải luôn
luôn mềm dẻo, linh hoạt và khách quan mới phản ánh đúng những biến đổi
của thực tiễn, của lịch sử sinh động. Nếu như hiểu sở hữu một cách đơn
thuần hay tiếp thu một cách cứng nhắc, giáo điều về các hình thức sở hữu
sẽ dẫn đến sai lầm, khủng hoảng trong thực tiễn và bế tắc trong lý luận.
Hai là, nếu lẫn lộn hai phạm trù “sở hữu” và “chiếm hữu” sẽ trượt sang
cách hiểu tầm thường, biện hộ cho chế độ tư hữu, coi chế độ tư hữu cũng
tồn tại vĩnh viễn như ‘chiếm hữu” tự nhiên. Con người muốn tồn tại và duy
trì hoạt động sản xuất xã hội, bao giờ cũng cần phải có quan hệ chiếm hữu.
Chiếm hữu là nhu cầu, là bản năng sinh tồn của mỗi con người. Còn sở hữu
là một trong những hình thức biểu hiện về mặt xã hội của quan hệ chiếm
hữu. Ứng với một tình trạng và trình độ nhất định của lực lượng sản xuất,
có một hình thức sở hữu thống trị phù hợp với nó. Vì thế, coi chế độ tư hữu
cũng tồn tại vĩnh viễn như “chiếm hữu” thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen là
một sự nhầm lẫn phản khoa học.
Như vậy, qua phân tích nêu trên, theo phân tích của các nhà kinh
điển mácxít, “chiếm hữu” là khái niệm gốc của “sở hữu”. Song “sở hữu”
có nội dung, phạm vi, quy mơ rộng lớn hơn “chiếm hữu”. Tuy các ông
10
không đưa ra một định nghĩa đầy đủ nào về sở hữu, song rải rác ở trong
các tác phẩm của mình khái niệm cơ bản về sở hữu cũng thường xuyên
được nhắc tới. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Phê phán khoa kinh tế chính
trị” C. Mác có viết:
“ Sở hữu ban đầu khơng có ý nghĩa gì khác là quan hệ của con người
đối với các điều kiện tự nhiên của sản xuất của con nguời” [35; 781]. Hay
ở đoạn khác trong tác phẩm này ông viết: “sở hữu do đó, ban đầu có nghĩa
là (và nó là như vậy dưới các hình thái sở hữu châu Á, Xlavơ, cổ đại, kiểu
Đức) quan hệ của chủ thể lao động (chủ thể sản xuất hay tái sản xuất ra
bản thân) đối với những điều kiện của hoạt động sản xuất hoặc tái sản xuất
của mình như là những điều kiện của chính mình” [35; 789] Tiếp đó ơng đã
đưa ra một định nghĩa về sở hữu có thể là đầy đủ nhất về những đặc trưng
của khái niệm sở hữu. ông viết: “Sở hữu của người ấy, nghĩa quan hệ đối
với những tiền đề tự nhiên của sản xuất mà người ấy tiến hành như là
những điều kiện tự nhiên thuộc về người ấy, như là những điều kiện của
chính mình – sở hữu ấy biểu hiện một cách gián tiếp, bằng cách là bản
thân nó là thành viên tự nhiên của công xã…Ngôn ngữ với tư cách là sản
phẩm của từng người riêng lẻ là một điều phi lý. Nhưng sở hữu thì cũng
như vậy” [35; 778-779]. Ở đây, chúng ta có thể hiểu rằng, khái niệm sở
hữu theo quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen đó chính là quan hệ của
con người đối với tư liệu sản xuất, sở hữu là điều kiện của sản xuất và là sự
chiếm hữu mang tính xã hội. Sở hữu ln ln gắn liện với vật dụng - đối
tượng của sự chiếm hữu. Đồng thời sở hữu không chỉ đơn thuần là vật
dụng, nó cịn là quan hệ giữa con người với nhau về vật dụng. Cho nên, nói
đế sở hữu là nói đến chủ thể sở hữu và đối tượng sở hữu. C. Mác đã viết:
“Sở hữu có nghĩa là một cá nhân thuộc về một bộ lạc nào đó (tập thể nào
đó) (có nghĩa là có được trong bộ lạc đó một cơ sở cho sự tồn tại chủ thể khách thể của mình), và thơng qua quan hệ của tập thể này đối với đất đai
như là vật thể vơ cơ của mình, - sở hữu đó có nghĩa là quan hệ của cá nhân
đối với đất đai, đối với điều kiện bên ngoài ban đầu của sản xuất (bởi vì
11
ruộng đất đồng thời cịn là ngun liệu, là cơng cụ, là thành quả) như là
tiền đề không thể thiếu được của cá tính của con người, như là phương
thức tồn tại của cá tính ấy” [35; 738]. Như vậy, chỉ có thơng qua mối quan
hệ chủ thể sở hữu - khách thể sở hữu thì sở hữu mới tồn tại. Chủ thể sở hữu
(hay chủ sở hữu) là người có quyền chiếm hữu đối tượng (hay khách thể)
sở hữu. Chủ thể sở hữu bao giờ cũng là một người cụ thể hoặc một cộng
đồng người cụ thể. Đối tượng sở hữu là thực thể vật chất biểu hiện dưới
dạng tự nhiên, đất đai, năng lượng, của cải vật chất, tư liệu sản xuất, sức
lao động, tư bản…Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy đối
tượng của sở hữu luôn biến đổi. Trong xã hội chiếm hữu nơ lệ (cơng cụ biết
nói), đàn gia súc và một bộ phận đáng kể đất đai. Chủ nô - là chủ sở hữu.
Dưới chế độ phong kiến, đối tượng chủ yếu của sở hữu là đất đai, địa chủ là
chủ sở hữu. Đến chủ nghĩa tư bản - đối tượng của sở hữu có sự biến đổi
phong phú và đa dạng: đó là tư liệu sản xuất, giá trị thặng dư…Trong giai
đoạn hiện nay thì – thơng tin là dạng đặc biệt của đối tượng sở hữu. Trong
chủ nghĩa xã hội, tức là khi giai cấp công nhân được giải phóng thực sự
giải phóng thực sự thì theo Mác, đối tượng của sở hữu là toàn bộ tư liệu lao
động và sản phẩm lao động và chủ sở hữu chính là những người lao động.
Việc xác định đúng đối tượng sở hữu và chủ thể sở hữu là rất quan trọng
đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu chỉ nói đến sở hữu tư
liệu sản xuất mà không đề cập đến sở hữu sức lao động và quá trình kết
hợp sức lao động với tư liệu sản xuất thì đó mới là sự nhận thức khơng đầy
đủ. Sức lao động luôn luôn là sở hữu riêng của từng người lao động. Khác
với tư liệu sản xuất, nó khơng bao giờ cơng hữu hóa được. Vì vậy cần phải
chú ý đến đặc điểm này khi kết hợp với tư liệu sản xuất đã được cơng hữu
hóa. Khi xác định chủ thể sở hữu cũng cần phải cụ thể hóa nó. Nếu khơng
xác định rõ chủ thể sở hữu sẽ dẫn đến sở hữu hình thức, kém hiệu quả.
Chẳng hạn, khái niệm “sở hữu công cộng”, nếu hiểu đơn thuần là “đồng sở
hữu” thì trở thành một khái niệm trừu tượng hư vơ. Chính nó đã dẫn đến
tình trạng “cha chung khơng ai khóc”, “khơng là của ai”.
12
Khi tìm hiểu khái niệm sở hữu, phải nhận thức được nội dung của nó.
Sở hữu ln có hai nội dung kinh tế và pháp lý, bởi vì, nó tồn tại dưới hình
thức nào thì cũng ln phản ánh các mối quan hệ kinh tế, giai cấp, qua hệ
xã hội và pháp lý nhất định. Nhìn vào một chế độ sở hữu nhất định nào đó
người ta có thể biết ngay được xã hội đó do giai cấp nào thống trị, quan hệ
kinh tế, quan hệ chính trị giữa các giai cấp xã hội thế nào, xã hội đó bảo vệ
lợi ích cho ai. Cũng do đó nên sở hữucừa là phạm trù kinh tế vừa là phạm
trù pháp lý.
Nội dung kinh tế của sở hữu, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, trước hết được thể hiện ở chỗ không phải là quan hệ giữa người với
vật, mà là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản
xuất và sản phẩm được tạo ra nhờ những tư liệu sản xuất ấy. Quan hệ sở
hữu là qua hệ kinh tế làm cơ sở, điều kiện của sản xuất vật chất xã hội, chứ
không phải là quan hệ ý chí của những con người trong xã hội. Khi nói đến
sở hữu là nói đến các mặt quan hệ sản xuất cụ thể, đến những điều kiện của
sản xuất, của kinh tế. Mặt khác, xét về nội dung kinh tế của sở hữu là xét
về mặt lợi ích kinh tế, về quyền lợi vật chất nhất định, là xem xét vấn đề sở
hữu có định tính và định lượng cụ thể và đem lại lợi ích kinh tế đối với chủ
sở hữu nó được xác lập một cách khách quan. Đây là nội dung cơ bản,
quyết định quan hệ sở hữu.
Nội dung pháp lý của sở hữu là xét về mặt chính trị, mặt tinh thần của
quan hệ đó. Sở hữu với tư cách là quan hệ pháp lý (hình thức pháp lý) của
quan hệ sản xuất và sở hữu với tư cách là quan hệ kinh tế hiện thực. Sở hữu
với tư cách là quan hệ pháp lý hay nói cách khác là hình thức pháp lý của
quan hệ sản xuất là muốn chỉ rõ rằng, trong tư pháp, quan hệ sở hữu được
thể hiện bằng những văn bản pháp luật, hay nói cách khác về mặt xã hội
thừa nhận về quan hệ chiếm hữu vật tự nhiên nào đó. Ví như: ruộng đất và
tài ngun trong lòng đất thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu toàn dân.
Mặt khác, “quan hệ pháp lý” này, khi đã được xác lập có tính ổn định
tương đối, vì pháp lý và sự thể hiện những quan hệ kinh tế khách quan đã
13
tồn tại trong đời sống dưới dạng những quy định của pháp luật, là sự phản
ánh hiện thực dưới dạng pháp luật của nhà nước. Song cũng ở chỗ này,
quan hệ pháp lý lại thường hay lạc hậu hơn so với quan hệ sở hữu trong
thực tế, do đó, nhiều lúc quan hệ pháp lý này của sở hữu phản ánh không
đúng hiện thực của quan hệ sở hữu trong xã hội. Sở hữu với tư cách là quan
hệ kinh tế hiện thực thì nó ln vận động, biến đổi thể hiện trong các mối
quan hệ giữa các tập đoàn người trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế về
việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra; trong các mối quan hệ
về tổ chức và quản lý sản xuất xã hội, thêt hiện trong việc giải quyết mối
quan hệ về lợi ích và kinh tế. Khác với quan hệ kinh tế hiện thực của sở
hữu, quan hệ pháp lý của sở hữu luôn được xác lập phụ thuộc vào ý chí và
nhận thức của con người trong mối quan hệ sở hữu ấy. Mặc dù là sự phản
ánh được quy định bởi quan hệ kinh tế, song quan hệ pháp lý của sở hữu
vẫn tồn tại một cách tương đối độc lập, đơi kho có tác động tích cực đối với
quan hệ sở hữu. Tính hai mặt quan hệ pháp lý của sở hữu là: Thứ nhất,
thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nếu như nó phù hợp; Thứ hai, nó kìm
hãm sự phát triển của sản xuất nếu như nó khơng phù hợp.
Cần lưu ý rằng, việc nhấn mạnh sở hữu trước hết và cơ bản là một
quan hệ xã hội, một quan hệ giữa người với người trong sản xuất xã hội có
ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận. Bởi lẽ, nếu người ta chỉ nhìn
thấy mối quan hệ giữa người với vật trong sở hữu, chỉ xác định sở hữu như
là một thực thể gồm kẻ chiếm hữu và đối tượng bị chiếm hữu, thì vai trị to
lớn và phức tạp của sở hữu trong đời sống xã hội sẽ khơng được hiểu theo
tính lịch sử hiện thực của các hình thức sở hữu và từ đó người ta có thể sẽ
kiến giải về sở hữu theo cách tiếp cận phiến diện và cực đoan thậm chí là
phản động.
Khi tìm hiểu khái niệm “sở hữu”, chúng ta cũng cần xem xét thuật
ngữ “chế độ sở hữu”. Nhiều ý kiến cho rằng quan hệ sở hữu được thể hiện
bằng hệ thống pháp luật, kể cả quy định dưới luật thì sẽ tạo nên chế độ sở
14
hữu. Thuật ngữ “chế độ sở hữu” được C. Mác và Ph. Ăngghen dùng đến rất
nhiều lần trong các tác phẩm của mình, chẳng hạn như “chế độ sở hữu tư
nhân”, “chế độ sở hữu công cộng”, “chế độ sở hữu của giáo hội”, “chế
độ sở hữu của phong kiến”, “chế độ sở hữu nông dân”…Tuy nhiên, các
ông lại chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể nào, mà chỉ đi sâu vào phân tích
chế độ sở hữu tư sản. Các ông cho rằng “chế độ tư hữu tư sản hiện thời, là
đại biểu cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu
sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này
bóc lột người kia” [25; 615]. Qua ý kiến mà các ông nêu về chế độ sở hữu
trong các tác phẩm của mình chúng ta có thể hiểu rằng, úng với mỗi phương
thức sản xuất nhất định thì có một chế độ sở hữu thống trị tương ứng. Các
ông đã chỉ ra rằng, “xã hội chính là gốc rễ của chế độ sở hữu”. Chế độ sở
hữu nảy sinh từ những quan hệ xã hội, có xã hội mới có chế độ sở hữu và
chế độ sở hữu được tồn tại và duy trì thơng qua hệ thống pháp luật.
Chế độ sở hữu còn bao hàm một hệ thống các quan hệ rất phức tạp,
chẳng hạn quyền sở hữu, quyền sử dụng, chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu,
quyền chiếm hữu, phương thức chiếm hữu…Mặc dù chế độ sở hữu có quan
hệ phức tạp như vậy, nhưng theo C. Mác “những quan hệ sản xuất của bất
cứ xã hội nào cũng hình thành một chính thể thống nhất”, “người ta khơng
thể giải thích được nó nếu khơng dựa vào tất cả những quan hệ khác của
xã hội” [45; 6]. Mác cũng đã từng nhắc lại trong một tác phẩm khác khi
ơng nói về chế độ sở hữu “ là một quan hệ không đơn giản và cũng là một
khái niệm hay một nguyên lý không trừu tượng chút nào mà là tổng hòa
các quan hệ sản xuất” [45; 6]
Cần lưu ý rằng, Khi C. Mác cho rằng “xã hội chính là gốc rễ của chế
độ sở hữu” chúng ta hiểu một chế độ sở hữu là phải gắn nó với một thượng
tầng kiến trúc nhất định. Chế độ sở hữu thơng qua những hình thức pháp lý
bao hàm các quan hệ sở hữu trong đó gồm nhiều mối quan hệ như của ai?
Ai sở hữu? ai quản lý, kinh doanh (sử dụng)?...và thực hiện lợi ích như thế
15
nào? Dưới hình thức nào?...Với mức độ nhận thức như vậy, người ta đã đề
ra các thuật ngữ; quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt, quyền
chi phối… Triết học Mác, không nêu một định nghĩa cụ thể nào về quyền
sở hữu nói chung, song trong triết học Mác, các nhà sáng lập đã nêu những
nét chung nhất về nó, rằng trong mỗi thời đại lịch sử, quyền sở hữu đã phát
triển một cách khác nhau và trong một loạt các quan hệ hồn tồn khác
nhau. Do đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã định nghĩa về quyền
sở hữu tư bản như sau: “Quyền sở hữu tư bản khơng phải là gì khác mà là
trình bày tất cả những quan hệ xã hội của sản xuất tư bản” [25; 234].
Quyền sở hữu có tính chất tái sinh, nó là kết quả của một phương thức sản
xuất nhất định. C. Mác đã phân tích những biểu hiện của quyền sở hữu
trong phương thức sản xuất tư bản. Ông viết, “Về phía nhà tư bản, quyền
sở hữu thể hiện ra là quyền chiếm hữu lao động không công của người
khác, hay sản phẩm của lao động đó, cịn phía người cơng nhân thì quyền
đó lại có việc khơng thể chiếm hữu được sản phẩm của chính mình” [33;
824]. Khi nghiên cứu về quyền sở hữu trong các tác phẩm của mình, các
nhà kinh điển đã dùng các khái niệm “quyền sử dụng”, “quyền định đoạt”,
“quyền chiếm hữu”.
Quyền chiếm hữu là yếu tố đầu tiên, bao trùm của sở hữu. Nó tương
đối ổn định, tĩnh, tại. Song có lúc nó chỉ là quyền danh nghĩa. Đó là trường
hợp chủ sở hữu khơng thực hiện nó, khơng sử dụng nó, mà lại giao nó cho
người khác và chỉ giữ quyền thu nhập và sở hữu.
Qua phân tích, chúng ta nhận thấy rằng, không phải bao giờ quyền sở
hữu và quyền sử dụng đối tượng sở hữu cũng thống nhất ở một người. Thế
có nghĩa là người sử dụng đối tượng sở hữu có thể khơng phải là người chủ
sở hữu, hoặc ngược lại, người chủ sở hữu có thể khơng phải là người sử
dụng đối tượng sở hữu (vì đã chuyển quyền sử đụng đó cho người khác rồi).
Khái niệm về quyền định đoạt cũng đã được C. Mác và Ăngghen đề
cập đến trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”. Theo các ông, quyền định đoạt
16
có liên quan chặt chẽ với quyền sử dụng. Các ông viết: “Quyền sử dụng và
lạm dụng, tức là quyền định đoạt theo ý mình” [24; 91].
Như vậy, quyền định đoạt là quyền thực hiện toàn diện đối với đối
tượng sở hữu. Quyền đinh đoạt đem lại cho chủ thể quyền và khả năng sử
dụng đối tượng sở hữu theo bất cứ cách nào. Chủ thể của quyền định đoạt
cũng có khả năng thực hiện những thẩm quyền cơ bản của người chủ sở
hữu: xác đinh các phương thức sử dụng đối tượng (hay khách thể) sở hữu,
ký kết các hợp đồng liên quan đến các đối tượng sở hữu (bán, cho thuê,
tặng…). Trên thực tế người chủ sở hữu chỉ thực sự là người chủ sở hữu khi
mà anh ta có quyền hoặc có khả năng hiện thực định đoạt đối tượng sở hữu.
Do vậy, người sở dụng đối tượng sở hữu cũng có thể là người chủ sở hữu,
nếu anh ta có quyền chiếm hữu và định đoạt. Về thực chất khi trao hoặc
chuyển quyền định đoạt cho người khác, cũng có nghĩa là chuyển các thẩm
quyền sở hữu cho người khác.
Như vậy, có thể hiểu quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng và quyền định đoạt.
Nói tóm lại, tìm hiểu phạm trù sở hữu trong triết học Mác, chúng ta có
thể đi đến kết luận rằng: “Sở hữu là quan hệ giữa người với người trong
việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và của cải vật chất được tạo ra nhờ tư liệu
sản xuất ấy” [47; 507]. Định nghĩa này theo chúng tôi, là hồn tồn dựa
trên quan điểm Mácxít. Qua nghiên cứu khái niệm này, chúng ta cũng sáng
tỏ thêm các khái niệm liên quan được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đề
cập đến như: “chế độ sở hữu”, “chiếm hữu”, “quyền sở hữu”, “quyền sử
dụng”, “quyền định đoạt”. Việc nhận thức đúng các khái niệm đó là cơ sở
để xem xét và giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề về sở hữu trên
bình diện lý luận cũng như trong thực tiễn nước ta hiện nay, nhất là khi
chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
17
1.2. Các hình thức lịch sử của sở hữu
1.2.1. Sở hữu công xã và bộ lạc
Chúng ta đều biết rằng, lồi người đã trải quan năm hình thái kinh tế xã hội cơ bản (Cộng sản nguyên thủy; Chiếm hữu nô lệ; Phong kiến; Tư
bản chủ nghĩa và đang trong thời kì tiến lên Chủ nghĩa xã hội). Đó là quá
trình vận động, phát triển biện chứng tự nhiên của lịch sử. Trong mỗi hình
thái kinh tế - xã hội, theo Mác là có nhiều hình thức sở hữu khác nhau,
trong đó bao giờ cũng có một hình thức sở hữu đặc trưng. Sở hữu nó khơng
phải là có sẵn, cố định bất biến, mà nó ln ln vận động biến đổi một
cách khách quan theo sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy là giai đoạn phát triển
đầu tiên trong lịch sử lồi người, đây là hình thức sở hữu thị tộc – bộ lạc nó
phù hợp với giai đoạn nền sản xuất chưa phát triển. Sự sinh sống của con
người dựa vào chiếm hữu tự nhiên chủ yếu là săn bắn và hái lượm. C. Mác
gọi đó là giai đoạn sở hữu ban đầu: “Sở hữu ban đầu khơng có ý nghĩa gì
khác hơn là quan hệ của con người, với tư cách là những điều kiện của
chính mình với tư cách là những tiền đề có sẵn cùng với sự tồn tại của
chính con người, những tiền đề có thể nói là đã chỉ tạo nên cái thể xác
được kéo dài ra của con người” [35; 718]. Khi bắt đầu có sự manh nha
trong sản xuất nghĩa là nó có một trình độ nhất định; ở đó con người bước
đầu khơng cịn lệ thuộc hồn tồn vào tự nhiên mà đã biết trồng trọt, lúc
này xuất hiện hình thức sở hữu thứ hai trong xã hội cộng sản nguyên thủy
gọi là sở hữu công xã về ruộng đất. Chế độ sở hữu công xã này tồn tại khá
lâu dài trong lịch sử, thậm chí nó cịn rơi rớt ở một số nước cho tới đầu thế
kỷ XX vẫn cịn tồn tại chế độ sở hữu cơng xã (Ấn Độ là một ví dụ). Khi
ngành chăn ni phát triển, sức sản xuất lúc đó được tăng lên thì xuất hiện
hình thức sở hữu thứ ba, trong xã hội cộng sản ngun thủy đó là sở hữu
về gia đình cá thể và súc vật. Ăngghen viết: “và một điều nữa cũng chắc
chắn là khi bước vào thời kì lịch sử có thành văn thì đâu đâu các đàn gia
18
súc cũng là tài sản được tách riêng ra của các chủ gia đình, giống như
các tác phẩm nghệ thuật thời dã man, dụng cụ gia đình bằng kim khí, các
xa xỉ phẩm và sau hết giống như các đàn gia súc – người, tức người nô
lệ” [31; 89-90].
Ở thời kì bắt đầu có lịch sử thành văn, đất đai đã bị chuyển thành sở
hữu tư nhân, những tình hình đó thích hợp với nền sản xuất hàng hóa đã
tương đối phát triển vào giai đoạn cuối của thời đại dã man. Song bên cạnh
của cải bằng hàng hóa là của cải bằng nơ lệ, bên cạnh đó là của cải bằng
tiền của và bằng ruộng đất. Quyền sở hữu tư nhân về những mảnh ruộng
đất do thị tộc hoặc bộ lạc đã chia cho họ lúc ban đầu mà nó được củng cố
thành những mảnh ruộng (như một loại tài sản cha truyền con nối). Ruộng
đất lúc này cũng trở thành như một thứ hàng hóa mà người ta có thể đem
bán hoặc cầm nợ. Tuy nhiên, trong xã hội cộng sản nguyên thủy hình thức
sở hữu đặc trưng vẫn là sở hữu công xã và sở hữu bộ lạc.
1.2.2. Sở hữu trong xã hội chiếm hữu nô lệ
Bước sang hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nơ lệ, lúc này đã có
bước chuyển biến lớn về cơng cụ sản xuất, người ta có thể sản xuất với các
loại công cụ bằng đồng, sắt. Những loại công cụ lao động lao động bằng
kim loại cứng (bằng sắt) từng bước thay thế công cụ lao động bằng kim
loại mềm (đồng), nó đã tạo ra bước thay đổi lớn trong sản xuất, chất lượng,
trình độ. Điều này, đem lại cho con người một vị thế mới, thoát khỏi cách
phụ thuộc hoàn toàn vào giới tự nhiên. Những cơ sở đó đã thay thế chế độ
sở hữu cơng xã bằng sở hữu tư nhân, và nhà nước nô lệ - Nhà nước đầu tiên
của xã hội loài người xuất hiện. Tuy vậy, sự tồn tại của sở hữu công xã nó
vẫn chưa mất đi hồn tồn mà nó vẫn tiếp tục hiện diện. bên cạnh hình thức
sở hữu cơng xã là hình thức sở hữu nhà nước. Trong nền sản xuất của xã
hội chiếm hữu nô lệ, nhờ năng xuất lao động ngày càng tăng lên, công cụ
lao động ngày càng được cải tiến, những tù binh trong chiến tranh và
những người bị phá sản trong xã hội họ trở thành một lực lượng lao động
19
chính có thể tạo ra một số lượng những sản phẩm thặng dư lớn, đó chính là
lý do họ trở thành nô lệ. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ thì nơ lệ được coi là
những cơng cụ biết nói, họ bị đối sử như những loài gia súc. Ph. Ăngghen
nhận xét: “Đàn bà làm vợ trước kia dễ kiếm biết bao, thì nay là món hàng
có giá trị trao đổi và phải mua; cả sức lao động cũng thế, nhất là khi các
bầy gia súc vĩnh viễn trở thành sở hữu của gia đình. Gia đình khơng sinh sơi
nhanh như gia súc. Người ta cần đến nhiều người hơn để chăn ni gia súc,
người ta có thể dùng những kẻ địch bị bắt làm tù binh để làm việc đó, hơn
nữa tù binh cũng có thể sinh sơi nảy nở dễ dàng như gia súc vậy” [25; 90].
Trong chế độ chiếm hữu nơ lệ, có nhiều hình thức sở hữu khác nhau
như: sở hữu công xã; sở hữu Nhà nước; sở hữu tư nhân; sở hữu cá thể…,
nhưng đặc trưng cơ bản nhất vẫn là chế độ chiếm hữu nô lệ (là sự chiếm hữu
về mặt thân thể của người nô lệ). So với xã hội cộng sản nguyên thủy, sự ra
đời của xã hội chiếm hữu nô lệ là dựa trên sự bóc lột nơ lệ về sức lao động,
mà ở đó những giá trị tinh thần của họ cùng chung số phận. Tuy xét về mặt
lịch sử đây cũng là một bước tiến mới trong tiến trình phát triển của lịch sử.
Trong thời kì đầu, nhờ vào sự bóc lột nơ lệ, xã hội chiếm hữu nơ lệ có
những bước phát triển nhất định, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,
càng về sau sự phát triển của lực lượng sản xuất trở nên mâu thuẫn với hình
thức bóc lột dựa trên sự chiếm hữu người nơ lệ. Lúc này, trong xã hội nảy
sinh phản kháng của người nô lệ như nổi dậy chống lại chủ nô, đập phá
công cụ lao động. Nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra một cách tự phát nhằm
chống lại bọn chúa đất và chủ nô…Những biểu hiện mâu thuẫn này bước
đầu đã làm cho tầng lớp chủ nô tiến bộ nhận thấy sự tồn tại của chế độ
chiếm hữu nô lệ là không hợp lý (chỉ một bộ phận nhỏ của tầng lớp chủ
nơ). Đó chính là mầm mống dẫn đến sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ,
trở thành nơng nơ của chế độ phong kiến giải phóng cho người nô lệ, trở
thành nông nô của xã hội phong kiến (từ con người – công cụ trở thành con
người “tự do thể xác” của xã hội phong kiến)
20