Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Hoạt động của ngành y tế hải phòng từ năm 1986 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 113 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Đinh Thị Hồng Nhƣ

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH Y TẾ HẢI PHÒNG
LỜI CAM
TỪ NĂM 1986
ĐẾNĐOAN
NĂM 2015
Tôi xin cam đoan công trình này là do tôi tự nghiên cứu. Công trình được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Đức Cường.
Các số liệu, tư liệuChuyên
được sửngành:
dụng trong
trung thực, đảm bảo tính
Lịchluận
sử văn
ViệtlàNam
khách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Mã số: 60 22 03 13

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2017
Tác giả Luận văn

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN
NGÀNH
LỊCH SỬ
Đinh


Thị Hồng Như

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐỨC CƢỜNG

HÀ NỘI, 2017

HÀ NỘI - năm


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2017
Tác giả

Đinh Thị Hồng Như


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH Y TẾ HẢI PHÒNG TRƢỚC 13
NĂM 1986
1.1. Khái quát về Hải Phòng


13

1.2. Tình hình y tế ở Hải Phòng trước năm 1986

18

* Kết luận chương 1

23

CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH Y TẾ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 25
1986 ĐẾN NĂM 2005
2.1. Đường lối phát triển Y tế của Đảng, Nhà nước và chủ trương của thành 25
phố Hải Phòng
2.2. Thực trạng của ngành y tế Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2005

27

* Kết luận chương 2

38

CHƢƠNG 3. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH Y TẾ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 40
2006 ĐẾN NĂM 2015
3.1. Chủ trương, phát triển Y tế của Đảng, Nhà nước và của thành phố Hải 40
Phòng
3.2. Quá trình chuyển biến của ngành y tế Hải Phòng từ năm 2006 đến năm 41
2015
* Kết luận chương 3


52

CHƢƠNG 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT

54

4.1. Thành tựu

54

4.2. Hạn chế

58

4.3. Một số kinh nghiệm

62

4.4

Một số giải pháp

65

KẾT LUẬN

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO


74

PHỤ LỤC

83


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ vi t tắt

Cụm từ vi t ầy ủ

BHYT

Bảo hiểm y tế

CS&BVSKND

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

DS-KHHGĐ

Dân số - kế hoạch hóa gia đình

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

ODA


Viện trợ phát triển chính thức

TTYT

Trung tâm y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc

USD

Đô la Mỹ

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSPD

Vệ sinh phòng dịch

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


YTDP

Y tế dự phòng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thi t của ề tài
Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật của đời sống con người. Mỗi con
người từ khi sinh ra cho tới lúc trở về cõi vĩnh hằng thì bệnh tật và tai nạn
luôn rình rập hòng cướp đi sức khỏe và mạng sống của họ.
Ngay từ những thế kỷ trước đây, lịch sử loài người đã chứng kiến nhiều
đại dịch như: thổ tả, dịch hạch, bại liệt, đậu mùa, … khiến hàng ngàn người
chết. Từ đó, con người đã biết tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh
và cấp cứu khi bị tai nạn và từ đó ngành y tế đã ra đời. Nhìn một cách tổng
quát, có thể nói y tế là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật,
thương tật và suy yếu về thể chất và tinh thần ở con người. Chính với yêu cầu
đó mà xuất hiện những người hành nghề y – và cùng với y là dược – với
nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe ban đầu, điều trị cho người bệnh, …
Thường họ làm việc trong các tổ chức hoặc chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh
cho người dân … trong một hệ thống thuộc ngành y tế.
Thế kỷ XXI, loài người đứng trước một thảm họa mới là đại dịch
HIV/AIDS cùng với những hiện tượng: ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ dân
số, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, chiến tranh, dịch bệnh,… đều là những
thách thức lớn đối với sức khỏe và cuộc sống con người. Việc đấu tranh với
bệnh tật, chết chóc để đem lại hạnh phúc cho nhân loại, giúp cho người bệnh
bớt đau đớn về thể xác và tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống là vấn đề
cấp thiết đặt lên hàng đầu.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
“Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và
không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Quyền

được chăm sóc sức khỏe là một trong những quyền cơ bản của con người,
được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia. Theo
1


đó, bảo vệ sức khỏe là quyền cơ bản của mọi người, không có sự phân biệt về
chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội... Ở Việt
Nam, quyền được chăm sóc sức khỏe được ghi nhận trong Hiến pháp, đạo
luật gốc của Nhà nước.
Trong đời sống xã hội, sức khỏe luôn giữ vai trò quan trọng. Nó là cơ sở
không thể thiếu để góp phần tạo nên nền tảng hạnh phúc cho con người, sự
phát triển của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Chính vì vậy, Đảng và
Nhà nước ta đều khẳng định: sức khỏe là tài sản quý giá của mỗi người và của
xã hội. Khi có sức khỏe, con người có thể thực hiện những hoạt động cá nhân
và hoạt động xã hội có hiệu quả. Đó chính là cơ sở hàng đầu giúp cho sự mỗi
người tự khẳng định mình trong xã hội. Vì vậy, họ có thể đóng góp sức lực,
trí tuệ của mình cho sự phát triển của đất nước.
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn
dân. Từ đó mạng lưới y tế được phát triển rộng khắp từ Trung ương đến địa
phương, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, … Ngành Y
tế Hải Phòng cũng nằm trong mạng lưới phát triển y tế chung đó.
Khi Hội nghị Cán bộ y tế được tổ chức từ ngày 21/2 đến 02/3/1955 tại
Thủ đô Hà Nội vào đúng ngày 27/02/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư
cho Hội nghị. Người nhắn nhủ: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi
các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật
và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ
cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi
họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y như từ mẫu, câu nói ấy rất
đúng” [37, tr. 476].
Thấm sâu lời dạy của Người, từ kháng chiến chống Pháp đến kháng

chiến chống Mỹ, nhiều thế hệ cán bộ Y tế Thành phố đã vượt lên mọi khó
khăn gian khổ, có mặt ở mọi nẻo đường của Tổ quốc và cả các nước bạn Lào,

2


Cam-pu-chia để phục vụ, chăm sóc sức khỏe bộ đội, dân công, nhân dân bằng
trí tuệ, lương tâm, trách nhiệm cao cả của người cán bộ y tế, và bằng cả
xương máu của mình. Điều đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng
dân tộc và thống nhất đất nước.
Trải qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước (1986 - 2015),
đặc biệt từ khi có Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VII (14/01/1993) về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân, nhất là Nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23/2/2005 của
Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
trong tình hình mới, thành phố Hải Phòng càng gắn chặt nhiệm vụ quan
trọng ấy với sự nghiệp phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội. Nhờ
đó, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở Hải Phòng đã đạt
được nhiều thành tựu. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, Y tế
Hải Phòng vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn trong việc bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu hoạt động của ngành Y tế Hải Phòng từ
năm 1986 đến năm 2015 không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn là một
việc làm cần thiết. Bởi lẽ, trên cơ sở đánh giá những thành tựu và những mặt
còn hạn chế tồn tại trong hoạt động của ngành y tế Hải Phòng, chúng ta có
thể đúc rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân trong Thành phố, góp phần đáng kể vào thắng lợi của công cuộc đổi mới
trên mảnh đất Hải Phòng.
Từ trước đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách

tương đối hệ thống, toàn diện về Y tế Hải Phòng từ năm 1986 đến năm
2015. Nghiên cứu đề tài này còn để làm rõ hơn quá trình phát triển của
ngành Y tế Hải Phòng sau 30 năm đổi mới.

3


Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Hoạt
ngành Y t Hải Phòng từ năm 1986

ộng của

n năm 2015” làm đề tài luận văn

thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu ề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu về quá trình phát triển của ngành y tế
nói chung
Các cuốn sách do nhà xuất bản Y học phát hành như “Sơ lược lịch sử Y
tế Việt Nam” (1995), tập 1 và “55 năm sự nghiệp phát triển Y tế cách mạng”
(2002) đều khái quát chung về lịch sử phát triển của ngành Y tế Việt Nam qua
việc hình thành các cơ quan tạo nên hệ thống Y tế với vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của ngành Y tế.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương cũng có nhiều tác phẩm
về sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam như: “Phát triển sự nghiệp Y tế
nước ta trong giai đoạn hiện nay” (1996), “Một số vấn đề xây dựng ngành Y
tế phát triển ở Việt Nam” (1997), “Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới”
(1999) do nhà xuất bản Y học phát hành là bức tranh toàn cảnh giúp chúng ta
hình dung về sự nghiệp Y tế Việt Nam cũng như những thành tựu, hạn chế và
những kinh nghiệm mà ngành Y tế Việt Nam đạt được trong thời kỳ tác giả là

Bộ trưởng Bộ Y tế.
Cuốn sách “Ngành y tế Việt Nam vững bước vào thế kỷ XXI” do Nhà
xuất bản y học phát hành năm 2002 chào mừng ngày thầy thuốc Việt Nam
27/2/2003. Cuốn sách giúp bạn đọc thấy được những thành tựu của ngành
trong nửa cuối thế kỷ XX, nửa thế kỷ xây dựng và phát triển ngành trong
những điều kiện cực kỳ khó khăn nhưng cũng hết sức vinh quang, hiểu được
những nhân vật có nhiều công lao đóng góp cho sự lớn mạnh của ngành. Sách
bao gồm 9 phần: Bộ Y tế nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đảng
cộng sản Việt Nam - nhà nước nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với

4


công tác Y tế; Các định hướng quan trọng về chiến lược của ngành Y tế từ
năm 2001 – 2010; Hoạt động của ngành y tế trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI;
Giới thiệu hoạt động của các đơn vị thuộc bộ y tế; Giới thiệu hoạt động của
các tổng công ty, công ty, xí nghiệp; Giới thiệu hoạt động của sở y tế các
Tinh, Thành phố và y tế các ngành; Giới thiệu các tổ chức quần chúng và hội
chuyên môn nghề nghiệp và giới thiệu các tổ chức quốc tế.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của PGS.TS Trần Thị Trung Chiến – nguyên
Bộ trưởng Bộ Y tế về việc xuất bản sách chào mừng các ngày lễ lớn trong
năm 2005, một số cán bộ của nhà xuất bản Y học và Vụ Pháp chế - Bộ Y tế tổ
chức nghiên cứu biên soạn cuốn sách “60 năm thi đua xây dựng và phát triển
ngành y tế”, trong đó giới thiệu về hệ thống tổ chức của ngành Y tế Việt Nam,
đánh giá về những thành tựu ngành đạt được sau 60 năm xây dựng và phát
triển, đồng thời chỉ rõ những bất cập và khuyết nhược điểm cần khắc phục để
đạt mục tiêu thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân,
đồng thời xây dựng ngành y tế Việt Nam tiên tiến, hiện đại.
Cuốn sách “30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam” (Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 2015) do TS Đinh Thế Huynh, GS TS Phùng Hữu Phú, GS

TS Lê Hữu Nghĩa, GS TS Vũ Văn Hiền, PGS TS Nguyễn Viết Thông đồng
chủ biên đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học và toàn diện những thành
tựu, hạn chế của 30 năm đổi mới đất nước, rút ra bài học, định hướng mục
tiêu, quan điểm, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới trong những
năm tiếp theo, trong đó có lĩnh vực y tế.
Ngoài những tác phẩm nói trên còn có những công trình nghiên cứu
khoa học có liên quan đến đề tài Y tế:
Tác giả Nguyễn Thị Hòa Bình với đề tài “Phát huy vai trò của tri thức
ngành Y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới” (2006), Luận án tiến sĩ chuyên
ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

5


đã đánh giá tình hình, làm rõ đặc điểm, vai trò và dự báo xu hướng phát triển
của đội ngũ cán bộ Y tế và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của
tri thức ngành Y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới.
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội của Trần Danh Nam với đề tài “Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa lãnh đạo phát triển y tế (1986-2005)” (2008) làm sáng tỏ quá trình Đảng
bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân
trong thời kỳ đổi mới và đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự nghiệp
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước
nói chung.
Những tác phẩm, những công trình nói trên đã nghiên cứu khá sâu về
quá trình phát triển của ngành Y tế Việt Nam, là tài liệu tham khảo bổ ích để
tôi hoàn thiện luận văn của mình.
2.2. Những công trình nghiên cứu về thành phố và ngành Y tế Hải Phòng
Những công trình viết về thành phố Hải Phòng bao gồm các công trình
nghiên cứu lịch sử và văn hóa Hải Phòng có đề cập đến vấn đề y tế. Trong

đó có các tác phẩm tiêu biểu như “Địa chí Hải Phòng”, do Hội đồng lịch sử
thành phố xuất bản năm 1990; “Lịch sử Đảng bộ thành phố Hải Phòng
1975-2000” của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng xuất bản năm
2002; Ban nghiên cứu lịch sử thành phố với cuốn “Quá trình hình thành
phát triển thành phố và đặc tính người Hải Phòng: Kỷ yếu Hội thảo khoa
học năm 1985”.
Trong số đó, công trình nghiên cứu “Địa chí Hải Phòng” giới thiệu một
cách toàn diện các mặt văn hóa, xã hội liên quan đến mảnh đất, con người
thành phố Hải Phòng. Về công tác Y tế, cuốn sách tập trung giới thiệu một
cách khái quát quá trình ra đời, phát triển của y học phương Đông và y học
phương Tây trên thành phố Cảng. Phần y tế từ sau cách mạng tháng Tám năm

6


1945, cuốn sách giới thiệu về quá trình phát triển của nền y tế cách mạng qua
các thời kỳ lịch sử, nhấn mạnh đến hệ thống tổ chức y tế Hải Phòng, những
thành quả về điều trị, phòng chống các bệnh xã hội, thực hiện các chương
trình y tế quốc gia, về công tác dược và vật tư y tế.
Cục Thống kê thành phố có cuốn sách “50 năm xây dựng và phát triển”,
“Những chủ trương biện pháp của Đảng bộ Hải Phòng thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V” (Nxb Hải Phòng), ấn hành
năm 1986.
“Báo cáo tổng hợp đề tài Quy hoạch tổng thể phát triển dân số, nguồn
nhân lực và các vấn đề xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2010” của Ủy ban
Kế hoạch thuộc Ủy Ban nhân dân thành phố Hải Phòng, xuất bản năm 2002.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng 1975-2000” (Nxb Hải Phòng, 2002)
do Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng chỉ đạo biên soạn là cuốn
sách giới thiệu có chọn lọc những sự kiện tiêu biểu về chính trị, kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của

Đảng bộ thành phố Hải Phòng từ năm 1975 đến năm 2000. Cuốn sách này tuy
không phải là chuyên khảo về y tế nhưng nó đem đến một cái nhìn khái quát
về vấn đề phát triển ngành y tế ở Hải Phòng trong bối cảnh phát triển chung
của thành phố.
Năm 2000, nhân kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống của ngành, Sở Y tế
Hải Phòng đã tổ chức biên soạn và cho ra đời cuốn sách “Lịch sử ngành Y tế
Hải Phòng (1955-2000)”. Cuốn sách này đã khái quát về quá trình xây dựng
và trưởng thành của ngành Y tế Hải Phòng từ năm 1955 đến năm 2000. Nội
dung cuốn sách mang tính hệ thống hóa các sự kiện liên quan đến công tác y
tế của thành phố qua các thời kỳ lịch sử nhằm giới thiệu truyền thống của
ngành mà không đi sâu vào việc phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn
chế trong quá trình xây dựng và trưởng thành, không đề cập đến những kinh

7


nghiệm rút ra từ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của thành phố cũng
như đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác y tế trong thời
kỳ tiếp theo.
Đánh dấu sự hình thành và phát triển của mình, một số bệnh viện lớn
Hải Phòng cho xuất bản những cuốn kỷ yếu giới thiệu về bệnh viện như:
“Bệnh viện phụ sản Hải Phòng 25 năm xây dựng và phát triển (19782003)”, Nhà xuất bản Hải Phòng phát hành năm 2003; “Bệnh viện Hữu nghị
Việt – Tiệp (1959-2009)” do Nhà xuất bản Hải Phòng ấn hành năm 2009,
Những cuốn sách này giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
của bệnh viện, phần lớn nội dung là những bức ảnh giới thiệu về các khoa,
phòng hiện tại.
Sách “Hải Phòng thế và lực mới trong thế kỷ XXI” (5/2003), Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia phối hợp với Thành ủy, UBND phố Hải Phòng và
Công ty Cổ phần Thông tin kinh tế Đối ngoại xuất bản thông tin cho người
đọc trong và ngoài nước về lịch sử, văn hóa, con người và bản sắc của thành

phố cảng; về những thành tựu, tiềm năng và triển vọng, những chính sách
trong quản lý và điều hành nhằm thu hút nhân tài, vật lực, tạo môi trường đầu
tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp, doanh nhân và mọi thành phần
kinh tế tham gia phát triển kinh tế xã hội trên đất cảng Hải Phòng. Trong cuốn
sách này, phần Y tế được đề cập đến qua các bài giới thiệu khái quát về Sở Y
tế Hải Phòng, Bệnh viện Việt Tiệp, Bệnh viện Trẻ em, Bệnh viện Kiến An,
Bệnh viện Phụ sản, Hội Đông y, Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế.
2.3. Những nội dung các công trình trên đã đề cập:
- Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Hải Phòng.
- Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Hải Phòng.
- Đặc điểm kinh tế, xã hội, dân cư, hành chính, tôn giáo, dân tộc của
thành phố Hải Phòng.
8


- Các sự kiện liên quan đến hoạt động y tế của thành phố Hải Phòng.
- Những thành tựu và hạn chế trong quá trình khôi phục, xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng trong giai đoạn đấu tranh
giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ
từ năm 1930 đến năm 1975. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu đã trình bày
những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, giao thông, giáo dục, y
tế, … trước và sau đổi mới.
- Trên cơ sở những thành tựu và hạn chế về phát triển kinh tế - xã hội,
trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, các công trình nghiên cứu trên đưa ra
những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn sau,
trong đó có ngành y tế.
2.4. Những vấn đề luận văn tiếp tục nghiên cứu
Những công trình trên đã trình bày một cách tổng quan, khái quát về tất
cả các lĩnh vực của thành phố Hải Phòng. Từ đó góp phần làm sáng tỏ nhiều

vấn đề về lịch sử hình thành, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư,
kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng của thành phố Hải Phòng dưới nhiều góc
cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu
nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về quá trình phát triển của ngành
y tế Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2015. Vì vậy, có thể nói đây là một vấn
đề khá mới mẻ và cần thiết đối với ngành Y tế Hải Phòng cần đi sâu nghiên
cứu. Trên cơ sở những tư liệu của các công trình đi trước, luận văn sẽ tập
trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề sau:
- Những thành tựu về Y tế của thành phố Hải Phòng trong 30 năm đổi
mới đất nước từ năm 1986 đến năm 2015.
- Nghiên cứu, làm rõ quá trình phát triển của ngành Y tế Hải Phòng từ
năm 1986 đến năm 2015.
9


- Làm rõ những thành tựu cũng như những khó khăn, hạn chế trong quá
trình phát triển sự nghiệp y tế và những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của ngành y tế Hải Phòng.
3. Mục ích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tái hiện lại bức tranh về quá trình hoạt động của y tế Hải Phòng từ năm
1986 đến năm 2015, đánh giá những kết quả đạt được, những vấn đề bất cập,
những khuyết nhược điểm gặp phải, tìm ra những nguyên nhân của thành
công và hạn chế trong hoạt động y tế của Hải Phòng. Trên cơ sở đó rút ra một
số bài học kinh nghiệm góp phần thúc đẩy y tế Hải Phòng phát triển trong giai
đoạn tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thông qua các nguồn tài liệu, luận văn dựng lên bức tranh về quá trình
từ năm 1986 đến năm 2015, trong đó trình bày rõ nét những thành tựu mà
ngành y tế Hải Phòng đạt được trong 30 năm đổi mới.

- Luận văn cũng nhìn nhận, đánh giá một cách chân thực, khách quan
những khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động của ngành y tế Hải Phòng.
- Từ những thành công và hạn chế rút ra những bài học kinh nghiệm và
đề xuất những kiến nghị thúc đẩy phát triển sự nghiệp y tế Hải Phòng trong
tương lai.
- Đánh giá vị trí, vai trò của y tế Hải Phòng đối với sự phát triển kinh tế
xã hội thành phố Hải Phòng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động của ngành Y tế thành phố Hải
Phòng từ năm 1986 đến năm 2015.

10


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động của ngành y tế tại thành
phố Hải Phòng trên địa bàn 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện
đảo (quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn, quận Hải An, quận Kiến An, quận
Hồng Bàng, quận Ngô Quyền, quận Lê Chân, huyện An Dương, huyện An
Lão, huyện Kiến Thụy, huyện Tiên Lãng, huyện Vĩnh Bảo, huyện Thủy
Nguyên, huyện đảo Bạch Long Vỹ, huyện đảo Cát Hải).
- Thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động của ngành Y tế Hải Phòng
từ năm 1986 đến năm 2015. Năm 1986 là mốc mở đầu thời gian Việt Nam
tiến hành đổi mới đất nước, đồng thời cũng là năm mà Đảng bộ thành phố Hải
Phòng tiến hành Đại hội lần thứ IX (1986) đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới. Đến năm 2015 là tổng kết 30 năm đổi mới đất nước
và kết thúc giai đoạn 30 năm phát triển sự nghiệp y tế thời kỳ đổi mới.
Để góp phần làm rõ diện mạo của ngành y tế Hải Phòng từ năm 1986
đến năm 2015, chúng tôi dành chương 1 để trình bày khái quát về ngành Y tế
Hải Phòng trước năm 1986 – năm khởi đầu công cuộc đổi mới.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu, trên phương diện lý luận, chúng tôi dựa trên
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
về Y tế Việt Nam nói chung, ngành Y tế Hải Phòng nói riêng, đặc biệt là quan
điểm về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết
hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp so sánh, thống
kê, đối chiếu, phân tích, tổng hợp,… để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
11


Luận văn trình bày có hệ thống và chân thực về tình hình Y tế thành phố
Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2015 với mục tiêu góp phần làm cho người
đọc có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về quá trình phát triển của ngành Y
tế Hải Phòng.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn nêu lên đặc điểm, thành tựu, ưu điểm
cũng như những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển Y tế của thành phố
Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời đưa ra nhận xét, đánh giá về vị
trí, vai trò của Y tế và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mọi tiềm năng,
sức mạnh của Y tế và khắc phục các khuyết nhược điểm và các vấn đề bất
cập. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho kế hoạch phát triển Y tế
thành phố Hải Phòng trong các giai đoạn sau. Luận văn còn là sự bổ sung,
phát triển cuốn sách “Lịch sử ngành Y tế Hải Phòng (1955 - 2000)”. Một số
nội dung của luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo việc nghiên
cứu, xây dựng và thực hiện công tác y tế ở các địa phương khác có đặc điểm
tương đồng.
7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
luận văn được trình bày trong 4 chương:
Chương 1. Khái quát về ngành Y tế Hải Phòng trước năm 1986
Chương 2. Hoạt động của ngành Y tế Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2005
Chương 3. Hoạt động của ngành Y tế Hải Phòng từ năm 2006 đến năm 2015
Chương 4. Một số nhận xét

12


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH Y TẾ HẢI PHÒNG TRƢỚC NĂM 1986

1.1. Khái quát về Hải Phòng
1.1.2. Các yếu tố về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vùng đất Hải Phòng có từ lâu đời với biết bao lần thay đổi và biến động
về địa chất, về cảnh quan thiên nhiên và điều kiện sống của con người. Đến
nay, những biến động ấy còn để lại dấu tích trong các hệ tầng đá cổ ở quần
đảo Cát Bà, dải núi Đồ Sơn - Kiến An, vùng núi Thủy Nguyên, …. Dấu tích
con người sống ở đây còn ghi đậm nét trên các di chỉ Tràng Kênh, Việt Khê
(văn hóa Phùng Nguyên), Cái Bèo (văn hóa Hạ Long). Nhưng thành phố Hải
Phòng về mặt hành chính, mới xuất hiện năm từ năm 1885.
Hải Phòng nằm trong “tọa độ địa lý 20030’39” - 21001’15” vĩ độ Bắc và
106023’29” - 107008’39” kinh tuyến Đông với các điểm: Cực Bắc (21001’15”
B) qua thôn Phi Liệt, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên; Cực Nam
(20030’39”B) qua thôn Quán Khái, xã Vĩnh Phong, Vĩnh Bảo, Hải Phòng;
Cực Đông (107008’39”Đ) qua ranh giới trên biển giữa Hải Phòng và Quảng
Ninh đi qua vịnh Lan Hạ và phía đông Cát Bà; Cực Tây (106023’39”Đ) qua
thôn Oai Mỗ, Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo” [38, tr. 7].
Trên đất liền, Hải Phòng có chung ranh giới hành chính với ba tỉnh thuộc

miền núi đông bắc Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng. Về phía bắc và đông bắc,
dọc theo sông Đá Bạc – Bạch Đằng, nhánh lớn nhất của sông Kinh Thầy đổ ra
biển qua cửa Nam Triệu, là ranh giới tự nhiên giữa Hải Phòng với Quảng
Ninh, khu công nghiệp than lớn nổi tiếng của cả nước. Về phía tây bắc, Hải
Phòng giáp Hải Dương trên gần 100km và phía tây nam với Thái Bình gần
40km theo sông Hóa là một nhánh cửa sông Luộc, dẫn nước và phù sa sông
Hồng tưới mát cho đồng đất vùng tây nam thành phố.
13


Phía đông thành phố có 125km bờ biển chạy dài hướng đông bắc, tây
nam từ cửa Lạch Huyền đến cửa Thái Bình, đón gió vịnh Bắc Bộ và là nơi 5
cửa sông chính của hệ thống sông Thái Bình (cửa Nam Triệu, sông Cấm, sông
Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Thái Bình) từ các miền rừng núi Việt Bắc,
đông bắc Việt Nam đổ ra vùng cửa biển này và cũng là những đường sông từ
biển và có thể xâm nhập sâu vào nội địa của châu thổ sông Hồng, trung du và
miền núi Bắc Bộ.
Ngoài khơi Hải Phòng có nhiều quần đảo lớn nhỏ rải rác trên một vùng
biển rộng nối liền với vùng đảo và quần đảo nổi tiếng Hạ Long – Quảng
Ninh, trong đó lớn nhất có đảo Cát Bà, một khối đá vôi đồ sộ, chắc nịch giữa
trấn biển khơi và xa nhất có đảo Bạch Long Vĩ, một vị trí tiền tiêu, nơi đầu
sóng ngọn gió trong vịnh Bắc Bộ, cách thành phố 136km về phí tây bắc.
Vị trí địa lý vùng đất đã tạo cho Hải Phòng là đầu mối giao thông quan
trọng.
Hải Phòng có diện tích 1.519,2 km2, bao gồm cả đất liền và hải đảo
(huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ). Địa hình khá đa dạng: có đất liền
(chiếm phần lớn diện tích), vùng hải đảo, vùng đồng bằng ven biển (độ cao từ
0,7 – 1,7m so với mực nước biển) và địa hình sát núi.
Tài nguyên biển và tài nguyên du lịch của Hải Phòng được xem như một
thế mạnh được thiên nhiên ban tặng với nhiều thắng cảnh đẹp như Đồ Sơn,

Bạch Long Vĩ, Núi Đèo (Thủy Nguyên), Đa Độ, Núi Voi, Phù Liễn (Tiên
Lãng). Trên vùng biển Hải Phòng có đảo Cát Bà được ví như hòn ngọc, một
đảo đẹp và lớn nhất trong quần thể 360 đảo lớn nhỏ quây quần bên nó, nối
tiếp với vùng đảo Vịnh Hạ Long.
Hải Phòng có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt gồm 16 con sông với
tổng chiều dài 341 km trong đó có 5 sông chính là sông Bạch Đằng, sông
Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Thái Bình. Những con sông trên

14


tạo thành mạng lưới đường thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa
từ Hải Phòng tới các miền khác nhau của đất nước và từ các địa phương khác
tới Hải Phòng.
Năm 2003, Hải Phòng được Chính phủ công nhận là đô thị loại I trung
tâm cấp quốc gia, là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam sau thành phố Hồ Chí
Minh và thủ đô Hà Nội.
Thành phố Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn của cả nước. Là một
trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch và dịch vụ đang phát triển ở
phía Bắc Việt Nam; là một trong ba cực của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Có hệ thống giao thông thuận tiện cả đường
bộ, đường sắt, đường thủy, đường không thông với các địa phương trong
nước và cả với quốc tế. Với vị trí quan trọng như vậy Hải Phòng đang phát
triển và có nhiều đổi mới về mọi mặt hoạt động kinh tế, xã hội và quan hệ
quốc tế. Thành phố Hải Phòng có diện tích 1.519,2 km2 với đầy đủ các loại
địa hình và cơ cấu hành chính: Thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi và
hải đảo. Tính đến tháng 12/2015, dân số Hải Phòng là 2.103.500 người sống
trong 15 quận, huyện, 224 xã, phường và thị trấn. Trình độ dân trí ở mức
trung bình khá so với cả nước. Kết cấu kinh tế của thành phố Hải Phòng là:
công nghiệp (nổi bật là công nghiệp đóng, sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp

cảng, sản xuất giầy dép, đánh bắt và chế biến thủy sản, công nghiệp vật liệu
xây dựng, …), nông nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, …
1.1.2. Các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội
Tính đa dạng và phong phú về tự nhiên đã tạo cho Hải Phòng sớm trở
thành một trong những thành phố có nền kinh tế năng động của đất nước.
Cảng Hải Phòng giữ vai trò quan trọng đối với xuất nhập khẩu, góp phần
đưa hàng hóa của các tỉnh phía Bắc đến các vùng trong cả nước, cũng như

15


vận tải hàng hóa đến các nước trên thế giới. Một học giả nước ngoài nhận xét:
“Thủ đô chính trị đặt tại Hà Nội, … thủ đô kinh tế ở Sài Gòn - Chợ Lớn và
Hải Phòng, bến cảng thứ hai ở Đông Dương. Hầu như hàng hóa xuất nhập
đều phải chuyển qua những nơi đây” [38, tr. 124].
Kinh tế dịch vụ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu
GDP, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.
Thương mại phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng tăng bình quân 19,13%/năm. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm
2015 đạt 4,2 tỷ USD; tỷ lệ nhập siêu giai đoạn 2010-2015 giảm mạnh so với
giai đoạn 2006-2010.
Dịch vụ cảng biển phát triển mạnh, sản lượng hàng hóa qua cảng năm
2015 ước đạt 69 triệu tấn, tăng 179% so với năm 2010.
Doanh thu từ du lịch tăng hàng năm, số lượt khách du lịch ước tăng bình
quân 9,46%/năm, năm 2015 ước đạt khoảng 5,5 triệu lượt khách.
Các dịch vụ bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng được mở rộng
hơn. Các dịch vụ kinh doanh bất động sản, tư vấn, bảo hiểm, cho thuê tài
chính, chứng khoán, … tiếp tục phát triển.
Ngành công nghiệp chú trọng phát triển chiều sâu; các ngành, các sản

phẩm có lợi thế cạnh tranh, ứng dụng công nghệ cao, tham gia vào chuỗi giá
trị toàn cầu đạt một số kết quả. Tốc độ tăng GDP ngành công nghiệp bình
quân đạt 8,7%/năm. Công nghiệp phát triển theo hướng tập trung trong các
khu và cụm công nghiệp; thu hút được các dự án có vốn đầu tư lớn, công
nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại của một số tập đoàn, công ty lớn, có uy tín
trên thế giới như: LG, Bridgestone, Fuji Xerox, GE, ….
Cơ cấu ngành nông nghiệp có thay đổi: tỷ trọng giá trị sản xuất ngành
thủy sản tăng từ 24,16% năm 2010 lên 34,54% năm 2015; tỷ trọng ngành
chăn nuôi tăng từ 43,75% lên 47,3%; dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2,15% lên
16


5,14%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 2,94%/năm, tốc độ
tăng GDP ước đạt 2,3%/năm.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt nhiều
kết quả tích cực. Bình quân các xã trên địa bàn thành phố đạt 14 tiêu chí,
trong đó 41 xã (đạt 30%) cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí Quốc gia.
Quy mô giáo dục ổn định cả về cơ cấu, loại hình trường lớp; hoàn thành
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 vào năm 2011; năm 2014
hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Cơ sở vật
chất, thiết bị trường học được đầu tư theo hướng khang trang,hiện đại. Chất
lượng giáo dục tiếp tục được duy trì và giữ vững ở tốp đầu cả nước. Hải
Phòng là địa phương duy nhất 21 năm liên tục có học sinh đoạt giải quốc tế.
Thành phố Hải Phòng ngày càng khẳng định vị trí trung tâm đào tạo và
dạy nghề của khu vực Duyên hải Bắc bộ, với 58 cơ sở dạy nghề, quy mô đào
tạo ổn định, đạt bình quân 50.000 học viên/năm ở cả ba cấp trình độ, tỷ lệ học
sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề có việc làm khi ra
trường đạt trên 85%. Các trường đại học phát huy tối đa vai trò là trung tâm
đào tạo đại học của khu vực Duyên hải Bắc bộ; hằng năm thu hút trên 30% số
sinh viên từ các địa phương khác.

Nhân lực chất lượng cao có sự phát triển về số lượng và chất lượng.
Thành phố Hải Phòng hiện có 136.470 người có trình độ đại học, cao đẳng
trở lên (trong đó có 4.200 người có trình độ trên đại học); 4.900 cán bộ
khoa học và công nghệ, đạt 8,4 người/ vạn dân (trung bình cả nước đạt 7
người/1 vạn dân).
Các hoạt động văn hóa được duy trì thường xuyên, xu hướng xã hội hóa
ngày càng rõ nét. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
tiếp tục được phát huy. Lễ hội Hoa phượng đỏ được tổ chức thường niên là

17


niềm tự hào của người dân thành phố Cảng, thiết thực nâng cao hình ảnh và vị
thế của thành phố.
Phong trào thể thao quần chúng phát triển đều khắp ở các địa phương.
Trên lĩnh vực y tế, ở Hải Phòng, mạng lưới khám chữa bệnh từ tuyến
thành phố đến cơ sở, cả công lập và ngoài công lập được củng cố và mở rộng
hơn. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, nhiều công nghệ, kỹ thuật y
học tiên tiến được triển khai; một số trung tâm chuyên khoa sâu, kỹ thuật cao
trực thuộc các bệnh viện lớn được thành lập, từng bước đáp ứng nhu cầu
khám, chữa bệnh cho nhân dân thành phố và các tỉnh lên cận. Thực hiện tốt
công tác phòng, chống dịch bệnh, chủ động, kịp thời phát hiện, xử lý, khống
chế và dập dịch, không để dịch bệnh nguy hiểm xảy ra.
Công tác DS-KHHGĐ được coi trọng, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản được củng cố và phát triển ở tất cả các quận, huyện.
Đời sống một bộ phận dân cư nghèo được nâng lên. Các đối tượng bảo
trợ xã hội được tạo điều kiện chăm sóc ngày càng tốt hơn về vật chất và
tinh thần.
Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa được đẩy mạnh; công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em, công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ tiếp

tục được quan tâm, có chuyển biến tiến bộ. Công tác chi trả các chế độ trợ cấp
bảo hiểm xã hội được bảo đảm an toàn, kịp thời và đầy đủ cho các đối tượng.
1.2. Tình hình y t ở Hải Phòng trƣớc năm 1986
1.2.1. Giai đoạn 1955-1975
Sau gần một thế kỷ (tính đến năm 1955) bị thực dân Pháp đô hộ, ngành
Y tế Hải Phòng gặp rất nhiều khó khăn và nhỏ bé so với yêu cầu của một
thành phố đứng thứ ba trong cả nước (sau Hà Nội và Sài Gòn).
Sau khi tiếp quản, ngành Y tế Hải Phòng chỉ có 5 bác sĩ, 22 y sĩ và
dược sĩ trung học; Nhà thương Chính chỉ có 150 giường, trang thiết bị quá
18


nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu chẩn đoán và điều trị. Nạn đói
nghèo và nạn ô nhiễm môi trường do chiến tranh để lại làm bệnh tật và
dịch bệnh phát triển.
Việc làm đầu tiên của thành phố Hải Phòng sau khi tiếp quản là kiện
toàn bộ máy lãnh đạo y tế (lúc đầu gọi là Ty Y tế, sau đổi thành Sở Y tế), sau
đó kiện toàn bộ máy lãnh đạo của bệnh viện chính gồm giám đốc, chính trị
viên và một số cán bộ công tác tại các phòng ban của bệnh viện.
Để có đội ngũ cán bộ phục vụ cho ngành Y tế, năm 1957 Hải Phòng đã
thành lập Trường Y sĩ (nay là Trường Cao đẳng Y tế), là phân hiệu của
Trường Y sĩ Trung ương. Hằng năm, trường đào tạo hàng trăm cán bộ có
trình độ trung cấp để đưa xuống các cơ sở y tế làm việc. Đồng thời với việc ra
đời của Trường y sĩ, các cơ sở khám, chữa bệnh cũng được thành lập: Bệnh
viện C (năm 1955), Bệnh viện Lao (năm 1955). Công tác khám, chữa bệnh
cho nhân dân được khôi phục từng bước một cách có hiệu quả.
Khoảng thời gian từ năm 1961 đến năm 1965, ngành Y tế Hải Phòng đã
mở rộng các cơ sở y tế, tăng cường đào tạo cán bộ cho chiến trường miền
Nam để chuẩn bị đối phó với tình huống chiến tranh xảy ra.
Ngành Y tế Hải Phòng nêu quyết tâm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ

Chí Minh “Lương y như từ mẫu”, thể hiện ở tinh thần học tập chính trị, văn
hóa, chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ bệnh nhân tận tình, chu đáo. Tiêu biểu
cho phong trào là cuộc vận động thao diễn kỹ thuật ở hầu hết các khâu công
tác, từ đơn giản như khiêng cáng, phục vụ cơm tại giường đến sắp xếp dụng
cụ và phục vụ phẫu thuật trong cuộc vận động “giành hoa hồng kính dâng
Chủ tịch Hồ Chí Minh” tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Phong trào này
được các đơn vị trong ngành hưởng ứng mạnh mẽ, nhất là bệnh viện Lao,
bệnh viện Kiến An, …

19


Do điều kiện địa hình, đất đai và dân số của Hải Phòng có một số nét đặc
biệt: thành phố công nghiệp, đông dân cư, từ thành phố ra ngoại thành, từ
huyện này sang huyện khác đều bị ngăn cách bởi những dòng sông, nhiều phà
đò, giao thông vận chuyển khó khăn, nhất là khi bị máy bay địch bắn phá diện
rộng. Từ thực tế đó, Sở Y tế Hải Phòng sớm có phương án tăng cường điều
kiện phục vụ cho các huyện, thị và hải đảo để trong một vài năm các bệnh
viện tuyến 3 có đủ cán bộ cho 4 chuyên khoa: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, đồng thời
bổ túc nghề nghiệp cho các anh, chị em y sĩ, y tá, kỹ thuật viên nhiều năm
không được đào tạo lại. Các trạm y tế đều có y sĩ phụ trách, biên chế từ 3 đến
5 người, trong đó có hộ sinh, dược tá, một số xã do điều kiện tự nhiên thuận
lợi nên đã có lương y và thầy thuốc y học dân tộc. Ngành y tế còn khuyến
khích các trạm y tế xã có vườn thuốc nam phục vụ nhân dân chữa bệnh, sưu
tầm các bài thuốc dân gian chữa vết thương.
Giai đoạn 1965-1973 là khoảng thời gian ngành y tế Hải Phòng cũng
như y tế toàn miền Bắc phải đối mặt với chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở
miền Bắc như cửa sông Gianh (Quảng Bình), Vinh-Bến Thủy (Nghệ An),
Lạch Trường (Thanh Hóa), Hòn Gai (Quảng Ninh).

Ngày 7-2-1965, lấy cớ “trả dũa” việc Quân giải phóng miền Nam tiến
công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku. Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá thị xã
Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh) v.v... chính thức gây ra
cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.
Trước tình hình đó, Sở Y tế Hải Phòng đã nhanh chóng tăng cường, điều
động một số bác sĩ ngoại khoa từ tuyến thành phố xuống các bệnh viện huyện,
thị xã có khả năng tiến hành đại phẫu thuật, trừ những trường hợp chuyên sâu.
Nhờ đó, gánh nặng tập trung những ca đại phẫu thuật lên tuyến thành phố đã
được chia sẻ. Các bệnh viện tuyến 3 phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết,
trang bị thêm phương tiện sản xuất huyết thanh để có đủ huyết thanh cấp cứu
20


khi có chiến tranh mở rộng, đồng thời chỉ đạo ngành dược chuẩn bị cơ số
thuốc dự phòng, sẵn sàng cung cấp cho những cơ sở bị địch đánh phá, điều
kiện tiếp tế vận chuyển khó khăn.
Vào cuối năm 1969, bệnh sốt xuất huyết xuất hiện lần đầu tiên phát
thành dịch lớn ở nội thành Hải Phòng. Số người mắc lên tới 8991 người,
nhưng đã được ngành Y tế tập trung dập tắt ngay, không để lây lan diện rộng
và hạn chế tử vong.
Năm 1972, Mỹ huy động nhiều tốp máy bay B52 đánh phá vào Hải
Phòng, máy bay Mỹ dội bom dọc sông Lấp, tiểu khu Hàm Tử, Bến Bính,
Cảng, khu Thượng Lý làm nhiều người chết và bị thương. Ngành Y tế
Hải Phòng đã tập trung làm tốt khâu cấp cứu chấn thương, cứu sống
hàng ngàn người.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Hải Phòng là thành phố bị bom
Mỹ đánh phá ác liệt nhất trong số các tỉnh miền Bắc, ngành Y tế Hải Phòng
đã khắc phục khó khăn, đảm bảo cấp cứu nhanh, khẩn trương, kịp thời, được
Chính phủ tặng nhiều cờ thưởng, huân chương.
1.2.2. Giai đoạn 1975-1986

Sau Đại thắng mùa xuân 1975, nước Việt Nam bước vào một thời kỳ
mới, thời kỳ đất nước thống nhất, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh và
xây dựng theo định hướng XHCN. Trong bối cảnh đó, y tế Hải Phòng đã
nhanh chóng khôi phục tổ chức, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở khám
chữa bệnh; đẩy mạnh học tập, đào tạo, phát triển đội ngũ và hoàn thiện mạng
lưới y tế quận, huyện, xã, phường.
Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, giai đoạn này, y tế Hải
Phòng đã được Bộ y tế, các Viện Trung ương, đặc biệt là Tổ chức Y tế thế
giới và UNICEF đầu tư cho hàng chục chương trình như: Tiêm chủng mở
rộng (1983); Chương trình chống tiêu chảy (1984); Chương trình vệ sinh môi
21


×