BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------
LÊ BẢO TRÂN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------
LÊ BẢO TRÂN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong bài luận văn này là công trình nghiên cứu
của tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Văn Sĩ. Số
liệu đưa ra trong luận văn này là trung thực, chính xác và được thu thập từ các nguồn
đáng tin cậy.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ........ tháng ........ năm 2015
Tác giả luận văn
Lê Bảo Trân
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................
MỤC LỤC.............................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................ 4
1.1
Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP ........................... 4
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP .................................. 4
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP ...................... 5
1.2
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP ... 6
1.2.1 Nhóm nhân tố bên ngoài (nhân tố vĩ mô) ................................................................. 6
1.2.2 Nhóm nhân tố nhân tố bên trong (thuộc đặc điểm ngân hàng) ................................. 9
1.3
Tổng quan các nghiên cứu trước đây .................................................................. 13
1.3.1 Nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) ................................................................ 13
1.3.2 Nghiên cứu của Sehrish Gul và cộng sự (2011) ..................................................... 13
1.3.3 Nghiên cứu của Ong Tze San and Teh Boon Heng (2012) .................................... 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 17
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ......................................................... 18
2.1
Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từ 2007-2013 ..................................................... 18
2.1.1 Bối cảnh chung........................................................................................................ 18
2.1.2 Tác động của bối cảnh kinh tế lên hệ thống NHTM Việt Nam .............................. 21
2.2
Giới thiệu hệ thống NHTM tại Việt Nam ........................................................... 23
2.3
Thực trạng hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam trong những
năm gần đây...................................................................................................................... 24
2.3.1 Quy mô thị trường ................................................................................................... 25
2.3.2 Hoạt động huy động vốn ......................................................................................... 30
2.3.3 Hoạt động tín dụng.................................................................................................. 33
2.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................................ 36
2.4
Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 38
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu................................................................................................. 38
2.4.2 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................. 39
2.5
Xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................................. 41
2.5.1 Lựa chọn biến cho mô hình..................................................................................... 41
2.5.2 Các biến trong mô hình nghiên cứu dự kiến ........................................................... 42
2.5.3 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 42
2.5.4 Mô hình nghiên cứu dự kiến ................................................................................... 43
2.6
Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả ........................................................... 44
2.6.1 Thống kê mô tả nghiên cứu..................................................................................... 44
2.6.2 Phân tích tương quan .............................................................................................. 44
2.6.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy ........................................................................... 45
2.6.4 Lựa chọn mô hình trên dữ liệu bảng: ...................................................................... 47
2.6.5 Kết quả mô hình nghiên cứu: .................................................................................. 47
2.6.6 Thảo luận và phân tích ý nghĩa của các hệ số hồi quy............................................ 48
2.7
Kết quả đạt được từ mô hình ............................................................................... 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 51
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ............................ 52
3.1
Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam ........................................................................................ 52
3.2
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam ...................................................................................................... 55
3.2.1 Các giải pháp từ Chính phủ .................................................................................... 56
3.2.2 Các giải pháp từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .................................................. 56
3.2.3 Các giải pháp từ phía các ngân hàng thương mại ................................................... 57
3.3
Kiến nghị về hỗ trợ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................ 62
3.3.1 Đối với Chính phủ................................................................................................... 62
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................................................................ 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 64
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Agribank
ATM
Cụm từ tiếng Việt
Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển nông
thôn
Máy rút tiền tự động
COSR
CPI
CRR
DNNN
EA
Eximbank
FEM
GDP
HD Bank
Ngân hàng TMCP Đầu tư&Phát triển Việt
Nam
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập
Chỉ số giá tiêu dùng
Rủi ro tín dụng
Doanh nghiệp Nhà nước
Tỷ lệ vốn cổ phần trên tổng tài sản
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
Mô hình tác động cố định
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM
IMF
Quỹ tiền tệ thế giới
INF
LienVietpost
Bank
LQD
MB Bank
MC
NHNN
NHTM
NHTMCP
NIM
Lạm phát
OLS
Phương pháp bình phương bé nhất
PG Bank
POS
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
Máy chấp nhận thanh toán thẻ
REM
Mô hình tác động ngẫu nhiên
ROA
ROE
SCB
SHB
TCTD
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Tổ chức tín dụng
BIDV
Cụm từ tiếng Anh
Automated Teller
Machine
Cost to income ratio
Consumer Price Index
Credit risk
Equity Asset
Fixed Effects Model
International Money
Fund
Inflation
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Tính thanh khoản
Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam
Giá trị vốn hóa thị trường
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Liquidity
Market Capitalization
Net Interest Margin
Ordinary Least
Square
Point Of Sale
Random Effects
Model
Return on asset
Return on equity
Sacombank
Techcombank
TMCP
NHQD
UK
VCB
VIB
Vietinbank
VP Bank
VNĐ
WTO
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Thương mại cổ phần
Ngân hàng quốc dân
Nước Anh
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Việt Nam
Nam
International Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Đồng tiền Việt Nam
World Trade
Tổ chức thương mại thế giới
Organization
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt các biến được sử dụng trong các nghiên cứu trên thế giới ..........14
Bảng 2.1: Thống kê mô tả nghiên cứu ...............................................................................44
Bảng 2.2: Phân tích tương quan .........................................................................................44
Bảng 2.3: Kiểm định phương sai của sai số không đổi .....................................................45
Bảng 2.4: Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau...........46
Bảng 2.5: Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập ...........................46
Bảng 2.6: Kết quả chạy mô hình FEM ..............................................................................47
Bảng 2.7: Kết quả hồi quy .................................................................................................47
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2007-2013 ....................................................18
Hình 2.2:Tình hình lạm phát Việt Nam từ 2007-2013 ......................................................20
Hình 2.3: Tình hình nợ xấu và tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam từ
2007-2013 ..........................................................................................................................21
Hình 2.4: Tình hình tín dụng và lãi vay bình quân của hệ thống NHTM từ năm 20072013....................................................................................................................................23
Hình 2.5: Bảng xếp hạng thứ tự tổng vốn điều lệ của hệ thống NHTM Việt Nam năm
2014....................................................................................................................................25
Hình 2.6: Bảng xếp hạng thứ tự tổng tài sản của các NHTMCP năm 2014 ......................27
Hình 2.7: Số chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2014 .......29
Hình 2.8: Lãi suất huy động và lãi suất cho vay bình quân của hệ thống NHTM Việt Nam
từ năm 2008-2013 ..............................................................................................................30
Hình 2.9: Tình hình huy động vốn từ nền kinh tế các khối ngân hàng tại Việt Nam từ năm
2008-2012 ..........................................................................................................................32
Hình 2.10: Tình hình huy động vốn từ khu vực dân cư của các TCTD ............................33
Hình 2.11: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và lãi suất cho vay bình quân của hệ thống
ngân hàng Việt Nam từ năm 2010-2014 ............................................................................34
Hình 2.12: Tình hình tăng trưởng tín dụng bằng VNĐ và ngoại tệ của hệ thống NHTM từ
năm 2008–2014 ..................................................................................................................35
Hình 2.13:Mô hình nghiên cứu dự kiến .............................................................................42
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở hầu hết các nước, ngành ngân hàng được coi là một khu vực then chốt đảm bảo
cho nền kinh tế quốc gia hoạt động một cách nhịp nhàng, vì vậy khu vực này được chính
phủ các nước đặt biệt quan tâm và là một trong những ngành nhận được sự giám sát chặt
chẽ nhất trong nền kinh tế, đặc biệt tại các nước đang phát triển (Dr Alan Bollard and
partners, 2011). Chất lượng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các
yếu tố từ hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng có vai trò rất lớn. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại còn thấp so với
mục tiêu cũng như so với tiềm năng vốn có của các ngân hàng. Hệ quả là vai trò tích cực
của các ngân hàng thương mại đối với hệ thông ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói
chung chưa được phát huy. Với mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách, tiến tới đuổi kịp các
nước khác về mặt kinh tế thì nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần là việc làm cấp bách hiện nay.
Qua đó việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại là rất
quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và những người làm công tác quản lý
ngân hàng, do đó tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu
trong luận văn của mình.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
-
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần.
-
Đo lường, phân tích và đánh giá những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh từ đó đề xuất một số giải pháp cải thiện mức độ tác động của các yếu
tố tích cực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
NHTMCP Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
-
Các yếu tố nào có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP?
-
Trong các yếu tố có tác động thì yếu tố nào tác động mạnh nhất đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh?
2
-
Cần những giải pháp gì và thực hiện những giải pháp đó như thế nào để nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các NHTMCP Việt Nam trong tương lai?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam.
-
Phạm vi nghiên cứu: 22 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 20072013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng trong luận văn:
-
Phương pháp định tính: xem xét và hệ thống hóa kết quả của các công trình
nghiên cứu có liên quan đã được công bố từ đó lựa chọn ra các biến phù hợp để
xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn.
-
Nghiên cứu định lượng: Tiến hành thu thập dữ liệu và thực hiện phương pháp
nghiên cứu hồi quy thông qua phần mềm STATA để kiểm định các giả thuyết hồi
quy của mô hình nghiên cứu đã xây dựng.
5. Ý nghĩa thực tiễn
-
Từ kết quả của bài nghiên cứu ta có thể xác định rõ các nhân tố có tác động tích
cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Điều này
hỗ trợ cho các nhà quản trị ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách và các nhà
đầu tư trong việc ra quyết định, giúp cho công tác quản trị ngân hàng được thuận
lợi và dễ dàng hơn.
-
Những kết quả trong nghiên cứu này còn làm căn cứ đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP.
Điều đó góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển của các NHTMCP cũng
như hệ thống tài chính tại Việt Nam.
3
6. Kết cấu luận văn
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung và kết quả nghiên cứu
-
Chương 1. Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại cổ phần.
-
Chương 2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam.
-
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam.
C. Phần kết luận
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương một sẽ tiến hành nghiên cứu một số cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
Trong đó bố cục được chia làm ba phần, phần một sẽ giới thiệu về hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Phần hai sẽ đề cập đến các yếu tố và mối quan hệ của các yếu
tố đó đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần. Phần ba
sẽ tìm hiểu một vài nghiên cứu trước đây đã được công bố có liên quan tới hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
1.1 Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP
Theo McMahon (1995) cho rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh như là một chỉ số
được tính toán dựa trên các số liệu kế toán. Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá hiệu quả
quá trình tạo ra các giá trị tối đa cho các cổ đông.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả
thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt
động kinh tế đó (GS.TS. Ngô Đình Giao, 1997, Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp
trong các doanh nghiệp, trang 408).
Hiệu quả lợi nhuận tương ứng với hai mục tiêu kinh tế là giảm thiểu chi phí để tối
đa hóa lợi nhuận (Maudos, Pastor, Perez và Quesada, 2002).
Từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động kinh doanh còn phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, được biểu hiện mối tương
quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch
giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao.Ngoài ra, hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM có thể được đo lường thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM quyết định trực tiếp tới vấn đề tồn
tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Chính vì vậy mà các NHTM coi hiệu quả hoạt động
kinh doanh là mục tiêu quan trọng hàng đầu.
5
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP
Tỷ lệ ROA (Return on assets)
ROA =
Lợi nhu ận ròng (lợi nhu ận sau thu ế)
Tổng tài sản
x 100%
Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả kinh doanh trên một đơn vị tài sản có của ngân hàng,
là thước đo hiệu quả đầu tư của ngân hàng bởi vì mọi tài sản có đều là những khoản đầu
tư sinh lãi hàng ngày ngoại trừ tài sản tiền mặt và tài sản cố định.
ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, chứng tỏ ngân hàng có cơ cấu tài
sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các khoản mục trên tài sản có trước những
biến động của nền kinh tế. Chỉ tiêu ROA giúp nhà quản trị thấy được khả năng bao quát
của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có.
Để tăng ROA, các ngân hàng cần phải gia tăng các khoản mục tài sản có sinh lời.
Trong các khoản mục của tổng tài sản thì khoản đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng
là khoản cho vay. Để tối đa hóa lợi nhuận, ngân hàng thường gia tăng khoản đầu tư tín
dụng, đây cũng chính là khoản chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Như vậy ROA càng cao thì
mức độ rủi ro càng cao.
Tỷ lệ ROE (Return on Equity)
ROE =
Lợi nhu ận ròng (lợi nhu ận sau thu ế)
Vốn ch ủ sở hữu
x100%
Tỷ lệ này đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu
bao gồm vốn của ngân hàng và các quỹ dự trữ, qua đó tỷ lệ này cho biết khả năng sử
dụng vốn cổ phần của ngân hàng nên ROE có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông. ROE
càng lớn cho thấy kết quả hoạt động trên vốn cổ phần tốt.
Mối quan hệ giữa ROA và ROE
ROA và ROE là hai chỉ tiêu luôn luôn được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt
quan tâm. Hai chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua công thức như
sau:
ROE =
Lợi nhu ận ròng
Vốn ch ủ sở hữu
=
Lợi nhu ận ròng
Tổng tài sản
x
Tổng tài sản
Vốn ch ủ sở hữu
6
ROE = ROA x
Tổng tài sản
Vốn ch ủ sở hữu
Công thức trên cho thấy chỉ tiêu ROE dễ bị biến động do tỷ số tổng tài sản/vốn
chủ sở hữu luôn lớn hơn 1 nhiều lần, vì vây ROE có độ nhạy cao hơn ROA gấp nhiều
lần.
Tuy nhiên nếu ROE quá lớn so với ROA cho thấy vốn chủ sở hữu của ngân hàng
chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tổng nguồn vốn. Như vậy có thể thấy rõ rằng lợi nhuận của
ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào vốn huy động, vì vậy có thể ảnh hưởng đến mức độ an
toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. (Nguyễn Xuân Nhật, 2007)
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTMCP
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đòi hỏi phải xác định
được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và tác động của các yếu
tố này từ đó có các giải pháp tăng cường các nhân tố tích cực nhằm tối ưu hóa lợi nhuận,
hạn chế các hoạt động mang tính rủi ro, bảo toàn vốn từ các hoạt động kinh doanh của
NHTM. Bởi vì hiệu quả là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân
hàng, do đó nâng cao hiệu quả cũng là nâng cao năng lực tài chính, năng lực điều hành để
có thể mở rộng các hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao thương hiệu của các NHTM.
Trong các bài nghiên cứu trước đây có đề cập đến rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng thương mại. Nhưng trong bài nghiên cứu này tác giả chia làm
hai nhóm: nhóm nhân tố vĩ mô và nhóm nhân tố thuộc đặc điểm ngân hàng.
Nhóm nhân tố vĩ mô bao gồm các yếu tố mà NHTM khó có thể kiểm soát được
nhưng lại có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt đông kinh doanh của ngân hàng. Còn nhóm
nhân tố thuộc đặc điểm ngân hàng bao gồm các yếu tố mà Ngân hàng có thể kiểm soát và
điều chỉnh được.
1.2.1 Nhóm nhân tố bên ngoài (nhân tố vĩ mô)
1.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Tốc độ tăng trưởng GDP được định nghĩa là sự thay đổi hàng năm của GDP. Chỉ
số này phản ánh tình trạng của chu kỳ kinh tế. Tăng trưởng GDP được mong đợi sẽ có
ảnh hưởng đến cung và cầu đối với các khoản vay và tiền gửi. Khi nền kinh tế bùng nổ,
7
nhu cầu tín dụng hoặc cho vay tăng theo chất lượng của tài sản. Ngân hàng có thể tạo ra
lợi nhuận cao hơn. Khi kinh tế chậm lại, tốc độ tăng trưởng GDP là quá chậm. Việc cho
vay có khuynh hướng giảm. Ngoài ra, các ngân hàng có liên quan với nguy cơ vỡ nợ cao
hơn và chi phí dự phòng có xu hướng cao hơn, do đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Tóm lại, tăng trưởng GDP có thể được dùng như là một chỉ số về nhu cầu đối với ngành
ngân hàng.(Ong Tze San và The Boon Heng, 2012)
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu
vực tiết kiệm và khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường
kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân
hàng. Nếu môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động của các ngân hàng thương mại, vì nó cũng là điều kiện làm cho quá trình sản
xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả
vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn
định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh
doanh do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho các NHTM dễ dàng mở rộng hoạt động tín
dụng của mình đồng thời nợ xấu được cải thiện vì năng lực tài chính của các doanh
nghiệp được nâng cao. Ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất
ổn thì lại là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các NHTM như nhu cầu vay vốn
giảm, nguy cơ nợ quá hạn, gia tăng nợ xấu làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM.
(Nguyễn Việt Hùng, 2008)
Thực tế các nghiên cứu trước đây ở nhiều nước cũng đã đưa ra những kết luận về
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Theo Kosmidou
và cộng sự (2006), Hassan and Bashir (2003) tìm thấy GDP có tác động cùng chiều lên
hiệu quả ngân hàng tại Anh. Sehrish Gul và cộng sự (2011) tìm thấy có mối quan hệ tích
cực giữa hai yếu tố này tại các ngân hàng ở Pakistan. Còn theo Ong Tze San và The
Boon Heng (2012); Sufian và Chong (2008) lại không tìm thấy bằng chứng nào về mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động lần lượt tại Malaysia và
Philippines.
1.2.1.2 Lạm phát (INF)
Lạm phát là tỷ lệ mà tại đó mức giá cả chung của hàng hóa và dịch vụ đang gia
tăng trong nền kinh tế theo thời gian. Lạm phát làm xói mòn sức mua của người tiêu
8
dùng bởi vì chúng ta mua được ít hơn hàng hóa và dịch vụ hơn với từng đơn vị của tiền
tệ. (Ong Tze San và The Boon Heng, 2012).
Mối quan hệ giữa lợi nhuận ngân hàng và lạm phát đã được giới thiệu bởi Revell
(1980). Ảnh hưởng của lạm phát đến lợi nhuận ngân hàng phụ thuộc vào việc chi phí hoạt
động tăng với tốc độ nhanh hơn so với lạm phát hoặc ngược lại. Trong 1 khía cạnh nào
đó, Pasiouras và Kosmidou (2007) cho rằng lạm phát có thể có một tác động tích cực
hoặc tiêu cực đến lợi nhuận các ngân hàng. Mối quan hệ là tùy thuộc vào việc các tỷ lệ
lạm phát được dự đoán trước hoặc không lường trước được. Nếu tỷ lệ lạm phát được dự
đoán trước, các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất kịp thời. Kết quả là, doanh thu tăng
nhanh hơn chi phí và do đó có một tác động tích cực đến lợi nhuận. Mặt khác, nếu tỷ lệ
lạm phát là không lường trước được, các ngân hàng không thể điều chỉnh lãi suất ngay
lập tức và chi phí sẽ cao hơn so với doanh thu. Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến lợi
nhuận.Nói chung, lạm phát được đo bằng chỉ số giá, chỉ số giá tiêu dùng (CPI). CPI được
tính trên cơ sở tỷ lệ thay đổi trong giá cả của rổ hàng hóa và dịch vụ cố định mà đại diện
là phần chi tiêu của tất cả các hộ gia đình. Do đó, tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm thay
đổi của CPI theo thời gian.(Ong Tze San và The Boon Heng, 2012)
Mamatzakis và Remoundos (2003), Haron và Wan (2004), Kosmidou và cộng sự
(2006), Athanasoglou và cộng sự (2008) và Sehrish Gul và cộng sự (2011) nhận thấy
rằng lạm phát có tác động tích cực đến lợi nhuận. Còn theo Ong Tze San và The Boon
Heng (2012) thì không tìm thấy sự tác động nào của lạm phát lên hiệu quả kinh doanh
ngân hàng.
1.2.1.3 Giá trị vốn hóa thị trường (MC)
Giá trị vốn hóa thị trường đại diện cho sự đồng thuận của công chúng về giá trị
của vốn chủ sở hữu của một tổ chức. Giá trị vốn hóa thị trường tương đương với giá thị
trường của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Quy mô và tốc độ
tăng của giá trị vốn hóa thị trường là thước đo quan trọng đánh giá thành công hay thất
bại của 1 tổ chức có niêm yết. (Sehrish Gul và cộng sự, 2011).
Bằng chứng thực nghiệm từ Sufian và Chong (2008); Sehrish Gul vàcộng sự
(2011) thì không tìm thấy sự tác động nào của MC đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
9
1.2.2 Nhóm nhân tố nhân tố bên trong (thuộc đặc điểm ngân hàng)
1.2.2.1 Quy mô ngân hàng (SIZE) = Logarit (Tổng tài sản)
Trong hầu hết các nghiên cứu tài chính, tổng tài sản được sử dụng như là một chỉ
tiêu để đánh giá quy mô của ngân hàng. Quy mô của các ngân hàng là một trong những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Thông thường ngân
hàng với quy mô lớn có khả năng cho vay và tiếp cận với các thị trường tốt hơn mà điều
này thì không dành cho các ngân hàng nhỏ(Ong Tze San và The Boon Heng, 2012). Quy
mô tài sản tăng lên đi kèm với việc mở rộng hoạt động của ngân hàng nên sẽ có khả năng
tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn từ đó huy động vốn với chi phí rẻ và dễ
dàng, thúc đẩy tăng doanh thu và lợi nhuận nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTMCP,
đồng thời làm gia tăng giá trị thương hiệu của ngân hàng so với ngân hàng khác. Tại bài
nghiên cứu này tác giả cũng mong đợi tương tác động tích cực giữa quy mô ngân hàng và
hiệu quả hoạt động của ngân hàng.Tuy nhiên, quy mô tài sản tăng lên cũng đồng thời đòi
hỏi khả năng quản lý của ngân hàng phải tốt hơn, nếu không rủi ro sẽ cao hơn, ảnh hưởng
xấu đến hoạt động của NHTMCP. (Nguyễn Ngọc Phong Lan, 2013)
Theo tổng hợp từ kết quả của các nghiên cứu trước: Ủy Ban Châu Âu (1997),
Berger và Humphrey (1997) phát hiện ra rằng ngân hàng lớn đạt được quy mô kinh tế.
Spathis và cộng sự (2002) nghiên cứu về hiệu suất của các ngân hàng Hy Lạp nhỏ và lớn
trong giai đoạn 1990-1999 và nhận thấy rằng các ngân hàng lớn có hiệu quả hơn.
Mamatzakis và Remoundos (2003) tìm thấy quy mô kinh tế có ảnh hưởng đáng kể lợi
nhuận.
Mặt khác, Kosmidou và cộng sự (2006) thấy rằng quy mô của ngân hàng có mối
quan hệ tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng trong một nghiên cứu điều tra tác động của các
đặc điểm thuộc ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô và cấu trúc thị trường tài chính ở UK
đã có lợi nhuận các ngân hàng thương mại.
1.2.2.2 Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAPITAL)= Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng được hình thành từ hai nguồn: vốn góp của các cổ
đông và vốn tích lũy từ lợi nhuận sau thuế của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu mặc dù chỉ
chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản của NHTMCP, tuy nhiên vai trò của vốn chủ sở
hữu rất quan trọng. Vốn chủ sở hữu hay vốn tự có được xem là tấm đệm cho hoạt động
10
của NHTMCP vì vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự tài trợcủa ngân hàng, do đó cho
thấy được mức độ đảm bảo tài chính của các ngân hàng. Một ngân hàng với tỷ lệ vốn cổ
phần trên tổng tài sản cao, hợp lý thì có khả năng mạnh mẽ để chịu được các rủi ro tài
chính. Naceur và Goaied (2001) cho rằng những ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao thì có
nhu cầu vay vốn bên ngoài ít hơn và chi phí sử dụng vốn cũng sẽ thấp hơn vì thế các
ngân hàng có lợi nhuận nhiều hơn và xác suất vỡ nợ cũng ít hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng
có tình trạng vốn tự có tốt thì có thêm nhiều cơ hội kinh doanh. Hiện nay, theo quy định
của NHNN Việt Nam tổng dư nợ cho vay của một tổ chức tín dụng đối với một khách
hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó. Vốn chủ sở hữu được
mong đợi có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng với một cấu
trúc vốn phù hợp. (Nguyễn Ngọc Phong Lan, 2013)
Mamatzakis và Remoundos (2003); Staikouras và Wood (2003); Athanasoglou và
cộng sự (2005); Athanasoglou và cộng sự (2006); Pasiouras và Kosmidou (2007);
Kosmidou và cộng sự (2007); Deger Alper và Adem Anbar (2011); Ong Tze San và Teh
Boon Heng (2012) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Còn Sehrish Gul và cộng sự (2011) không
tìm thấy sự tác động nào giữa 2 yếu tố này.
1.2.2.3 Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOAN) = Doanh số cho vay/Tổng tài sản
Thu nhập từ các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính và được mong đợi sẽ có
một tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Chỉ số cho vay (LOAN) và rủi
ro tín dụng (CRR) đại diện cho yếu tố chất lượng của tài sản. LOAN tạo ra nguồn thu
nhập của ngân hàng nên nó thường có mối tương quan thuận với lợi nhuận của ngân hàng
trừ khi ngân hàng có rủi ro tín dụng quá mức chấp nhận được (Rhoades và Rutz, 1982).
Vì thế, số dư cho vay khách hàng càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng cao. Tuy nhiên,
các khoản nợ xấu được gây ra do các rủi ro có thể gây tổn thất cho ngân hàng nên ngân
hàng có nhiều nợ xấu sẽ chứng kiến sự sụt giảm lợi nhuận, tác động trực tiếp đến hiệu
quả hoạt động. (Nguyễn Ngọc Phong Lan, 2013)
Deger Alper và Adem Anbar (2011) đã tìm thấy mối tương quan nghịch giữa dư
nợ cho vay khách hàng và hiệu quả hoạt động. Do đó, mối tương quan thuận hay nghịch
giữa LOAN và hiệu quả hoạt động sẽ tùy thuộc và chất lượng của khoản cho vay. Theo
nghiên cứu của Sehrish Gul và cộng sự (2011) thì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác
11
động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này càng đáng tin cậy khi nghiên cứu
của Athanasoglou và cộng sự (2006) cũng cho ra kết quả tương tự.
1.2.2.4 Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS) = Tiền gửi/Tổng tài sản
Về vốn huy động, ngân hàng cho vay bằng nguồn vốn huy động của mình. Khi
nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng đều đặn, hợp lý thì ngân hàng có thêm nguồn vốn
cho khách hàng vay, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động cho vay của ngân hàng được
tăng cường và mở rộng. Nhưng nếu vốn quá nhiều, trong khi lượng vốn cho vay ra ít hơn
so với lượng vốn huy động thì sẽ gây ra hiện tượng tồn đọng vốn. Lượng vốn tồn đọng
này không những không sinh lời mà ngân hàng còn phải trả lãi suất, vì đây được xem như
là một khoản nợ phải trả. Chính điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. (Nguyễn
Ngọc Phong Lan, 2013)
Alkassim (2005) chỉ ra rằng tiền gửi trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến
hiệu quả hoạt động ngân hàng. Sehrish Gul và cộng sự (2011) cũng cho ra kết quả tương
tự.
1.2.2.5 Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (COSR) = Chi phí hoạt động/Thu nhập lãi ròng
Hiệu quả trong việc quản lý chi phí được đo lường bằng tỷ lệ chi phí trên thu nhập
(COSR). COSR đo các chi phíphát sinh trong hoạt động của ngân hàng.
Nói chung, lợi nhuận và chi phí có mối quan hệ ngược chiều, chi phí cao thì lợi
nhuận thấp, và ngược lại. Ngân hàng có hiệu quả khi COSR thấp hơn và đạt được lợi
nhuận cao hơn. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng. Đôi khi một khoản chi
phí được kết hợp với khối lượng hoạt động ngân hàng cao sẽ dẫn đến doanh thu cao hơn
(Ong Tze San và The Boon Heng, 2012).
Kosmidou và cộng sự (2006) và Pasiouras và Kosmidou (2007) thấy rằng COSR
có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Điều này là do các chi phí phát sinh
nhiều hơn sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. COSR thấp hơn sẽ cải thiện khả năng
sinh lời của ngân hàng. Kosmidou và cộng sự (2005) báo cáo rằng chi phí quản lý đóng
vai trò quan trọng trong việc nâng cao lợi nhuận ngân hàng. Các ngân hàng với chi phí
quản lý kém sẽ làm giảm hiệu suất sinh lời.Ong Tze San và The Boon Heng (2012) cũng
cho ra kết quả tương tự. Vì vậy, COSR dự kiến sẽ có một mối quan hệ ngược chiều với
lợi nhuận.
12
1.2.2.6 Tính thanh khoản (LQD - LIQUIDITY) = (Tiền mặt+Đầu tư tài chính ngắn
hạn+Các khoản phải thu ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cao tức là ngân hàng có tính thanh khoản cao. Thiếu thanh khoản là
một trong những lý do chính dẫn đến sự phá sản của ngân hàng. Tuy nhiên thanh khoản
cao sẽ có khả năng làm giảm lợi nhuận do không đầu tư vào các tài sản khác có lợi nhuận
cao hơn (ví dụ: các khoản đầu tư tài chính dài hạn).Tại Việt Nam, tác giả mong đợi mối
tương quan thuận giữa tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Là vì do
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 nên các ngân hàng nắm giữ các
tài sản có tính thanh khoản cao như là một nguồn thu nhập ổn định của ngân hàng. Việc
đầu tư vào các dự án dài hạn hoặc cho vay dài hạn sẽ mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng
trong giai đoạn hiện nay. (Nguyễn Ngọc Phong Lan, 2013)
Bourke (1989) thấy rằng mối tương quan thuận đáng kể giữa khả năng thanh
khoản của ngân hàng và hiệu quả hoạt động. Trong thời gian không ổn định, ngân hàng
có thể lựa chọn để tăng tiền mặt nắm giữ để giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, Molyneux và
Thorton (1992) kết luận rằng có một mối tương quan nghịch giữa tính thanh khoản và
hiệu quả hoạt động. Như vậy, mối tương quan giữa tính thanh khoản và hiệu quả hoạt
động của ngân hàng là khó xác định được.
1.2.2.7 Rủi ro tín dụng (CRR - Credit risk) = Nợ xấu/Tổng dư nợ
Rủi ro tín dụng được tính bằng nợ xấu trên tổng dư nợ.Về mặt lý thuyết, sự gia
tăng rủi ro tín dụng thường được gắn liền với sự sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng.
Do đó, các ngân hàng nâng cao lợi nhuận bằng cách cải thiện sự tầm soát, giám sát rủi ro
tín dụng và các chính sách liên quan đến việc dự báo mức độ rủi ro trong tương lai. Ngoài
ra, các ngân hàng Trung Ương thiết lập một số tiêu chuẩn cụ thể đối với mức dự trữ tổn
thất cho vay thông qua hệ thống ngân hàng (Athanasoglou và cộng sự, 2005).
Rủi ro tín dụng là khả năng bên vay không trả được nợ cho bên cho vay khi nợ đến
hạn gây ra nợ xấu. Theo Olweny và Shipho (2011) thì chất lượng tín dụng phụ thuộc vào
chất lượng tài sản nắm giữ của các ngân hàng. Ngân hàng nào cũng có những tiêu chuẩn
cho vay nhất định, nếu ngân hàng nào tiêu chuẩn càng cao thì những khoản vay của ngân
hàng sẽ hạn chế được những rủi ro của hoạt động tín dụng và ngược lại. (Nguyễn Phương
Chi, 2013)
13
Theo kết quả các nghiên cứu trước đây hầu như đều cho rằng rủi ro tín dụng tác
động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng chẳng hạn như các nghiên cứu
của Athanasoglou và cộng sự (2005), Sufian và Chong (2008); Ong Tze San và The Boon
Heng (2012).
1.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây
1.3.1 Nghiên cứu của Sufian và Chong (2008)
Tác giả đã nghiên cứu ngành ngân hàng tại Philippines và đã sử dụng dữ liệu thứ
cấp từ các báo cáo tài chính giai đoạn từ năm 1990-2005. Các tác giả sử dụng các chỉ số
vĩ mô được thu thập từ nguồn dữ liệu IMF. Nghiên cứu sử dụng 5 chỉ số bên trong là quy
mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, mức độ đa dạng hóa thu nhập, quản trị chi phí và mức độ
an toàn vốn; và 4 chỉ số nghiên cứu các yếu tố bên ngoài như tăng trưởng kinh tế, tăng
trưởng cung tiền, lạm phát, mức vốn hóa thị trường từ đó đo lường tác động lên hiệu quả
sử dụng tài sản ROA qua phương pháp hồi quy tuyến tính (OLS).
Thông qua kết quả nghiên cứu tác giả đã kết luận rằng mức độ an toàn vốn tác
động cùng chiều lên ROA, trong khi đó quy mô, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động tác
động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đối với các chỉ số vĩ mô thì
lạm phát tác động ngược chiều lên ROA, còn các chỉ số khác tác động không đáng kể đến
hiệu quả hoạt động của các NHTMCP.
1.3.2 Nghiên cứu của Sehrish Gul và cộng sự (2011)
Sehrish Gul & các cộng sự (2011) đã nghiên cứu các yếu tố (thuộc đặc điểm ngân
hàng và yếu tố vĩ mô) tác động động đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM. Các tác giả dùng dữ
liệu bảng của 15 NHTM ở Pakistan trong giai đoạn 2005-2009.
Bài nghiên cứu đã xem xét sự tác động của những yếu tố thuộc đặc điểm của ngân
hàng và yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng. Bài viết sử dụng phương
pháp bình phương bé nhất (OLS) để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố như: quy mô
ngân hàng (thông qua tổng tài sản), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay
trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, giá
trị vốn hóa thị trường của ngân hàng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng: một số yếu tố tác động có ý nghĩa
thống kê đến tỷ suất sinh lợi (ROA) của các NHTM ở Pakistan bao gồm: quy mô ngân
14
hàng (SIZE), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOAN), tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản
(DEPOSITS), tốc độ tăng trưởng (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF). Nghiên cứu chưa tìm thấy
tác động có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPITAL) và giá trị vốn hóa thị
trường của ngân hàng (MC) đến tỷ suất sinh lợi (ROA).
1.3.3 Nghiên cứu của Ong Tze San and Teh Boon Heng (2012)
Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính và các chỉ số kinh tế
vĩ mô của 20 ngân hàng tại Malaysia giai đoạn từ 2003-2009.
Phương pháp được tác giả sử dụng trong bài là phương pháp bình phương bé nhất
(OLS). Nghiên cứu chủ yếu tập trung xem xét 5 chỉ số thuộc đặc tính ngân hàng như : tỷ
lệ vốn chủ sỡ hữu (EA), chất lượng tài sản (LLR), tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CORS),
tính thanh khoản (LIQ), quy mô ngân hàng (SIZE) và 2 chỉ số vĩ mô như tốc độ tăng
trưởng (GDP) và lạm phát (INF) để đo lường tác động lên hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Trong đó ROA, ROE và NIM là các chỉ tiêu tài chính được lựa chọn đại diện cho
hiệu quả hoạt đông của ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA là biện pháp đo lường tốt nhất so với ROE và
NIM thông qua thông số R2. Các yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến ROA bao gồm:
tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu (EA), chất lượng tài sản (LLR), tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CORS),
tính thanh khoản (LIQ). Nghiên cứu chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của quy
mô ngân hàng (SIZE), tốc độ tăng trưởng (GDP) và lạm phát (INF). Trong đó EA có tác
động cùng chiều lên ROA; LLR có tác động ngược chiều lên ROA nhưng lại tác động
cùng chiều với NIM; COSR là biến thiết yếu đối với hiêu quả hoạt động khi được đo
lường bởi ROA. Nó có tác động ngược chiều với ROA và NIM; LIQ tác động cùng chiều
với ROA và NIM.
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt các biến được sử dụng trong các nghiên cứu trên thế giới
Tên biến
Ký hiệu
Cách tính
Tác giả
Dấu kỳ vọng
Biến phụ thuộc
Tỷ suất sinh
lời trên tổng
tài sản
ROA
Lợi nhuận sau
thuế/Tổng tài sản
Athanasoglou và cộng sự
(2005); Sufian và Chong
(2008); Sehrish Gul và cộng
sự (2011); Ong TzeSan và
Teh Boon Heng (2012).
NA
15
Tỷ suất sinh
lời trên vốn
chủ sở hữu
Tỷ suất sinh
lời trên vốn
cổ phần
thường
Tỷ lệ thu
nhập lãi cận
biên
Lợi nhuận sau
thuế/Vốn chủ sở
hữu
ROE
(Thu nhập ròngcổ tức ưu
đãi)/Vốn cổ phần
thường bình quân
Thu nhập lãi
thuần/Tổng tài
sản có sinh lời
bình quân
ROCE
NIM
Athanasoglou và cộng sự
(2005); Sehrish Gul và cộng
sự (2011); Ong TzeSan và
Teh Boon Heng (2012).
NA
Sehrish Gul và cộng sự (2011)
NA
Sehrish Gul và cộng sự
(2011); Ong TzeSan và Teh
Boon Heng (2012).
NA
Biến độc lập thuộc đặc điểm ngân hàng
Tỷ lệ tiền gửi
trên tài sản
DEPOSITS
Tiền gửi/Tổng tài
sản
Mức độ an
toàn vốn
CAR
(Vốn cấp 1+Vốn
cấp 2)/Tổng tài
sản
Rủi ro tín
dụng
CRR
Nợ xấu/Tổng dư
nợ
Tỷ lệ cho vay
trên tài sản
LOAN
Doanh số cho
vay/Tổng tài sản
Quy mô ngân
hàng
SIZE
Logarit (Tổng tài
sản)
Tỷ lê vốn chủ
sở hữu trên
tài sản
CAPITAL
(EA)
Vốn chủ sở
hữu/Tổng tài sản
Alkassim (2005); Sehrish Gul
và cộng sự (2011).
Berger (1995); DemirgucKunt và Huizinga (1999);
Goddard và cộng sự (2004),
Pasiouras và Kosmidou
(2007); Sufian và Chong
(2008).
Athanasoglou và cộng sự
(2005), Sufian và Chong
(2008); Ong Tze San và The
Boon Heng (2012).
Athanasoglou và cộng sự
(2006); Deger Alper và Adem
Anbar (2011); Sherish Gul và
cộng sự (2011).
Berger và Humphrey (1997);
Spathis và cộng sự (2002);
Mamatzakis và Remoundos
(2003); Kosmidou và cộng sự
(2006); Sufian và Chong
(2008); Sehrish Gul và cộng
sự (2011); Ong Tze San và
Teh Boon Heng (2012).
Mamatzakis và Remoundos
(2003); Staikouras và Wood
(2003); Athanasoglou và cộng
sự (2005), Pasiouras và
Kosmidou (2007); Sehrish
Gul và cộng sự (2011); Ong
TzeSan và Teh Boon Heng
(2012).
+
+/-
-
+/-
+/-
+
16
Tỷ lệ chi phí
hoạt động
trên thu nhập
Thanh khoản
COSR
LIQ
Kosmidou và cộng sự (2005);
Kosmidou và cộng sự (2006);
Chi phí hoạt
Pasiouras và Kosmidou
động/Thu nhập lãi
(2007); Ong Tze San và The
ròng
Boon Heng (2012).
(Tiền mặt+Đầu tư
Bourke (1989); Molyneux và
tài chính ngắn
Thorton (1992); Ong Tze San
hạn+Các khoản
và The Boon Heng (2012)
phải thu ngắn
hạn)/Nợ ngắn hạn
-
+/-
Biến độc lập thuộc đặc tính vĩ mô
Tốc độ tăng
trưởng
GDP
Lạm phát
INF
Mức vốn hóa
thị trường
MC
Mức tăng
cung tiền
MSG
Hassan và Bashir (2003),
Kosmidou và cộng sự (2006),
Sufian và Chong (2008),
Sehrish Gul và cộng sự
(2011), Ong TzeSan và Teh
Boon Heng (2012).
Mamatzakis và Remoundos
(2003), Haron và Wan (2004),
Kosmidou và cộng sự (2006),
Athanasoglou và cộng sự
(2008) và Sehrish Gul và cộng
sự (2011); Ong TzeSan và
Teh Boon Heng (2012).
Sufian và Chong (2008);
Sehrish Gul và cộng sự
(2011).
+
+/-
Sufian và Chong (2008)
Qua quá trình thảo luận, so sánh các mô hình nghiên cứu đã đưa ra thì tác giả nhận
thấy mô hình của Sehrish Gul và cộng sự (2011) đã được phổ biến rộng rãi, được nhiều
nhà nghiên cứu kiểm định và được sử dụng ở nhiều nước. Các yếu tố tác động lên hiệu
quả hoạt động ngân hàng trong nghiên cứu của ông phù hợp với một số mô hình khác đã
được công bố. Đặc biệt các yếu tố trong mô hình của Sehrish Gul và cộng sự (2011) hoàn
toàn phù hợp với tính chất và mục tiêu của đề tài mà tác giả đang nghiên cứu. Vì thế bài
nghiên cứu quyết định sử dụng 6/7 yếu tố trong mô hình của Sehrish Gul như: quy mô
ngân hàng (SIZE), vốn chủ sở hữu (CAPITAL), cho vay (LOAN), tiền gửi (DEPOSITS),
tốc độ tăng trưởng (GDP), lạm phát (INF) làm biến giải thích và ngoài ra qua ý kiến của
các chuyên gia là lãnh đạo của các ngân hàng kết hợp với một số kiến thức thực nghiệm
+