Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Mối quan hệ giữa đạo cao đài và văn hóa nam bộ (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================

LÊ THỊ TỐ ĐIỆP

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO CAO ĐÀI
VÀ VĂN HOÁ NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================

LÊ THỊ TỐ ĐIỆP

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO CAO ĐÀI
VÀ VĂN HOÁ NAM BỘ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Hữu Thụ

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Tác giả Luận văn

Lê Thị Tố Điệp


LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Mối quan hệ giữa đạo Cao Đài và văn hoá Nam
Bộ” được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành được Luận văn, bên cạnh những cố
gắng của bản thân, tác giả luận văn đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhiều cá nhân, tập thể.
Trước tiên, với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới TS Nguyễn Hữu Thụ, Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học cho tác
giả để Luận văn được hoàn thành.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Triết học, các
cán bộ, công chức của các phòng, ban, thư viện trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn đã hết sức giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu
tại khoa, trường.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
hoàn thành Luận văn thạc sỹ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận văn


Lê Thị Tố Điệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
1. Lí do lựa chọn đề tài ................................................................................. 3
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................ 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................... 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 10
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................... 11
7. Bố cục của luận văn ................................................................................ 11
NỘI DUNG................................................................................................. 12
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ
VÀ ĐẠO CAO ĐÀI ................................................................................... 12
1.1. Khái quát về vùng văn hóa Nam Bộ ................................................. 12
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và thành phần dân cư vùng đất Nam Bộ 12
1.1.2. Đặc trưng văn hóa và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo vùng Nam Bộ 21
1.2. Sự ra đời, phát triển và giáo lý cơ bản của đạo Cao Đài .................. 31
1.2.1. Sự ra đời và phát triển đạo Cao Đài ................................... 31
1.2.2. Đời sống tôn giáo của đạo Cao Đài ................................... 49
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 63
CHƢƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO CAO
ĐÀI VÀ VĂN HÓA VÙNG NAM BỘ..................................................... 64
2.1. Ảnh hưởng của đạo Cao Đài đến đời sống văn hóa Nam Bộ ........... 65
2.1.1. Đạo Cao Đài trong lĩnh vực đạo đức, tư tưởng ................... 65
2.1.2. Đạo Cao Đài với văn hóa nghệ thuật.................................. 71
2.2. Đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong đạo Cao Đài ............................... 84
2.2.1. Biểu hiện sự hỗn dung văn hóa Nam Bộ trong đạo Cao Đài 84


1


2.2.2. Tính mở, thoáng của văn hóa Nam Bộ biểu hiện trong đạo
Cao Đài. ...................................................................................... 92
2.2.3. Những yếu tố văn hóa truyền thống trong đạo Cao Đài ..... 94
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................... 101
KẾT LUẬN .............................................................................................. 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 108
PHỤ LỤC ẢNH ....................................................................................... 114

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Nam Bộ là vùng đồng bằng lớn và trù phú ở Việt Nam đồng thời cũng
là vùng đất tụ cư của nhiều thành phần dân tộc như Việt, Khmer, Hoa,
Chăm… và là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng khác nhau giữa
các tộc người. Trong đó, nổi trội hơn hết có thể kể đến là văn hóa của
người Việt, với vai trò chủ thể về mặt dân số, kinh tế và chính trị từ hàng
trăm năm qua đã làm cho yếu tố văn hóa Việt có sự ảnh hưởng mạnh mẽ
trên toàn khu vực; sau đến là văn hóa của người Khmer, người Hoa và các
dân tộc thiểu số khác….Đây được xem là vùng đất mới của người Việt.
Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ là quá trình lao động vất vả và lâu dài
của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Trong quá trình cộng cư, các tộc người ở
Nam Bộ cùng hội tụ, cùng chịu sự chi phối bởi môi trường địa lý – lịch sử,
trải qua những khó khăn vất vả trong quá trình chinh phục đất hoang vu
nên họ đã cố kết với nhau cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau và yếu tố tâm linh

được giao lưu, chia sẻ. Do đó, hệ thống tôn giáo tín ngưỡng của cư dân
Nam Bộ luôn nằm trong sự đan xen lẫn nhau dẫn đến sự biến đổi so với
yếu tố ban đầu mà cư dân mang tới. Sự biến đổi đó đã bổ trợ sự khiếm
khuyết của nhau trong quá trình tồn tại và phát triển, nhờ đó, hệ thống tôn
giáo tín ngưỡng của các cư dân Nam Bộ dần có những điểm chung, bên
cạnh những yếu tố khác biệt của từng tộc người.
Có thể nói, văn hóa Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là
vùng văn hóa của sự pha trộn, dung hòa mạnh mẽ giữa các tộc người.
Chính sự hỗn dung, pha trộn văn hóa ấy mà Nam Bộ trở thành vùng đất
xuất hiện nhiều tôn giáo bản địa nhất trong cả nước, trong đó tiêu biểu có
thể kể đến các tôn giáo như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa
Hảo và đặc biệt là Cao Đài.

3


Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời tại khu vực Nam Bộ
vào nửa đầu thế kỷ XX cũng bắt nguồn từ yếu tố hòa đồng tôn giáo đó.
Đạo ra đời trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ đã hình thành và phát triển
hàng trăm năm, nên đạo Cao Đài đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa Nam Bộ
biến thành cái riêng mang tính đặc thù trong tôn giáo của mình. Điều này
tạo nên sự mới mẻ của một tôn giáo mới, nhưng lại gần gũi với tín ngưỡng
truyền thống của cư dân Nam Bộ. Vì vậy, đạo Cao Đài đã thu hút nhiều
người, đặc biệt là người Việt Nam Bộ tham gia và trở thành tín đồ của
Đạo. Đó là lý do tại sao đạo Cao Đài lại ra đời và phát triển mau lẹ ở đất
Nam Kỳ nửa đầu thế kỷ XX mà không phải những miền khác, vào thời
gian khác.
Tuy nhiên, sự mới mẻ của đạo Cao Đài không nằm ngoài bối cảnh
chung văn hóa Nam Bộ, nó chỉ tích hợp từ những thành tố văn hóa đã có
trước, rồi sắp xếp lại và điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới,

nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người dân Nam Bộ lúc bấy giờ. Do đó,
đạo Cao Đài vừa thành lập năm 1926 đã nhanh chóng phát triển và trở
thành một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông ở khu vực Nam
Bộ. Vậy đạo Cao Đài đã có những điều chỉnh như thế nào về đức tin, giáo
lý, lễ nghi…để trở thành tôn giáo có đông tín đồ người Việt tin theo? Đạo
Cao Đài ra đời đúng theo Nguyễn An Ninh đã nhận xét: “Dân đã mê muội
trong tôn giáo, mà các tôn giáo, các đạo lý của nhà nước đều suy sụp, làm
sao không theo đạo Cao Đài cho được. Không trông thấy, không suy ra,
gặp Cao Đài có màu sắc mới mẻ, lại dễ dàng cho tâm trí như ngựa quen
đường cũ”. [26, tr .195]
Đạo Cao Đài sử dụng hiện tượng Thông Linh học để sáng tạo ra một
tôn giáo với nhiều yếu tố liên quan tới phong trào cơ bút, con người có thể
và có khả năng giao cảm giữa người sống với người chết, nhưng không
4


phải là mê tín dị đoan. Đạo lý giải các hiện tượng của con người từ vật chất
đến tinh thần, từ hữu hình qua vô hình. Đạo Cao Đài là tôn giáo có vai trò
nhất định trong các tôn giáo ở Việt Nam và có tác động đến cư dân Nam
Bộ. Hình ảnh người tín đồ Cao Đài, Tòa thánh Tây Ninh và những Thánh
Thất Cao Đài với hai lầu chuông trống, chiếc thuyền bát nhã hình
rồng,...trở thành nét đẹp trong văn hóa của đạo Cao Đài nói riêng và của
nhân dân Nam Bộ nói chung.
Để lý giải được vai trò tôn giáo trong đời sống của cư dân Nam Bộ và
góp phần tìm ra những yếu tố đặc trưng trong văn hóa Nam Bộ. Vì vậy, tác
giả chọn đề tài “Mối quan hệ giữa đạo Cao Đài và văn hóa Nam Bộ” làm
đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, đạo Cao Đài nói riêng là những vấn
đề liên quan đến tư tưởng đạo đức xã hội, do đó được dư luận và nhiều nhà

nghiên cứu quan tâm không kể người trong đạo. Từ quá trình ra đời, tồn tại,
phát triển đến quá trình phân hóa, đạo Cao Đài luôn chịu sự ảnh hưởng bởi
yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội và tư tưởng của thời đại ở Nam Bộ. Đến
nay, các công trình nghiên cứu về đạo Cao Đài dưới nhiều góc độ như lịch
sử, văn hóa, tư tưởng, chính trị đã được công bố. Do đó, các lý giải, đánh
giá về sự ra đời, về những hoạt động của đạo Cao Đài ở khu vực Nam Bộ
nói riêng và cả nước nói chung trong các công trình cũng khác nhau. Chính
vì vậy, khó có thể đưa ra một tổng quan chính xác về các kết quả nghiên
cứu đối với vấn đề này mà chỉ có thể đưa ra khái quát một số loại hình chủ
yếu nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Các công trình nghiên cứu về đạo Cao Đài:
Tác phẩm “Đại Đạo căn nguyên” của ông Nguyễn Trung Hậu, chức
sắc cao cấp của đạo Cao Đài viết năm 1930. Tác giả trình bày chi tiết về
5


lịch sử hình thành đạo Cao Đài. Đây được xem là một công trình lịch sử
chi tiết của đạo Cao Đài từ khi manh nha hình thành đến khi dời cơ sở thờ
tự về xây dựng Tòa thánh Tây Ninh vào năm 1927.
Công trình nghiên cứu của Huệ Lương, một chức sắc của đạo Cao Đài
vào năm 1963 với tên “Đại đạo tam kỳ phổ độ (Cao Đài giáo) – Sơ giản”.
Đây được xem là công trình nghiên cứu lịch sử của đạo Cao Đài một cách
chi tiết, trình bày hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của đạo
Cao Đài ở Nam Bộ. Ngoài ra, tác giả còn trình bày hệ thống giáo lý, lễ nghi
và cách tổ chức của đạo Cao Đài.
Từ năm 1967 đến năm 1972, Đồng Tân, một tín đồ của đạo, đã viết
hai quyển sách về lịch sử của đạo, đó là “Lịch sử Cao Đài – Đại đạo tam kỳ
phổ độ - phần vô vi” (1967) và “Lịch sử Cao Đài – Đại đạo tam kỳ phổ độ
- phần phổ độ” (1972). Hai công trình này được xem là nguồn sử đạo chi
tiết và có giá trị về mặt tài liệu, vì những bài Thánh giáo của đạo Cao Đài

được trích nguyên văn, giúp người đọc thấy rõ bối cảnh xã hội của đạo Cao
Đài lúc bấy giờ. Các công trình này còn nêu rõ những mâu thuẫn trong nội
bộ chức sắc của đạo Cao Đài từ năm 1927 đến năm 1934 để dẫn đến việc ra
đời các chi phái trong đạo.
Tác phẩm “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XIX đến
cách mạng tháng 8”. Tập II phần “Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó
trước các nhiệm vụ lịch sử” của tác giả Trần Văn Giàu, năm 1993 đã dành
hơn 40 trang để giới thiệu về đạo Cao Đài ở Nam Bộ và nêu ra một mặt các
ý kiến xem đạo Cao Đài như một phong trào tôn giáo mới mang màu sắc
chính trị ở Nam Bộ. Có thể xem đây là chuyên khảo nhằm phân tích, đánh
giá tư tưởng của đạo Cao Đài và nêu ra những lý do để đạo Cao Đài phát
triển ở Nam Bộ vào nửa đầu thế XX.
Năm 1995, công trình “Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài” do Đặng
Nghiêm Vạn chủ biên của nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội đã giới
6


thiệu một cách đầy đủ và chi tiết về đạo Cao Đài ở Nam Bộ. Công trình tập
trung giới thiệu các vấn đề chính yếu như lịch sử đạo Cao Đài, sinh hoạt và
sức sống của đạo Cao Đài, cơ cấu tổ chức và lễ nghi của đạo. Trong phần
lịch sử của đạo Cao Đài, công trình nêu lên rất nhiều sự kiện liên quan đến
những nhân vật chủ chốt của đạo như ông Ngô Văn Chiêu, Phạm Công
Tắc... và chia lịch sử của đạo ra từng giai đoạn cụ thể; mỗi giai đoạn gắn
liền với những sự kiện trong đạo, tạo nên một hệ thống các sự kiện rõ ràng
trong lịch sử đạo Cao Đài.
Năm 1996, quyển “Lịch sử đạo Cao Đài – thời kỳ tiềm ẩn (1920 –
1926)” của tác giả Lê Anh Dũng được xuất bản tại nhà xuất bản Thuận
Hóa, giới thiệu những tiền đề hình thành đạo Cao Đài ở Nam Bộ, nêu lên
những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành đạo và những nhân vật có vai
trò quan trọng trong quá trình xây dựng nền đạo Cao Đài thời kỳ đầu.

Năm 2003, bài viết của GS.TS Nguyễn Tài Thư và PGS.TS Trương
Văn Chung trong tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2 “Đạo Cao Đài: Một
hình thức tôn giáo – tư tưởng mới ở Việt Nam thời Cận – hiện đại” chỉ rõ
điều kiện ra đời của đạo Cao Đài, đồng thời bài viết cũng tìm hiểu về nội
dung tư tưởng và chỉ rõ vai trò xã hội của đạo Cao Đài.
Năm 2004, PGS. TS Nguyễn Thanh Xuân bảo vệ thành công Luận án
tiến sĩ khoa học Lịch sử với đề tài “Quá trình ra đời và phát triển của đạo
Cao Đài từ năm 1926 đến năm 1975”. Đây là một công trình chuyên khảo
về lịch sử đạo Cao Đài với các nội dung: quá trình ra đời và phát triển của
đạo Cao Đài từ năm 1926 đến năm 1975 và ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối
với đời sống chính trị của đất nước. Tác giả đã phân tích khái quát về dân
cư, địa lý, văn hóa tín ngưỡng của vùng đất Nam Bộ, những chính sách
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, những bế tắc trong cuộc sống của cư
dân Nam Bộ lúc bấy giờ và xem đây là nhân tố quan trọng để hình thành

7


nên đạo Cao Đài ở Nam Bộ. Ngoài ra, tác giả còn phân tích những mâu
thuẫn trong nội bộ chức sắc Cao Đài và xem đó là nguyên nhân cốt lõi dẫn
đến việc hình thành các chi phái của đạo trong quá trình phát triển.
Cũng trong năm 2004, tác giả Lê Anh Dũng đã viết bài báo “Đạo Cao
Đài qua mắt nhìn của Mục sư Victor L. Olive”, số 4, tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo. Đây là một trong những tài liệu sớm nhất và công phu nhất của
một học giả nước ngoài nghiên cứu về hiện tượng Cao Đài ở Nam Bộ.
Năm 2005, cũng tác giả Nguyễn Thanh Xuân đã tái bản có bổ sung
quyển sách “Một số tôn giáo Việt Nam” của nhà xuất bản Tôn giáo, trong
có có phần giới thiệu về đạo Cao Đài, giới thiệu về nguồn gốc ra đời, quá
trình phát triển, giáo lý, lễ nghi và cách tổ chức giáo hội của Đạo.
Cuốn sách “Đạo Cao Đài – Hai khía cạnh lịch sử và tôn giáo”của

PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân viết năm 2013, nhà xuất bản Tôn giáo với
nội dung phân tích về hoàn cảnh, điều kiện ra đời và quá trình phát triển
của đạo Cao Đài; ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống chính trị của
đất nước; giới thiệu chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước
đối với tôn giáo nói chung, đối với đạo Cao Đài nói riêng.
Các công trình nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ
Cuốn sách “Văn hóa tâm linh Nam Bộ” của tác giả Nguyễn Đăng Duy
của nhà xuất bản Hà Nội, năm 1997 với nội dung giới thiệu chung về đặc
điểm tính cách, tâm linh của bộ phận dân cư chủ yếu ở Nam Bộ (người
Việt) biểu hiện ở mối quan hệ không gian, sự xuất hiện tín ngưỡng mới,
các đạo, các tín ngưỡng thờ thần, thờ Mẫu trong Phật giáo, Thiên chúa
giáo, Tin Lành.
Năm 2007, Phạm Bích Hợp viết cuốn sách “Người Nam Bộ và tôn
giáo bản địa: Bửu Sơn Kỳ Hương, Cao Đài, Hòa Hảo” được xuất bản tại
Nhà xuất bản Tôn giáo với nội dung giới thiệu về tôn giáo bản địa Nam Bộ

8


và lịch sử hình thành, phát triển Bửu Sơn Kỳ Hương đến Phật giáo Hòa
Hảo, đạo Cao Đài ở Nam Bộ.
Tác phẩm “Người Việt Nam Bộ” của tác giả Phan An viết năm 2012
được xuất bản tại nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa. Tác giả đi nghiên cứu
về người Việt ở Nam Bộ nhằm tìm hiểu những nét riêng về văn hóa, các hệ
giá trị văn hóa truyền thống, tôn giáo, nếp sống, phong tục tập quán, sinh
hoạt của người Việt.
Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ tôn giáo và văn hóa
Luận án tiến sĩ của Huỳnh Ngọc Thu “Đời sống tôn giáo của tín đồ
đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ ” năm 2009. Luận án đã chỉ
ra được chức năng cũng như những đóng góp về văn hóa của đạo Cao Đài

đối với văn hóa Nam Bộ qua đời sống tôn giáo của tín đồ. Tác giả đi sâu
giải mã những chức năng của nghi lễ, tổ chức, hội đoàn tôn giáo... liên
quan tới đời sống tôn giáo; tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa Nam Bộ với
đời sống của tín đồ Cao Đài.
Cuốn sách “Đất Nam Kỳ - tiền đề mở đạo Cao Đài” viết năm 2009,
của Lê Anh Dũng được xuất bản tại nhà xuất bản Tam Giáo Đồng Nguyên.
Tác giả khảo cứu về tính mở của địa lý thiên nhiên Nam Kỳ; tính đa dân
tộc và đa tín ngưỡng của đất Nam Kỳ đồng thời chỉ rõ cá tính người Nam
Kỳ và nhu cầu tâm linh người Nam Kỳ, qua đó độc giả sẽ hiểu thêm về
tính khách quan về sự ra đời của đạo Cao Đài ở Nam Bộ.
Tập bài giảng “Tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa” của PGS.TS Trần
Thị Kim Oanh – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2015.
Tập bài giảng đề cập đến lý luận chung về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo
nhằm làm rõ bản chất và biểu hiện của mối quan hệ giữa tôn giáo, tín
ngưỡng và văn hóa.

9


Tóm lại, nghiên cứu về đạo Cao Đài ở Nam Bộ đến hiện nay đã có
không ít công trình được công bố. Nội dung của những công trình này đề
cập đến nhiều vấn đề như lịch sử, tư tưởng chính trị, văn hóa ...Tuy nhiên,
chưa có công trình nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng về mối
quan hệ giữa Đạo Cao Đài và văn hóa Nam Bộ. Do đó, đề tài của tác giả
một mặt kế thừa những công trình đã công bố mặt khác tác gi ả phải tự
nghiên cứu, tìm hiểu để có nguồn tư liệu mới nhằm thực hiện tốt mục tiêu
đặt ra của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa đạo
Cao Đài và văn hóa vùng Nam Bộ

Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chỉ ra những đặc điểm về địa lý, dân cư và tín ngưỡng văn
hóa Nam Bộ.
- Làm rõ sự ra đời, phát triển của đạo Cao Đài, giáo lý, luật lệ,
lễ nghi cơ bản của đạo Cao Đài.
- Làm rõ ảnh hưởng của văn hóa đạo Cao Đài đến văn hóa Nam
Bộ.
- Nghiên cứu đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong đạo Cao Đài.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.

Đối tượng nghiên cứu: Đạo Cao Đài và văn hoá vùng Nam Bộ
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giáo lý cơ bản, luật lệ, lễ nghi của
đạo Cao Đài và văn hóa Nam Bộ trong lĩnh vực đạo đức, tư tưởng và nghệ
thuật.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với một số phương pháp phân tích và
10


tổng hợp; phương pháp nghiên cứu về lịch sử; phương pháp so sánh, đối
chiếu, và phương pháp hiện tượng học tôn giáo.
6. Đóng góp của luận văn
- Đóng góp về mặt khoa học: góp phần làm sáng tỏ thêm sự
hình thành, phát triển, giáo lý cơ bản của đạo Cao Đài.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu và học tập nhất là chuyên đề về tôn giáo.
7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành hai chương với bố n tiết.
Chƣơng 1: Khái quát chung về vùng văn hóa Nam Bộ và Đạo Cao
Đài. Nô ̣i dung trình bày những tiền đề lý luận cho việc nghiên cứu , trong
đó làm rõ những tiề n đề về điề u kiê ̣n tự nhiên , thành phần dân cư và bối
cảnh văn hóa Nam Bộ cho sự ra đời của đạo Cao Đài

. Đồng thời, làm rõ

quá trình hình thành, phát triển và đời sống tôn giáo của đạo Cao Đài.
Chƣơng 2: Biể u hiêṇ của mố i quan hê ̣giƣ̃a đa ̣o Cao Đài và văn
hóa Nam Bộ . Nô ̣i dung trình bày về những đóng góp của đa ̣o Cao Đài đố i
với văn hóa Nam Bô ̣; cũng như sự ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ đến đạo
Cao Đài . Từ đó làm rõ vai trò tôn giáo trong đời số ng của cư dân Nam Bô ̣
và góp phần tìm ra những yếu tố đặc trưng trong văn hóa Nam Bộ.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2003), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB văn hóa thông
tin, Hà Nội.
2. Toan Ánh (1969), Nếp cũ – Con người Việt Nam, NXB Nam Chi Tùng
Thư, Sài Gòn.
3. Toan Ánh (1969), Nếp cũ – Hội hè đình đám, quyển thượng, NXB Nam
Chi Tùng Thư, Sài Gòn.
4. Toan Ánh (1992), Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam, quyển hạ, NXB
TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Thanh Căn (2012), Ba món báu của đạo Cao Đài, NXB Tôn giáo, Hà

Nội.
6. Cơ quan phổ thông Giáo Lý Đại Đạo (2009), Tìm hiểu tôn giáo Cao
Đài, NXB Tôn giáo, Hà Nội.
7. Phạm Tấn Đãi (1961), Giải thích nội tâm và ngoại tâm đền Thánh Cao
Đài. Sao lục y nguyên bản, Hội Thánh giữ bản quyền,
daism.org/home.htm.
8. Nguyễn Đăng Duy (1997), Văn hóa tâm linh Nam Bộ, NXB Hà Nội, Hà
Nội.
9. Lê Anh Dũng (1994), Con đường tam giáo Việt Nam, NXB Tp. HCM,
Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Lê Anh Dũng (2004), Đạo Cao Đài qua mắt nhìn của mục sư Victor L.
Oliver, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4/2004, tr. 79-86.
11. Lê Anh Dũng (2009), Đất Nam kỳ – tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài,
NXB Tam giáo đồng nguyên.

108


12. Lê Anh Dũng (1996), Lịch sử đạo Cao Đài – thời kỳ tiềm ẩn (1920 –
1926), NXB Thuận Hóa, thành phố Huế.
13. Mai Thanh Hải (2006), Các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam. Tập III,
Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
14. Mai Thanh Hải (1988), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, NXB CAND,
Hà Nội.
15. Đinh Văn Hạnh (1999), Đạo Tứ ân Hiếu Nghĩa của người Việt ở Nam
Bộ, Nxb Trẻ, Tp.HCM.
16. Hồng Hạnh (2005), Dấu xưa Nam Bộ, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí
Minh.
17. Phạm Thị Phương Hạnh cb (2011), Văn hóa Khmer Nam Bộ - Nét đẹp
trong bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Trung Hậu (2001), Đại Đạo chơn lý yếu luận, Hội Thánh giữ
bản quyền.
19. Nguyễn Trung Hậu (1930), Đại đạo căn nguyên, tài liệu lưu giữ tại Tòa
Thánh Tây Ninh, />20. Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ, NXB
Trẻ, Hà Nội.
21. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (2006), Lược sử vùng đất Nam Bộ,
NXB Thế giới, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Hồng (2004), Cao Đài tự điển, bản thảo.
23. Phạm Bích Hợp (2007), Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa, NXB Tôn
giáo, Hà Nội.
24. GS.TS Đỗ Quang Hưng (2014), Nhà nước tôn giáo luật pháp, NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. GS.TS Đỗ Quang Hưng cb (2001), Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo
Nam Bộ, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.
109


26. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ
XIX- cách mạng tháng 8. Tập 2 “Ý thức hệ tư sản và sự thất bại của nó
trước nhiệm vụ lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
27. Huệ Khải (2011), Một góc nhìn văn hóa Cao Đài, NXB Tôn giáo, Hà
Nội.
28. Nguyễn Hiến Lê (1954), Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, NXB
Nguyễn Hiến Lê, Hà Nội.
29. TS. Lê Văn Lợi (2012), Văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã
hội Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - hành chính, Hà Nội.
30. Huỳnh Lứa cb (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, NXB Tp.
HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Huệ Lương (1963), Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài giáo), sơ giản,
/>32. Sơn Nam (2000), Cá tính Miền Nam, Nxb Trẻ TP.HCM, Thành phố Hồ

Chí Minh.
33. Sơn Nam (2009), Đình, Miếu và Lễ hội dân gian Miền Nam, Nxb Trẻ
Tp.HCM, Thành Phố Hồ Chí Minh.
34. Sơn Nam (1993), “Đồng Tháp Mười xa xưa,” in trong Lịch sử Đồng
Tháp Mười. Võ Trần Nhã (chủ biên). Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Sơn Nam (1994), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB Văn Nghệ, TP.
HCM.
36. Diệu Nguyên (2013), Hành trang người Cao Đài. NXB Tôn giáo, Hà
Nội.
37. Phan Hữu Phước (1952), Chơn lý diệu ngôn (luật Tam thể), tác giả giữ
bản quyền, />
110


38. Thạch Phương (1992), Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
39. PGS.TS Trần Thị Kim Oanh (2015), Tập bài giảng Tôn giáo, tín
ngưỡng và văn hóa, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
40. Phạm Công Tắc (1969), Phương thức tu đạo (Hiệp Thiên Đài), tác giả
giữ bản quyền, />41. Đồng Tân (1980),

Tổng quan Cao Đài, Cao Hiên xuất bản

/>42. Đồng Tân (1974), Tìm hiểu căn bản triết học Cao Đài, Cao Hiên xuất
bản, />43. Đồng Tân (1998), Cao Đài dưới sự thể hiện ban đầu – từ 1921 đến
1927,

Cao


Đài

hải

ngoại

xuất

bản,

/>44. Huỳnh Công Tín (2006), Cảm nhận bản sắc Nam Bộ, NXB Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
45. Thượng Lý Thanh (1970), Thiên bàn thờ tại gia, Tòa thánh Tây Ninh
ấn hành năm Canh Tuất, www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv
46. Huỳnh Ngọc Thu (2009), Luận án Tiến sĩ Lịch sử: “Đời sống tôn giáo
của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ.”, Trường ĐH Khoa Học Xã Hội và
Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh.
47. Nguyễn Tài Thư, Trương Văn Chung (2003), Đạo Cao Đài: Một hình
thức tôn giáo – tư tưởng mới ở Việt Nam thời Cận – Hiện đại”, tạp chí
nghiên cứu Tôn giáo, số 2/2003.
48. Toà Thánh Tây Ninh (1972), “Pháp chánh truyền”, ấn hành năm Nhâm
Tý.
49. Toà Thánh Tây Ninh (1973), Thánh ngôn hiệp tuyển, quyển 1.
50. Tòa Thánh Tây Ninh (1992), Kinh thiên đạo và thế đạo.
111


51. Toà Thánh Tây Ninh (2011), Tân luật.
52. Hồ Tường (cb) (2004), Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, NXB Trẻ, Hà
Nô ̣i.

53. Huỳnh Thị Phương Trang (2008), Đạo Cao Đài hiện nay và ảnh
hưởngcủa nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt
ở Nam bộ, Luận án Tiến sĩ Triết học, Trường Đại học KHXH&NV Tp.
HCM.
54. Trương Văn Tràng (1970), Giáo lý, Tác giả giữ bản quyền,
daism. org/home. Htm.
55. Lê Văn Trung (1970), Phương châm hành đạo, Hội thánh giữ bản
quyền, http://www. caodaism. org/home. Htm.
56. Nguyễn Văn Trung (1993) Một số hiểu biết về tôn giáo – tôn giáo ở
Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
57. Nguyễn Thanh Xuân (1997), Một số tôn giáo ở Việt Nam, NXB Tôn
giáo, Hà Nội.
58. Nguyễn Thanh Xuân. 2004. Quá trình hình thành và phát triển đạo
Cao Đài từ năm 1926 đến năm 1975, luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử,
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.
59. Nguyễn Thanh Xuân (2013), Đạo Cao Đài hai khía cạnh lịch sử và tôn
giáo. NXB Tôn giáo, Hà Nội.
60. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (1995), Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
61. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam
hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
62. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở
Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
112


63. Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu tôn giáo (2007),
Nghiên cứu tôn giáo Pháp và Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.
64. Viện Ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung
tâm Từ điển học, Đà Nẵng.

65. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2005), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
66. />
113



×