Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoạt động của ngành y tế hải phòng từ năm 1986 đến năm 2015 tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.93 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Đinh Thị Hồng Như

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH Y TẾ HẢI PHÒNG
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội Việt
Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Đức Cường

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 14 giờ ngày 21 tháng 3 năm
2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật của đời sống con người. Mỗi
con người từ khi sinh ra cho tới lúc trở về cõi vĩnh hằng thì bệnh tật và
tai nạn luôn rình rập hòng cướp đi sức khỏe và mạng sống của họ.
Từ ngàn xưa con người đã biết tìm tòi, nghiên cứu các phương
pháp chữa bệnh và cấp cứu khi bị tai nạn và từ đó ngành y tế đã ra đời.
Nhìn một cách tổng quát, có thể nói y tế là việc chẩn đoán, điều trị và
phòng ngừa bệnh tật, thương tật và suy yếu về thể chất và tinh thần ở
con người. Chính với yêu cầu đó mà xuất hiện những người hành nghề
y – và cùng với y là dược – với nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe
ban đầu, điều trị cho người bệnh, … Thường họ làm việc trong các tổ
chức hoặc chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho người dân … trong một
hệ thống thuộc ngành y tế. Ngày nay ngành y tế đang từng ngày từng
giờ đấu tranh với bệnh tật, chết chóc để đem lại hạnh phúc cho nhân
loại, giúp cho những người bệnh bớt đau đớn về thể xác và tinh thần,
nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân. Từ đó mạng lưới y tế được phát triển rộng khắp từ
Trung ương đến địa phương, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng
đến miền núi, … Ngành Y tế Hải Phòng cũng nằm trong mạng lưới phát
triển y tế chung đó.
Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và những mặt còn tồn tại
trong hoạt động của ngành y tế Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2015,
rút ra những kinh nghiệm thiết thực, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
Thành phố trong những năm tiếp theo. Nghiên cứu đề tài này còn để
làm rõ hơn quá trình phát triển của ngành Y tế Hải Phòng sau 30 năm

1



đổi mới. Từ đó bổ sung, phát triển cuốn sách “Lịch sử ngành Y tế Hải
Phòng (1955 - 2000)”, một số nội dung của luận văn có thể sử dụng để
làm tài liệu tham khảo việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện công tác
y tế ở các địa phương khác có đặc điểm tương đồng. Xuất phát từ những
lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Hoạt động của ngành Y tế Hải Phòng từ
năm 1986 đến năm 2015” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu về quá trình phát triển của ngành y
tế nói chung
- “Sơ lược lịch sử Y tế Việt Nam” (1995), tập 1 và “55 năm sự
nghiệp phát triển Y tế cách mạng” (2002) do nhà xuất bản Y học phát
hành.
- “Phát triển sự nghiệp Y tế nước ta trong giai đoạn hiện nay”
(1996), “Một số vấn đề xây dựng ngành Y tế phát triển ở Việt Nam”
(1997), “Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới” (Nxb Y học, 1999) của
Đỗ Nguyên Phương.
- “60 năm thi đua xây dựng và phát triển ngành y tế” (2005) do
một số cán bộ của nhà xuất bản Y học và Vụ Pháp chế - Bộ Y tế tổ chức
nghiên cứu biên soạn
- “30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam” (Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội 2015) do TS Đinh Thế Huynh, GS TS Phùng Hữu Phú, GS
TS Lê Hữu Nghĩa, GS TS Vũ Văn Hiền, PGS TS Nguyễn Viết Thông
đồng chủ biên.
Ngoài những tác phẩm nói trên còn có những công trình nghiên
cứu khoa học có liên quan đến đề tài Y tế:
- “Phát huy vai trò của tri thức ngành Y tế Việt Nam trong công
cuộc đổi mới” (2006), Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh của tác giả Nguyễn Thị Hòa Bình.


2


- “Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển y tế (1986-2005)”
(2008), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Hà Nội của Trần Danh Nam.
Những tác phẩm, những công trình nói trên đã nghiên cứu khá sâu
về quá trình phát triển của ngành Y tế Việt Nam, là tài liệu tham khảo
bổ ích để tôi hoàn thiện luận văn của mình.
2.2. Những công trình nghiên cứu về thành phố và ngành Y tế Hải
Phòng.
- “Địa chí Hải Phòng”, do Hội đồng lịch sử thành phố phát hành
năm 1990.
- “Lịch sử Đảng bộ thành phố Hải Phòng 1975-2000” (2002) của
Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng.
- “Quá trình hình thành phát triển thành phố và đặc tính người Hải
Phòng: Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 1985” của Ban nghiên cứu lịch
sử thành phố.
- “Những chủ trương biện pháp của Đảng bộ Hải Phòng thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V” (1986) và “50
năm xây dựng và phát triển” (2005) của Cục Thống kê thành phố Hải
Phòng.
- “Báo cáo tổng hợp đề tài Quy hoạch tổng thể phát triển dân số,
nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội thành phố Hải Phòng đến năm
2010” của Ủy ban Kế hoạch thuộc Ủy Ban nhân dân thành phố Hải
Phòng.
- “Lịch sử ngành Y tế Hải Phòng (1955-2000)” do Sở Y tế Hải
Phòng tổ chức biên soạn và xuất bản năm 2000.
- “Hải Phòng thế và lực mới trong thế kỷ XXI” (5/2003) do Nxb

Chính trị Quốc gia phối hợp với Thành ủy, UBND phố Hải Phòng,
Công ty Cổ phần Thông tin kinh tế Đối ngoại xuất bản.

3


2.3. Những nội dung các công trình đã xuất bản đề cập:
- Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Hải Phòng.
- Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Hải
Phòng.
- Đặc điểm kinh tế, xã hội, dân cư, hành chính, tôn giáo, dân tộc
của thành phố Hải Phòng.
- Các sự kiện liên quan đến hoạt động y tế của thành phố Hải
Phòng.
- Những thành tựu và hạn chế trong quá trình khôi phục, xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng trong giai đoạn đấu
tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế
quốc Mỹ từ năm 1930 đến năm 1975, đặc biệt là trong quá trình xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội trước và sau đổi mới.
- Trong mỗi giai đoạn lịch sự cụ thể, các công trình nghiên cứu trên
đưa ra những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội cho giai
đoạn sau, trong đó có ngành y tế.
2.4. Những vấn đề luận văn tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở những tư liệu của các công trình đi trước, luận văn sẽ
tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề sau:
- Những thành tựu về Y tế của thành phố Hải Phòng trong 30 năm
đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 2015.
- Nghiên cứu, làm rõ quá trình phát triển của ngành Y tế Hải Phòng
từ năm 1986 đến năm 2015.
- Làm rõ những thành tựu cũng như những khó khăn, hạn chế trong

quá trình phát triển sự nghiệp y tế và những kinh nghiệm trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của ngành y
tế Hải Phòng.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tái hiện lại bức tranh về quá trình hoạt động của y tế Hải Phòng từ
năm 1986 đến năm 2015, đánh giá những kết quả đạt được, những vấn
đề bất cập, những khuyết nhược điểm gặp phải, tìm ra những nguyên
nhân của thành công và hạn chế trong hoạt động y tế của Hải Phòng.
Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm góp phần thúc đẩy y tế
Hải Phòng phát triển trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thông qua các nguồn tài liệu, luận văn dựng lên bức tranh về quá
trình từ năm 1986 đến năm 2015, trong đó trình bày rõ nét những thành
tựu mà ngành y tế Hải Phòng đạt được trong 30 năm đổi mới.
- Luận văn cũng nhìn nhận, đánh giá một cách chân thực, khách
quan những khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động của ngành y tế
Hải Phòng.
- Từ những thành công và hạn chế rút ra những bài học
kinh nghiệm và đề xuất những kiến nghị thúc đẩy phát triển sự nghiệp y
tế Hải Phòng trong tương lai.
- Đánh giá vị trí, vai trò của y tế Hải Phòng đối với sự phát triển
kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động của ngành Y tế thành phố

Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động của ngành y tế tại
thành phố Hải Phòng trên địa bàn 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại
thành và 2 huyện đảo.

5


- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động của ngành
ngành Y tế Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Y tế
Việt Nam nói chung, ngành Y tế Hải Phòng nói riêng, đặc biệt là quan
điểm về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân hiện
nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic,
kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp so
sánh, thống kê, đối chiếu, phân tích, tổng hợp… để làm sáng tỏ vấn đề
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn trình bày có hệ thống và chân thực về tình hình Y tế
thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2015 với mục tiêu góp phần
làm cho người đọc có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về quá trình
phát triển của ngành Y tế Hải Phòng.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn nêu lên đặc điểm, thành tựu, ưu
điểm cũng như những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển Y tế

của thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời đưa ra nhận
xét, đánh giá về vị trí, vai trò của Y tế và đề xuất một số giải pháp nhằm
phát huy mọi tiềm năng, sức mạnh của Y tế và khắc phục các khuyết
nhược điểm và các vấn đề bất cập. Từ đó, rút ra những bài học kinh
nghiệm cho kế hoạch phát triển Y tế thành phố Hải Phòng trong các giai
đoạn sau. Luận văn còn là sự bổ sung, phát triển cuốn sách “Lịch sử
ngành Y tế Hải Phòng (1955 - 2000)”, nên một số nội dung của luận

6


văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo việc nghiên cứu, xây dựng
và thực hiện công tác y tế ở các địa phương khác có đặc điểm tương
đồng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 4 chương:
Chương 1. Khái quát về ngành y tế Hải Phòng trước 1986
Chương 2. Hoạt động của ngành Y tế Hải Phòng từ năm 1986 đến
năm 2005
Chương 3. Hoạt động của ngành Y tế Hải Phòng từ năm 2006 đến
năm 2015
Chương 4. Một số nhận xét và kinh nghiệm

7


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH Y TẾ HẢI PHÒNG
TRƯỚC NĂM 1986

1.1. Khái quát về Hải Phòng
1.1.2. Yếu tố vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Trên đất liền, phía bắc và đông bắc là ranh giới tự nhiên với Quảng
Ninh, phía tây bắc giáp Hải Dương và phía tây nam với Thái Bình. Phía
đông thành phố là bờ biển chạy dài hướng đông bắc, tây nam. Có một
mạng lưới sông ngòi chằng chịt gồm 16 con sông.
Là một trong ba cực của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh, có hệ thống giao thông thuận tiện cả đường bộ,
đường sắt, đường thủy, đường không, có diện tích 1.519,2 km2 với đầy
đủ các loại địa hình và cơ cấu hành chính: thành thị, nông thôn, đồng
bằng, miền núi và hải đảo. Đến tháng 12/2015, dân số Hải Phòng là
2.103.500 người sống trong 15 quận, huyện, 224 xã, phường và thị trấn.
Với vị trí quan trọng như vậy Hải Phòng đang phát triển và có
nhiều đổi mới về mọi mặt hoạt động kinh tế, xã hội và quan hệ quốc tế.
1.1.2. Các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội
Kinh tế thành phố duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển
dịch cơ bản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các lĩnh vực văn
hóa, xã hội đạt kết quả khá toàn diện..
1.2. Tình hình y tế ở Hải Phòng trước năm 1986
1.2.1. Giai đoạn 1955-1975
Sau khi tiếp quản, việc làm đầu tiên là kiện toàn bộ máy lãnh đạo y
tế và bộ máy lãnh đạo của bệnh viện chính. Năm 1957 Hải Phòng đã
thành lập Trường Y sĩ (nay là Trường Cao đẳng Y tế) và các cơ sở
khám, chữa bệnh. Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân được khôi
phục từng bước có hiệu quả.

8


Giai đoạn 1966-1975 là khoảng thời gian ngành Y tế Hải Phòng

khắc phục khó khăn, đảm bảo cấp cứu nhanh, khẩn trương, kịp thời
chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.
1.2.2. Giai đoạn 1975-1986
Khôi phục tổ chức, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở khám chữa
bệnh; đẩy mạnh học tập, đào tạo, phát triển đội ngũ và hoàn thiện mạng
lưới y tế quận, huyện, xã, phường. Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng
dịch, vệ sinh thực phẩm. Thực hiện một số loại phẫu thuật phức tạp
như: sọ não, mổ thận, ... Tỷ lệ tử vong nhìn chung ngày càng giảm.
* Tiểu kết chương 1
Trước năm 1986, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
của thành phố đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hệ thống y tế tuyến
thành phố, huyện được mở rộng. Công tác vệ sinh phòng bệnh và phòng
chống các bệnh xã hội đã được đẩy mạnh và thu được kết quả đáng kể.
Lĩnh vực khám chữa bệnh đã có nhiều cố gắng nhằm đáp ứng tốt nhất
nhu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân trong thành phố. Đội ngũ
cán bộ y tế cơ sở có sự bổ sung và tăng cường cán bộ y tế có trình độ
đại học và trên đại học. Phong trào trồng và sử dụng thuốc Nam được
phát triển rộng khắp. Đã làm tốt việc kết hợp đông tây y trong công tác
phòng, chữa bệnh. Tỷ lệ phát triển dân số được hạ thấp dần, năm 1981
là 1,9, năm 1985 xuống còn 1,58.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này y tế Hải Phòng cũng phải đối mặt
với nhiều khó khăn thử thách. Do điều kiện kinh tế và nhận thức của
người dân còn hạn chế, công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch
bệnh là bài toán nan giải. Cơ sở hạ tầng khám chữa bệnh xuống cấp,
thiếu kinh phí cho hoạt động, tình trạng bệnh viện thường xuyên quá tải
vẫn diễn ra. Các trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh đa
số đều đã cũ kỹ, lạc hậu và rất thiếu thốn. Tinh thần thái độ phục vụ

9



người bệnh có chiều hướng ngày càng giảm sút, cán bộ không thiết tha
đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, do đó chẳng những không phát
triển được các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị mà một số kỹ
thuật còn bị mai một.
Những tồn tại trên đã kéo dài từ nhiều năm, đòi hỏi sự nỗ lực của
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng, trong đó
ngành y tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng về chuyên môn nhằm phát
huy những mặt đạt được, từng bước tháo gỡ những khó khăn trong công
tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thành phố, góp phần
thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội thời kỳ đổi mới.

10


Chương 2
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH Y TẾ HẢI PHÒNG
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005
2.1. Đường lối phát triển y tế của Đảng, Nhà nước và chủ
trương của thành phố Hải Phòng thời kỳ đổi mới
Đường lối phát triển y tế của Đảng, Nhà nước và chủ trương của
thành phố Hải Phòng thời kỳ này được thể hiện trong Văn kiện Đại hội
Đảng lần thứ VI; Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân; Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 04 (khóa VII) ngày 14/01/1993 “Về
những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân”; Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt chiến
lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010” ngày
19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ; và phương hướng, nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội từ năm 1986 của thành phố Hải Phòng.
2.2. Thực trạng của ngành y tế Hải Phòng từ năm 1986 đến

năm 2005
2.2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy ngành y tế Hải Phòng
- Hệ thống y tế tuyến thành phố: Có 22 bệnh viện; 25 phòng khám
đa khoa khu vực; 218 trạm y tế.
- Hệ thống y tế tuyến quận, huyện: Gồm Phòng Y tế, Bệnh viện và
Trung tâm y tế dự phòng.
- Hệ thống các đơn vị y tế cơ sở: Đến 2000, 100% Trạm y tế có bác
sĩ; có quầy thuốc với số vốn từ 2 - 7 triệu đồng. 100% nhân viên y tế
thôn đội đã được nhà nước trả phụ cấp.
2.2.2. Công tác y tế dự phòng
- Vệ sinh phòng dịch: Được thực hiện tốt nên từ năm 1997 đến năm
2005 Hải Phòng không có dịch lớn xảy ra.

11


- Tiêm chủng mở rộng: Đạt tỷ lệ từ 99% - 100% hàng năm. Thanh
toán bại liệt (1999), loại trừ uốn ván sơ sinh (2000.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng: Kiểm tra, xử lý các cơ
sở vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phòng chống HIV/AIDS: Năm 1993, Hải Phòng có ca nhiễm HIV
đầu tiên. Các chương trình dự án cộng đồng hành động phòng chống
HIV/AIDS triển khai có hiệu quả.
- Vệ sinh môi trường: Có 73% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh,
68% số hộ gia đình có nhà tắm.
- Phòng chống các bệnh xã hội: Thanh toán bệnh phong (1996),
thanh toán các rối loạn do thiếu I ốt (2005), cơ bản thanh toán mù lòa
(2005).
2.2.3. Hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân

Số giường bệnh viện đạt 29,4 giường/ vạn dân năm 2005. Tăng
cường ứng dụng các xét nghiệm hiện đại như: nội soi, siêu âm, …Chất
lượng khám, chữa bệnh được nâng lên một bước.
2.2.4. Công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em – kế hoạch hóa gia
đình
Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại các cơ sở y tế đạt 90,38%; các chỉ tiêu kế hoạch
hóa gia đình đều đạt kế hoạch đề ra; tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em
dưới 5 tuổi còn 22%.
2.2.5. Công tác dược, trang thiết bị y tế.
Bảo đảm nhu cầu thuốc thiết yếu cho công tác điều trị tại trạm y tế.
Chất lượng thuốc được duy trì tốt, thị trường thuốc đa dạng, phong phú
và lành mạnh trên địa bàn Hải Phòng.
Cung cấp thiết bị y tế duy trì ổn định.
2.2.6. Công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân

12


Với 1.244 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, chất lượng tăng từ
9,5% năm 2003 lên 12% năm 2005, góp phần vào việc giảm gánh nặng
cho y tế công, điều tiết thị trường thuốc tự do.
2.2.7. Công tác kinh tế y tế và xây dựng cơ sở vật chất
Các bệnh viện lớn, y tế huyện và y tế cơ sở được quan tâm đầu tư
về các mặt.
2.2.8. Một số hoạt động khác của ngành y tế Hải Phòng
- Nghiên cứu khoa học: Mỗi năm trung bình có từ 5 – 7 đề tài cấp
thành phố, nhiều đề tài nhánh cấp quốc gia và hàng trăm đề tài cấp cơ
sở.
- Công tác tổ chức cán bộ và phát triển nhân lực y tế: Toàn thành
phố có 5.711 chiến sĩ áo trắng, Dược sĩ đại học 133.

- Công tác thi đua khen thưởng: Đều khắp các lĩnh vực.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra: Giúp cho các đơn vị đi đúng quỹ
đạo của quy chế và pháp luật.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quán lý, điều hành: Giúp
tăng cường hiệu quả quản lý nguồn thu viện phí.
- Bảo hiểm y tế: Năm 2005 có gần 40% dân số tham gia.
* Tiểu kết chương 2
Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2005), sự nghiệp
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân thành phố Hải Phòng đạt được
những thành tựu to lớn. Với một hệ thống y tế khá hoàn chỉnh từ thành
phố đến xã, phường, thị trấn gồm 5 lĩnh vực hoạt động chính: phòng
bệnh, khám chữa bệnh, sản xuất – cung ứng thuốc chữa bệnh và thiết bị
y tế, đào tạo huấn luyện và kinh tế y tế.
Công tác y tế dự phòng, phòng chống các bệnh không lây nhiễm
được quan tâm và đạt nhiều kết quả. Trong khám chữa bệnh, một số kỹ
thuật mới như: ghép thận tự thân, thụ tinh trong ống nghiệm,… được

13


triển khai thực hiện. Y học cổ truyền với mô hình “thầy tại nhà, thuốc
tại vườn”, làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu gắn với các
chương trình kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo. Đảm bảo phần lớn
nhu cầu thuốc chữa bệnh và trang thiết bị thiết yếu, bình ổn được giá
thuốc trên địa bàn, thị trường không có thuốc giả, thuốc kém phẩm chất.
Để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng,
phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của thành phố
và khu vực đòi hỏi mỗi cán bộ y tế cần có những chuyển biến mạnh mẽ,
cơ bản để hoàn thành sứ mạng vẻ vang và vai trò tiên phong trong sự

nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân mà Đảng và
Nhà nước giao phó trong những năm tiếp theo.

14


Chương 3
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH Y TẾ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2006
ĐẾN NĂM 2015
3.1. Các chủ trương phát triển y tế của Đảng, Nhà nước và của
thành phố Hải Phòng
Các chủ trương phát triển y tế của Đảng, Nhà nước và của thành
phố Hải Phòng được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nghị quyết số 46-NQ/TƯ, ngày
23/02/2005 của Bộ Chính trị “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới” và Văn kiện Đại hội
XIII Đảng bộ thành phố Hải Phòng.
3.2. Quá trình chuyển biến của ngành y tế Hải Phòng từ năm
2006 đến năm 2015
3.2.1. Hệ thống tổ chức, bộ máy ngành y tế Hải Phòng
- Hệ thống y tế tuyến thành phố
Ngày 10/8/2006, UBND thành phố Hải Phòng ban hành Quyết
định số 1794/2006/QĐ-UBND Quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Hải phòng.
Thành lập Trung tâm vận chuyển cấp cứu 05, Trung tâm Giám
định y khoa, Trung tâm pháp y, Trung tâm huyết học và truyền máu,
Trung tâm Ung bướu, Trung tâm can thiệp tim - mạch máu trực thuộc
Bệnh viện Hữu ngh;ị Việt Tiệp
- Hệ thống y tế tuyến quận, huyện: Thành lập các Bệnh viện đa
khoa, Trung tâm Y tế và Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

quận, huyện.
- Hệ thống các đơn vị y tế cơ sở: Trạm y tế xã, phường, thị trấn
chuyển giao sang Trung tâm Y tế quận, huyện quản lý.
3.2.2. Hoạt động y tế dự phòng

15


- Về phòng, chống dịch bệnh: Các dịch bệnh truyền nhiễm, các đại
dịch mới nổi; các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiên tai, cháy nổ, ...
được khống chế kịp thời, không có tử vong.
- Về vệ sinh an toàn thực phẩm: Các trường hợp ngộ độc thực
phẩm đều được phát hiện sớm, cấp cứu và điều trị kịp thời.
- Về phòng chống HIV/AIDS: Đạt hiệu quả cao.
- Về việc triển khai các chương trình y tế Quốc gia: Tỷ lệ tiêm
chủng cho trẻ đạt trên 98%; thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ
sinh; khống chế bệnh sốt rét, bệnh sởi, bệnh lao.
- Về kiểm dịch y tế quốc tế: Được thực hiện tốt tại sân bay, cảng
biển đối với các phương tiện và người nhập cảnh.
- Về truyền thông, giáo dục sức khỏe: Đổi mới về phương pháp và
đa dạng các loại hình tuyên truyền.
3.2.3. Công tác khám bệnh, chữa bệnh và phát triển y dược học
cổ truyền
- Công tác khám bệnh, chữa bệnh: Số giường bệnh viện đạt 35
giường/ vạn dân. Kỹ thuật, xét nghiệm tiên tiến, hiện đại được tăng
cường ứng dụng.
- Về công tác y dược học cổ truyền: 100% bệnh viện đa khoa, 71%
bệnh viện chuyên khoa tuyến thành phố; 93% bệnh viện đa khoa quận,
huyện; 87,5% trạm y tế có hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược học
cổ truyền.

3.2.4. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh
sản
Tỷ lệ tăng dân số ổn định ở mức 0,98%/năm. 100% phụ nữ mang
thai được quản lý thai nghén, 99,6% sản phụ được chăm sóc tuần đầu
sau sinh.
3.2.5. Công tác dược và tăng cường thiết bị y tế

16


- Công tác dược: Thị trường thuốc ổn định, chất lượng, đảm bảo
phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh.
- Trang thiết bị y tế: Được đầu tư nâng cấp hiện đại, triển khai
nhiều kỹ thuật cao.
3.2.6. Công tác tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân
18/25 bệnh viện công lập liên doanh, liên kết đưa thiết bị hiện đại
vào sử dụng. Các bệnh viện, cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập
phát triển mạnh. Thu hút 215.052 tỷ đồng viện trợ ODA, 187.655 tỷ
đồng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
3.2.7. Công tác kinh tế y tế và xây dựng cơ sở vật chất
- Công tác kinh tế y tế: Thực hiện quy định mức giá một số dịch
vụ, thực hành tiết kiệm, tăng thu hợp pháp cho bệnh viện.
- Xây dựng cơ sở vật chất: Đầu tư 42 dự án xây dựng, cải tạo, nâng
cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị.
3.2.8. Một số hoạt động khác
- Công tác tổ chức cán bộ, phát triển nhân lực y tế: Theo đúng quy
định, đảm bảo công khai, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Công tác thanh tra y tế: Được đẩy mạnh.
- Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin
trong khám, chữa bệnh: Giúp bệnh nhân nhanh chóng, thuận lợi khi

tham gia khám, chữa bệnh, thanh toán viện phí.
- Về phát triển bảo hiểm y tế: Cuối năm 2015 có
1.506.077/1.981.983 người tham gia, chiếm tỷ lệ 75,9% dân số thành
phố.
- Phát triển y tế biển đảo: Thành lập Trạm Y tế quân dân y xã Việt
Hải và Trung tâm Y tế quân dân y huyện Bạch Long Vĩ.

17


- Phong trào tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ trong
cộng đồng: Triển khai phong trào xây dựng “Làng Văn hoá - Sức
khỏe”.
- Thực hiện quy tắc ứng xử: 100% các đơn vị có kế hoạch và thành
lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử.
* Tiểu kết chương 3
Trong những năm 2006-2015 thực hiện Nghị quyết của Đảng về
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới, y tế Hải Phòng đã đạt nhiều thành tựu rất quan trọng.
Mạng lưới khám chữa bệnh từ tuyến thành phố đến cơ cở, cả công
lập và ngoài công lập, được củng cố và mở rộng hơn. Chất lượng khám
chữa bệnh được nâng lên, nhiều công nghệ, kỹ thuật y học tiên tiến
được triển khai; một số trung tâm chuyên khoa sâu, kỹ thuật cao trực
thuộc các bệnh viện lớn được thành lập, từng bước đáp ứng nhu cầu
khám, chữa bệnh cho nhân dân thành phố và các tình lân cận. Thực hiện
tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, chủ động, kịp thời phát hiện, xử
lý, khống chế và dập dịch, không để dịch bệnh nguy hiểm xảy ra.
Các chương trình, kế hoạch về công tác gia đình được triển khai
đồng bộ, đạt kết quả tích cực. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
được coi trọng, hầu hết các chỉ tiêu hàng năm đều đạt và vượt. Mạng

lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản được củng cố và phát
triển ở tất cả các quận, huyện.
Như vậy, so với giai đoạn trước, chất lượng y tế giai đoạn này có
một bước tiến vượt bậc. Đây là kết quả tất yếu của quá trình đầu tư nhân
lực, vật lực và tích cực đổi mới của thành phố và ngành y tế Hải Phòng.
Bước tiến về chất lượng y tế là minh chứng cho kết quả xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.

18


Chương 4
MỘT SỐ NHẬN XÉT
4.1. Thành tựu
Thứ nhất, mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố, kiện toàn
và phát triển.
Thứ hai, lĩnh vực y tế dự phòng, phòng chống các bệnh xã hội đạt
được những kết quả quan trọng.
Thứ ba, chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ y tế được nâng cao
lên một bước.
Thứ tư, công tác đào tạo được chú trọng, chất lượng nhân lực y tế
được nâng lên.
Thứ năm, công tác Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa
gia đình đạt nhiều thắng lợi.
Thứ sáu, công tác sản xuất, cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế
góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh.
Thứ bảy, công tác xã hội hóa y tế đã có những bước tiến đáng kể.
Thứ tám, công tác kinh tế Y tế đem lại những thay đổi khá rõ về tài
chính của các bệnh viện.

4. 2. Hạn chế
Thứ nhất, hệ thống y tế dự phòng tuyến thành phố và quận, huyện
còn khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
Thứ hai, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát
chặt chẽ. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch, các dịch bệnh
mới nổi luôn tiềm ẩn và có thể bùng phát thành dịch. Tai nạn thương
tích và các bệnh không lây nhiễm có chiều hướng ngày một gia tăng.
Thứ ba, khả năng đáp ứng của mạng lưới khám chữa bệnh và chất
lượng khám chữa bệnh còn hạn chế; hiện mới có 14/25 bệnh viện có hệ

19


thống xử lý nước thải. Lạm dụng xét nghiệm, thuốc từ phía cơ sở cung
ứng dịch vụ. Việc kết hợp giữa bệnh viện công và tư trong quản lý, khai
thác hạ tầng cơ sở vật chất còn hạn chế.
Thứ tư, chất lượng các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc
phụ nữ và trẻ em còn có sự khác biệt giữa các vùng và các nhóm dân
cư. Tình trạng sinh con thứ ba, mất cân bằng giới tính khi sinh còn ở
mức tương đối cao.
Thứ năm, thiếu nhân lực trong lĩnh vực dược. Trang thiết bị phục
vụ cho hoạt động kiểm nghiệm thuốc còn thiếu thốn.
Thứ sáu, cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở y tế
chưa tạo động cơ để tăng tính hiệu quả.
Thứ bảy, nhân lực y tế còn thiếu, mất cân đối về cơ cấu, phân bổ
nhân lực y tế. Chính sách và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế chưa
tương xứng.
Thứ tám, một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và
thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Tinh thần, thái độ
phục vụ của một số nhân viên y tế có lúc có nơi chưa tốt. Còn để xảy ra

một số tai biến chuyên môn.
Thứ chín, còn hình thức đeo túi tới tận các gia đình có nhu cầu
khám chữa bệnh.
4.3. Một số kinh nghiệm
Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, sát sao của các cấp ủy Đảng,
chính quyền và người đứng đầu quyết định để đảm bảo thực hiện thắng
lợi công tác y tế. Vai trò của cơ quan chuyên môn về y tế ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân.
Thứ hai, củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức mạng lưới y tế từ
cấp thành phố đến cấp cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cả

20


về nhân lực và trang thiết bị y tế. Đầu tư xử lý chất thải, nước thải các
bệnh viện.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế dự phòng và phòng chống
dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh, củng cố hệ thống thông tin, giám
sát báo cáo dịch tễ.
Thứ tư, đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực trong cung cấp các dịch vụ y tế.
Thứ năm, tăng cường nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu về số
lượng và chất lượng, nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ, thông
tin y tế mới vào công tác y tế.
Thứ sáu, gắn chặt hơn nữa công tác phát triển y tế trong kế hoạch
phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương.
Thứ bảy, có những biện pháp hợp lý và đúng đắn để cải thiện đời
sống, chăm lo sức khỏe cho cán bộ nhân viên ngành y tế.
4.4. Một số vấn đề bất cập cần giải quyết

Thứ nhất, về công tác y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, an
toàn vệ sinh thực phẩm: Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và
khống chế dịch bệnh. Phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn giao
thông, đuối nước, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tăng cường
quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm; từng bước kiểm soát các yếu tố có
hại đến sức khỏe.
Thứ hai, về công tác khám bệnh, chữa bệnh; y dược học cổ truyền:
Đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh. Phát triển y tế tư nhân, tăng cường phối hợp y tế công – tư.
Triển khai đồng bộ các giải pháp để giảm tải bệnh viện. Hoàn thiện hệ
thống xử lý chất thải y tế.
Thứ ba, nâng cao y đức, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ, viên
chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế.

21


Thứ tư, về công tác y tế cơ sở: Phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn
đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020.
Thứ năm, về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc
sức khỏe sinh sản: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản. Giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; giảm tỷ lệ
sinh con thứ ba trở lên.
Thứ sáu, công tác dược, trang thiết bị y tế: Ổn định thị trường
thuốc, phục vụ đầy đủ cho hoạt động phòng bệnh và chữa bệnh. Quản lý
giá thuốc và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Tranh thủ mọi nguồn lực
đầu tư máy móc, trang thiết bị y tế cho các đơn vị. Nâng cao hiệu quả
sử dụng trang thiết bị y tế, đặc biệt là các trang thiết bị y tế hiện đại, đắt
tiền.
Thứ bảy, công tác tài chính y tế, xây dựng cơ bản, các dự án và

công trình y tế: Tăng cường quản lý, đảm bảo sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực đầu tư. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế, triển khai có
hiệu quả các dự án hợp tác quốc tế đang thực hiện, tiếp tục lập các dự
án kêu gọi các nguồn đầu tư, viện trợ nước ngoài.
Thứ tám, về công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe: Mở rộng và
đa dạng hóa các hoạt động tại cộng đồng để nâng cao nhận thức của
mọi người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong
việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

22


KẾT LUẬN
Tổng kết lại chặng đường phát triển từ năm 1986 đến năm 2015, có
thể nhận thấy ngành y tế Hải Phòng luôn nỗ lực rèn luyện, phấn đấu
vươn lên mạnh mẽ về mọi mặt, khắc phục nhanh những tồn tại yếu
kém, phấn đấu để đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Đến năm 2015, tuổi thọ trung bình của người dân Hải Phòng là 76
tuổi. Tỷ suất chết mẹ dưới 9/100.000 trẻ đẻ sống. Tỷ suất chết trẻ em
dưới 5 tuổi 50/00. Tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2.500gram là 3,7%. Tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 11,3%. Số giường bệnh viện đạt 35 giường/
vạn dân (không bao gồm giường ở trạm y tế xã), số giường bệnh viện
ngoài công lập đạt 2,14 giường/ vạn dân. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn
định ở mức 0,98%/năm. Tỷ suất sinh là -0,10/00. Cứ 8,6 bác sĩ/10.000
dân; 1,35 dược sĩ đại học/ 10.000 dân. 69,5% xã, phường, thị trấn đạt
chuẩn quốc gia về y tế. 75,9% dân số tham gia BHYT.
Tổng số cán bộ, nhân viên, người lao động trong ngành Y tế năm
2015 gồm 12.067 người, trong đó có 528 người là lao động theo Nghị
định số 68/2000/NĐ-CP làm công việc bảo vệ, tạp vụ, hộ lý, lái xe.
Nhân lực y tế công lập có 8.366 người (tuyến thành phố chiếm 53,55%,

ở tuyến huyện là 33,3%, ở tuyến xã là 13,15%), nhân lực y tế ngoài
công lập có 3.701 người.
Chất lượng nhân lực y tế đã được nâng lên. Tính đến năm 2015,
thành phố có 42 chuyên gia y tế đầu ngành ở các lĩnh vực chuyên môn,
mũi nhọn; 08 phó giáo sư, 27 tiến sĩ, 288 thạc sĩ, 142 bác sĩ chuyên
khoa cấp II, 473 bác sĩ chuyên khoa cấp I.
Tỷ lệ bác sĩ có trình độ sau đại học/ tổng số bác sĩ là 55,34%; tỷ lệ
cán bộ đại học/ tổng số cán bộ, viên chức là 28,05%; tỷ lệ cán bộ có
trình độ cao đẳng là 4,36%, trung học là 54,91%, sơ học là 1,41% và
trình độ khác là 11,27%. Số bác sĩ ở tuyến thành phố là 898 người,

23


×