Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nhà ở của người mường xã yên trung, huyện thạch thất, thành phố hà nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.38 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ ĐĂNG TRUYỀN

NHÀ Ở CỦA NGƢỜI MƢỜNG XÃ YÊN TRUNG,
HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:
Mã số:

Dân tộc học
60 31 03 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

1 2017
HÀ NỘI,


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học
xã Hội

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Hoa

Phản biện 1: PGS. TS. Lâm Bá Nam
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Duy Bính
Trường Đại học Sự phạm Hà Nội 1


Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 09 giờ

45 ngày 11 tháng 04 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học

viện Khoa học xã hội
2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển và hội nhập, các tộc người thiểu số
có những cơ hội tiếp cận và phát triển khác nhau và luôn có sự tiếp
thu, ảnh hưởng và biến đổi do tác động của quá trình phát triển toàn
cầu hóa.
Xã Yên Trung là một xã khó khăn. Theo Nghị quyết số
15/2008/QH12 của Quốc hội, từ năm 2008 xã Yên Trung được sáp
nhập về thủ đô Hà Nội. Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, hiện
đại hóa dẫn đến tình trạng giao lưu, tiếp biến văn hóa ngày càng
nhanh, các giá trị văn hóa của người Mường nơi đây cũng bị tác động
không hề nhỏ. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nhà ở của
người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà
Nội” nhằm đánh giá sự thay đổi trong văn hóa người Mường trước và
sau khi sáp nhập về Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Những công trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài
Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu như: Tác giả Jeanne
Cuisinier “Người Mường địa lý nhân văn và Xã hội học” (1946) Viện Dân tộc học - Paris.

Tác giả Barker, Milton E có cuốn “Việc xây dựng nhà ở của
người Mường” (1980) đã giới thiệu về cách làm nhà sàn truyền thống
của người Mường. Một số tác phẩm khác của nhóm tác giả này như:
“Âm vị tiếng Mường” (1968); “Bài học tiếng Mường” (1970) 2.2.
Những công trình nghiên cứu của các học giả ngƣời Việt Nam
2.2.1. Các công trình nghiên cứu về nhà ở

1


Tiêu biểu, là các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Khắc Tụng có hai công trình “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam
- Tập I”, do Nhà xuất bản Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội
xuất bản năm 1993 và cuốn “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam Tập II”, do Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội xuất bản năm 1996.
Tác giả Lê Văn Bé với công trình “Nhà ở của người Pa Dí”
đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 4 năm 2006, tr. 8-16 đã nêu được
những nét cơ bản về nguyên vật liệu làm nhà, kỹ thuật làm nhà, các
nghi lễ liên quan đến ngôi nhà, bố trí mặt bằng sinh hoạt trong ngôi
nhà của người Pa Dí tỉnh Lào Cai.
2.2.2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc Mƣờng
Tác giả Nguyễn Từ Chi với công trình “Hoa văn Mường”
(1978), “Người Mường ở Hòa Bình” (1995), “Góp phần nghiên cứu
văn hóa tộc người” (1995).
Sở văn hóa - Thông tin Hà Sơn Bình và Ủy ban nhân dân
huyện Tân Lạc đã xuất bản cuốn sách “Người Mường với văn hóa cổ
truyền Mường Bi” năm 1988.
Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh có công trình tiêu biểu như:
cuốn “Người Mường ở Tân Lạc tỉnh Hòa Bình” (đồng chủ biên)
(2003). Ngoài ra, tác giả Nguyễn Ngọc Thanh còn nghiên cứu các
vấn đề khác của người Mường như: “Gia đình và hôn nhân các dân

tộc Mường ở tỉnh Phú Thọ” (2005); “Tri thức địa phương của người
Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên” (2009).
Tác giả Bùi Huy Vọng có công trình “Làng Mường ở Hòa
Bình” (2001) đã khái quát được không gian cư trú, tổ chức làng xóm
của người Mường tại Hòa Bình.

2


Tác giả Nguyễn Thị Song Hà có các công trình nghiên cứu
liên quan đến chu kỳ trong đời người, các tập tục, nghi lễ của người
Mường ở Hòa Bình: “Tập tục trong sinh đẻ và nuôi con ở người
Mường huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình” (2006); “Hôn lễ của người
Mường ở Hòa Bình, truyền thống và biến đổi” (2007); Nghi lễ trong
chu kỳ đời người của người Mường ở Hoà Bình (2011).
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả xin tập trung tổng
quan nghiên cứu về chủ đề nhà ở của người Mường, tác giả xin tập
trung điểm lại một số công trình nghiên cứu sau:
Tác giả Nguyễn Khắc Tụng đã có những công trình nghiên
cứu về nhà ở của người Mường và các dân tộc ở trung du Bắc Bộ
trong quá trình giao lưu văn hóa: “Tìm hiểu những đặc điểm dân tộc
học về quá trình chuyển biến về nhà ở của người Mường trong vùng
hỗn cư Mường - Việt thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây” (1970); “Qua ngôi
nhà các dân tộc ở trung du Bắc Bộ thử tìm hiểu những đặc điểm có
tính đặc trưng tộc người và quá trình chuyển biến của nó” đăng trên
tạp chí Dân tộc học, số 1, năm 1977; Cuốn “Nhà cửa các dân tộc ở
trung du Bắc Bộ Việt Nam” (1978).
Tác giả Bùi Tuyết Mai đã có công trình “Người Mường ở
Việt Nam” đây là tác phẩm giới thiệu văn hóa vật chất và tinh thần
của dân tộc Mường thông qua hơn 500 bức ảnh được chụp trong quá

trình điền dã, công trình được Nhà xuất bản Dân tộc học xuất bản
năm 1999.
Cùng với đó tác giả Bùi Huy Vọng có công trình “Ứng xử
văn hóa của người Mường thể hiện trên các công năng của ngôi nhà
sàn” đăng trên Tạp chí Nguồn sống dân gian, số 03 năm 2012, tr. 6570.

3


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Làm rõ những đặc trưng cơ bản và những biến đổi về nhà ở
của người Mường ở xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà
Nội.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu, làm rõ những đặc trưng cơ bản về nhà ở truyền
thống của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố
Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá quá trình biến đổi về nhà ở của người
Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội sau khi
sáp nhập về Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống trong nhà ở của người Mường xã Yên Trung,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về quá trình xây dựng nhà ở, bố trí mặt bằng
sinh hoạt và các nghi lễ liên quan đến nhà ở của người Mường xã
Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Phân tích quá trình biến đổi, nguyên nhân, những yếu tố tác

động làm biến đổi về nhà ở của người Mường xã Yên Trung, huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống của người Mường xã Yên Trung, huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội

4


4. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nhà ở và những yếu tố biến đổi của nhà ở của người Mường
xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi về không gian
Luận văn thực hiện nghiên cứu trên địa bàn xã Yên Trung,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
4.2.2. Phạm vi về thời gian
Luận văn lấy mốc năm 2008 là thời điểm xã Yên Trung được
sáp nhập về Hà Nội.
4.2.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về nhà ở của người Mường xã Yên Trung, huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Tác giả nghiên cứu về nhà ở của người Mường dựa trên cơ
sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Điền dã Dân tộc học.
- Thu thập các tài liệu thứ cấp ở Ban Dân tộc Hà Nội, huyện

Thạch Thất và ở xã Yên Trung.
- Quan sát tham dự.
- Phỏng vấn sâu.
- Chụp ảnh nhà ở của người Mường tại xã Yên Trung.
- So sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

5


6.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần bổ sung những quan điểm nghiên cứu về ảnh
hưởng cuả hiện đại hóa tới văn hóa tộc người.
- Bổ sung thêm tư liệu mới về biến đổi trong xây dựng nhà ở
của người Mường.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp cơ sở khoa
học cho cơ quan Công tác dân tộc các cấp.
- Đóng góp những giải pháp cụ thể nhằm gìn giữ những nét
văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mường xã Yên Trung, huyện
Thạch Thất, Hà Nội.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phần phụ lục, luận văn được cơ cấu làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Nhà ở truyền thống của người Mường
Chương 3: Biến đổi nhà ở của người Mường và bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
Tác giả đã nêu và làm rõ một số khái niệm công cụ như:
Nhà; Nhà ở; Nhà sàn; Mặt bằng sinh hoạt;…
1.1.2. Cơ sở lý luận
Lý thuyết hiện đại hóa

6


Lý thuyết hiện đại hóa của Ronald Inglehart đưa ra dựa trên
phân tích dữ liệu lấy từ 43 xã hội đại diện cho 70% dân số thế giới
(từ năm 1981-1990). Ông cho rằng phát triển kinh tế, biến đổi văn
hóa và biến đổi chính trị luôn đi cùng nhau trong những mô hình gắn
kết và thậm chí trong chừng mực nào đó có thể tiên đoán được. Đồng
thời, còn thấy rằng quá trình hiện đại hóa không đi theo đường thẳng.
Từ Các Mác (Karl Marx) Max Weber đến Daniel Bell cũng cho rằng
biến đổi kinh tế, văn hóa và chính trị cùng diễn ra trong mô hình gắn
kết đang làm thay đổi thế giới theo những phương thức có thể tiên
đoán được.
Lý thuyết hiện đại hóa áp dụng trong nghiên cứu về nhà ở
của người Mường - làm rõ tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại
hóa tới những phong tục tập quán liên quan đến nhà ở của người
Mường ở xã Yên Trung, huyện Thạch Thất.
Thuyết biến đổi văn hóa
Các nhà tiến hóa luận văn hóa cuối thế kỷ XIX như Eward B.
Tylor (1881) và Lewis Henry Morgan (1877) đã xem các văn hóa
ngoài phương Tây là đối tượng tĩnh. Kết hợp với các quan niệm này là
quan điểm cho rằng không có khuôn mẫu chung cho sự biến đổi văn
hóa mà trong đó tất cả các xã hội đều vận động tiến lên theo cùng một

hướng và như là một kết quả, ngay cả những xã hội mông muội nhất
qua thời gian cũng sẽ trở thành ngày càng giống với các dân tộc
phương Tây là các dân tộc ở trên đỉnh của thang phân loại. Với định
hướng khung lý thuyết về biến đổi văn hóa và lý thuyết hiện đại
hóa, luận văn áp dụng trong quá trình xây dựng khung phân tích,
đặt văn hóa nhà ở của người Mường ở xã Yên Trung trong một bối
cảnh xã hội của người Mường đang có nhiều biến đổi.

7


1.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Giới thiệu về xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố
Hà Nội
Yên Trung là một xã miền núi nằm ở phía Tây của huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội, cách trung tâm huyện khoảng 25 km.
Diện tích tự nhiên khoảng 1.563,41 hécta, mang đặc điểm chung của
địa hình trung du miền núi. Dân số hiện nay của xã Yên Trung có
871 hộ với 3.682 nhân khẩu sống trên 7 thôn; có 05 dân tộc anh em
cùng sinh sống (trong đó người Mường chiếm đến 81%, tiếp đến là
người Kinh (Việt) 18,7%, ngoài ra là các dân tộc khác. Dân cư tại xã
chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp (77% dân số).
1.2.2. Ngƣời Mƣờng ở xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội
Người Mường xã Yên Trung cư trú trên tất cả 07 thôn trong
xã. Các dòng họ lớn ở xã như Đinh, Quách, Bùi, Nguyễn. Đồng bào
người Mường ở đây có quan hệ mật thiết với nhau, tính cố kết công
đồng rất cao. Hiện nay, người Mường là dân tộc chiếm đa số tại xã
Yên Trung với dân tộc Mường 638 hộ (2676 người) chiếm 81,14%
dân số toàn xã; người Mường phân bố rộng khắp trên địa bàn 07 thôn

của xã
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở làm rõ những khái niệm cơ bản và một số lý
thuyết như hiện đại hóa, biến đổi văn hóa trong nghiên cứu về nhà ở,
luận văn đã bước đầu xác định được khung phân tích nghiên cứu về
nhà ở của người Mường trong bối cảnh đô thị hóa, hiện đại hóa. Các
phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp quan sát tham dự,
phương pháp phỏng vấn sâu, thu thập tài liệu, chụp ảnh được sử dụng

8


trong nghiên cứu
Chƣơng 2
NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG
2.1. Quan niệm về nhà ở của ngƣời Mƣờng
Người Mường sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống,
địa bàn cư trú tập trung chủ yếu ở những dải đồng bằng thung lũng
hẹp, doi đất ven sông, ngòi, dưới chân các dãy núi hay trên các đồi
gò thấp; sống tập chung thành từng chòm, từng xóm, ẩn khá kín dưới
màu xanh của cây cối trồng quanh nhà. Các thôn, xóm thường có
khoảng từ 20 đến 30 nóc nhà. Với người Mường nói chung, nhà là
nơi diễn ra và chứng kiến những sự kiện như sinh đẻ, hôn nhân, tang
ma của một vòng đời. Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ
truyền, được làm theo truyền thuyết dân gian, gọi là nhà rùa: 4 mái, 3
tầng, mô phỏng theo quan niệm dân gian ba tầng, bốn thế giới của
người Mường.
2.2. Nhà sàn truyền thống
2.2.1. Cấu trúc
Nhà sàn được tạo hình trên một bộ khung đỡ bao gồm các

cột, các xà đỡ sàn nhà, các đòn tay, xà vượt, bên trên là xã kèo đỡ
mái. Khi ngôi nhà được làm xong người ta mới tiến hành làm thêm
các bộ phận chức năng khác như: Cầu thang lên, xuống, bếp để đun
nấu, gác lửng bên dưới mái, bên trên các xã vượt để cất trữ lúa, ngô,
đồ gia dụng, làm thêm sạp để ngồi hóng mát và phơi lương thực,...
2.2.2. Quy trình làm nhà ở truyền thống
Bước chuẩn bị:

9


Chuẩn bị vật chất hậu cần (gạo, rượu, tiền...). Chuẩn bị
nguyên vật liệu để làm cột, kèo, xà nhà.
Chuẩn bị mặt bằng (Côổng bêu, reè nhà): Họ cứ để nguyên
thế đất như vậy để làm nhà. Việc định hướng lấy khuôn hình cho
ngôi nhà là việc làm trước tiên, trước hết là trên thế đất xác định
hướng nhà sàn.
Dựng mặt bằng chuẩn (reè nhà): Để có cài nhìn toàn diện
hơn về không gian nhất là mặt bằng ngôi nhà sàn sẽ ở sau này cao
hay thấp so với mặt đất, ngay trên mặt đất vừa cân chỉnh xong người
Mường dựng một mặt bằng giả định đúng như ý muốn của gia chủ.
Dựng nhà, làm nhà: Tiến trình các bước làm nhà của người
Mường cơ bản có các bước sau:
Dựng cột, người Mường gọi là “Đửng nhà”
Lắp xà đỡ sàn, làm nhà sàn, người Mường gọi là “Lắp Lạt”
Dựng kèo, làm mái, lợp mái, người Mường gọi là “Đửng
Ké”
Đắp bếp:
Việc đắp bếp mới trên nhà sàn Mường được cẩn trọng chọn
giờ tốt tiến hành. Vị trí bếp thường được đặt ở gần cột cái của gian

trong nhà sàn.
2.2.3. Bố trí mặt bằng sinh hoạt
Cách bố trí mặt bằng sinh hoạt của nhà Mường, tùy nơi có
thay đổi chút ít. Song vẫn giữ một quy cách chung: Thang chính
thường đặt ở đầu hồi bên phải. Thang phụ dành cho nữ giới đặt ở đầu
hồi bên trái. Trong nhà chia làm hai phần theo chiều ngang: Phần thứ
nhất dành cho sinh hoạt của nam giới.
2.2.4. Các nghi lễ liên quan đến nhà sàn truyền thống

10


* Nghi lễ liên quan đến dựng nhà
Xem tuổi làm nhà:
Người Mường ở Yên Trung cũng vậy, trước khi gia chủ có ý
định dựng nhà người ta cần phải xem tuổi gia chủ, xem năm đó có
được tuổi để được phép dựng nhà hay không.
Chọn địa điểm và thời gian làm nhà:
Theo quan niệm của người Mường chọn đất làm nhà là rất
quan trọng, dựng nhà trên thế đất là phải hội tụ đủ ba yếu tố thiên
thời, địa lợi, nhân hòa, hòa hợp giữa Trời - Đất - Con người. Về chọn
thời gian làm nhà: Việc chọn ngày làm nhà đối với người Mường rất
quan trọng, họ thường nhờ thầy mo, thầy cúng chọn ngày giờ hoặc
những người biết chữ Nôm xem sách ngày giờ hợp với tuổi gia chủ,
lấy giờ đẹp để làm nhà.
Chọn hướng nhà:
Người Mường rất coi trọng việc chọn hướng nhà. Hướng nhà
được người Mường thường chọn là hướng Đông Nam là chủ yếu, tuy
nhiên, do dựa vào thế đất nên ở một số làng người Mường phải đi
lệch theo hướng khác là Tây - Bắc cho phù hợp với điều kiện địa

hình và hài hòa với thực tế thiên nhiên.
Làm lễ lên nhà mới:
Trước đây, sau khi công việc dựng nhà đã hoàn tất, chủ nhà
mời thầy cúng về làm lễ lên nhà mới. Ngày tổ chức lễ lên nhà mới
cũng được người Mường lựa chọn cẩn thận.
* Những phong tục tập quán diễn ra trong ngôi nhà
Tập quán sinh đẻ và đặt tên cho trẻ sơ sinh:
Khi sắp đến ngày vợ sinh, người chồng chuẩn bị một cái nồi
đồng to để đun nước thuốc, sửa sang, quét tước nhà cửa cho thật sạch

11


sẽ. Người chồng dùng những tấm phên đan bằng che, hoặc dùng
chiếu treo vào xà nhà để tạo thành buồng bà đẻ và làm một cái bếp
phụ ở đó.
Phong tục cưới xin
Sau khi đã thăm dò, tìm hiểu nhà trai mang lễ vật đến nhà gái
đặt vấn đề (ướm hỏi). Gia đình nhà gái cử người đứng trên đầu cầu
thang đón người làm mối. Nghi lễ quan trọng nhất bên nhà trai kể từ
khi đón dâu về mới diễn ra, đó là nghi thức dâu, rể ra mắt tổ tiên.
Saukhi kết thúc các nghi lễ, nhà trai dọn cơm rượu để mời đoàn nhà
gái ăn uống vui vẻ.
Tập quán tang ma
Cách bài trí nhà cửa khi có tang:
Bàn thờ thầy mo là một cái mâm gỗ được đặt ở gần ngay cửa
sổ gian ngoài cùng. Ban nhạc hiếu ngồi ngay gần cửa. Bàn thờ người
quá cố được làm bằng một tấm ván rộng, đặt ngay sát cửa sổ gian
giữa. Phía trước bàn thờ người chết, chính giữa ngôi nhà là nơi đặt vò
rượu cần, chậu nước và chiếc gáo múc nước.

Tiểu kết chương 2
Trong truyền thống, nhà sàn là ngôi nhà ưa thích của người
Mường xã Yên Trung. Ngôi nhà sàn không chỉ có trong hoài niệm, trí
nhớ qua những câu chuyện truyền thuyết mà nó trở nên gần gũi, gắn
bó với người Mường trong các sinh hoạt văn hóa thường ngày, trong
các nghi lễ trong dựng nhà, các phong tục tập quán liên quan đến
ngôi nhà. Xây dựng nhà là công việc trọng đại của con người do vậy
được đồng bào rất chú trọng trong từng khâu, mọi công việc được
thực hiện rất tỉ mỉ để mong tránh được rủi ro ngoài ý muốn. Việc bố
trí mặt bằng sinh hoạt cũng cho thấy ranh giới rõ ràng của nam giới

12


và nữ giới.
Chƣơng 3
BIẾN ĐỔI NHÀ Ở CỦA NGƢỜI MƢỜNG VÀ
BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
3.1. Thực trạng về nhà ở của ngƣời Mƣờng hiện nay
3.1.1. Nhà sàn
Thực tế đã cho ta thấy có những biến đổi sâu sắc về loại hình
nhà ở của người Mường tại xã Yên Trung nói riêng và người Mường
ở thành phố Hà Nội nói chung. Khi điền dã tại xã Yên Trung, cả xã
hiện tại chỉ còn 15 ngôi nhà sàn thì gần như không còn ngôi nhà nào
được xây dựng giống hoàn toàn với ngôi nhà sàn truyền thống.
Những ngôi nhà sàn truyền thống hầu như đã vắng bóng nếu không
muốn nói là đã không còn.
3.1.2. Nhà cấp bốn
Ở xã Yên Trung khá phổ biến là nhà cấp bốn, ba gian lợp
mái ngói; tường nhà được xây bằng gạch. Gian giữa là gian chính của

ngôi nhà dùng cho các sinh hoạt chính của gia đình, tiếp khách; hai
bên là hai gian dùng làm phòng ngủ. Bên cạnh đó là bếp và không
gian nuôi thả gia súc, gia cầm được xây dựng tách biệt.
3.1.3. Nhà tầng xây kiên cố
Những ngôi nhà tầng được xây dựng một phần để ở và một
phần phục vụ mục đích buôn bán, dịch vụ.
3.2. Những biến đổi trong ngôi nhà ở của ngƣời Mƣờng
3.2.1. Biến đổi về vật liệu xây dựng
Trước hết phải kể tới sự biến đổi trong sử dụng vật liệu làm
khung nhà. Ngôi nhà sàn được người dân sử dụng các cột bê tông giả
gỗ để thay thế cho các cột gỗ thông thường; ưu điểm của loại vật liệu

13


này bền hơn và dễ mua hơn so với vật liệu gỗ thông thường.
3.2.2. Biến đổi về kỹ thuật xây dựng
Đặc biệt, kết cấu bộ vì kèo có sự biến đổi lớn, đó là việc sử
dụng rất nhiều xà đoạn, việc sử dụng các xà đoạn này cũng có ý
nghĩa giống như cột trốn, tiết kiệm gỗ và hạn chế phải sử dụng những
cây gỗ lớn trong điều kiện khan hiếm gỗ như hiện nay.
3.2.3. Biến đổi trong bố trí mặt bằng sinh hoạt
Hiện nay, những gác để đựng lương thực, đồ gia dụng trọng
ngôi nhà sàn hầu như đã không còn hoặc có những biến đổi về mặt
hình thức. Phần sàn nhà vẫn giữ được tính ích dụng của nó là nơi sinh
hoạt, nghỉ ngơi, tiếp khách của các thành viên trong gia đình. Phần
gầm sàn hiện nay đã không còn dùng để nuôi nhốt gia súc, gia cầm
nữa mà được dọn dẹp sạch sẽ, đổ nền cao hơn. Tại đây, gia chủ có
thể bố trí một số vật dụng như giường, bàn uống nước, hoặc để một
số trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt của các thành viên trong gia

đình, hoặc tiếp khách.
3.2.4. Biến đổi trong các nghi lễ liên quan đến ngôi nhà
Tập quán sinh đẻ và đặt tên cho trẻ sơ sinh:
Ngày nay, những tập tục đó đã được thay đổi, nhất là sản phụ
khi sinh thường tới các trạm xá, bệnh viện địa phương để sinh con
dưới sự can thiệp của y tá, bác sỹ.
Phong tục cưới xin
Ngày nay, các tập tục, lễ vật trong lễ cưới xin theo xu thế
chung đã được đơn giản hoá đi nhiều, thủ tục ngắn gọn, với bốn lễ
chính là: dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu, lại mặt. Các tục lệ như con
khằng, cái rặc, cho dâu nằm ngủ hầu như đã không còn thực hiện,
hoặc có sự biến đổi.

14


Tập quán tang ma
Hiện nay, thực hiện phong trào "xây dựng nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang", đám tang đã được đơn giản hóa. Thời
gian làm đám chỉ còn chưa tới 2 ngày, thậm chí có thể thực hiện
nhanh hơn.
3.3. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi nhà ở truyền thống của
ngƣời Mƣờng
3.3.1. Một số chính sách phát triển kinh tế, xã hội
Chương trình 135:
Xã Yên Trung là một trong những xã khó khăn vẫn còn được
thu hưởng chương trình 135 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo báo
cáo của Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất về tổng kết chương trình
135 giai đoạn 2011-2015 thì trên địa bàn xã đã đầu tư xây dựng
10/10 dự án (đạt 100%) cụ thể: xây dựng nhà văn hóa, trường mầm

non, hệ thống đường giao thông, kênh mương thủy lợi; hỗ trợ các gia
đình khó khăn về phát triển kinh tế...
Chương trình 134:
Theo báo cáo số 07/BC-HU ngày 25/8/2015 của huyện ủy
Thạch Thất về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày
31/10/2011 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của thủ đô Hà Nội giai đoạn
2011-2015” thì đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa - tinh thần của
người dân ngày càng được cải thiện; những công trình nông thôn mới
đang được hoàn thiện (tính đến thời điểm báo cáo xã Yên Trung đạt
14/19 tiêu chí nông thôn mới). Trong báo cáo cũng nêu rõ diện tích
rừng tự nhiên trên địa bàn xã chỉ còn 148,60 ha, rừng trồng mới là

15


416,63 ha đây là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến nguyên vật
liệu xây dựng, sửa chữa những ngôi nhà sàn trên địa bàn xã
3.3.2. Tác động của quá trình đô thị hóa, kinh tế thị trƣờng
Trong xu hướng kinh tế thị trường ngày càng phát triển,
người dân Yên Trung không chỉ hoạt động nông nghiệp, mà xuất
hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán, dịch vụ du lịch.
Do đó, khi kinh tế phát triển họ có nhu cầu xây dựng nhà cửa khang
trang theo lối hiện đại, mua sắm những trang thiết bị đắt tiền phục vụ
cuộc sống.
Nhìn chung, quá trình đô thị hóa, kinh tế thị trường đã và
đang diễn ra mạnh mẽ ở nơi đây. Đó là một xu thế tất yếu của sự phát
triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, nó cũng chính là một trong những
nguyên nhân dẫn đến những biến đổi về nhà ở của người Mường ở
Yên Trung nói riêng và người Mường ở Hà Nội nói chung.

3.3.3. Ảnh hƣởng của ngƣời Việt (Kinh)
Ngôi nhà truyền thống của người Mường xã Yên Trung cũng
có sự chuyển biến, thay đổi rõ rệt. Sự giao thoa, chịu ảnh hưởng của
văn hóa Việt trong ngôi nhà người Mường thể hiện ở cách bố trí mặt
bằng sinh hoạt. Trong quá trình đi điền dã, chúng tôi nhận thấy ở xã
Yên Trung, hầu như những nhà chính hiện nay đều là nhà đất được
xây dựng theo kiểu của người Việt. Một số ngôi nhà sàn mới được
xây dựng lại cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa người Việt.
3.4. Ảnh hƣởng của biến đổi nhà ở đến đời sống sinh hoạt của
ngƣời Mƣờng
3.4.1. Tích cực
Ngôi nhà trở nên vững chãi hơn, chắc chắn hơn nhờ những
thay đổi trong tập quán dựng nhà. Không thể phủ nhận tác động tích

16


cực của sự giao lưu văn hóa với những dân tộc anh em khác, nhất là
người Việt (Kinh).
Các chính sách của Đảng và Nhà nước một mặt cải thiện đời
sống kinh tế của đồng bào, mặt khác khuyến khích đồng bào gìn giữ
phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Việc bố trí lại mặt bằng sinh
hoạt như tách bếp ra một không gian riêng, xây dựng nơi chăn nuôi
gia súc riêng, giúp cải thiện vấn đề vệ sinh môi trường mà trước đây
vẫn còn là tồn tại của ngôi nhà sàn.
3.4.2. Tiêu cực
Tinh thần cộng đồng, sự cấu kết, và tương trợ cộng động
không còn rõ rệt. Cách thức chuẩn bị nguyên vật liệu đã thay đổi,
giờ đây đồng bào thường chỉ mua nguyên vật liệu chứ ít khi tự túc về
nguyên vật liệu.

Sự thay đổi khiến cho không gian sinh hoạt của đồng bào bị
phá vỡ, trước kia đồng bào có một khoảng đất rộng, dù không bằng
phẳng. Trên đó người ta trồng rau, một số cây ăn quả.
Nét sinh hoạt của người Việt (Kinh) và một số dân tộc khác
khiến một số hộ gia đình sử dụng nhiều vât liệu công nghiệp hơn
trong quá trình xây nhà, như tấm lợp xi măng, tôn xốp hay dừng gạch
để xây nhà.
Nhiều hộ gia đình nhìn nhận giá trị ngôi nhà sàn ở một khía
cạnh rất khác. Họ thấy được lợi nhuận bên cạnh giá trị văn hóa này. .
3.5. Các giá trị và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nhà ở của
ngƣời Mƣờng
3.5.1. Các giá trị của nhà ở
Nhà ở là một phương tiện vô cùng quan trọng cho sự phát
triển của con người. Đó là nơi trú ngụ, nơi sinh hoạt, ăn uống, sinh

17


sản, nuôi dạy con cái của mỗi gia đình.
Ngôi nhà mang ý nghĩa tâm linh trong đời sống tinh thần
Bên cạnh việc sinh hoạt thường ngày, ngôi nhà sàn của mỗi
gia đình còn là nơi hội họp, nơi gặp gỡ và tổ chức các buổi sinh hoạt
mang tính chất cộng đồng họ hàng, làng xóm… như các lễ hội dân
gian, các nghi lễ tín ngưỡng dân gian… vì thế ngôi nhà còn có giá trị
tinh thần thiêng liêng trong tâm thức của mỗi con người.
Tính triết lý của ngôi nhà sàn
Trước hết, đó là thuyết phong thủy được ứng dụng vào việc
chọn đất và chọn hướng làm nhà.
Thứ hai, cấu trúc ngôi nhà Mường thể hiện tính âm dương
hòa hợp: cấu trúc ngoại thất có trước, nội thất có sau, có cao có thấp,

có sơn có thủy; về mặt bằng sinh hoạt thì có trên có dưới, có trong có
ngoài, có trái có phải và có cao có thấp, có chỗ dành cho nam, có chỗ
dành cho nữ…
Thứ ba, trong quan niệm về thành phần cấu trúc, họ luôn lấy
con số lẻ làm cơ sở xây dựng, chẳng hạn như số gian nhà 1, 3, 5, số
bậc cầu thang là 7, 9.
Sự biến đổi của ngôi nhà phản ánh quá trình phát triển của xã hội
Trong quá trình hình thành và phát triển, mọi sự vật, hiện
tượng đều mang những dấu ấn lịch sử sâu đậm về chính quá trình
phát triển đó. Đó là quá trình phát triển tiến bộ theo quy luật tất yếu.
Ngôi nhà là một trong những công cụ cơ bản phục vụ đời sống của
con người. Vì vậy, hơn bất cứ thứ gì, ngôi nhà là sự phản ánh trung
thực nhất về trình độ phát triển của chủ nhân của nó. Trên cơ sở thay
đổi về nhận thức ấy, bắt buộc người ta phải tìm kiếm cái mới, sáng
tạo cái mới hay tiếp thu cái mới để vận dụng vào việc thực hiện

18


những ý đồ thay đổi của mình. Vì vậy, có nhiều giải pháp kỹ thuật,
mỹ thuật được hình thành ở nhiều địa phương khác nhau, cộng với
các yếu tố đặc điểm tự nhiên của từng khu vực khác nhau đã tác động
đến cách nghĩ, cách làm của mỗi nhóm người. Từ đó đã kéo theo sự
thay đổi đa dạng về kỹ thuật và mỹ thuật xây dựng nhà ở. Như thế,
trình độ kỹ thuật xây dựng nhà biểu hiện sự phát triển của tư duy và
khả năng vật chất của con người.
3.5.2. Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống nhà
ở của người Mường
Thứ nhất, ngôi nhà thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của
người Mường, đã và đang được người Mường gìn giữ và trao truyền

từ thế hệ này sang thế hệ khác từ ngàn đời nay. Thứ hai, việc bảo tồn
phải xuất phát từ chính chủ thể văn hóa, chủ nhân của những ngôi
nhà sàn truyền thống người Mường ở Yên Trung. Thứ ba, bảo tồn
phải nhằm mục đích góp phần định hướng cho đồng bào người
Mường về nhu cầu nhà ở sao cho phù hợp với sự thay đổi một cách
nhanh chóng của điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, sự phát
triển kinh tế xã hội và nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
của tộc người. Thứ tư, việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
trong đó có văn hóa ở của người Mường ở Yên Trung trong những
nếp nhà sàn duyên dáng đang đứng trước nguy cơ xóa sổ rất cần sự
phối hợp chặt chẽ với một cơ chế cụ thể và rõ ràng giữa người
Mường ở Yên Trung với các cơ quan chức năng, đoàn thể các cấp,
nhất là ở Hà Nội. Thứ năm, trên địa bàn xã hiện nay có 04 đội cồng
chiêng với khoảng 150 người là thành viên thường xuyên; việc duy
trì được những nếp nhà sàn truyền thống cũng là điều kiện tốt để duy
trì không gian văn hóa công chiêng xứ Mường.

19


Trên tinh thần những giải pháp về chính sách cũng cần có
những giải pháp về mặt tổ chức thực hiện một cách cụ thể nhằm bảo
tồn, phát huy đúng giá trị của những ngôi nhà sàn nơi đây: Một là,
động viên, khuyến khích các gia đình đã có nhà sàn tôn tạo, tu bổ
theo đúng kiến trúc nhà sàn truyền thống; sưu tầm, chế tác làm phong
phú các đồ dùng được bài chí trong không gian nhà sàn theo phong
tục cổ truyền; Hai là, lựa chọn hộ gia đình có khả năng kinh tế để
tuyên truyền, vận động xây dựng nhà sàn theo đúng kiến trúc truyền
thống và tổ chức đời sống gia đình trong không gian nhà sàn theo lối
truyền thống, xây dựng hộ gia đình đó thành điểm nhấn văn hóa cho

thôn, xã; Ba là, xây dựng cơ chế hỗ trợ của huyện của xã, như: Cung
cấp mô hình mẫu hoặc bản vẽ thiết kế nhà sàn cổ truyền, bản mô
phỏng các vật dụng truyền thống, cung cấp địa chỉ, hỗ trợ kinh phí,
phương tiện đến thăm các nhà sàn cổ truyền tiêu biểu ở các địa
phương bạn, hỗ trợ kinh phí, phương tiện đi lại phục vụ việc sưu tầm
vật dụng truyền thống đối với các gia đình tổ chức xây dựng mới, sửa
chữa tôn tạo nhà sàn hiện có trở về đúng kiến trúc cổ truyền.
Chính vì vậy, việc quan tâm, định hướng bảo tồn những ngôi
nhà truyền thống góp phần nâng cao niềm tự hào vốn có của người
Mường xã Yên Trung huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nói riêng
và người Mường cả nước nói chung về di sản kiến trúc truyền thống
của họ, để từ đó nâng cao ý thức giữ gìn, xây dựng và cải tạo ngôi
nhà mới sao cho ngày càng tiện ích, hữu dụng, phù hợp và đáp ứng
được với nhu cầu của sự phát triển nhưng không làm mất đi những
yếu tố văn hóa truyền thống, những bản sắc tốt đẹp của đồng bào,
nhất là những giá trị văn hóa xã hội truyền thống, những phong tục,
tập quán liên quan và diễn ra trong ngôi nhà của người Mường đã dày

20


công xây đắp từ bao đời nay.
Tiểu kết chương 3
Những ngôi nhà ở truyền thống của người Mường xã Yên
Trung hiện nay đã có nhiều điểm khác so với trước và được phát hiện
ở nhiều phương diện như: Nguyên vật liệu làm nhà, loại hình cấu
trúc, tinh thần cấu kết cộng đồng, quy trình làm nhà, tri thức dân gian
và bố trí mặt bằng sinh hoạt. Sự biến đổi này diễn ra ngày càng rõ rệt
bằng chứng là việc số lượng ngôi nhà sàn truyền thống đang ngày
càng ít đi; những ngôi nhà sàn được xây dựng mới với phương thức

xây dựng được cải tiến; những biến đổi của những nghi lễ diễn ra
trong ngôi nhà.
Qua phân tích những tác động từ quá trình công nghiệp hóa,
đô thị hóa, một số chính sách của Đảng và Nhà nước, quá trình giao
lưu và tiếp biến văn hóa với các cộng đồng khác đặc biệt là người
Kinh (Việt). Tiến hành đánh giá những vai trò của những tác động đó
đối với tập quán dựng nhà xét trên hai mặt là những tác động tích cực
và những tác động tiêu cực.
Đứng trước những sự biến đổi của những ngôi nhà truyền
thống của người Mường, hơn bao giờ hết cần những chính sách, biện
pháp can thiệp, để ngăn chặn những tác động tiêu cực. Đó là những
đề xuất với các cấp quản lí, chính quyền địa phương, với người dân
vừa là chủ thể vừa là người thừa hưởng những giá trị văn hóa; và
trách nhiệm của họ đối với sản phẩm văn hóa của chính mình.
KẾT LUẬN
Có thể nói các nghiên cứu về nhà ở trong đó có nhà ở người
Mường chưa thật nhiều, đặc biệt là dưới dự tác động của quá trình đô
thị hóa, hiện đại hóa. Nhà sàn mang đậm nét văn hóa của người

21


Mường, tuy nhiên nhà sàn cũng như các thành tố văn hóa vật chất
khác lại dễ biến đổi dưới nhiều yếu tố tác động. Chính vì vậy, cần có
những công trình nghiên cứ sâu sắc để tìm ra nguyên nhân và có
những giải pháp để bảo tồn, phát huy những bản sắc văn hóa đó.
Nhà sàn có vị trí quan trọng trong tâm thức của người
Mường. Nhà là nơi diễn ra và chứng kiến những sự kiện như sinh đẻ,
hôn nhân, tang ma của một vòng đời. Từ đó, ngôi nhà không chỉ có ý
nghĩa đối với gia đình mà còn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, không

chỉ là nhu cầu về vật chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ, mà còn
đáp ứng nhu cầu tâm linh.
Trong ngôi nhà, mọi sinh hoạt diễn ra đều có những quan
niệm, chủ đích riêng với sự bài trí hợp lý, phù hợp với nhân sinh
quan của người Mường. Từ những vị trí bài trí bàn thờ, nơi kê giường
ngủ đến bố trí bếp nấu hay thậm chí cả vị trí đặt các con dao, vật
dụng lao động cũng đều phản ánh những quan niệm về phồn thực,
phong thủy của người Mường với mục tiêu đảm bảo cho đời sống
sinh hoạt của con người được ổn định, được che chở và bảo vệ một
cách bình an nhất. Nhà ở của người Mường cũng thể hiện quan niệm
về vị thế xã hội của chủ nhà. Với ngôi nhà sàn có cột gỗ lớn, có diện
tích sàn rộng, vững chãi, bề thế cũng thể hiện chủ nhà là người có
quyền uy, địa vị xã hội nhất định.
Cùng với xu thế phát triển của xã hội, người Mường xã Yên
Trung đang chuyển mình mạnh mẽ. Đã có những thay đổi lớn về đời
sống văn hóa tinh thần, vật chất. Dưới tác động của quá trình hiện đại
hóa, đô thị hóa những ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường
nơi đây đã có những thay đổi cả về loại hình, cấu trúc và mục đích sử
dụng. Những ngôi nhà sàn được xây dựng khang trang hơn, to đẹp

22


hơn nhưng cũng phai nhạt dần những nét cấu trúc truyền thống tuy là
nó vẫn giữ được giá trị ích dụng của một ngôi nhà.
Bên cạnh đó, những ngôi nhà tầng, nhà kiên cố được xây
dựng nhiều hơn ở các thôn, bản và đặc biệt là khu vực dọc theo
đường lớn, tỉnh lộ nơi mà đời sống người dân cao hơn. Như đã nêu ở
trên hiện nay trên toàn địa bàn xã Yên Trung chỉ còn 02 thôn là chưa
có ngôi nhà cao tầng nào.

Việc biến đổi của những ngôi nhà sàn của người Mường xã
Yên Trung như là một tất yếu của quá trình phát triển. Từ khi còn là
khu vực thuộc Hòa Bình thì cuộc sống của đồng bào còn gặp nhiều
khó khăn; tuy nhiên đến khi trở thành một phần của thu đô Hà Nội thì
bộ mặt xã Yên Trung đã chuyển mình mạnh mẽ. Các chính sách của
Đảng, Nhà nước, của chính quyền thành phố Hà Nội đã giúp cho
đồng bào thay đổi cuộc sống, cơ sở vật chất, hạ tầng được nâng lên.
Những ngôi nhà khang trang, kiên cố thay thế dần những ngôi nhà cũ
kỹ dột nát. Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào được nâng lên,
những nét văn hóa truyền thống được phục dựng; tuy vậy sẽ không
còn giữ nguyên được những nét văn hóa truyền thống mà nguyên do
chính là không gian sinh hoạt, lưu giữ những nét văn hóa đó là ngôi
nhà sàn đã dần bị mai một.
Trước sự biến đổi mạnh mẽ, sự hòa nhập của cộng đồng với
các dân tộc khác; quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa các giá trị văn hóa
đặc biệt là những ngôi nhà sàn, môt trong những nét văn hóa đặc
trưng của người Mường đang dần mai một đòi hỏi bức thiết cần có
những chính sách bảo tồn của các nhà quản lý, các cấp chính quyền
địa phương; sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm phục hồi và
phát huy những giá trị văn hóa.

23


×