Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Kinh tế xã hội xã đại đồng, huyện thạch thất, thành phố hà nội năm 1986 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****

ĐOÀN THỊ NGỌC ANH

KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐẠI ĐỒNG, HUYỆN THẠCH THẤT,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI (1986 - 2011).

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****

ĐOÀN THỊ NGỌC ANH

KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐẠI ĐỒNG, HUYỆN THẠCH THẤT,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI (1986 - 2011).

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam.
Mã số: 60220311.

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình Lê.

Hà Nội - 2015



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Lịch Sử - trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, thư viện
trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Huyện ủy huyện Thạch
Thất và các bác, các cô, các chú của Ủy ban nhân dân xã Đại Đồng đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong thời gian em làm luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đình Lê, người
đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên em trong quá
trình hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày…tháng … năm 2015
Học viên thực hiện

Đoàn Thị Ngọc Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 4
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 5
Chương 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐẠI ĐỒNG TRƯỚC THỜI
KÌ ĐỔI MỚI (1958 - 1985)…………………………………………………... 6
1.1. Vài nét khát quát về xã Đại Đồng ............................................................. 6
1.1.1. Lịch sử hình thành làng xã. ...................................................................... 6

1.1.2. Những di tích lịch sử văn hóa của địa phương. ....................................... 7
1.1.3. Lễ hội và phong tục tập quán. ................................................................ 14
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội xã Đại Đồng trước thời kì đổi mới (1958 1985)…. ............................................................................................................ 18
1.2.1. Xây dựng quan hệ sản xuất mới, phát triển kinh tế - xã hội (1958 1980)................................................................................................................. 19
1.2.2. Thực hiện chỉ thị 100 CT- TW bước tiến mới trong sản xuất nông
nghiệp ở Đại Đồng (1981 - 1985). ................................................................... 29
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................ 31
Chƣơng 2: KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐẠI ĐỒNG TRONG THỜI KÌ ĐỔI
MỚI (1986 - 2011). ......................................................................................... 32


2.1. Kinh tế - xã hội xã Đại Đồng trong những năm 1986 - 2000. ............. 32
2.2. Kinh tế - xã hội xã Đại Đồng trong những năm 2001 - 2005. .............. 44
2.3. Kinh tế - xã hội xã Đại Đồng trong những năm 2006 - 2011. .............. 55
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................ 65
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 71
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 75


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN

: Công nghiệp

CNH

: Công nghiệp hóa

DS


: Dân số

HĐH

: Hiện đại hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

NN

: Nông nghiệp

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân


TW

: Trung ương

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội là đề tài đã được rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên nghiên cứu kinh tế - xã hội ở một xã
điển hình là một hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ. Đại Đồng là xã được tôi
chọn làm đề tài luận văn nghiên cứu về sự phát triển kinh tế - xã hội bởi một
số lý do sau đây:
Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng bắt đầu đề ra đường lối Đổi mới
toàn diện đất nước đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Đại hội Đảng lần thứ VII 1991 đã kế thừa, bổ sung hoàn thiện thêm đường lối của Đại hội VI cho phù
hợp với tình hình mới. Sau gần 30 năm thực hiện, công cuộc đổi mới ở nước
ta đã đạt những thành tựu to lớn đem đến cho nước ta diện mạo mới mẻ so với
những năm trước đó. Nằm trong sự chuyển biến chung, kinh tế - xã hội huyện
Thạch Thất nói chung và xã Đại Đồng nói riêng giai đoạn 1986 - 2011 cũng
có những biến đổi tương ứng, phức tạp, đa dạng nhưng về cơ bản theo hướng
tích cực, công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chủ động hội nhập kinh tế trong
nước và thế giới. Năm 2000 - 2002 Đại Đồng trở thành xã tiêu biểu nhất trong
khối xã của tỉnh Hà Tây. Đây là mô hình kinh tế điển hình có thể nhân rộng
để các địa phương khác học hỏi biện pháp mà xã Đại Đồng thực hiện để phát
triển kinh tế xã hội.
Qua việc tìm hiểu về sự chuyển dịch kinh tế - xã hội trường hợp xã Đại

Đồng ta có thể rút ra những kinh nghiệm cho giai đoạn sau, tránh những sai
lầm, hạn chế đã mắc phải để thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương tiếp tục
phát triển. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Kinh tế - xã hội xã Đại
Đồng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (1986 - 2011) làm đề tài luận văn
nghiên cứu.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Trong luận văn của mình tôi
đã đọc, tham khảo một số công trình nghiên cứu, có thể kể ra ba nhóm nghiên
cứu chính sau:
Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu về kinh tế - xã hội nói chung, từ đó thấy
được sự phát triển kinh tế của địa phương. Có thể kể đến công trình của: Bùi
Hồng Vạn: Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của một xã châu thổ sông Hồng xã Phụng Thượng (Hà Tây) từ 1945 - 1995 (Luận án Tiến sĩ Lịch sử - Hà Nội,
2002).
Nhóm thứ hai: Nghiên cứu sâu hơn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở lĩnh vực này, có thể kể đến các công
trình như: Ngô Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân (Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, H.1994); Đỗ Hoài Nam: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển
các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
H.1996); Lê Du Phong: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở
đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng, (Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, H.2003)… Ở tầm vĩ mô, các công trình trên đã đề cập đến những
vấn đề lý luận và thực tiễn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo các nghiên
cứu trên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề cấp bách trên phạm vi cả nước
nhằm tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng lành mạnh, phát triển và hội nhập.

Nhóm thứ ba: Nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở phạm
vi cấp tỉnh, cấp huyện…, qua đó chỉ ra những vấn đề cụ thể của từng địa
phương. Có thể kể ra: Đào Thị Vân: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn
1997-2003 (Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành lịch sử Đảng, Đại học Quốc gia

2


Hà Nội, H.2004); Nguyễn Ngọc Thanh: Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội)
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991-2000), (Luận văn Thạc sĩ Chuyên
ngành lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H.2004);
Đặng Kim Oanh: Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
năm 1997 đến năm 2003 (Luận vănThạc sĩ Chuyên ngành lịch sử Đảng, Đại
học Quốc gia Hà Nội, H.2005).
Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện Thạch
Thất hoặc có đề cập đến nội dung này có thể kể đến một số công trình: Phát
triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Kinh
tế: 60 31 01\ Kiều Mai Hương; Người hướng dẫn: TS. Đinh Quang Ty.
Đây là những nghiên cứu rất quan trọng, là những công trình tham khảo
tốt cho luận văn của tôi. Ngoài một số công trình được nêu ra ở trên, còn
nhiều bài viết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội đăng trên các tạp chí
chuyên ngành. Các công trình khoa học này đã khẳng định tầm quan trọng
của xây dựng và phát triển của kinh tế - xã hội nói chung, chuyển dịch cơ cấu
nói riêng, nêu bật được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, được thể hiện
bằng các đường lối, chính sách phát triển và sự vận dụng đường lối đó vào
các địa phương cụ thể.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về kinh tế xã hội của xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Vì vậy có
nhiều nội dung cần được phân tích, đánh giá như: những chủ trương, quyết
sách mà Đảng bộ xã Đại Đồng đã thực hiện để đưa Đại Đồng trở thành một

xã điển hình nhất trong khối xã, sự chuyển biến kinh tế- xã hội của xã Đại
Đồng qua các giai đoạn của thời kì đổi mới, những kinh nghiệm của xã Đại
Đồng trong phát triển kinh tế - xã hội mà các địa phương khác có thể học hỏi
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Luận văn tập trung nghiên cứu kinh tế - xã hội xã Đại Đồng
trong những năm 1986 - 2011. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được cũng
như những tồn tại cần giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội xã
Đại Đồng - huyện Thạch Thất trong 25 năm qua.
Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa tư liệu về sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất
và xã Đại Đồng.
- Đồng thời, chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của xã Đại Đồng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Kinh tế - xã hội xã Đại Đồng,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung luận văn tập trung nghiên cứu những
thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Đại Đồng
qua ba giai đoạn: 1986 - 2000, 2001 - 2005, 2006 - 2011. Về thời gian luận
văn nghiên cứu kinh tế - xã hội của xã Đại Đồng từ 1986 đến 2011. Đề tài lấy
thời gian từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước bắt đầu thực hiện công cuộc
đổi mới và kết thúc vào năm 2011 khi Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng thu
được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Về không gian
luận văn tập trung nghiên cứu kinh tế - xã hội trên địa bàn của xã Đại Đồng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp gồm:
- Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương
pháp logic.
- Các phương pháp khác như thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp và
phương pháp điều tra thực địa.

4


Trên cơ sở những dữ liệu, số liệu, thông tin thu thập và tổng hợp được
luận văn sử dụng những phương pháp trên để làm rõ hơn quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của xã Đại Đồng - huyện Thạch Thất.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đã dựng lại một cách có hệ thống chuyển biến về kinh tế - xã
hội của xã Đại Đồng từ năm 1986 đến năm 2011.
- Chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của xã Đại Đồng.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, các nhà
nghiên cứu quan tâm đến đề tài này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục kèm theo, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Tình hình kinh tế - xã hội xã Đại Đồng trước thời kì đổi mới
(1958 - 1985).
Chương 2: Kinh tế - xã hội xã Đại Đồng trong thời kì đổi mới (1986 2011).

5


Chƣơng 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐẠI ĐỒNG TRƢỚC

THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1958- 1985).
1.1. Vài nét khát quát về xã Đại Đồng
1.1.1. Lịch sử hình thành làng xã.
Xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất có diện tích tự nhiên là 502 ha, có số
nhân khẩu (theo kết quả điều tra năm 01/04/1999) có 8360 nhân khẩu. Phía
Bắc giáp xã Phúc Hòa, phía Đông giáp xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ),
phía Nam giáp xã Lại Thượng và xã Phú Kim, phía Tây giáp xã Cẩm Yên.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Đại Đồng là một xã lớn đứng
đầu tổng, được chính quyền đương thời lúc đó lấy tên xã đặt tên cho tổng gọi
là tổng Đại Đồng. Về tổ chức hành chính trước các mạng tháng Tám năm
1945, Thạch Thất được chia thành 6 tổng, tổng Đại Đồng gồm 7 xã là: Đại
Đồng, Cẩm Bào, Yên Lỗ, Thanh Câu, Lại Khánh, Hạnh Đàn và Hà Xá.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã Đại Đồng có 4 thôn là Đại Đồng
(kẻ Đòng), Hương Lam (kẻ Chàm), Ngọc Lâu (kẻ Ngạnh), Lại Khánh (kẻ
Đởi). Từ năm 1903 về sau thôn Lại Khánh tách ra thành một xã, việc xin tách
xã ngày xưa do mâu thuẫn quyền lợi giữa các tầng lớp phong kiến địa chủ ở
các thôn. Tương truyền trong cuộc kiện để xin tách xã năm 1903 cả xã chưa ai
biết chữ quốc ngữ, đơn tự viết bằng chữ Nho. Khi ấy thôn Lại Khánh nhờ
được người viết đơn bằng chữ quốc ngữ nên thắng cuộc, xã Đại Đồng còn lại
3 thôn. Sau đó hai xóm Trại Miềng và Trạm Quạt phát triển lên thành một
thôn mới. Đến trước năm 1945, xã Đại Đồng có 5 thôn: Đại Đồng, Hương
Lam, Ngọc Lâu, Minh Nghĩa và Minh Đức.
Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, xã Đại Đồng hiện nay có năm
thôn nhưng quan hệ xã hội giữa các làng, các thôn cơ bản giống nhau. Dân cư
trong thôn đều có họ từ làng Đại Đồng hoặc từ các thôn di chuyển về, nhân

6


dân sống thật thà, chất phác, chủ yếu làm nông nghiệp, một số ít làm nghề thủ

công, buôn bán nhỏ, làm hàng xay, hàng xáo. Phong tục, tập quán, truyền
thống văn hóa làng xã và các thôn có những nét cơ bản giống nhau.
1.1.2. Những di tích lịch sử văn hóa của địa phương.
Trong quá trình phát triển lịch sử các thôn làng Đại Đồng đã xây dựng
các ngôi đình, chùa, miếu, quán, những trung tâm sinh hoạt văn hóa tín
ngưỡng của nhân dân. Đó cũng là những công trình kiến trúc đã kết tinh trí
tuệ, sức lao động, tinh thần và vật chất của các thế hệ nhân dân Đại Đồng.
Đình Đại Đồng: Xưa được xây dựng ở khu bãi Hạc, thuộc xóm Rộc
giáp thôn Hương Lam.
Cuối thế kỷ XVII được chuyển về trung tâm của làng tại địa điểm hiện
nay. Tổng diện tích của khu đình bao gồm cả ao, hồ, giếng nước, vườn cây
rộng 8566m2. Trong đó, khu nội đình có diện tích 2075 m2 với 9 hạng mục
công trình gồm: đại đình, đại bái, hậu cung, tả mạc, hữu mạc, tả phòng, hữu
phòng, nhà kho, nhà bếp.
Đại đình được khởi công xây dựng mùa xuân Ất Sửu đời vua Lê Hy
Tông, niên hiệu Chính Hòa thứ 11 (năm 1685), cất nóc ngày Ngọ, tháng Mão,
năm Quý Tỵ (1713) hoàn thành vào năm Đinh Dậu, đời vua Lê Dụ Tông, niên
hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717). Khi làm đình Đại Đồng làng mới có 59 xuất
đinh trên tổng số khoảng 200 nhân khẩu, gỗ phải khai thác trên rừng, đá, ngói
phải mua và vận chuyển từ nơi khác đến nên từ khi khởi công đến khi hoàn
thành ngôi đình mất 32 năm. Kiến trúc đại đình mang đặc trưng thời hậu Lê.
Ngoài 4 đầu rồng đỡ câu đầu được trạm trổ hoa văn, còn lại toàn bộ phần mộc
đều xẻ vuông, đẽo nhẵn lấy bền chắc làm chủ yếu. Đại đình làm hoàn toàn
bằng gỗ tứ thiết có chọn lọc. Diện tích 319,2m2, gồm 3 gian chính giữa, 2
gian phụ, có 48 cột vững trãi, cột cái cao 5,5m2. Dưới mỗi chân cột đều có kê
một phiến đá xanh vuông, giữa có đế tròn. Chính gian giữa đại đình có treo

7



bức hoành phi khắc 3 chữ đại tự Thiên Đồng Đại dát vàng mười rực sáng. Do
tiến sĩ Vũ Huy Huyên trích từ câu: “Kỳ công đức, giữ thiên đồng, kỳ đại giã”
trong sách Đại Học của Khổng Tử.
Đại bái: làm sau đại đình 100 năm. Khởi công năm Minh Mạng thứ 7
(1826) và hoàn thành năm Minh Mạng thứ 21 (1840). Kiến trúc đại bái mang
đặc trưng kiến trúc thời Nguyễn, 2 tầng, 8 mái góc mái và nóc có đao vươn
lên mềm mại uyển chuyển. Đại bái hợp với đại đình tạo thế chữ nhị (=) hoành
tráng. Ngoài đại bái trước cửa đình còn có tắc môn, cổng chính có hai cột trụ
cao 6m, rộng 1,2 m, đắp thượng cầm, hạ thú, tứ linh, tứ diện, 2 cổng phụ cuốn
vòm tò vò 8 mái, đầu có hai cột đèn lồng nhỏ. Toàn khu nội đình được xây
bao bằng hệ thống tường đá ong tạo thế nội công, ngoại quốc. Trên hai cột trụ
lớn cửa đình có đôi câu đối chữ Nho. Bên cạnh đó còn có giếng tròn đường
kính 24 m, diện tích 450m2 nước trong mát quanh năm.
Quần thể di tích đình Đại Đồng được Bộ Văn hóa Thông tin nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận và cấp bằng xếp hạng tại Quyết
định số 1960 - QĐ/VH ngày 28 tháng 6 năm 1996, là một công trình kiến trúc
cổ có giá trị nghệ thuật cao, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của toàn dân, là nơi
trải qua nhiều thế kỉ có những lễ hội rất đa dạng, phản ánh sinh hoạt rất phong
phú của nhân dân. Nơi đây cũng diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong lịch
sử của quê hương, đất nước. Đình Đại Đồng là tài sản vô giá, tiêu biểu cho
truyền thống văn hóa của quê hương, đã và đang được các thế hệ tôn tạo, gìn
giữ, tôn tạo bảo quản và phát huy. Đình Đại Đồng còn lưu giữ được 6 đạo sắc1
[3, tr. 22].
1

Chiêu Thống nguyên niên, Đinh Mùi 1787.

Thiệu Trị lục niên Bính Ngọ 1846.
Tự Đức năm thứ 33, Canh Thìn 1880.
Đồng Khánh năm thứ 2, Đinh Hợi 1887

Duy Tân nguyên niên, Đinh Mùi 1907.

8


Đình Hương Lam: thời xa xưa được xây dựng ở khu mả đình, sau
chuyển về xóm Nam. Lần thứ ba chuyển về giữa làng ở vị trí hiện nay. Đình
được xây dựng lại năm Bính Thìn 1916. Nền đình được đặt trên một khu đất
cao ráo, hướng đông nam, trước mặt có giếng tròn và một khu ao hồ rộng, xa
xa là lũy tre làng bao bọc. Diện tích khu đình khoảng 8 sào Bắc Bộ.
Đình được kiến trúc theo kiểu chữ đinh, hình chuôi vồ gồm hậu cung
và đại bái 5 gian làm bằng gỗ tứ thiết theo kiểu tiền kê, hậu bẩy, có trạm trổ
hoa văn, đầu rồng, mái bằng lợp ngói.
Hiện nay đình còn lưu giữ được 2 đạo sắc phong thần của các vua
Thành Thái và Khải Định. Trước đây hàng năm đình có 3 lần tiệc kỵ thành
hoàng vào các ngày mùng 9 tháng Giêng, 17 tháng 2, 17 tháng 7 âm lịch hàng
năm. Mùng 6 tháng Giêng hội làng, rước kiệu từ đình làng sang đình Hạc, Đại
Đồng. Trải qua quá trình lịch sử, đình Hương Lam là một di tích lịch sử văn
hóa của quê hương, gắn với sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.
Đình Ngọc Lâu: xây dựng năm Giáp Dần. Khởi đầu đình được xây
dựng hướng đông, sau hai lần trùng tu xoay sang hướng nam như ngày nay.
Đình gồm 3 gian chiều dài 14m rộng 8,3m, hậu cung dài 6 m rộng 3,6m. Kiến
trúc đơn giản bào trơn, đẽo nhẵn, bốn góc mái có đao cong, nắp đắp rồng
chầu mặt nguyệt.
Đại đình từ ngoài vào, bên trái thờ hậu, gian giữa lát gạch, hai bên lát
sàn gỗ, sâu vào là hậu cung. Trên sàn gỗ có ngai thờ các vị thành hoàng làng,
dưới để long đình và đồ tế lễ. Trước đình có hồ bán nguyệt, bên kia hồ
khoảng 200m có khoảnh đất cao hình chữ nhật gọi là miếng ấn, sau đình có
vườn và ao gọi là ao Trám. Hiện nay đình còn giữ được 5 đạo sắc phong thần
của các triều vua Nguyễn [3, tr. 24].

Khải Định năm thứ 9, Giáp Tý 1924.

9


Xưa đình Ngọc Lâu có lễ hội vào các ngày 10 tháng 2 âm lịch. Rước
văn và rước lợn thờ tế thần. Sau Ngọc Lâu thống nhất với làng Đại Đồng thì
lễ hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Ngôi đình làng Ngọc Lâu gắn bó với
một người dân từ khi lọt lòng đến lúc trưởng thành và lên lão. Đình đã trở
thành một di tích lịch sử văn hóa của quê hương, được nhân dân gìn giữ và
bảo vệ.
Miếu Minh Nghĩa: Giữa thế kỉ XVIII khi chòm dân cư Trại Miềng được
hình thành làm ăn ổn định, dân đã lập miếu làm nơi thờ cúng thổ thần. Bước
đầu ngôi miếu được làm đơn giản. Trải qua 18 năm hưng vượng về mọi mặt,
năm Mậu Tý (1768) dưới triều vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng 29
ngôi miếu được xây dựng lại khang trang, to đẹp hơn.
Vị trí ngôi miếu nằm ở phía Đông nam của thôn, hướng nam, cấu trúc 2
gian, 2 dĩ dài 11,2m, rộng 4,8m tiền đạo hậu đốc, mái gỗ lợp ngói. Trong
miếu có bưng sàn lát ván gỗ. Phần thượng cung trên mái có trần ghép kín,
trên bàn thờ có ngai ngự, dưới có sàn chiếu đều sơn mài nhẵn, bóng hồng
sạch đẹp tôn nghiêm. Trước cửa hậu cung có treo bức hoành phi với 4 chữ
lớn: “Vạn cổ anh linh”, giữa hai đầu cột cái có bức hoành phi 3 chữ: “Đại
thần minh”.
Vài chục năm sau xây thêm nhà tiền đường, cấu trúc 3 gian 2 dĩ, mái
lợp ngói, tường xây đá ong, diện tích sử dụng 61m2. Giữa hậu cung và tiền
đường có sân lọng. Trước tiền đường có sân gạch hình chữ nhật. Cổng miếu
có 2 cột trụ, ngoài cổng có tắc môn. Trong nhà tiền đường nơi các cột gỗ, cột
xây và cột trụ ngoài cổng có rất nhiều câu đối bằng chữ Nho nội dung ca ngợi
quê hương đất nước, cầu chúc các vị thần linh phù hộ cho thịnh quốc an dân.
Hiện nay miếu còn lưu giữ được hai đạo sắc phong thần của các vị vua

triều Nguyễn đều phong đức bản thổ là “Trung đẳng thần”. Hàng năm miếu
Minh Nghĩa trung tuần tháng 2 âm lịch, bao gồm rước văn (9/2), tế thần

10


(10/2) và tế tạ (11/2). Các ngày lễ hội còn tổ chức các trò chơi nội dung lành
mạnh, dân thôn vui vẻ.
Minh Nghĩa không có đình, ngôi miếu thờ thổ thần được nhân dân coi
là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của thôn xóm. Trải qua trên 200
năm, kể từ khi xây dựng, ngôi miếu trở thành một di tích lịch sử văn hóa của
quê hương, được nhân dân giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo. Ngày 29/7/1998 Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Tây đã ra quyết định số 795 - QĐ/ UB về việc bảo vệ di tích
miếu Minh Nghĩa, xã Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Tây.
Chùa Nghiêm Quang Tự: xưa là một ngôi nhà nhỏ, mái gỗ, lợp tranh.
Vị trí ở trên một khu đất hình yên ngựa thuộc xóm Hàn Chùa, thoạt đầu trong
chùa chưa có tượng phật, mà thờ bằng những bước tranh vẽ phật trên giấy.
Sau năm 1717 đình làng được xây dựng, chùa cũng được sửa sang thêm. Năm
Cảnh thịnh thứ 6 (triều Tây Sơn), các cụ ông, cụ bà cùng nhân dân trong thôn
đã tổ chức đúc tượng phật Thích ca, tòa Cửu Long và một quả chuông nhỏ
bằng đồng đường kính 28cm. 49 năm sau, năm Bính Ngọ, dân cư đông đúc
thêm, nhân dân đã cử ra 71 cụ đại biểu cho các cửa họ đứng ra tổ chức xây
dựng lại chùa. Rộng 5 gian, đắp một số tượng phật và đúc lại quả chuông lớn
hơn (đường kính 45cm), vào khoảng năm 1882 - 1883 chùa bị quân cờ đen
đốt phá, chuông bị đạp vỡ. Năm Nhâm Thìn - Thành Thái thứ 7 (1892), chùa
được sửa chữa lần thứ 3, làm thêm 3 gian, 2 dĩ, nhà tiền đường, 4 gian nhà
tam quan, đúc lại quả chuông đồng to hơn (đường kính 46cm, nặng 122kg).
Hiện nay chùa nằm trong khuôn viên của ngôi đình cổ được nhà nước xếp
hạng khu di tích lịch sử văn hóa của địa phương.
Chùa Hương Lam: trước nằm ở ngoài làng, đến cuối thế kỉ XVI đầu thế

kỉ XVII được chuyển vào phía tây làng trên một khu đất cao ráo tĩnh mịch.
Diện tích khu trong chùa rộng khoảng 6 sào Bắc Bộ. Chùa cấu trúc hình chữ

11


đinh. Ngôi nhà thờ phật làm tiền đạo, hậu đốc, hai gian một dĩ, gỗ tứ thiết, có
trạm trổ đơn giản. Nhà tiền đường 3 gian, mái phẳng lợp ngói.
Trong chùa có 35 pho tượng phật: chính giữa phía trước là tượng phật
Thích ca, tiếp phía sau bên phải có tượng phật bà Quan Âm, bên trái có tượng
phật 12 tay, trên cùng là tượng Tam Thế (Bụt ốc). Nhà tiền đường cũng có 6
pho tượng, bên tả có tượng Đức chúa, bên trái có tượng Đường Tăng. Chùa có
một quả chuông lớn được đúc vào mùa đông Minh Mệnh thứ 5 (1824). Chùa
còn lưu giữ 8 tấm bia đá (6 trong nhà tiền đường, 2 ở ngoài sân). Văn bia giỗ
hậu chùa và công của nhân dân đóng góp xây dựng chùa, đúc chuông, tô
tượng phật…
Trải qua mấy trăm năm kể từ khi xây dựng ngôi chùa đã gắn bó với dân
làng, vừa là nơi tín ngưỡng, vừa đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa của tuổi
già và nhân dân. Ngày rằm mùng một hàng tháng, tiếng chuông chùa lại êm ái
ngân lên, hướng tâm linh mỗi người hướng về các điều thiện, làm những việc
tốt cho cuộc sống và xã hội.
Ngọc Lâu Tự: là một ngôi chùa được xây dựng cuối thế kỉ XVIII cùng
với đình. Vị trí ở gần đình, phía tây, cách đình khoảng 500m. Sau khi chuyển
về được xây dựng gần sát đình, chỉ cách vài chục mét về phía Bắc. Ngọc Lâu
Tự gồm có nhà thờ phật và tiền đường, xây dựng theo hình chữ nhị, bên trong
có đủ các pho tượng phật như các ngôi chùa khác trong xã. Nhưng chùa chỉ tồn
tại đến năm 1932. Thời gian này dựa vào các thế lực tây, đạo thiên chúa được
truyền mạnh vào địa phương. Ngôi chùa chuyển thành nhà thờ công giáo. Ngôi
chùa được chuyển thành nhà thờ công giáo. Từ năm 1955 về sau ở Ngọc Lâu
không ai theo công giáo nữa, ngôi nhà thờ bị hỏng nặng sau đó dỡ bỏ. Tuy

chùa nay không còn nữa nhưng khi xưa nó nằm trong quần thể di tích văn hóa
của quê hương bao gồm: đình, chùa, miếu trên một khu đất ven làng nên hình
bóng ngôi chùa vẫn in trong trí nhớ những người cao tuổi ở Đại Đồng.

12


Miếu thờ Trần Triều công chúa: vị trí xây dựng sát đình Ngọc Lâu về
phía Tây. Xưa chỉ có cây nhang, sau được xây thành mộ bệ thờ nhỏ. Đến năm
Minh Mạng thứ 21(Canh Tý - 1840) được xây dựng thành miếu. Miếu thờ
một vị công chúa con vua Trần. Khẩu khấn được truyền miệng: “Trần Triều
công chúa Thảo Ba trang thứ”. Trải qua quá trình lịch sử, ngôi miếu được
nhiều người dân ngưỡng mộ hương khói thờ phụng. Xưa miếu hợp với đình,
chùa tạo thành quần thể di tích lịch sử văn hóa của thôn Ngọc Lâu.
Miếu Đức Bà xã Đại Đồng: Vị trí nằm tại xóm Hàn Chùa, bên cạnh
chùa Nghiêm Quang Tự cũ, xưa chỉ có một gian tiền đạo hậu đốc, lợp ngói,
thờ đơn giản. Năm Thành Thái thứ 7 Nhâm Thìn 1892 xây thêm một nhà tiền
tế 3 gian 2 dĩ, đúc một tượng đồng, sắm đồ tế khí, cờ quạt, lọng tàn…
Đến năm 1935 là thêm một nhà tiền tế kiểu kèo cấu tường hoa quá mái,
xây tường bao xung quanh làm cho tòa miếu trở nên bề thế khang trang. Miếu
thờ một vị thần được các triều đại phong sắc, đạo sắc mang niên hiệu Cảnh
Hưng thứ 28 năm 1767 ghi: Nam quốc phúc thần, cung phi hoàng hậu. Tương
truyền vị nữ thần này quê gốc ở xã Cần Kiệm, bà có công xin tha tô thuế cho
dân nên được dân lập miếu thờ phụng. Miếu cũ dỡ đi nay xây dựng tại vị trí
cạnh chùa mới.
Văn chỉ: vị trí phía Đông làng Đại Đồng, giáp đường 21B (Thạch Thất
-Sơn Tây). Diện tích khoảng 1000m2, xung quanh có tường xây bao quanh
bằng đá ong. Bên trong khuôn viên có hai khu:
Khu 1: rộng hơn xây 3 bệ thờ, bệ to ở giữa thờ Khổng Tử, hai bệ nhỏ
bên thờ các vị tiên hiền, tiên nho của xã Đại Đồng. Hàng năm ngày 17/2 âm

lịch, làng có 4 giáp thì 3 giáp tế tại Văn chỉ, 1 giáp tế tại đình.
Khu 2: có một nhà xây 3 gian tiền đạo hậu đốc, 1 bệ thờ thần nông.
Hàng năm những ngày thượng điền, hạ điền, cơm mới thì làng tổ chức tế lễ.
Văn chỉ đã bị giặc Pháp cho xe kéo đổ năm 1949.

13


Cùng với những ngôi đình, chùa, miếu, quán kể trên còn có những ngôi
nhà thờ họ. Các công trình kiến trúc này đều nằm trong hệ thống quần thể di
tích được hình thành trong quá trình lịch sử phát triển làng xã, là kết tinh của
quá trình lao động sáng tạo của nhân dân, gắn liền với tập quán sinh hoạt văn
hóa tín ngưỡng của cộng đồng làng xã đã và đang được các thế hệ nhân dân
trong xã trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo.
1.1.3. Lễ hội và phong tục tập quán.
Gắn liền với sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng của nhân dân trong xã,
hàng năm có tổ chức các lễ hội rất đa dạng phong phú.
Lễ động thổ và tục gánh nước lúc giao thừa 30 Tết: vào giờ Tý, lúc
không giờ ông chủ tế cùng và vị quan viên “sạch sẽ” (không có tang) rước
một chiến mâm bồng con: 5 quả cau, 3 lá trầu, be rượu, thẻ hương. Chủ tế
bưng mâm, quan viên vác lọng che và cầm một chiếc trống khẩu đi theo ra
nơi làm lễ động thổ. Ngay sau khi nghe tiếng trống đình và trống rước làm lễ
động thổ, các gia đình trong làng cử các cô con dâu, con gái mang quang
thùng, nồi cấn ra giếng đình gánh nước. Chén nước động thổ và nén nhang
thơm được dâng lên thờ tổ tiên lúc giao thừa để tỏ lòng thành kính và cầu
mong mọi sự tốt lành trong năm mới. Đó là nét sinh hoạt lành mạnh trong đời
sống vật chất và tâm linh của mọi người trong cộng đồng làng xã.
Hội rước mồng 6 tháng Giêng: Là lễ hội vui nhất trong năm, có tế tại
đình, rước long hoặc kiệu từ đình Đại Đồng, đình Hương Lam ra đình Hạc.
Xưa làng chia thành 8 giáp, mỗi giáp đều phải cắt cử người tham gia phục vụ

lễ hội. Thanh niên từ 18 tuổi trở lên phải khiêng rước kiệu, long đình, vác đồ
chấp kích, chiêng trống, cờ, quạt, tàn lọng. Những người khiêng rước kiệu,
long đình, vác đồ chấp kích đều mặc áo hàng đô nền đỏ, cộc tay, nạp xanh
đầu đội mũ bọ hung. Những người khiêng trống, chiêng, vác, tàn lọng, cờ
quạt mặc mặc áo hàng đô nền đỏ có viền sổi xanh đen theo y phục người lính

14


cổ. Dọc đường hội rước có hề chèo mặc quần áo sặc sỡ, mặt nạ đi dẹp đường,
vừa đi vừa làm trò vui. Rước đến địa điểm tập kết đình Hạc, theo thứ tự kiệu
long đình của xã vào trước, kiệu long đình các thôn vào sau. Dân làng đều
nghỉ việc để xem tế rước.
Ngày hội mùng 6 tháng Giêng thể hiện sự hội tụ đoàn kết cộng đồng
làng xã cũng là ngày vui của mỗi người dân sau một năm lao động vất vả, bận
bịu lo toan cuộc sống. Ngày hội tạo nên sự phấn chấn, cầu mong để mọi
người bước vào năm mới được an khang, thịnh vượng.
Lễ cầu mát và tục đốt thuyền rồng, voi giấy, ngựa giấy: vào mùa hè
nóng bức, bệnh tật thường phát sinh nhiều. Đã từ lâu thành lệ, ngày mùng 1
tháng 4 âm lịch dân làng làm lễ cầu mát tại đình. Cùng với cỗ bàn, lễ cầu mát
có thêm các đồ cúng vàng mã như: con voi, trâu, ngựa và những chiếc thuyền
rồng bằng nan tre, nứa kho, ngoài dán giấy màu. Sau ngày lễ vàng mã được
đốt, hóa. Lễ cầu mát còn có cháo bố thí, được múc vào bát hoặc bồ cài lá đa,
lá mít. Tục đốt voi giấy, ngựa giấy mang màu sắc mê tín. Ngày nay, vào đầu
mùa cầu mát vẫn còn nhưng tục đốt voi giấy, ngựa giấy đã được loại bỏ.
Tết Đoan Ngọ và tục nhuộm đỏ móng tay: Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5
tháng 5 âm lịch còn được gọi là tết ông cốt bà cốt. Con gái đã đi lấy chồng
đều sửa cỗ đội đến nhà bố mẹ đẻ, học trò mang quà biếu thầy. Ngoài ra, trong
tế này còn có tục lấy lá móng giã nhỏ nhuộm đỏ móng tay, cho trẻ em đeo chỉ
ngũ sắc vào ngực áo để trừ tà. Mọi người trong nhà ăn hoa quả hoặc rượu nếp

vào buổi sáng sớm để giết sâu bọ. Đến chính ngọ mọi người đi hái các loại lá
và bắn rắn thằn lằn làm thuốc..v.v.
Lễ hạ điền, thượng điền và tục té nước làm mưa, vung lửa làm sấm
chớp: lễ hạ điền hàng năm được tổ chức vào mùng 1 tháng 6 âm lịch hàng
năm, trong đình tế thành hoàng, ngoài văn chỉ tế thần nông. Đồ tế có lễ chay
oản quả. Tế lễ xong chủ tế mặc áo thụng, chân tháo hia xắn quần lội xuống

15


rượng cấy làm phép. Khi chủ tế cấy, có người té nước làm mưa, vung nọt lửa
làm sấm chớp. Việc làm tượng trưng bày tỏ ước vọng của dân làng cầu mong
mưa thuận gió hòa để vụ mùa bội thu. Sau lễ hạ điền dân tập trung vào cấy.
Kết thúc cấy cuối tháng 7 làm lễ thượng điền.
Lễ xôi mới và tết thường tân (10 tháng 10): Làng có 7, 8 sào ruộng giao
cho lý trưởng cấy và làm cốm sửa soạn lễ xôi mới ra đình. Sau lễ kính dân
làng mới dám cắt lúa làm cốm và người đi làm đồng về mới dám ngắt lúa nếp
cắn chắt. Ngày mùng 10 tháng 10 cả làng làm Tết cơm mới. Qua lễ thánh và
cúng tổ tiên trước mọi người mới được ăn gạo mới, thể hiện lòng thành kính
thần thánh, tổ tiên và tính kỷ luật cao của cộng đồng làng xã.
Hàng năm ở Đại Đồng còn có nhiều lễ tiệc khác. Mỗi lễ hội thể kiện
một khía cạnh sinh hoạt tín ngưỡng, sản xuất và đời sống, phản ánh tâm tư,
nguyện vọng của người dân. Trong mỗi cuộc lễ hội, tiếng chuông chùa cùng
với tiếng trống đình, khói hương lan tỏa, đã hướng con người đến những suy
nghĩ làm điều thiện, gạt bỏ những điều ác, cầu mong mọi sự tốt đẹp cho cuộc
sống gia đình và xã hội. Loại bỏ những yếu tố mang tính chất mê tín dị đoan,
lễ hội được xem như là những sinh hoạt lành mạnh của cộng đồng văn hóa
làng xã. Với ý nghĩa đó các phong tục tập quán trong lễ hội được xem như là
những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của làng xã.


16


Lược đồ xã Đại Đồng - huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội.

17


1.2. Tình hình kinh tế - xã hội xã Đại Đồng trƣớc thời kì đổi mới (1958 1985).
Đại Đồng là một xã bị tạm chiếm sâu và lâu. Trong khoảng thời gian đó
ngoài những người làm tề còn có 299 người đi lính cho địch mà phần đông là bị
ép buộc, tuy nhiên cũng có người tự nguyện cầm súng đi đánh thuê cho địch.
Sau giải phóng, nhiều người trở về địa phương sinh sống, bản thân và
gia đình chưa thật hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ đối với họ, cộng
vào đó là những ảnh hưởng do luận điệu tuyên truyền của địch, nhiều người
không khỏi băn khoăn lo lắng, thậm chí có những gia đình dậm dịch bán thóc
gạo mua vàng dự trữ để chuẩn bị di cư vào Nam.
Trước tình hình như vậy, chi bộ Đảng và Chính quyền xã đã đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giải thích làm cho nhân dân hiểu rõ chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với vùng mới giải phóng tổ chức các buổi đọc báo,
phát thanh nói rõ chính sách khoan hồng đối với những người trước đây đã
lầm đường lạc lối đi theo địch, nay trở về quê hương làm ăn sinh sống đều
được hưởng lượng khoan hồng của Đảng và Hồ Chủ tịch.
Vì vậy mọi người đều yên tâm phấn khởi. Trong xã có hàng trăm gia
đình nhà cửa bị cháy, đổ nát do các trận càn quét của địch, xã đã vận động
nhân dân tương trợ giúp đỡ lẫn nhau về vật liệu tre, gỗ, rơm, rạ sửa chữa lại
nhà cửa, ổn định nơi ăn, chốn ở. Đồng thời với ổn định tinh thần quần chúng
vận động tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giải quyết khó khăn, đẩy mạnh sản xuất,
Đảng bộ xã đã phát động quần chúng thực hiện giảm tô (11/1954) và cải cách
ruộng đất (8/1955).

Thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn toàn giải phóng nông
dân lao động thoát khỏi ách áp bức bóc lột phong kiến từ bao đời nay, đưa
người lao động (đại đa số là bần, cố nông) từ vị trí kẻ làm thuê lên địa vị
người làm chủ tư liệu sản xuất, người chủ nông thôn mới.

18


Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, trực tiếp là huyện ủy Thạch Thất,
cộng với truyền thống đoàn kết, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, một số
hậu quả do sai lầm trong cải cách ruộng đất đã được khắc phục dần dần. Chi
bộ được giữ vững, củng cố, tăng cường lãnh đạo cán bộ Đảng viên và nhân
dân tham gia sửa sai đạt kết quả tốt, giữ vững được đoàn kết trong thôn xóm.
1.2.1. Xây dựng quan hệ sản xuất mới, phát triển kinh tế - xã hội (1958 - 1980).
Vận động phong trào đổi công sản xuất. Sau thắng lợi cải cách ruộng
đất, khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã được thể hiện, nông dân Đại Đồng
phấn khởi cắm thẻ nhận ruộng và bắt tay vào chăm lo sản xuất, chi bộ Đảng
đã lãnh đạo nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, xây dựng quan hệ sản
xuất mới XHCN, đi từ thấp lên cao. Bắt đầu là phong trào vận động xây dựng
các tổ đổi công để hướng dẫn người nông dân làm quen với lối làm ăn tập thể.
Phong trào được mở đầu bằng việc tổ chức ở mỗi thôn, xóm 1-2 tổ công làm
thí điểm rút kinh nghiệm. Mỗi tổ bao gồm từ 5 - 10 hộ nông dân, bước đầu
hướng dẫn bà con làm đổi công cho nhau, theo từng việc, từng vụ, dần dần
tiến lên đổi công thường xuyên và có bình công chấm điểm.
Như vậy, từ chỗ làm ăn cá thể “đèn nhà ai - rạng nhà ấy”, vào tổ đổi
công bà con đã có sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Việc cày, cấy, làm cỏ, bón
phân được đẩy nhanh hơn. Những hộ neo người làm, nhờ có tổ đổi công cũng
cày cấy kịp thời vụ, thấy rõ lợi ích của phong trào đổi công, bà con nông dân
trong xã đều hăng hái tham gia. Từ mỗi xóm có 1-2 tổ, đến cuối năm 1957
toàn xã đã thành lập được 105 tổ đổi công. Với 560 hộ nông dân lao động,

chiếm trêm 60% số hộ nông dân trong xã. Trong số đó, có một số tổ đã đi vào
thực hiện bình công, chấm điểm hàng ngày để kích thích lao động. Đó là
những nhân tố tích cực làm nòng cốt cho việc tổ chức xây dựng các HTX
nông nghiệp sau này. Tổ đổi công được xây dựng thí điểm đầu tiên ở các

19


×