Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới lượng phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt quy mô hộ gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 53 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LƯỢNG PHÁT SINH VÀ
THÀNH PHẦN RÁC THẢI SINH HOẠT QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN,THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

Người thực hiện

: NGUYỄN HOÀNG LONG

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : TS. ĐỖ THỦY NGUYÊN

Hà Nội – 2016


1


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LƯỢNG PHÁT SINH VÀ
THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

Người thực hiện

: NGUYỄN HOÀNG LONG

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG


Giáo viên hướng dẫn : TS. ĐỖ THỦY NGUYÊN
Địa điểm thực tập

: QUẬN LONG BIÊN – TP. HÀ NỘI

Hà Nội – 2016

2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình và
bạn bè.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy TS.
Đỗ Thủy Nguyên, giảng viên bộ môn Công nghệ Môi trường – Học Viện Nông nghiệp Việt
Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận cũng như tận tình truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể các quý thầy, cô giáo bộ môn Công nghệ Môi
trường – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực
tập tại bộ môn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh Trần Minh Hoàng, bạn Đinh Phương Thảo,
bạn Hoàng Tú Anh và các làm việc trên phòng thí nghiệm bộ môn Công Nghệ Môi Trường
đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn bè đã động
viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016

Người thực hiện


3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

5

CCHC

Cải cánh hành chính

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

ĐH

Đại học

GDP


Thu nhập bình quân đầu người

GPMB

Giải phóng mặt bằng

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc



Quyết định

RTSH

Rác thải sinh hoạt

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố


TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTG

Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

World Bank – Ngân hàng Thế Giới


DANH MỤC BẢNG

6


DANH MỤC HÌNH

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự
phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch...kéo theo mức sống của
người dân càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi
trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh
hoạt của con người ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính
chất.
Rác thải sinh hoạt là một vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Ở các đô thị lớn
của Việt Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xử lý rác thải sinh
hoạt luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường, làm thế nào để xử lý rác thải
đạt hiệu quả cao nhất, không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và
lại ít tốn kém chi phí nhất.
Để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong công tác xử lý rác thải sinh hoạt, các nhà
quản lý môi trường cần có đầy đủ thông tin về thành phần và khối lượng rác thải sinh hoạt.
Từ đó có thể tối ưu hóa được các hoạt động thu gom rác thải và thiết kế được các công
trình chôn lấp, xử lý rác một cách hợp lý. Đưa ra được các chiến lược và chính sách bảo vệ
môi trường đối với rác thải sinh hoạt. Ngoài ra, cần có các dự báo về thông tin rác thải từ
các phạm vi khác nhau để có những mô hình dự báo thành phần và khối lượng rác thải quy
mô hộ gia đình trên mối quan hệ các đặc điểm hộ gia đình.
Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông – Bắc của Thủ đô, có vị trí chiến lược
quan trọng về chính trị, văn hóa, xã hội của Thành phố Hà Nội. Quận Long Biên là khu
vực có đông dân cư với mật độ dân số cao, theo thống kê hàng ngày lượng rác thải thu gom
và vận chuyển trên địa bàn quận Long Biên khoảng 200 tấn/ngàyvà ngày càng có xu
hướng tăng lên theo thời gian. Vì thế, chúng ta cần có những nghiên cứu khoa học hiệu quả
để hỗ trợ cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại đây.
Xuất phát từ cơ sở lý luận thực tiễn trên, tôi tiến hành chọn đề tài “Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng tới lượng phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt quy mô hộ gia
đình trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội” nhằm nghiên cứu rõ lượng rác
thải sinh hoạt phát sinh và nâng cao công tác quản lý tại khu vực.


8


2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
• Mục đích nghiên cứu
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt tại
các hộ gia đình.
• Yêu cầu của đề tài
Thu thập các tài liệu, sử dụng phiếu điều tra số lượng, thành phần, tỷ lệ rác thải
sinh hoạt phát sinh của quận và các yếu tố quy mô hộ gia đình ảnh hưởng đến rác thải sinh
hoạt.
So sáng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh theo từng nhóm hộ, từng khu vực nghiên
cứu.
Số lượng trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao.

9


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan về rác thải sinh hoạt
1.1.1.Nguồn gốc, tính chất,thành phần, phân loại rác thải sinh hoạt
a. Nguồn gốc rác thải sinh hoạt (RTSH)
Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và khu công nghiệp, nguồn phát sinh rác
thải sinh hoạt bao gồm: khu nhà tập thể, hộ gia đình, trường học, văn phòng cơ quan, chợ,
nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, công viên, nhà hàng, khách sạn, nhà ga, bến tàu, bệnh
viện, trạm xá, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan sản xuất thủ công nghiệp, phòng thí nghiệm.
Còn đối khu vực nông thôn, nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt bao gồm: các hộ gia
đình, chuồng trại, vườn, đồng ruộng, chăn thả gia súc.
Theo Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu(2009): “Chất thải rắn sinh hoạt có

nguồn gốc chủ yếu từ các nguồn sau: khu dân cư, trung tâm thương mại, viện nghiên cứu,
cơ quan, trường học, các công trình công cộng, dịch vụ đô thị, khu công nghiệp, trạm xử lý
nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố”.
b.

Tính chất RTSH
Rác thải sinh hoạt nói chung có thành phần không ổn định. Ở các đô thị lớn như Hà

Nội thành phần hữu cơ chiếm 40-50%, chủ yếu là các thành phần dư thừa của rau, hoa quả.
Chất dẻo dưới dạng túi nilon bao bì ngày một nhiều trở thành nguy cơ ô nhiễm trong
những năm gần đây. Gạch ngói, đá sỏi, vôi sữa khô chiếm tỷ lệ rất lớn. Các thành phần này
phụ thuộc vào tốc độ xây dựng, cải tạo nhà cửa của từng thành phố (Hoàng Kim Cơ,
2001).
Tính chất của chất thải rắn gồm:
- Tính chất vật lý của chất thải rắn (CTR): những tính chất vật lý quan trọng nhất
của CTR đô thị là khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước, cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực
tế và độ xốp của CTR. Trong đó, khối lượng riêng và độ ẩm là hai tính chất được quan tâm
nhất trong công tác quản lý CTR đô thị.
- Tính chất hóa học của CTR: Các thông tin về thành phần hóa học, các vật chất cấu
tạo nên CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý
và tái sinh chất thải.

10


Việc xác định các nguyên tố cơ bản trong rác thải sinh hoạt để xác định công thức
hóa học của thành phần hữu cơ có trong rác thải sinh hoạt cũng như xác định tỷ lệ C/N
thích hợp cho quá trình làm phân compost. Trong các cấu tử hữu cơ của RTSH, thành phần
hóa học chủ yếu của chúng là C,H,O,N,S và các chất tro.
- Tính chất sinh học của CTR: tính chất sinh học của CTR bị chi phối về thành phần chất

thải: chất hữu cơ phân hủy nhanh và chất hữu cơ phân hủy chậm.
Phần hữu cơ (không kể nhựa, cao su, da) của hầu hết CTR có thể được phân loại
về phương diện sinh học như sau:


Các phần tử có thể hòa tan trong nước như: đường, tinh bột, amino axit, và nhiều axit hữu








cơ khác.
Bán xenlulo: các sản phần ngưng tụ của hai đường 5 và 6 cacbon.
Xenlulo: các sản phẩn ngưng tụ của đường glocose 6 cacbon.
Dầu mỡ và sáp: là những este của alcohols và axit béo mạch dài.
Lignin: một polyme chứa các vòng thơm với nhóm metoxyl (-OCH3)
Lignoxenlulo: là sự kết hợp của lignin và xenlulo.
Protein: chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino axit (Nguyễn Văn Phước, 2010).
c. Thành phần RTSH
Thành phần rác thải rất khác nhau tùy thuộc và từng địa phương, tính chất tiêu
dùng, điều kiện kinh tế và có rất nhiều yếu tố khác. Thông thường thành phần của rác thải
bao gồm các hợp phần sau:



Các chất dễ phân hủy sinh học: Các thực phẩn thừa, cuộng, lá rau, lá cây, xác động vật





chết, vỏ hoa quả,...
Các chất khó bị phân hủy sinh học: gỗ, cành cây, cao su, túi nlon...
Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: kim loại, thủy tinh, mảnh sành sứ, gạch
ngói, vôi vữa khô, sỏi cát, vỏ ốc hến ...
Bảng 1.1: Định nghĩa thành phần của rác thải sinh hoạt
Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

a.Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy

Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ
sinh

b.Hàng dệt

Các nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon...

c.Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm


Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi
ngô...

d.Cỏ, gỗ, củi,
rơm rạ

Các sản phẩm và vật liệu được chế
tạo từ tre, gỗ, rơm...

Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế,
đồ chơi, vỏ dừa...

e.Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất dẻo, chai,
lọ. Chất dẻo, đầu vòi, dây
điện...

1.Các chất cháy được

11


f.Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm được chế

tạo từ da và cao su

Bóng, giày, ví, băng cao su...

2.Các chất không cháy
a.Các kim loại
sắt

Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút

Vỏ hộp, dây điện, hàng rào,
dao, nắp lọ...

b.Các kim loại
phi sắt

Các vật liệu không bị nam châm
hút

Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ
đựng...

c.Thủy tinh

Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ thủy tinh

Chai lọ, đồ đựng bằng thủy
tinh, bóng đèn...


d.Đá và sành sứ

Bất cứ các vật liệu không cháy
ngoài kim loại và thủy tinh

Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá,
gốm...

3.Các chất hỗn
hợp

Tất cả các vật liệu khác không phân Đá cuội, cát, đất, tóc...
loại trong bảng này. Loại này có thể
chưa thành hai phần: kích thước lớn
hơn 5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm
Nguồn: Nguyễn Xuân Thành(2010)

Bảng 1.2: Thành phần rác thải sinh hoạt của một số tỉnh, thành phố
Thành phần (%)

Hà Nội

Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật

Hải Phòng

TP HCM

50,27


50,07

62,24

Giấy

2,72

2,82

0,59

Giẻ rách, củi, gỗ

6,27

2,72

4,25

Nhựa, nylon, cao su

0,71

2,02

0,46

Vỏ ốc, xương


1,06

3,69

0,50

Thủy tinh

0,31

0,72

0,02

Rác xây dựng

7,42

0,45

10,04

Kim loại

1,02

0,14

0,27


30,21

23,9

15,27

Tạp chất khó phân hủy

Nguồn:Nguyễn Xuân Thành, (2010)
Bảng 1.3: Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số quốc gia trên thế giới
Thành phần (%)
Các chất dễ cháy
Giấy
12

Nhật Bản
28,2
12,1

Pháp
0
30

Singapore
0
20-25

Mỹ
0

30-40


Thực phẩm
Vải
Gỗ
Chất dẻo
Cao su
Da
Kim loại
Thủy tinh
Đất cát
Vật liệu khác

8,1
5,1
1,9
19,8
1,4
0,8
20
22,7
3,9
3,2

34
2
4
0
10

7
0
13
0
0

26-45
0
23-26
0
1-2
2-4
3-7
5-9
0
5-10

9,4
2
0,5
7
0,5
0,5
0,5
7,9
0
3,2

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành(2010)
d. Phân loại RTSH

- Phân loại RTSH theo mức độ nguy hại
 Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, các chất dễ cháy, nổ hoặc
các rác thải phóng xạ, các rác thải nhiễm khuẩn, lây lan... có thể gây nguy hiểm cho con
người, động vật và môi trường.
 Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất và hợp chất có một
trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
- Phân loại RTSH theo tính chất được thể hiện trong Bảng 1.4:
Bảng 1.4: Phân loại RTSH theo tính chất
Phân loại
rác thải

Khái niệm

Nguồn gốc

Ví dụ

Rác hữu cơ là loại rác
dễ phân hủy và có thể
đưa và tái chế để sử
dụng cho việc chăm
bón và làm thức ăn
cho động vật.

- Phần bỏ đi của thực
phẩm sau khi lấy đi phần
chế biến được thức ăn cho
con người
- Phần thực phẩm thừa
hoặc hư hỏng không thể

sử dụng cho con người.
- Các loại hoa, lá cây, cỏ
không được con người sử
dụng sẽ trở thành rác thải
trong môi trường

- Các loại rau, củ,
quả đã bị hư, thối...

Rác vô cơ là những
loại rác không thể sử
dụng được nữa mà
cũng không thể tái
chế được mà chỉ có
thể xử lý bằng cách
mang ra các khu chôn

- Các loại vật liệu xây
dựng không thế sử dụng
hoặc đã qua sử dụng và
được bỏ đi.
- Các loại bao bì bọc bên
ngoài hộp, chai thực
phẩm.

- Gạch, đá, đồ sành,
đồ sứ bị vỡ hoặc
không còn giá trị sử
dụng
- Ly, cốc, bình thủy

tinh vỡ,...

Rác hữu cơ

Rác vô cơ

13

- Cơm, canh, thức
ăn còn thừa hoặc bi
thiu,... các loại bã
chè, bã cà phê.
- Cỏ cây bị xén, chặt
bỏ, hoa rụng,...


Phân loại
rác thải

Khái niệm

Nguồn gốc

lấp rác thải.

Rác tái chế

- Các loại túi nilong được
bỏ đi sau khi con người
dùng đựng thực phẩm.

- Một số loại vật dụng,
thiết bị trong đời sông
hàng ngày của con người.
Rác vô cơ là loại rác Kim loại, nhựa, vỏ hộp
khó phân hủy nhưng có chai lọ,... bỏ đi
thể đưa và tái chế nhằm
mục đích phục vụ nhu
cầu của con người.

Ví dụ
- Đồ da, đồ cao su,
đồng hồ hỏng, băng
đĩa, radio,... không
thể sử dụng.

1.1.2. Các phương thức xử lý rác thải sinh hoạt
Trên thế giới có 3 phương pháp xử lý rác thải chủ yếu là: đốt, ủ sinh học và chôn
lấp.
- Chôn lấp: đối với các loại rác thải không thế chế biến được nữa.
- Ủ sinh học: đối với các loại rác thải chứa các chất hữu cơ.
- Đốt: đối với một số loại rác thải độc hại.
1.1.3. Quy định của Nhà nước về rác thải sinh hoạt
Theo Điều 53 Chương VI Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường thì hộ gia đình cần có
trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sau đây:
-

Thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường

-


tại địa bàn quy định.
Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo hiểm môi trường theo quy định của pháp luật.
Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng ngõ xóm, nơi công cộng và
hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường và cộng đồng dân cư.
Theo Điều 54 Chương VI Luật bảo vệ môi trường: Nhà nước khuyến khích cộng
đồng dân cư thành lập các tổ chứ bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống nhằm thực hiện
các nhiệm vụ sau:





Tổ chức thu gom tập kết và xử lý rác thải, chất thải.
Giữ vệ sinh đường làm, ngõ xóm, khu phố nơi công cộng
Tổ chứ tự quản về bảo vệ môi trường được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự
nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân theo quy định của pháp luật v.v...
Theo Chỉ thị 199/TTG của Thủ tướng chính phủ:
- Về việc quản lý việc phát sinh, thu gom, vận chuyển chất thải:
14


Nghiêm cấm các sơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ, bệnh viện...cũng như các hộ
gia đình đổ các loại chất thải ra sông, hồ, đường phố làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi
trường. Tổ chức, cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật bảo vệ môi trường và các
pháp luật liên quan khác của Việt Nam. Tổ chức thu gom kịp thời và triệt để chất thải, tiến
hành phân loại chất thải ngay từ nguồn thải để thuận tiện cho việc tái sử dụng, tái chế và
tiêu hủy. Khuyến khích việc áp dụng các công nghiệ mới trong thu gom, vận chuyển và xử
lý chất thải.
Kiểm soát nghiêm ngặt việc thải và vận chuyển các chất thải theo đúng các quy
định về vệ sinh môi trường.

Tổ chức thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, xóa bỏ các thói quen và tập quán
xấu như vứt rác thải, chất thải bừa bãi... Mỗi đô thị phải có các quy định cụ thể về các việc
nói trên.
- Về quản lý việc xử lý, tiêu hủy chất thải:
Tổ chức và tiến hành việc quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải, xây dựng các bãi
chôn lấp chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và đáp ứng được yêu cầu chôn lấp
chất thải của địa phương mình tối thiểu là 25 năm.
Có các công nghệ phù hợp để xử lý hoặc tiêu hủy chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn
môi trường, đặc biết đối với chất thải công nghiệp nguy hại cần phải được xử lý triệt để.
Có các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do các bãi chôn lấp chất thải cũ gây ra
v.v...
Các quy định, văn bản pháp luật của Nhà nước về vấn đề rác thải sinh hoạt nhìn
chung phù hợp với hiện trạng nước ta. Tuy nhiên việc thực hiện chưa tốt nên trên thực tế
vẫn chưa hiệu quả. Đội ngũ những người đảm bảo việc thực hiện các quy định này còn
thiếu và yếu.
1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên thế giới
Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn mỗi năm, thế giới
hiện nay có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn) và sắt thép (1 tỉ tấn),
khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia & Propreté – công ty quản lý rác
lớn thứ hai thế giới.
Theo các chuyên viên nghiên cứu của Ngân hàng thế giới World Bank (WB) và
Viện nguyên vật liệu Cyclope &Veolia & Propreté, trong tổng số rác trên thế giới, có 1,2 tỉ

15


tấn rác tập trung ở vùng đô thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấn rác công nghiệp không nguy hạivà 150
triệu tấn rác nguy hiểm (mức tính toán thực hiện tại 30 quốc gia).
Nhìn chung, lượng RTSH ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụ thuộc vào sự

phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước đó. Tỷ lệ phát sinh rác
thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người. Tỷ lệ phát sinh rác thải
theo đầu người ở một số thành phố trên thế giới: Băng Cốc (Thái Lan): 1,6kg/người/ngày,
Singapore: 2kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2kg/người/ngày; NewYork (Mỹ) là
2,65kg/người/ngày.

Hình 1.1: Ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt tại Châu Phi
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trong dòng CTR đô thị rất khác nhau giữa
các nước. Theo ước tính, tỷ lệ chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc (Gao et al.2002); chiếm
78% ở Hồng Kông; 48% ở Philippin và 37% ở Nhật Bản, chiếm 80% ở nước ta. Theo đánh
giá của Ngân hàng thế giới WB, nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25 - 35% chất thải
sinh hoạt trong toàn bộ dòng CTR đô thị(Minh Cường, 2015).
Tại Anh: Số liệu thống kê tổng lượng chất thải ở Anh cho thấy hàng năm Liên hiệp
Anh tạo ra 307 triệu tấn chất thải, trong đó ước tính 46,6 triệu tấn chất thải sinh học và chất
thải dạng tương tự phát sinh ở Anh, trong đó 60% chôn lấp, 34% được tái chế và 6% được
16


thiêu đốt. Chỉ tính riêng rác thải thực phẩm, theo dự án khảo sát được thực hiện từ tháng
10/2006-3/2008, chất thải thực phẩm từ hộ gia đình nhiều hơn tới hàng tấn so với chất thải
bao bì chiếm 19% chất thải đô thị. Hàng năm hộ gia đình ở Anh phát sinh 6,7 triệu tấn chất
thải thực phẩm, ở England là 5,5 triệu tấn, trong đó 4,1 triệu tấn là thực phẩm có thể sử
dụng được. Trung bình mỗi hộ gia đình thải ra 276 kg chất thải thực phẩm/năm hay 5,3
kg/tuần, trong đó 3,2 kg vẫn có thể sử dụng được (Trần Quang Ninh, 2009).
Tại Nhật Bản: Theo thống kê, trung bình mỗi năm một người Nhật thải ra khoảng
365kg rác. Như vậy, tổng số rác thải mỗi năm của cả nước Nhật là 45.360.000 tấn, đứng
thứ 8 trên thế giới. Trong tổng số rác thải trên, có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn
lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt
hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Với rác thải sinh hoạt của các gia đình, khoảng 70%
được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu

phân bón (Nguyễn Văn Sang, 2015).

Tại Singapore: mỗi ngày thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở
Singapore được phân loại tại nguồn (nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí nghiệp...).
Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái
chế. Khoảng 41% (7.000 tấn) được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt
thành tro. Mỗi ngày chừng 1.500 tấn tro rác cùng với 500 tấn rác không thể
đốt được sẽ lên sà lan trực chỉ Semakau Landfill. Như vậy khối lượng từ
16.000 tấn rác mỗi ngày, sau khi đốt rác Singapore chỉ cần bãi đổ rác cho hơn
10% lượng rác đó, xấp xỉ 2.000 tấn. Chưa hết, nhiệt năng sinh ra trong khi đốt
rác được dùng để chạy máy phát điện đủ cung cấp 3% tổng nhu cầu điện của
Singapore (Trần Nhật Nguyên, 2010).
Trong Báo cáo "Đánh giá toàn cầu về quản lý rác thải rắn" WB nhận định khối
lượng rác thải ngày càng lớn của cư dân đô thị đang là một thách thức lớn không kém gì
tình trạng biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng đối với các quốc gia
nghèo khó, đặc biệt là ở Châu Phi.
Các chuyên gia WB ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân thành thị
thải ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm - tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử
lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm hiện
tại (Minh Cường, 2015).
17


1.2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng,
tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu
hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các
đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá
(12,7%), Cao Lãnh (12,5%)… Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH
tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).

Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV
là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu
tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là
chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công
nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được
xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Bảng 1.5: Khối lượng phát sinh CTRSH theo vùng địa lý

Khu vực

Khối lượng rác thải phát sinh
(tấn/năm)

Tỷ lệ phần trăm
(%)

Đông Nam Bộ

2.450.245

37,94

Đồng bằng Sông Hồng

1.622.060

25,12

69.350


1,07

237.350

3,68

Miền núi Tây Bắc Bộ
Tây Nguyên

Nguồn: Công ty TNHH Xây dựng & Môi trường sạch (2015)
Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà
Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn – 12,3 tấn/ngày;
Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP.Đồng Hới 32,0 tấn/ngày;
TP.Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô
thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát
sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 – 0,73
kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu
người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.

18


Tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả
nước là 0,73kg/người/ngày.

19


Bảng 1.6: Tỷ lệ phát sinh RTSH ở một số TP


Khu vực
TP. Hạ Long
TP. Hội An
TP. Đà Lạt
TP. Ninh Bình
TP. Đồng Hới
Thị xã Gia Nghĩa
Thị xã Kon Tum
Thị xã Cao Bằng

Tỷ lệ phát sinh RTSH (kg/người/ngày)
1,38
1,08
1,06
1,30
0,31
0,35
0,35
0,38
Nguồn: Công ty TNHH Xây dựng & Môi trường sạch (2015)

Bảng 1.7: CTR đô thị phát sinh các năm 2009 – 2010 và dự báo đến
năm 2025

Nội dung
Dân số đô thị (triệu người)
% dân số đô thị so với cả nước
Chỉ số phát sinh CTR đô thị
(kg/người/ngày)

Tổng lượng CTR đô thị phát sinh
(tấn/ngày)

2009

2010

2015

2020

2025

25,5
29,74

26,22
30,2

35
38

44
45

52
50

0,95


1,0

1,2

1,4

1,6

24.225 26.224 42.000 61.600 83.200

Nguồn: Công ty TNHH Xây dựng & Môi trường sạch (2015)
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh
CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so
với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III
trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất
thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng đến năm
2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan
hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái
chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm
môi trường do CTRSH gây ra(Công ty TNHH Xây dựng & Môi trường sạch, 2015).
1.3. Tổng hợp các mô hình phỏng đoán mức độ phát sinh rác thải

20


1.3.1. Các đặc điểm của hộ gia đình ảnh hưởng đến mức độ phát sinh và thành phần
rác thải sinh hoạt
Việc đưa ra được các hình thức quản lý rác thải sinh hoạt tối ưu cho từng khu vực
dân cư đặc thù trong hiện tại và cho quy hoạch vùng tương lai là công việc rất quan trọng
của các nhà quản lý môi trường nhằm đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trong định

hướng phát triển bền vững của vùng. Để có được những biện pháp quản lý phù hợp thì
những dữ liệu liên quan tới mức độ phát sinh rác thải là những thông tin hết sức quan trọng
và không thể thiếu. Tuy vậy, mức độ phát sinh rác thải đến từng cá nhân trong ngày là một
con số khó có thể đo đạc trực tiếp và khó có thể được cập nhập liên tục, thường được thu
thập bằng phương pháp ước lượng dựa trên các con số của các chương trình điều tra khảo
sát. Do đó, sẽ rất khó khăn để thu thập được thông tin nếu thiếu đi các chương trình điều
tra mất nhiều thời gian và tốn kém, trong khi các thông tin này chỉ mang tính chất hiện
trạng, ít tính liên hệ với những đặc thù phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
Tuy nhiên, mức độ phát sinh rác thải có liên quan chặt chẽ đặc điểm của cộng đồng
dân cư, và từ mối liên hệ gắn kết giữa những đặc thù này, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra
những nhận định về mức độ rác thải được phát sinh trên các quy mô từng hộ gia đình nói
riêng cho đến quy mô khái quát của cả vùng. Các đặc điểm của cộng đồng dân cư trên quy
mô từng hộ gia đình quyết định rất nhiều tới hành vi tiêu dùng và mức độ xả rác cũng như
các thành phần rác thải. Tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả Abu Qdais và cộng sự
(1997),Lebersorger(1998) và Dennison (1996), có thể liệt kê một số yếu tố đặc điểm hộ gia
đình có thể giải thích và tiên lượng cho lượng rác thải phát sinh bao gồm các giả thuyết
liên quan tới thu nhập bình quân đầu người, tuổi trung bình và trình độ học vấn. Xét trên
quy mô rộng, đặc thù phát sinh rác thải phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu, định hướng
phát triển kinh tế và xã hội của khu vực sinh sống của cộng đồng dân cư.
Với thành phần rác thải, để có thể xác định được mối liên hệ giữa đặc thù nhân
khẩu và thành phần phát sinh, đối tượng rác thải sinh hoạt có thể được phân chia theo ba
dạngkhác nhau:
- Dạng 1: Phân chia theo đặc tính tự nhiên của rác thải như: rác thải hữu cơ, giấy,
thủy tinh, nhựa, kim loại, các dạng khác....
- Dạng 2: Phân chia theo phương thức thu thập rác thải bao gồm rác thải tái chế
được, rác thải không tái chế được.

21



1.3.2. Các phương pháp xác định mối quan hệ giữa các đặc điểm của hộ gia đình phát
sinh chất thải rắn sinh hoạt.
Để xác định mối quan hệ giữa đặc điểm nhân khẩu với đặc thù lượng rác phát sinh,
phương pháp chủ hiện tại vẫn là phân tích đầu vào-đầu ra và sử dụng mô hình hồi quy để
xác định mối tương quan. Các mô hình hồi quy với các mức độ đơn giản và phức tạp khác
nhau đã và đang được sử dụng để liên hệ giữa các yếu tố đặc điểm của hộ gia đình có thể
giải thích cho các đặc thù về rác thải phát sinh.
Mức độ phức tạp trong các mô hình hồi quy khác nhau cơ bản ở số lượng các biến
độc lập tham gia vào giải thích cho sự thay đổi của biến tiên lượng. Các phương pháp phổ
biến đơn giản được sử dụng để đánh giá thường xem xét lần lượt từng yếu tố độc lập với
các yếu tố phụ thuộc bằng các phương pháp thống kê đơn biến. Các phương pháp phức tạp
hơn sử dụng đồng thời nhiều thông tin từ đặc thù của các đặc điểm của từng hộ gia đình để
giải thích cho mức độ và thành phần rác thải phát sinh.
Bảng 1.8: Các dạng mô hình rác thải

Nguồn

Bach et al. (2003)
Bach et al. (2004)
Beigl et al. (2004)
Grossman et al. (1974)
Hockett et al. (1995)
Jenkins (1993)
Salhofer and
Graggaber (1999)

Thông số phụ
thuộc

Số lượng

mẫu

Số lượng
thông số
độc lập

Giá trị
R2

Thủy tinh
Kim loại
Giấy
RTSH
RTSH
RTSH
Rác thải không tái
chế được

507
156
649
550
103
100

7
7
8
6
3

2

0.53
0.538
0.487
0.65
0.36
0.497

600

27

0.921

49

27

0.998

Rác thải không thái
chế được

Nguồn: Lebersorger, S, Schneider, F and Hauer, W, (2003)

22


Chương II

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: Quận Long Biên –Thành phố Hà Nội

-

Phạm vi thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 6/2016.

2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
quận Long Biên – Hà Nội
a. Điều kiện tự nhiên.
b. Điều kiện kinh tế xã hội.
c. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
2.3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ
phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
2.3.3. Phân tích các yếu tố ảnh huởng đến mức độ phát sinh và thành phần rác thải
sinh hoạt
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
-

Tài liệu khoa học liên quan tới các mô hình rác thải từ các nguồn có sẵn: sách, báo, tạp chí

khoa học, mạng internet...

-

Các số liệu phát sinh rác thải trên địa bàn quận Long Biên – Hà Nội.

-

Thu thập các tài liệu, số liệu từ các luận văn, đề tài nghiên cứu có liên quan tới khu vực,
vấn đề nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và điều tra phỏng vấn

-

Điều tra phỏng vấn 30 hộ theo phương pháp phân nhóm dựa trên mức độ phát triển kinh tế
của khu vực. Ba khu vực được lựa chọn bao gồm:
 Nhóm 1: Phường Ngọc Lâm
 Nhóm 2: Phường Ngọc Thụy và Thạch Bàn
 Nhóm 3: Phường Cự Khối

-

Nội dung phỏng vấn bán cấu trúc

23


-

Tiến hành phân nhóm yếu tố ảnh hưởng:

o Yếu tố khu vực: phân thành 4 phường dựa theo mức phát triển của từng
khu vực như đã nói ở trên
 Ngọc Lâm
 Ngọc Thụy
 Thạch Bàn
 Cự Khối
o Yếu tố thu nhập: Dựa trên thu nhập của hộ gia đình, ta chia thành ba
nhóm hộ trên cơ sở Quyết định 59/2015QĐ-TTg ban hành về chuẩn
nghèo
 Nhóm hộ gia đình giàu
 Nhóm hộ gia đình trung bình
 Nhóm hộ gia đình nghèo
o Yếu tố độ tuổi: Cách xác định yếu tố nhóm tuổi của hộ gia đình dựa trên
cơ sở phân loại của Lebersorger, 2003. Trong nghiên cứu này, tôi lấy độ
tuổi trung bình của các thanh viên trong gia đình rồi phân thành ba
nhóm tuổi chính để nghiên cứu:
 Nhóm trẻ tuổi: ≤ 32 tuổi
 Nhóm trung niên: 33 – 49 tuổi
 Nhóm cao tuổi: ≥ 50 tuổi
o Yếu tố học vấn: Cách xác định yếu tố học vấn của hộ gia đình dựa trên
cơ sở nghiên cứu của Lebersorger, 2003. Trong nghiên cứu này, phân
nhóm trình độ học vấn của hộ gia đình dựa trên trình độ học vấn của
người quyết định mua các sản phẩm sinh hoạt hàng ngày của hộ để xác
định ảnh hưởng tới lượng và thành phần phát sinh rác thải sinh hoạt.
 Nhóm hộ có trình độ học vấn Trung học cơ sở
 Nhóm hộ có trình độ học vấn Trung học phổ thông
Nhóm hộ có trình độ học vấn Đại học
2.4.3. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần
- Xác định khối lượng rác và khối lượng và thành phần rác bằng phương pháp
cân trực tiếp. Tiến hành phát túi cho các hộ gia đình vào thứ 2, thứ 5 và thứ 7

-

sau đó quay lại lấy túi rác vào tối Chủ nhật, thứ 3 và thứ 6.
Sau khi lấy túi rác, tiến hành phân loại và cân các thành phần trong rác thải sinh

hoạt.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả
-

Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả.

-

Phương pháp kiểm định ANOVA để xác định sự khác biệt giữa các nhóm.
24


2.4.5. Phương pháp sử dụng mô hình tuyến tính
Mô hình tuyến tính đa biến:


Biến phụ thuộc: lượng phát sinh (kg/hộ/ngày), thành phần rác thải (hữu cơ, tái chế, nguy



hại…) (%)
Biến tiên lượng: Tuổi, số lượng thành viên, học thức, thu nhập,

25



×