Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm nhạc ở việt nam hiện nay (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.54 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRIỆU THỊ LINH

TÌNH CẢM THẨM MỸ TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2016

77


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRIỆU THỊ LINH

TÌNH CẢM THẨM MỸ TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành

: Triết học

Mã số

: 60 22 03 01



Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. Nguyễn Thu Nghĩa

Chủ tịch hội đồng

Giảng viên hƣớng dẫn

PGS. Nguyễn Thu Nghĩa

PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn

HÀ NỘI – 2016

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Triết học: “Tình cảm thẩm mỹ trong
hoạt động âm nhạc ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi.

Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Triệu Thị Linh

2



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thu Nghĩa - người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Triết học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
những người đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu tại trường.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
những người đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
hoàn thành luận văn Thạc sĩ.

Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Triệu Thị Linh

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................0
CHƢƠNG 1.......................................................................................................17
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH CẢM THẨM MỸ VÀ ................17
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC ..............................................................................17
1.1. Tình cảm thẩm mỹ ....................................................................................17
1.1.1.Quan niệm về tình cảm thẩm mỹ trong lịch sử mỹ học .............................17

1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của tình cảm thẩm mỹ .......................................20
1.2. Hoạt động âm nhạc ...................................................................................28
1.2.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của âm nhạc...........................................28
1.2.2. Các hoạt động âm nhạc ...........................................................................35
1.2.2.3 Hoạt động đánh giá âm nhạc .................................................................38
1.3. Vai trò của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm nhạc .....................39
1.3.1. Vai trò của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động sáng tạo âm nhạc ..........40
1.3.2. Vai trò của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động thưởng thức âm nhạc ....41
1.3.3. Vai trò của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động đánh giá âm nhạc .........43
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.....................................................................................46
CHƢƠNG 2 ......................................................................................................47
TÌNH CẢM THẨM MỸ TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC ..................47
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ..................47
2.1. Một số nhân tố tác động đến tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm
nhạc ở Việt Nam hiện nay ...............................................................................47
2.2. Thực trạng của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm nhạc ở Việt
Nam hiện nay ....................................................................................................54
2.2.1. Một số biểu hiện tích cực của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm
nhạc ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó ............................................54
2.2.2. Một số biểu hiện tiêu cực của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm
nhạc ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó ............................................63
4


2.3. Một số giải pháp cơ bản bồi dƣỡng tình cảm thẩm mỹ trong hoạt
động âm nhạc ở Việt Nam hiện nay................................................................75
2.3.1. Bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm nhạc gắn với việc
nâng cao nhu cầu thẩm mỹ âm nhạc ..................................................................75
2.3.2. Bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm nhạc gắn với việc
giáo dục thẩm mỹ âm nhạc.................................................................................77

2.3.3. Bồi dưỡng và phát triển tình cảm th ẩm mỹ ở cả ba chủ thể thẩm mỹ :
chủ thể sáng tạo, chủ thể thưởng thức và chủ thể đánh giá âm nhạc ................80
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.....................................................................................83
KẾT LUẬN .......................................................................................................84
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................77

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình cảm là trạng thái tâm lý không thể thiếu của con ngƣời và đƣợc
thể hiện dƣới nhiều cấp độ khác nhau. Nếu cuộc sống thiếu tình cảm thì con
ngƣời sẽ chỉ còn lại phần lí trí lạnh lùng. Bên cạnh các tình cảm nhằm đáp
ứng nhu cầu sinh lý, những nhu cầu xã hội nhƣ tình cảm đạo đức, tình cảm
tôn giáo... thì tình cảm nhằm đáp ứng nhu cầu về cái đẹp, cái hài, cái bi, cái
cao cả, việc thƣởng thức, đánh giá, sáng tạo nghệ thuật là tình cảm thẩm mỹ
cũng rất đƣợc coi trọng.
Tình cảm thẩm mỹ có vai trò quan trọng đối với hoạt động sáng tạo,
thƣởng thức và đánh giá nghệ thuật. Ngƣời nghệ sĩ không thể nào sáng tạo ra
một tác phẩm nghệ thuật nếu chỉ có những tình cảm thông thƣờng. Sáng tạo
nghệ thuật chủ yếu dựa vào tình cảm thẩm mỹ và do tình cảm thẩm mỹ chi
phối. Tình cảm thẩm mỹ còn là động lực của các hoạt động thẩm mỹ khi phân
biệt giữa cái đẹp và cái xấu, yêu và ghét, tán thành hay phản đối, xót xa cái bi
thƣơng, khâm phục cái cao cả. Nó chi phối toàn bộ các hoạt động thƣởng
thức, đánh giá sáng tạo của chủ thể thẩm mỹ.
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn nhấn mạnh và quan tâm tới việc bồi dƣỡng
tình cảm thẩm mỹ cho ngƣời dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tình cảm thẩm mỹ là
sức sống, là niềm vui của con ngƣời, là hạnh phúc của gia đình và toàn xã hội.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI về xây

dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước khẳng định cần: “Tăng cƣờng giáo dục nghệ thuật, nâng
cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu
niên. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dƣỡng tâm hồn,
tình cảm của con ngƣời. Bảo đảm quyền hƣởng thụ và sáng tạo văn hóa của
mỗi ngƣời dân và của cộng đồng” [10, tr.50].
6


Nhu cầu vật chất của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao kéo theo đó
là nhu cầu tinh thần, nhu cầu về thẩm mỹ, về việc cảm thụ, thƣởng thức các
giá trị nghệ thuật ngày càng tăng. Trong các loại hình nghệ thuật thì âm nhạc
là loại hình nghệ thuật phổ biến, đƣợc nhiều ngƣời yêu thích. Ở Việt Nam, âm
nhạc hiện diện suốt cả một vòng sinh tử, từ tiếng mẹ ru thuở lọt lòng và
những bài hát đồng dao khắc vào tâm can bài học đầu đời về kỹ năng sống, từ
tiếng hát giao duyên tuổi yêu đƣơng và những bài ca hòa nhịp điệu lao động,
cho đến những khúc hát, bản đàn gắn với sinh hoạt tập thể, tế lễ, thờ cúng, ma
chay...
Tình cảm nảy sinh khi tiếp xúc với âm nhạc không chỉ có ý nghĩa giải
trí, thỏa mãn những nhu cầu giải trí của cá nhân mà nó còn có ý nghĩa tới việc
giáo dục nhân cách con ngƣời. Những tác phẩm âm nhạc chân chính, có ý
nghĩa nhân văn sâu sắc sẽ có tác động tới cá nhân hình thành nên suy nghĩ, lối
sống cho cá nhân đó. Ngƣợc lại, những tác phẩm âm nhạc có tƣ tƣởng, ca từ
sáo rỗng, không hợp với thuần phong mỹ tục.... có thể ảnh hƣởng xấu tới suy
nghĩ, lối sống và hành động của cá nhân.
Có một thực trạng hiện nay đang diễn ra đó là giới trẻ dƣờng nhƣ xa lánh
và không có sự am hiểu về nghệ thuật truyền thống, các chƣơng trình âm nhạc
truyền thống không đƣợc giới trẻ yêu thích. Đặc biệt là xu hƣớng sính ngoại, yêu
thích âm nhạc nƣớc ngoài đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới lối sống, suy nghĩ và
tình cảm của một bộ phận các bạn trẻ. Phải chăng đó là do giới trẻ chƣa có định

hƣớng đúng đắn về việc cảm thụ, thƣởng thức nghệ thuật nói chung và âm nhạc
nói riêng, chƣa có tình yêu đối cái đẹp với nghệ thuật một cách đúng đắn?
Bên cạnh đó, hoạt động sáng tác âm nhạc hay phê bình âm nhạc cũng còn
rất nhiều bất cập và hạn chế. Thực tế các hoạt động đánh giá, phê bình âm nhạc
đều xuất phát từ ý kiến chủ quan, cá nhân chƣa dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể
nào. Các nhà đánh giá, phê bình âm nhạc chủ yếu là những nhà báo nên không
đƣa ra những định hƣớng cho công chúng nghe nhạc. Việc đánh giá, phê bình
dựa trên ý kiến chủ quan cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới giá trị của tác phẩm.
7


Chính từ những lý do trên mà tác giả chọn “Tình cảm thẩm mỹ trong
hoạt động âm nhạc ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình cảm thẩm mỹ và vai trò của tình cảm thẩm mỹ đã đƣợc rất nhiều
tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Trong cuốn Mỹ học cơ bản
và nâng cao do M.F.Ốpxiannhicốp chủ biên, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội, 2001 có nghiên cứu về tình cảm thẩm mỹ và chỉ ra các đặc trƣng của tình
cảm thẩm mỹ. Theo ông, “tình cảm thẩm mỹ là một hiện tƣợng tâm lý phức
tạp. Nó chỉ có ở con ngƣời với tƣ cách là thực thể xã hội” [63, tr.130]. Đồng
thời ông chỉ ra vai trò của tình cảm thẩm mỹ đối với con ngƣời, nó giúp con
ngƣời khám phá ra vẻ đẹp của thế giới và của chính mình. Nhân cách của con
ngƣời cũng có những biến đổi lớn lao do ảnh hƣởng của tình cảm thẩm mỹ.
“chúng để lại dấu ấn không phai nhòa, thƣờng là suốt đời, trong ký ức ta” [63,
tr.131]. Bên cạnh những nghiên cứu về tình cảm thẩm mỹ Ốpxiannhicốp cũng
có những nghiên cứu về hoạt động âm nhạc. Ông cho rằng “nền tảng nội dung
của các hình tƣợng âm nhạc trƣớc hết là những tình cảm, cảm xúc của con
ngƣời” [63, tr.131]. Nhƣ vậy, tình cảm của con ngƣời tác động tới việc sáng
tạo âm nhạc và âm nhạc chính là sự biểu hiện những trạng thái thuộc thế giới
nội tâm của con ngƣời.

Trong cuốn Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin của tác giả Iu.A.Lukin do
Hoài Lam dịch cũng có đề cập tới tình cảm thẩm mỹ và mối quan hệ giữa tình
cảm thẩm mỹ với nhu cầu thẩm mỹ. Ông cho rằng “Cảm xúc thẩm mỹ là khả
năng rung cảm của con ngƣời trƣớc ấn tƣợng thẩm mỹ nhận đƣợc. Bản thân
những rung cảm này là sự xáo động của con ngƣời trải qua quá trình cảm thu
cái cao cả, là niềm vui lúc hƣởng thụ cái đẹp, là những xúc động đƣợc khơi
gợi lên bởi cái bi và cái hài trong cuộc sống và trong nghệ thuật” [59, tr.33].
Đồng thời tác giả cũng khẳng định “thiếu cảm xúc thẩm mỹ thì không có nhu
cầu thẩm mỹ” [59, tr.36]. Nhƣ vậy, đối với Iu.A.Lu-kin thì trong các yếu tố
của ý thức thẩm mỹ thì tình cảm thẩm mỹ và nhu cầu thẩm mỹ tác động qua
8


lại với nhau. Trong tác phẩm này Iu.A.Lukin cũng chỉ ra vai trò của tình cảm
đối với hoạt động âm nhạc: “Chính những biến động trong trạng thái tâm lý tình cảm con ngƣời đã giúp cho việc biểu đạt đƣợc mục tiêu của mỹ học sản
xuất... Chẳng hạn việc nghe nhạc cũng có ảnh hƣởng tốt đến hệ tim mạch và
hô hấp. Giai điệu nhạc khiến quá trình lao động trở nên nhịp nhàng và hạ thấp
đáng kể độ mệt mỏi. Do gây nên những cảm xúc tích cực, âm nhạc trong sản
xuất cải thiện hoạt động đó đạt mức tối ƣu và tiết kiệm năng lƣợng nhiều
nhất” [59, tr.137].
Trong cuốn Đại cương lịch sử mỹ học Trung Quốc của tác giả Diệp
Lang, Nxb Thế giới, xuất bản năm 2014, tác giả có chỉ ra quan điểm của
Khổng Tử về tình cảm thẩm mỹ “Nghệ thuật bao hàm tình cảm ắt phải có sự
tiết chế, tình cảm có tính hữu hạn.Tình cảm nhƣ vậy phải phù hợp với quy
phạm của “lễ”, là tình cảm thẩm mỹ. Tình cảm của âm thanh bài ca nƣớc
Trịnh quá mạnh, vƣợt quá hạn độ nhất định (dâm) không phù hợp với quy
phạm của “lễ”, cho nên không phải là tình cảm thẩm mỹ. Tiêu chuẩn thẩm mỹ
này của Khổng Tử, dùng một chữ để khái quát là chữ “hòa”. [57, tr.100].
Diệp Lang cũng có chỉ ra quan điểm của Tuân Tử về âm nhạc: Tuân Tử cho
rằng nhạc là một thứ khơi dậy tình cảm của con ngƣời. Tuân Tử cho rằng,

tính tình của con ngƣời ta, “tính” là tình, là thứ sinh ra sự ghét, vui, buồn, giận
dữ, đây là thiên tính của con ngƣời, là tự nhiên (vô đãi nhi thiên - không phải
đợi chờ mà tự nhiên nó thế) cho nên gọi là “thiên tính”. Tình cảm là thứ sinh
ra tự nhiên nhƣ là thứ nhận nhiệm vụ để phát triển”[57, tr.258].
Ở Việt Nam, tác giả Đỗ Huy là ngƣời có rất nhiều các công trình viết
về mỹ học. Có thể kể đến rất nhiều cuốn sách mà tác giả Đỗ Huy là chủ biên
và đồng chủ biên một số công trình viết về mỹ học nhƣ: Mỹ học với tư cách là
một khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Mỹ học khoa học về
các quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; Đạo đức học, mỹ
học và đời sống văn học nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002,
v.v..
9


Trong cuốn Mỹ học - khoa học về các quan hệ thẩm mỹ của tác giả Đỗ
Huy, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm 2001 khi nghiên cứu về tình
cảm thẩm mỹ tác giả đã chỉ ra yếu tố cơ bản của tình cảm thẩm mỹ là yếu tố
khoái cảm, là trạng thái thức tỉnh tình cảm trƣớc sự hƣởng thụ nghệ thuật.
Tình cảm thẩm mỹ đã trở thành động lực để sáng tạo nghệ thuật. Trong cuốn
Giáo dục thẩm mỹ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thông tin Lý
luận, Hà Nội xuất bản năm 1987, tác giả Đỗ Huy cũng chỉ ra rằng, tình cảm
chi phối mỗi ngƣời trong thƣởng thức, đánh giá, biểu diễn, sáng tạo là tình
cảm thẩm mỹ. Đối tƣợng của tình cảm thẩm mỹ là cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái
hài, cái cao cả và cái anh hùng trong cuộc sống và nghệ thuật. Để hình thành
một chủ thể thẩm mỹ có khả năng sáng tạo đúng đắn, mỹ học Mác - Lênin
luôn luôn đòi hỏi mọi hoạt động của con ngƣời phải thống nhất giữa tình cảm
đạo đức với tình cảm thẩm mỹ.
Tác giả Đỗ Huy và Đỗ Văn Khang trong cuốn Mỹ học Mác - Lênin đã
có phân tích đầy đủ về tình cảm thẩm mỹ và các đặc trƣng của tình cảm thẩm
mỹ. Các ông có chỉ ra rằng “Tình cảm thẩm mỹ là lĩnh vực tinh tế của tâm

hồn, thế giới nhuần nhụy của xúc cảm, nhờ nó con ngƣời tiến sâu vào đối
tƣợng thẩm mỹ cuối cùng của cải tạo đối tƣợng”[38, tr.168]. Đồng thời các
ông cũng chỉ ra vai trò của tình cảm thẩm mỹ đối với hoạt động sáng tạo,
đánh giá nghệ thuật và khẳng định, xây dựng tình cảm mới trong đó có tình
cảm thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp xây dựng con ngƣời phát
triển hài hòa và phong phú. Hai tác giả cũng đã chỉ ra và phân tích các đặc
trƣng của tình cảm thẩm mỹ đó là tình cảm thẩm mỹ trƣớc hết phải là tình
cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ không thể thiếu yếu tố khoái cảm.
Trong cuốn Mỹ học đại cương của tác giả Đỗ Văn Khang, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2002, tác giả cũng có nghiên cứu về tình cảm thẩm mỹ
và chỉ ra những đặc trƣng của tình cảm thẩm mỹ. Tác giả cho rằng: “tình cảm
thẩm mỹ là năng lực mang tính bản chất ngƣời về tình yêu đối với cái đẹp và
sự căm ghét cái xấu”[40, tr.143]. Đồng thời tác giả cũng khẳng định tình cảm
10


thẩm mỹ chi phối toàn bộ quá trình định hƣớng, sáng tạo và thƣởng thức của
chủ thể thẩm mỹ.
Trong cuốn Thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống, Nxb Chính trị Quốc gia
xuất bản năm 2004, tác giả Nguyễn Chƣơng Nhiếp ngoài việc nhấn mạnh tới
vai trò của thị hiếu thẩm mỹ trong hoạt động thƣởng thức, đánh giá, sáng tạo
nghệ thuật thì tác giả cũng nói tới vai trò của tình cảm thẩm mỹ với hoạt động
thƣởng thức, đánh giá, sáng tạo nghệ thuật. Theo tác giả, nhu cầu thƣởng thức
thẩm mỹ hay nghệ thuật là nhu cầu tình cảm, do thế giới tình cảm của con
ngƣời chi phối, nếu không có tình cảm thẩm mỹ của con ngƣời về một khách
thể nào đó thì cũng không có nhu cầu thƣởng thức nó.
Trong cuốn Thụ cảm thẩm mỹ và người Hà Nội (2007), Nxb Chính trị
quốc gia, tác giả Hồ Sĩ Vịnh nghiên cứu tình cảm thẩm mỹ dƣới góc độ khác
đó là thụ cảm thẩm mỹ. Tác giả có chỉ ra rằng: hoạt động thẩm mỹ là phản
ứng tình cảm của con ngƣời trƣớc cái đẹp, cái bi, cái hài, cái duyên dáng, cái

xinh xắn, cái hài hòa, cái hoàn thiện và tất cả các dạng thẩm mỹ khác của
cuộc sống. Hoạt động cảm thụ thẩm mỹ là năng lực tinh thần của con ngƣời
khi thƣởng thức, bày tỏ tình yêu, liên tƣởng, đánh giá, sáng tạo những hiện
tƣợng thẩm mỹ trong cuộc sống cũng nhƣ nghệ thuật.
Tác giả Đào Duy Thanh là ngƣời có nhiều năm nghiên cứu về mỹ học,
trên blog của mình, ông cũng có bài viết về tình cảm thẩm mỹ và những đặc
trƣng của tình cảm thẩm mỹ. Theo ông tình cảm thẩm mỹ cũng là một hình
thái tình cảm xã hội của con ngƣời nhƣng nó khác với tình cảm đạo đức, trí
tuệ, tôn giáo... đó là sự rung động - cảm xúc bởi cái đẹp, cái bi, cái hài, cái
cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Trong bài viết ông cũng chỉ ra các
đặc trƣng của tình cảm thẩm mỹ đó là: tình cảm thẩm mỹ là cảm nghĩ - cảm
xúc và tình cảm thẩm mỹ là cơ chế tổng hợp cảm xúc.
Tác giả Nguyễn Thanh Tú trong bài viết Giáo dục, bồi dưỡng tình cảm
thẩm mỹ cho thanh thiếu niên đăng 2 kỳ trên website báo Quân đội nhân dân
ngày 25 và 26 tháng 3 năm 2015 phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự sa
11


sút, phai nhạt về tình cảm thẩm mỹ hiện nay. Tác giả đã chỉ ra năm nguyên
nhân làm giảm sút, phai nhạt tình cảm thẩm mỹ của một bộ phận thanh niên ở
nƣớc ta hiện nay. Đó là: 1. Mặt trái của cơ chế thị trƣờng, 2. Chủ nghĩa vị kỉ
lên ngôi, 3. Tình trạng “xâm lăng văn hóa” bằng nhiều con đƣờng, 4. Xu
hƣớng đô thị hóa quá nhanh gây mất cân đối giữa nông thôn và thành thị, 5.
Sự thoái hóa biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên. Chính
những nhân cách tồi lại ở vị trí lãnh đạo sẽ làm xói mòn niềm tin, tình cảm
của ngƣời dân với lý tƣởng tốt đẹp, trong sáng mà Đảng ta đã đề ra. Từ đó,
tác giả nêu ra một vài kiến nghị, giải pháp nhằm xây dựng tình cảm thẩm mỹ
tốt đẹp cho thanh thiếu niên. Giải pháp chung mang tính chiến lƣợc là xây
dựng một xã hội “sống để yêu thƣơng” và một xã hội học tập. Xây dựng xã
hội học tập vừa phát huy truyền thống hiếu học, văn hóa “trọng chữ”, vừa

khuyến khích mọi ngƣời tích cực thu nhận kiến thức mới, học mọi nơi, mọi
lúc, không kể.
Nghiên cứu về hoạt động âm nh ạc, nhạc sĩ Thế Bảo có cuốn “Cảm
nhận mỹ học âm nhạc”, Nxb Thanh niên, 2013. Cuốn sách gồm 5 phần. Phần
I, nguyên lý mỹ học âm nh ạc đƣợc tác giả vi ết trong 6 chƣơng với 36 đề mục
giới thiệu nhƣ̃ng đ ặc điểm của âm nhạc, lịch sử và những vấn đề mỹ học âm
nhạc quan tâm; mối quan hê ̣ giữa các thành tố âm nhạc cũng nhƣ quan hê ̣ âm
nhạc, triế t ho ̣c, văn học, hội họa, múa, điện ảnh, sân khấu và các loại trình
diễn khác. Trong phần này, tác giả cũng đ ề cập đến việc giáo dục mỹ học âm
nhạc cho ngƣời sáng tác, biểu diễn và nhất là cho ngƣời thƣởng thức. Phần II,
Câu chuyện, giai thoại âm nhạc của các nhạc sĩ và các danh nhân. Phần III,
Hƣơng sắc âm nhạc phƣơng Tây qua các thời đại. Phần IV, Thƣởng thức nhạc
giải trí. Phần V là nét đẹp nhạc Việt.
Trên website của Hội Nhạc sĩ Việt Nam () có rất
nhiều bài viết tâm huyết bàn về âm nhạc.Nhiều suy tƣ trăn trở của các nhạc sĩ,
nghệ sĩ về tình hình âm nhạc nƣớc nhà liên tục đƣợc đăng tải. Tác giả Nguyễn
Văn Việt trong bài “Thực trạng nhạc trẻ ở Việt Nam” trên ngày 12/12/2012
12


đã chỉ ra những tồn tại hiện nay trong nhạc trẻ và chỉ ra nguyên nhân của nó.
Theo tác giả, vẫn có nhiề u nha ̣c si ̃ , ca si ̃ trẻ hiê ̣n nay đam mê dòng nha ̣c quê
hƣơng. Nhiề u bài hát đƣơ ̣c viế t với ca tƣ̀ giản di ̣ , mô ̣c ma ̣c nhƣng rấ t đe ̣p ,
mang hình ảnh quê hƣơng , cánh cò ,… tƣ̀ ca khúc đó , nhạc si ̃ vẫn có thể vẽ
nên mô ̣t bƣ́c tranh thủy ma ̣c số ng đô ̣ng nhƣ bài hát “Giấ c mơ trưa” của nhạc
sĩ Giáng Son và Nguyễn Vĩnh Tiến , “Phố Cổ ” - Nguyễn Duy Hùng… Tuy
nhiên, có nhiều các nha ̣c si ̃ , ca si ̃ trẻ it́ đƣơ ̣c đào ta ̣o qua trƣờng lớp , các ca
khúc đƣợc sáng tác dƣờng nhƣ không có tình cảm . Ngƣời viế t la ̣i thiế u kinh
nghiê ̣m cả về tiế t tấ u lẫn ca tƣ̀ là lý do xuất hiện nhiề u ca khúc có ca tƣ̀ quá
nhố nhăng, lố bich.

̣ Để hạn chế điều này, tác giả cho rằng, các ban quản lý
văn hóa cầ n phải giám sát , đánh giá các ca khúc mới trƣớc khi cho biể u diễn .
Hơn nƣ̃a, chố ng đa ̣o nha ̣c nƣớc ngoài , đă ̣t ca tƣ̀ bƣ̀a baĩ , gieo rắ c đô ̣c ha ̣i về tƣ
tƣởng và thẩm mỹ ; đồ ng thời cũng cầ n phổ câ ̣p âm nha ̣c bác ho ̣c đế n các
trƣờng phổ thông, đă ̣c biê ̣t là các trƣờng chuyên về âm nha ̣c ; các hội âm nhạc,
hô ̣i nha ̣c si ̃ thƣờng xuyên tổ chƣ́c các lớp bồ i dƣỡng sáng tác ca khúc cho các
nhạc sĩ trẻ…
Ngoài ra, có thể kể đến các bài “Bàn về công tác phê bình âm nhạc”
của tác giả Tố Mai ngày 11/10/2011; “Âm nhạc trong đời sống xã hội hiện
nay” của tác giả Trần Lệ Chiến ngày 25/12/2012; “Quản lý nghệ thuật từ góc
nhìn âm nhạc” của tác giả Nguyễn Thị Minh Châu, ngày 18/12/2012; “Thực
trạng ca khúc dành cho thiếu nhi “nói” hay “làm”? của tác giả Nguyễn Tiến
Mạnh ngày 11/10/2012; “Âm nhạc với tuổi trẻ hiện nay, đôi điều suy ngẫm”
của Nhạc sĩ Doãn Nho ngày 5/2/2013;..
Nhƣ vậy, có thể thấy có rất các công trình nghiên cứu tiếp cận tình cảm
thẩm mỹ ở những góc độ khác nhau cũng nhƣ các bài viết nghiên cứu về hoạt
động âm nhạc. Tuy nhiên vấn đề “Tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động âm
nhạc ở Việt Nam hiện nay”còn đang đƣợc để ngỏ. Vì thế, tác giả mong muốn
có sự đóng góp nhất định vào việc chỉ ra vai trò của tình cảm thẩm mỹ trong
hoạt động âm nhạc, cũng nhƣ phân tích thực trạng, chỉ ra các nhân tố tác động
13


và đề xuất giải pháp để bồi dƣỡng tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động sáng
tạo, thƣởng thức, đánh giá âm nhạc ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Làm rõ vai trò của tình cảm thẩm mỹ trong hoạt
động sáng tạo, thƣởng thức, đánh giá âm nhạc. Từ thực trạng tình cảm thẩm
mỹ trong hoạt động sáng tạo, thƣởng thức, đánh giá âm nhạc ở Việt Nam hiện
nay, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần bồi dƣỡng tình

cảm thẩm mỹ trong hoạt động sáng tạo, thƣởng thức, đánh giá âm nhạc ở Việt
Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích này luận văn giải quyết
các nhiệm vụ sau:
+ Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về tình cảm thẩm mỹ và các
hoạt động sáng tạo, thƣởng thức và đánh giá âm nhạc: quan điểm của một số
nhà mỹ học tiêu biểu trong lịch sử mỹ học, khái niệm, đặc trƣng và vai trò của
tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động sáng tạo, thƣởng thức, đánh giá âm nhạc.
+ Phân tích thực trạng và chỉ ra một số nhân tố tác động đến tình cảm
thẩm mỹ trong hoạt động âm nhạc ở Việt Nam hiện nay.
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần bồi dƣỡng tình cảm thẩm mỹ
trong hoạt động âm nhạc ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình cảm thẩm mỹ trong hoa ̣t
đô ̣ng âm nhạc ở Viê ̣t Nam hiện nay.
Phạm vi luận văn nghiên cứu vấn đề tình cảm thẩm mỹ trong hoạt động
âm nhạc ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
văn hóa nghệ thuật, đồng thời tham khảo một số bài viết, công trình nghiên
cứu đã công bố trong và ngoài nƣớc có liên quan trực tiếp đến đề tài.
14


Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phƣơng pháp luận biện chứng duy
vật, luận văn sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy
nạp, logic - lịch sử, khái quát, đối chiếu, so sánh…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu nội dung, vai trò của tình cảm
thẩm mỹ trong hoạt động âm nhạc ở Việt Nam hiện nay.

- Vận dụng tình cảm thẩm mỹ trong hoa ̣t đô ̣ng âm nhạc vào giáo dục con
ngƣời, đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, giảng dạy mỹ học, nghệ thuật học tại các trƣờng Đại học, các trƣờng
chuyên nghiệp.

15


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 2 chƣơng và 6 tiết.

16


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH CẢM THẨM MỸ VÀ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
1.1. Tình cảm thẩm mỹ
1.1.1.Quan niệm về tình cảm thẩm mỹ trong lịch sử mỹ học
Mỹ học là khoa học về bản chất của ý thức thẩm mỹ và hoạt động thẩm
mỹ của con ngƣời, nhằm khám phá, phát minh ra những giá trị trên cơ sở quy
luật của cái đẹp, trong đó nghệ thuật là giá trị cao nhất.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chia đời sống ra thành hai bộ phận đó là tồn tại
xã hội và ý thức xã hội. Ý thức xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của
tồn tại xã hội. Ý thức xã hội xuất hiện dƣới dạng ý thức thông thƣờng và ý
thức lý luận (gồm một hệ thống các hình thái ý thức nhất định). Ý thức lý luận
gồm: quan điểm lý luận chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, khoa học,
triết học... và ý thức thẩm mỹ.

Ý thức thẩm mỹ là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Ý
thức thẩm mỹ là sự phản ánh thực tại một cách toàn vẹn, sinh động, đầy sắc
thái tình cảm, nhằm đáp ứng nhu cầu thƣởng thức, đánh giá và sáng tạo hiện
thực “theo quy luật của cái đẹp”. Tình cảm thẩm mỹ là một trong những thành
tố cơ bản của ý thức thẩm mỹ.
Tình cảm thẩm mỹ là lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp vì nó liên quan tới
tâm lý, tâm trạng của con ngƣời và nó liên quan tới xã hội. Đã có rất nhiều
những quan niệm khác nhau về tình cảm thẩm mỹ, mỗi thời đại lại có những
quan điểm khác nhau.
Từ xa xƣa, các nhà mỹ học Trung Quốc đã có những nghiên cứu và đƣa
ra những quan niệm khác nhau về tình cảm thẩm mỹ.
Khổng Tử (551 - 479 TCN) là nhà tƣ tƣởng đầu tiên trong lịch sử
Trung Quốc coi trọng và đề xƣớng giáo dục thẩm mỹ. Ông cũng đƣa ra nhiều
tƣ tƣởng về tác dụng của nghệ thuật trong đời sống xã hội. Khổng Tử cho
rằng, nghệ thuật có thể có tác dụng làm cho ngƣời ta tu dƣỡng ý thức nhƣng
17


không phải loại nghệ thuật nào cũng đều có thể dẫn đến tác dụng này mà chỉ
có nghệ thuật phù hợp với yêu cầu của “nhân” mới có thể đem đến tác dụng
này. Ông khẳng định, nghệ thuật bao hàm tình cảm ắt phải là một thứ có sự
tiết chế, tình cảm có tính hữu hạn. Tình cảm nhƣ vậy phù hợp với quy phạm
của “lễ”, là tình cảm thẩm mỹ.
Lƣơng Khải Siêu (1873 - 1929), ngƣời nổi tiếng trong lịch sử mỹ học
cận đại Trung Quốc là ngƣời tích cực đề xƣớng về giáo dục thẩm mỹ. Lƣơng
Khải Siêu coi giáo dục thẩm mỹ thành giáo dục hứng thú hoặc giáo dục tình
cảm. Công cụ của giáo dục tình cảm chính là nghệ thuật. Âm nhạc, mỹ thuật,
văn học là ba món bảo bối, giúp nắm chắc “bí mật tình cảm” trong tay. Một
trong những quan điểm tiến bộ của ông là ông đã chỉ ra trách nhiệm xã hội
của nhà nghệ thuật, yêu cầu nhà nghệ thuật phải từ phƣơng diện ƣu việt, đẹp

đẽ để bồi dƣỡng tình cảm của bản thân.
Chu Quang Tiềm (1897-1986), nhà mỹ học nổi tiếng của Trung Quốc
thì cho rằng, nghệ thuật và tình cảm có mối quan hệ với nhau. Nghệ thuật
mang đầy cá tính phải biểu hiện tình cảm và khích động tình cảm.
Trong lịch sử mỹ học phƣơng Tây đã có những quan điểm khác nhau
về tình cảm thẩm mỹ nhƣ:
Immanuel Kant (1724 - 1804) là nhà triết học duy tâm chủ quan Đức
với những nghiên cứu công phu của mình, ông là ngƣời có nhiều đóng góp
quan trọng cho sự phát triển của mỹ học. Theo Kant, nhận thức của con ngƣời
đƣợc chia làm ba bộ phận: bộ phận hiểu biết, bộ phận ham muốn và bộ phận
thích thú. Tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy của ông nghiên cứu bộ phận
thứ nhất: hiểu biết. Tác phẩm Phê phán lý tính thực tiễn của ông nghiên cứu
bộ phận thứ hai: ham muốn. Tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán của ông
nghiên cứu sự thích thú, sự thỏa mãn. Theo ông, tình cảm thẩm mỹ là năng
lực thích thú, là sự thỏa mãn về tinh thần chứ không phải là năng lực nhận
biết. Năng lực này chủ yếu dựa vào thị hiếu và năng khiếu.

18


Cùng với việc gắn cảm xúc thẩm mỹ với cái đẹp, Kant đã coi cảm xúc
thẩm mỹ cũng gắn với cái cao cả. Đối với Kant, cảm xúc về cái đẹp mang tính
khoan khoái vô tƣ, còn cảm xúc về cái cao cả mang tính tôn kính; khoái cảm
đẹp gắn với hình thức, khoái cảm cao cả gắn với tâm linh.
Theo Kant, tình cảm thẩm mỹ chỉ là một sự thích thú “vô tƣ”. Kant
thừa nhận yếu tố thích thú, yếu tố khoái cảm trong tình cảm thẩm mỹ nhƣng
không phân biệt thích thú ấy, khoái cảm ấy với các thích thú, các khoái cảm
do lợi ích vật chất đƣa lại trực tiếp cho chủ thể nên Kant đã dẫn tình cảm thẩm
mỹ đến “vô tƣ”.
Hegel (1770 - 1831) là nhà triết học và mỹ học cổ điển Đức, cũng rất

quan tâm tới các hoạt động thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ. Trong tác phẩm
Hiện tượng học tinh thần năm 1807, Hegel đã nghiên cứu các vấn đề pháp
quyền, tâm lý, tôn giáo, triết học tinh thần, tâm lý học, mỹ học. Theo ông, tinh
thần tuyệt đối là những ý niệm chung gắn với các hình thức tôn giáo. Ý niệm
tuyệt đối đƣợc thể hiện bằng hình ảnh đó là hình thức thẩm mỹ hay là hình
thức nghệ thuật. Nhƣ vậy, theo Hegel cảm xúc thẩm mỹ có nguồn gốc từ ý
niệm tuyệt đối đƣợc thể hiện bằng hình ảnh. Hegel cũng đƣa ra quan niệm về
tình cảm thẩm mỹ. Ông cho rằ ng, hành vi cao nhất của lý tính bao quát tất cả
mọi ý niệm là hành vi thẩm mỹ , rằ ng chỉ có trong vẻ đe ̣p thì chân lý và điề u
tố t mới hơ ̣p nhấ t với nhau bằ ng nhƣ̃ng mố i liên hê ̣ thân thuô ̣c…không thể coi
là đƣợc phát triển về mặt tinh thần trong bất

kỳ lĩnh vực nào nếu không có

tình cảm thẩm mỹ.
C.Mác (1818 - 1883), nhà triết học ngƣời Đức đã chỉ ra rằng, lao động
chính là nguồn gốc hình thành nên con ngƣời, là hoạt động tạo ra của cải vật
chất duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời và còn là dấu hiệu để
phân biệt con ngƣời với con vật. Theo Mác, loài vật chỉ lao động theo bản
năng nhằm phục vụ những nhu cầu thể xác trực tiếp còn con ngƣời thì lao
động sản xuất ngay cả khi không còn bị chi phối bởi nhu cầu vật chất. Loài
vật lao động một cách máy móc còn con ngƣời lao động một cách tự do.
19


Trong quá trình lao động, bên cạnh việc tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn
nhu cầu vật chất con ngƣời còn tạo ra niềm vui, sự tự tin, lòng hân hoan, phấn
khởi trƣớc những thành tựu của mình, những tình cảm thẩm mỹ cũng phát
sinh trong quá trình đó. Chính nhờ những tình cảm thẩm mỹ, những niềm vui
của lao động sáng tạo mà con ngƣời “có thể sản xuất theo kích thƣớc của bất

cứ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của mình vào đối
tƣợng; do đó con ngƣời cũng xây dựng theo các quy luật của cái đẹp"[47,
tr.137]. Nhƣ vậy, lao động sáng tạo thẩm mỹ là hoạt động tạo ra các sản phẩm
theo quy luật của cái đẹp và chính trong quá trình đó thì tình cảm thẩm mỹ
đƣợc nảy sinh.
1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của tình cảm thẩm mỹ
1.1.2.1. Khái niệm tình cảm
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tình cảm là sự rung động trƣớc một đối
tƣợng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu của bản thân” [64,
tr.1274].
Từ điển thuật ngữ Tâm lý học có viết: “Tình cảm là những trạng thái
cảm xúc ổn định của con ngƣời đối với những sự vật, hiện tƣợng của hiện
thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ
của họ”[6, tr.570].
Trong cuốn Tâm lý học đại cương, tác giả Phạm Minh Hạc định nghĩa:
“Tình cảm là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tƣơng đối bền vững (có thể
trong một thời gian, có khi cả đời) của chủ thể đối với sự đồng thuận (thỏa
mãn, thích thú) hay không đồng thuận (không thỏa mãn, chán ngán) với nhu
cầu, mong muốn, do tác động từ thế giới khách quan hay suy tƣ chủ quan
mang lại” [17, tr.216].
Từ điển Triết học của tác giả Cung Kim Tiến đƣa ra định nghĩa: “Tình
cảm là sự cảm động của con ngƣời trong quan hệ của mình đối với thực tại
xung quanh (đối với mọi ngƣời, đối với những hiện tƣợng nào đó), và đối với
bản thân mình”[81, tr.1187].
20


Theo quan điểm của các nhà triế t ho ̣c mácxít , “tình cảm là sự cảm động
của con ngƣời trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản
thân mình. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh thực tại, nó

phản ánh quan hệ của con ngƣời đối với nhau, cũng nhƣ đối với thế giới
khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con ngƣời và giữ một
vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của con ngƣời. Tình cảm có
thể mang tính chủ động, chứa đựng sắc thái cảm xúc tích cực, cũng nhƣ trở
thành thụ động, chứa đựng sắc thái cảm xúc tiêu cực. Tình cảm tích cực là
một trong những động lực hoạt động sống của con ngƣời”[4, tr.199].
Trong sự phát triển của tâm lý con ngƣời thì tình cảm xuất hiện sau
cảm xúc. Tình cảm đƣợc hình thành theo con đƣờng khái quát những phản
ứng cảm xúc cụ thể, trở thành thuộc tính, sau đó chính nó lại quy định sự thể
hiện các phản ứng cảm xúc cụ thể. Nhƣ vậy tình cảm đƣợc hình thành từ các
cảm xúc và thể hiện bằng các cảm xúc khác nhau.
Nhƣ vậy, có thể hiểu, tình cảm là thái độ cảm xúc của con người đối
với sự vật, hiện tượng và con người xung quanh.
Tình cảm có vai trò quan trọng và là điều kiện cần thiết cho sự phát
triển nhân cách con ngƣời. Tình cảm đƣợc hình thành theo sự phát triển ý
thức của cá nhân và dƣới ảnh hƣởng của các tác động giáo dục của gia đình,
nhà trƣờng và xã hội. Do đó mà tình cảm có bản chất xã hội.
Tình cảm đƣợc phân thành hai loại: tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp
cao.
- Tình cảm cấp thấp có liên quan đến sự thỏa mãn các nhu cầu sinh lý.
- Tình cảm cấp cao liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu tinh thần.
bao gồm:
+ Tình cảm đạo đức: là những tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn
những nhu cầu đạo đức của con ngƣời;
+ Tình cảm trí tuệ: là những tình cảm nảy sinh trong hoạt động trí tuệ,
nhận thức;
21


+ Tình cảm thẩm mỹ: là những tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn nhu

cầu thẩm mỹ, nhu cầu về cái đẹp.
1.1.2.2. Khái niệm tình cảm thẩm mỹ
Tình cảm thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của ý thức thẩm mỹ. Ý
thức thẩm mỹ là một bộ phận của đời sống tinh thần xã hội, bao gồm toàn bộ
những tƣ tƣởng, tình cảm, những tri thức, quan điểm, quan niệm của con
nguời về phƣơng diện thẩm mỹ.
Tình cảm thẩm mỹ bắt đầu từ những cảm xúc thẩm mỹ. Tình cảm và
cảm xúc là hình thức hoạt động tâm lý trong đó không có sự phân biệt giữa cá
nhân đang suy lý với thế giới bên ngoài.
Cảm xúc thẩm mỹ là rung động trực tiếp của con ngƣời trƣớc những
hiện tƣợng thẩm mỹ khách quan. Đây là khâu đầu tiên, tín hiệu đầu tiên xác
nhận sự thiết lập của quan hệ thẩm mỹ. Nằm trong hệ thống các phản xạ có
điều kiện, cảm xúc thẩm mỹ chỉ xảy ra khi có sự vật hiện tƣợng khách quan
mang giá trị thẩm mỹ tác động trực tiếp tới con ngƣời thông qua các giác
quan. Đặc trƣng cơ bản cảm xúc thẩm mỹ là tính cảm tính trực tiếp, nó không
phải là loại cảm xúc mơ hồ, không đối tƣợng. Nói cách khác, cảm xúc thẩm
mỹ chính là phản ứng của con ngƣời trong khi cảm thụ cái đẹp, phê phán, xa
lánh cái xấu.
Cảm xúc thẩm mỹ là kết quả đầu tiên của chủ thể khi tiếp xúc với đối
tƣợng thẩm mỹ. Thông qua cảm giác thẩm mỹ, các đặc tính của sự vật đƣợc
hình thành, đƣợc tổng hợp trong biểu tượng thẩm mỹ. Biểu tƣợng thẩm mỹ là
hình ảnh của các đặc trƣng rõ nét của các hiện tƣợng thẩm mỹ phản ánh vào ý
thức. Tiếp theo đó, các phán đoán thẩm mỹ sẽ dần dƣợc hình thành. Phán
đoán thẩm mỹ là sự đánh giá chủ quan về mặt thẩm mỹ của mỗi cá nhân đối
với các hiện tƣợng thẩm mỹ khách quan. Toàn bộ cảm giác, các biểu tƣợng,
các phán đoán thẩm mỹ đều nằm ở giai đoạn đầu tiên của tình cảm thẩm mỹ
đó là giai đoạn xúc cảm thẩm mỹ. Đến các giai đoạn sau cao hơn, ổn định

22



hơn, có định hƣớng rõ rệt hơn, đó là giai đoạn của thị hiếu thẩm mỹ và lý
tƣởng thẩm mỹ.
Từ điển thuật ngữ Tâm lý học có viết: “Tình cảm thẩm mỹ là những
tình cảm có liên quan tới sự thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu về cái đẹp.
Nó biểu hiện thái độ thẩm mỹ của con ngƣời với hiện thực (tự nhiên, xã hội,
lao động, con ngƣời…)”[6, tr.571].
Từ điển Triết học của tác giả Cung Kim Tiến có định nghĩa: “Tình cảm
thẩm mỹ là trạng thái xúc cảm xuất hiện trong quá trình cảm thụ thẩm mỹ
những hiện tƣợng trong thực tại hoặc các tác phẩm nghệ thuật. Tình cảm thẩm
mỹ là cảm xúc đặc thù nảy sinh ra từ cảm thụ này, và đóng vai trò là tình cảm
về cái đẹp hoặc cái cao thƣợng, cái bi hoặc cái hài. Thái độ thẩm mỹ của con
ngƣời không hạn chế ở những tình cảm thẩm mỹ, nhƣng nó chỉ tồn tại với
những tình cảm ấy. Tình cảm thẩm mỹ là sản phẩm của quá trình phát triển
lịch sử loài ngƣời. Nó phản ánh trình độ ý thức thẩm mỹ của xã hội. Những
tác phẩm nghệ thuật vật chất hóa trong các hình tƣợng nghệ thuật những tình
cảm thẩm mỹ và là phƣơng pháp có hiệu lực không những trong tƣ tƣởng, mà
cả trong giáo dục tình cảm nữa; chúng có nhiệm vụ làm nguồn vui sƣớng và
cảm hứng đối với con ngƣời”[81, tr.1189].
Tình cảm thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của ý thức thẩm mỹ, là
những phản ứng của chủ thể nẩy sinh trong quá trình đồng hóa thực tại về mặt
thẩm mỹ. Trong cuộc sống, trong hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên, cải tạo
xã hội, con ngƣời nẩy sinh những rung động, những cảm xúc trƣớc cái đẹp,
cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn,… Những rung động, những
xúc cảm đó chính là tình cảm thẩm mỹ. Tình cảm thẩm mỹ là những cảm xúc
nảy sinh ở con ngƣời do tác động của những đối tƣợng có ý nghĩa thẩm mỹ
hết sức đa dạng, phong phú trong thế giới hiện thực.
Mỹ học Mác - Lênin đã khẳng định, tình cảm thẩm mỹ là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. “Tình cảm thẩm mỹ là phản ứng tình cảm của
con ngƣời trƣớc cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái duyên dáng, cái xinh xắn,

23


cái hài hòa và mất hài hòa, cái ở trong độ và v.v.. Tình cảm thẩm mỹ còn là
năng lực tinh thần của con ngƣời khi thƣởng thức, đánh giá, yêu thƣơng, liên
tƣởng, sáng tạo những giá trị thẩm mỹ phong phú của cuộc sống và nghệ
thuật”[38, tr.170].
Nhƣ vậy, có thể hiểu, tình cảm thẩm mỹ là những rung cảm nảy sinh
khi cảm thụ thẩm mỹ, thể hiện thái độ thẩm mỹ của con người đối với hiện
thực (tự nhiên, xã hội, lao động và bản thân con người), thể hiện nhu cầu
thẩm mỹ , thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ

và được thể nghiệm trong

những trạng thái khoái cảm nghệ thuật đặc trưng. Tình cảm thẩm mỹ được
nảy sinh trong đời sống xã hội, bị quy định bởi xã hội và thể hiện trình độ
phát triển về mặt xã hội của cá nhân, là động lực thôi thúc cá nhân sáng tạo,
thưởng thức và đánh giá nghệ thuật.
1.1.2.3. Một số đặc trưng cơ bản của tình cảm thẩm mỹ
Tình cảm thẩm mỹ nảy sinh trong quá trình đồng hóa thực tại về thẩm
mỹ. Đó là những rung động của con ngƣời trƣớc cái đẹp. Cái đẹp giữ vị trí
trung tâm của các quan hệ thẩm mỹ cho nên tình cảm thẩm mỹ cũng xoay
quanh cái đẹp. Không có cái đẹp thì cũng không có cái bi, cái hài, cái cao cả,
không có cái đẹp thì cũng không có nhu cầu thẩ m mỹ , lý tƣởng thẩm mỹ và
thị hiếu thẩm mỹ.
Thế giới tự nhiên và xã hội của chúng ta luôn luôn vận động và phát
triển, đời sống của con ngƣời cũng thay đổi do đó tình cảm thẩm mỹ cũng
phải thay đổi. Do đó, đặc trƣng đầu tiên của tình cảm thẩm mỹ chính là mang
tính thời đại. Nó không phải là cái bất biến, nó đƣợc nảy sinh trong quá trình
hoạt động thực tiễn của con ngƣời, thông qua hoạt động cải tạo tự nhiên và

cải tạo xã hội con ngƣời vừa làm biến đổi tự nhiên, xã hội vừa làm thay đổi
bản thân mình.
Bên cạnh những đặc điểm của thời đại thì tình cảm thẩm mỹ còn chịu
sự chi phối của yếu tố dân tộc, xã hội có giai cấp thì tình cảm thẩm mỹ cũng
mang tính giai cấp. Trong xã hội có phân chia giai cấp, tình cảm thẩm mỹ của
24


×