Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chính sách phát triển ngành may mặc của việt nam trong bối cảnh hội nhập và tiến bộ khoa học công nghệ tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.79 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ANH

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC
CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ
TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số

: 60.34.04.10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thắng

Phản biện 1: TS. Lê Minh Nghĩa
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Trọng Xuân

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học Xã hội 07 giờ 30 ngày 23 tháng 04 .năm 2017


Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam từng bước chuyển đổi từ mô hình
tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng và phát triển (PT)
theo chiều sâu dựa vào quá trình hội nhập (HN) quốc tế, ứng dụng khoa học
công nghệ (KHCN) tiến tiến, phát huy sự sáng tạo nội tại và nguồn nhân lực
chất lượng cao.
Ngành dệt may (DM) là một ngành công nghiệp có vai trò quan trọng
trong tăng trưởng và xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. Đây là
ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu (KNXK),
góp phần PT các ngành phụ trợ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động và các vấn đề kinh tế-xã hội (KTXH) của đất nước. Trong toàn ngành
DM, ngành may mặc (MM) là ngành quan trọng nhất, phụ trách những công
đoạn cuối cùng trong chu trình sản xuất (SX) của ngành DM, như: sáng tạo
mẫu mã, thiết kế, SX thành phẩm, phân phối, v.v. PT ngành MM sẽ là động
lực PT ngành DM, đến lượt nó, ngành DM sẽ là động lực thúc đẩy sự PT của
tất cả các ngành công nghiệp phụ trợ và toàn nền kinh tế. Trong lịch sử, có
nhiều quốc gia đã PT ngành DM cho sự cất cách của mình, như: Nhật Bản,
Đài Loan, Thái Lan v.v. Đối với Việt Nam, việc phát triển DM như một động
lực cho sự cất cánh cũng là một khả năng cần được xem xét.
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh HN, tiếp tục coi HN như động
lực quan trọng cho PT. Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán và đã ký
kết nhiều hiệp định tự do thương mại thế hệ mới. Bên cạnh đó là cuộc cách
mạng công nghệ lần thứ Tư (hay còn được gọi là cuộc cách mạng công nghệ
4.0) đang diễn ra một cách nhanh chóng và đang làm thay đổi cách thức SX,
chế tạo hầu như tất cả mọi loại SP. Bối cảnh mới đó đã đặt ra một số cơ hội
và thách thức cho nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó ngành MM.


1


Để có thúc đẩy sự PT ngành MM, cần phải xác định rõ các cơ hội và thách
thức đó để có thể đề ra chính sách (CS) phát triển ngành MM trong điều
kiện mới của HN và trước những bước PT mạnh của KHCN. Xuất phát từ
nhu cầu trên, học viên chọn đề tài: “Chính sách phát triển ngành may mặc
của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và tiến bộ khoa học công nghệ” làm
luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ngành may mặc là một trong những ngành có đóng góp quan trọng
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, chính vì vậy, việc nghiên
cứu về ngành may mặc nhằm đề xuất những chính sách để thúc đẩy hơn nữa
sự phát triển của ngành này đã được rất nhiều học giả và các nghiên cứu
sinh (NCS), học viên cao học (HVCH) tiến hành nghiên cứu trước đây.
Đáng chú ý trong số đó là các công trình sau:
- Luận án tiến sĩ của NCS. Hoàng Xuân Hiệp với nhan đề “Nâng cao
chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp May Việt Nam”; luận án
tiến sĩ của NCS. Vũ Dương Hòa với nhan đề “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dệt may Việt Nam”; luận án tiến sỹ
với nhan đề “Tác động của chính sách tài chính, tiền tệ đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp dệt may Việt Nam” của NCS. Nguyễn Mạnh Hùng;
Luận án Tiến sĩ của NCS. Phạm Thị Minh Hiền (Học viện Tài chính, 2011)
với nhan đề “Sử dụng công cụ tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của
DN ngành dệt may Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”; đề tài nghiên
cứu khoa học với nhan đề “Cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp May
thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam” của Tác giả Bùi Văn Vần (Học viện Tài
chính)…
Từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, các công

trình nghiên cứu trước đây chỉ đề cập đến từng yếu tố, khía cạnh cụ thể
như: vốn nhân lực, năng lực cạnh tranh và các CS tác động đến ngành DM
2


nói chung và ngành MM nói riêng, đồng thời các nghiên cứu chỉ mới khảo
sát chủ yếu 2011 trở về trước, không đánh giá thực trạng ngành MM Việt
Nam, chưa đề cập đến những thách thức mà ngành MM đang phải đương đầu
hiện nay như: ngành MM Việt Nam tham gia HN ngày càng sâu rộng vào TT
may mặc toàn cầu, sự trỗi dậy của ngành MM từ các nước như Trung Quốc,
Ấn Độ, Campuchia, Bănglađét và trong bối cảnh KHCN phát triển như vũ
bão. Chính vì vậy, việc học viên lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển ngành
may mặc của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và tiến bộ khoa học công
nghệ” làm luận văn thạc sỹ của mình sẽ góp phần cho sự PT ngành MM Việt
Nam một cách toàn diện và tổng thể cho giai đoạn tiếp theo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đíchnghiên cứu
Phân tích, làm rõ thực trạng PT của ngành MM Việt Nam trong giai
đoạn vừa qua và nhận diện những cơ hội, thách thức đặt ra đối với ngành
MM Việt Nam trong bối cảnh HN và tiến bộ KHCN, trên cơ sở đó đề xuất
chính sách PT ngành MM của Việt Nam trong bối cảnh HN và tiến bộ
KHCN.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng ngành MM và những CS tác động đến sự PT
ngành MM trong giai đoạn vừa qua.
- Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của
ngành MM trong điều kiện HN và tiến bộ KHCN.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp để phát triển ngành MM trong bối
cảnh HN và tiến bộ KHCN hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng PT ngành MM Việt
Nam giai đoạn 2010-2014, việc đề xuất CS phát triển ngành MM của Việt
3


Nam trong bối cảnh HN và tiến bộ KHCN là mục tiêu cuối cùng mà luận
văn hướng tới (nghiên cứu, đề xuất chính sách trên cơ sở thực tiễn).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng PT ngành
MM Việt Nam; nhận diện, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của ngành MM trong bối cảnh HN và tiến bộ KHCN để đề xuất
CS phát triển ngành MM Việt Nam trong bối cảnh mới.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu ở trên qui mô
quốc gia Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng PT
ngành MM Việt nam giai đoạn 2010-2014 và đề xuất giải pháp PT ngành
MM Việt Nam trong bối cảnh mới.
4.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Để đánh giá đúng sự phát triển của ngành MM cần dựa trên những tiêu chí
nào và vì sao?
- Thực trạng ngành MM giai đoạn 2010-2014 là như thế nào?
- Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành MM
trong điều kiện HN và tiến bộ KHCN là gì?
- Việt Nam cần dựa trên quan điểm nào và thực hiện những CS gì để PT
ngành MM trong bối cảnh HN và tiến bộ KHCN hiện nay?
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để có thể đánh giá đúng thực trạng ngành MM Việt Nam trong thời
điểm hiện tại, nhận diện được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức, dự báo bối cảnh mới của ngành cũng như đề xuất được giải pháp chính

sách PT ngành MM của Việt Nam trong bối cảnh HN và tiến bộ KHCN,
luận văn sẽ được tiến hành theo trình tự sau:

4


Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Xác định các

Đánh

Nhận diện được

Đề

xuất

tiêu chí đánh

thực trạng

những


chính

sách

giá sự phát

phát

triển

mạnh, điểm yếu,

phát

triển

triển

ngành MM

cơ hội và thách

ngành

MM

Việt

thức của ngành


phù hợp với

MM trong bối

điều kiện và

cảnh mới

bối cảnh mới

ngành

MM

giá

nam

hiện nay

điểm

Trong luận văn, các phương pháp nghiên cứu chính sau sẽ được học
viên sử dụng:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được sử
dụng trong luận văn này bao gồm các nguồn tư liệu đã được công bố chính
thức của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các tài liệu, các nghiên cứu
do các tổ chức trong và ngoài nước công bố; các công trình khoa học có liên
quan do các học giả công bố chính thức. Dữ liệu được thu thập bao gồm: các
thông tin, số liệu thứ cấp về ngành DM nói chung và ngành MM nói riêng,

các báo cáo của các cuộc Tổng điều tra, các báo cáo chuyên đề do Tổng cục
Thống kê công bố.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê để thống kê và mô tả
các chỉ tiêu, tiêu chí để phục vụ đánh giá thực trạng ngành DM nói chung
cũng như ngành MM Việt Nam nói riêng. Các số liệu, chỉ tiêu được thống kê
và mô tả gồm: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, doanh thu, lợi nhuận, KNXNK,
số lượng và chủng loại các yếu tố đầu vào-đầu ra, quan hệ bạn hàng-thị trường
v.v.
- Phương pháp phân tích chính sách: Bằng việc áp dụng các kỹ thuật
của phân tích CS sẽ giúp học viên làm rõ hơn về hiện trạng các CS phát triển
ngành MM Việt Nam. Đây là phương pháp được dùng để rà soát các chủ trương
CS của Đảng, pháp luật của nhà nước về PT ngành MM Việt Nam.
5


- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện luận văn, học
viên đã có một số buổi thảo luận, tọa đàm chuyên môn để xin ý kiến tham
vấn của các chuyên gia có hiểu biết sâu về ngành DM Việt Nam. Thông qua
các buổi tọa đàm, phản biện khoa học cho kết quả của từng nội dung nghiên
cứu, tham vấn riêng lẻ ý kiến của chuyên gia sẽ giúp học viên nhận dạng rõ
hơn các nội dung của đối tượng nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp phân tích SWOT: Sử dụng phương pháp phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nghiên cứu nay sẽ giúp
làm rõ hơn những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các đề xuất CS.
Qua đó cung cấp cơ sở cho việc đề xuất các CS phù hợp để thực hiện thành
công mục tiêu đề ra. Đây là phương pháp sẽ được sử dụng nhiều ở phần đề
xuất các định hướng CS, các giải pháp để thực hiện Chính sách phát triển
ngành MM Việt Nam trong bối cảnh HN và tiến bộ KHCN. Thông qua việc
hệ thống hóa các điểm mạnh, điểm yếu; các cơ hội, thách thức của Việt Nam
trong bối cảnh mới, sẽ cung cấp luận cứ vững chắc cho luận văn để đề xuất

các quan điểm, định hướng chính sách của Đảng và Chính phủ để phát huy
các điểm mạnh, giảm thiểu các điểm yếu; tận dụng các cơ hội, hạn chế các
thách thức.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn sẽ là một công trình nghiên cứu với trọng tâm hệ thống hóa
được các chủ trương của Đảng, CS pháp luật của Nhà nước về PT ngành
DM nói chung và ngành MM nói riêng từ 2010 đến nay. Với các số liệu
thống kê của toàn ngành, sự tổng hợp và phân tích chi tiết sẽ tạo được một
bức tranh tổng thể của ngành MM Việt Nam, sẽ là nguồn tài liệu hữu ích
cho các công trình nghiên cứu có liên quan sau này cũng như là tư liệu cho
việc giảng dạy các ngành như kinh tế học, CS công v.v.

6


Việc áp dụng các kiến nghị được học viên đề xuất hy vọng sẽ góp
phần đưa ngành may mặc PT theo hướng hiệu quả và bền vững trong điều
kiện HN và tiến bộ KHCN.
Thông qua việc thực hiện luận văn của mình, học viên chắc chắn sẽ
tự tăng cường năng lực nghiên cứu của bản thân, làm chủ được một số công
cụ phân tích trong kinh tế học như: phân tích tổng hợp; thống kê; phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) v.v.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được chia thành ba
chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về phát triển ngành may mặc
Chương 2: Đánh giá thực trạng ngành may mặc Việt Nam
Chương 3: Một số chính sách phát triển ngành may mặc Việt Nam
trong điều kiện hội nhập và tiến bộ khoa học công nghệ.


7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Chính sách (CS)1: “là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối,
nhiệm vụ; CS được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh
vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của CS tùy thuộc
tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Công nghiệp dệt (CND)2: “là ngành công nghiệp nhẹ quan trọng của
nền kinh tế quốc dân, sản xuất hàng dệt; gồm nhiều công đoạn SX: kéo sợi,
dệt, dệt kim, tẩy, nhuộm, in hoa; sử dụng nguyên liệu thiên nhiên như sợi
bông, đay, gai, lanh, lông cừu, tơ tằm và nguyên liệu hóa học như vitco,
polieste, pliamit, acrylic, polipropylen, v.v.
Công nghiệp may (CNM)3: “là ngành công nghiệp nhẹ chuyên SX
quần áo, các SP may công nghiệp và tiêu dùng từ các loại vải, vải dệt kim,
da lông thiên nhiên và nhân tạo, các loại nguyên liệu khác. Máy may được
sáng chế vào khoảng nửa sau thế kỉ 18, ban đầu là máy quay tay, sau đó
được cơ giới hóa và tự động hóa. Ngoài máy may công nghiệp, CNM còn sử
dụng nhiều loại máy công nghiệp chuyên dụng khác như máy thêu, máy vắt
sổ, máy đơm cúc, máy thùa khuyết, v.v.
Hội nhập (HN)4: “là sự liên kết các công ty hay các nền kinh tế với
nhau. Sự HN các công ty có 2 phương thức: HN dọc khi các xí nghiệp, công
Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Trung tâm Biên soạn từ điển bách
khoa Việt Nam, Hà Nội 1995
2
Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Trung tâm Biên soạn từ điển bách
khoa Việt Nam, Hà Nội 1995
3

Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Trung tâm Biên soạn từ điển bách
khoa Việt Nam, Hà Nội 1995
4
Từ điển bách khoa Việt Nam, tập II, Trung tâm Biên soạn từ điển bách
khoa Việt Nam, Hà Nội 2002
1

8


ty SX ra các SP ở các công đoạn khác nhau và nối tiếp nhau của một dây
chuyền SX hay của một SP hoàn chỉnh; HN ngang khi SP của các công ty ở
cùng 1 công đoạn SX.
Phát triển 5: “là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi
đang diễn ra trong thế giới. PT là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Mọi
sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến,
mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong.
Tiến bộ khoa học - kỹ thuật (TBKH-KT)6: “là sự phát triển tịnh tiến
của mối quan hệ giữa khoa học và kỹ thuật, biểu hiện trên hai mặt: (1) Sự
tác động thường xuyên của những phát minh và sáng chế khoa học lên trình
độ kỹ thuật và công nghệ; (2) Sự ứng dụng những trang, thiết bị và dụng cụ
mới nhất vào nghiên cứu khoa học.
Dựa vào các khái niệm nêu trên, luận văn thạc sỹ với nhan đề “Chính
sách phát triển ngành may mặc của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và tiến
bộ khoa học công nghệ” sẽ căn cứ vào: (1) đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam từ nay đến 2020, tầm nhìn 2030; (2) thực
trạng ngành MM Việt Nam trong thời điểm hiện tại trong bối cảnh Việt Nam
HN ngày càng sâu, rộng với thế giới và tiến bộ KHCN diễn ra mạnh mẽ để đề
xuất quan điểm, mục tiêu, giải pháp để ngành MM từng bước thay đổi về
lượng tới sự biến đổi về chất – đó là sự PT ngành MM Việt Nam.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngành DM
Theo báo Khoa học7, DM là một trong những hoạt động có từ xưa
nhất của con người. Sau thời kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết
canh tác, loài người đã bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm
Từ điển bách khoa Việt Nam, tập III, Trung tâm Biên soạn từ điển bách
khoa Việt Nam, Hà Nội 2003
6
Từ điển bách khoa Việt Nam, tập IV, Trung tâm Biên soạn từ điển bách
khoa Việt Nam, Hà Nội 2005
7
Web: />5

9


thành nguyên liệu. Tuy các kỹ thuật dệt may đã mau chóng đạt mức độ tinh
vi, có khi thành cả nghệ thuật, nhưng trong suốt 5 ngàn năm, con người vẫn
chỉ dùng các nguyên liệu tự nhiên, lấy từ cây cỏ như các sợi bông, sợi đay
(jute), sợi gai dầu (hemp), sợi lanh, hay từ thực vật như da, sợi len, tơ tằm,
v.v. Đến giữa thế kỷ 18, với cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh với sự ra
đời của các máy dệt cơ khí chạy bằng hơi nước, ngành dệt mới thật sự ra
khỏi sản xuất thủ công để trở thành một ngành công nghiệp.
Tại Việt Nam, theo Nguyễn Việt8, những bằng chứng khảo cổ tìm
được đã cho thấy nghề dệt vải có từ thời đại đá mới, cách ngày nay khoảng
6.000 năm. Nghề dệt vải nguyên thủy thực chất là sự phát triển của các kỹ
năng đan lát bằng mây tre được thay thế bởi những sợi vỏ cây nhỏ mảnh
hơn. Nghề may Việt Nam đã có truyền thống lâu đời, gắn bó với nhân dân
từ nông thôn đến thành thị. Tuy nhiên, đến tận thế kỷ thứ X thì nghề này
mới chính thức được sử sách ghi chép lại. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư9,
Vua Đinh Tiên Hoàng nhân dịp về trấn Sơn Tây kén chọn hiền tài giúp

nước, đến làng Trạch Xá – Tổng Hòa Lâm – Huyện Ứng Hòa, đã cảm mến
và kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Sen, được phong là Tứ Phi Hoàng Hậu
(niên hiệu là Cồ Quốc). Nghề dệt may Việt Nam chính thức trở thành một
ngành công nghiệp từ khi nhà máy dệt Nam Định được thành lập
Ngày nay, ngành MM đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng,
đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo đủ SP cơ bản cho
nhu cầu tiêu dùng trong nước, thu hút nhiều lao động, tạo ra ưu thế cạnh
tranh cho SP xuất khẩu, hàng năm mang về cho nhà nước một lượng ngoại
tệ đáng kể. Do kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân
ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về mặc ấm, mặc đẹp tăng mạnh (cầu
về SP may mặc) trong khi các “cường quốc may mặc” có xu hướng chuyển
8
9

/> />10


ngành công nghiệp này sang các nước đang PT do giá nhân công rẻ, chính vì
vậy việc lấy ngành MM làm động lực cho sự phát triển đất nước trong giai
đoạn hiện nay là rất khả thi.
1.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngành MM
Để có thể đánh giá một cách toàn diện sự phát triển của một ngành
công nghiệp như MM, học viên đã xác định bộ tiêu chí đánh giá gồm: (1) Số
lượng DN ngành MM; (2) Vốn đầu tư vào ngành MM; (3) lực lượng lao
động trong ngành MM; (4) Doanh thu và lợi nhuận của ngành MM; (5) Thị
trường của ngành MM; (6) Trình độ KHCN ngành MM và (7) Sự tham gia
của ngành MM Việt Nam trong chuỗi giá trị MM.
1.4. Vai trò của ngành MM đối với sự PT của một số nước
Ngành công nghiệp DM được hình thành và PT cùng với sự PT ban
đầu của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, trong quá trình công nghiệp hoá, các nước

tư bản như Anh, Italia, Pháp...và hiện nay các nước như Trung Quốc, Thái
Lan, Ấn Độ... ngành DM đều có vị trí quan trọng trong quá trình công
nghiệp hoá của họ.

11


Chương 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH MM VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành DM Việt Nam
Ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới, ngành DM đã được
ưu tiên PT để đến hiện nay đã trở thành ngành kinh tế chủ chốt, thu hút một
lượng lớn lực lượng lao động trong xã hội, là ngành có KNXK đứng thứ hai
của nền kinh tế Việt Nam. Ngành DM vừa góp phần tăng tích lũy vốn cho
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, vừa tạo cơ
hội cho Việt Nam HN kinh tế với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, hiện nay
SP may xuất khẩu của Việt nam có đến gần 70% được xuất theo hình thức
gia công và 30% theo hình thức bán gia công.
2.2. Đánh giá các chính sách phát triển ngành MM
2.2.1. Các chính sách phát triển ngành MM
Ngoài khung khổ pháp lý chung cho sự hoạt động của tất cả các
ngành kinh tế như: Hiến pháp; các bộ luật như: Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Chiến
lược phát triển KTXH, Chiến lược tăng trưởng xanh v.v, ngành MM còn
được phát triển trong một khung khổ pháp lý đặc thù, đó là: “Chiến lược
phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng
đến năm 2020”, “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, “Chương trình đào tạo nguồn
nhân lực ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”
và một số CS đặc biệt khác.

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm
2015, định hướng đến năm 2020 đã tạo dựng một định hướng phát triển toàn
diện và bền vững cho ngành DM nói chung và ngành MM Việt Nam nói
riêng. Với quan điểm PT ngành MM theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại
hóa đã tạo đà cho sự nhảy vọt về chất và lượng SP ngành MM trong giai
12


đoạn 2010-2014, tạo điều kiện cho ngành DM Việt Nam tăng trưởng nhanh,
ổn định, bền vững và hiệu quả v.v.
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 là chính sách cụ thể hóa Chiến lược phát triển
ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm
2020.
Đề án tái cơ cấu Vinatex giai đoạn 2013 – 2015 với mục tiêu nhằm
bảo đảm Vinatex tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính. Trên cơ
sở đó hình thành chuỗi cung ứng sợi - dệt - nhuộm - may; nâng cao giá trị
gia tăng trong sản phẩm DM, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh
tranh của Vinatex, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH.
Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt Nam đến
năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định mục tiêu: (1) Xây dựng được
đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành có chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập
và (2) Đảm bảo 70% lực lượng lao động dệt may được qua đào tạo chính
qui, trong đó 20% lao động kỹ thuật có trình độ theo hướng chuyên môn
hóa, có kỹ năng nghề thuần thục, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các
doanh nghiệp dệt may.
2.2.2. Các chính sách vĩ mô tác động tới ngành MM
Chính sách thuế
Trước khi gia nhập WTO, thuế nhập khẩu hàng MM vào Việt Nam là
50%, thuế nhập khẩu vải là 40%, thuế nhập khẩu sợi là 20% thì khi vào

WTO, tất cả phải giảm xuống 2/3. Với việc Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của TPP, ngành MM của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế
dù sử dụng một số nguyên phụ liệu được sản xuất từ các quốc gia ngoài
TPP. MM được đánh giá là ngành được hưởng lợi nhiều từ Hiệp định này
khi mà các nước thành viên TPP đang chiếm tới 65% kim ngạch xuất khẩu
MM của Việt Nam.
13


Thuế GTGT là thuế gián thu, đối tượng nộp thuế GTGT là người
cung ứng hàng hoá, dịch vụ, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy, thuế giá trị gia tăng không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các
DN nói chung cũng như DN dệt may nói riêng mà ảnh hưởng gián tiếp đến
DT và lợi nhuận DN do thuế đánh vào hàng hóa sẽ làm tăng giá trị hàng hóa.
Chính sách tỷ giá hối đoái
Ngành dệt may có giá trị xuất nhập khẩu hàng năm cao, do đó CS tỷ
giá hối đoái có tác động rất lớn đến tài chính của các DN trong ngành. Từ
đầu năm 2015, NHNN đã đưa ra cam kết về CS điều chỉnh tỷ giá không quá
2%. Thời gian gần đây, tỷ giá Việt Nam chịu nhiều sức ép trước các biến
động như: đồng Nhân dân tệ phá giá liên tục ở mức kỷ lục, nhập siêu tái
diễn, KNXNK phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, DN Việt thiếu tính cạnh
tranh. Do vậy, Việt Nam cần có kế hoạch chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi
có quản lý. Nghĩa là, NHNN không tuyên bố trước tỷ giá trung tâm và tỷ giá
hằng ngày được xác lập bởi cung cầu ngoại tệ trên TT.
2.3. Thực trạng ngành may mặc Việt Nam
Để có thể đánh giá chính xác thực trạng quá trình PT ngành MM Việt
Nam, học viên sẽ lần lượt phân tích, đánh giá theo các tiêu chí đã được xác
định tại phần 1.3.
2.3.1. Sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệp ngành MM
Trong giai đoạn 2010 – 2014, cùng với sự tăng trưởng xuất khẩu

nhanh của ngành MM, số lượng các DN may cũng tăng lên nhanh chóng, từ
4.028 doanh nghiệp năm 2010 lên tới 5.760 doanh nghiệp năm 2014. Điều
này chứng tỏ rằng ngành MM là ngành hứa hẹn có thể tạo ra lợi nhuận cao
hơn mức bình quân của nền kinh tế nên vẫn có nhiều DN may mới được
thành lập hàng năm.

14


2.3.2. Vốn đầu tư
Năm 2010, vốn đầu tư cho toàn ngành DM là 199.244 tỷ đồng, Đến
năm 2014, vốn đầu tư cho toàn ngành DM tăng lên tới 369.317 tỷ đồng.
Trước sức ép ca ̣nh tranh ngày càng gay gắ t, các doanh nghiê ̣p DM đã phải
đầ u tư để tiế n hành các hoa ̣t đô ̣ng đổ i mới công nghê ̣. Ngành may có tố c đô ̣
đầ u tư đổ i mới khá nhanh, máy chấ t lươ ̣ng cao, tự đô ̣ng hóa vào SX.
2.3.3. Lực lượng lao động
Tổng số lao động trong ngành công nghiệp DM (không tính lao động
ở các công đoạn phụ trợ như sản xuất nguyên liệu bông, phân phối, bán
lẻ…) năm 2010 là 1.048.890 người, trong đó tổng số lao động trong riêng
ngành MM là 860.928 người. Đến năm 2014, tổng số lao động trong ngành
MM đã tăng lên 1.249.671 người
Theo đánh giá của nhiề u chuyên gia, ngành DM Viê ̣t Nam vẫn đang
có lơ ̣i thế về lao đô ̣ng cả về trình đô ̣ ho ̣c vấ n, khả năng tiế p thu KHCN và
trình đô ̣ ngày càng đươ ̣c nâng cao.
2.3.4. Doanh thu, lợi nhuận
Trong giai đoạn 2010-2014, DT ngành DM tăng đều đặn qua các
năm. Mặc dù doanh thu của ngành DM nói chung và ngành MM nói riêng
tăng đều đặn, song lợi nhuận trước thuế của ngành tăng, giảm thất thường
qua các năm. Trong giai đoạn 2010-2014, tốc độ tăng trưởng LN của ngành
MM không ổn định theo thời gian và có sự chênh lệch lớn trong các thành

phần kinh tế khác nhau.
2.3.5 . Thị trường
Thi ̣ trường thế giới
Xuấ t khẩ u sản phẩm DM liên tu ̣c đươ ̣c mở rô ̣ng, tính bình quân cả
giai đoa ̣n, giá tri ̣ KNXK ngành hàng năm tăng khoảng 20%. Xuấ t khẩ u DM
của Viê ̣t Nam hiê ̣n nay đi 54 TT trên toàn thế giới và đứng trong top 5
những nước xuấ t khẩ u lớn nhấ t thế giới, xuấ t khẩ u lớn thứ 2 ta ̣i TT Hoa kỳ,
15


thứ 3 ta ̣i TT Nhâ ̣t Bản, thứ 9 ta ̣i thi ̣ trường EU. Các DN dệt may gia công
hàng xuất khẩu MM thường áp dụng 4 phương thức xuất khẩu chính là
CMT, FOB, ODM và OBM.
Thi ̣ trường nội đi ̣a
Trong những năm gầ n đây TT sản phẩ m DM nô ̣i điạ ngày càng trở
nên quyế t liê ̣t do có sự ca ̣nh tranh với hàng nhâ ̣p từ Trung Quố c với giá rẻ
phù hợp sức mua của đa ̣i bô ̣ phâ ̣n người dân, là bài toán khó giải cho ngành dê ̣t
muố n chiế m liñ h thi phầ
̣ n ta ̣i TT Viê ̣t Nam.
Mă ̣c dù vâ ̣y, ngành DM Viê ̣t Nam cũng đã và đang nhâ ̣n thấ y tầ m
quan tro ̣ng và tiề m năng to lớn của TT dê ̣t may nô ̣i điạ với gần 100 triê ̣u
dân. Các biê ̣n pháp khai thác qua con đường tiế p thi,̣ quảng cáo, triể n lãm đã
đươ ̣c nhiề u công ty DM thực hiê ̣n có hiê ̣u quả.
Vinatex cũng đã triển khai và xây dựng được một thống kênh bán lẻ
Vinatexmart, là chuỗi siêu thị tổng hợp trong đó ngành hàng DM là ngành
hàng chủ lực. Vinatexmart phấn đấu trở thành lực lượng hỗ trợ chủ lực cho
cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, là đơn vị
phục vụ tận tụy cho người tiêu dùng trong nước và là nhịp cầu giúp các
doanh nghiệp DM Việt Nam ngày càng tiếp cận nhiều hơn với TT.
2.3.6. Trình độ khoa học công nghệ

Về trình đô ̣ khoa học công nghê ̣ của ngành MM hiê ̣n nay đươ ̣c đánh
giá là khá tiên tiế n và có thể ca ̣nh tranh đươ ̣c với mô ̣t số nước trong khu
vực. Trong những năm gầ n đây, các DN dê ̣t may đã đầ u tư, tiế n hành các
hoa ̣t đô ̣ng đổ i mới công nghê ̣. Trình độ công nghệ trong ngành MM có thể
phân làm các nhóm sau: Nhóm 1: Trình độ tiên tiến. Nhóm 2: Trình độ trung
bình khá. Nhóm 3: Trình độ thấp và trung bình. Dựa theo trình độ công nghệ
nêu trên, ngành MM được phân loại như sau: Vinatex có 126 xưởng may
với 78.000 thiết bị may cắt và hoàn tất các loại, trong đó các xưởng nhóm 1
chiếm 20%, xưởng nhóm 2 chiếm 70% và xưởng nhóm 3 chiếm 10%; Khu
16


vực tư nhân: Có khoảng 850 xưởng may với khoảng 350.000 thiết bị và
trình độ công nghệ đa số thuộc nhóm 2 và 3; Khu vực đầu tư nước ngoài có
gần 400 xưởng may với trên 400.000 thiết bị có trình độ công nghệ hầu hết
thuộc nhóm 1 và nhóm 2, dây chuyền sử dụng hầu hết là thiết bị chuyên
dùng có trình độ tự động hoá cao và áp dụng phổ biến các phần mềm quản
lý và thiết kế kỹ thuật.
2.3.7. Sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Chuỗi giá trị MM toàn cầu được chia làm 5 phân khúc chính: (1)
Thiết kế; (2) Sản xuất phụ liệu; (3) SX thành phẩm; (4) Xuất khẩu và (5)
Phân phối/bán lẻ. Thiết kế là khâu có tỷ suất LN cao trong chuỗi giá trị.
May là khâu thâm dụng lao động nhất nhưng lại có tỉ suất LN thấp nhất.
Ngoài khâu thiết kế, khâu phân phối và bán lẻ là khâu mang lại GTGT lớn
do các nhà buôn lớn kiểm soát. Các nhà phân phối thường chính là nhà thiết
kế, vì họ là người hiểu rõ nhất nhu cầu và điều kiện để thoả mãn thị hiếu của
khách hàng.
Từ việc phân tích chuỗi giá trị toàn cầu ngành MM cho thấy Việt
Nam có nhiều cách để nâng cao hiệu quả của ngành MM: Thứ nhất, tích cực
đầu tư để làm chủ khâu thiết kế thời trang, bằng cách cần tập trung đào tạo

đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp cho lĩnh vực thời trang. Khi mẫu thiết kế
thời trang của Việt Nam được TTTG chấp nhận thì sẽ tăng được giá trị của
khâu này trong chuỗi giá trị xuất khẩu DM thuộc chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ
hai, các DN may cần tích cực và chủ động vươn lên, xâm nhập vào mạng
lưới phân phối toàn cầu để bán được SP cho các nhà buôn, thậm chí có thể
bán đến tận tay người tiêu dùng trên các TT lớn. Thứ ba, PT sản xuất
nguyên phụ liệu - nhu cầu sử dụng nguyên phụ liệu cho ngành MM là rất
lớn và việc chủ động nguồn nguyên phụ liệu trong nước là mong muốn của
hầu hết các DN nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm MM xuất khẩu.

17


2.4. Những thành tựu, ha ̣n chế của ngành MM Việt Nam
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được
Ngành công nghiê ̣p DM là mô ̣t trong những ngành công nghiê ̣p
đầ u tiên của nước ta. Trải qua 125 năm của ngành công nghiê ̣p DM nói
chung và đă ̣c biê ̣t là trong vòng thời gian 10 năm qua nói riêng đã khẳ ng
đinh
̣ sự tồ n ta ̣i, phát triể n của mô ̣t ngành công nghiê ̣p quan tro ̣ng trong nề n
kinh tế quố c dân, KNXK hàng MM luôn đứng nhấ t - nhì cả nước. Với viê ̣c
chiế m hơn 16% KNXK của cả nước, đảm bảo viê ̣c làm cho trên 2 triê ̣u lao
đô ̣ng, trong đó 1,1 triê ̣u lao đô ̣ng công nghiê ̣p, đưa Viê ̣t Nam trở thành nước
xuấ t khẩ u MM nằ m trong tóp 5 thế giới, ngành MM đã có vai trò quan tro ̣ng
trong sự phát triể n KTXH của đấ t nước. Trong đinh
̣ hướng phát triể n KTXH
của nước ta đế n năm 2020, ngành MM tiế p tu ̣c là ngành sản xuấ t, xuấ t khẩ u
chủ chố t của nề n kinh tế , giữ vi ̣ trí quan tro ̣ng trong viê ̣c góp phầ n chuyể n
dich
̣ cơ cấ u kinh tế , đảm bảo an sinh xã hô ̣i.

2.4.2. Haṇ chế
Sản xuấ t trong nước vẫn bi ̣ phu ̣ thuô ̣c quá nhiề u vào nguồ n nguyên
liê ̣u nhâ ̣p khẩ u. Tỷ lê ̣ nô ̣i điạ hóa của toàn ngành DM trong nước mới đa ̣t
trung bình 46%, trong đó tỷ lê ̣ nguyên phu ̣ liê ̣u nhâ ̣p khẩ u tới xấ p xỉ 60%;
Nguyên liê ̣u sản xuấ t trong nước chưa đáp ứng nhu cầ u may xuấ t khẩ u về cả
số lươ ̣ng, chấ t lươṇ g, chủng loa ̣i và kích cỡ; Công nghê ̣, thiế t bi,̣ máy móc
ngành dê ̣t thiế u đồ ng bô ̣, chưa hiê ̣n đa ̣i, thiế u vố n đầ u tư nên năng lực sản
xuấ t của ngành dê ̣t chưa đáp ứng đươ ̣c nhu cầ u cho ngành may xuấ t khẩ u,
dẫn đế n tình tra ̣ng ngành MM phải gia công, do đó giá tri ̣ gia tăng và hiê ̣u
quả kinh tế đa ̣t thấ p; Hiện nay SP may xuấ t khẩ u của Viê ̣t Nam vẫn có tới
70% đươ ̣c xuấ t theo hình thức gia công nên đem la ̣i giá tri ̣ gia tăng thấ p và
khiế n các nhà sản xuấ t trở nên thu ̣ đô ̣ng trong sản xuấ t kinh doanh;
Nguyên nhân của các ha ̣n chế của ngành MM được xác định là
(1)Nguồn nguyên liệu và phụ kiện cho ngành may chủ yếu là nhập khẩu dẫn
18


đến việc ngành chưa chủ đô ̣ng được về nguyên liê ̣u; (2)Công nghê ̣ hỗ trợ cho
ngành MM còn yếu, khả năng tiế p thi,̣ quản lý sản xuấ t, nghiên cứu phát triể n,
đào ta ̣o nhân lực còn yế u dấn đến chấ t lượng nguồ n nhân lực chưa cao.
2.4.3. Đánh giá chung
Dựa vào kết quả đánh giá 7 tiêu chí PT ngành MM Việt Nam trong
giai đoạn 2010-2014 có thể nhận xét một cách khái quát như sau: ngành
MM Việt Nam chỉ mới biểu hiện rõ sự tăng trưởng SX và mở rộng TT (thay
đổi về số lượng) chứ chưa thể hiện đúng bản chất của sự phát triển (thay đổi
cả về chất lượng như: thay đổi công nghệ SX, tăng năng suất lao động, tham
gia vào các khâu mang lại GTGT cao trong chuỗi giá trị sản phẩm MM toàn
cầu v.v.). Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành MM giảm
trong thời kỳ khảo sát và ngành MM đang dần chuyển sang giai đoạn thâm
dụng vốn.


19


Chương 3
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP VÀ TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
3.1. Bối cảnh HN tác động tới sự PT của ngành MM Việt Nam
HN quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan, là động lực phát triển
của lực lượng sản xuất. Quá trình HN quốc tế hiện nay là quá trình vừa hợp
tác, vừa cạnh tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới, đảm bảo
phân bổ các nguồn lực của sản xuất hợp lý hơn. Bên cạnh xu thế HN, xu
hướng phát triển ngành DM trên thế giới cũng như những quy định mới về
thương mại SP may mặc cũng sẽ có những tác động đa chiều tới ngành MM
Việt Nam. Với việc xóa bỏ chế độ hạn ngạch bởi WTO dẫn tới sự chuyển
dịch quy trình gia công SP may mặc được chuyển sang các nước đang phát
triển có chi phí nhân công thấp ở khu vực Châu Á như Trung Quốc, Ấn độ,
Bangladesh, Sri Lanka, Campuchia và Việt Nam.
3.2. Tiến bộ KHCN tác động đến ngành MM Việt Nam
Thời đại ngày nay, KHCN tiến nhanh như vũ bão. Tiến bộ của
KHCN đã làm thay đổi phương thức SX nhiều loại SP vật chất trong mọi
nền kinh tế. Nhiều loại vật liệu, năng lượng mới đang dần thay thế các vật
liệu, năng lượng truyền thống v.v. Nổi bật trong sự tiến bộ KHCN ngày nay
là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) với sự phát
triển đột phá trong chế tạo và sử dụng trí tuệ nhân tạo, người máy, tự động
hóa, số hóa, in 3D v.v đang làm thay đổi nhiều dây chuyền công nghệ sản
xuất hiện tại. Những tiến bộ vượt bậc trong quá trình tự động hóa và số hóa
đã và đang giúp giảm mạnh chi phí chế tạo và vận hành người máy, do vậy
làm tăng khả năng công nghiệp chế tạo quay trở lại các nước phát triển để
gần hơn với thị trường tiêu thụ lớn và các trung tâm R&D ở các nước này.


20


3.3. Phân tích SWOT của ngành MM trong bối cảnh mới
Từ việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
của ngành MM Việt Nam trong bối cảnh mới, có thể dự báo những thuận lợi
và khó khăn cho sự phát triển của ngành MM Việt nam như sau: Thuận lợi:
môi trường chính trị, xã hội thuận lợi cho sự phát triển; lực lượng sản xuất
ngành MM có khả năng đáp ứng về cơ bản các mục tiêu phát triển của
ngành; TT trong nước đủ lớn, TTTG ngày càng mở rộng; FDI vào ngành
ngày càng tăng cao; Chính phủ có nhiều CS ưu tiên phát triển ông nghiệp hỗ
trợ. Khó khăn: lợi thế về chi phí lao động giảm dần, thương hiệu của các DN
còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm thỏa đáng, công nghiệp phụ
trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời;
tính cạnh tranh trên TT trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt; cách
mạng 4.0 có nhiều tác động đa chiều.
3.4. Đề xuất chính sách PT ngành MM Việt Nam trong bối cảnh mới
Như các phần trên đã trình bày, ngành MM Việt Nam được hoạt
động và PT trong một khung khổ chính sách pháp luật tương đối đầy đủ và
hoàn thiện. Các quan điểm PT ngành, các định hướng lớn cho sự phát triển
của ngành MM đã được thể hiện trong Chiến lược và các Quy hoạch tổng
thể, Quy hoạch và phân bố chi tiết phát triển ngành DM, đồng thời các chính
sách cụ thể để PT ngành cũng như các giải pháp để thực hiện các CS đó đã
được ban hành và đang được thực hiện. Chính vì vậy, bản luận văn này
không có tham vọng đề xuất các chiến lược, quy hoạch mới cho sự PT
ngành MM Việt Nam. Bản luận văn chỉ có mong muốn nhỏ bé là đề xuất bổ
sung thêm cho quan điểm PT ngành MM Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất
một số CS cụ thể nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển nhanh và
bền vững cho ngành MM Việt Nam trong thời gian tới.


21


3.4.1. Quan điểm phát triển ngành MM Việt Nam
Phát triển ngành MM theo hướng công nghiệp hiện đại, hiệu quả và
bền vững, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển cả nền kinh tế quốc dân,
tạo đà cho sự cất cánh của đất nước. Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho sự phát
triển, lấy thị trường trong nước và các ngành công nghiệp phụ trợ làm bệ đỡ
cho sự phát triển, lấy đối thủ cạnh tranh làm xúc tác cho sự phát triển. Phấn
đấu trở thành “Cường quốc may mặc” số một trên bản đồ may mặc thế giới
vào năm 2030.
3.4.2. Mục tiêu phát triển ngành MM Việt Nam
Mục tiêu tổng quát
PT ngành MM trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng
điểm, dẫn đầu nền kinh tế quốc dân về DT và KNXK; đáp ứng ngày càng
cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo việc làm cho khoảng 10% lực lượng
lao động cả nước; dành lợi thế tuyệt đối về khả năng cạnh tranh trong lĩnh
vực may mặc toàn cầu, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế thế giới.
3.4.3. Các chính sách phát triển ngành MM Việt Nam
Chính sách tăng cường sức mạnh doanh nghiệp MM
Chính sách đầu tư cho ngành MM và phát triển công nghiệp phụ trợ
cho ngành MM
Chính sách đào tạo đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên MM Việt Nam
chuyên nghiệp, chuyên tâm và tạo thêm việc làm cho người LĐ
Chính sách đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ
CS thúc đẩy xuất khẩu và thống lĩnh TT sản phẩm MM thế giới
CS tham gia đều vào tất cả các khâu trong chuỗi giá trị MM toàn
cầu, đảm bảo doanh thu từ mỗi khâu đạt 20% vào năm 2030.


22


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Trên thế giới, ngành công nghiệp DM nói chung và ngành MM nói
riêng được hình thành và đi lên cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Trong quá trình công nghiệp hoá ở các nước tư bản như Anh, Italia, Pháp,
Mỹ, Nhật Bản trước đây cũng như các nước Trung Quốc, Thái Lan, Ấn
Độ... thời gian vừa qua, ngành DM đều có vị trí quan trọng trong quá trình
công nghiệp hoá của họ.
2. Ngành DM Việt Nam là một ngành công nghiệp có vai trò quan
trọng trong tăng trưởng và xuất khẩu trong thời gian qua. Sản phẩm MM
Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị
KNXK, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Những thành công của ngành MM đã đánh dấu
bước khởi đầu tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển kinh
tế ở Việt Nam.
3. Trong giai đoạn 2010-2014, dựa trên kết quả đánh giá 7 tiêu chí
PT ngành MM Việt Nam có thể thấy ngành MM Việt Nam chỉ mới biểu
hiện rõ sự tăng trưởng SX và mở rộng TT chứ chưa thể hiện đúng bản chất
của sự phát triển. Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành MM
giảm trong thời kỳ khảo sát và ngành MM đang dần chuyển sang giai đoạn
thâm dụng vốn.
4. Từ việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức của ngành MM Việt Nam trong bối cảnh mới cho thấy những thuận lợi
và khó khăn cho sự phát triển của ngành MM Việt nam như sau: Thuận lợi môi trường chính trị, xã hội thuận lợi cho sự phát triển; lực lượng sản xuất
ngành MM có khả năng đáp ứng về cơ bản các mục tiêu phát triển của
ngành; TT trong nước đủ lớn, TTTG ngày càng mở rộng; FDI vào ngành
ngày càng tăng cao; Chính phủ có nhiều CS ưu tiên phát triển ông nghiệp hỗ

23


×