Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Quan hệ xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân tại bệnh viện công hiện nay (nghiên cứu trường hợp một bệnh viện công hà nội) (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.92 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------

ĐẶNG KIM KHÁNH LY

QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG VIỆC TIẾP CẬN
DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI DÂN
TẠI BỆNH VIỆN CÔNG HIỆN NAY
(Nghiên cứu trƣờng hợp một bệnh viện công Hà Nội)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------

ĐẶNG KIM KHÁNH LY

QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG VIỆC TIẾP CẬN
DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI DÂN
TẠI BỆNH VIỆN CÔNG HIỆN NAY
(Nghiên cứu trƣờng hợp một bệnh viện công Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62313001


LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Chủ tịch Hội đồng

GS.TS Nguyễn Đình Tấn

Đại diện giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa và GS.TS Trịnh Duy Luân. Các số liệu khảo
sát xã hội học và dữ liệu định tính là trung thực. Các số liệu và tài liệu khác được
trích dẫn nguồn tham khảo rõ ràng.
Tác giả

Đặng Kim Khánh Ly

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới tập thể giáo viên
hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa và GS.TS Trịnh Duy Luân – những người
đã kiên nhẫn hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và động viên tôi rất nhiều trong quá trình
thực hiện luận án. Sự hiểu biết khoa học sâu sắc cũng như kinh nghiệm của thầy, cô

chính là điểm tựa giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, bộ phận Sau đại học phòng Đào
tạo trường ĐHKHXH&NV, Ban Chủ nhiệm Khoa Xã hội học và Bộ môn Công tác
xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Lời cảm ơn đặc biệt xin được gửi tới Ban giám đốc Bệnh viện cũng như các
y bác sỹ, nhân viên bệnh viện nơi tôi tiến hành khảo sát đã cung cấp tài liệu cũng
như tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu của mình một cách thuận lợi.
Xin chân thành cảm ơn các bệnh nhân và gia đình bệnh nhân tại bệnh viện
nơi tôi khảo sát đã nhiệt tình hợp tác và cung cấp các thông tin hữu ích cho nghiên
cứu của tôi.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân tới các thầy cô, đồng nghiệp trong và ngoài khoa
Xã hội học đã quan tâm, giúp đỡ, động viên, hỗ trợ tôi thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình và bạn bè tôi – những
người đã luôn sát cánh hỗ trợ, động viên cũng như truyền nhiệt huyết và tạo động
lực cho tôi hoàn thành luận án.
Tác giả

Đặng Kim Khánh Ly

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. xii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1

2. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ......................................................4
5. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................5
6. Giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................................5
7. Khung phân tích ...................................................................................................6
8. Đóng góp của luận án ..........................................................................................6
9. Kết cấu của luận án ..............................................................................................7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................8
1.1. Những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ chăm
sóc sức khỏe của ngƣời dân ...................................................................................8
1.2. Những nghiên cứu liên quan đến quan hệ xã hội với sức khỏe và hành vi
chăm sóc sức khỏe ................................................................................................14
1.3. Những nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội trong bệnh viện với chăm
sóc sức khỏe ..........................................................................................................19
1.3.1. Những nghiên cứu về các quan hệ xã hội trong bệnh viện ......................19
1.3.2. Những nghiên cứu về quan hệ xã hội trong chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện .23
1.3.3. Sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại
bệnh viện ............................................................................................................27
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........34
2.1. Các khái niệm công cụ ..................................................................................34
2.1.1. Khái niệm Sức khoẻ .................................................................................34
2.1.2. Khái niệm Chăm sóc sức khỏe .................................................................34
2.1.3. Khái niệm Bệnh viện ................................................................................35
2.1.4. Khái niệm Quan hệ xã hội và Quan hệ xã hội trong bệnh viện ...............36

iii


2.1.5. Khái niệm chất lượng ...............................................................................38

2.1.6. Khái niệm dịch vụ ....................................................................................38
2.1.7. Khái niệm dịch vụ y tế .............................................................................38
2.1.8. Khái niệm chất lượng dịch vụ y tế theo chức năng ..................................39
2.1.9. Khái niệm Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ......................................39
2.2. Các lý thuyết xã hội học trong tiếp cận vấn đề nghiên cứu ......................40
2.2.1. Lý thuyết tương tác biểu trưng .................................................................40
2.2.2. Lý thuyết trao đổi xã hội ..........................................................................43
2.2.3. Lý thuyết cấu trúc vai của Talcott Parson ................................................51
2.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................55
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................57
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................57
2.4.2. Phương pháp phân tích tài liệu .................................................................57
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.....................................................................58
2.4.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi ...................................................58
CHƢƠNG 3. NHỮNG QUAN HỆ XÃ HỘI CƠ BẢN GIỮA NHÓM CUNG
CẤP VỚI NHÓM SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI
BỆNH VIỆN CÔNG ...............................................................................................61
3.1. Quan hệ chuyên môn (chức năng) ...............................................................61
3.1.1. Hiểu biết của người bệnh về quy trình khám chữa bệnh ..........................62
3.1.2. Quy trình khám chữa bệnh của bác sỹ, điều dưỡng tại bệnh viện ...........67
3.1.3. Sự hợp tác của người bệnh với bác sỹ, điều dưỡng .................................72
3.2. Quan hệ tƣơng tác (giao tiếp) ......................................................................79
3.2.1. Sự thăm hỏi của bác sỹ, điều dưỡng với người bệnh ...............................80
3.2.2. Tâm thế của người bệnh khi giao tiếp với bác sỹ, điều dưỡng ................83
3.2.3. Ứng xử của bác sỹ, điều dưỡng với người bệnh ......................................87
3.3. Quan hệ giá trị (trao đổi, có đi có lại) .........................................................90
3.3.1. Giá trị tinh thần (phi vật chất) ..................................................................91
3.3.2. Giá trị kinh tế (vật chất) ...........................................................................98
3.4. Quan hệ thân quen......................................................................................107
3.4.1. Nhận diện quan hệ thân quen của người dân khi tiếp cận dịch vụ CSSK

tại bệnh viện .....................................................................................................108
3.4.2. Các giai đoạn người bệnh thường sử dụng mối quan hệ thân quen .......119

iv


3.5. So sánh, đánh giá đặc điểm quan hệ xã hội từ góc nhìn của ngƣời cung
cấp và ngƣời sử dụng dịch vụ ...........................................................................121
CHƢƠNG 4. QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÕNG CỦA
NGƢỜI DÂN KHI TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI
BỆNH VIỆN CÔNG .............................................................................................126
4.1. Quan hệ xã hội với mức độ hài lòng về tiếp cận ban đầu các dịch vụ khám
chữa bệnh ............................................................................................................127
4.1.1 Mức độ hài lòng của người bệnh về tiếp cận ban đầu với các dịch vụ
khám chữa bệnh ...............................................................................................127
4.1.2. Sự liên hệ giữa quan hệ xã hội với sự hài lòng về tiếp cận ban đầu các
dịch vụ KCB .....................................................................................................134
4.2. Quan hệ xã hội với sự hài lòng về trình độ chuyên môn và thái độ chăm
sóc y tế của bác sỹ và điều dƣỡng .....................................................................141
4.2.1. Mức độ hài lòng của người bệnh về trình độ chuyên môn và thái độ
chăm sóc y tế ...................................................................................................141
4.2.2. Sự liên hệ của quan hệ xã hội với trình độ chuyên môn và thái độ chăm
sóc của BS, ĐD ................................................................................................147
4.3. Quan hệ xã hội với sự hài lòng về chi phí KCB và tiếp cận cơ sở vật chất
của bệnh viện ......................................................................................................162
4.3.1. Mức độ hài lòng của người bệnh về chi phí KCB và tiếp cận cơ sở vật
chất của bệnh viện ............................................................................................162
4.3.2. Sự liên hệ giữa mối quan hệ xã hội với sự hài lòng về chi phí khám
chữa bệnh và cơ sở vật chất của bệnh viện .....................................................168
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................179

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................184
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................185
PHỤ LỤC ...............................................................................................................197

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu mẫu dự kiến trước khi khảo sát ....................................................59
Bảng 2.2. Phân bố cơ cấu mẫu sau khi khảo sát .......................................................59
Bảng 3.1. BS/ĐD đánh giá về mức độ hiểu biết về qui trình KCB của BN/NN trong
bệnh viện ...................................................................................................................63
Bảng 3.2. Nguyên nhân BN/NN không hiểu rõ nội dung các hướng dẫn của BS, ĐD ...66
Bảng 3.3. Nguyên nhân BN/NN không hiểu nội dung hướng dẫn của y bác sỹ, theo
địa bàn cư trú .............................................................................................................66
Bảng 3.4. BS/ĐD đánh giá về việc thực hiện quy trình khám chữa bệnh của BS/ĐD
tại bệnh viện ..............................................................................................................67
Bảng 3.5. Bác sỹ đánh giá về thực hiện quy trình KCB theo vị trí công tác ............69
Bảng 3.6. Ý kiến của BS, ĐD về quy định y đức và mức độ đề cập y đức trong các
cuộc họp của bệnh viện .............................................................................................70
Bảng 3.7. BS/ĐD đánh giá về việc thực hiện y đức của BS/ĐD trong bệnh viện ....71
Bảng 3.8. Các biến tấu trong mối quan hệ điều dưỡng - bệnh nhân .........................76
Bảng 3.9. BN/NNBN đánh giá mức độ bác sỹ thăm hỏi bệnh nhân ngoài tình trạng
bệnh tật ......................................................................................................................81
Bảng 3.10. BS, ĐD đánh giá mức độ BS/ ĐD hỏi thăm BN, NNBN .......................81
Bảng 3.11. Đánh giá về các ứng xử của của BS/ĐDV trong quá trình khám chữa bệnh
(thang 5 điểm) .....................................................................................................................87
Bảng 3.12. BN/ NN đánh giá các tiêu chí hài lòng khi KCB theo thứ tự ưu tiên (%)...... 91
Bảng 3.13. Các hình thức của chi phí không chính thức theo ý kiến của BN và NN ...... 99

Bảng 3.14. Hình thức chi trả chi phí không chính thức, phân theo mối quan hệ
thân quen ........................................................................................................ 100
Bảng 3.15. BN/NN đánh giá về thái độ của người nhận các khoản chi phí không
chính thức ................................................................................................................102
Bảng 3.16. Bệnh nhân người nhà thể hiện sự “cảm ơn, bồi dưỡng” BS, ĐD, theo
mức sống của BS, ĐD .............................................................................................105
Bảng 3.17. Tỷ lệ bệnh nhân có người quen khác có thể giới thiệu/ nhờ gửitới bác sỹ
khám/ điều trị ..........................................................................................................109
vi


Bảng 3.18. Quan điểm của BS, ĐD về gửi BN quen biết, theo vị trí công tác .......111
Bảng 3.19. BS/ ĐD nhận định về sự ảnh hưởng của hiện tượng gửi bệnh nhân
quen biết..................................................................................................................114
Bảng 3.20. Nhận định của BS, ĐD và BN, NN về các giai đoạn người bệnh thường
sử dụng mối quan hệ quen biết trong KCB (%) ......................................................119
Bảng 3.21. So sánh những nhận định và đánh giá từ phía BN/NNBN và từ phía BS,
ĐD (những nhận định có tỷ lệ đồng tình cao nhất và thấp nhất) ...........................121
Bảng 4.1. Mức độ hiểu biết của bệnh nhân, phân theo nhóm bệnh nhân (%) ........128
Bảng 4.2. Nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp của bệnh nhân, phân theo
nhóm bệnh nhân (%) ...............................................................................................129
Bảng 4.3. Mức độ hài lòng của bệnh nhân với thủ tục giấy tờ, bộ phận đón tiếp theo
khu vực cư trú (%) ..................................................................................................130
Bảng 4.4. Mức độ hài lòng về thời gian làm thủ tục KCB, phân theo thẻ bảo
hiểm y tế .................................................................................................................132
Bảng 4.5. Mức độ hài lòng về thời gian khám chữa bệnh phân theo nhóm bệnh nhân 133
Bảng 4.6. Mức độ hài lòng của BN/NNBN về thông tin, quy trình KCB, theo tần
suất thăm hỏi của các BS/ĐD với BN/NNBN (%) .................................................136
Bảng 4.7. Mức độ sự hài lòng của bệnh nhân về thời gian thực hiện quy trình khám,
theo tần suất hỏi thăm của bác sỹ, điều dưỡng (Tỷ lệ %)........................................138

Bảng 4.8. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về thời gian thực hiện quy trình khám,
theo thái độ khi bệnh nhân giao tiếp với bác sỹ, điều dưỡng (%) ...........................138
Bảng 4.9. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về thời gian thực hiện quy trình khám,
theo thái độ của nhân viên y tế (%) .........................................................................139
Bảng 4.10. Mức độ hài lòng về thủ tục khám chữa bệnh, theo nhóm đối tượng đưa
“phong bì”(Tỷ lệ %) ................................................................................................140
Bảng 4.11. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về thời gian thực hiện quy trình khám,
phân theo có người thân quen trong bệnh viện .......................................................141
Bảng 4.12. Mức độ hài lòng của BN với thủ tục giấy tờ và bộ phận đón tiếp, hướng
dẫn, theo khu vực cư trú ..........................................................................................144
Bảng 4.13. Mức độ hài lòng của bệnh nhân với bộ phân đón tiếp và sự trao đổi với
bác sỹ, theo nhóm bệnh nhân và người nhà ............................................................145
vii


Bảng 4.14. Mức độ hài lòng của bệnh nhân với hoạt động tư vấn và thái độ của y
bác sỹ, theo nhóm bệnh nhân và người nhà ............................................................146
Bảng 4.15. Mức độ hài lòng về sự đón tiếp và hướng dẫn thủ tục KCB, theo hiểu
biết về quy trình KCB của bệnh nhân (%) ..............................................................147
Bảng 4.16. Mức độ hài lòng về tiếp cận và trao đổi với bác sỹ, điều dưỡng viên về
tình trạng bệnh, theo hiểu biết về quy trình KCB của bệnh nhân (%) ....................148
Bảng 4.17. Mức độ hài lòng của BN về thái độ, y đức của bác sỹ, điều dưỡng, theo
hiểu biết về quy trình KCB của bệnh nhân (Tỷ lệ %) .............................................150
Bảng 4.18. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về thái độ, y đức của BS, ĐD, theo tỷ lệ
lý do bệnh nhân không hiểu chỉ định của BS, ĐD(%) ............................................151
Bảng 4.19. Mức độ hài lòng của BN/NN về tiếp cận và trao đổi với BS, ĐD về tình
trạng bệnh, theo tần suất thăm hỏi của y bác sỹ(%) ................................................152
Bảng 4.20. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về hoạt động tư vấn bệnh, theo tần suất
thăm hỏi của bác sỹ, điều dưỡng (Tỷ lệ %) .............................................................153
Bảng 4.21. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về thái độ, y đức của bác sỹ, điều dưỡng,

theo tần suất thăm hỏi của bác sỹ, điều dưỡng (Tỷ lệ %) .................................................. 154
Bảng 4.22. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về trình độ chuyên môn của bác sỹ, điều
dưỡng, theo bệnh nhân có người thân quen (%) .....................................................161
Bảng 4.23. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về hoạt động tư vấn bệnh, theo quan hệ
thân quen (%) ..........................................................................................................161
Bảng 4.24. Mức độ hài lòng của BN và NN về chi phí KCB và cơ sở vật chất .....163
Bảng 4.25. Mức độ hài lòng về chi phí khám chữa bệnh, theo tỷ lệ người bệnh có
thẻ hiểm y tế (%) .....................................................................................................166
Bảng 4.26. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về chi phí KCB, theo mức sống (%) .166
Bảng 4.27. Mức độ hài lòng về chi phí KCB và cơ sở vật chất của bệnh nhân, phân
theo loại hình điều trị (%) .......................................................................................167
Bảng 4.28. Mức độ hài lòng về chi phí KCB và cơ sở vật chất, theo tần suất bác sỹ
thăm hỏi bệnh nhân (%) ..........................................................................................168
Bảng 4.29. Mức độ hài lòng của BN/NNBN về chi phí KCB và cơ sở vật chất, theo
mức độ cảm thấy thoải mái trong giao tiếp với bác sỹ, điều dưỡng (%) ................169

viii


Bảng 4.30. Mức độ hài lòng về chi phí khám chữa bệnh, theo đánh giá của BN về
thái độ của nhân viên y tế (%) .................................................................................171
Bảng 4.31. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về tiếp cận cơ sở vật chất với thái độ
của bác sỹ, điều dưỡng (%) .....................................................................................171
Bảng 4.32. Mức độ hài lòng của BN về chi phí khám chữa bệnh, theo đối tượng
bệnh nhân đưa quà bồi dưỡng .................................................................................172
Bảng 4.33. Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất của bệnh viện, theo việc bệnh nhân
đưa chi phí bồi dưỡng (%) ......................................................................................173
Bảng 4.34. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về cơ sở vật chất của bệnh viện, theo đối
tượng bệnh nhân đưa phong bì(%) ..........................................................................174
Bảng 4.35. Mức độ hài lòng về chi phí khám chữa bệnh, theo quan hệ thân quen174

Bảng 4.36. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về tiếp cận cơ sở vật chất, theo việc có
người thân quen trong bệnh viện(%).......................................................................175

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Các yếu tố quyết định hành vi lựa chọn và sử dụngcác dịch vụ chăm sóc
sức khỏe.....................................................................................................................47
Biểu đồ 3.1. Nhận thức của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về thủ tục, quy trình
khám chữa bệnh và nội quy, nghĩa vụ và quyền lợi tại bệnh viện ............................62
Biểu đồ 3.2. Nguồn thông tin về thủ tục, quy trình khám chữa bệnh,về nghĩa vụ và
quyền lợi của bệnh nhân............................................................................................64
Biểu đồ 3.3. Bác sỹ, điều dưỡng và kỹ thuật viên đánh giá về thái độ củabệnh nhân
và người nhà trong quá trình KCB ............................................................................72
Biểu đồ 3.4. Bác sỹ đánh giá về mức độ hợp tác của các nhóm bệnh nhân .............74
Biểu đồ 3.5. Điều dưỡng đánh giá về mức độ hợp tác của các nhóm bệnh nhân .....75
Biểu đồ 3.6. Ý kiến của BN, NN về nguyên nhân BN/NN không thực hiện theo hướng
dẫn,chỉ định của bác sỹ, điều dưỡng .................................................................................78
Biểu đồ 3.7. Mức độ thoải mái của bệnh nhân và người nhà bệnh nhânkhi giao tiếp
với bác sỹ và điều dưỡng ..........................................................................................82
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân chủ động trao đổi, giao tiếp với bác sỹ, điều dưỡng trong
quá trình KCB, phân theo mức sống ..................................................................................... 83
Biểu đồ 3.9. Đánh giá của điều dưỡng về tâm thế của bệnh nhân ảnh hưởng tới hiệu
quả khám chữa bệnh ..................................................................................................85
Biểu đồ 3.10. Đánh giá của bác sỹ về tâm thế của người bệnh ảnh hưởng tới hiệu
quả khám chữa bệnh ..................................................................................................86
Biểu đồ 3.11. Nhóm 3 tiêu chí nhận được sự hài lòng của BN/NN nhiều nhất theo
nhóm thu nhập bình quân đầu người .........................................................................92
Biểu đồ 3.12. Nhóm 3 tiêu chí nhận sự đánh giá không hài lòng của người nhà và

bệnh nhân nhiều nhất theo nơi cư trú ........................................................................93
Biểu đồ 3.13. Cảm nhận của y bác sỹ với ca điều trị không thành công theo vị trí
công tác .....................................................................................................................94
Biểu đồ 3.14. Đánh giá của bác sỹ về 3 tiêu chí hài lòng theo thứ tự ưu tiêntrong
hoạt động khám chữa bệnh........................................................................................96
Biểu đồ 3.15. Đánh giá của điều dưỡng và kỹ thuật viên về các tiêu chí hài lòng nhất
trong hoạt động KCB .............................................................................................................. 97
Biểu đồ 3.16. Lý do người bệnh chi trả thêm các khoản chi phí không chính thức ....... 101
Biểu đồ 3.17. Quan điểm về việc gửi tiền bồi dưỡng, theo vị trí công tác của BS, ĐD . 103
x


Biểu đồ 3.18. Quan điểm của bác sỹ về việc bệnh nhân đưa tiền bồi dưỡng cho
điều dưỡng ..................................................................................................... 106
Biểu đồ 3.19. BN/NN đánh giá về mức độ thực hiện các hình thức KCB .............110
Biểu đồ 3.20. Thái độ của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi một số bệnh nhân
khác sử dụng quan hệ quen biết trong khi KCB .....................................................112
Biểu đồ 3.21. Đánh giá của y bác sỹ về thuận lợi và hạn chế bệnh nhân có thể gặp
do mối quan hệ gửi gắm ..........................................................................................116
Biểu đồ 3.22. Đánh giá của người bệnh và người nhà bệnh nhân về sự phân biệt
đối xử ......................................................................................................................117
Biểu đồ 4.1. Sự hài lòng của bệnh nhân và người nhà về thời gian thực hiện quy trình
khám chữa bệnh của nhân viên y tế ..................................................................................... 131
Biểu đồ 4.2. Mức độ hài lòng về thủ tục, giấy tờ khám chữa bệnh, theo hiểu biết về
thủ tục, quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân ..................................................135
Biểu đồ 4.3. Mức độ hài lòng của Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân theo các
tiêu chí ........................................................................................................... 142
Biểu đồ 4.4. Mức độ hài lòng của BN về hoạt động tư vấn bệnh, theo hiểu biết về
quy trình KCB của bệnh nhân(%) ...........................................................................149
Biểu đồ 4.5. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về việc đón tiếp và hướng dẫn KCB,

theo sự đánh giá của BN về thái độ của nhân viên y tế (Tỷ lệ %) ..........................156
Biểu đồ 4.6. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về Tiếp cận và trao đổi với bác sỹ, điều
dưỡng về tình trạng bệnh, theo đánh giá của BN về thái độ của nhân viên y tế (%) ...157
Biểu đồ 4.7. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về hoạt động tư vấn về bệnh tật, theo
đánh giá của BN về thái độ của nhân viên y tế(%) .................................................158
Biểu đồ 4.8 Mức độ hài lòng của bệnh nhân về thái độ y đức của bác sỹ điều dưỡng,
theo đánh giá của BN về thái độ của nhân viên y tế(%) .........................................159

xi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế

BN

: Bệnh nhân

BS

: Bác sỹ

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

ĐD


: Điều dưỡng

ĐDV

: Điều dưỡng viên

KCB

: Khám chữa bệnh

HL

: Hài lòng

NN

: Người nhà

NNBN

: Người nhà bệnh nhân

SK

: Sức khỏe

TW

: Trung ương


xii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nói đến chăm sóc sức khoẻ người ta thường nghĩ đến việc duy trì, bảo vệ
và nâng cao sức khoẻ nói chung, nhưng tiêu biểu nhất là việc các bác sĩ và nhân
viên y tế trong các bệnh viện sử dụng các can thiệp chuyên môn nhằm trả lại cho
“khách hàng” sự sống và sức khoẻ, vượt qua mọi bệnh tật từ thông thường đến hiểm
nghèo. Sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ có mối liên quan chặt chẽ với y học. Con
người trong các xã hội hiện đại lớn lên cùng với hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Ở
Việt Nam, hệ thống chăm sóc sức khỏe đang có những bước tiến bộ nhanh chóng.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách ngày càng lớn giữa các nhóm xã hội với khả
năng tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Sự quá tải của các bệnh viện
tuyến trung ương đã làm tăng áp lực trong công tác chăm sóc, điều trị, trong khi cơ
chế nền kinh tế thị trường lại có ảnh hưởng đến đạo đức của đội ngũ y bác sỹ và
nhân viên y tế ở một số bệnh viện hiện nay.
Trong xã hội học y tế, người ta đã chia ba nhóm yếu tố có tác động đến việc
lựa chọn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm: nhóm các yếu tố thuộc về cá
nhân, nhóm các yếu tố liên quan đến nguồn lực và nhóm các yếu tố liên quan đến
mức độ ốm đau [Anderson và Newman, 1973]. Liệu, ba nhóm yếu tố trên còn có tác
động đến việc lựa chọn các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, trong điều kiện
kinh tế thị trường hiện nay?
Trong gần một thập kỷ qua, một số nghiên cứu đã phát hiện ra sự ảnh hưởng
của các quan hệ xã hội tới việc giảm tỷ lệ tử vong trong y tế. Có ý kiến cho rằng
quan hệ xã hội có thể đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa đặc điểm nhân
khẩu xã hội của cá nhân với vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe [Megan Pery và
cộng sự, 2008]. Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn còn ít những nghiên cứu kiểm tra
mối liên hệ giữa các quan hệ xã hội với các biện pháp y tế.
Quan hệ xã hội là một khái niệm cơ bản của xã hội học, nó chỉ mối liên quan

giữa người và người trong cơ cấu xã hội (nhóm, tập hợp, hội đoàn), trong các hoạt
động và các tương tác xã hội. Quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình hoạt
động trong đời sống xã hội hàng ngày.
1


Ngày nay, quan hệ xã hội là một thành tố không thể thiếu của “vốn xã hội”
(social capital) – một nguồn lực vô hình (intangible resource) quyết định sự thành
công, hiệu quả của các tương tác xã hội của các cá nhân, nhóm xã hội trong các
hành vi kinh tế, xã hội của mình.
Ở nước ta, nhiều nghiên cứu về lĩnh vực y tế, bệnh viện, sức khoẻ.v.v… gần
đây đã được tiến hành trên quy mô tỉnh, thành phố hay cả quốc gia. Nhưng nhìn
chung, các nghiên cứu đó còn tập trung vào các khía cạnh y học. Một số nghiên cứu
về hệ thống y tế có đề cập đến các vấn đề xã hội và quan hệ xã hội trong bệnh viện
cũng đã được triển khai, nhưng cũng chỉ là những bước đi ban đầu.
Nhiều năm gần đây, dư luận xã hội nước ta ngày càng có nhiều ý kiến đa chiều
về các bác sĩ và nhân viên y tế trong bệnh viện, đặc biệt là ở các bệnh viện công, cùng
với hàng loạt các vấn đề nảy sinh trong ngành y tế như vấn đề giá thuốc, viện phí, trình
độ chuyên môn, đạo đức ngành y, bảo hiểm y tế, tình trạng bệnh tật gia tăng v.v….Vậy
trong hệ thống chăm sóc sức khỏe (CSSK), những mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng
như thế nào đến những thành tố của hệ thống đó?. Những đặc điểm của mối quan hệ xã
hội giữa nhóm người cung cấp và nhóm sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở bệnh
viện có ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của người dân với các dịch vụ
CSSK?…. Đây là những vấn đề đang làm các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu trăn trở.
Xuất phát từ những luận giải trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quan hệ xã hội
trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người dân tại bệnh viện công hiện nay”
làm đề tài nghiên cứu luận án. Thông qua lăng kính xã hội học, đặc biệt là tiếp cận xã
hội học y tế/ sức khỏe luận án mong muốn nhận diện các quan hệ xã hội giữa các nhóm
cơ bản trong bệnh viện và ảnh hưởng của chúng đến sự hài lòng của người dân trong
quá trình tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện công hiện nay.

2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài vận dụng các lý thuyết xã hội học để phân tích đặc điểm của mối quan
hệ xã hội giữa nhóm người cung cấp với nhóm sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
tại bệnh viện công hiện nay. Nghiên cứu được tiến hành tại một bệnh viện cụ thể
nhằm cung cấp những luận cứ khoa học để kiểm chứng mối liên hệ quan hệ xã hội
với việc tiếp cận, sự hài lòng của người dân với dịch vụ CSSK tại bệnh viện công
2


hiện nay. Nghiên cứu cũng cung cấp những kiến thức về xã hội học y tế, bổ sung
những luận cứ khi tìm hiểu những yếu tố tác động đến hành vi, sự hài lòng của
người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong xã hội học y tế.
Hơn nữa, nghiên cứu đề tài cũng nhằm hướng đến việc bổ sung và hoàn thiện hệ
thống khái niệm và lý thuyết xã hội học đặc biệt là khái niệm quan hệ xã hội, lý
thuyết về quan hệ xã hội, và vai trò của quan hệ xã hội trong đời sống kinh tế-xã
hội, đặc biệt là trong các hành vi tiếp cận các dịch vụ CSSK tại bệnh viện hiện nay.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu nhận diện những quan hệ xã hội cơ bản trong bệnh viện, chỉ ra
đặc điểm của các mối quan hệ xã hội giữa nhóm cung cấp và nhóm sử dụng các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện, góp phần làm rõ bản chất của các vấn đề
xã hội “nhạy cảm”, mức độ công bằng và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế công lập hiện nay. Từ đó, nghiên cứu có những đề
xuất khuyến nghị phù hợp với công tác quản lý chất lượng khám chữa bệnh, nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện công hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Nhận diện những đặc điểm cơ bản của quan hệ xã hội giữa người cung cấp
và người sử dụng dịch vụ tại bệnh viện công, chỉ ra mối liên hệ giữa đặc điểm của
các quan hệ xã hội đó với sự hài lòng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức

khỏe của người dân hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất các khuyến nghị, giải pháp
nhằm thúc đẩy và cải thiện các quan hệ chức năng và ngoài chức năng giữa hai
nhóm cung cấp và sử dụng dịch vụ CSSK trong bệnh viện, hướng đến hoàn thiện
hơn nữa dịch vụ CSSK đáp ứng nhu cầu từ phía người bệnh cũng như người cung
cấp dịch vụ tại hệ thống bệnh viện công hiện nay.
3.2. Mục tiêu cụ thể
* Nhận dạng những đặc điểm cơ bản trong mối quan hệ xã hội giữa nhóm
người cung cấp dịch vụ với nhóm người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại
bệnh viện trên 4 dạng quan hệ:
-

Quan hệ chuyên môn/ chức năng

-

Quan hệ tương tác / giao tiếp
3


-

Quan hệ giá trị/ trao đổi, có đi có lại

-

Quan hệ thân quen

* Chỉ ra đặc điểm của các mối quan hệ xã hội có liên hệ như thế nào với mức
độ hài lòng của người dân trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh
viện, bao gồm:

- Quan hệ xã hội với mức độ hài lòng trong sự tiếp cận ban đầu với các
dịch vụ khám bệnh
- Quan hệ xã hội với mức độ hài lòng về trình độ chuyên môn và thái độ
chăm sóc y tế của bác sỹ và điều dưỡng
- Quan hệ xã hội với mức độ hài lòng về chi phí KCB và tiếp cận cơ sở vật
chất của bệnh viện
* Đánh giá ban đầu về ảnh hưởng của các quan hệ xã hội đến việc tiếp cận
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện, thông qua ý kiến từ phía người
cung cấp và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện. Từ đó, đưa ra các
khuyến nghị, giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ xã hội trong bệnh viện hướng
tới cung cấp một dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoàn thiện thỏa mãn nhu cầu từ phía
người cung cấp và người thụ hưởng dịch vụ tại bệnh viện công hiện nay.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quan hệ xã hội trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân
tại bệnh viện công
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án được chia thành hai nhóm chính:
- Nhóm sử dụng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện bao gồm
bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại bệnh viện.
- Nhóm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện bao gồm các
bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên y tế của bệnh viện.
4.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
-

Thời gian: Từ tháng 8/2015 – 10/2015

-

Không gian: Tại một bệnh viện công tuyến trung ương ở Hà Nội.


-

Giới hạn phạm vi nội dung:
4


Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu giới hạn phạm vi phân tích
mối quan hệ xã hội trong bệnh viện, tại thời điểm mà người dân đang trực tiếp tiếp
cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện. Các quan hệ xã hội được tập
trung phân tích trong luận án bao gồm quan hệ giữa nhóm người cung cấp với nhóm
người sử dụng dịch vụ (cụ thể là quan hệ giữa bác sỹ, điều dưỡng với bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân). Việc tiếp cận các dịch vụ CSSK của người dân được đo
lường qua sự hài lòng của người dân đối với qui trình tiếp cận các dịch vụ CSSK tại
bệnh viện, theo trình tự của các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB): từ thủ tục, giấy tờ,
thời gian KCB, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, viện phí, đến thái độ, ứng xử
giao tiếp của nhân viên y tế với người bệnh.
Một giới hạn nữa về phạm vi nội dung là đề tài đo lường các đặc điểm của
mối quan hệ xã hội giữa người bệnh, người nhà bệnh nhân với các bác sỹ điều
dưỡng tại bệnh viện từ 2 góc nhìn: (i) của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
(người sử dụng dịch vụ), (ii)) của nhóm bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế (người
cung cấp dịch vụ) chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Những đặc điểm của mối quan hệ xã hội giữa nhóm người cung cấp với
nhóm người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện công hiện nay
như thế nào?
- Có sự khác biệt như thế nào giữa các nhóm xã hội trong đánh giá mức độ
hài lòng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện công?
- Quan hệ xã hội giữa hai nhóm cung cấp và sử dụng dịch vụ trong bệnh viện
có ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe

của người dân tại bệnh viện công hiện nay?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Đặc điểm của mối quan hệ xã hội giữa nhóm người cung cấp với nhóm
người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện công hiện nay có biểu
hiện khá đa dạng và có sự khác biệt giữa hai góc nhìn từ phía người cung cấp và
người sử dụng dịch vụ.
- Có sự khác biệt giữa các nhóm xã hội với các đặc điểm nhân khẩu xã hội như
mức sống, trình độ học vấn, nơi cư trú, loại hình điều trị trong đánh giá về mức độ hài
lòng với qui trình tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện công hiện nay.
5


- Khả năng tiếp cận và sự hài lòng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của
người dân có mối liên hệ, nhưng chưa thực sự rõ nét với đặc điểm của mối quan hệ
xã hội giữa nhóm người cung cấp dịch vụ và nhóm người sử dụng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe tại bệnh viện công hiện nay.
7. Khung phân tích

 Bác sĩ
 Điều dƣỡng viên

Sự hài lòng trong quá trình tiếp cận dịch
vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện

8. Đóng góp của luận án
Trên cơ sở phân tích và kế thừa các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quan
hệ xã với sức khỏe và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, luận án đã chỉ ra được
biến số quan hệ xã hội có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tiếp cận dịch
vụ chăm sóc sức khỏe của người dân tạị bệnh viện hiện nay.
6



Luận án đã nhận diện được những đặc điểm của mối quan hệ xã hội giữa người
cung cấp và người sử dụng dịch vụ CSSK trong bệnh viện. Trên cơ sở đó chỉ ra được
mối liên hệ giữa các đặc điểm của mối quan hệ xã hội này đến sự hài lòng của người
dân trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện công hiện nay.
Từ những phát hiện qua nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp,
khuyến nghị nhằm cải thiện các mối quan hệ chức năng và ngoài chức năng giữa hai
nhóm cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhằm hướng tới cung cấp
dịch vụ CSSK ngày càng hoàn thiện cho người dân.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
nội dung luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương này phân tích tổng quan những nghiên cứu đã có cho đế n nay về
quan hệ xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe , chỉ ra giá tri ̣cũng như những
khoảng trố ng của các nghiên cứu trước đó , tạo cơ sở cho vi ệc kế thừa, tiế p thu
những kết quả nghiên cứu đã có vào đề tài luận án cũng như tạo tiền tiền đề cho
những phát hiện mới và những đinh
̣ hướng nghiên cứu trong tươ ng lai.
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm công cụ, các lý thuyết được áp dụng trong phân tích
và lý giải các vấn đề nghiên cứu, mô tả đặc điểm địa bàn nghiên cứu cũng như các
phương pháp nghiên cứu được vận dụng.
Chương 3: Những quan hệ xã hội cơ bản giữa nhóm cung cấp dịch vụ
với nhóm sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện
Nhận diện những đặc điểm cơ bản của mối quan hệ xã hội giữa người cung
cấp và người sử dụng dịch vụ tại bệnh viện công hiện nay.
Chương 4: Quan hệ xã hội trong đánh giá sự hài lòng của người dân khi tiếp
cận các dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện

Tập trung chỉ ra mối liên hệ giữa đặc điểm của các quan hệ xã hội giữa người
cung cấp và người sử dụng dịch vụ với sự hài lòng trong việc tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện công.

7


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đã có nhiề u nghiên cứu v ề mố i liên hệ giữa các yế u tố tác đ ộng tới sức khỏe
con người như điề u ki ện vật chấ t môi trường tự nhiên , môi trường xã h ội cũng như
nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân trong suố t cuộc đời.
Xem xét những nghiên cứu đã đươ ̣c thực hi ện cho đế n nay về quan h ệ xã hội
với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho thấ y giá tri ̣cũng như những khoảng trố ng của
các nghiên cứu trước đó, tạo cơ sở cho việc kế thừa, tiế p thu những kết quả nghiên cứu
đã có vào đề tài luận án, cũng như tạo tiền tiền đề cho những phát hiện mới và những
đinh
.
̣ hướng nghiên cứu trong tương lai trên chủ đề này
Trong chương này, chúng tôi sẽ phân tích tổng quan các công trình nghiên
cứu theo các chủ đề từ khái quát đến cụ thể. Trong mỗi chủ đề, sẽ phân tích các
công trình nghiên cứu của nước ngoài và trong nước. Các chủ đề chính lần lượt
được tổng quan bao gồm: (i) những yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ chăm
sóc sức khỏe của người dân. (ii) quan hệ xã hội với sức khỏe và hành vi chăm sóc
sức khỏe; (iii) các mối quan hệ xã hội trong bệnh viện với chăm sóc sức khỏe.
1.1. Những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc
sức khỏe của ngƣời dân
Các nghiên cứu trước đây về việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của
người dân đã đề cập đến nhiều yếu tố về đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người bệnh
và gia đình của họ, cũng như các yếu tố về quan hệ xã hội, có tác động đến việc tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân trong những bối cảnh khác nhau.

1.1.1. Yếu tố về đặc điểm nhân khẩu xã hội (tuổi, giới tính, học vấn, kinh tế, khoảng
cách địa lý)
1.1.1.1. Trên thế giới
Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân thường là chủ thể ra quyết định lựa
chọn các dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh cho họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào
họ cũng đánh giá được đầy đủ năng lực của một cơ sở cung cấp dịch vụ KCB cũng
như tình trạng bệnh tật của mình để chọn được phương án tối ưu.
Độ tuổi, cùng với nghề nghiệp và khoảng cách địa lý có thể cùng ảnh
hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tai (2004) cho rằng 2%
8


bệnh nhân lớn tuổi không thích tiếp cận với những cơ sở dịch vụ CSSK có khoảng
cách xa hơn 16 km. Hoặc một số tác giả khác đều cho rằng người lớn tuổi lựa
chọn các cơ sở y tế tuyến trên ít hơn những người trẻ tuổi, bởi tình trạng giao
thông và đi lại khó khăn [Goodman, 1997], [Basu, 2005]. Cũng như vậy, một
nghiên cứu khác cũng cho rằng những bệnh nhân trên 85 tuổi có xu hướng thích
lựa chọn những dịch vụ y tế tuyến cơ sở hơn [Adams và cộng sự, 1991]. Còn
nghiên cứu của Jintanakul và Otto (2009) chỉ ra rằng khoảng cách tới bệnh viện
càng xa thì xác suất chọn bệnh viện khác thay thế càng lớn.
Những yếu tố khác như dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, qui mô hộ gia
đình cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn các cơ sở CSSK của người dân. Theo
Alimatou Cisse (2011) các gia đình có qui mô lớn sẽ có xu hướng tự điều trị. Trong
khi đó nghiên cứu của Tai (2004) lại chỉ ra rằng cha mẹ có nhiều con cái có khuynh
hướng chọn những bệnh viện địa phương hơn là chọn bệnh viện tuyến trung ương.
Khi so sánh việc lựa chọn giữa cơ sở y học hiện đại với những hình thức khác như y
học cổ truyền dân tộc, Alimatou Cisse (2011) cho biết những người có trình độ học
vấn cao thường tin tưởng vào y học hiện đại, còn nam giới tin tưởng vào phương
pháp điều trị của y học hiện đại hơn nữ giới. Kosimbei (2005) trong nghiên cứu về
hành vi chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Kenya cho rằng những người mẹ có trình độ

học vấn cao sẽ chăm sóc con cái tốt hơn. Có 79,2% những đứa con của người mẹ có
trình độ tốt nghiệp trung học được tiêm vắc xin đầy đủ, trong khi đó tỷ lệ này chỉ là
53,4% đối với những người mẹ chưa tốt nghiệp trung học.
Bên cạnh những yếu tố nhân khẩu - xã hội, thì yếu tố kinh tế, chủ yếu nói về
chi phí khám chữa bệnh, cũng được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Nó bao gồm
những chi phí khám chữa trực tiếp, mua thuốc và chi phí đi lại. Theo [Alimatou
Cisse, 2001] khi phí dịch vụ y tế tăng giá 1% thì nhu cầu khám bệnh giảm tới
8,44%. Theo [Kosimbei, 2005] có tới 40% người nghèo không dùng dịch vụ y tế vì
cho rằng nó quá đắt đối với họ dẫn tới 22,2% người bị bệnh phải tự điều trị mà
không đến cơ sở y tế.
Bảo hiểm y tế là nguồn thanh toán chi phí khám bệnh và có vai trò quan
trọng trong việc lựa chọn cơ sở y tế. [Dranove, 1993] chỉ ra rằng những chương
trình trợ giúp y tế của chính phủ thanh toán rất ít dịch vụ KCB, trong khi những
9


bệnh nhân có bảo hiểm tư nhân được phục vụ nhiều dịch vụ hơn mặc dù chi phí cao
hơn. Thống kê cho thấy những bệnh nhân có bảo hiểm y tế tư nhân có tỷ lệ chọn
tuyến trên là 58.5% cao hơn so với bảo hiểm y tế của chính phủ là 43,6%.
1.1.1.2. Việt Nam
Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu
học đến việc lựa chọn và sử dụng các dịch vụ CSSK của người dân. Nghiên cứu của
[Huỳnh Đặng Bích Vy, 2007] khẳng định độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và tình
trạng hôn nhân đều có ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh. [Trần Thị Kim Lý,
2008] cho rằng để giảm thiểu tình trạng tự điều trị khi ốm đau đối với nhóm dân tộc
thiểu số thì cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhóm này. Tương tự, để mở
rộng diện bao phủ của BHYT thì cần tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức
cho người dân về bảo hiểm y tế [Đàm Việt Cường, 2007].
Về tác động của yếu tố kinh tế, nghiên cứu của Huỳnh Đặng Bích Vy (2007)
cũng cho rằng chi phí khám chữa bệnh tăng đã ngăn cản người bệnh tiếp cận các

dịch vụ y tế, đặc biệt là người nghèo. Nghiên cứu khác cho biết số người nghèo sử
dụng dịch vụ nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh là 23% so với người giàu là 51%. Còn
tại các bệnh viện lớn ở trung ương, chỉ có 3,9% người nghèo tiếp cận dịch vụ
CSSK. Đã thế, gần 60% hộ gia đình nghèo mắc nợ do chi phí KCB và 67% phải vay
mượn để thanh toán tiền điều trị nội trú. [Vũ Xuân Phước, 2011]
Bảo hiểm y tế chia sẻ gánh nặng chi phí khám chữa bệnh nên có ảnh
hưởng tới việc sử dụng dịch vụ CSSK và người dân có BHYT thường có tần suất
đi khám chữa bệnh nhiều hơn. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra những khác
biệt trong KCB giữa nhóm bệnh nhân có BHYT với nhóm bệnh nhân không có
BHYT. [Huỳnh Đặng Bích Vy, 2007]; [Đàm Việt Cường, 2007].
Người nghèo thường không có nhiều cơ hội tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ xã
hội như việc làm, giáo dục, CSSK. Đây vẫn còn là thách thức lớn đối với chính sách
phát triển y tế công bằng [Nguyễn Đình Tuấn, 2014]. Điều này càng trở nên khó khăn
hơn khi vấn đề công bằng trong CSSK ở nước ta vẫn đang bị đánh giá khá thấp. Những
biến số độc lập tác động đến cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế của một nhóm yếu thế trong
xã hội (như nhóm nghèo) bao gồm: nơi cư trú, giới tính, dân tộc, tuổi và tình trạng kinh
tế. Ở đây, yếu tố quan hệ xã hội chưa được tính đến [WHO, 2009].
10


Về tác động của viện phí không chính thức, tính bất định của nó dẫn đến
tính bất định của tổng chi phí KCB đã cản trở người bệnh tiếp cận với các dịch vụ
y tế, đặc biệt là y tế công [Nguyễn Quý Thanh, 2001]. Mức viện phí chính thức
của các cơ sở y tế công thường thấp hơn y tế tư nhân, nên việc bồi dưỡng tiền
(phong bì) không chính thức cho các nhân viên y tế tư là không phổ biến. Từ đó,
có hiện tượng người càng nghèo càng nhiều bệnh, nhưng lại càng ít đi khám chữa
bệnh. Lý do có thể vì không có tiền chi trả; hoặc do các cơ sở y tế quá xa nhà;
hoặc cũng có thể vì họ sợ bị phân biệt đối xử.
Tổ chức hướng tới Minh Bạch (2011) đã từng đề cập đến việc đưa và nhận
chi phí không chính thức trong y tế, là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam. Hành vi

này, xét từ góc độ người bệnh thì là thông lệ, còn người nhận - nhân viên y tế thì coi
như một hình thức tăng thu nhập, và để bệnh nhân “khỏi thất vọng”. Người nhận
còn cho rằng việc hành vi này không ảnh hưởng đến chất lượng điều trị cho bệnh
nhân. Tuy vậy, họ cũng thừa nhận là những bệnh nhân có đưa phong bì thường
được đối xử hòa nhã, thân thiện và có phần ưu tiên hơn.
Từ góc độ công bằng trong y tế, điều này có nghĩa là chất lượng dịch vụ
đã bị ảnh hưởng đối với người không có khả năng chi trả, thông qua nguy cơ
không được điều trị kịp thời, không được tư vấn đầy đủ hoặc không thoải mái
khi nằm viện.
Nghiên cứu “Công bằng sức khỏe ở Việt Nam, Góc nhìn xã hội dân sự” đã đề
cập đến một khía cạnh mà người nghiên cứu quan tâm đó là Công bằng sức khỏe ở
Việt Nam: Từ góc nhìn của bệnh nhân. Các tác giả đã sử dụng khung phân tích các
yếu tố xã hội quyết định sức khỏe, nhìn nhận lại những thay đổi của hệ thống y tế Việt
Nam ở góc độ cá nhân (của các bệnh nhân) đối với công bằng sức khỏe và với các
nhân viên y tế. Nghiên cứu tập trung và tìm hiểu những lựa chọn của bệnh nhân để có
dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng và kịp thời. Kết quả cho thấy các bệnh nhân chỉ có
ba lựa chọn khi không có các dịch vụ y tế phù hợp và kịp thời: (1) Thay đổi địa điểm
cung cấp dịch vụ y tế; (2) Hối lộ các nhân viên y tế (hay còn gọi là đưa phong bì); (3)
Nhờ cậy đến những mối quan hệ cá nhân, bạn bè để làm quen với bác sĩ. [Nhóm hành
động về công bằng sức khỏe (PAHE), 2011]. Hình thức lựa chọn thứ (3) này là một
gợi ý quan trọng để tác giả kế thừa và liên hệ với đề tài nghiên cứu luận án.
11


×