Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tại lầu Hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi QUảng Lăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.43 KB, 2 trang )

GIÁO ÁN SỐ:25
Thời gian thực hiện: 1 tiết Lớp: A- B (TCN – K8)
Số giờ đã giảng: 34 tiết Thực hiện ngày:……………...
Tên bài: TẠI LẦU HOÀNG HẠC
TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
- Lí Bạch -
Mục tiêu bài học:
Học xong người học có khả năng:
- Hiểu được tình cảm chân thành của Lí Bạch với bạn.
- Nắm được đặc trưng phong cách thơ Lí Bạch ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng
và gợi cảm.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút
- Số học sinh vắng:…………………………….Tên:………………………………
……………………………………………………………………………………………..
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 5 phút
Câu hỏi:Phân tích hai câu thơ cuối trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du?
Dự kiến học sinh kiểm tra…………………………………………………………..
Tên …………. …………. …………. …………. …………. ………….
Điểm …………. …………. …………. …………. …………. ………….
III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: 35 phút
- Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS
tìm hiểu chung về tác giả và
tác phẩm .
GV: Cho HS đọc phần tiểu dẫn
và rút ra các ý chính.
HS đọc diễn cảm bài thơ
GV: Xác định chủ đề bài thơ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS
đọc hiểu văn bản


I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
+ Lí Bạch sinh 701 và mất 762 (thọ 61 tuổi). Quê ở
Lũng Tây nay thuộc tỉnh Cam Túc. Ông là nhà thơ lãng
mạn vĩ đại của Trung Quốc. Thơ Lí Bạch hào phóng.
Ông còn để lại 1000 bài thơ. Người ta gọi ông là tiên
thơ.
+ Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú với chủ đề chính
là:
∗ Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả
∗ Khát vọng giải phóng cá nhân
∗ Bất bình với hiện thực tầm thường
∗ Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt
+ Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng
nhưng rất tự nhiên, tinh tế, giản dị, thơ Lí Bạch kết hợp
giữa cái cao cả và cái đẹp.
2. Bài thơ
Chủ đề: Bài thơ miêu tả không gian, thời gian và địa
điểm đưa tiễn bạn đồng thời thể hiện tình cảm của nhà
thơ với bạn của mình.
II. Đọc hiểu
GV: Cảnh đưa tiễn bạn diễn ra
ở không gian, thời gian và địa
điểm như thế nào?
HS suy nghĩ và trả lời
GV: Hai tiếng “Cố nhân” gợi
cho em suy nghĩ gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Nỗi lòng Lí bạch được thể
hiện như thế nào qua hình ảnh

cánh buồm?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV gọi HS đọc ghi nhớ
1.Không - thời gian đưa tiễn bạn
- Giữa tháng ba (mùa xuân) ở phía Tây lầu Hoàng Hạc
- Địa điểm: phía tây lầu Hoàng Hạc để tiễn bạn
+ Theo quan niệm người Á Đông phía tây là cõi Phật,
cõi tiên. (đặc biệt ở Trung Quốc)
+ Theo huyền thoại, lầu Hoàng Lạc là nơi Phí Văn Vi
tu luyện thành tiên rồi cưỡi Hạc vàng bay đi.
Đến một nơi thoát tục để đưa tiễn một người bạn tri âm
trở về cuộc đời trần tục. Buổi tiễn đưa vô cùng sâu sắc.
- Từ “hoa” còn chỉ thời gian, tháng ba có tiết xuân. Và
còn chỉ Dương Châu nơi phồn hoa đô hội (Cái hay của
thơ Đường ở “ý tại ngôn ngoại”)
- “Cố nhân” là người bạn gắn bó, thân thiết từ xưa
→ Buổi chia tay đắm chìm trong sự thiết tha quyến
luyến.
3. Nỗi lòng của Lí Bạch
- Cánh buồm cô đơn:
+ Chỉ Mạnh Hạo Nghiên ra di một mình trong cô đơn. +
Diễn tả chính nỗi lòng cô đơn của nhà thơ
→ Gợi lên một kiếp người cô đơn: nhỏ bé và đơn chiếc.
- Câu cuối chỉ gợi mà không tả: Trước mặt nhà thơ, con
sông như cao dần lên hoà nhập vào với trời xanh. Ánh
mắt nhà thơ đành bất lực trước cõi không vô tận.
III. Ghi nhớ (SGK – Tr114)
IV. CÂU HỎI BÀI TẬP: Thời gian: 3 phút
Nội dung Hình thức thực hiện
Bài tập: Bài tập về nhà

V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM:( Chuẩn bị, tổ chức, thực hiện)
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ BỘ MÔN
(Ký duyệt)
Ngày……tháng……năm 2008
Chữ ký giáo viên
Phạm Thị Hoài

×