Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

Báo Cáo Tình Hình Dịch Bệnh Và Các Hoạt Động Phòng Chống Dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 52 trang )

BỘ Y TẾ
CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH

PGS. TS. Trần Đắc Phu
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng
Hà Nội, ngày 21/5/2014

1


Các nội dung chính

Phần I. Tình hình dịch bệnh
1. Tình hình bệnh sởi
2. Tình hình bệnh tay chân miệng
3. Tình hình bệnh sốt xuất huyết
4. Tình hình bệnh MERS-CoV
Phần II. Nhận xét chung
Phần III. Các hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

2


PHẦN I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

3



1. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH SỞI
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên
và lây lan rất mạnh gần như tất cả trẻ tiếp xúc với nguồn
bệnh mà chưa được tiêm phòng đều có thể mắc bệnh,
bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa
đông - xuân. Cách phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất là tiêm
vắc xin sởi.

4


Thế giới

 Năm 2013 và 2 tháng 2014 có 181.813 mắc sởi, tập trung tại Châu Phi, Tây Thái
Bình Dương, Châu Âu. Đặc biệt tại Công Gô có 106.000 trường hợp mắc, 1.100 tử
vong.
 Năm 2014 có 133/192 nước, vùng lãnh thổ ghi nhận sởi; đặc biệt Trung Quốc đã ghi
nhận 30.771 mắc, Philippines 26.014 mắc, ít nhất 69 tử vong.
 Các chủng vi rút sởi chính lưu hành là chủng H1, D8 và D9.
5
 WHO thông báo hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của vi rút sởi. Chủng gây bệnh


Việt Nam
Kết quả tiêm vắc xin sởi và tỷ lệ mắc sởi, 1984-4/2014

Số mắc sởi giảm rõ rệt sau khi triển khai tiêm vắc xin sởi trong Chương trình
Tiêm chủng mở rộng.



Phân bố các trường hợp mắc sởi
theo địa dư và thời gian

 Từ đầu năm 2014 đến nay ghi nhận 4.633 trường hợp mắc sởi xác định trong số
22.146 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố. Dịch xảy ra
rải rác, chỉ có ổ dịch tập trung ở một số tỉnh miền núi. Ghi nhận các trường hợp
lây chéo trong bệnh viện.
 Số mắc tập trung chủ yếu ở miền Bắc 60%; miền Nam 35%, miền Trung 3%,
Tây Nguyên 2%.
 Dịch đã chững lại và bắt đầu giảm.


Các hoạt động đã triển khai


Đáp ứng:



Tổ chức tiêm vắc xin sởi chống dịch tại một số tỉnh miền núi phía Bắc
đạt 92,7%. Đến nay không còn ổ dịch tập trung ở khu vực này.
Tiêm vét vắc xin trẻ em từ 9 tháng đến dưới 2 tuổi tại 63 tỉnh, thành
phố từ tháng 3/2014, hiện đạt 95,5%.
Tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ từ 2 đến dưới 10 tuổi tại 11 tỉnh,
thành phố trọng điểm từ 11/5/2014. Hà Nội đạt trên 90%.






Các hoạt động đã triển khai

 Tổ chức phân tuyến điều trị tại các bệnh viện, tập trung các
nguồn lực để thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân
hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong. Mở rộng Khoa Khám bệnh
và khu vực điều trị của Bệnh viện Nhi Trung ương. Thiết lập
các bệnh viện vệ tinh cho các bệnh viện tuyến trung ương
để thu dung, điều trị, cấp cứu bệnh nhân tại các bệnh viện:
Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đống Đa.
 Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về
các biện pháp phòng chống bệnh sởi và vận động người
dân đưa trẻ em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, nhất là tiêm
vắc xin phòng bệnh sởi. Tổ chức họp báo với các cơ quan
báo chí; giao lưu trực tuyến với các đọc giả trên báo điện tử.


Các hoạt động đã triển khai





Tập trung các nguồn lực phòng chống dịch sởi
Chính phủ cấp 80 tỷ đồng, 42 máy thở.
Bộ Y tế cung cấp 11,5 tỷ đồng và 1,8 triệu liều vắc xin sởi.
23/40 tỉnh, thành phố báo cáo đã cấp 39 tỷ đồng: Hà Nội, Hải
Phòng, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Bắc Giang,
Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Quảng Bình,
Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp,

Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long, Gia Lai, Kon Tum.
 Huy động các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, chính
trị - xã hội thực hiện công tác phòng chống dịch.
 Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chuyên môn, các khuyến
cáo phòng chống dịch bệnh. Họp xin ý kiến chuyên gia.
 Kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch sởi tại các tỉnh,
thành phố. Lãnh đạo Bộ Y tế, UBND … trực tiếp kiểm tra, đôn
đốc.


 Hiện nay số trường hợp mắc sởi xác định tại các địa
phương đã chững lại và bắt đầu giảm. Trong ngày
19/5/2014 có 25 tỉnh, thành phố báo cáo không ghi nhận
trường hợp nghi sởi mới.
 Sau khi tăng cường phân tuyến, phân luồng, thiết lập các
Bệnh viện vệ tinh và tăng cường các biện pháp cách ly,
chống lây nhiễm tại các bệnh viện, số nhập viện hàng ngày
và bệnh nhân sởi đang điều trị tại các bệnh viện tuyến
Trung ương đã giảm, đặc biệt tại Bệnh viện Nhi Trung
ương. Đến nay, số trường hợp tử vong đã giảm nhanh, mỗi
tuần chỉ ghi nhận một vài trường hợp tử vong, đây chủ yếu
là những bệnh nhi nặng đã nằm điều trị từ trước.
11


2. TÌNH HÌNH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG


1. Đặc điểm của bệnh
 Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

(nhóm B) do vi rút đường ruột gây ra, dễ lây truyền từ
người sang người theo đường tiêu hóa và tiếp xúc, đặc
biệt ở trẻ em <5 tuổi.
 Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn
thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng
nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu
gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy
nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng
và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não,
viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được
phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Các trường hợp có biến
chứng nặng thường do EV71.
13


2. Tác nhân gây bệnh

 Tác nhân gây bệnh thường gặp:


Enterovirus 71 (EV71 gặp C4, C5).



Coxsackievirus (CA từ 2-8, 10, 12, 14,16; CB 1, 2, 3, 5).



Echovirus.


 EV71: Entero Virus 71.


Khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài
Vi rút bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi, dịch
sổ mũi.
 Ở nhiệt độ, độ ẩm bình thường sống hàng tháng trong
phân, nước thải, ngoài môi trường.
 Ở nhiệt độ lạnh 40C, vi rút sống được vài ba tuần.
 Vi rút chịu được pH với phổ rộng từ 3 - 9.
 Không hoặc ít bị bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid
như: Cồn, Chloroform, Phenol, Ether.

Khả năng bất hoạt vi rút
 Nhiệt 560C trong vòng 30 phút, nhiệt độ sôi 1000C trong
vòng vài phút.
 Tia cực tím; tia gamma;
 Nước Javel 2%; Chloramin B 2%.


3. Đặc điểm dịch tễ
 Bệnh lưu hành nhiều nơi trên thế giới (Trung Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Thái lan…), chủ yếu
do Enterovirus 71. Tại Đài Loan, năm 1998 được coi là vụ
dịch lớn với 100.000 người mắc, hơn 400 trẻ có biến
chứng, 78 trẻ tử vong.
 Tại nước ta, bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm
ở các địa phương; số trường hợp mắc bệnh có xu hướng
tăng cao từ tháng 9 - 11 hàng năm.
 Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi,

nhiều hơn ở dưới 5 tuổi.
 Tỷ lệ người lành mang trùng cao 71%.


4. Nguồn bệnh
 Người lành mang trùng: vi rút ở trong phân, dịch nốt
phỏng, dịch hắt hơi, dịch sổ mũi.
 Phân người bị bệnh, trong nước, trong thực phẩm bị
nhiễm bệnh, môi trường, đồ chơi.

5. Đường truyền bệnh
 Đường tiêu hóa
 Tiếp xúc trực tiếp dịch nốt phỏng
 Đường hô hấp

6. Khối cảm nhiễm:
Tất cả mọi người đều có thể nhiễm bệnh.


Thế giới
Số trường hợp mắc
TT

Quốc gia

1 Trung Quốc
2 Singapore
3 Ma Cao
4 Nhật Bản


Năm 2014

Cùng kỳ
năm 2013

So sánh với
2013 (%)

248.972

177.957

+39,9

4.843

4.396

+10,17

665

450

+47,78

3.811

7.851


-51,46

Bệnh tay chân miệng từ đầu năm 2014 tăng ở Trung quốc, Singapore
và Ma Cao.


Số mắc, tử vong theo tuần
tại Việt Nam năm 2013, 2014

 Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 20.500 trường hợp
mắc bệnh tại 62/63 tỉnh, thành phố, có 2 tử vong. Số mắc giảm 18,6%, tử
vong giảm 5 trường hợp so với cùng kỳ 2013.
 Bệnh bắt đầu có xu hướng gia tăng, đáng chú ý ở các tỉnh thuộc miền Nam
và Tây Nguyên.
 Số mắc/ 100.000 dân cao trong năm 2014: Bà Rịa – Vùng Tàu (123), Vĩnh
Long (95), Cà Mau (86), Bến Tre (85), Đồng Tháp (78).
 Các tỉnh có số mắc cao so với cùng kỳ 2013: Hồ Chí Minh tăng 23,7%, Bà
Rịa – Vũng Tàu 27,9%, Cà Mau 17,2%, Bình Dương 9,5%, Kon Tum


Các hoạt động đã triển khai
 Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số
585/CĐ-TTg ngày 06/5/2014 tăng cường phòng, chống dịch
bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.
 Kịp thời chỉ đạo các đơn vị, gần nhất là Công văn số 2355/BYTDP ngày 29/4/2014.
 Tổ chức các chiến dịch truyền thông giáo dục sức khoẻ. Tháng
3-5/2014, phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn, Thành phố Cần
Thơ và Hồ Chí Minh phát động chiến dịch rửa tay với xà phòng.
 Khuyến cáo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng.

 Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền
tại các trường học về các biện pháp phòng chống bệnh dịch
trong chương trình y tế học đường.
 Giám sát sự lưu hành của các chủng vi rút, phát hiện sớm, xử lý
kịp thời ổ dịch tại cộng đồng.


3. TÌNH HÌNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT


1. Khái niệm

 Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút
Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch
lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam,
nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng
Bắc bộ và ven biển miền Trung.
 Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và
miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây
Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Ở
miền Bắc những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh,
ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của
muỗi Aedes aegypti. Bệnh SXHD xảy ra cao vào các tháng
7, 8, 9, 10 hàng năm.


2. Tác nhân gây bệnh
 Vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ
Flaviviridae với 4 típ huyết thanh DEN-1, DEN2, DEN-3 và DEN-4.
 Chẩn đoán xác định trong phòng thí nghiệm

bằng phân lập/ phát hiện vật liệu di truyền hoặc
kháng nguyên vi rút trong máu trong vòng 5
ngày đầu kể từ khi sốt hoặc phát hiện kháng
thể kháng vi rút Dengue IgM đặc hiệu trong
huyết thanh từ sau ngày thứ 5.


SỰ LƯU HÀNH
CỦA 4 TÍP VI RÚT DENGUE, 1991-2013


3. Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền
 Thời kỳ ủ bệnh: từ 3-14 ngày, trung bình từ 5-7
ngày.
 Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt,
nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu
có nhiều vi rút.
 Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau 8-12 ngày sau hút
máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời.


×