Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

Bài Giảng Những Vấn Đề Tâm Lý Tập Thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.97 KB, 46 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ TẬP THỂ

Giảng viên: ThS Mã Ngọc Thể
DD: 0987 353 354
Email:

Hà Nội - 2011


NỘI DUNG
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA SỰ LIÊN KẾT NHÓM VÀ TẬP
THỂ
1. Các khái niệm
2. Phân loại, giai đoạn phát triển của một tập thể
3. Một số đặc điểm tâm lý trong liên kết nhóm và tập thể
II. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ CẦN CHÚ Ý TRONG ĐỜI SỐNG
TẬP THỂ
1. Nhu cầu có người cầm đầu: thủ lĩnh, thủ trưởng
2. Sự tương đồng tâm lý trong tập thể
3. Bầu không khí tâm lý trong tập thể
4. Dư luận xã hội
5. Nhu cầu xã hội, quan điểm, niềm tin xã hội


NỘI DUNG
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA SỰ LIÊN KẾT NHÓM VÀ
TẬP THỂ
1. Các khái niệm
2. Phân loại, giai đoạn phát triển của một tập thể
3. Một số đặc điểm tâm lý trong liên kết nhóm và tập thể



I.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA SỰ LIÊN
NHÓM
1.KẾT
Các khái
niệmVÀ TẬP THỂ
1.1. Nhóm:
Có nhiều quan điểm khác nhau về nhóm. Trong cuốn "từ điển tâm lý
học", tác giả J.P. Chaplin cho rằng: "nhóm là sự tập hợp các cá
nhân mà ở đó họ có một số đặc điểm chung hoặc theo đuổi một
số mục tiêu giống nhau".
Theo tác giả E.H.Schein, "Nhóm là một cộng đồng của con người, mà
ở đó có các thành viên có sự tương tác lẫn nhau và tự ý thức về
nhóm mình".
Các nhà tâm lý học Xô Viết cho rằng: Nhóm là cộng đồng người
được phân ra trong tổng thể xã hội trên cơ sở những dấu hiệu
nhất định (thuộc tính giai cấp, tính chất của hoạt động chung,
mức độ và các mối quan hệ giữa các cá nhân, đặc điểm tổ
chức...


Các khái niệm: Nhóm (tt)
Theo tác giả Vũ Dũng: "nhóm là cộng đồng người (có hai hoặc
nhiều người) giữa các thành viên có cùng chung lợi ích và mục
đích, có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau".
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi tìm hiểu về nhóm, nhưng dù
ở góc độ nào thì các nhà tâm lý học đều xem nhóm là chủ thể
các hiện tượng tâm lý xã hội, nơi mà các hiện tượng tâm lý xã
hội hình thành, phát triển và diễn ra hết sức phức tạp.



Các khái niệm: Nhóm (tt)
Theo quan điểm tâm lý học xã hội, khi thực hiện các chức
năng xã hội khác nhau, con người đã là thành viên của
nhiều nhóm xã hội khác nhau. Như vậy, vị trí khách
quan của mỗi cá nhân trong hệ thống hoạt động xã hội
được xác định, mặt khác các nhóm này ảnh hưởng đến
sự hình thành ý thức cá nhân. Cá nhân chịu sự chi
phối của một loạt các quan điểm, khái niệm, chuẩn
mực, giá trị của nhiều nhóm khác nhau.
Vậy nhóm là gì?
 Từ các khái niệm trên, ta có thể đưa ra một khái niệm
chung như sau: Nhóm là một cộng đồng có từ hai
người trở lên, giữa họ có sự tác động qua lại và ảnh
hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động
chung.


Các khái niệm (tt)
1.2. Tập thể
- Các nhà tâm lý học xã hội Xô Viết đưa ra khái niệm
tập thể: tập thể là một loại nhóm chính thức có
trình độ phát triển cao. Một trong những đặc trưng
của tập thể là sự thống nhất về định hướng giá trị,
là hoạt động chung có ý nghĩa xã hội cao.
- Tập thể là nhóm nhỏ đặc biệt về mức độ phát triển
và mối quan hệ liên nhân cách của nó trong tập
thể. Về mục đích hoạt động cũng như mối quan hệ
xã hội của nó đối với các nhóm xã hội khác.



Các khái niệm: Tập thể (tt)
-

Về lý thuyết, tập thể là một dạng nhóm đặc biệt, một
dạng nhóm phát triển ở mức độ cao về cơ cấu tổ
chức, về mối quan hệ liên nhân cách bền vững trên
nền tảng của sự đoàn kết nhất trí cao với tinh thần tự
giác trong quá trình thực hiện các mục đích hoạt
động chung và mang ý nghĩa xã hội.

-

Tóm lại, có thể hiểu: tập thể là một tập đoàn người,
một nhóm người liên kết bền vững, có tổ chức, mục
tiêu và nhiệm vụ hoạt động phù hợp với các giá trị xã
hội và lợi ích xã hội; có cơ quan quản lý riêng và là
đơn vị độc lập về mặt pháp lý.


Các khái niệm: Tập thể (tt)
Những dấu hiệu đặc trưng của tập thể:
+ Có mục đích hoạt động nhằm phục vụ sự tiến bộ xã
hội.
+ Có tinh thần kỷ luật, tự giác của các thành viên.
+ Tính cố kết, bền vững trong tập thể cao.
+ Các hoạt động đều có tổ chức chặt chẽ và tồn tại
trong một địa bàn và thời gian nhất định.
+ Có cơ quan quản lý riêng và có các mối quan hệ
pháp lý với các nhóm khác.

+ Hoàn thành những chức năng nhất định do xã hội
quy định.



MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA SỰ LIÊN
KẾT NHÓM VÀ TẬP THỂ
2. Phân loại, giai đoạn phát triển của một tập thể
2.1. Phân loại tập thể
2.2. Các giai đoạn phát triển của một tập thể


Phân loại, giai đoạn phát triển của một
tập thể
2.1. Phân loại tập thể
 Người ta chia tập thể thành hai loại: Tập thể sơ cấp và
tập thể thứ cấp.
 Tập thể sơ cấp: (còn gọi là tập thể cơ sở, tập thể nhỏ...)
có số lượng ít; nó là bộ phận cấu thành của một tập thể
chung. Các thành viên của nó có quan hệ cố định về
lao động, sinh hoạt (một tổ sản xuất, một lớp học...).
 Tập thể thứ cấp là một phạm trù rộng hơn, trong đó các
mục đích, các quan hệ dựa trên ý nghĩa xã hội sâu xa
hơn và xuất phát từ những nhiệm vụ có tính chất vĩ mô
của xã hội (nhà máy, xí nghiệp...).
 Những khái niệm "xã hội", "giai cấp"... đều thuộc phạm
trù nhóm lớn nhưng không phải là tập thể.


Phân loại, giai đoạn phát triển của

một tập thể (tt)
2.2. Các giai đoạn phát triển của một tập thể

Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của tập thể là cần
thiết vì nó giúp cho việc hiểu và lý giải được các vấn
đề tâm lý nảy sinh trong cơ quan, đơn vị trong quá
trình hoạt động và phát triển của nó.
Tập thể có 3 giai đoạn phát triển:
* Giai đoạn thứ nhất: hình thành và ổn định tổ chức
* Giai đoạn thứ hai: gắn kết và thúc đẩy sự phát triển
* Giai đoạn thứ ba: hoàn thiện và phát triển


Các giai đoạn phát triển của một tập
thể (tt)
* Giai đoạn thứ nhất: hình thành và ổn định tổ chức
- Tập thể mới được hình thành, mối quan hệ qua lại giữa các thành
viên trong tập thể bắt đầu được nảy sinh trên cơ sở tìm hiểu nhau
qua công việc.
- Tập thể rất dễ nảy sinh xung đột do mọi người từ những nơi khác
nhau đến, có những thái độ, hành vi, tác phong, lề lối làm việc...
rất khác nhau.
- Kỷ luật tập thể bắt đầu được hình thành dựa trên quyền và trách
nhiệm. Mỗi người đều cố gắng thể hiện vai trò và khả năng của
mình.
- Nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn này là ổn
định tổ chức, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của tập
thể cũng như của mỗi thành viên, hình thành những tiêu chuẩn
hành vi đối với mỗi thành viên trong tập thể, đề cao kỷ luật lao
động.

- Nên dùng phong cách lãnh đạo chuyên quyền, sử dụng biện
pháp mệnh lệnh để điều hành công việc của tập thể.


Các giai đoạn phát triển của một tập
thể (tt)
*Giai đoạn thứ hai: gắn kết và thúc đẩy sự phát triển
- Mối quan hệ giữa các thành viên đã trở nên gắn bó hơn. Kỷ luật
lao động đã được hình thành và được củng cố vững chắc hơn.
- Tập thể xuất hiện những thành viên tích cực, trở thành hạt
nhân, là chỗ dựa của người quản lý.
- Phân công chức trách, chức năng thích hợp cho những người
tích cực, phát huy vai trò của họ trong hoạt động của tổ chức.
-

-

Nhiệm vụ chủ yếu của người lãnh đạo, quản lý là tiếp tục duy
trì, củng cố những tiêu chuẩn hành vi, kỷ luật trong tập thể, tác
động đến sự hình thành những quan hệ tốt giữa các cá nhân,
kịp thời phát hiện và giải quyết những căng thẳng, những xung
đột nảy sinh trong tập thể.
Cần kết hợp khéo léo giữa phong cách chuyên quyền với
phong cách lãnh đạo dân chủ.


Các giai đoạn phát triển của một tập
thể (tt)
* Giai đoạn thứ ba: hoàn thiện và phát triển


-Sự phát triển cao của tập thể: ý thức trách nhiệm của
mỗi thành viên trong tổ chức được nâng cao.
- Mỗi thành viên trong tập thể đều có sự nhận thức rõ
về nhiệm vụ, vai trò của bản thân và nhiệm vụ chung
của tổ chức.
Kỷ luật trong tập thể đã thật sự vững chắc. Sự đoàn
kết, gắn bó giữa các thành viên cùng với ý thức trách
nhiệm, tạo nên sức mạnh tổng lực của cả tập thể
trong việc hoàn thành công việc chung.
- Nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý là tiếp tục
hoàn thiện tập thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của nó. Người lãnh đạo nên chuyển sang
phong cách lãnh đạo dân chủ.


MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA SỰ
LIÊN KẾT NHÓM VÀ TẬP THỂ
3. Một số đặc điểm tâm lý trong liên kết nhóm và tập thể
3.1. Chuẩn mực nhóm
3.2. Áp lực nhóm
3.3. Va chạm và xung đột nhóm


Một số đặc điểm tâm lý trong liên kết
nhóm và tập thể
3.1. Chuẩn mực nhóm
3.1.1. Khái niệm chuẩn mực
3.1.2. Các đặc trưng của chuẩn mực
3.1.3. Vai trò và chức năng của chuẩn mực
3.1.4. Hiện tượng lệch chuẩn trong nhóm



Chuẩn mực nhóm
3.1.1. Khái niệm chuẩn mực
- Các nhà tâm lý học Xô Viết cho rằng: chuẩn mực của
nhóm là hệ thống các quy tắc và là đòi hỏi của cộng
đồng đối với mỗi thành viên, nó đóng vai trò quan trọng
trong việc điều chỉnh hành vi của các thành viên trong
các quan hệ tương hỗ, trong các giao tiếp của nhóm.
- Theo Fischer: chuẩn mực được định nghĩa như một quy
tắc rõ ràng hay ngấm ngầm nhằm áp đặt một phương
thức hành động một cách có tổ chức cho các thành
viên của nhóm.
- Mỗi nhóm nhỏ tồn tại luôn có những hệ thống nội quy,
quy định, quy ước, điều khoản... Sự tác động qua lại
giữa các thành viên trong nhóm nhỏ trước hết bị quy
định bởi các yếu tố đó


Chuẩn mực nhóm: Khái niệm chuẩn
mực (tt)




Chúng ta có thể hiểu khái niệm chuẩn mực như sau: Chuẩn
mực nhóm là một hệ thống các quy định, những mong mỏi của
nhóm yêu cầu các thành viên trong nhóm phải thực hiện và
quyết tâm thực hiện.
Hay nói cách khác: Chuẩn mực là hệ thống những quy tắc, quy

chế do các thành viên trong nhóm, hoặc do thủ lĩnh lãnh đạo
nhóm đặt ra và buộc tất cả các thành viên của nhóm phải thực
hiện chúng.


Chuẩn mực nhóm
3.1.2. Các đặc trưng của chuẩn mực
- Chuẩn mực có thể là công khai, quy định thành văn
bản, được pháp luật thừa nhận; có thể là quy tắc
ngầm ẩn, không có quy định thành văn bản nhưng
buộc các thành viên phải thực hiện.
- Các chuẩn mực thường gắn theo các hình thức
thưởng và phạt đối với các thành viên thực hiện tốt
hoặc chưa tốt.
- Chuẩn mực nhóm phản ảnh bầu không khí tâm lý
nhóm và các mối quan hệ trong nhóm nhỏ.


Chuẩn mực nhóm: Các đặc trưng
của chuẩn mực (tt)
- Phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo hoặc thủ lĩnh nhóm
cũng phản ánh tính chất của chuẩn mực cũng như phương
thức thực hiện chuẩn mực.
- Chuẩn mực mang tính chất tương đối tồn tại trong một giai
đoạn nhất định, cùng với thời gian các chuẩn mực đều có sự
tiến hóa, đào thải.
- Chuẩn mực có tính đặc thù của nhóm nhỏ nhưng lại phản ánh
một phần của nhóm lớn.



Chuẩn mực nhóm
3.1.3. Vai trò và chức năng của chuẩn mực
Vai trò của chuẩn mực:
- Định hướng cho nhận thức và hành động của cá nhân
trong nhóm.
- Thống nhất hành vi, điều chỉnh hành vi của các cá
nhân để thực hiện các mục tiêu chung của nhóm.
- Quyết định phương thức ứng xử trong quan hệ giữa
các thành viên với nhau.
- Đảm bảo cho sự hình thành và tồn tại một trật tự của
nhóm, một hệ thống ứng xử của các thành viên nhóm.


Chuẩn mực nhóm: Vai trò và chức
năng của chuẩn mực(tt)
Chức năng của chuẩn mực nhóm
-

Điều chỉnh và hướng dẫn hành vi của các cá nhân trong nhóm
xã hội.

-

Chức năng tránh xung đột và giải quyết xung đột.

-

Chức năng giáo dục của chuẩn mực.



Chuẩn mực nhóm
3.1.4. Hiện tượng lệch chuẩn trong nhóm
- Theo Frohlich. W.D: “Hành vi lệch chuẩn là hành vi
không phù hợp với chuẩn mực xã hội hiện hành. Ở
đây sự sai lệch là khái niệm dùng để chỉ những sự
khác nhau về chất hay lượng giữa hành vi của một cá
nhân và một chuẩn mực, một hệ quy chiếu”
- Trong quá trình hoạt động chung của nhóm, bên cạnh
các cá nhân thích nghi hoàn toàn với các chuẩn mực
của nhóm, còn có các cá nhân không tuân theo các
chuẩn mực đó (không thích nghi với chúng). Các các
nhân này gọi là các thành viên lệch chuẩn.
- Đặc điểm của các cá nhân lệch chuẩn là thích độc lập.
Trong suy nghĩ và hành động, họ ít dựa vào chuẩn
mực của nhóm mà dựa vào các nhu cầu của bản thân.


Chuẩn mực nhóm: Hiện tượng lệch
chuẩn trong nhóm(tt)

Nguyên nhân của hiện tượng lệch chuẩn:
+ Nhóm không đủ sức sức hấp dẫn đối với cá nhân: Do không đáp
ứng được nhu cầu, lợi ích của họ, do công tác quản lý kém hiệu
quả... thì ảnh hưởng của nhóm đến họ ngày càng giảm. Như vậy,
ảnh hưởng của nhóm không thể vượt qua được những suy tính
của cá nhân (nhiều khi những suy tính này lại trái với các chuẩn
mực của nhóm).
+ Mức độ tiếp xúc của cá nhân với các thành viên trong nhóm ít: Cá
nhân ít tham gia vào các hoạt động chung thì nhóm cũng khó ảnh
hưởng đến được các thành viên. Cá nhân nảy sinh những hành

vi tự ý muốn không phù hợp với các chuẩn mực của nhóm.
+ Cá nhân thuộc một nhóm khác (nhóm hội viên): Một số cá nhân là
thành viên của một nhóm, nhưng lại hướng tới một nhóm khác.
Tác động của nhóm này đến cá nhân mạnh hơn nhóm mà cá
nhân là thành viên chính thức. Trong trường hợp này cá nhân bị
đánh giá là thành viên lệch chuẩn, bởi vì anh ta khác với các
thành viên khác của nhóm.


×