MỞ ĐẦU
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp
với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông
thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối
với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây
dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ
cấu kỉnh tế hợp ỉỷ, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kỉnh tế - xã hội phát
triển ngày càng hiện đại
Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, phù họp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông
thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương
trình lớn của Đảng và Nhà nước, đây là chương trình mang tính tổng hợp,
sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Mục tiêu chung của chương trình
được Đảng ta xác định là: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triến nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật
tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao.
Đe triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Ninh Phước cần những giải pháp quản lý kinh tế
cụ thể,
thiết thực, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Vì vậy,
em chọn Đe tài “Đỗi mới nâng cao hiệu lực quản kỷ kinh tế Nhà nước
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại
huyện Ninh Phước” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn Quản lý
Nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo... Bài tiểu
luận này bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý Nhà nước về kinh tế
Chương 2: Đổi mới nâng cao hiệu lực quản ký kinh tế Nhà nước
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại
huyện Ninh Phước.
Chương 3: Ket quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới tại huyện Ninh Phước.
CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Khái niệm:
@
Kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội
1.
của con người; nói đến kinh tế là nói đến tiền bạc, của cải, nguồn thu nhập
việc làm, thất nghiệp, giàu nghèo, phúc lợi, điều kiện sống, môi trường và
môi sinh, tiết kiệm và lãng phí cũng như các hoạt động xã hội nhằm thu
và sử dụng của cải cho việc tạo ra hạnh phúc và sức khỏe của con người,
sự ổn định và phát triển bền vững của các quốc gia.
2.
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kỉnh tế thị trường
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động của các cơ quan quản lý
nhà nước đối với các đơn vị kinh tế cơ sở, các ngành, các địa phương, các
vùng kinh tế cũng như tổng thể nền kinh tế quốc dân nhằm đạt tới mục
tiêu kinh tế xã hội đề ra.
Khái niệm cho thấy quản lý kinh tế là sự tác động có tổ chức, có
mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý. Đó là quá trình phức
tạp, gồm nhiều loại công việc. Mục tiêu của quản lý kinh tế là sử dụng tối
ưu các nguồn lực để phục vụ cho lợi ích của con người và đạt hiệu quả
kinh tế - xã hội cao nhất.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Do đó, quản lý nhà nước về kinh tế có vai trò quan trọng. Nó
là nhân tố quyết định sự thành bại của một hệ thống kinh tế, là nguồn lực
quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế làm cho các hoạt động
trong hệ thống kinh tế ăn khớp, nhịp nhàng. Quản lý kinh tế góp phần định
hướng và điều tiết nền kinh tế theo mục tiêu đã xác định, đưa đường lối,
chính sách, luật pháp vào cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển năng
lực cá nhân và tinh thần tập thể.
Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp
quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được
các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở
rộng giao lưu quốc tế - Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế được
thực hiện thông qua ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà
nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động
quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện
bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ).
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, vận hành bằng cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chức năng quản lý kinh tế của
Nhà nước
được xác định là chức năng quản lý kinh tế vĩ mô với các nội dung cơ bản
như sau:
%
Một là, Nhà nước cần tạo được môi trường và điều kiện cho hoạt động
sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Bảo đảm sự ổn định về
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cho sự phát triển của nền kinh tế. Duy trì
trật tự, an toàn xã hội, thi hành nhất quán các chính sách và thể chế theo
hướng đổi mới, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, hạn chế lạm phát, điều tiết
các quan hệ thị trường.
Hai là, dẫn dắt và hỗ trợ những nỗ lực phát triển thông qua chiến lược,
kế hoạkh, các chính sách kinh tế, sử dụng có trọng điểm các nguồn lực kinh
tế quốc doanh, tạo nguồn lực để phát triến kinh tế Nhà nước trong những
ngành, lĩnh vực trọng yếu, như hạ tầng kinh tế, xã hội, hệ thống tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm xã hội, những cơ sở sản xuất và thương mại dịch vụ
quan trọng, một số doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ có quan hệ đến quốc
phòng - an ninh, khai thông các quan hệ kinh tế.
Ba là, cần tiếp tục hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội một
cách cụ thể và hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và
công bằng xã hội. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá
đói, giảm nghèo; thu hẹp khoảng cách và trình độ phát triển giữa các vùng,
các tầng lớp dân cư, giải quyết việc làm cho người lao động.
Bổn là, Nhà nước tiếp tục tăng cường các biện pháp kiếm tra, giám
sát, điều chỉnh hoạt động nền kinh tế hợp lý, vận hành nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội
nhập kinh tế quốc tế.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua quản lý Nhà nước về
kinh
tể
Để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với quá
trình phát triển kinh tế ở nước ta thiết nghĩ cần thực hiện một số giải pháp
sau dây:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình để định hướng
cho sự phát triển của nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý theo quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã
hội có tính mở và thực tiễn cao, coi trọng các chỉ tiêu chất lượng. Chiến lược
phát triển kinh tế được xem như là sự lựa chọn có căn cứ khoa học của các
mục tiêu dài hạn và cơ bản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với
chọn lọc các phương tiện, biện pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu đó. Chiến
lược được cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch phát triển trong từng
thời kỳ nhằm bảo đảm những cân đối chủ yếu cho nền kinh tế và định hướng
cho sự vận động của nền kinh tế.
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư, kinh doanh
trong cơ chế thị trường, duy trì trật tự, kỷ cương, điều chỉnh hành vi trong
kinh tế. Do đó, cần phải đối mới việc xây dựng ban hành, thực thi luật pháp
theo đúng yêu cầu của việc tổ chức quản lý kinh tế - xã hội trong cơ chế thị
trường, bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, phù họp với luật pháp và thông lệ
quốc tế, tăng cường pháp chế để nâng cao hiệu quả của công cụ pháp luật.
Hiện nay pháp luật về hoạt động kinh tế ngày càng hoàn thiện nhưng còn có
sự chồng chéo, quy định một cách chung chung, dẫn đến quá trình thực hiện
có nhiều bất cập, cần phải hoàn thiện.
Thứ ba, hoàn thiện và cải cách môi trường trong hoạt động kinh doanh.
Tách chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý
sản xuất - kinh doanh, chức năng hành chính với chức năng dịch vụ công,
xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả và minh bạch, phân định và
làm rõ các quy chế pháp lý khác nhau đối với các loại cơ quan, phân rõ
quyền hạn và trách nhiệm của sở, ban, ngành, phối hợp với các bộ liên quan,
tránh tình trạng quản lý chồng chéo, đùn đẩy công việc và trách nhiệm; giảm
bớt quyền, làm rõ trách nhiệm, tăng cường giám sát và đánh giá công việc
của cơ quan và công chức nhà nước từ trung ương đến địa phương, nhất là
quyền “thẩm định”, “phê duyệt”, “chấp thuận”, quyền cho phép và cấp
phép,... chuyển sang hướng dẫn, kiểm tra việc thực thi pháp luật.
Tăng cường phân cấp quản lý kinh tế, bảo đảm các chính sách kinh tế
vừa thống nhất, vừa đa dạng hoá, tăng cường cải cách hành chính từ trên
xuống theo yêu cầu thực tế và nhiệm vụ quản lý Nhà nước, phù hợp cam kết
hội nhập và thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi và lòng tin cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp cả trên thị trường trong nước và quốc tế; rà soát bãi bỏ hoặc cải
cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh gọn; đẩy mạnh việc tinh
giản các bộ phận phòng, ban trong bộ máy quản lý chính quyền các cấp;
phân công phân cấp và xác định trách nhiệm rõ ràng.
Thứ tư, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và phân cấp cho địa
phương trong việc quản lý kinh tế.
Cần tạo lập cơ chế phôi hợp giữa các cơ quan của Quốc hội (ban hành
luật), cơ quan của Chính phủ (hướng dẫn thi hành luật) với các địa phương
trong việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với kinh tế. Quy định chế độ báo
cáo, chế độ trách nhiệm, các chế tài cần thiết xử lý vi phạm đôi với việc quản
lý các dự án kinh tế. Cần có kiến nghị kịp thời đối với cơ quan quản lý Nhà
nước đe tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư lĩnh vực
kinh tế.
Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát và nâng cao năng lực, hiệu
quả kiểm tra, thanh tra, giám sát trong các lĩnh vực kinh tế.
Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh yực
kinh tế nhằm phát hiện, ngăn chặn những hành vi gây lãng phí, thất thoát tiền
vốn của Nhà nước. Thanh tra nhằm phát hiện những thiếu sót, sơ hở trong cơ
chế quản lý của Nhà nước, kiến nghị với Nhà nước đế khắc phục và xử lý;
thực hiện xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra. Thực hiện chặt chẽ khâu lập,
thẩm định trước khi trình phê duyệt.
Thứ sáu, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, điều
hành quản lý kinh tế.
Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp
cho cán bộ quản lý phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế là cần thiết,
trong đó đào tạo những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện để cán bộ quản lý
nghiên cứu về kinh tế thị trường và các kiến thức liên quan, như thị trường
vốn, thị trường xây dựng, thị trường bất động sản...
Thứ bảy, Mở rộng hợp tác quốc tế, trao đối kinh nghiệm quản lý nền
kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm chia sẻ và học hỏi
kinh nghiệm trong quá trình quản lý nền kinh tế.
Nen kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị
trường sẽ tồn tại lâu dài - suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Mặt trái của cơ chế thị trường mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội,
đó là sự phân hoá giàu nghèo quá mức, tâm lý sùng bái đồng tiền và vì đồng
tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phấm của con người. Vĩ vậy, quản lý Nhà
nước về kinh tế là một yêu cầu cần thiết - khách quan, nhằm quản lý các
thành phần kinh tế và thị trường hoạt động
•?
r
Đôi mới nâng cao hiệu lực quản kỹ kinh tê Nhà nước thực hiện chương
trình
r
mục tiêu Ọuôc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Ninh Phước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, theo quan điểm: tăng trưởng kinh tế phải
gắn liền với tiến bộ, công bằng xã bội và bảo vệ môi trường cũ.
CHƯƠNG 2
ĐỔI MỚI NÂNG CAO HIỆU Lực QUẢN KÝ KINH TÉ NHÀ NƯỚC
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DựNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN NINH PHƯỚC
•
9
I. Đặc điểm tình hình huyện Ninh Phước
Ninh Phước là huyện nằm phía Nam tỉnh Ninh Thuận, phía Đông giáp
biển Đông, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn, phía Nam giáp huyện Thuận Nam
và phía Bắc giáp Thành phố Phan Rang - Cháp Chàm; tổng diện tích tự nhiên
342,3 km2, có 8 xã và 01 thị trấn, với dân số 128.575 người, trong đó dân tộc
Kinh 86.113 người, chiếm tỷ lệ 66,98%, dân tộc Chăm 39.702 người, chiếm
tỷ lệ 30,88% và một số dân tộc khác như Tày, Nùng, Mường... đồng bào các
dân tộc sống xen kẽ, tương trợ lẫn nhau.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới trong điều kiện điểm xuất phát kinh tế thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa
vào nông nghiệp là chính, kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều thiếu thốn,
giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi còn hạn chế, giá trị sản xuất thấp, tỷ
lệ hộ nghèo còn cao, đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.
11= Đổi mới nâng cao hiệu lực quản ký kỉnh tế Nhà nước
chựơng thực hiện trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mói tại
huyện Ninh Phước,1. Đối mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện:
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp
hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 02-
NQ/TU ngày 24/5/2011 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; Quyết
định 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng chính phủ về toàn dân
chung sức xây dựng nông thôn mới. Ban Thường vụ huyện ủy đã tổ chức hội
nghị học tập, quán triệt, triển
khai thực hiện các văn bản của Trung ương và Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức. Đồng thời, ban
hành Chương trình hành động số 42-CTHĐ/HU ngày 18/11/2008 thực hiện
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) và Chương trình hành động số 201 của
Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ban hành Nghị quyết số 13NQ/HU ngày 20/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng thực
hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015 và đến năm
2020; Công văn số 987-CV/HU ngày 26/8/2013 về việc xây dựng kế hoạch
công tác chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới; Công văn số 937-CV/HU ngày 08/7/2013 về việc đẩy
mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới; Ke hoạch số 59KH/HU ngày 08/3/2013 về việc xây dựng và nhân rộng điển hình “Dân vận
khéo” thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến
năm 2015; Quyết định số 747-QĐ/HU ngày 24/9/2012 về việc thành lập Ban
Chỉ đạo thực hiện Ket luận số 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đe án
nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt
Nam giai đoạn 2010- 2020”...Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số
02-NQ/TU ngày 24/5/2011 của Tỉnh ủy; Quyết định 1620/QĐ-TTg ngày
20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ gắn kết chặt chẽ với việc “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phong trào thi đua “chung sức
xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư”.
Sau hội nghị quán triệt của huyện ủy, cấp ủy các chi bộ, Đảng bộ trực
thuộc và các ngành, các đoàn thế đã xây dựng Chương trình hành động, Ke
hoạch thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Chương trình hành động của
Tỉnh ủy, Huyện ủy phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị mình.
Mặt trận và các đoàn thể lồng ghép quán triệt, tuyên truyền trong cán bộ,
đoàn viên, hội viên; tố chức họp dân theo từng thôn, điểm dân cư... để tuyên
truyền, vận động về chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; mục đích, yêu
cầu và nội dung xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao nhận thức cho cán
bộ, hội viên và nhân dân...điến hình như úy ban Mặt trận hướng dẫn cơ sở
xây dựng khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường theo chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Hội nông dân các cấp
triển khai thực hiện Đề án "nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội nông dân
Việt Nam trong phát triến nông nghiệp, xây dựng nông thồn mới và xây dựng
giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020"; Đoàn Thanh niên với
phong trào “tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2013 2015”; ngành tư pháp với phong trào “chung sức góp phần xây dựng nông
thôn mới" tại xã Phước Thái...
UBND huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, đồng thời chỉ
đạo các ngành chức năng, UBND các xã tổ chức tuyên truyền Nghị quyết số
26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 02-NQ/TU của
Tỉnh ủy; Quyết định 1620/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện; phát thanh chương trình
“Hỏi đáp về xây dựng nông thôn mới”, thường xuyên đưa tin các hoạt động
khuyến nông và hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; những cách làm
mới, những gương điển hình trong lao động sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau
xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng; những sáng kiến, mô
hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao; tổ chức Lễ phát động thi đua
“Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011-2015 trên địa
bàn huyện, xã; Hội thảo chuyên đề “Xây dựng nông thôn mới, giải pháp và
hiệu quả”...
Nhìn chung, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận
và đoàn thể đã thực hiện khá nghiêm túc việc tổ chức học tập, quán triệt, xây
dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày
24/5/2011 của Tỉnh ủy; Quyết định 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ
tướng chính phủ; sau khi học tập, quán triệt, cán bộ, đảng viên và các tầng
lóp nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò quan trọng của nông
nghiệp, nông dân, nông thôn và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế-xã hòi, on định
an ninh chính trị, đảm bảo trật tự xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoa
dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.
2. Đổi mới công tác triển khai thực hiện
UBND huyện xây dựng Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 20/10/2011
phát động thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; Ke hoạch số
33/KH- UBND ngày 17/04/2012 về việc triển khai thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 huyện Ninh Phước; Quyết định
thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện, ban hành quy chế hoạt
động của Ban chỉ đạo; phân công thành viên phụ trách địa bàn để hỗ trợ công
tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại các xã; đồng thời, chỉ đạo các phòng
ban chuyên môn xây dựng các Ke hoạch và tố chức thực hiện; hàng quý tố
chức họp giao ban báo cáo kết quả và giải quyết các vướng mắc phát sinh
trong quá trình thực hiện. Đối với cấp xã, Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án và
bộ phận giúp việc được thành lập ở tất cả 8 xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy
làm trưởng Ban Chỉ đạo, chủ tịch UBND xã làm trưởng Ban Quản lý chương
trình xây dựng nông thôn mới; đồng chí Trưởng thôn làm Trưởng Ban Phát
triến xây dựng nông thôn mới tại các thôn. Ban chỉ đạo huyện phối hợp tổ
chức các lớp tập huấn cho cán bộ cấp huyện, xã để triển khai cơ chế, chính
sách của Trung ương, của tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, xây
dựng Kế hoạch số 901/KH-ƯBND ngày 18/5/2012 về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức cấp xã về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Ninh Phước giai đoạn 2012-2015. Phối hợp tổ chức
tập huấn chuyên đề về xây dựng nông thôn mới cho thành viên Ban chỉ đạo
xây dựng nông thôn mới và cán bộ huyện, xã; qua đó, nâng cao năng lực cho
đội ngũ cán bộ, góp phần triển khai thực hiện tốt chương trình xây dựng nông
thôn mới tại địa phương.
Qua 05 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới (2011-2015) đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là
làm thay đổi tập quán canh tác, cách nhìn nhận của nhân dân đối với chủ
trương xây dựng nông thôn mới; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
'
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
JỊtìến khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện, công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân được đặt lên hàng đầu
nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia xây dựng nông
thôn mới, hiệu quả, lợi ích mang lại từ Chương trình trong việc nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Huyện Ninh Phước đã huy động toàn
bộ hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận
động Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, cụ thể:
-
Ban Tuyên giáo huyện ủy phối hợp với các ngành chức năng
xây dựng Đe cương tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền
rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; đế cán bộ, đảng viên và nhân
dân hiếu về tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới; hiểu được nội dung, phương pháp, cách làm, nghĩa vụ và
trách nhiệm trong việc xây dựng nông thôn mới tạo ra phong trào thi đua sâu
rộng của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở và nhân dân các xã trong
toàn huyện giúp cho cộng đồng chủ động hơn trong việc tham gia thực hiện
Chương trình mục tiêu, xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước trong
xây dựng nông thôn mới.
-
ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức
thực hiện các nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới theo chức năng,
nhiệm vụ của mình, nhất là tăng cường công tác tuyên truyền các thành quả
của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương. Tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào
thi đua xây dựng nông thôn mới nhằm biểu dương, khen thưởng những tập
thể và cá nhân, nhất là người dân trong công cuộc tham gia xây dựng nông
thôn mới.
-
Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới của huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, giúp đỡ
các xã triển khai thực hiện đề án, đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
đồng thời tiến hành sơ kết hàng năm để đánh giá rút kinh nghiệm trong quá
trình triển khai thực hiện và biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biếu
trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.
-
Các tố chức cơ sở Đảng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo
dục cho cán bộ, đảng viên nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong
công cuộc xây dựng nông thôn mới, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội; nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, vận
động gia đình và người dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
-
Mặt trận, các Hội, đoàn thể chính trị - xã hội tích cực vận động
nhân dân tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở
khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới; phát động phong trào thi đua
sản xuất kinh doanh, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, xã văn hóa.
Mỗi đoàn thể cần vận động đoàn viên, hội viên đảm nhận trách nhiệm cụ thế
theo chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần hoàn thành các tiêu chí của
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (như Hội phụ nữ,
Đoàn thanh niên đảm nhận tiêu chí về môi trường; Hội Nông dân về tiêu chí
cơ cấu lao động hay tổ chức sản xuất;...). Tổ chức việc tuyên truyền thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến tận cán bộ,
đoàn viên, hội viên.
. Nội dung, hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: UBND huyện
đã chỉ đạo các địa phương và tổ chức phát động Phong trào thi đua “Toàn dân
chung tay xây dựng nông thôn mới ” gắn với cuộc vận động “toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” ở cấp huyện và xã; Ban Dân
vận huyện ủy triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” thực hiện
“Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới”; ủy ban Mặt trận tổ quốc
Việt Nam huyện tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đọan mới; Hội Phụ nữ huyện
tố chức tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia và thực hiện thực
hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia
đình hạnh phúc” và “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; Huyện Đoàn phát
động phong trào “Tuối trẻ Ninh Phước chung tay xây dựng nông thôn mới”;
Hội Nông dân tổ chức hội thi nhà nông đua tài, kết hợp với tìm hiểu về xây
dựng nông thôn mới...
Ngoài ra, còn tuyên truyền trực quan, cấp phát số tay hỏi đáp xây dựng
nông thôn mới, xây dựng các điểm panô; tuyên truyền thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng: phối hợp với Đài phát thanh-Truyền hình xây dựng
các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự chuyên đề về xây dựng nông thôn
mới.
Công tác tuyên truyền vận động đã góp phần rất quan trọng giúp cán
bộ và nhân dân có nhận thức đúng về Chương trình, thay đổi nếp nghĩ, khắc
phục một bước tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, khơi dậy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, đến nay đã được triển khai rộng
khắp, tạo nên một phong trào có sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân; bên
cạnh các nguồn lực đầu tư của Nhà nước nhiều công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội nông thôn có sự đóng góp không nhỏ của Nhân dân.
4. Thành lập và thường xuyên củng cố, kiện toàn bộ máy chỉ đạo
thực hiện Chương trình
Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp thường
xuyên được kiện toàn do đồng chí Bí thư huyện ủy, Bí thư đảng ủy các xã
làm Trưởng Ban nhằm chỉ đạo xuyên suốt, huy động cả hệ thống chính trị,
nhất là các Ban xây dựng Đảng, Mặt trận và các đoàn thể tham gia vào xây
dựng nông thôn mới đạo để huy động tổng lực hệ thống chính trị tham gia
xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả hơn. Công tác xây dựng nông thôn mới
được chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, tạo những thay đổi quan trọng; tinh thần
trách nhiệm từng thành viên Ban chỉ đạo các cấp được nâng lên, công tác
triến khai, tô chức thực hiện tập trung và có lộ trình cụ thế hơn, nối bật là:
ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, phân công thành viên Ban chỉ
đạo phụ trách địa bàn để hỗ trợ công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại
các xã, xác định lại nhiệm vụ cụ thể từng thành viên Ban chỉ đạo các cấp, từ
đó có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Trong năm 2015, đã thành lập,
ban hành quy chế hoạt động Văn phòng nông thôn mới huyện, chỉ đạo hướng
dẫn các xã bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện Chương trình.
5. Kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo, điều hành Chương trình:
^Trên cơ sở các văn bản của trung ương, các Bộ ngành, tỉnh...liên quan
đến Chương trình, cấp ủy, UBND, BCĐ nông thôn mới các cấp đã ban hành
một sổ văn bản chỉ đạo, tố chức chương trình làm việc đế triến khai thực hiện
Chương trình phù hợp với điều kiện của địa phương như:
Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 13-NQ/HU ngày 20/11/2011 về tăng
cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020 trên địa bàn huyện; ƯBND huyện
xây dựng Ke hoạch số 33/ KH - UBND ngày 17/4/2012, về triển khai
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20112015 và đến năm 2020 trên địa bàn huyện. Đồng thời kịp thời quán triệt, triển
khai thực các văn bản của Bộ, ngành liên quan về xây dựng nông thôn mới để
triển khai thực hiện.
á, Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội
ngũ cấn bộ
Đã có 485 lượt cán bộ từ huyện đến thôn được tập huấn trong tỉnh; có
15 cán bộ huyện, xã tham gia học tập, tham quan các mô hình về xây dựng
nông thôn mới ngoài tỉnh liên quan các nội dung như: công tác lập quy hoạch,
lập đề án trong chương trình xây dựng nông thôn mới, lập phương án phát
triến sản xuất, lập kế hoạch, hướng dẫn đánh giá tiêu chí và thủ tục thẩm tra,
thẩm định công nhận xã đạt tiêu chí nông thôn mới...
CHƯƠNG3
KẾT QUẢ THựC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN NINH PHƯỚC
y
'
©
e
o
lyKễt quả thực hiện
-I. tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới
Đến nay, Đồ án quy hoạch (quy hoạch chung) và Đề án nông thôn mới
của các xã đã được phê duyệt, các quy hoạch chi tiết cũng được các địa
phương tập trung hoàn chỉnh, cụ thế: Đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch Trung
tâm hành chính
(TTHC), Đồ án Quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp, Đồ án
Lê Hồ Trung Kiên
Thuận
Quy
-14 - XDĐ - CQNN K32 Ninh
hoạch chi tiết khu dân cư 8/8 xã, các đồ án đã phê duyệt được các địa phương tổ
chức cắm mốc địa giới và công bố quy hoạch.
1. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
Phát triển sản xuất là mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn
mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, làm cho bộ
mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Thời gian qua, nhờ tập trung chỉ đạo
phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, có giá trị và có khả
năng cạnh tranh trên thị trường; trong nông nghiệp, việc đấy mạnh ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất với hơn 25 mô hình sản xuất theo công
nghệ mới đã làm gia tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích từ 74,5
triệu đồng/ha/năm (vào năm 2010) lên 142,3 triệu đồng (trong năm 2015).
Hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục được duy trì phát triển,
kinh tế trang trại có dấu hiệu phát triến mạnh mẽ, góp phần chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, nâng thu nhập cho người nông dân từ 8,7 triệu
đồng/năm (vào năm 2010) lên 23,9 triệu đồng (trong năm 2015). Đã tập trung
chỉ đạo vận động nhân dân ứng dụng và nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả
như mô hình "1 phải 5 giảm" trên cây lúa trên 3.454 ha tại các xã - thị trấn,
mô hình tiết kiệm được chi phí từ 1,5 đến 2 triệu đồng/ha và thu nhập cao
hơn từ 7- 9 triệu đồng/ha so với canh tác lúa truyền thống; mô hình "tưới
nước tiết kiệm", sản xuất rau an toàn 242 ha tại 02 xã An Hải, Phước Hải 60
ha; qua mô hình giúp người dân biết tổ chức sản xuất tập trung, mở rộng quy
mô đáp ứng thị trường trong và ngoài tỉnh, lợi nhuận mô hình từ 15 - 30 triệu
đồng/ha; mô hình nuôi dê, cừu vỗ béo tại một số xã và thị trấn Phước Dân
mang thu nhập ổn định cho bà con từ 13-15 triệu đồng với quy mô nuôi
10con/3 tháng; mô hình trồng táo, nho theo hướng Vietgap...
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, thường xuyên
mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn...đã góp phần làm thay đổi tập
quán sản xuất, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập đáng kể cho người
nông dân.
Đến nay, đã có 7/8 xã đạt tiêu chí thu nhập, chiếm tỉ lệ 87,5%; 8/8 xã
đạt tiêu chí việc làm, chiếm tỉ lệ 100%; và 7/8 xã đạt tiêu chí hộ nghèo,
chiếm tỉ lệ 87,5%.
ì 3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
Từ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình và các nguồn vốn lồng
ghép, đóng góp của nhân dân... Trong giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn
huyện nhiều công trình cơ sở hạ tầng được các địa phương quan tâm đầu tư
xây dựng, cải tạo, nâng cấp đã tạo diện mạo mới cho nông thôn, góp phần
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hoàn thành các tiêu chí nông
thôn mới, đặc biệt là các hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, Chợ nông
thôn, trường h ọ c . . c ụ thể:
-
Giao thông- thủy lợi: Đã kiên cố hóa 100% giao thông đường
trục xã; kiên cố hóa 65,7% đường trục thôn, đạt; kiên cố hóa 56% đường nội
đồng. Hiện nay đã có 5/8 xã đạt tiêu chí giao thông, 4/8 xã đạt tiêu chí Thủy
lợi.
-
Trường học: Hiện đã có 4/8 xã có trường học đạt chuẩn về cơ sở
vật chất.
-
Trạm y tế: Hầu hết Trạm y tế các xã trên địa bàn huyện đều đảm
bảo phục vụ khám chữa bệnh ban đầu cho người dân, hiện đã có 3/8 xã có
Trạm y tế đạt chuẩn về têu chí Y tế.
-
Chợ nông thôn: Hiện đã có 7/8 xã đạt chuẩn về tiêu chí Chợ
nông thôn.
-
Cơ sở vật chất Văn hóa: Trên địa bàn huyện hiện có 6/8 xã đạt
tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa.
1. về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường
-
Vãn hóa: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, đến nay, đã phát
động xây dựng danh hiệu “Thôn văn hóa” 51/51 thôn, đã xét công nhận
37/51 tổng số thôn trên địa bàn huyện đạt chuẩn thôn văn hóa; phát động xây
dựng “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” 8/8 xã; 100% khu dân cư đều
xây dựng và triển khai thực hiện Quy ước, hương ước văn hóa.
Giảo dục: công nhận 07 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1,
-
nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn huyện lên 18/55 trường, đạt tỷ
lệ 33%; duy trì đạt
chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và tiểu học - xóa mù
chữ; công nhận 8/9 xã - thị trấn đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; số trẻ 5
tuổi được huy động đến trường đạt 96,2%.
Y tế: Đen nay, 100% trạm y tế xã đều có nữ hộ sinh và 03 trạm y
-
tế có bác sỹ; có 59,62% người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ phát triển
dân số tự nhiên còn 1%; tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng theo quy định đạt
96,3%, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 14,28%.
Môi trường: Đen nay, 8/8 xã trên địa bàn huyện đã tổ chức thu
-
gom rác thải theo đề án (100% các thôn/8 xã đều có tổ thu gom rác).
Đen nay, đã có 8/8 xã đã đạt tiêu chí Môi trường và Giáo dục, 3/8 xã
đạt tiêu chí Y tế va 7/8 xã đã đạt tiêu chí về Văn hóa.
\
5. về xây dựng hệ thống tồ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn
giữ an
ninh, trât tư xã hôi.
S i ©
©
Hàng năm , trên 80% Đảng bộ và chính quyền các xã hàng năm đều
đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”. Tình hình an ninh chính trị - trật tự
an toàn xã hội được giữ vững on định. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tố
quốc được phát triển sâu rộng, hình thành nhiều mô hình tự quản về an ninh
trật tự.
Đã có 7/8 xã đạt tiêu chí 18 về hệ thống tổ chức chính trị xã hội, 4/8 xã
đạt
tiêu qhí 19 về An ninh trật tự xã hội.
\,
6* Kêt quả huy động, sử dụng nguôn lực
,
Trong 5 năm 2011-2015, Chương trình đã huy động được 232,274 tỷ
đồng, (trong đỏ: Ngân sách Trung ương 16.633 triệu đồng, ngân sách địa
phương 32.463, Yon lồng ghép từ các Chương trình khác 59.334 triệu đồng
và một số nguồn vốn khác) đầu tư bê tông đường giao thông nông thôn, giao
thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương; thiết bị văn hóa, phát triển mô hình
sản xuất và đầu tư sữa chữa trạm ỵ tế, trang bị thiết chế văn hóa...
1. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới:
Đen nay huyện Ninh Phước đã có 03 xã Phước Thái, Phước Sơn,
Phước Thuận đạt chuẩn nông thôn mới (Công nhận xã đạt chuẩn nông thôn
mới vào tháng 9/2015); xã Phước Vinh đạt 17/19 tiêu chí; 02 xã Phước Hữu,
Phước Hậu đạt 15/19 tiêu chí; xã An Hải đạt 13 tiêu chí và xã bãi ngang
Phước Hải đạt 09/19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn
mới.
II Đánh giá chung:
7 Ưlí điểm: Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được các ngành,
các địa phương quan tâm, đôn đốc thực hiện. Ngoài nguồn vốn của chương
trình nông thôn mới, đã lồng ghép được nhiều nguồn vốn để xây dựng các
công trình cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống nhân dân, thực hiện các mô hình
phát triển kinh tế nâng cao thu nhập. Nhân dân, doanh nghiệp, tố chức kinh
tế... tích cực hưởng ứng, đóng góp tham gia thực hiện chương trình.
Cả hệ thống chính trị của huyện, xã tập trung vào cuộc chỉ đạo, hướng
dẫn và thực hiện chương trình; Bộ máy chỉ đạo, điều hành ở các cấp thường
xuyên được kiện toàn, đảm bảo hoạt động ổn định. Có nhiều cách làm hay,
phù hợp với địa phương như phân công lãnh đạo các ban ngành phụ trách
hướng dẫn đến từng thôn; tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân để tiếp thu
và chỉ đạo kịp thời những khó khăn ở địa phương. Đội ngũ cán bộ thực hiện
chương trình được tập huấn, bồi dưỡng đã từng bước nâng cao nhận thức,
hiểu biết về nội dung chương trình.
Nhiều công trình cơ sở hạ tầng được các địa phương quan tâm đầu tư
xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Nhiều mô hình mới được thí điếm, người lao
động có ý thức thay đổi tâp quán sản xuất do được tập huấn, đào tạo các kỹ
thuật sản xuất tiến bộ.
2. Những tằn tại, hạn chế:
-
Xuất phát điểm của nền kinh tế huyện thấp, thu nhập chính của
người dân từ nông nghiệp, đời sống của người dân còn khó khăn nên việc huy
đông nguồn lực trong dân còn nhiều khó hạn chế.
-
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối
với các cấp, các ngành là còn mới mẻ, một số nơi triển khai còn chậm và lúng
túng. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thế trong việc triến khai
thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới có lúc có nơi còn chậm.
-
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm
đúng mức đến công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân về quan điểm
mục tiêu, nhiệm vụ xây xây dưng nông thôn mới, một số nơi vai trò chủ thể
của người dân chưa xác định rõ ràng, từ đó một số nơi tư tưởng của người
dân còn trong chờ ỷ lại vào nhà nước.
-
Việc tổ chức công khai và tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch
một số nơi chưa quan tâm đúng mức; đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông nông
thôn, nội đồng và hệ thống thủy lợi tuy có quan tâm đầu tư nhưng còn thiếu
và yếu.
-
Năng lực điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở và các cơ
quan tham mưu huyện còn nhiều hạn chế.
\
3. Bài học kinh nghiệm: Từ những kết quả đạt được và những khó khăn,
tồn
tại đã nêu, có thể rút ra một số kinh nghiệm qua 05 năm thực hiện xây dựng
nông thôn mới như sau:
-
Một ỉà: Phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự
vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị nhất là sự lãnh, chỉ đạo
sâu sát của các cấp ủy Đảng. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tạo
được đồng thuận của quần chúng nhân dân, thì nơi đó sẽ nhanh chóng đạt
được mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Quá trình chỉ đạo điều hành phải
thường xuyên kiểm tra đôn đốc, rút kinh nghiệm.
Thứ hai: cấp ủy, Chính quyền các cấp cần quán triệt sâu kỹ 19
-
tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, xem đây vừa là công cụ vừa là nhiệm vụ
cụ thể cũng chính là thước đo hiệu quả điều hành của cấp ủy chính quyền cấp
xã trong thực hiện nhiệm vụ chinh trị của minh, từ đó đưa các nội dung 19
tiêu chí vào Nghị quyết cấp ủy, Kế hoạch chính quyền để triển khai và giám
sát trách nhiệm và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm.
Thứ ba: Đặt chủ thế xây dựng nông thôn mới là nông dân và dựa
-
vào nội lực của cộng đồng dân cư là chính; đồng thời xây dựng nông thôn
mới trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng, lợi thế của từng xã, từng
vùng để xác định mục tiêu, nhiệm vụ của từng tiêu chí nhằm đầu tư có trọng
điểm. Do đó, nhiệm vụ thay đối nhận thức nông dân về vai trò chủ thế của
mình trong xây dựng nông thôn mới là chìa khóa quyết định thành công của
Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và để thay đổi
nhận thức nông dân thì lực lượng cán bộ, đảng viên phải là lực lượng nồng
cốt xung phong đi đầu.
I.
Mục tiêu, phương hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn
2016 - 2020.
1.
Mục tiêu chung : Phấn đấu xây dựng huyện Ninh Phước trở
thành huyện nông thôn mới vào năm 2020, có cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện và từng bước hiện đại; xây dựng
và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, có
năng suất, chất lượng và sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường;
bảo vệ môi trường nông thôn, tạo việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội vùng nông thôn.