Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Quản lý Nhà nước vê kinh tế của chính quyền phường Văn Hải.tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.18 KB, 32 trang )

Phần I: Lời nói đầu
Sau gần 30 năm đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý của nhà nước, đất
nước ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân
ngày càng được nâng cao, vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế
giới ngày một nâng cao.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta là
nền kinh tế hoạt động theo quy luật thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước là một chủ trương vô cùng đúng đắn, nhờ đó mà
khai thác được tiềm năng kinh tế trong nước, đi đôi với thu hút vốn, kỹ
thuật công nghệ nước ngoài, giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất
xã hội, góp phần quyết định bảo đảm tăng trưởng của nền kinh tế, cải
thiện, nâng cao đòi sống nhân dân.
Đảng ta đã chủ trương nhất quán việc xây dựng một nhà nước của
dân, do dân, vì dân, lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm căn cứ cho
toàn bộ hoạt động của nhà nước vả khẳng định mục tiêu cuối cùng của
việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thực
hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước ta đang thực hiện nền kinh tế
hành hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, mọi hoạt động diễn ra
rất phức tạp, các thành phần kinh tế hoạt động đan xen, vừa thúc đẩy hợp
tác, vừa cạnh tranh, mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế thường xuyên xảy ra.
Mặt trái của cơ chế thị trường tác động tiêu cực đến bản chất xã hội chủ
nghĩa, đó là xu hướng phân hóa giàu nghèo quá mức, tâm lý sùng bái
đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm của con người.
Vì vậy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều cần sự quản lý


của nhà nước không để bàn tay vô hình của cơ chế thị trường chi phối, bởi
ở nước ta: Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân, do


Đảng lãnh đạo bảo yệ lợi ích của nhân dân lao động, ở nước ta nhà nước
quản lý nền kinh tế thị trường theo nguyên tắc kết hợp tính định hướng và
cân đối của kế hoạch với tính năng động và nhạy cảm của thị trường và cơ
chế thị trường.
Xuất phát từ những quan điểm đường lối của Đảng trong tình hình
và bối cảnh hiện nay, khu vực và của đất nước ta những năm qua và trong
những năm tói có rất nhiều thuận lọi cũng như khó khăn thách thức của cơ
chế thị trường khi đất nước ta mở cửa hội nhập vói các nền kinh tế tiên
tiến và hiện đại, trong khi chúng ta mới đang trong thòi kỳ quá độ, nền
kinh tế còn khó khăn, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, những yếu tố đó
ít nhiều tác động ảnh hưởng đến cơ sở địa phương trong cơ chế nền kinh tế
thị trường hiện nay.
Vói chức năng nhiệm vụ phân công là một cán bộ cơ sở trực thuộc
phường quản lý, trong công tác luôn gắn liền vói địa phương, qua nghiên
cứu thực tiễn công tác ở địa phương tôi nhận thấy: Cần phải vận dụng tốt
các quan điểm đường lối của Đảng về quản lý nhà nước về kinh tế từ đó
vận dụng thực tế vào địa phương, cùng với các cán bộ công chức, các
ngành, các Hợp tác xã của phường thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh
tế của phường đi đúng định hướng của Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt chức
năng quản lý điều hành để phát triển nền kinh tế của địa phương.
Sau khi được học tập nghiên cứu tôi đã tâm đắc đề tài: Quản lý Nhà
nước vê kỉnh tế của chính quyền phường Văn Hải.
Qua đề tài này tôi sẽ vận dụng quan điểm đường lối của Đảng trong
việc tham mưu YỚi các cấp lãnh đạo xây dựng nền kinh tế vào thực tiễn
của phường Văn Hải, đánh giá được những mặt đã làm được, những mặt
chưa làm được, những thiếu sót khuyết điểm và phương hướng giải pháp
cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của phường trong những năm tiếp theo.


Phần II: Nội dung

I- Một số vấn đề chung quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
1- Khái niệm: Quản lý nhà nước là sự tác động của các cơ quan nhà
nước có chức năng, thẩm quyền tới các quá trình kinh tế - xã hội, bằng hệ
thống công cụ có tính chất nhà nước, nhằm đạt mục tiêu đã định.
Từ khái niệm trên thì chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước có chức
năng thẩm quyền nhất định, được luật pháp qui định, điều này đòi hỏi cơ
quan quản lý phải hoạt động đúng chức năng, thẩm quyền không được vượt
quá thẩm quyền, không sai chức năng, nhờ đó các văn bản ban hành mới có
hiệu lực pháp lý, ngược lại sẽ vô hiệu và gây ra sự rối loạn trong quản lý.
Cũng như các lĩnh vực khác, quản lý nhà nước nói chung, quản lý vĩ
mô của nhà nước nói riêng bao gồm các hệ thống, các cơ quan quản lý của
nhà nước, có chức năng thẩm quyền nhất định được phân chia thành các
khẩu, các cấp, đối tượng quản lý là các quá trình kinh tế - xã hội với sự vận
động phát triển không ngừng.
Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách, biện pháp để tác động điều
chỉnh, dẫn dắt định hướng các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm đạt mục tiêu
nhà nước đề ra.
Hệ thống công cụ tác động mang tính nhà nước, nghĩa là có tính pháp
luật bằng luật pháp, bằng văn bản dưới luật, bằng các chính sách có hiệu lực
pháp lý nhất định. Do đó trong quản lý nhà nước ngoài tác động giáo dục,
thuyết phục, động viên, việc bắt buộc tuân thủ luật pháp là một tất yếu.
Quản lý vĩ mô của nhà nước: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước được
chia thành các cấp khác nhau từ Trung ương đến cơ sở (xã, phường), các cơ
quan này đều có chức năng quản lý nhà nước, song khác nhau ở thẩm quyền
và phạm vi địa giới hành chính. Ở cấp Trung ương nhà nước thực hiện quản
lý vĩ mô, đó là hoạt động điều hành của các cơ quan nhà nước Trung ương
đối với các quá trình kinh tế - xã hội thuộc phạm vi cả nước, nhằm đạt mục



tiêu chung của cả nước, quản lý vĩ mô của nhà nước có đặc điểm tác động
của nhà nước vừa rộng khắp cả nước, vừa có tính tổng hợp liên quan đến
nhiều lĩnh vực của đời sống như kinh tế - xã hội, tâm lý, an ninh...vừa có tính
tác động dài hạn.
Quản lý nhà nước ở cấp cơ sở một mặt không trái pháp luật và quy
định của cơ quan nhà nước cấp trên, mặt khác chỉ tác động trong phạm vi địa
giói hành chính của cơ sở và mang tính tác nghiệp.
2- Vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Quản lý nhà nước nói chung, đặc biệt quản lý vĩ mô của nhà nước ta
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu
khách quan, vì nhà nước ta là đại diện cho sở hữu công cộng và nắm giữ tài
sản cho toàn dân là chủ thể quản lý cao nhất đối vói các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại làm nảy sinh
nhiều vấn đề đòi hỏi nhà nước và chỉ nhà nước mới có chức năng thẩm
quyền thực hiện giải quyết.
Sự đa dạng về sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta đòi hỏi
nhà nước phải tăng cường vai trò quản lý.
Toàn cầu hoá, Quốc tế hoá nhiều lĩnh vực đòi hỏi nhà nước phải tăng
cường vai trò quản lý của mình.
Những khuyết điểm của nền kinh tế thị trường như : Độc quyền, phân
hoá giàu nghèo, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, tệ nạn xã hội nảy
sinh... đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước.
Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta đòi
hỏi nhà nước ta phải tăng cường quản lý vĩ mô, nhằm đảm bảo sự vận động,
phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp với bản chất và theo quỹ đạo đã được
Đảng ta, Nhà nước ta lựa chọn, đó là đi lên chủ nghĩa xã hội.
Phù hợp với quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá có tính hiện



vật, bao cấp khép kín sang kinh tế thị trường mang tính chất sản xuất hàng
hoá mở cửa và hội nhập, từ cơ chế kế hoạch hoá bằng mệnh lệnh hành chính
tập trung cao độ sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước, thực tế cũng đã cho thấy kinh tế thị trường đã và đang thâm
nhập vào mọi khía cạnh, mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
3- Chức năng quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế được quy định bởi yêu cầu
khách quan của nền kinh tế, việc thực hiện và phát huy các chức năng đó đến
đâu là do bản chất của nhà nước, do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội và do tình hình kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử quy định,
nhận rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là cơ sở khách quan để tổ
chức hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, từ chức năng và sắp xếp
bộ máy, bố trí nhân sự trước đây trong cơ chế quản lý tập trang quan liêu bao
cấp. Nhà nước nắm toàn bộ nền kinh tế và không chỉ thực hiện toàn bộ các
chức năng quản lý nhà nước về kinh tế mà còn làm cả chức năng trực tiếp
quản lý sản xuất, can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp nay chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
rất nhiều công việc hoạt động kinh tế do thị trường và xã hội đảm nhiệm, nhà
nước chỉ tập trung thực hiện những chức năng quản lý chủ yếu nhất mà thị
trường và xã hội không làm được, không được làm và không làm tốt. Các
chức năng quản lý nhà nước về kinh tế cũng không cố định mà có sự phát
triển, tuy nhiên các chức năng cơ bản vẫn ít thay đổi trong điều kiện cụ thể,
do mục tiêu và những điều kiện kinh tế xã hội thay đổi thì vai trò và thứ tự
ưu tiên của các chức năng cũng có sự thay đổi nhất định.
Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh các chức năng quản lý nhà nước về
kinh tế "Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh
nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển, bằng chiến lược quy hoạch, kế
hoạch và chính sách, kết hơp với sử dụng lực lượng vật chất của nhà nước để



định hướng phát triển kinh tế - xã hội, khai thác hợp lý các nguồn lực của đất
nước, bảo đảm cân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập, kiểm tra, kiểm
soát, thanh tra mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật".
Như vậy, nhà nước có các chức năng quản lý cơ bản, tạo môi trường
định hướng, tổ chức, điều tiết kiểm tra, tuỳ theo yêu cầu phục vụ nhiệm vụ
chính trị
và kinh tế - xã hội của từng giai đoạn mà việc sắp xếp thứ tự ưu tiên và nội
dung các chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước về kinh tế bao gồm: r *
Một là: Chức năng tạo lập môi trường.
Với chức năng này, bằng quyền lực và sức mạnh tổ chức của mình nhà
nước bảo đảm một môi trường thuận lợi, bình đẳng cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, bao gồm các môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, tâm lý, xã
hội, kết cấu hạ tầng... là những điều kiện cần thiết để các giói kinh doanh yên
tâm bỏ vốn kinh doanh và kinh doanh thuận lợi ổn định phát đạt, góp phần
phát triển có hiệu quả kinh tế đất nước với chức năng này nhà nước có vai
trò như một là "Đỡ" giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển, đồng
thời bảo đảm các điều kiện tự do, bình đẳng trong kinh doanh. Nói cách
khác, nhà nước có chức năng tạo ra các dịch vụ công về môi trường chính trị,
pháp lý, an ninh, thủ tục quản lý, điều kiện kinh đoanh, thông tin an toàn xã
hội phục vụ cho xã hội, trong cơ chế thị trường, muốn có thị trường sản xuất
- kinh doanh ổn định tiến bộ, cần phải có bàn tay của nhà nước từ việc ban
hành và bảo đảm thi hành pháp luật đến bảo đảm các điều kiện và nguyên tắc
cơ bản như quyền sở hữu, tự do kinh doanh, xử lý tranh chấp theo pháp luật,
đảm bảo một xã hội lành mạnh có văn hoá.
I * Hai là: Chức năng định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế.
Đây là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế ở
nước ta, điều này bắt nguồn từ hai lý do.
Trước hết, trong qúa trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước cần định hướng cho các lực lượng kinh tế
vận động theo quỹ đạo của nhà nước ta, theo con đường xã hội chủ nghĩa,



mặt khác kinh tế thị trường có đặc điểm là tự do phát triển sản xuất kinh
doanh, nếu không định hướng, hướng dẫn, đặc biệt trong quá trình chuyển
đổi sẽ để tự phát vô tổ chức, nổi loạn, hơn nữa nhà kinh doanh và các tổ
chức kinh tế được tự chủ kinh doanh, nhưng không thể nắm được hết tình
hình và xu hướng vận động của thị trường. Do đó thường chạy theo thị
trường một cách thụ động, dễ gây ra thua lỗ thất bại và đổ vỡ , gây thiệt hại
chung cho nền kinh tế. Vì vậy, Nhà nước phải định hướng nền kinh tế phát
triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế - xã hội đã được Đảng và Nhà nước
định ra. Nhà nước có chức năng định hướng phát triển kinh tế, hoạt động
hướng đích theo các mục tiêu chung của đất nước, thông qua các công cụ
như: chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch, thông tư và nguồn lực của
Nhà nước. Điều cần chú ý là trong điều kiện chuyển đổi sang kinh tế thị
trường ở nước ta, để thực hiện chức năng định hướng, hướng dẫn Nhà nước
chủ yếu sử dụng cách thức và phương pháp tác động gián tiếp mang tính chất
mềm dẻo, uyển chuyển vừa đảm bảo tính tự chủ của các cơ sở kinh tế, vừa
đảm bảo mục tiêu chung. Cách thức tác động gián tiếp, một mặt cho phép
tôn trọng các quy luật của thị trường, mặt khác tạo ra cơ chế cho phép đối
tượng quản lý gồm các cấp dưới và các doanh nghiệp tự lựa chọn giải pháp
tối ưu nhất, hiệu quả nhất.
Ba là: Chức năng tổ chức \ Tổ chức là một chức năng quan trọng của
quản lý Nhà nước nền kinh tế, đặcTnệt trong thời kỳ quản lý kinh tế. Trong
quá trình chuyển sang kinh tế thị trường như hiện nay của nước ta, Nhà nước
có nhiệm vụ sắp xếp tổ chức lại các đơn vị kinh tế. Trong đó quan trọng nhất
và cấp thiết nhất là sắp xếp củng cố lại các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức
các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đây là những công việc
tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý. Nhà nước còn có trách nhiệm tổ chức lại hệ
thống quản lý, sắp xếp lại các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế từ TW
đến cơ sở, đổi mới thể chế và thủ tục hành chính, đào tạo và đào tạo lại, sắp

xếp các cán bộ công chức quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp, thiết
lập quan hệ kinh tế với các nước và các tổ chức quốc tế.


Bốn là: Chức năng điều tiết
Trong quá trình điều hành nền kỉnh tế hàng hoá nhiều thành phần, Nhà
nước vừa tuân thủ và vận dụng các quy luật khách quan của kinh tế thị
trường, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường vừa điều tiết chi phối thị
trường hoạt động theo định hướng của Nhà nước, đảm bảo cho kinh tế phát
triển ổn định, công bằng và có hiệu quả. Để điều tiết, Nhà nước sử dụng hàng
loạt biện pháp bao gồm: các chính sách, các đòn bẩy kinh tế, các công cụ tài
chính, thuế, tín dụng.
Năm là: Chức năng kiểm tra
Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật
tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát triển và ngăn ngừa các hiện tượng
vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của
nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã
hội. ồ nước ta, trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường còn sơ
khai, tình trạng rối loạn tự phát, vô tổ chức và các hiện tượng tiêu cực còn
khá phổ biến có lúc rất trầm trọng nên càng cần phải đề cao chức năng kiểm
tra kiểm soát của Nhà nước.
4-

Nội dung quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị

trường
địnỉiliướng XHCN: (Gồm các nội dung sau)
-

Xây, tạo lập môi trường vĩ mô như luật pháp, thể chế, chính


sách quốc gia về kinh tế (tài chính, ngân hàng, thuế, tiền tệ) xây dựng chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch kế hoạch dài hạn các chương trình
phát triển cấp quốc gia ... theo định hướng của Nhà nước.
-

Xác định nguyên tắc, tiêu chuẩn, mô hình tổ chức và chức năng,

quyền hạn, trách nhiệm của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế. Xây dựng
chiến lược đào tạo, sử dụng đội ngũ công chức quản lý của Nhà nước trong
lĩnh vực kinh tế.
-

Bảo đảm các thông tin cơ bản về kinh tế quốc gia, thông tin

quốc tế liên quan đến các hoạt động kinh tế - xã hội cả nước.


-

Kiểm soát, giám sát, thanh tra và xử lý các vi phạm theo chức

năng thẩm quyền được pháp luật quy định.
Như vậy, quản lý vĩ mô của Nhà nước tập trung vào ổn định kinh tế vĩ
mô, tạo điều kiện, môi trường cho tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội ở
phạm vi quốc gia. Nhà nước, TW không can thiệp trực tiếp, không can thiệp
sâu vào quản lý Nhà nước cấp cơ sở và quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi kinh tế thuận lợi trong nền kinh tế
thị trường, các chủ thể kinh tế thị trường nhưng quyền chủ thể được thể chế hoá thành

pháp luật và mọi hành vi đều được theo đúng pháp luật. Do đó nhà

5-

Các chính sách và công cụ quản lý YĨ mô của nhà nước:

nước ban hành hệ thống pháp luật kinh tế đồng bộ, bảo toàn mọi hoạt
động kinh tế.
-

Nhà nước tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định bằng cách

xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất (Mà quan trọng nhất là giao thông vận
tải, thông tin liên lạc), kết cấu hạ tầng xã hội (Trong đó quan trọng hàng
đầu là giáo dục đào tạo) và các dịch vụ công cộng khác như đảm bảo an
ninh, tài chính tín dụng.
-

Nhà nước soạn thảo kế hoạch quy hoạch các chương trình

phát triển kinh tế xã hội và ban hành các chính sách để hướng các chủ thể
kinh tế thực hiện, các kế hoạch quy hoạch và các chương trình bằng cách
sử dụng các đòn bẩy kinh tế như ưu đãi về thuế, về lãi xuất cho vay cho
những ai đầu tư vào các ngành, những vùng mà nhà nước cần ưu tiên phát
triển.
-

Nhà nước thực hiện các chính sách,biện pháp nhằm đảm bảo

tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội, thực hiện các

chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện
công bằng trong phân phối tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng


năng xuất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội,
khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp và đi đôi với chương trình xoá
đói giảm nghèo.
-

Hệ thống công cụ tác động mang tính nhà nước.

Có tính pháp luật bằng luật pháp, bằng văn bản dưới luật, bằng các
chính sách có hiệu lực pháp lý nhất định. Do đó trong quản lý nhà nước
ngoài tác động giáo dục, thuyết phục động viên việc bắt buộc tuân thủ
pháp luật là tất yếu ở cấp cơ sở, việc ban hành quy chế nội quy quy định
trong quản lý, điều hành hoạt động kinh tế chính trị trên địa bàn.
I 6- Nhiệm vụ quản lý về kinh tế ở cap cơ sở (xã phường), l / Quản lý Nhà nước ở cơ sở có các nội dung
sau:
-

Xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa

bàn thuộc chức năng thẩm quyền của xã, phù hợp với định hưáng chiến
lược phát triển của quốc gia, chiến lược phát triển của Nhà nứơc cấp trên
(Huyện - Tỉnh) và phù hợp vói điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền
thống tiềm năng mọi mặt của cơ sở.
- Xây dựng nội quy, quy chế cho địa bàn phù hợp với luật pháp Nhà
nước TW và các quy định chính sách nhà nước cấp trên.
Giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phúc lợi công cộng
xã, phường... phù hợp với pháp luật nhà nước.

Quản lý các hoạt động kinh tế, các công trình công cộng được giao thu
thuế (được giao, được uỷ quyền) quản lý chợ, quản lý các hoạt động văn hoá
xã hội trên địa bàn.
Như vậy: Quản lý nhà nước nói chung, về kinh tế nói riêng từ cấp vĩ
mô đến cơ sở đều có chung chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, song
khác nhau ở thẩm quyền, nhà nước Trung ương tập trung xác định, xây dựng
thể chế luật pháp, chính sách Quốc gia, chiến lược phát triển kinh tế xã hội,
tạo dựng môi trường và hướng vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô cần đạt. Quản


lý nhà nước cấp cơ sở tập trung vào xây dựng các quy chế, nội quy và thực
hiện các thể chế chính sách Quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội phục
vụ đòi sống dân sinh tren địa bàn thuộc thẩm quyền xã và thực hiện các mục
tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước cấp trên giao hoặc uỷ quyền.
Nói chung: Nhà nước từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở hướng vào
thực hiện chức năng chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế với thảm quyền
và mục tiêu cần đạt ở mỗi cấp khác nhau, Nhà nước không trực tiếp quản lý
sản xuất kinh doanh, cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế không được "vừa
là trọng tài, ỵừa là cầu thủ" trên sân chơi thị trường.
7" Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kỉnh tế.
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND
cùng cấp thông qua để trình UBND thành phố phê duyệt tổ chức thực hiện kế
hoạch đó.
Lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi
ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, dự
toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập
quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định và báo
cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp vối các cơ quan
nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn

phường và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ
các nhu cầu công ích ở địa phương, xây dựng và quản lý các công trình công
cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện nước
theo quy định của pháp luật.
Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng
các công trình kết cấu hạ tầng của phường trên nguyên tắc dân chủ tự
nguyện, việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai có kiểm tra,
kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định
của pháp luật.


Tổ chức việc hướng dẫn và thực hiện các chương trình kế hoạch đề án
khuyên khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ để
phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh
dịch đối với cây trồng và vật nuôi.
TỔ chức xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ, thực hiện việc tu bổ,
bảo vệ đê điều, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, ngăn
chặn kịp thời những hành vi, vi phạm pháp luật, bảo vệ đê điều.
Tổ chức hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền
thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công
nghệ để phát triển các ngành nghề mới.
II- Thực trạng quản lý nhà nước về kỉnh tế ở phường Văn Hải,
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận hiện nay.
1- Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của phường.
Phường Văn Hải là một vùng đồng bằng ven biển cách trung tâm
thành phố PR-TC 3km. Đông bắc giáp thị trấn Khánh Hải, Tây bắc giáp xã
Thành Hải, Tây nam giáp phường Đài Sơn, Đông nam giáp phường Mỹ
Bình. Xã Văn Hải (nay là phường Văn Hải) có 07 thôn gồm: Văn Sơn 1, 2,

3, 4, Nam Sơn, Nhon Sơn và Bình Sơn. Đến ngày 21/01/2008 thực hiện
Nghị định 08/2008/NĐ-CP tách xã Văn Hải thành 02 phường (Văn Hải và
Mỹ Bình). Phường Văn Hải gồm có 07 khu phố gồm: Khu phố 1, 2, 3, 4, 5,
6, 7 để thuận lợi cho việc quản lý và điều hành trong công tác quản lý nhà
nước, được sự quan tâm của Đảng, Hội đồng nhân dân phường, ủy ban nhân
dân thành phố và ủy ban nhân dân tỉnh đến ngày 01/04/2009 thực hiện quyết
định của ủy ban nhân dân tỉnh về việc chia tách phường Văn Hải từ 07 thành
12 khu phố. Hiện nay khu phố 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 với tổng diện
tích tự nhiên toàn phường 927,11 ha, dân số 14.832 người chiếm 11,69 %
diện tích và 8,76 % dân số toàn thành phố, mật độ dân số gần 1.598
người/km2. Có bờ biển dài 1000km là khu vực du lịch trọng điểm của tỉnh,
có cơ cấu kinh tế tổng hợp gồm: Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ; trong đó ngành thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp là 2 ngành


chính, chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế xã hội của phường trước
mắt cũng như những năm tiếp theo.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy - HĐND UBND Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, với tinh thần đoàn kết nhất trí
cao trong lãnh đạo và điều hành của Đảng bộ và chính quyền phường đã nỗ
lực phấn đấu phát huy những thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn thực hiện
thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà nghị quyết đại hội Đảng
bộ đã đề ra, đã đưa đcã sống nhân dân phường Văn Hải không ngừng được
cải thiện và nâng lên đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông
nghiệp phấn đấu vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh".
* Những kết quả đạt được: Quán triệt quan điểm phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm trong những năm qua phường Văn Hải đã tập trung quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư đúng mức cho phát triển kinh tế tạo ra phát triển
nhanh và mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Tổng giá trị toàn ngành ước đạt
365,64 tỷ đồng tăng 8,1% so với năm 2014 (tính theo giá trị sản xuất năm

2010). Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng: Thương mại Dịch vụ chiếm 50,4%/năm, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 25,9%/năm và
Nông nghiệp chiếm 23,7%/năm (Trong đó Thương mại - Dịch vụ: Giá trị sản
xuất ước đạt 183,201 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2014, - Tiểu thủ công
nghiệp - xây dựng: Giá trị ước đạt 96,15 tỷ đồng tăng 10,87% so với năm
2014 cụ thể:
a. Thương mại-Dịch vụ: Có chiều hướng phát triển. Tổng giá trị ước
đạt 183,201 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2014. Tòan phường có 647 cơ sở
kinh doanh khá ổn định, tạo nhiều thuận lợi trao đổi, mua bán hàng hóa cho
nhân dân và tạo thu nhập ổn định cho các tiểu thương. Dọc các tuyến đường
Nguyễn Thị Minh Khai, Trường Chinh, Yên Ninh... đã phát triển mạnh dịch
vụ ăn uống, vận tải, sản xuất kinh doanh từng bước làm tăng tỷ trọng thương
mại, thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần ổn định tình hình kinh tế của địa


phương. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy về phát triển
kinh tế biển, địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư
nhân có sự đầu tư phát triển du lịch, định hướng và sắp xếp cho nhân dân
phát triển dịch vụ theo khu vực biển phù hợp quy hoạch, các khu du lịch tiếp
tục được đầu tư, nâng cấp các dịch vụ khép kín đã thu hút nhiều đòan khách
du lịch trong nước và nước ngoài như: Hoàn Cầu, Đồng Thuận, Minh Hoàng
Anh... HTX sản xuất nho VietGAP được thành lập và đi vào hoạt động hiện
nay có 35 thánh viên với vốn Điều lệ là 300 triệu đồng, hiện nay HTX đang
liên kết với các công ty du lịch để giới thiệu sản phẩm.
, bc Tiểu thủ Công nghiệp - Xây dựng: Tiếp tục khuyến khích nhân dân duy
trì rnả rộng quy mô phát triển các loại hình: dịch vụ cơ khí, vật liệu xây
dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, sửa chữa điện- điện tử phục vụ cho
sản xuất và đời sống. Toàn phường có 123 cơ sở sản xuất bánh mì, cơ khí,
bánh tráng; 10 nhà thầu xây dựng; 13 công ty xây dựng; 02 cơ sở may gia
công; 01 cơ sở bao bì. Nhìn chung các cơ sở duy trì kinh doanh ổn định có
chiều hướng phát triển. Các công trình đã và đang tiến hành khỏi công xây

dựng ừên địa bàn, thúc đấy tăng mạnh trên lĩnh vực đầu tư xây dụng trong sự
phát triển chung của toàn Thành phố. Giá trị ngành tiểu thủ công nghiệp Xây dựng đạt 96,15 tỷ đồng tăng 10,87% so với năm 2014.
y

c. Nông nghiệp: Tổng giá trị sản xuất ước đạt 86,289 tỷ, tăng 4% so

với năm 2014. Đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu theo hướng nâng dần
diện tích các loại cây trồng có giá trị cao: nho, hành, táo và vật nuôi như: bò,
dê, cừu. Chỉ đạo gieo cấy, thu hoạch đúng lịch thời vụ. Áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiến hành thử nghiệm phương án trồng rau
an toàn và một số mô hình kinh tế khác, Cụ thể:
-

Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy 3 vụ là 355/490 ha đạt 72,4%

kế hoạch năm, giảm 179 ha so cùng kỳ. Tổng sản lượng 2.518 tấn, giảm 728
tấn so cùng kỳ. về vụ Mùa do điều kiện đặc thù của địa phương, thường


xuyên ngập úng gây thiệt hại đến cây trồng hàng năm nên vụ Mùa sản xuất
15/160 ha so với kế hoạch, năng xuất ước đạt 50 tạ/ha. Chi hỗ trợ để bảo vệ
và phát triển đất trồng lúa cho hộ sản xuất lúa theo Nghị định số
42/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số tiền 89.271.150 đồng
và chi hỗ trợ theo phương án nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả trên địa
bàn trong năm đối với các hộ áp dụng kỹ thuật “1 phải 5 giảm” trên cây lúa,
với diện tích 15,11 ha, tương ứng với số tiền là 9.282.960 đồng.
(■ Cây hoa màu, rau đậu các loại: Cây hoa màu, rau đậu các loại
chiếm 184,5 lha: cây nha đam chiếm 79,79 ha đạt năng suất 60 tấn/ha/tháng,
cây Măng tây xanh chiếm 3,8 ha đạt năng suất 1,2 tấn/ha/tháng, tỏi chiếm 3,4
ha đạt năng suất 7 tấn/ha, hành tây chiếm 2,6 ha đạt năng suất đạt 22,5

tấn/ha, hành ta chiếm
7,4 ha đạt năng suất 8 tấn/ha, rau đậu các loại chiếm 87,52 ha đạt năng suất
9,9 tấn/ha . Khuyến khích nông dân đầu tư các mô hình sản xuất nông nghiệp
mới có giá trị kinh tế eao, có thu nhập và đầu ra sản phẩm ổn định. Phối họp
với BQL dự án QSEAP, Phòng Kinh tế Thành phố, Chi cục bảo vệ thực vật,
Chi cục QLCL Nông lâm, Thủy sản... tập huấn ATTP, sử dụng thuốc BVTV,
sản xuất nho, tỏi theo hướng VietGAP, thực hiện phương án nhân rộng mô
hình sản xuất hiệu quả trên địa bàn trong năm 2015 và tham gia tổ chức tập
huấn cho nôns dân về công tác chăm sóc vườn rau,cây ăn trái... phòng chống
các loại dịch bệnh trên cây trồng.
-

Cây ăn quả: Chiếm 208,9 ha cụ thể cây nho: diện tích 178 ha,

năng suất bình quân đạt 15-17 tấn/vụ/ha. Nhận hỗ trợ 30% giống nho gốc
ghép theo phương án nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả trên địa bàn trong
năm là 16.000 gốc ứng với 08 ha trồng mới tại các khu phố
1,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12.
Cây táo: diện tích 30,9 ha giảm 37,1 ha so cùng kỳ, năng suất bình quân đạt
40 tấn/vụ/ha. Tham gia tổ chức các lớp tập huấn theo quy trình sản xuất nho


an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, thành lập thêm được 10 nhóm liên kết sản
xuất nho theo tiêu chuẩn VietGap, tham gia 154 hộ với 32,96 ha, tiếp tục vận
động 39 hộ tham gia, diện tích 6,35 ha vào VietGap, duy trì thực hiện sản
xuất 2,5 ha táo sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Duy trì và nâng dần diện tích
cây nho lên 178 ha, tăng 08 ha so cùng kỳ.
-

Thú y- chăn nuôii: Tiêm phòng vắc xin H5N1 cho đàn gia cầm


đạt 65%, và cho đàn gia súc 56%. Tổ chức phun xòt tập trung khu vực
chuồng trại chăn nuôi và các chợ đầu mối theo định kỳ 06 lần/năm, tăng
cường công tác phòng dịch gia súc, gia cầm thường xuyên đi kiểm tra các ổ
dịch cũ, cấp phát hóa chất đến các hộ chăn nuôi để tiêu độc khử trùng vùng
có chăn nuôi tập trung, nơi có khả năng xảy ra dịch bệnh... Đàn gia cầm
trong năm là 25.651 con giảm 3.058 con so cùng kỳ, trong noù ga0: 10.140
con giảm 7.679 con so cùng kỳ, Vịt: 16.772 con tăng 5.782 con so cùng kỳ.
Đã tiêm phòng vacxin dịch tả vịt đạt 100%, hướng dẫn chủ chăn nuôi gà tiêm
phòng các loại vắc xin bắt buộc theo quy trình thú y. Tổng số gia súc hiện có
4.945 con giảm 882 con so cùng kỳ, trong đó trâu-bò: 563 con, heo: 104 con,
dê-cừu: 4.989 con. Nhìn chung trong năm tình hình dịch bệnh trên đàn gia
súc- gia cầm tương đối ổn định dịch bệnh không có nên số lượng đàn gia
súc- gia cầm, giá bán ra của đàn gia súc- gia cầm đang tăng như: gà, vịt, heo
nên chủ chăn nuôi mạnh dạn đầu tư chăn nuôi. Đàn gia súc có sừng (loài
nhai lại) như: trâu, bò, dê, cừu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên
trong 03 tháng cuối năm đầu ra của đàn gia súc - gia cầm giảm, giá bán ra
thấp mang lại hiệu quả kinh tế không cao.
-

Thủy sản: Diện tích 8,41 ha trong đó nuôi trồng 1,35 ha cá Điêu

hồng; 0,5 ha cá rôphi nhật và 6,56 ha còn lại nuôi thả tự nhiên. Nhìn chung,
việc nuôi trồng thủy sản chưa đem lại hiệu quả, vì cơ sở hạ tầng chưa được
đầu tư, nên các hộ chỉ nuôi cầm chừng, đồng thời đầu ra chưa ổn định. Giao
thông thủy lợi: Chỉ đạo Tổ thủy lợi tiến hành nạo vét, phát dọn kênh mương


nội đồng theo từng vụ, riêng vụ Hè Thu tổ chức nạo vét với tổng chiều dài
49.336m; khối lượng 5541,9m3; đồng thời phối hợp với Trạm thủy nông

Thành phố nạo vét đoạn cuối kênh mương Hà Đồ chảy về hướng bệnh viện
Khánh Hải với tổng chiều dài khoảng 800 mét, gia cố đoạn TH9 và cầu Đùng
đùng nhằm để thoát nước khi có mưa, lũ xảy ra, vận động Tổ thủy lợi nội
đồng sửa chữa cống thoát ở sân lúa đội 6, tạo điều kiện thuận lợi trong việc
đều tiết nước và khâu vận chuyển nông sản... Ngoài ra còn phối kết hợp cùng
Trạm thủy nông thành phố, xã Thành Hải, HTX TTr.Khánh Hải giải quyết
đoạn mương cầu Bà Lợi và thường xuyên điều tiết đóng- mở Para cầu Ngòi
khi cần thiết để tránh trình trạng ngập úng.
d. Tài chính: - Tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt:
1.534.715.170 đạt 112,68 % so với chỉ tiêu, đạt 97,49% cùng kỳ. - Tổng thu
Ngân sách phường ước đạt: 4.654.679.351 đạt 128,7% so vói chỉ tiêu, đạt
90,76% so với cùng kỳ^. Toảng chi ước đạt: 4.653.820.886 đạt 128,63% so
với chỉ tiêu, đạt 98% so với cùng kỳ. Nhìn chung, năm 2015 việc thu- chi
ngân sách đạt và vượt so với chỉ tiêu, đảm bảo nguồn ngân sách phục vụ
nhiệm vụ chính trị của địa phương. Việc lập dự tóan thu - chi ngân sách và
công khai Tài chính đúng theo quy định của Luật ngân sách10 Trong đó:
Thuế nhà đất: 112.500.000đ đạt 104,17% so vói chỉ tiêu; thuế VAT+TTĐB
130.208.295đ đạt 100,94%; Thuế TNCN 30.000.000đ đạt 174,43%%; Thuế
môn bài 42.000.000đ đạt 95,67%; Thu phí, lệ phí: 282.000.000đ đạt
111,98%; Phí vệ sinh 280.000.000đ đạt 116,97%; quỹ Quốc phòng:
35.640.000đ đạt 118,8%; Đất công ích 15.000.000đ đạt 101,61%; thu khác
49.672.000đ đạt 110,38%; Thu cân đối ngân sách 2.663.813.000đ; Bổ sung
có mục tiêu 1.048.102.698Ổ; Thu bổ sung có mục tiêu 911.794.000đ.
\ đ. Nội chính - Đô thị - Xây dựng - Môi trường:
^

-. Công tác đãng kỷ kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Triển



khai công tác đăng ký kê khai cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận QSD đất và
tài sản khác gắn liền với đất. Kết quả đã đăng ký được 4.086 hồ sơ, trong đó:
cấp mới 1.390 HS (đất ở 809, đất nông nghiệp 581HS), cấp đổi (đất ở 401 hồ
sơ, đất nông nghiệp 2.295 hồ sơ). Đã tiến hành họp xét hồ sơ 376 hồ sơ (đã
niêm yết công khai 330 hồ sơ đủ điều kiện, 46 hồ sơ không đủ điều kiện).
Tiếp tục triển khai đăng ký các thửa chưa đăng ký. Hoàn thiện công tác kiểm
kê đất đai năm 2015. Tổng diện tích đất công ích đang quản lý: 22.56ha,
trong đó: Đất có quyết định UBND tỉnh giao: 14, 52 ha (có 44 hộ/82 thửa),
đất chưa có quyết định giao
8.4 ha (có 36 hộ/46 thửa). Đã ký 41 hợp đồng thuê đất công ích theo giá
mới, diện tích: 11.5297m, số tiền thu được 40.354.000đ (Đất có quyết định
UBND Tỉnh giao đã họp đồng được 26 hộ Đất chưa có quyết định giao đã
hợp đồng được' 15 hộ).
-Đô thị- Xây dựng:- Tổ chức ra quân lập lại ừật tự đô thị trên các tuyến
đường chính của Phường. Tổ chức phân lô tạo điều kiện cho các hộ dân giữ
xe dịp tết Nguyên Đán tại khu vực trước Hoàn cầu. Lập biên bản ngừng thi
công và ra quyết định đình chỉ thi công 25 trường hợp xây dựng trái phép
giảm 16 trường họp so với năm 2014, (trong đó có 3 trường hợp thành phố ra
quyết định xử phạt, 2 trường hợp cưỡng chế tháo dỡ. Lập biên bản vi phạm
và ra quyết định xử phạt hành chính 1 trường họp (sử dụng đất sai mục đích
ở khu phố 7). Các công trình đã được thi công xong và đưa vào sử dụng trên
địa bàn như: bắt ống nước chính vào các hẻm xương cá, dự án mở rộng
đường Trường chinh giai đoạn 2, bê tông hẻm 29 nối dài.
L- Môi trường: Duy trì kế hoạch ra quân làm vệ sinh môi trường hàng
tháng. Thường xuyên kiểm tra việc đổ nước thải ra đường, thu gom rác tại
khu dân cư. Qua kiểm tra đã lập biên bản 23 hộ đổ nước thải ra đường, 04
chăm nuôi gây ô nhiễm môi trường- 4 trường hợp vứt rác không đúng nơi
quy định; Phối hợp với Phòng TN-MT thành phố kiểm tra tiếng ồn của nhà



máy nước đá Ninh Chữ; lập biên bản xác minh việc công ty TNHH Phúc
Khang nhập hành tây bị hư gây mùi hôi, lập biên bản xác minh và hướng dẫn
việc thả nước thải của lò Bún, lập biên bản nhắc nhở việc gây ô nhiễm môi
trường của nhà máy xay xát lúa; Lấy mẫu nước thải của công ty Thông
Thuận gửi các ngành kiểm tra mức độ ô nhiễm. Ra quyết định xử phạt hành
chính 02 trường hợp thường xuyên đổ nước thải ra đường bê tong. Toàn
phường có 10 chị lao công phụ trách thu gom rác ở 12 khu phố, mức lương
bình quân mỗi người 1.800.000đ/người/tháng, hàng tháng được cấp đồ bao
hộ lao động, được mua bảo hiểm y tế. Phối hợp với các ban ngành kiểm tra
chất lượng của xe rác, hiện nay các xe rác đã xuống cấp nặng, đang đề nghị
đóng mới 20 xe. Khảo sát và lập bộ phí vệ sinh môi trường được 2.560/4.153
đạt 61,6% so với hộ toàn phường. Tuy nhiên thời tiết năm 2015 không theo
quy luật, hạn hán kéo dài làm cho nhân dân không gieo trồng đúng thời vụ,
diện tích lúa bị thiệt hại, giá cả hàng nông sản bắp bênh, giá phân thuốc tăng
và không ổn định ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của nhân dân. Tình
hình giải quyết các khiếu nại thuộc các dự án của các cấp chậm phần nào làm
ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai, xây dựng và tình hình phát triển
kinh tế của địa phương, (khu tái định cư Thành phố còn 04 hộ) . Hiện nay
lãnh đạo UBND phường chỉ còn 02 đồng chí ảnh hưởng nhiều đến công tác
điều hành, năng lực lãnh đạo của địa phương. Trong công tác điều hành, chỉ
đạo của UBND có lúc, có nơi chưa tập trung. Trong chỉ đạo còn thiếu kiểm
tra, đôn đốc dẫn đến một số kết quả chưa cao. Vai ừò tham mưu và phối họp
của một số cán bộ công chức.
20 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của phường.
a/ Lĩnh vực kinh tế: Tập trung lãnh đạo đẩy mạnh tốc độ phát triển
kinh tế, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng
nông nghiệp hợp lý và tăng tỷ trọng ngành Thương mại - dịch vụ, Tiểu thủ
công nghiệp - Xây dựng.



- Thương mại - dịch vụ: Thương mại - dịch vụ phát triển khá. Tổng
giá trị sản xuất đến năm 2015 đạt 109,7 tỷ đồng (so với giá cố định 1994),
tăng trưởng bình quân hàng năm 22,4%, tăng 17,3% so với Nghị quyết,
chiếm 50,3% trong cơ cấu kinh tế. Tình hình hoạt động kinh doanh thương
mại có bước phát triển, nhiều công ty, nhà hàng, các doanh nghiệp tư nhân
như: Hoàn cầu, Đen Giòn, Con Gà Vàng, khách sạn Ánh Dương, Phong Lan,
nhà nghỉ ngân hàng... được đầu tư mở rộng thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Hoạt động chợ Văn Sơn, Nhơn Sơn
ổn định có chiều hướng phát triển. Hạ tầng giao thông đô thị được đầu tư,
nhiều tuyến đường trên địa bàn được nâng cấp, mở rộng và đưa vào sử dụng
đẩy mạnh dịch vụ vận tải, các cơ sở kinh doanh hàng nông sản như: hành,
tỏi, nho, nha đam ... được mở rộng quy mô, chất lượng phục vụ, số lượng
chuyến hàng ngày càng tăng. Trên địa bàn có 02 doanh nghiệp tư nhân, vận
tải, 21 hộ cá thể doanh thu vận tải tăng theo hàng năm.
-

Nông nghiệp: Đảng bộ lãnh đạo thực hiện các giải pháp giảm

diện tích đất itrồng lúa theo quy hoạch, tăng diện tích cây hàng năm khác,
đồng thời nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Triển khai đề
án nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển nông nghiệp đô thị mang lại hiệu
quả kinh tế, tổ chức sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng VietGAP, hình
thành các nhóm liên kết sản xuất hộ nông dân. Tập trung ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào cây trồng vật nuôi góp phần chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế. Đầu nhiệm kỳ tổng diện tích sản xuất
715ha, đến nay giảm còn 570,lha, giá trị sản xuất thu nhập bình quân trên 1
ha đầu nhiệm kỳ 93 triệu đồng đến năm 2015 đạt 99,7 triệu đồng tăng 7,3%,
trong đó các cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao như: nho, táo, nha đam,
măng tây xanh, rau củ quả an toàn ... Tổng giá trị sản xuất của ngành nông

nghiệp đến năm 2015 đạt 49,78 tỷ tăng 0,7%, chiếm 22,8% trong cơ cấu kinh
tế giảm 7,2% so với Nghị quyết đề ra.Tổng đàn gia súc gia cầm hiện nay


33.662 con, trong đó đàn gia súc 4.692 con, số lượng đàn gia súc, đàn gia
cầm tăng hàng năm. Công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường.
-

Tiểu thủ Công nghiệp - Xây dựng: Tổng giá trị sản xuất đến

năm 2015 ước đạt 58,35 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm 40%,
chiếm 26,7% trong cơ cấu kinh tế của Phường, tăng 54,4% so với Nghị quyết
đề ra. Trong nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm của các ngành các cấp đầu tư
các công trình xây dựng trên địa bàn như: khu tái định cư bệnh viện, khu tái
định cư thành phố, bệnh viện tỉnh, trường trung cấp y tế, trung tâm huấn
luyện cảnh sát, nâng cấp đường Trường Chinh, Nguyễn Thị Minh Khai,
Nguyễn Văn Cừ, Yên Ninh... cơ sở hạ tầng từng bước đáp ứng nhu cầu đô
thị hóa. Nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp được thành lập, làm ra các loại sản
phẩm phục vụ thiết thực phát triển sản xuất gắn với giải quyết việc làm, nâng
thu nhập cho người lao động tại địa phương. Hiện nay trên địa bàn phường
có 96 cơ sở dịch yụ: cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực
phẩm, sửa chữa điện- điện tử; 01 cơ sở sản xuất bao bì, may gia công, phục
vụ cho sản xuất và đời sống.
V - - Tài chính - ngân sách: Quán triệt và triển khai Luật ngân sách, triển
khai một số chủ trương về thu thuế. Thu ngân sách đạt khá bảo đảm nguồn
chi. Chỉ đạo khai thác tốt các nguồn thu, thu đúng, thu đủ, bảo đảm ổn định
nguồn thu và tăng thu qua các năm. Tổng thu ngân sách hàng năm đạt và
vượt chỉ tiêu Thành phố giao, 05 năm qua thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn tăng 41,8% so với chỉ tiêu hàng năm, giảm 5,2% so với chỉ tiêu Nghị
quyết. Tổng thu ngân sách địa phương tăng 193% so với Nghị quyết, tăng

bình quân hàng năm 3 8,6%.Tổng chi ngân sách trong 5 năm tăng 130% so
với chỉ tiêu Nghị quyết, tăng bình quân hàng năm 26%.
b/ Quản lỷ đất đai, đô thị- xây dựng, tài nguyên môi trường: Công tác
quảnlý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, quản lý các dự án quy hoạch trên địa
bàn được quan tâm chỉ đạo như: khu quy hoạch đông Văn Sơn - bắc Bình


Sơn, tuyến đường ven biển, hoàn thành công tác quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020. Quản lý quy hoạch và xây dựng kế hoạch sử dụng đất giai đoạn
2010 - 2015. Triển khai công tác đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đạt 98,9%. Tiến hành rà soát, thống kê, kiểm kê hàng năm, theo
dõi chặt chẽ đất công, đất công ích không để lấn chiếm, sử dụng sai mục
đích. Ký 37 hợp đồng thuê đất công ích theo giá mới.Xác định quản lý đô thị,
xây dựng là nhiệm vụ quan trọng của phường Văn Hải, Đảng ủy đã tập trung
lãnh đạo, xây dựng Nghị quyết chuyên đề về quản lý đô thị và xây dựng triển
khai đạt kết quả. Trật tự kỷ cương đô thị, từng bước đi vào nề nếp, tăng
cường công tác kiểm tra, ra quân lập lại trật tự đô thị trên địa bàn. 05 năm
qua, đã kiểm tra lập biên bản 114 trường hợp xây dựng trái phép, tiến hành
cưỡng chế, tháo dở 03 trường hợp xây dựng trên đất công, đất nghĩa địa, ra
quyết định xử phạt 03 trường hợp, ban hành 33 quyết định đình chỉ thi công,
đề nghị Thành phố xử phạt 67 trường hợp... giảm tình trạng xây dựng trái
phép, sử dụng đất không đúng mục đích. Tiến hành bê tông hóa đường giao
thông nông thôn theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm như: bê
tông hẻm khu phố 6, hẻm 29, 136 Trường Chinh, đường nối 702-704, đường
kinh tế trọng điểm vào vùng sản xuất, đường vào chợ Văn Sơn, xây dựng 04
trụ sở khu phố (khu phố 4, 6, 8, 9) góp phần tích cực vào thực hiện chủ
trương xây dựng Thành phố xanh - sạch, đạt tiêu chí đô thị loại II. Xây dựng
tuyến đường văn minh đô thị như: Nguyễn Văn Cừ, xây dựng tuyến cờ
đường Trường Chinh, tuyến đường tự quản làm thay đổi bộ mặt của phường
theo hướng văn minh hiện đại. Tăng cường quản lý nhà nước về môi trường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng tham gia
chung tay bảo vệ môi trường và đạt kết quả tích cực. Tình trạng rác thải,
nước thải sinh hoạt ở địa bàn khu dân cư đã khắc phục đáng kể, tỷ lệ hộ tham
gia đóng phí đạt 57% so với số hộ toàn phường; Duy trì công tác tổng vệ sinh
hàng tháng trên địa bàn, thực hiện kế hoạch Tết trồng cây và bảo vệ chăm


sóc cây xanh, giữ gìn cảnh quan môi trường ngày càng tốt hơn. Xây dựng
nhiều giải pháp để các hộ chăn nuôi áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn
sinh học góp phần bảo vệ môi trường chung.
+ UBND phường thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát ngoài việc
kiểm tra giám sát của Đảng uỷ - HĐND, UBND phường hàng năm luôn duy
trì chế độ kiểm tra, kiểm soát tới các công việc mà UBND phường tổ chức
thực hiện như thực hiện kế hoạch thu chi tài chính đôn đốc thu hồi nợ đọng
hoàn thiện cho các dự toán kế hoạch năm sau, kiểm tra sử dụng đất đai, xử lý
vi phạm luật đất đai và sử dụng kế hoạch sử dụng đất, kiểm tra tình hình phát
triển nông nghiệp các dự án đầu tư cho nông nghiệp, kiểm tra việc thực hiện
cơ sở hạ tầng, kiểm tra việc công tác thuỷ lợi đe điều, tưới tiêu vệ sinh môi
trường sau kiểm tra đều có đánh giá rứt kinh nghiệm và có kế hoạch chỉ đạo
thực hiện tiếp theo.
III. Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về kinh tế của
/"' UBND phường Văn Hải trong thời gian tới.


* Phương hướng.

\

\


a, Mục tiêu: Mục tiêu tổng quát: Tập trung khai thác mọi tiềm lực,

tiềm
năng thế mạnh của địa phương, khắc phục mọi khó khăn đẩy mạnh kinh tế
phát triển đa dạng, vững chắc, tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu kinh tế
phát triển theo thương mại- dịch vụ, công nghiệp- xây dựng, nông nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xẩ hội, quyết
tâm phấn đấu xây dựng Đảng bộ chính quyền, MTTQ và các đoàn thể
nhân dân trong sạch vững mạnh, xây dựng phường Văn Hải vì mục tiêu
dân giàu, xã mạnh, công bằng dân chủ và văn minh.
\_^b. Phương hướng: Phát huy có hiệu quả năng lực của tập thể cán bộ,
công chức của phường và toàn xã hội để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế
của địa phuơng, tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.


Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định
hướng “Thương mại- dịch vụ, công nghiệp xây dựng và nông nghiệp ”
gắn với giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội, xây dựng phường
“xanh- sạch đẹp và an toàn”, bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của chính quyền.
* Các chỉ tiêu chủ yếu.

(

về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng ước tăng 9-9,5% so với năm 2015
(Tính theo giá trị sản xuất năm 2010). Trong đó cơ cấu kinh tế: Thương
mại- dịch vụ chiếm 50,85%; Tiểu thủ Công nghiệp- Xây dựng chiếm
26,48%; Nông nghiệp chiếm 22,672; Tài chính: Thu ngân sách Nhà nước
trên địa bàn ước đạt: 1.580.000.000đ Thu ngân sách phường:
4.758.673.OOOđ- Tổng chi: 4.758.673.000đ

* Nhiệm vụ và gỉải pháp

-

Kinh tế: Tổng giá trị toàn ngành ước đạt 399,854 triệu đồng

(Tính theo giá trị sản xuất năm 2010). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp -xây dựng, nông nghiệp. Cụ thế:
-

Thương mại -Dịch vụ: Tiếp tục duy trì và vận động các hộ

kinh doanh, buôn bán mở rộng phát triển đa dạng các mặt hàng phục vụ
cho đời sống nhân dân địa phương. Giá trị ước đạt 203,358 tỷ đồng tăng
11%.
-

Công nghiệp- Xây dựng: Tiếp tục khuyến khích các thành

phần kinh tế đầu tư phát triển các loại hình: dịch vụ cơ khí, vật liệu xây
dựng, phục vụ cho sản xuất và du lịch. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ thi
công các công trình đang tiến hành xây dựng trên địa bàn, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng chung của phường. Giá trị ước đạt 105,893 tỷ đồng tăng
10%.
-

Nồng nghiệp: Chỉ đạo gieo cấy đúng lịch thời vụ, đồng loạt

với diện tích 526ha, trong đó áp dụng chương trình “01 phải 05 giảm”



250ha, sản lượng ước đạt 3.432 tấn, năng suất 65tạ/ha. Chủ động điều tiết
nước trong việc tưới và tiêu để phục vụ sản xuất. Tăng cường công tác
theo dõi tình hình dịch bệnh trên các loại cây trồng. Vận dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng, sản lượng và an toàn theo tiêu
chuẩn VietGAP các mặt hàng nông sản. Khuyến khích nông dân trồng
những cây có giá trị kinh tế cao, ổn định như Nho, Hành, Tỏi, Táo. Củng
cố Hợp tác xã dịch vụ rau an toàn phường Văn Hải, nâng cao hoạt động
Hợp tác xã Nho VietGAP. Giá trị ngành nông nghiệp ước đạt 90,603 tỷ
đồng tăng chiếm 22,65%, tăng 5 so với 2015.
-

Chăn nuôi: Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

trên gia súc- gia cầm. Duy trì và phát triển đàn gia súc ước đạt 2.400 con,
gia cầm 12.000 con. Tổ chức phun xịt tiêu độc khử trùng và tiêm phòng
vắcxin cho gia súc, gia cầm đạt chỉ tiêu kế hoạch. Tăng cường công tác
kiểm tra, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc - gia cầm,
ngăn chặn không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, thực hiện việc tiêm
phòng bắt buộc thường xuyên và đầy đủ theo đúng pháp lệnh thú y.
-

Thủy lợi: Chủ động nạo vét, phát dọn kênh mương nội đồng,

điều tiết nước để phục vụ cho sản xuất và chăn nuôi; Làm tốt công tác phối
hợp thủy lợi nội đồng liên xã, phường. Thành lập Tổ hợp tác dùng nước có
sự tham gia của người dân, Củng cố BCH phòng chống lụt bão và giảm nhẹ
thiên tai. Chuẩn bị đầy đủ các phương án khi bão lũ xảy ra.
-


Nội chính - Xây dựng - Đô thị - Môi trường: Tăng cường

kiểm ừa công tác quản lý và sử dụng đất chú trọng tói các khu quy hoạch có
quyết định thu hồi. Đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận QSĐ đất và tải
sản khác gắn liền vói đất.,phối họp giải quyết kịp thời những trường họp
khiếu nại về ừanh chấp đất đai theo quy định. Công bố quy hoạch. Quản lý
tốt diện tích đất tự nhiên 923,64ha ừong đó: Đất nông nghiệp 715,35ha, đất
phi nông nghiệp 193,56ha và đất chưa sử dụng 14,73ha. Tiếp tục rà soát


×