Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tiểu luận môn quản lý nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu tác ĐỘNG của QUYÉT SÁCH CHÍNH TRỊ, QUẢN lý NHÀ nừớc đối với PHÁT TRIỂN KINH té xã hội TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.62 KB, 40 trang )

Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA QUYÉT SÁCH CHÍNH TRỊ, QUẢN
LÝ NHÀ NỪỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TÉ - XÃ HỘI
TỈNH NINH THUẬN
PHẦN MỞ ĐÀU:
1.

Lý do chọn đề tài:

Từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng
lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những
thắng lợi vĩ đại trong hon 85 năm qua, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến
đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ
xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng
quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Sau 30 năm thực hiện công cuộc Đổi mới
dưới sự lãnh đạo của Đảng, những thành quả đạt được rất to lớn, đáng tự hào, tạo đà
cho kinh tế đất nước phát triến ngày càng nhanh và bền vững hơn.
Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Nen kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy
luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các
nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng căn dặn cán bộ và đảng viên: “những gì có
lợi cho dân phải hết sức làm, những gì có hại cho dân phải hết sức tránh”; “vì việc
mà tìm người, chứ không vì người mà đặt việc”; “xây dựng một Nhà nước ít tốn
kém”; “xây dựng một nền hành chính gần dân, vì dân và gọn nhẹ”.
Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện nền kinh tế hàng hóa


nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, vì vậy quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội
là một yêu cầu cần thiết khách quan, nhằm điều khiến các thành phần kinh tế và thị


trường hoạt động theo định hướng XHCN.
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh
lỵ của Ninh Thuận là thành phố Phan Rang-Tháp Chàm nằm cách Thành phố Hồ
Chí Minh 340 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 1.380 km về phía Bắc và cách
Nha Trang 100 km theo đường Quốc lộ 1A và cách Đà Lạt 110 km theo đường
Quốc lộ 27, đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, thuận tiện cho
việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Trong những năm qua, Ninh Thuận đã ngày càng phát triển, xây dựng và tổ
chức thực hiện có hiệu quả các quyết sách chính trị, tăng cường hiệu lực quản lý
nhà nước nhằm thúc đấy phát triến kinh tế- xã hội tỉnh nhà, góp phần vào sự phát
triến kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị của cả nước. Do vậy, em chọn đề
tài “Tác động của quyết sách chính trị, quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận” để làm tiểu luận môn: Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
trọng yếu. Trong quá trình làm Tiếu luận không tránh khỏi những sai sót em kính
mong sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn!
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

e

-

©

©


o

Mục đích: Từ làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết sách chính

trị, quản lý nhà nước, tiểu luận đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
quyết sách chính trị, hiệu lực quản lý của nhà nước đối với việc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận.

-

Nhiệm vụ: Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết sách

chính trị; Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của quyết sách chính trị,
hiệu lực quản lý nhà nước đối với việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

-

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tiểu luận được xác định là sự tác

động của quyết sách chính trị, quản lý nhà nước đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng.

-

Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong các vấn đề về sự

tác động của quyết sách chính trị, quản lý nhà nước đối với sự phát triển kinh tế- xã
hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 2010-2015.



4. Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ
nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng vào quá trình nghiên cửu;
ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp thu nhập và
phân tích số liệu; Phương pháp so sánh, tổng hợp.
5. Kết cấu đề tài: Ngoài Phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu làm 3
chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về quyết sách chính trị, quản lý nhà
nước.
Chương II: Tác động của quyết sách chính trị, quản lý nhà nước đối với sự
phát triến kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quyết
sách chính trị, hiệu lực quản lý nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Ninh Thuận.


PHẦN NỒI DUNG:
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐÊ LÝ LUẬN cơ BẢN VÈ QUYẾT SÁCH CHÍNH TRỊ,
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.

1.1. Khái niệm quyết sách chính trị:
Lì. ì. Khái niệm chính trị:
Chính trị xuất hiện từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, đối kháng giai cấp
và có nhà nước. Chính trị ra đời đã có một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời
sống xã hội, những vấn đề chính trị luôn được các nhà tư tưởng chú tâm nghiên
cứu.
Lênin là một trong những vị lãnh tụ thiên tài của phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế cho rằng: Cái quan trọng nhất trong chính trị là tổ chức chính

quyền nhà nước. Chính trị là sự tham gia vào các công việc nhà nước, định hướng
nhà nước. Bất kỳ hoạt động xã hội nào cũng mang tính chính trị, như việc giải quyết
nó trực tiếp hay gián tiếp gắn với lợi ích giai cấp, với vấn đề quyền lực.
Do tính chất phong phú, đa dạng và phức tạp của chính trị, đồng thời xuất
phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau về lĩnh vực chính trị cho đến nay vẫn
còn những quan niệm khác nhau về chính trị.
Các tác giả cuốn “Từ điển bách khoa triết học” đã đưa ra định nghĩa: Chính
trị, theo nghĩa của nó, là những công việc nhà nước, là phạm vỉ hoạt động găn với
những quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và cảc nhỏm xã hội khác nhau mà
hạt nhãn của nó là vẩn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
1.1.2. Khái niệm quyết sách chính /rị:Quyết sách chính trị là đường lối, nghị
quyết của Đảng chính trị.
Như vậy, về cơ bản quyết sách chính trị là hệ thống các văn bản của Đảng
chính trị nói chung. Trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị
duy nhât lãnh đạo nhà nước và xã hội, đường lối, nghị quyết do Đảng ban hành là
quyết sách chính trị.
Quyết sách chính trị được thể hiện dưới hình thức các chủ trương, các chính
sách vĩ mô, mang định tính, và nó tác động liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Do đó, tính đúng đắn, độ chính xác về mặt khoa học và thực tiễn của nó là


một tiêu chuẩn đánh giá vai trò của Đảng, nhất là Đảng cầm quyền,

về

điểm này

Lênin thường lưu ý rằng, các quyết định chính trị phải được luận chứng khoa học và
có thể đáp ứng được lợi ích chính đáng của quần chúng. Vì vậy, với một Đảng chân
chính, không được phạm sai lầm về chính trị. Chính trị không thể là những gì hư ảo,

mà phải trở thành khoa học có thể kiểm tra được.
1.2.

Khái niệm quản lý nhà nước đối với kinh tế:

1.2.1. Khải niệm quản lỷ:
Quản lý được hiểu một cách chung nhất là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ
thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương
ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý
nhằm đạt được mục đích đặt ra từ trước.
ị 1.2.2. Khái niệm quản lỷ nhà nước:
Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước,
chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối
nội và đối ngoại nhà nước. Như vậy, tất cả các cơ quan nhà nước đêu làm chức
năng quản lý nhà nước.
Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước. Bằng pháp luật nhà
nước có the trao quyền cho các tố chức xã hội hoặc các cá nhân để họ thay mặt nhà
nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước.
Như vậy, Quản lý nhà nước là quản lý mang tính quyền lực nhà nước, được
sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động
của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm
thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
r 1.2.3. Khải niệm quản lý nhà nước đổi với kinh tế:
Kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội của con
người, có thể hiểu kinh tế qua một vài quan niệm như: Kinh tế là tài sản, kinh tế là
toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối và tiêu dùng hàng hóa,....
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động của các cơ quan quản lý nhà nước
đối với các đơn vị kinh tế cơ sở, các ngành, các địa phương, các vùng kinh tế cũng
như tổng thể nền kinh tế quốc dân nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra.



1.3. Vai trò của quyết sách chính trị, quản lý nhà nước trong thời kỳ
■ttổi mới ở nước ta:
1.3.1. Vai trò của quyết sách chính trị, quản ỉỷ nhà nước đổi với đời sổng xã
hội:
Kể từ đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới đến nay, trải qua 30 năm, trên cơ
sở căn cứ vào tình hình đất nước và thế giới mà Đại hội Đảng toàn quốc cũng như
các hội nghị Trung ương đã đề ra quyết sách phù hợp với mục tiêu và định hướng
phát triển của đất nước qua từng giai đoạn cách mạng. Vì vậy, đã thu được thành
tựu đáng kế:

-

Nen kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ bản giữ vững ổn

định kinh tế vĩ mô, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, các ngành đều có bước phát
triển, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyến dịch
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Các yếu tố thị trường và các
loại thị trường tiếp tục hình thành, phát triển.

-

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều

mặt, nhất là xóa đói giảm nghèo; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện; bảo
vệ tài nguyên môi trường được chú trọng hơn.

-


Chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc

lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Hoạt động đối ngoại,
hội nhập quốc tế được mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của nước ta được nâng
cao.
f 1.3.2. Vai trò của quyết sách chính trị đổi với Đảng chính trị, nhất là úậng
cầm quyền
V

Đảng ta là Đảng câm quyên. Đảng lãnh đạo toàn diện mọi mặt kinh tê, chính
trị, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại .. .Nhờ có đường lối lãnh đạo đúng đắn
của Đảng, nhờ Đảng có những quyết sách kịp thời, những nghị quyết đúng đắn mà
trong những năm qua đất nước ta có nhiều khởi sắc, đạt được những thành tựu to
lớn như đã trình bày ở trên. Mặt khác những thành tựu đạt được cũng minh chứng
cho sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nâng cao vị thế của Đảng trong quá trình lãnh


đạo, tạo năng lực và sức mạnh của Đảng, giữ trọn niềm tin đối với nhân dân.
Đảng mạnh vì Đảng có tư duy chính trị đúng đắn, luôn đổi mới phù hợp với
thực tế khách quan, Đảng mạnh vì Đảng có tổ chức mạnh, có đội ngũ cán bộ gương
mẫu tiên phong, đi sâu đi sát nhân dân. Nhưng điều rất quan trọng là Đảng mạnh vì
Đảng có đường lối chính trị đúng đắn đem lại lợi ích chính đáng cho nhân dân,
được nhân dân tin tưởng. Từ đó, nhân dân nguyện một lòng đi theo Đảng, tin tưởng
vào sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, tạo cơ sở chính trị vững chắc cho Đảng, thực
hiện những quyết sách chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo xã hội thông qua Nhà
nước, Đảng lãnh đạo Nhà nước đồng thời hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
Pháp luật. Chính vì vậy đường lối, nghị quyết của Đảng đúng đắn, tạo điều kiện cho
Nhà nước thực hiện đường lối có hiệu quả, đưa đường lối vào cuộc sống của nhân
dân. Quyết sách đúng tạo điều kiện cho Đảng vững mạnh, nâng cao vai trò lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng, hoàn thành sứ mệnh mà nhân dân giao phó là xây dựng

một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
l.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị, quản lý nhà
nước?
1.4.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính fri:
1.4.1.1.

Cơ sở khoa học của việc xây dựng quyêt sách chính trị:

Để quyết sách chính trị đúng đắn và phát huy tốt trong đời sống xã hội thì
việc xây dựng quyết sách chính trị phải dựa trên cơ sở sau:
Một là, phải vận dụng phép biện chứng duy vật vào quá trĩnh xây dựng và to
chức thực hiện các quyết sách chính trị.

-

Biết phân tích và đánh giá toàn diện, chín chắn tương quan lực lượng

giữa các giai cấp, khuynh hướng quan hệ qua lại giữa các giai cấp; biết nhìn thấy
mặt mạnh và mặt yếu của mọi lực lượng. Chỉ trên cơ sở đó mới tiến hành một chính
trị hiện thực.

-

Biết phân tích và vận dụng những mâu thuẫn thực tế giữa các giai cấp

hay bên trong giai cấp; biết chú ý tới sự phù họp về những lợi ích nào đó giữa
các giai cấp nhất định. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể xác định được hướng tấn
công chủ yếu, bạn đồng minh lâu dài và tạm thời.



-

Khả năng xây dựng một sách lược đấu tranh mềm dẻo, duy nhất

đúng; Biết nhanh chóng thay thế các hình thức đấu tranh; điều chỉnh đường lối
chính trị phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh và kinh nghiệm chính trị đã được
tích lũy, biết sử dụng tất cả các khả năng thực tế để giành thắng lợi.

-

Biết dựa vào cuộc sống để lựa chọn phương án tối ưu, biết đạt được

sự nhất trí của nhân dân đối với những Nghị quyết của Đảng. Điều đó liên quan tới
nghệ thuật to chức và tuyên truyền.
Việc quán triệt những yêu cầu cơ bản của phép biện chứng duy vật vào xây
dựng cũng như tố chức thực hiện quyết sách chính trị là một trong những nhân tố cơ
bản cho phép hình thành những quyết sách chính trị đúng đắn.
Đương thời Mác và Ăngghen đã nhiều lần soạn thảo ra những quyết sách
đúng cho giai cấp vô sản để đưa phong trào công nhân từ tự phát thành tự giác từ
thắng lợi trong kinh tế đến thắng lợi chính trị tạo tiền đề cho cuộc chiến đấu có ý
nghĩa quyết định nhằm giải phóng triệt để giai cấp công nhân và xã hội nói chung.
Đạt được kết quả như vậy là nhờ luôn luôn quán triệt phương pháp luận duy vật
biện chứng vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị của giai cấp
vô sản. Nêu lên cống hiến đó, Lênin đã từng viết: Vận dụng phép biện chứng duy
vật vào chính sách và sách lược của giai cấp vô sản, đó là điều mà Mác và Ăngghen
chú ý nhất, đó là cống hiến căn bản nhất của hai ông.
Phép biện chứng duy vật đóng vai trò là cơ sở phương pháp luận để xây
dựng và tố chức thực hiện các quyết sách chính trị của chúng ta vì:

-


Nó giúp chúng ta hiếu được nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng

và quá trình xã hội, giúp chúng ta phát hiện những mâu thuẫn, những động lực của
sự phát triển xã hội. Nhờ đó có thể xác định được chiều hướng chung của sự phát
triển lịch sử, xác định được vai trò và thái độ của lực lượng chủ yếu. Tất cả những
cái đó tạo thành cơ sở xuất phát để xây dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính
trị.

-

Phép biện chứng duy vật giúp cho giai cấp vô sản cách mạng giải

quyết một cách khoa học mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện. Trong khi kiên
trì mục tiêu về quyết sách thì phải linh hoạt thay đối phương pháp, phương tiện hoạt


động tùy thuộc điều kiện khách quan vốn luôn luôn thay đối.

-

Phép biện chứng duy vật cho phép phân định rõ ràng ranh giới tính

nguyên tắc với chủ nghĩa giáo điều, bệnh dập khuôn máy móc, giữa tính linh hoạt
cách mạng với chủ nghĩa xã hội, xét lại.
Cuộc sống đã xác nhận tính đúng đắn trong lời tiên đoán sau đây của Lênin:
Chỉ có Đảng nào có được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng
làm tròn vai trò của chiến sĩ tiên phong. “Lý luận tiên phong” mà Lênin nói ở đây
không có gì khác hơn là chủ nghĩa Mác mà chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở
triết học của nó. Nắm vững triết học của chủ nghĩa Mác, lấy nó làm cơ sở làm

phương pháp luận xuất phát cho việc xây dựng quyết sách chính trị là cái bảo đảm
thắng lợi cho cách mạng. Điều đó giải thích vì sao trong khi khắng định tầm quan
trọng của cách mạng vô sản, Lênin lại khẳng định rằng: “Những người mácxít chắc
chắn là chỉ mượn của học thuyết Mác những phương pháp quý báu mà nếu không
có thì không thể hiểu được những quan hệ xã hội”. Đương thời Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng cho rằng, chúng ta nắm chủ nghĩa Mác-Lênin là nắm cả phương pháp xử
lý mọi việc và đối xử với mọi người.
Trong số “Những phương pháp quý báu” do triết học duy vật biện chứng
đem lại, cái có ý nghĩa bao trùm là phép biện chứng giữa khách quan và chủ quan,
khoa học và cách mạng. Mối quan hệ đó phải trở thành cơ sở phương pháp luận đầu
tiên đế xây dựng và tố chức thực hiện mọi quyết sách chính trị.
Quyết sách chính trị biểu hiện ý chí của Đảng và nhân dân trong việc thay
đổi tự nhiên và xã hội. Tổ chức thực hiện quyết sách biểu hiện ý chí và khả năng
của các cấp lãnh đạo hiện thực hóa quyết sách đó trong thực tiễn cuộc sống. Tất cả
những cái đó thuộc vào phạm trù nhân tố chủ quan của quá trình lãnh đạo cách
mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng bao giờ cũng là sự thống nhất giữa chủ quan và
khách quan, song khách quan luôn là tính thứ nhất so với nhân tố chủ quan. Các
quyết sách có biến thành hiện thực hay không, mức độ hiệu quả tố chức thực hiện
các quyết sách đó ra sao ... tất cả đều tùy thuộc một cách quyết định vào sự phù họp
của chúng với điều kiện khách quan, quy luật khách quan của sự thay đối xã hội.
Bởi vậy, trong khi không một chút nào coi nhẹ vai trò của tình cảm trong quá trình
cách mạng, Lênin đã từng nói: “Người ta không thế dựa trên tình cảm cách mạng


mà định ra một sách lược cách mạng được. Khi định ra sách lược, phải trầm tĩnh,
phải hết sức khách quan”. Quán triệt tư tưởng đó, trong cương lĩnh của Đảng ta
cũng khẳng định “Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng phải xuất phát
từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.
Quyết sách chính trị không chỉ đề ra mục tiêu thay đối hiện thực mà còn đề
cập tới những phương pháp chủ yếu để thực hiện những thay đổi đó. Phương pháp

hành động để hiện thực hóa quyết sách phụ thuộc vào phạm trù nhân tố khách quan.
Nhưng mọi phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện quyết sách chính trị chỉ có
hiệu quả khi nó phù hợp với thực tế khách quan.
Hai là, mọi quyết sách và cách thức tổ chức thực hiện nó phải xuất phát
tìtũỉện thực khách quan.
Mọi quyết sách chính trị đều nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể do thực
tiễn đề ra. Những vấn đề như vậy không chỉ khác nhau về cấp độ bao quát về phạm
vi tác động, về mục tiêu, về ý nghĩa của nó đối với sự phát triển mà còn khác nhau
về điều kiện nảy sinh cũng như thời điểm giải quyết.
Tính đa dạng của vấn đề quyết định tính đa dạng, phong phú của các quyết
sách và sự khác nhau trong phương thức to chức thực hiện chúng.
Tính cụ thể của quyết sách chính trị và phương thức thực hiện chỉ đạt được
khi chủ thế cách mạng có tinh thần sáng tạo, tinh thần đó là một trong những yếu tố
tạo thành bản chất cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin của giai cấp công nhân và
của cách mạng vô sản nói chung.
Bản chất sáng tạo đó biểu hiện tập trung ở chỗ: trên cơ sở phân tích tình hình
cụ thể của sự vật trong thời gian nhất định, biết đề ra những quyết sách đúng đắn,
trong đó, một mặt bảo đảm sự chi phối của những vấn đề có tính quy luật chung;
mặt khác, thể hiện được tính đặc thù của đối tượng mà quyết sách sẽ phát động, như
vậy, bản chất sáng tạo rất xa lạ với chủ nghĩa giáo điều (bao gồm giáo điều lý luận
lẫn giáo điều về kinh nghiệm) sự sáng tạo chân chính không loại trừ mà còn đòi hỏi
phải thận trọng và sử dụng hiệu quả những luận điểm lý luận chung những kinh
nghiệm quý báu do lịch sử để lại như là một trong những cơ sở quan trọng đế xây
dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị.
Vận dụng phép biện chứng giữa cái riêng và cái chung vào quá trình xây


dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị đòi hỏi phải thấy rằng: mọi quyết
sách và phương thức tổ chức thực hiện đều chỉ thực hiện hóa thông qua hoạt động
cụ thế của các ngành, các địa phương và cơ sở khi đó mọi quyết sách đều biểu hiện

ra thành cái đặc thù cả về nội dung và phương thức thực hiện. Nắm vững phép biện
chứng đó là cơ sở cho sự sáng tạo trong cách mạng, bởi vì sự sáng tạo trong xây
dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị không gì khác hơn là tìm ra hình
thức biểu hiện cụ thể của những cái gì chung trong từng trường họp riêng biệt. Nhờ
đó, một mặt, có thể giải đáp đúng vấn đề cụ thể của ngành, của địa phương đặt ra;
mặt khác, xác định được các cách thức, phương pháp hoạt động thích hợp nhằm
hiện thực hóa những chủ trương trong từng trường hợp riêng lẻ.
Trong xây dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị còn phải xuất phát
từ mâu thuẫn nội tại của sự vật. Ó đây, việc nắm vững mâu thuẫn cơ bản là cơ sở
xây dựng đường lối chiến lược cách mạng, nắm vững những mâu thuẫn chủ yếu ở
từng thời kỳ, trên từng lĩnh vực, trong từng địa bàn... là cơ sở để xây dựng nghị
quyết.
Trong khi khẳng định: ở từng giai đoạn phát triển trong từng lúc, sách lược
với giai cấp vô sản phải tính đến biện chứng khách quan của xã hội, Lênin cũng chỉ
ra rằng tính biện chứng của sự phát triến xã hội diễn ra trong mâu thuẫn và thông
qua các mâu thuẫn. Khi xây dựng quyết sách chính trị, phải xuất phát từ biện chứng
khách quan điều đó cũng có nghĩa là phải xuất phát từ mâu thuẫn của nó. Mục tiêu
của mọi quyết sách chính trị không gì khác hơn là nhằm thay đổi của bản chất xã
hội theo hướng tiến bộ điều đó không thể thực hiện được, nếu không phát hiện đúng
những mâu thuẫn khách quan hiện tại đang tồn tại, xác định phương hướng phát
triến những lực lượng những biện pháp và phương tiện cơ bản đế giải quyết chúng.
Toàn bộ nghệ thuật lãnh đạo và quản lý như Lênin nói “là ở chỗ phải biết kịp
thời tính toán và nhìn rõ đâu là nơi cần tập trung những lực lượng chủ yếu và sự chú
ý của mình”. Đe xác định được những khâu trung tâm như thế, cần phát hiện ra
những mâu thuẫn chủ yếu trong từng thời kỳ, ở từng ngành từng địa phương. Tất cả
những quyết sách cụ thể ở từng cấp là nhằm giải quyết những mâu thuẫn như vậy.
Tựu trung lại, trên cơ sở khoa học để xây dựng quyết sách chính trị đã được
đề cập cần chú ý các điều kiện cụ thể sau đây:



Thứ nhất, điều kiện khách quan để xây dựng quyết sách chính trị gồm các
nhân to sau:
_ Những nhân tố khách quan được sử dụng làm cơ sở hình thành quyết sách
chính trị phải là những nhân tố phản ánh quy luật khách quan được lựa chọn qua
nhận thức chủ quan của chủ thể. Tôn trọng quy luật khách quan là một bài học có
tính nguyên tắc khi hoạch định mọi đường lối, chủ trương, chính sách. Những nhân
tố khách quan là cơ sở hình thành quyết sách chính trị:
+ Tinh hoa tri thức của nhân loại và dân tộc thể hiện trong những học thuyết
chính trị- xã hội và được đúc kết trong học thuyết Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh; tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật và công nghệ.
+ Những bài học kinh nghiệm thực tiễn của phong trào cách mạng thế giới
và kinh nghiệm hoạch định chính sách phát triển đất nước của các quốc gia
khác,cũng như thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và tiến hành đổi mới, xây
dựng phát triển đất nước ở Việt Nam.
+ Những tiềm năng của đất nước và dân tộc, đó là tiềm năng về COĨ 1 người;
tiềm năng về kinh tế, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý; những
di sản văn hóa, xã hội, truyền thống dân tộc.
+ MÔI quan hệ lợi ích và sự hợp tác hay đấu tranh giữa giai cấp, tầng lớp
trong xã hôi la những nhân tố khách quan nội tại ảnh hưởng đến việc hoạch định
quyết sách chính trị.
Thứ hai, những điêu kiện chủ quan
+ Nhân tố chủ quan để hoạch định các quyết sách chính trị là bản thân đảng
chính trị - chủ thể và là “tác giả” của quyết sách chính trị. Những nhân tố chủ quan
đó là:
+ Quá trình hoạt động của một đảng với những thử thách tạo nên bản lĩnh
chính trị của đảng.
+ Trí tuệ tập thể của toàn đảng và năng lực thực tiễn của đảng viên.
+ Sức chiến đấu, bản lĩnh chính trị của Đảng, năng lực nhạy bén trong các
bước ngoặt quan trọng của cách mạng dựa trên sức mạnh tập thể của Đảng; sự đoàn
kết nhất trí đó dựa trên nền tảng của hệ tư tưởng khoa học.

1.4.1.2. Quy trình xây dựng quyêt sách chính trị:


Quy trình xây dựng một quyết sách chính trị phải trải qua các khâu cơ bản
sau:
Một là, thu thập thông tin.

-

Yêu cầu:thông tin phải đầy đủ,khách quan,kịp thờivà có độchínhxác

-

Phạm vi thu thập thông tin: đối với tất cả khách thể và chủ thể.

-

Điều kiện để có thông tin đúng: phải nâng cao tính trung thực, nâng

cao

cao năng lực và phương pháp thu nhập thông tin cũng như điều kiện vật chất để
khai thác thông tin.
Hai là, xử lý thông tin
Xử lý thông tin là quá trình phân tích những thông tin thu được bằng phương
pháp tư duy khoa học.
Ba là, chọn phương án
Việc xử lý những thông tin sẽ cho ra đời những phương án. Từ nhiều phương
án đó, cơ quan lãnh đạo cùng những chuyên gia tìm ra một phương án tối ưu nhất.
Việc lựa chọn hay đề ra một phương án tối ưu làm cơ sở hình thành quyết sách

chính trị là công việc của nhiều người
Bốn là, ra quyết định
Khâu cuối cùng là vấn đề ra quyết định. Trong những trường họp cần thiết,
do tính chất và tầm quan trọng của quyết sách cấp ra quyết định có thể công bố dự
thảo để nhân dân công khai góp ý kiến. Thông qua đó cơ quan lãnh đạo và các
chuyên gia chắt lọc ý kiến hợp lý để bổ sung, hoàn thiện quyết sách.
Trong một số trường hợp và một số vấn đề nhất định, trước khi quyết định
chính sách chính thức, có thể tiến hành thực nghiệm trong phạm vi hẹp sau đó mới
có thế áp dụng cho diện tích.
1.4.1.3. Tô chức thực hiện quyêt sách chính trị:
Quy trình tổ chức thực hiện quyết sách chính trị thường được diễn ra qua 2
bước cơ bản:
Một là, quán triệt trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Theo nghĩa chung
nhất, quán triệt làm cho hiếu thấu đáo về một tư tưởng nào đó đối với hiện thực và


thể hiện đầy đủ trong hoạt động. Quán triệt là một quá trình từ khi tiếp nhận nghị
quyết cho đến khi nghị quyết hết hiệu lực; chứ không phải một lần là xong, đành
rằng việc quán triệt khi tiếp thu là vô cùng quan trọng. Nó bao gồm tự quán triệt cho
mình và quán triệt cho người khác, trong quán triệt còn bao hàm phê phán các quan
niệm sai trái với tư tưởng của nghị quyết đó. Đe nghị quyết của Đảng trở thành
niềm tin thành định hướng cơ bản cho tư tưởng và hành động của cán bộ, Đảng viên
và nhân dân ở cơ sở, việc quán triệt phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

-

Phải đảm bảo sự thống nhất giữa lý ỉuận và thực tiễn, giữa tỉnh thần

của quyết sách và tình hình thực tế của địa phương
Quyết sách chính trị hay nghị quyết của Đảng mà nhất là Nghị quyết của

Trung ương có tầm bao quát rất rộng, nhưng cái thần của nghị quyết đó bao giờ
cũng không chỉ phản ánh mà còn định hướng cho việc giải quyết từng vấn đề cụ thể
tương ứng ở từng địa phương. Cho nên, quá trình quán triệt Nghị quyết của Đảng
phải đảm bảo sự thống nhất giữa tinh thần của Nghị quyết và thực tế của địa
phương phải nắm bắt được chúng trong tương quan với tổng thế những vấn đề khác
của toàn bộ hệ thống Nghị quyết của Đảng, trong quan hệ với hệ thống pháp luật và
chính sách hiện hành của Nhà nước. Phải nắm bắt được yêu cầu của từng Nghị
quyết trong quan hệ mật thiết với yêu cầu quyền lực và lợi ích của nhân dân. Phải
đứng trên lập trường của giai cấp công nhân. Có như vậy, việc tố chức thực hiện
Nghị quyết của Đảng mới ngày một trở nên gần gũi với quảng đại quần chúng, tạo
ra sự kết dính tự nhiên giữa những ý tưởng cao đẹp của Đảng trong từng Nghị quyết
với đời sống bình thường của các tầng lớp nhân dân.
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc tối cao của phương
pháp luận mác xít. Hồ Chí Minh từng dạy rằng, lý luận mà không có thực tiễn là lý
luận suông, thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng. Nghị quyết của
Đảng vừa là sự đúc kết lý luận vừa là sự tổng kết thực tiễn để giải quyết vấn đề thực
tế cuộc sống của nhân dân.
/ - Phải truyền đạt Nghị quyết của Đảng một cách đủng đắn, có chiều sâu.
Mác đã từng khẳng định: Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực
lượng vật chất nhưng lý luận cách mạng cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một
khi nó thâm nhập vào quần chúng. Vì vậy, việc truyền đạt Nghị quyết của Đảng đôi


khi không chỉ đủ sức thuyết phục và hướng dẫn những người trực tiếp thực hiện mà
còn phải gây được lòng tin và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, chống trả và
chiến thắng mọi thế lực trong cuộc chiến tư tưởng về nghị quyết đó. Vì vậy, phải
chứng minh được tính đúng đắn của từng nghị quyết với việc lý giải những vấn đề
chính yếu của nghị quyết đó bằng một hệ thống lý luận sắc bén và những bài học
kinh nghiệm điển hĩnh làm tiền đề và điều kiện cơ bản cho sự nghiệp cụ thế hóa một
cách sáng tạo của những người trực tiếp thực hiện. Không chỉ truyền đạt đúng đắn

và đầy đủ tinh thần của từng nghị quyết đến cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân
dân thuộc phạm vi mình phụ trách, phản ánh đầy đủ những nhiệm vụ chính trị của
địa phương mà còn phải ngang tầm với trình độ, phù hợp với tâm tư và tình cảm của
người thực hiện. Đồng thời, cũng còn phải bảo vệ những tư tưởng cao đẹp của Đảng
trong từng Nghị quyết đó trước mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực khác nhau.
Có như vậy, cán bộ mới gây được lòng tin và sự ủng hộ của các tầng lóp nhân dân
đối với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật, chính sách của nhà nước.
- Phải đảm bảo định hướng tư tưởng trong suốt quá trình tổ chức thực { hiệp
Nghị quyết của Đảng.
Trong quá trình quán triệt, phải khẳng định những vấn đề có tính chất
nguyên tắc, những nội dung chính yếu và gợi ra các nguồn lực, các phương
thức tổ chức thực hiện để đảm bảo tính nhất quán và tính năng động giữa các
loại hình hoạt động của các nhóm người khác nhau trên thực tế. Sự định hướng dù
là mang tính chất định lượng hay định tính cũng đều phải mang tính cụ thể, chứ
không chỉ là một định hướng chung chung, phải biết định hướng cho các đối tượng
cùng thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hay
những cá nhân và đơn vị kinh tế, văn hóa, xã hội ở nơi khác đến hoạt động trên địa
bàn do mình phụ trách theo tinh thần của nghị quyết đang thực thi.
Hai là, tố chức thực hiện: To chức thực hiện quyết sách là một trong nhỌng
khâu quan trọng nhất đảm bảo cho sự thành bại của quyết sách khi được ban hành.
Đe việc tổ chức thực hiện đạt kết quả, phải đảm bảo các yếu tố sau đây:
^

- Trước hết, phải thống nhất giữa chương trình hành động và tổ chức

thực hiện chương trình đó. Nguyên tắc quan trọng nhất của tính hiệu quả
trong tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng là sự thống nhất giữa lời nói và việc


làm. Cho nên, việc xây dựng chương trình hành động và kiên quyết triển khai thực

hiện cho bằng được chương trình đó trong thực tế là việc làm đầu tiên. Việc đề ra
chương trình hành động đúng đắn là trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, còn việc chỉ
đạo tổ chức thực hiện nghị quyết đó lại là trách nhiệm của từng cán bộ chủ chốt. Vì
vậy, một yêu cầu không thể thiếu trong tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng đối
với cán bộ chủ chốt các cấp là kết họp chặt chẽ giữa sự kiên trì, bền bĩ theo đuổi
mục tiêu với sự nhạy bén trong sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức thích hợp,
huy động mọi khả năng có thể. Nhân dân tin tưởng và hăng hái thực hiện Nghị
quyết của Đảng không chỉ bằng sự vận động, thuyết phục mà còn bằng sự nêu
gương của những Đảng viên, của từng cán bộ và từng chi bộ Đảng. Cho nên, cán bộ
chủ chốt các cấp không chỉ phải viết, nói và làm đúng nghị quyết của Đảng mà còn
là tấm gương về sự kiên quyết thực hiện bằng được nghị quyết của Đảng thông qua
hoàn thành tốt đẹp nhất chương trình hành động của cấp ủy và kế hoạch chỉ đạo của
từng cấp
- Xây dựng các qựy định, luật ỉệ, chuẩn mực để tổ chức thực hiện nghị
quyết \

,,,,',■

^ Đê đảm bảo cho nghị quyêt của Đảng được thê hiện băng sức mạnh vật
chất của những tập thể người rộng lớn trong một chỉnh thể cần thiết phải
thiết
lập một hệ thống thiết chế tổ chức theo chiều ngang và chiều dọc từ tổ chức
Đảng đến tổ chức chính quyền và các đoàn thể quần chúng, trong đó, vấn đề
có ý nghĩa quyết định là bố trí đúng người, đúng việc. Đồng thời, phải có khả
năng xác lập một hệ thống những định chế mang tính nguyên tắc trong toàn
Đảng và mang tính chất pháp lý trong hệ thống chính quyền, mang tính tiêu
biểu trong các đoàn thể nhân dân làm cho mọi tổ chức và hoạt động luôn
diễn
ra theo tính quy định của từng nghị quyết. Cùng với đó là khả năng hình
thành

được cơ chế vận hành thông suốt của từng tố chức và toàn bộ hệ thống thiết
chế tố chức đảm bảo cho nghị quyết của Đảng được thực hiện một cách suôn
sẻ đồng thuận trong tư tưởng và nhất quán trong hành động giữa các lực


lượng
khác nhau. Vừa tập trung được sức mạnh tổng họp của tất cả các nhân tố hợp
thành hệ thống thực thi nghị quyết, vừa phát huy sức mạnh sở trường của từng
thành tố, vừa đảm bảo tính nguyên tắc chặt chẽ của hoạt động lãnh đạo và chỉ đạo
vừa kích thích tự do sáng tạo của từng tố chức, của những người thực hiện và đem
lại hiệu quả cao.
í - Xây dựng hệ thống tài chỉnh thực hiện nghị quyết.
_ Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nghị
quyết của Đảng chỉ được tổ chức thực hiện tốt trên cơ sở nguồn tài chính đảm bảo.
Cho nên, khi tố chức thực hiện, cán bộ chủ chốt các cấp nhất thiết phải xây dựng
nguồn tài chính cho từng nghị quyết cụ thể. Hệ thống tài chính phải hết sức năng
động và hoạt động thông suốt, đảm bảo chi phí cho các hoạt động công vụ, xây
dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, bồi dưỡng nhân lực, quy tụ tài năng,
kích thích phát triến động lực của những người trực tiếp thực hiện nghị quyết.

-

Phải kiếm tra, giám sát việc to chức thực hiện quyết sách

Thực tiễn đã chứng minh bất cứ công việc gì không có kiểm tra, giám sát thì
hiệu quả không cao, kiếm tra, giám sát mới biết tinh thần và năng lực chấp hành
quyết sách của Đảng đối vối cán bộ cấp dưới, mới kiểm nghiệm sự đúng đắn của
quyết sách, mới nhận ra những vấn đề cần giải quyết, mới thấy được những lệch lạc
để uốn nắn kịp thời, đồng thời qua kiểm tra mới phát hiện nhân tố mới, những
người tốt, việc tốt đế phát huy và khen thưởng.


-

Sơ kết, tổng kết quả trình thực hiện quyết sách

Trong quá trình tổ chức thực hiện quyết sách, thường xuyên sơ kết từng mặt,
từng giai đoạn đế kịp thời uốn nắn lệch lạc về tư tưởng về hành động đối với cán bộ
và người dân. Đặc biệt phải coi trọng đúng mức công tác tổng kết việc tổ chức thực
hiện quyết sách cả chiều rộng và chiều sâu và biết nâng kinh nghiệm được rút ra lên
tầm khái quát có ý nghĩa lý luận - thực tiễn để hoàn thiện thêm ý tưởng cao đẹp của
từng quyết sách nói riêng, của sự nghiệp cách mạng nói chung; cũng là tiền đề và
điều kiện quan trọng cho việc hình thành những quyết sách tiếp sau. Điều này thế
hiện bản chất khoa học và cách mạng của quyết sách; đồng thời, đảm bảo tính liên


tục của hệ thông quyết sách, tính chỉnh thế và toàn vẹn của hệ thống pháp luật,
chính sách quốc gia.
1.4.2.Quản ỉỷ nhà nước:
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà
nước. Đó là sự tác động có tố chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà
nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người đế duy trì và
phát triến các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức
năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thống quản lý hành chính từ Chính Phủ đến
UBND các cấp ở địa phương tiến hành.
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường: Quản lý kinh tế
định hướng phát triển kinh tế-xã hội; Quản lý kinh tế điều chỉnh, điều tiết quan hệ
thị trường; Quản lý kinh tế tạo lập môi trường; Quản lý kinh tế bằng kiểm tra, kiếm
soát.
Quản lý nhà nước về kinh tế tập trung chủ yếu: Xây dựng tổ chức bộ máy

quản lý nhà nước về kinh tế; Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất
nước; Xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế; Tổ chức hệ thống các doanh nghiệp;
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của đất nước; Kiếm
tra, kiếm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế; Thực hiện và bảo vệ lợi ích của xã
hội, của Nhà nước và của công dân.
1.5. Tác động của quyết sách chính trị, quản lý nhà nước đối với phát
triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam:
1.5.1.Những tác động tích cực:
^/Trong 30 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý
nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân
được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được
củng cố, tăng cường. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ
xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề
đế nước ta tiếp tục phát triến mạnh mẽ hơn theo con đường xã hội chủ nghĩa.


Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo,
phù hợp thực tiễn Việt Nam. Có thể khái quát về vai trò của quyết sách chính trị qua
các giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1979-1986: Đây là giai đoạn chuẩn bị những tiền đề cần thiết
cho việc Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
của Đảng (12-1986). Đại hội này đã mở ra một bước ngoặt trên con đường quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong khi các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện cải tổ, cải cách hoặc sửa chữa
sai lầm thì Đảng ta chủ trương đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI chính
thức đưa ra khái niệm đổi mới vào đường lối của Đảng. Đối với nước ta, đổi mới là
yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn - luận
điểm quan trọng ấy của Đại hội đã thôi thúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đi

vào cuộc chiến đấu mới, với quyết tâm biến đường lối đổi mới thành hiện thực.
Luận điếm ấy ngày càng được sáng tỏ bằng thực tiễn đối mới của đất nước ta từ Đại
hội VI đến nay.
Từ thực tiễn đổi mới của đất nước và những biến động lớn diễn ra trên thế
giới, Đảng ta đã rút ra những kết luận khoa học, đã điều chỉnh, bo sung nhiều chủ
trương, chính sách, từng bước phát triến và hoàn chỉnh đường lối đổi mới và đã
giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng.
+ Giai đoạn 1986 đến nay: nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nen
kinh tế giữ được tốc độ ổn định tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm; từ một
nước hàng năm thiếu lương thực đã trở thành một nước xuất khẩu lương thực đứng
hàng thứ 2 trên thế giới; đời sống của đại bộ phận các tầng lófp nhân dân đã được
cải thiện và nâng cao hơn trước; quốc phòng an ninh được đảm bảo; ổn định chính
trị được giữ vững; mối quan hệ quốc tế được mở rộng; bộ mặt của đất nước có
những biến đối to lớn trên mọi lĩnh vực. Nói một cách tổng quát, thế và lực của
nước ta đã được tăng cường hơn bao giờ hết.
Trong cương lĩnh được thông qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta
đã bước đầu phác họa ra mô hình chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng của chủ nghĩa
xã hội mà nhân dân ta cần xây dựng. Đó là một xã hội:

-

Do nhân dân làm chủ


-

Có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện

đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.


-

Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

-

Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo

năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triến toàn diện cá nhân.

-

Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kếtvà giúp đỡ nhau cùng

-

Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tấtcả cácnước trên

tiếnbộ

thếgiới
Các đặc trưng trên đây, bao quát cả các lĩnh vực: lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất; cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng; trong nước, dân tộc, quốc tế. Gọi là
đặc trưng, bởi lẽ đây là những khác biệt so với mọi kiểu xã hội đã từng tồn tại trong
lịch sử, những khác biệt đem lại sự giải phóng hoàn toàn và triệt để cho dân tộc, cho
xã hội và cho con người.
Đảng ta cũng nêu rõ bảy phương hướng cơ bản cần phải nắm vững trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Những phương hướng này cũng
chính là con đường đưa chúng ta đi tới mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, con đường để

từng bước hiện thực hóa mô hình chủ nghĩa xãhội đã vạchra
Quá trình phác họa mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta gắn liền vói việc đối mới nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã
hội và từng bước kiếm nghiệm những nhận thức mới trong thực tiễn. Tiêu chuấn để
nhận thức ấy là kết quả đã giành được trong thực tiễn đổi mới, qua đó những nhận
thức mới lại tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh. Riêng về mặt kinh tế, những nhận
thức mới được thể hiện tập trung ở những điểm sau đây:

-

Muốn đi tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội, phải thoát ra khỏi nền kinh tế

kế hoạch theo kiểu cũ, phải kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp,
để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói gọn lại
thì đây là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


-

Chính sách kinh tế nhiều thành phần là nhất quán và lâu dài, trong đó

kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác ngày càng trở
thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy
mọi nguồn nội lực xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội. Nhằm giải phóng con người,
đem lại hạnh phúc thực sự cho con người, tạo điều kiện cơ hội cho mỗi người phát
triển tự do hoàn thiện chính bản thân mình.

-


Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, phải lấy công nghiệp

hóa, hiện đại hóa làm nhiệm vụ trọng tâm, đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn. Nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời
sống nhân dân.

-

Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải được thiết lập từng bước từ

thấp đến cao, phù hợp với sự phát triến của lực lượng sản xuất, với sự đa dạng về
hình thức sở hữu. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả
lao động là chủ yếu áp dụng các hình thức, nguyên tắc phân phối khác như sự cống
hiến đóng góp vào hiệu quả kinh tế, ngoài ra còn thực hiện chính sách xã hội, những
người có công với cách mạng ... Thừa nhận quan hệ thuê mướn lao động còn tồn tại
lâu dài, nhưng không chấp nhận đế cho quan hệ đó chi phối mọi quan hệ xã hội
khác, nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng và họfp pháp của những người lao
động và những người sử dụng lao động. Trong hoạt động kinh tế, khuyến khích
cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích làm giàu hợp pháp, chính sách kinh tế phải gắn
với chính sách xã hội, phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng, bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

-

Tăng cường vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước, khai thác triệt đế mặt

tích cực của kinh tế thị trường đế hoạt động kinh tế có hiệu quả, bảo đảm kinh tế
tăng trưởng cao và phát triển bền vững; đồng thời phải khắc phục, ngăn ngừa và hạn
chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường như sự phân cực xã hội, với các

tệ nạn gian dối, lừa đảo, mafia, tham nhũng, buôn lậu, tâm lý chạy theo đồng tiền,
suy thoái về đạo đức, lối sống.

-

Mở rộng mối quan hệ quốc tế đa phương hóa quan hệ, đa dạng hóa về


hình thức; nhưng phải có nguyên tắc, chủ động hội nhập kinh tế thế giới, với chiến
lược đúng đắn và lộ trình thích hợp, theo tinh thần “Việt Nam muốn là bạn của tất
cả các nước, vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Trong xây dựng kinh tế, phải dựa
vào nguồn lực bên trong là chính, đồng thời tranh thủ tối đa những nguồn lực từ bên
ngoài.
Đại hội XI của Đảng tổng kết thực hiện thắng lợi nhiều chủ trường, nhiệm vụ
của Nghị quyết Đại hội X và đã trải qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 10 năm thực hiện
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, xác định Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm
1991.
Đại hội khẳng định "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,
tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại".
1.5.2. Những hạn chế tồn tại:
Bên cạnh những thành tựu cơ bản trên đây, những quyết sách chính trị mà
Đảng ta đề ra cũng như quá trình tố chức thực hiện vẫn còn những hạn chế tồn tại
như sau:
Hệ thống văn bản ban hành còn thiếu tính đồng bộ do thiếu dự báo khoa học
mang tính chiến lược về nhu cầu xây dựng thế chế trong tình hình mới. Một số thế
chế cơ bản còn chậm được xây dựng, sửa đối, hoàn thiện.

Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm; các
cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc.
Chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý, phân hóa xã hội tăng lên.
Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công gnhệ, văn hóa, xã hội, bảo vệ
môi trường còn những hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục.
Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo
đức, lối sống... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.
Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là


những điểm yếu cản trở sự phát triển.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
đối mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân
dân chuyển biến chậm.
Những hạn chế, yếu kém có nguyên nhân khách quan là do tình hình kinh tế,
tài chính thế giới có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh; những yếu kém vốn có
của nền kinh tế; nhưng trực tiếp và quyết định nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan:
công tác nghiên cứu lý luận, tống kết thực tiễn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhận
thức trên nhiều vấn đề cụ thế của công cuộc đoi mới còn hạn chế, thiếu thống nhất.
Công tác dự báo trong nhiều lĩnh vực còn yếu. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản
lý, điều hành của Nhà nước trên một số lĩnh vực và một số vấn đề lớn chưa tập
trung, kiên quyết, dứt điểm. Tổ chức thực hiện quyết sách chính trị vẫn là khâu yếu.
Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn
bất cập.
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA QUYÉT SÁCH CHÍNH TRỊ, QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TÉ - XÃ HỘI
TỈNH NINH THUẬN
2.1. Đăc điểm tình hình kinh tế - xã hôi tỉnh Ninh Thuân:
ô


m

®

Ị Ninh Thuận là một tỉnh ven biến thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh
lỵ của Ninh Thuận là thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, là vùng đất cuối của dãy
Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biến Đông, có địa hình thấp dần từ tây bắc
xuống đông nam. Lãnh thổ tỉnh được bao bọc bởi 3 mặt núi với 3 dạng địa hình
gồm núi, đồi gò bán sơn địa và đồng ven biển. Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình
với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh. Chính vì vậy thời tiết Ninh Thuận
phân hóa thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Ninh Thuận có 3 cửa khẩu
ra biến là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải, có đường bờ biển dài 105 km với vùng
lãnh hải rộng trên 18.000 km2, có trên 500 loài cá, tôm. Do thuộc vùng có nhiệt độ
cao, cường độ bức xạ lớn nên Ninh Thuận có điều kiện lý tưởng để sản xuất muối
công nghiệp.
Ninh Thuận nổi tiếng với những sản phẩm như: Nho, táo, hành, tỏi, tôm
giống, muối,... đây là địa phương có quy mô trồng nho nhiều nhất nước và tỏi cũng


là một trong những thế mạnh của Ninh Thuận. Ngoài ra, địa phương còn là trung
tâm tôm giống lớn của cả nước với quy mô sản xuất trong năm 2014 ước đạt 24,1 tỷ
con giống.
Ninh Thuận hiện có các khu công nghiệp: Du Long, Phước Nam, Thành Hải
và đang trong quá trình xúc tiến để thành lập Khu công nghiệp Cà Ná. Trong năm
2012, GDP tăng 10,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,1 triệu
đồng/người/năm, thu ngân sách đạt 1.320 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán. Năm 2014,
tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 12,4%; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
ước đạt 1.700 tỷ đồng (đạt 113,3% kế hoạch); GDP bình quân đầu người 26,8 triệu
đồng; về cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,5%, công nghiệp

và xây dựng chiếm 23,8%, dịch vụ chiếm 37,7%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước
đạt 7.615 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 55 triệu USD (đạt 78,6% kế
hoạch).
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh đạt gần 569.000 người, mật độ dân số
đạt 169 người/km2. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 205.200 người, dân
số sống tại nông thôn đạt 716.400 người. Dân số nam đạt 285.800 người, trong khi
đó nữ đạt 283.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,1
%0. Gốm Bàu Trúc - Làng nghề cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại ở Ninh Thuận.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm
2009, Trên địa bàn toàn tỉnh có 34 dân tộc và 3 người nước ngoài cùng sinh sống.
Trong đó, người kinh đông nhất với 432.399 người, tiếp sau đó là người Chăm với
67.274 người, xếp ở vị trí thứ ba là Raglay với 58.911 người, người Cơ Ho có 2.860
người, 1.847 người Hoa, cùng một số dân tộc ít người khác như Chu Ru, Nùng,
Tày....
Tính đến ngày 01 tháng 04 năm 2009, toàn tỉnh Ninh Thuận có 10 Tôn giáo
khác nhau chiếm 184.577 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo với 65.790
người, tiếp theo đó là Phật Giáo với 43.192 người, thứ 3 là Bà La Môn 40.695
người, Hồi Giáo có 25.513 người, Tin Lành có 7.570 người, cùng các tôn giáo it
người khác như Cao Đài 1.784 người, Baha'i cỏ 26 người, Minh Sư Đạo có 5 người,
Phật Giáo Hòa Hảo và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nammỗi đạo có 1 người.
Ninh Thuận có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng và nhiều sông suối phục vụ du


lịch như suối Vàng, thác Tiên, nhiều tháp Chàm như Pôklong Grai (Tháp Chàm),
tháp Pôrômê (Ninh Phước). Nơi đây còn lưu giữ bảo tồn nhiều công trình văn hoá
kiến trúc cố Chămpa gắn với các lễ hội văn hoá dân tộc Chăm. Các bãi biển tại
Ninh Thuận như Bãi biển Bình Tiên, Bãi biển Ninh Chữ, Bãi biển Bình Sơn, Bãi
biển Cà Ná. Hiện Ninh Thuận hiện còn 3 tháp Chăm, được xây dựng cách đây
khoảng 400 - 1100 năm gồm có Tháp Hòa Lai (Ba Tháp), Tháp Po Klong Garai,
Tháp Po Rame. Các làng nghề Chăm cổ gồm Làng gốm Bàu Trúc và Làng thổ cẩm

Mỹ Nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 2 khu du lịch sinh thái gồm Vườn
quốc gia Núi Chúa và Vườn quốc gia Phước Bình.
Trên địa bàn toàn tỉnh có 288 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học
phổ thông có 18 trường, Trung học cơ sở có 63 trường, Tiểu học có 147 trường, bên
cạnh đó còn có 110 trường mẫu giáo. Bậc đào tạo cao sau cấp phổ thông gồm có:
Trung cấp Y tế Ninh Thuận; Cao đẳng nghề Ninh Thuận; Cao đẳng sư phạm Ninh
Thuận; Đại học Nông Lâm-phân hiệu Ninh Thuận; Viện Đào tạo và Khoa học ứng
dụng Miền Trung-Đại học Thủy Lợi. Bậc đào tạo sau đại học gồm có: Viện Đào tạo
và Khoa học ứng dụng Miền Trang-Đại học Thủy Lợi gồm các ngành: (Kỹ thuật
xây dựng công trình thủy, Quản lý xây dựng). Đại học Nông Lâm-phân hiệu Ninh
Thuận gồm các ngành: (Khoa học cây trồng, Quản lý đất đai, Kinh tế nông nghiệp).
Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Ninh Thuận cũng
đang dần tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.
[30]

Xây dựng nguồn nhân lực bản địa có trình độ khoa học cao, cho mục tiêu phát

triển của tỉnh Ninh Thuận.
Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Thuận có 80 cơ
sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 6 Bệnh Viện, 7 phòng khám đa
khoa khu vực và 65 Trạm y tế phường xã, 1 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức
năng, với 1.565 giường bệnh và 298 bác sĩ, 454 y sĩ, 482 y tá và khoảng 209 nữ hộ
sinh.
Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm là nơi giao nhau của 3 trục giao thông
chiến lược là Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 27. Tỉnh Ninh Thuận có
Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 và tuyến đường đường tỉnh khác như tỉnh lộ 702, 703 đều
đạt tiêu chuẩn cấp IV, các tuyến đường huyện và liên xã được nâng cấp và đảm bảo



×