Chủ đề 8
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG
I/ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ ĐỀ
1. Vị trí nhiệm vụ của ngành Xây dựng:
a. Vị trí: Ngành xây dựng được hình thành, phát triển và ngày càng có vị
trí quan trọng trong xã hội.
Không có ngành xây dựng, con người không thể có nhà ở. Để có và phát
triển được hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường không…, cần
phải có đường xá, đường sắt, cầu cống, các nhà ga xe lửa, sân bay.
b. Nhiệm vụ: Ngành xây dựng có nhiệm vụ tạo ra cơ sở sở hạ tầng cho
các hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt vật chất và tinh thần cho con người.
2. Các nhóm cơ bản của ngành xây dựng: Gồm 10 nhóm sau đây.
-Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
-Xây dựng cầu, đường;
-Xây dựng công trình đường thủy;
-Xây dựng công trình biển và dầu khí;
-Công nghệ vật liệu và cấu kiện xây dựng;
-Cơ điện xây dựng;
-Kỹ thuật môi trường (môi trường nước và cấp thoát nước; vi khí hậu và
môi trường xây dựng);
-Kinh tế xây dựng;
-Kiến trúc;
-Tin học xây dựng.
3. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nhóm nghề Xây dựng
3.1. Đối tượng lao động:
Đối tượng lao động của nhóm nghề Xây dựng này cũng rất đa dạng và
phong phú. Đối tượng lao động được xác định theo từng chuyên môn trong
nghề Xây dựng dân dụng hoặc xây dựng công nghiệp.
Đối tượng lao động cụ thể của các chuyên môn trong ngành xây dựng
như gỗ, xi măng, cát, sỏi, sắt, thép.
3.2. Nội dung lao động của nghề:
Nội dung cơ bản của các nghề thuộc ngành Xây dựng gồm các công
đoạn sau.
-Giai đoạn chuẩn bị xây dựng.
-Giai đoạn thi công xây lắp
+ Công đoạn đào, san lấp đất;
+ Công đoạn xây dựng phần công trình ngầm;
+ Công đoạn xây dựng phần thô của công trình;
+ Công đoạn xây dựng hoàn thiện công trình.
3.3. Công cụ lao động:
Công cụ lao động trong các nhóm nghề cũng rất đa dạng và có mức độ từ
thô sơ như xẻng, cuốc, bay thợ xây…đến nửa cơ giới như tời tay, cưa có lắp
động cơ và hoàn toàn cơ giới hiện đại như các máy đầm, máy nén, búa máy,
máy trộn bê tông, cần cẩu nâng…
Công cụ lao động trong nghề lao động được chia thành các nhóm sau:
-Nhóm công cụ lao động chính;
-Nhóm công cụ phụ trợ;
-Nhóm công cụ chuyên chở.
3.4. Các yêu cầu của nghề đối với người lao động:
a) Về kiến thức:
-Có kiến thức hung về ngành xây dựng cơ bản;
-Hiểu biết về kĩ thuật và vật liệu xây dựng;
-Hiểu về cơ học công trình, những kiến thức về chịu lực công trình;
-Hiểu các kiến thức gia công cụ thể về chuyên môn của mình;
-Hiểu biết về an toàn lao động trong xây dựng.
b) Về kĩ năng nghề nghiệp:
-Đọc được bản vễ xây dựng;
-Làm hành thạo những công việc cụ thể của chuyên môn mình đảm
nhận;
-Có kĩ năng phối hợp lao động theo nhóm, tổ để hoàn thành nhiệm vụ;
-Sử dụng thành thạo những công cụ lao động của nghề;
-Sáng tạo trong lao động.
c) Những yêu cầu về tâm- sinh lí:
-Có tính kiên trì, linh hoạt, chính xác và khách quan trong công việc;
-Có tâm hồn dễ rung cảm với nghệ thuật, có óc tưởng tượng mạnh và khả
năng sáng tạo nghệ thuật.
d) Về đạo đức nghề nghiệp:
-Có lương tâm nghề nghiệp, trung thực và có lòng yêu thương người sản
xuất và sử dụng công trình;
-Có ý thức an toàn lao động trong khi làm việc.
e) Về sức khỏe:
Có sức khỏe tốt để thường xuyên có mặt tạo công trình bất cứ lúc nào.
3.5. Điều kiện lao động và chống chỉ định về y học của nghề:
Chế độ lao động của ngành Xây dựng được coi là lao động nặng, thường
xuyên lưu động và chịu nhiều tác động của thiên nhiên. Vì vậy, người
làm nghề xây dựng đòi hỏi có sức khỏe toàn diện.
4. Triển vọng phát triển của nghề:
a) Xu thế phát triển mạnh mẽ của các nghề trong ngành Xây dựng:
Bước vào giai đoạn đẩy mạnh phát triển CNH-HĐH đất nước, lĩnh vực
xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp đều phát triển mạnh theo
nhiều hướng khác nhau.
b) Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và công nghệ mới trong ngành Xây dựng.