NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
BÀI 32. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Câu 1. Trong số 4 tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc, tỉnh nào sau đây là không phải?
A. Điện Biên.
B. Lào Cai.
C. Sơn La.
D. Hòa Bình.
Câu 2. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mật độ dân số
A. khá đông.
B. rất đông.
C. khá thấp.
D. thấp nhất.
Câu 3. Mật độ dân số ở miền núi của Trung du và miền núi Bắc Bộ là khoảng từ
A. 50-100 người/km2.
B. 100-200 người/km2.
C. 100-150 người/km2.
D. 100-300 người/km2.
Câu 4. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đang thiếu
A. lao động truyền thống, thủ công.
B. lao động phổ thông trình độ thấp.
C. lao động trung cấp chuyên nghiệp.
D. lao động lành nghề có trình độ cao.
Câu 5. Nguồn khai thác than ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu làm nguyên liệu cho
A. các nhà máy thủy điện và dùng để xuất khẩu.
B. các nhà máy nhiệt điện và công nghiệp luyện kim.
C. các nhà máy nhiệt điện và công nghiệp hóa chất.
D. công nghiệp hóa chất và công nghiệp luyện kim.
Câu 6. Vùng Đông Bắc có nhiều điều kiện để phát triển các ngành
A. chăn nuôi trâu, bò, gia cầm.
B. du lịch sinh thái và kinh tế biển.
C. trồng cây công nghiệp hàng năm.
D. cây công nghiệp, chăn nuôi trâu, du lịch, kinh tế biển.
Câu 7. Khoáng sản nào có trữ lượng lớn ở vùng Tây Bắc?
A. Sắt.
B. Nước nóng, nước khoáng.
C. Đất hiếm.
D. Than đá.
Câu 8. Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. chè.
B. cà phê.
C. đỗ tương.
D. thuốc lá.
Câu 9. Đất hiếm là khoáng sản tập trung nhiều nhất ở
A. Hòa Bình.
B. Lai Châu.
C. Sơn La.
D. Yên Bái.
Câu 10. Hiện nay các nhà máy thủy điện ở Trung du và miền núi Băc Bộ có công suất từ lớn
đến bé lần lượt là
A. Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La.
B. Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà.
C. Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà.
D. Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La.
Câu 11. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Đất đỏ badan.
B. Đất mùn alit núi cao.
C. Feralit trên đá phiến, đá vôi, đá mẹ khác.
D. Đất phù sa cổ.
Câu 12. Đất phù sa cổ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung chủ yếu ở
A. dọc các thung lũng sông.
B. các cánh đồng ven sông.
C. các vùng trung du.
D. các thung lũng khuất gió.
Câu 13. Tiểu vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm nhất nước ta là do
A. địa hình của vùng chủ yếu là núi trung bình và thấp.
B. chịu tác động trực tiếp của bão nhiệt đới.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
1
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
C. nằm trong vùng tác động mạnh của áp thấp nhiệt đới.
D. chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc.
Câu 14. Khó khăn về mặt tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là
A. tình trạng thiếu nước về mùa đông.
B. các loại thiên tai (rét đậm, rét hại, sương muối,...).
C. địa hình phần lớn là núi cao khó khăn trong phát triển kinh tế.
D. trình độ dân trí thấp, các dân tộc ít người phần lớn tập trung ở Tây Bắc.
Câu 15. So với cả nước, đàn trâu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng
A. 1/2.
B. 2/3.
C. 1/5.
D. 3/4.
Câu 16. Đặc tính nào sau đây giúp trâu là gia súc tập trung nhiều nhất ở Trung du và miền
núi Bắc Bộ?
A. To, khỏe, thích nghi với các đồng cỏ.
B. Khỏe, ưa ẩm, chịu rét giỏi.
C. Giống tốt, số lượng rất đông.
D. To, khỏe, ưa nóng, chịu hạn giỏi.
Câu 17. Các đồng cỏ trên các cao nguyên ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có độ cao
A. 400-500m.
B. 500-600m
C. 600-700m.
D. 800-900m.
Câu 18. Thế mạnh chăn nuôi gia súc của Trung du và miền núi Bắc Bộ được phát huy không
phải là nhờ
A. công tác dịch vụ, giống, thú y được đảm bảo.
B. tận dụng được hoa màu lương thực từ trồng trọt.
C. khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng của nhiều loại gia súc.
D. thị trường ít nhiều biến động ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc.
Câu 19. Vùng núi cao giáp biên giới của Cao Bằng và Lạng Sơn có điều kiện khí hậu rất
thuận lợi cho việc trồng
A. cây dược liệu.
B. cây công nghiệp hàng năm.
C. cây công nghiệp lâu năm.
D. cây lương thực.
Câu 20. Thế mạnh nào sau đây không phải là của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Chăn nuôi gia súc lớn, thủy điện, du lịch biển.
B. Cây dược liệu, cây công nghiệp lâu năm.
C. Cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới, thủy điện.
D. Gia súc lớn, cây công nghiệp hằng năm, gia cầm.
Câu 21. Ngành chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ
A. có nhiều đồng cỏ tươi tốt.
B. có đất đai rộng lớn.
C. có nhiều hoa màu, lương thực.
D. có khí hậu thích hợp.
Câu 22. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
là gì?
A. Khoáng sản phân bố rãi rác
B. Địa hình dốc, hiểm trở
C. Khí hậu biến đổi thất thường
D. Vốn đầu tư lớn và phương tiện hiện đại
Câu 23. Thế mạnh nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Cây dược liệu, cây công nghiệp và ăn quả cận nhiệt và ôn đới.
B. Khai thác than đá và thủy điện.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
2
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
C. Du lịch và kinh tế biển.
D. Chăn nuôi gia cầm và cây công nghiệp hàng năm.
Câu 24. Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng
A. cây dược liệu.
B. cây công nghiệp hàng năm.
C. cây công nghiệp lâu năm.
D. cây lương thực.
Câu 25. Hiện nay, nhà máy thủy điện nào có công suất lớn nhất ở Trung du miền núi Bắc
Bộ?
A. Hòa Bình.
B. Thác Bà.
C. Sơn La.
D. Tuyên Quang.
Câu 26. Khoáng sản Apatit ở Lào Cai được khai thác để sản xuất
A. phân lân.
B. phân đạm.
C. phân kali.
D. phân hữu cơ.
Câu 27. Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Trung du và miền núi Bắc
Bộ trước hết cần phải
A. sử dụng tốt nguồn lao động tại chổ.
B. phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến gần nguồn nguyên liệu.
C. đào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật.
D. hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng.
Câu 28. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, biện pháp đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội
và môi trường là
A. phát triển giao thông vận tải lên các vùng dân tộc ít người.
B. áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào khai thác tài nguyên.
C. chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây ăn quả và cây công nghiệp.
D. đẩy mạnh thâm canh cây lương thực ở nơi có điều kiện thích hợp.
Câu 29. Ý nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Diện tích lớn nhất nước ta (101 nghìn km2).
B. Có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế.
C. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tập trung nhiều ở Trung du.
D. Tài nguyên thiên nhiên chưa thật sự phong phú.
Câu 30. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh có điều kiện thuận lợi để khai thác tổng hợp
kinh tế biển là
A. Quảng Ninh.
B. Lạng Sơn.
C. Thái Nguyên.
D. Cao Bằng.
Câu 31. Ngành nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đang đóng góp đáng kể vào cơ cấu
kinh tế?
A. Du lịch biển - đảo.
B. Nuôi trồng thủy hải sản.
C. Giao thông vận tải biển.
D. Chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 32. Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm chăn nuôi gia súc lớn Trung du và miền núi
Bắc Bộ?
A. Chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê phát triển.
B. Bò sữa được nuôi nhiều trên cao nguyên Mộc Châu.
C. Số lượng đàn trâu lớn hơn đàn bò và lớn nhất nước.
D. Số lượng đàn bò lớn hơn đàn lợn và lớn nhất nước.
Câu 33. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, Sa Pa thích hợp cho việc
A. trồng các loại cây thuốc quý.
B. hình thành các vùng chuyên canh chè.
C. trồng các loại rau có nguồn gốc cận nhiệt.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
3
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
D. sản xuất hạt giống rau quanh năm, trổng hoa xuất khẩu.
Câu 34. Những tỉnh có sản phẩm chè nổi tiếng thơm ngon ở vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ là
A. Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La.
B. Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên.
C. Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn.
D. Thái Nguyên, Hòa Bình, Sơn La.
Câu 35. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, nhiều nhà máy thủy điện công suất nhỏ đang được
xây dựng trên
A. thượng nguồn của các con sông.
B. hạ lưu của các con sông.
C. phụ lưu của các con sông.
D. ven các thung lũng sông nhỏ.
Câu 36. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, việc đầu tư và phát triển ngành nào sau đây sẽ tạo
ra động lực mới cho sự phát triển của vùng?
A. Thủy diện.
B. Du lịch biển.
C. Chăn nuôi gia súc lớn.
D. Giao thông vận tải biển.
Câu 37. Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Đông Bắc là
A. khí hậu lạnh hơn.
B. khí hậu ấm và khô hơn.
C. khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng.
D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 38. Sản phẩm chuyên môn hóa chủ yếu ở Quảng Ninh là
A. thủy điện, luyện kim.
B. khai thác than, cơ khí.
C. chế biến gỗ, phân bón.
D. vật liệu xây dựng, khai thác than.
Câu 39. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị
suy thoái là
A. khí hậu toàn cầu nóng dần lên.
B. độ dốc của địa hình lớn.
C. lượng mưa ngày càng giảm sút.
D. nạn du canh, du cư.
Câu 40. Đặc điểm nổi bật về địa hình của tiểu vùng Tây Bắc là
A. các cao nguyên badan xếp tầng.
B. các dãy núi hình cánh cung.
C. núi trung bình và núi thấp.
D. núi cao, địa hình hiểm trở.
Câu 41. Công suất của các nhà máy nhiệt điện: Uông Bí, Na Dương, Cao Ngạn thuộc Trung
du và miền núi Bắc Bộ lần lượt là
A. 116kW, 110kW, 450kW.
B. 450 kW, 110kW, 116kW.
C. 450kW,116KW, 110kW.
D. 100kW, 450kW,116kW.
Câu 42. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ?
A. Góp phần điều tiết lũ và thuỷ lợi.
B. Tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp.
C. Tạo ra các cảnh quan có giá trị du lịch, nuôi trồng thuỷ sản
D. Tạo thuận lợi cho giao thông đường thuỷ.
Câu 43. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp khó khăn,
chủ yếu do
A. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường.
B. thiếu nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô.
C. thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn.
D. thiếu quy hoạch, chưa mở rộng được thị trường.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
4
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
Câu 44. Nhiệt độ trung bình năm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thấp hơn các vùng
khác là do
A. nằm ở các vĩ độ cao nhất của nước ta.
B. vị trí gần biển, nền nhiệt độ được điều hòa từ biển.
C. chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc.
D. có sự giảm nhiệt độ theo độ cao địa hình.
Câu 45. Một trong những thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là phát
triển
A. cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả nhiệt đới.
B. cây lương thực, cây thực phẩm, cây đặc sản vụ đông.
C. cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, trồng rừng.
D. cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Câu 46. Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ là
A. trình độ chăn nuôi còn thấp kém, khâu chế biến chưa phát triển.
B. ít đồng cỏ lớn, cơ sở chăn nuôi còn hạn chế.
C. công tác vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
D. dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng.
Câu 47. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, có một số cánh đồng giữa núi nổi tiếng là
A. Than Uyên, Nghĩa Lộ, Tuy Hoà, Trùng Khánh.
B. Đức Trọng, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh.
C. Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh.
D. Than Uyên, Yên Khê, Điện Biên, Trùng Khánh.
Câu 48. Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số
ngành công nghiệp nặng do có
A. nguồn lương thực thực phẩm phong phú.
B. sản phẩm cây công nghiệp đa dạng.
C. nguồn thuỷ sản và lâm sản lớn.
D. nguồn năng lượng và khoáng sản dồi dào.
Câu 49. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn lợn đông và tăng nhanh là do
A. công nghiệp chế biến phát triển mạnh.
B. thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.
C. cơ sở vật chất của ngành chăn nuôi khá tốt.
D. có sở thức ăn (hoa màu lương thực) dồi dào.
Câu 50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào dưới đây của vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích
gieo trồng đạt từ trên 30 đến 50%?
A. Quảng Ninh, Cao Bằng.
B. Lai Châu, Quảng Ninh.
C. Hà Giang, Bắc Giang.
D. Lai Châu, Điện Biên.
Câu 51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào dưới đây của
Trung du và Bắc Bộ có quy mô đô thị từ 100 000 – 200 000 người?
A. Việt Trì, Vĩnh Yên, Cẩm Phả.
B. Việt trì, Lạng Sơn, Hạ Long.
C. Việt trì, Bắc Giang, Hạ Long.
D. Việt trì, Bắc Giang, Cẩm Phả.
Câu 52. Cho bảng số liệu:
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
5
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
DIỆN TÍCH RỪNG BỊ CHÁY VÀ DIỆN TÍCH RỪNG BỊ CHẶT PHÁ Ở TRUNG DU VÀ
MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: ha)
Rừng bị cháy
Rừng bị chặt phá
Vùng
2005
2014
2005
2014
Trung du và miền núi Bắc Bộ
1 980,4
483,5
238,5
131,6
Tây Nguyên
1 612,7
40,5
1 008,9
355,8
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích rùng bị cháy và diện tích rừng bị chặt phá ỏ
Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005 và năm 2014?
A. Diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
giảm.
B. Diện tích rừng bị cháy ở Trung du và miền núi Bắc Bộ giảm ít hơn Tây Nguyên.
C. Diện tích rừng bị chặt phá ở Tây Nguyên giảm nhanh hơn Trung du và miền núi Bắc
Bộ.
D. Diện tích rừng bị chặt phá ở Tây Nguyên có tốc độ giảm nhanh hơn diện tích rừng bị
cháy.
Câu 53. Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG TRÂU, BÒ CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ , BẮC TRUNG BỘ
VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2014
(Đơn vị: nghìn con)
Vùng
Trâu
Bò
Trung du và miền núi Bắc Bộ
1 410,6
909,1
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
803,4
2 119,5
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện số lượng trâu, bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ, năm 2014. Thì dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột và đường.
D. Biểu đồ cột.
BÀI 33. VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Câu 54. Xu hướng chuyển dịch trong khi vực I ở Đồng bằng sông Hồng là
A. giảm tỉ trọng ở ngành trồng trọt và chăn nuôi, tăng ngành thủy sản.
B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ ngành chăn nuôi và thủy sản.
C. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ ngành chăn nuôi và thủy sản.
D. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm ngành trồng trọt và thủy sản.
Câu 55. Vấn đề việc làm ở Đồng bằng sông Hồng trở thành một trong những vấn đề nan giải,
nhất là khu vực thành thị vì
A. nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo lớn.
B. số dân đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động hạn chế.
C. số dân đông, kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, nền kinh tế còn chưa phát
triển mạnh.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
6
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
D. nguồn lao động dồi dào, tập trung ở khu vực thành thị, nền kinh tế còn chậm phát
triển.
Câu 56. Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. dân số đông, nguồn là động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ cao.
B. khí hậu có mùa đông lạnh do chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông bắc.
C. phần lớn diện tích là địa hình đồng bằng, đồi núi chỉ chiếm diệc tích nhỏ và phân bố
ở phía đông, đông nam.
D. là vùng trọng điểm lớn thứ hai về lương thực, thực phẩm sau Đồng bằng sông Cửu
Long.
Câu 57. Hạn chế lớn nhất đối với việc phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
A. cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ.
B. chất lượng lao động hạn chế.
C. người dân thiếu kinh nghiệm.
D. thiếu nguồn nguyên liệu.
Câu 58. Đặc điểm kinh tế - xã hội nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?
A. sản lượng lúa lớn nhất cả nước.
B. năng suất lúa cao nhất cả nước.
C. dân số tập trung đông nhất cả nước.
D. có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm.
Câu 59. Loại đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là
A. đất phù sa.
B. đất phèn.
C. đất mặn.
D. đất cát biển.
Câu 60. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là
A. giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.
B. tăng tỉ trọng khu vực I và giảm tỉ trọng khu vực II và III.
C. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III.
D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
Câu 61. Đồng bằng sông Hồng không chịu ảnh hưởng của loại thiên tai nào sau đây?
A. Bão.
B. Lũ lụt.
C. Hạn hán.
D. Lũ quét.
Câu 62. Việc làm là vấn đề nan giải của khu vực thành thị ở Đồng bằng sông Hồng vì
A. dân số trẻ.
B. kinh tế phát triển chậm.
C. dân số đông.
D. chuyển cư.
Câu 63. Việc tăng trưởng kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng luôn gắn với
A. vấn đề ổn định dân số.
B. vấn đề việc làm.
C. bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
D. giải quyết vấn đề xã hội và môi trường.
Câu 64. Nhận định nào sau đây không phải là hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng?
A. Sức ép dân số đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội.
B. Chịu ảnh hưởng của thiên tai.
C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
D. Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng chưa phát triển.
Câu 65. Điều kiện then chốt để phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông
Hồng hiện nay là
A. đất phù sa màu mỡ.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
7
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
B. thời tiết thuận lợi.
C. nguồn lao động dồi dào, trình độ thâm canh cao.
D. hệ thống thủy lợi phát triển mạnh.
Câu 66. Thế mạnh kinh tế biển quan trọng nhất của Đồng bằng sông Hồng là
A. giao thông, du lịch, thủy hải sản.
B. khoáng sản, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
C. du lịch, đóng tàu, giao thông.
D. làm muối, du lịch biển, đảo.
Câu 67. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực II ở Đồng bằng sông Hồng là
A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B. gắn việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.
C. chú trọng phát triển công nghiệp nhẹ.
D. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghệ cao.
Câu 68. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt ở vùng Đồng bằng sông
Hồng là
A. tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây thực phẩm và cây lương thực.
B. giảm tỉ trọng của cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm, cây công nghiệp và
cây ăn quả.
C. giảm tỉ trọng của cây lương thực và cây thực phẩm, tăng tỉ trọng cây công nghiệp và
cây ăn quả.
D. giảm tỉ trọng của cây lương thực và cây thực phẩm, tăng tỉ trọng của cây ăn quả.
Câu 69. Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với vùng nào trong số các vùng sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Vịnh Bắc Bộ.
Câu 70. Ý nào sau đây không đúng về nguyên nhân Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân
nhất nước ta?
A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời.
B. Nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động.
C. Tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước ta.
D. Có nhiều đô thị lớn và cơ sở hạ tầng tốt.
Câu 71. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là
A. Hà Nội, Hải Dương.
B. Hà Nội, Hải Phòng.
C. Hà Nội, Thái Bình.
D. Hà Nội, Nam Định.
Câu 72. Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng vì
A. nhằm khai thác hợp lí các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
B. góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường trong vùng
C. việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh
của vùng.
D. nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng.
Câu 73. Những loại khoáng sản đáng kể và có giá trị ở Đồng bằng sông Hồng là
A. đá vôi, đất sét, cao lanh, khí tự nhiên, than nâu.
B. than bùn, cát thuỷ tinh, khí tự nhiên, đất sét, cao lanh.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
8
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
C. than nâu, đá vôi, sắt, thiếc, khí tự nhiên.
D. đá vôi, đất sét, cao lanh, than nâu, than đá.
Câu 74. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Hà Nội là trung tâm dịch vụ lớn nhất vùng.
B. du lịch có vị trí thấp nhất trong nền kinh tế vùng.
C. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP vùng.
D. cơ cấu ngành dịch vụ khá đa dạng.
Câu 75. Quốc lộ 5 chạy qua các tỉnh, thành phố nào ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.
B. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
C. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh.
D. Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng.
Câu 76. Hạn chế lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, rét đạm, sương muối.
B. diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng thu hẹp nhanh.
C. dân số quá đông, mật độ dân số rất cao.
D. thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
Câu 77. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết 2 đô thị có quy mô dân số
dưới 100 nghìn người (năm 2007) của Đồng bằng sông Hồng?
A. Hưng Yên, Phủ Lí.
B. Hải Dương, Hưng Yên.
C. Phủ Lí, Thái Bình.
D. Hưng Yên, Bắc Ninh.
Câu 78. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết các trung tâm kinh tế có
quymô trên 15 nghìn tỉ đồng ở vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long.
B. Hải Phòng, Hạ Long.
C. Hà Nội, Hạ Long.
D. Hà Nội, Hải Phòng.
Câu 79. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng
lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất đồng bằng sông Hồng là
A. Hải Dương.
B. Bắc Ninh.
C. Hà Nam.
D. Vĩnh Phúc.
Câu 80. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)
Khu vực kinh tế
1986
1990
1995
2000
2005
Nông – lâm – ngư nghiệp
49,5
45,6
32,6
29,1
25,1
Công nghiệp – xây dựng
21,5
22,7
25,4
27,5
29,9
Dịch vụ
29,0
31,7
42,0
43,4
45,0
(Nguồn: Số liệu Sách Giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo Dục Việt Nam năm 2015)
Dạng biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu kinh tế theo ngành của đồng bằng sông Hồng, giai
đoạn 1986 – 2005 là
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ cột ba.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
9
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
BÀI 35. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ
Câu 81. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là
A. dãy núi Hoành Sơn.
B. dãy núi Bạch Mã.
C. dãy núi Trường Sơn Bắc.
D. dãy núi Trường Sơn Nam.
Câu 82. Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do
sự có mặt của
A. dải đồng bằng hẹp ven biển.
B. dãy núi Trường Sơn Bắc.
C. dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam.
D. dãy núi Bạch Mã.
Câu 83. Tài nguyên khoáng sản có giá trị của vùng Bắc Trung Bộ là
A. Sắt, thiếc, chì, kẽm, niken, bôxít, titan, đá vôi, sét, đá quý.
B. Vàng, niken, đồng, bôxít, titan, mangan, đá vôi, sét.
C. Than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đồng, apatit, đá vôi, sét.
D. Crômit, thiếc, sắt, đá vôi, sét, đá quý.
Câu 84. Các hệ thống sông nào của vùng Bắc Trung Bộ có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông
thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện?
A. Hệ thống sông Gianh, sông Chu.
B. Hệ thống sông Mã, sông Cả.
C. Hệ thống sông Đà, Sông Hồng.
D. Hệ thống sông Gianh, sông Cả.
Câu 85. Các đồng bằng có diện tích lớn hơn cả của vùng Bắc Trung Bộ là
A. Bình - Trị - Thiên.
B. Thanh - Nghệ - Tĩnh.
C. Nam - Ngãi - Định.
D. Phú - Khánh.
Câu 86. Với diện tích gò đồi tương đối lớn, Bắc Trung Bộ có khả năng phát triển
A. các bậc thang thủy điện
B. trồng cây hoa màu lương thực.
C. chăn nuôi gia súc lớn.
D. chăn nuôi gia cầm.
Câu 87. Ven biển của vùng Bắc Trung Bộ có khả năng phát triển
A. khai thác dầu khí.
B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
C. trồng cây công nghiệp lâu năm.
D. trồng các cánh rừng ngập mặn.
Câu 88. Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ đứng sau
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 89. Rừng phòng hộ ở vùng Bắc Trung Bộ phân bố chủ yếu ở
A. sát biên giới Việt – Lào.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
10
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
B. Quảng Bình, Hà Tĩnh
C. dọc biên giới Nghệ An, Hà Tĩnh.
D. gần các lâm trường Quảng Bình, Huế.
Câu 90. Các trung tâm công nghiệp chủ yếu của Bắc Trung Bộ là
A. Thanh Hóa - Bỉm Sơn, Huế, Đông Hà.
B. Huế, Vinh, Thanh Hóa - Bỉm Sơn.
C. Huế, Vinh, Dung Quất.
D. Thanh Hóa - Bỉm Sơn, Vinh, Đà Nẵng.
Câu 91. Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A. khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản.
B. chống cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn.
C. đắp đê ngăn lũ từ thượng nguồn.
D. hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác.
Câu 92. Hiện nay cơ câu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ
nét, chủ yếu nhờ vào việc phát triển
A. công nghiệp khai khoáng.
B. đánh bắt thủy hải sản.
C. nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn.
D. nghề thủ công truyền thống.
Câu 93. Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong quá trình phát triển ngư nghiệp của vùng Bắc Trung
Bộ là
A. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản
B. hạn chế việc nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển
C. khai thác hợp lí, đi đôi với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản
D. ngừng hẳn việc đánh bắt ven bờ, đầu tư cho đánh bắt xa bờ.
Câu 94. Từ Đông sang Tây, Bắc Trung Bộ trải qua các dạng địa hình là
A. bờ biển, vùng đồng bằng hẹp, vùng gò đồi và vùng núi.
B. bờ biển, vùng đất pha cát, vùng gò đồi và vùng cao nguyên.
C. đồng bằng ven biển, đồng bằng pha cát, vùng gò đồi và vùng núi.
D. đồng bằng ven biển, vùng gò đồi, vùng cao nguyên và đồi núi.
Câu 95. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Nghệ An.
B. Quảng Bình.
C. Quảng Trị.
D. Quảng Nam.
Câu 96. Ngành công nghiệp chủ yếu của trung tâm công nghiệp Thanh Hóa – Bỉm Sơn là
A. luyện kim đen
B. vật liệu xây dựng.
C. thủy điện.
D. luyện kim màu.
Câu 97. Ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư ở Bắc Trung Bộ là
A. tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
B. khai thác tốt thế mạnh vùng đồi núi phía Tây.
C. khai thác hết tiềm năng vùng đồng bằng và thềm lục địa.
D. góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của vùng.
Câu 98. Loại đất chiếm diện tích lớn ở đồng bằng ven biển vùng Bắc Trung Bộ là
A. đất pha cát.
B. đất phù sa ngọt.
C. đất feralit.
D. đất đỏ badan.
Câu 99. Tỉnh trọng điểm nghề cá của vùng Bắc Trung Bộ là
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
11
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
A. Hà Tĩnh.
B. Quảng Trị.
C. Quảng Bình.
D. Nghệ An.
Câu 100. Vùng đồng bằng ven biển ở Bắc Trung Bộ thuận lợi nhất cho phát triển
A. cây lúa nước.
B. cây công nghiệp lâu năm.
C. cây công nghiệp hàng năm.
D. các cây ăn quả.
Câu 101. Ngành công nghiệp nào được ưu tiên phát triển ở vùng Bắc Trung Bộ?
A. Công nghiệp năng lượng.
B. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Công nghiệp chế biến lâm sản.
D. Công nghiệp điện tử, cơ khí.
Câu 102. Việc trồng rừng phòng hộ ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ nhằm mục đích chủ yếu
là
A. bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật
B. điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ
C. ngăn chặn nạn cát bay, sạt lở bờ biển.
D. làm giảm tác động của thủy triều.
Câu 103. Hiện nay, ở Bắc Trung Bộ rừng giàu tập trung chủ yếu ở
A. vùng giáp biên giới Việt – Lào.
B. các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình.
C. vùng núi cao ở phía Tây.
D. vùng trung du và đồng bằng ven biển.
Câu 104. Cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển Bắc Trung Bộ có sự thay đổi là do
A. sự phát triển hoạt động đánh bắt xa bờ.
B. sự hình thành nhiều cảng biển.
C. sự phát triển ngành du lịch biển.
D. việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn phát triển mạnh.
Câu 105. Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh từ
A. Nghệ An đến Quảng Bình.
B. Thanh Hóa đến Quảng Bình.
C. Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.
D. Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.
Câu 106. Việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư của vùng Bắc Trung Bộ xuất phát từ
A. sự phân hóa điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội.
B. nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. yêu cầu tạo ra việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 107. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của Bắc Trung Bộ?
A. Cửa ngõ thông ra biển của Lào.
B. Cầu nối giữa vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam.
C. Nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
D. Nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Câu 108. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện trạng công nghiệp của vùng Bắc
Trung Bộ?
A. Chưa thật sự định hình, còn nhiều biến đổi.
B. Công nghiệp sản xuất xi măng là ngành quan trọng nhất của vùng.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
12
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
C. Thanh Hóa là trung tâm công nghiệp lớn, có lợi thế phát triển nhất.
D. Công nghiệp còn hạn chế về kĩ thuật và nguồn vốn.
Câu 109. Tuyến đường bộ nào có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế,
phân bố lại dân cư, hình thành các đô thị mới ở Bắc Trung Bộ?
A. Quốc lộ 1A.
B. Đường sắt Thống nhất.
C. Đường Hồ Chí Minh.
D. Các tuyến đường ngang 7,8,9.
Câu 110. Việc giải quyết nhu cầu về điện của vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào
A. nguồn điện nhập khẩu.
B. các nhà máy nhiệt điện.
C. mạng lưới điện quốc gia.
D. các nhà máy thủy điện của vùng.
Câu 111. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các quặng titan của vùng
Bắc Trung Bộ có ở những tỉnh nào sau đây?
A. Nghệ An, Hà Tĩnh.
B. Hà Tĩnh, Quảng Bình.
C. Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh.
D. Thừa Thiên - Huế, Nghệ An
Câu 112. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết nhận định nào sau đây là
đúng với sự phân bố cây công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ?
A. Chè được trồng nhiều ở vùng núi Tây Nghệ An.
B. Cao su trồng nhiều ở vùng núi Tây Nghệ An.
C. Hồ tiêu được trồng ở vùng núi Tây Nghệ An.
D. Dừa trồng nhiều ở vùng núi Tây Nghệ An.
BÀI 36. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
Câu 113. Di sản văn hóa thế giới Phố Cổ Hội An và Di Tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh nào của
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
A. Quảng Nam.
B. Quảng Ngãi.
C. Bình Định.
D. Đà Nẵng.
Câu 114. Ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa thuộc vùng kinh tế nào ở nước ta?
A. Đồng bằng Sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng Sông Cửu Long.
Câu 115. Nước mắm nổi tiếng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc tỉnh nào?
A. Bình Thuận.
B. Ninh Thuận.
C. Quảng Nam. D. Phú Yên.
Câu 116. Ngành công nghiệp chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ là
A. cơ khí, chế biến nông sản.
B. sản xuất giấy, chế biến nông sản.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
13
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
C. khai thác, chế biến lâm sản.
D. cơ khí, sản xuất giấy.
Câu 117. Trung tâm du lịch nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Đà Nẵng.
B. Huế.
C. Vinh.
D. Vũng Tàu.
Câu 118. Sân bay quốc tế nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Tân Sơn Nhất.
B. Đà Nẵng.
C. Nội bài.
D. Huế.
Câu 119. Vùng kinh tế nào sau đây có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước
sâu?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 120. Cảng nước sâu nào sau đây đang được đầu tư xây dựng ở vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ?
A. Quy Nhơn.
B. Đà Nẵng.
C. Dung Quất.
D. Chân Mây.
Câu 121. Thành phố nào sau đây của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là thành phố trực thuộc
trung ương?
A. Đà Nẵng.
B. Nha Trang.
C. Quy Nhơn.
D. Tuy Hòa.
Câu 122. Điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. bờ biển dài có nhiều vụng, đầm phá.
B. có nhiều bãi cá, bãi tôm.
C. nhiều ao, hồ, sông, suối.
D. Có nhiều bãi triều thấp.
Câu l23. Khoáng sản chủ yếu ở thềm lục địa của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. vật liệu xây dựng.
B. dầu khí.
C. cát, thủy tinh.
D. muối.
Câu 124. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Tất cả các tỉnh đều giáp biển.
B. Vùng có các đồng bằng rộng lớn ven biển.
C. Vùng có vùng biển rộng lớn ở phía Đông.
D. Vùng phía Tây của vùng có đồi núi thấp.
Câu 125. Điểm nào sau đây không đúng với tiềm năng phát triển nghề cá vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ?
A. Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá.
B. Bờ biển dài có nhiều bãi tôm, bãi cá.
C. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nhỏ.
D. Tỉnh nào trong vùng cũng giáp biển.
Câu 126. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của
vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Lãnh thổ hẹp ngang, đồng bằng nhỏ hẹp.
B. Có nhiều khoáng sản.
C. Có nhiều bán đảo, vũng vịnh, nhiều bãi biển đẹp.
D. Nhiều tiềm năng để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 127. Đặc điểm nổi bật của tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
14
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
A. lãnh thổ hẹp, nằm ở sườn đông Trường Sơn, giáp biển.
B. lãnh thổ hẹp ngang, có mưa về thu đông và mùa khô kéo dài.
C. lãnh thổ kéo dài theo Bắc – Nam, giáp biển.
D. lãnh thổ hẹp, bị chia cắt bởi các núi đâm ngang biển.
Câu 128. Về điều kiện kinh tế -xã hội, điểm nào sau đây không đúng với Duyên hải Nam
Trung Bộ?
A. Chịu nhiều sự tổn thất về người và của trong chiến tranh.
B. Là vùng có nhiều dân tộc ít người sinh sống.
C. Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.
D. Đang có sự thu hút được các dự án của nước ngoài.
Câu 129. Thuận lợi chủ yếu của việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá.
B. có nhiều loài cá quý, loài tôm mực.
C. liền kề ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà rịa - Vũng Tàu.
D. hoạt động chế biến hải sản đa dạng.
Câu 130. Các trung tâm công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đà Nẵng, Quy Nhơn , Nha Trang.
B. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Thiết.
C. Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng.
D. Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.
Câu 131. Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. vàng, vật liệu xây dựng, crômit.
B. vật liệu xây dựng, vàng, than đá.
C. vật liệu xây dựng, cát làm thủy tinh, vàng.
D. cát làm thủy tinh, vàng, bôxit.
Câu 132. Các đảo nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Cát Hải, Bạch Long Vĩ.
B. Vân Đồn, Vàm Cỏ.
C. Lý Sơn, Phú Quý.
D. Côn Đảo, Cô tô.
Câu 133. Các tuyến đường Bắc – Nam chạy qua vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. quốc lộ 1A, đường 14.
B. quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam.
C. quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh.
D. đường sắt Bắc – Nam, Đường Hồ Chí Minh.
Câu 134. Trong phát triển nông nghiệp ở Duyên Hải Nam Trung Bộ, ngành có thế mạnh lớn
nhất là
A. trồng lúa, cây công nghiệp hàng năm
B. phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản.
C. cây công nghiệp hằng năm và nuôi tôm xuất khẩu.
D. nuôi tôm để xuất khẩu.
Câu 135. Vấn đề đặc biệt chú ý trong việc phát triển ngư nghiệp của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ là
A. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
15
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
B. khai thác hợp lí đi đôi với việc bào vệ nguồn lợi thủy sản.
C. hạn chế việc nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển.
D. ngừng hẳn việc khai thác ven bờ, đầu tư đánh bắt xa bờ.
Câu 136. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ có GDP bình quân đầu người từ 15 đến 18 triệu đồng?
A. Phú Yên.
B. Khánh Hòa.
C. Ninh Thuận.
D. Bình Thuận
Câu 137. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào
của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có giá trị sản xuất (theo giá thực tế năm 2007) từ 9 đến
40 nghìn tỉ đồng?
A. Đà Nẵng và Nha Trang.
B. Quảng Ngãi và Quy Nhơn.
C. Quy Nhơn và Khánh Hòa.
D. Phan Thiết và Nha Trang.
BÀI 37. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
Câu 138. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Tây Nguyên?
A. Kon Tum.
C. Lâm Đồng.
B. Khánh Hòa.
D. Gia Lai.
Câu 139. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên là
A. đất phù sa sông.
B. đất cát biển.
C. đất xám phù sa cổ.
D. đất feralit trên đá badan.
Câu 140. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho tài nguyên rừng ở Tây Nguyên suy
giảm?
A. Nạn phá rừng gia tăng.
B. Mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiêp.
C. Xây dựng các nhà máy thủy điện.
D. Khai hoang mở rộng đất nông nghiệp
Câu 141. Nhận định nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của Tây Nguyên ?
A. Giáp biển Đông.
B. Liền kề vùng Đông Nam Bộ.
C. Tiếp giáp Lào và Campuchia.
D. Nằm sát vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 142. Vùng có diện tích trồng cây cao su lớn thứ hai cả nước là
A. Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung du miền núi Bắc Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 143. Khí hậu đặc trưng của Tây Nguyên có tính chất
A. xích đạo.
B. cận xích đạo.
C. nhiệt đới lục địa.
D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 144. Tỉnh nào của Tây Nguyên có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước?
A. Kon Tum.
B. Đắc Nông.
C. Đắk Lắk.
D. Lâm Đồng.
Câu 145. Đặc điểm tự nhiên nào sau đây là khó khăn lớn nhất cho sản xuất nông nghiệp ở
Tây Nguyên ?
A. Địa hình phân hóa theo độ cao.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
16
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
B. Có mùa khô sâu sắc kéo dài.
C. Đất bị xói mòn.
D. Địa hình hiểm trở.
Câu 146. Nhà máy thủy điện Yaly được xây dựng trên sông
A. Xê Xan.
B. Xrê Pôk.
C. Đồng Nai.
D. Thu Bồn.
Câu 147. Ở Tây Nguyên cây cà phê chè phân bố ở
A. Gia Lai, Đắc Nông, Kon Tum.
B. Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
C. Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai.
D. Đắk Lắk, Đắc Nông, Kon Tum.
Câu 148. Vùng nào được gọi là “ Kho vàng xanh” của nước ta?
A.Trung du và miền núi Bắc bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 149. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về khó khăn trong kinh tế - xã hội của
Tây Nguyên?
A. Lao động lành nghề, trình độ cao.
B. Mức sống người dân thấp.
C. Cơ sở hạ tầng kém phát triển.
D. Công nghiêp ở giai đoạn mới hình thành.
Câu 150. Nhận định nào sau đây không đúng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất cây
công nghiệp ở Tây Nguyên?
A. Quy hoạch các vùng chuyên canh.
B. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
D. Lực lượng lao động có trình độ cao.
Câu 151. Nguyên nhân thu hút nhiều lao động đến Tây Nguyên hiện nay là
A. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B. có nền kinh kế hàng hóa sớm phát triển.
C. hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
D. có cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển.
Câu 152. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lợi ích của các công trình thủy điện
ở Tây Nguyên?
A. Phát triển công nghiệp của vùng.
B. Phát triển du lịch.
C. Nuôi trồng thủy sản.
D. Phát triển lâm nghiệp.
Câu 153. Di sản văn hóa phi vật thể thế giới ở Tây Nguyên là
A. Không gian văn hóa cồng chiêng.
B. Nhà ngục Kon Tum.
C. Vải dệt thổ cẩm.
D. Nhà rông.
Câu 154. Việc làm thủy lợi ở Tây Nguyên gặp khó khăn, tốn kém chi phí là do
A. vùng này có địa hình bậc thang.
B. mực nước ngầm hạ thấp vào mùa khô.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
17
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
C. hạn hán kéo dài nghiêm trọng nhất nước.
D. các hồ chứa nước bị cạn kiệt vào thu đông.
Câu 155. Ở Tây Nguyên, cà phê chè được trồng ở những
A. nơi có khí hậu nóng hơn.
B. nơi có dân cư đông đúc.
C. cao nguyên tương đối thấp.
D. nơi có khí hậu mát hơn.
Câu 156. Cây cao su ở Tây Nguyên được trồng chủ yếu ở hai tỉnh
A. Gia Lai và Đắk Lắk.
B. Gia Lai và Lâm Đồng.
C. Lâm Đồng và Đắk Lắk.
D. Plây Ku và Kon Tum.
Câu 157. Trong những năm trở lại đây, mực nước ngầm ở Tây Nguyên bị hạ thấp vào mùa
khô, chủ yếu là do
A. mùa khô kéo dài sâu sắc.
B. nạn phá rừng gia tăng.
C. sự nóng lên của khí hậu toàn cầu.
D. nằm ở vùng cận xích đạo.
Câu 158. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết nhà máy thủy điện Hàm
Thuận – Đa Mi nằm trên sông nào?
A. Sông Đồng Nai.
B. Sông La Ngà.
C. Sông Đà Rằng.
D. Sông Trà Khúc.
Câu 159. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây
không thuộc vùng Tây Nguyên?
A. Đăk Lăk.
B. Mơ Nông.
C. Lâm Viên.
D. Mộc Châu.
Câu 160. Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA TRUNG DU VÀ
MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ TÂY NGUYÊN, NĂM 2005
Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của
Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên năm 2005?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ có diện tích cây cà phê thấp hơn Tây nguyên.
B. Diện tích chè ở tây nguyên thấp hơn diện tích chè ở Trung du miền núi Bắc Bộ
C. Diện tích cây cao su ở Tây Nguyên đứng thứ hai sau cây cà phê.
D. Diện tích các loại cây khác trong cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng bằng
nhau.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
18
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
BÀI 39: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ
Câu 161. Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với đời sống và sản xuất ở Đông Nam Bộ
A. Lũ lụt thường xuyên.
B. Mùa khô kéo dài 4-5 tháng.
C. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
D. Triều cường dâng cao.
Câu 162. Hệ thống sông Đồng Nai ở Đông Nam Bộ có tiềm năng lớn nhất về
A. du lịch.
B. nông nghiệp.
C. thủy điện.
D. giao thông.
Câu 163. Đông Nam Bộ gần các ngư trường lớn là
A. Ninh Thuận -Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Hoàng Sa- Trường Sa.
B. Ninh Thuận-Bình Thuận, Hải Phòng-Quảng Ninh.
C. Cà Mau-Kiên Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu.
D. Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
Câu 164. Tài nguyên khoáng sản nổi bật ở Đông Nam Bộ là
A. than bùn.
B. quặng sắt.
C. titan.
D. dầu khí.
Câu 165. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng
A. công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
B. công nghiệp và nông nghiệp.
C. lâm nghiệp và thủy sản.
D. nông nghiệp và dịch vụ.
Câu 166. Công trình hồ Dầu Tiếng ở Đông Nam Bộ có ý nghĩa hàng đầu về
A. giao thông vận tải.
B. thủy lợi.
C. thủy điện.
D. nuôi trồng thủy sản.
Câu 167. Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
A. Thác Mơ.
B. Trị An.
C. Cần Đơn.
D. Phú Mỹ
Câu 168. Cây công nghiệp chiếm diện tích lớn nhất Đông Nam Bộ là
A. cà phê.
B. cao su.
C. điều.
D. hồ tiêu.
Câu 169. Để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ, vấn đề
cần lưu ý hàng đầu là
A. bảo vệ môi trường.
B. phát triển cơ sở hạ tầng.
C. mở rộng thị trường.
D. phát triển công nghiệp năng lượng.
Câu 170. Một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu ở Đông Nam Bộ phục vụ cho
A. đời sống và sản xuất.
B. nông nghiệp.
C. các khu chế xuất.
D. công nghiệp - xây dựng.
Câu 171. Tỉnh (thành phố) nào sau đây ở Đông Nam Bộ phát triển mạnh du lịch biển
A. Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Bà Rịa- Vũng Tàu.
C. Tây Ninh.
D. Bình Dương.
Câu 172. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm kinh tế xã hội ở Đông Nam Bộ?
A. Thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao.
B. Nền kinh tế phát triển năng động.
C. TP Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước.
D. Có mật độ dân số cao nhất cả nước.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
19
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
Câu 173. Nhân tố nào có ý nghĩa hàng đầu cho việc phát triển kinh tế theo chiều sâu ở
Đông Nam Bộ?
A. Vị trí địa lí thuận lợi.
B. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phát triển tốt.
C. Lực lượng lao động có truyền thống của vùng.
D. Giàu tài nguyên khoáng sản.
Câu 174. Để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ, biện
pháp có ý nghĩa hàng đầu là
A. Xây dựng và phát triển thủy lợi.
B. Thay đổi cơ cấu cây trồng.
C. Bảo vệ vốn rừng của vùng.
D. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến sau thu hoạch.
Câu 175. Sản xuất cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên khác nhau cơ bản về
A. Điều kiện tự nhiên.
B. Cơ cấu cây trồng.
C. Quy mô sản xuất.
D. Trình độ thâm canh
Câu 176. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ, phân bố thành vùng lớn ở
các tỉnh
A. Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước.
B. Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
C. Bình Phước và Đồng Nai.
D. Tây Ninh và Bình Dương.
Câu 177. Đặc điểm nổi bật của đất phù sa cổ ở vùng Đông Nam Bộ là
A. giàu chất dinh dưỡng.
B. thoát nước tốt.
C. có tầng mùn dày.
D. phân bố chủ yếu tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
Câu 178. Huyện đảo thuộc vùng Đông Nam Bộ là
A. Vân Đồn.
B. Phú Quý.
C. Côn Đảo.
D. Phú Quốc.
Câu 179. Dầu khí ở Đông Nam Bộ được khai thác ở
A. thềm lục địa.
B. vùng ngoài khơi.
C. vùng cửa sông.
D. trên đất liền.
Câu 180. Nguồn nhiệt năng được sản xuất chủ yếu ở Đông Nam Bộ là
A. nhiệt điện chạy bằng khí thiên nhiên.
B. thủy điện.
C. nhiệt điện chạy bằng than.
D. điện chạy bằng dầu nhập khẩu.
Câu 181. Ngành công nghiệp có vai trò quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ hiện nay là
A. công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
B. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
C. công nghiệp dệt may.
D. công nghiệp khai thác dầu khí.
Câu 182. Ý nào dưới đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A. Giá trị sản lượng nông nghiệp lớn nhất cả nước.
B. Cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước.
C. Vùng kinh tế năng động nhất cả nước.
D. Giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất cả nước.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
20
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
Câu 183. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ
A. Đất phù sa và đất ferlit.
B. Đất xám và đất phù sa.
C. Đất badan và đất feralit.
D. Đất badan và đất xám.
Câu 184. Biểu hiện của khai thác theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là vấn
đề
A. phát triển cơ sở năng lượng.
B. đa dạng hóa các loại hình phục vụ.
C. xây dựng các công trình thủy lợi lớn.
D. phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận.
Câu 185. Biểu hiện của khai thác theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. thu hút đầu tư nước ngoài và vấn đề môi trường.
B. phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả.
C. phát triển cơ cấu công nghiệp của vùng, trong đó có dầu khí.
D. khai thác tài nguyên sinh vật, du lịch, giao thông vận tải biển.
Câu 186. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên các trung tâm công
nghiệp có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng của vùng Đông Nam Bộ?
A. Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
B. Biên Hòa, Thủ Dầu Một, TP.Hồ Chí Minh.
C. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa.
D. Thủ Dầu Một, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
Câu 187. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị ở vùng Đông Nam
Bộ có số dân dưới 100 000 người là
A. Bà Rịa.
B. Thủ Dầu Một.
C. Tây Ninh.
D. Biên Hòa.
Câu 188. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN
2011 - 2015
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2011
2012
2013
2014
2015
Cả nước
801,6
917,9
958,8
979,0
981,0
Đông Nam Bộ
444,5
520,2
537,0
540,4
540,3
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện tỉ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn 2011
– 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ cột chồng.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ cột đôi.
BÀI 41. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Câu 189. Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của hai
con sông nào ?
A. Sông Tiền và sông Hậu.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
21
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
B. Sông Tiền và sông Đồng Nai.
C. Sông Hậu và sông Đồng Nai.
D. Sông Đồng Nai và sông Ông Đốc.
Câu 190. Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. phù sa ngọt.
B. đất phèn.
C. đất mặn.
D. đất than bùn.
Câu 191. Tính chất đặc trưng của khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long là
A. có mùa đông lạnh.
B. có đầy đủ ba đai khí hậu.
C. có một mùa mưa và mùa khô kéo dài.
D. biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
Câu 192. Mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài
A. từ tháng V đến tháng X.
B. từ tháng IX đến tháng XII.
C. từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
D. từ tháng XII đến tháng IV năm sau.
Câu 193. Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Nhiều nước, giàu phù sa.
B. Sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
C. Chế độ nước sông theo mùa.
D. Độ dốc của lòng sông lớn.
Câu 194. Đất phù sa ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì?
A. Thường bị ngập úng quá sâu trong mùa mưa.
B. Thành phần cơ giới chủ yếu là sét, đất quá chặt.
C. Tình trạng bốc phèn quá mạnh trong mùa khô.
D. Khoảng 2/3 diện tích bị nhiễm mặn trong mùa khô.
Câu 195. Rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở
A. Cà Mau và Bạc Liêu.
B. Sóc Trăng và Trà Vinh.
C. Bến Tre và Trà Vinh.
D. Cà Mau và Sóc Trăng.
Câu 196. Khoáng sản đá vôi của Đồng bằng sông Cửu Long tập trung ở tỉnh
A. An Giang.
B. Đồng Tháp.
C. Kiên Giang.
D. Hậu Giang.
Câu 197. Hạn chế về mặt khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển nông
nghiệp là
A. mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng.
B. tài nguyên khoáng sản hạn chế.
C. thường xuyên chịu tác động của thiên tai.
D. đất quá chặt, khó thoát nước, thiếu dinh dưỡng.
Câu 198. Yếu tố có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng
bằng sông Cửu Long là
A. giải quyết vấn đề thủy lợi.
B. bảo vệ rừng ngập mặn.
C. khai thác hợp lí nguồn lợi từ biển.
D. quy hoạch vùng nuôi trồng hải sản.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
22
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
Câu 199. Đất phù sa ngọt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu có ở
A. dọc sông Tiền, sông Hậu.
B. vùng Đồng Tháp Mười.
C. vùng Tứ giác Long Xuyên.
D. dọc sông Vàm Cỏ.
Câu 200. Để cải tạo phèn cho vùng Tứ giác Long Xuyên cần phải dùng nguồn nước ngọt chủ
yếu từ
A. kênh Thoại Hà.
B. kênh Thần Nôn.
C. kênh Rạch Sỏi.
D. kênh Vĩnh Tế.
Câu 201. Đặc điểm nào sau đây không đúng với phần thượng châu thổ Đồng bằng sông Cửu
Long ?
A. Thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.
B. Khu vực tương đối cao (2 – 4 m so với mực nước biển).
C. Bị ngập nước vào mùa mưa.
D. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn.
Câu 202. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng của Đồng
bằng sông Cửu Long?
A. Khai khẩn đất hoang hóa.
B. Nuôi tôm.
C. Cháy rừng.
D. Xây dựng các nhà máy xí nghiệp.
Câu 203. Ngành kinh tế biển có tiềm năng nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. giao thông vận tải biển.
B. du lịch biển.
C. khai thác khoáng sản.
D. đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.
Câu 204. Nhân tố tự nhiên nào sau đây giúp Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản
xuất lương thực – thực phẩm trọng điểm của cả nước ?
A. Đất phù sa và khí hậu cận xích đạo.
B. Đất feralit và khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C. Đất mặn và khí hậu cận xích đạo.
D. Đất phèn và khí hậu có mùa đông lạnh.
Câu 205. Ý nào sau đây không đúng với phần hạ châu thổ đồng bằng sông Cửu Long?
A. Trên bề mặt với độ cao 1-2m.
B. Có các bãi bồi bên sông.
C. Có các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải.
D. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn.
Câu 206. Vấn đề lớn nhất đáng lo ngại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là
A. Xâm nhập mặn.
B. Triều cường.
C. Thiếu nước tưới.
D. Địa hình thấp.
Câu 207. Tứ giác Long Xuyên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm
A. Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên.
B. Châu Đốc, Kiên Giang, Hà Tiên, Rạch Giá.
C. Long Xuyên, Kiên Giang, Hà Tiên, Tháp Mười.
D. Châu Đốc, Vĩnh Long, Tháp Mười, Hà Tiên.
Câu 208. Các thế mạnh chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
23
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
A. đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản
B. đất, khí hậu, tài nguyên biển, khoáng sản
C. đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản
D. đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật.
Câu 209. Khoáng sản chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long đang được khai thác là
A. Đá vôi, dầu khí.
B. Đá vôi, than bùn.
C. Dầu khí, than bùn.
D. Dầu khí, titan.
Câu 210. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long có
số dân từ 500 000 – 1 000 000 người là
A. Long Xuyên.
B. Cà Mau.
C. Cần Thơ.
D. Mỹ Tho.
Câu 211. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết trong các vùng nào sau đây
có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản nhiều nhất?
A. Đồng bằng Sông Hồng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 212. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị
sản lượng thủy sản khai thác cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Bạc Liêu.
B. Kiên Giang.
C. Sóc Trăng.
D. Cà Mau.
Câu 213. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp
có quy mô từ 9-40 nghìn tỉ đồng của Đồng bằng Sông Cửu Long?
A. Cần Thơ, Long Xuyên.
B. Cần Thơ, Cà Mau.
C. Cà Mau, Long Xuyên.
D. Sóc Trăng, Mỹ Tho.
Câu 214. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
Vùng
2010
2013
2014
Đồng bằng sông Hồng
1 150,1
1 129,9
1 122,8
Đồng bằng sông Cửu Long
3 945,9
4 340,3
4 246,6
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn
2010-2014, biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột ghép..
D. Biểu đồ đường.
Câu 215. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
Vùng
2010
2013
2014
Đồng bằng sông Hồng
1 150,1
1 129,9
1 122,8
Đồng bằng sông Cửu Long
3 945,9
4 340,3
4 246,6
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
24
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KINH TẾ VÙNG
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Diện lúa của Đồng bằng sông Hồng có xu hướng giảm.
B. Diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng.
C. Diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng..
D. Diện lúa của Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long.
BÀI 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ
CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
Câu 216. Cảnh quan biển được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới của nước ta là
A. Côn Đảo.
B. Cần Giờ.
C. Vịnh Hạ Long.
D. Cù lao Chàm.
Câu 217. Thành phố giáp biển nào sau đây là trung tâm du lịch cấp quốc gia ?
A. Hải Phòng, Hạ Long.
B. Vinh, Huế.
C. Huế, Đà Nẵng.
D. Đà Nẵng, Nha Trang.
Câu 218. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là
A. Titan.
B. Cát.
C. Dầu mỏ.
D. Khí đốt.
Câu 219. Cam Ranh là một trong những cảng biển tốt nhất nước ta nằm ở tỉnh
A. Ninh Thuận.
B. Khánh Hòa.
C. Phú Yên.
D. Bình Định.
Câu 220. Bạch Long Vĩ là huyện đảo thuộc tỉnh
A. Hải Phòng.
B. Quảng Ninh.
C. Đà Nẵng.
D. Quãng Ngãi.
Câu 221. Cát trắng là nguyên liệu qúy để làm thủy tinh, pha lê có nhiều ở
A.Thái Bình.
B. Huế.
C. Khánh Hòa.
D. Trà Vinh.
Câu 222. Cảng nước sâu Dung Quất thuộc tỉnh nào sau đây ?
A. Quảng Bình.
B. Quảng Ngãi.
C. Quảng Trị.
D. Phú Yên.
Câu 223. Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là
A. Côn Đảo.
B. Bạch Long Vĩ.
C. Phú Quốc.
D. Cát Bà.
Câu 224. Vùng kinh tế nào thuận lợi trong sản xuất muối ở nước ta ?
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Nam Bộ.
Câu 225. Yếu tố không thuận lợi cho việc phát triển nguồn lợi sinh vật biển ở nước ta là
A. biển nhiệt đới ấm quanh năm.
B. nhiều ánh sáng, giàu ô xi, độ mặn vừa phải.
C. có nhiều loài sinh vật biển có giá trị kinh tế cao.
D. nguồn lợi hải sản ven bờ đang được khai thác triệt để.
Câu 226. Ngành kinh tế nào có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta và còn chưa
phát huy hết tiềm năng?
A. công nghiệp.
B. xây dựng.
C. nông nghiệp.
D. kinh tế biển.
Câu 227. Khai thác tổng hợp kinh tế biển đem lại kết quả quan trọng nhất là
A. khai thác triệt để các nguồn lợi kinh tế biển.
B. tạo thêm việc làm cho người lao động.
C. nâng cao mức sống cho người dân vùng biển.
D. hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Biên soạn: NGUYỄN TRƯỜNG THÁI
25