1. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
• Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.Vật chất là cái có
trước,nó sinh ra và quyết định ý thức:
- Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất : bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh thế giơí xung
quanh,sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não ngưòi,tạo thành nguồn gốc tự nhiên .
- Lao động và ngôn ngữ(tiếng nói,chữ viết )trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự
nhiên quyết định sự hình thành,tồn tại và phát triển của ý thức .
- Mặt khác,ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Vật chất là đối tượng,khách
thể của ý thức,nó quy định nội dung,hình thức,khả năng và quá trình vận động của ý thức .
• Tác động trở lại của ý thức:
- Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của nó.
Hơn nữa,sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần,phản ánh sáng tạo
và chủ động chứ không thụ động,máy móc,nguyên si thế giới vật chất,vì vậy nó có tác động
trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người .
- Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan,con người đề ra mục tiêu,phương hướng,xác
định phương pháp,dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy.Vì vậy,ý thức tác động đến vật chất
theo hai hướng chủ yếu :Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,hoàn cảnh khách
quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất.Ngược lại,nếu
ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với
quy luật khách quan , do đó:sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất.
- Tuy vậy,sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ nó
không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được.Và suy cho cùng,dù
ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất .
- Biểu hiện ở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn
tại xã hội và ý thức xã hội,trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,đồng thời ý thức
xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội .
- Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để nghiên cứu,xem xét các mối
quan hệ khác như: lý luận và thực tiễn,khách thể và chủ thể,vấn đề chân lý …
2. Nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến và nguyên lý về sự phát triển:
a) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
• Khái niệm:
- Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định , sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới.
- Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng của thế giới đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện
tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở
mọi sự vật hiện tượng của thế giới , nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
- Vd: cung- cầu, kinh tế, giảng viên- sinh viên.
• Nội dung:
- Tính khách quan của mối liên hệ: là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào
ý chí của con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hđ
thực tiễn của mình. VD: đào tạo- sử dụng, dạy- học.
- Tính phổ biến của mối liên hệ: bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống hơn nữa là hệ
thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và biến đổi lẫn nhau.
- Tính đa dạng và phong phú của mối liên hệ: là mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên
hệ bản chất và hiện tượng, mối liên hệ bản chất và thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp
của hiện tượng, sự vật trong thế giới.
• Ý nghĩa:
- Quan điểm toàn diện: ( đối lập là sự phiến diện) đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình
huống thực tiễn cần phải xem sét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ biện chứng quan lại
giữa các bộ phận , giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật hiện tượng và trong sự tác
động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng đó với các sự vật hiện tượng khác. VD: trong kd , thị
trường làm điều gì phải tính toán toàn diện.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể: xđ rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong
những tình huống cụ thể để từ đó có đcược những giải pháp đúng đắn và hiệu quả trong việc
xử lý các vấn đề thực tiễn.
b) Nguyên lý về sự phát triển:
• Khái niệm: sự phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo
khuynh hướng đi lên, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn.
• Nội dung:
- Tính khách quan của sự phát triển: đó là quá trình bắt nguồn từ bản than sự vật, hiện
tượng, là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật hiện tượng đó. Vì vậy phát triển là thuộc
tính tất yếu, khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính phổ biến của sự phát triển: thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh
vực tự nhiên xã hội và tư duy, trong tất cả mọi sự vật hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi
giai đoạn của sự vật hiện tượng đó.
- Tính đa dạng và phong phú của sự phát triển: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự
vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát
triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật
sẽ phát triển khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu
nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và
điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự
vật, thậm chí có thể làm cho sự vật thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này
và thoái hóa ở mặt khác.
• Ý nghĩa:
- Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới
và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan
điểm phát triển. Theo Lênin: “Logic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển,
trong sự tự vận động…trong sự biến đổi của nó”.
- Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với
sự phát triển.
- Sự phát triển bao hàm cả sự thụt lùi tạm thời và diễn ra quanh co, phức tạp do đó trước
nưững khó khăn không được hoang mang, dao động mà phải có niềm tin chắc chắn vào quy
luật phát triển khách quan. Cái mới nhất định thắng đó là xu hướng tất yếu.
- Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình đó trong nhiều
giai đoạn khác nhau, trong mối quan hệ biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên
cơ sở khuynh hướng phát triển đi lên. Đồng thời, phải phát huy vai trò nhân tố chủ quan của
con nguời để thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng qui luật.
3. Nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của phạm trù cái riêng- cái chung,
và phạm trù nguyên nhân- kết quả:
a) Phạm trù nguyên nhân- kết quả:
• Khái niệm:
- Nguyên nhân là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.
- Kết quả là phạm trù triết học chỉ là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.\
• Nội dung:
- Tính khách quan:Thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó cho thấy vật chất đang vận
động quy đến cùng là nguyên nhân duy nhất, là nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng, quá
trình. Và mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có căn cứ của nó trong những sự vật, hiện
tượng, quá trình khác. Cho nên không có sự vật hiện tượng nào không có nguyên nhân mà
chỉ có chúng ta chưa tìm ra nguyên nhân của hiện tượng đó, và cũng không có một hiện
tượng nào không sinh ra kết quả mà chỉ có chúng ta chưa tìm ra được kết quả của nó.
- Tính phổ biến: thể hiện ở chỗ mọi sự vật và hiện tượng đều nảy sinh từ những sự vật hiện
tượng khác. Trong đó cái sản sinh ra cái khác được gọi là nguyên nhân và cái được sinh ra
gọi là kết quả.
• Ý nghĩa:
- Mối quan hệ nhân quả đã vạch rõ nguồn gốc của các hiện tượng cụ thể, riêng biệt vì vậy là
cơ sở để đánh giá kết quả của sự nhận thức thế giới, hiểu rõ con đường phát triển của khoa
học, khắc phục tính hạn chế của các lý luận hiện có và là công cụ lý luận cho hoạt động thực
tiễn để cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Hiện tượng nào cũng có nguyên nhân, nên muốn hiểu đúng một hiện tượng thì phải tìm
hiểu nguyên nhân xuất hiện của nó hoặc muốn xóa bỏ một hiện tượng thì phải xóa bỏ
nguyên nhân sản sinh ra nó.
- Nếu nguyên nhân chỉ sinh ra kết quả trong những điều kiện nhất định thì phải nghiên cứu
điều kiện để thúc đẩy hay kìm hãm sự ra đời của kết quả. Phải có quan điểm toàn diện và cụ
thể khi nghiên cứu hiện tượng chứ không được vội vàng kết luận về nguyên nhân của hiện
tượng đó.
b) Phạm trù cái riêng- cái chung:
• Khái niệm:
• Cái riêng: là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
riêng lẻ nhất định.
• Cái chung : là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố,
những quan hệ…tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng
Trong mỗi sự vật, ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn nhất, đó là phạm trù triết học dùng để
chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không
được lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng nào khác.
• Nội dung:
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình;
cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng. Ví dụ: không có con “động vật” chung tồn
tại bên cạnh con trâu, con bò, con gà cụ thể. Trong bất cứ con trâu, con bò, con gà riêng lẻ
nào cũng đều bao hàm trong nó thuộc tính chung của động vật, đó là quá trình trao đổi chất
giữa cơ thể sống và môi trường.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng tồn tại độc lập
tuyệt đối tách rời cái chung.Ví dụ: nền kinh tế của mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng
phong phú là những cái riêng. Nhưng bất cứ nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi các quy luật
chung như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng v.v..
- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn
nhất còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng. Ví dụ: người
nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu
nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn v.v., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng
của văn hoá làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên của đất
nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc
sống.
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau trong những đk xác định. Ví dụ: sự
thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn ra bằng
cách, ban đầu xuất hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện mới,
đặc tính đó được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể.
Những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới, sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
• Ý nghĩa:
- Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hđ nhận thức và thực tiễn.
Mún nắm được cái chung thì cần phải xuất phát từ những cái riêng bởi cái chung ko tồn tại
trừu tượng ngoài những cái riêng.
- Cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, khắc phục bệnh giáo
điều, siêu hình, máy móc hay cục bộ.
- Cần phải vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái
chung theo những mục đích nhất định.
4. Nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng-chất,
quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định:
a) Quy luật lượng-chất:
• Khái niệm:
- Chất: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng . Là sự thống
nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng. Ví dụ: ngoài
những thuộc tính giống loài vật con người có thuộc tính khác với loài vật là: Biết chế tạo và
xử dụng công cụ lao động.
- Lượng: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng về các phương
diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Ở đây chiều cao, cân nặng, trình độ
vẫn là lượng của sự vật, bởi vì chiều cao, cân nặng, trình độ vẫn chưa làm cho anh A khác
với anh B.
• Nội dung:
- Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa 2 mặt chất và lượng. 2 mặt
đó ko tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu
sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất của sự vật hiện tượng.
- Độ: là một phạm trù triết học, dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về
lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
- Điểm nút : là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng
đủ để làm thay đổi về chất của sự vật.
- Bước nhảy : là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật. Sự
chuyển hoá được thực hiện là do sự thay đổi về lượng trước đó của sự vật gây ra.
Bước nhầy đột biến là bước nhảy thực hiện trong thời gian rất ngắn lamg thay đổi chất của
toàn bộ kết cấu sự vật.VD: lượng uranium 235 đuợc tăng đên giới hạn nhất định sẽ tạo ra vụ
nổ nguyên tử.
Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ từng bước băng cách tích lũy dân dần
những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi.VD: Từ chất của
một sinh viên sang chất của một cử nhân phải có quá trình tích lũy kiến thức nâu dài suốt 4
năm.
Bước nhảy toàn bộ là bước nhẩy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt các yếu tố cấu thành
sự vật.
Bước nhảy cục bộ là bước nhảy thay đổi của những mặt những yếu tố riêng lẻ của sự vật.
• Ý nghĩa:
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về lượng,
đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.
- Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến
điểm nút đã thực hiện bước nhảy.
- Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút
nhưng không thực hiện bước nhảy.
- Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy,
có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp
thời. Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện
chin muồi.
b) Quá trình mâu thuẫn:
• Khái niệm: mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa
các mặt đối lập giữa sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau
• Nội dung:
- Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt
đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với
nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật.
- Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các
mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống
nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn
định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát
triển.
Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải
quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt
đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu
thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới;
sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.
• Ý nghĩa:
- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách
quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân
tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác động
lẫn nhau giữa chúng.
- Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải
quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.
- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn – phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình
độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức,
phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi.
c) Quy luật phủ định của phủ định:
• Khái niệm:
- Phủ định là sự thay thế , bài trừ, loại bỏ 1 sự vật hiện tượng nhất định.
- Phủ định biện chứng là những phủ định tạo ra đk, tiền đề cho qt phát triển của sự vật, hiện
tượng.
• Nội dung:
- Tính chất của phủ định:
Tính khách quan: Nguyên nhân của phủ định nằm trong bản thân sự vật, hiện tượng, nó là
quá trình đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn tất yếu bên trong bản thân sự vật, tạo kả năng ra
đời cái mới thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật.
Tính kế thừa: cái mới hình thành và phát triển tự thân thông qua quá trình chọn lọc, loại bỏ
những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những nội dung tích cực.
- Phủ định của phủ định:
Biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần
phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật giữa mặt khẳng định và phủ định.
Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình. Sự phủ
định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối lập với cái được sinh
ra ở lần phủ định thứ nhất. Nó dường như lập lại cái ban đầu nhưng nó được bổ sung nhiều
nhân tố mới cao hơn, tích cực hơn.
Như vậy sau hai lần phủ định sự vật dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao
hơn là đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ
định.
Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố
tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong những lần phủ định
tiếp theo
Kết quả của sự phủ định của phủ định là diểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là
điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục phủ định biện chứng chính
mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật - xu hướng
phát triển. Song phát triển đó không theo hướng thẳng mà theo đường "xoáy ốc".
VÍ DỤ: Hạt thóc Cây mạ Cây lúa
Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1)
Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2).
Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này không phải là 1 hạt mà là nhiều
hạt)
• Ý nghĩa:
- Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về xu
hướng vận động , phát triển của sự vật, hiện tượng. Qt đó ko diễn ra theo đường thẳng mà là
con đường quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn nhiều qt khác nhau.
- Qúa trình phủ định mang tính đi lên, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải có liềm tin
vào xu hướng của sự phát triển.
- Phủ định mang tính kế thừa, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải kế thừa những yếu
tố tích cực. Kế thừa phát triển những tinh hoa văn hoá của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn
hoá nhân loại. Loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những tư tưởng lỗi thời mang tính bảo thủ.
5. Nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất:
a) Khái niệm:
- Lực lượng sản xuất: là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực
tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
- Quan hệ sản xuất là mqh giữa người với người trong qt sản xuất . Những mqh này tồn tại
trong mqh thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của qh sỡ hữu về
lư liệu sản xuất.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
- Là mqh thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và
quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
- Là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và
phát sinh mâu thuẫn.
- Như vậy mqh giữa lực lượng sản xuất và qh sản xuất là mqh mâu thuẫn biện chứng giữa
nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kt-xh của qt sản xuất