Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Chất lượng sản phẩm, mức độ an toàn và xây dựng thương hiệu nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.58 KB, 25 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỈNH ĐỒNG NAITRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
TỈNH ĐỒNG NAI

ĐỀ TÀI KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG
ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG NAI

Chủ nhiệm đề tài: Trần Hải Sơn, Nguyễn Vinh Hùng

 

CHUYÊN ĐỀ 7

ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, MỨC ĐỘ AN TOÀN VÀ
TÌNH HÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG HÓA NÔNG SẢN

Năm 2016


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung
và ngành nông nghiệp nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận: Mặc
dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kinh tế Đồng Nai vẫn
có tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu chuyển dịch hợp lý; thu chi ngân sách luôn cân
đối dương; kim ngạch XK tăng nhanh; Là tỉnh đứng đầu ĐNB về công nghiệp
chế biến nông sản; thực trạng này được xem là một điểm mạnh quan trọng để
thực hiện Quyết định số 62; Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện khá nhiều mô hình sản


xuất, kinh doanh NN đạt hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường; nếu
được tổng kết, nhân ra diện rộng sẽ là một điểm mạnh đáng kể; Trên địa bàn tỉnh
đã bước đầu xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực để có hướng tập trung
đầu tư, thâm canh hợp lý; Đã bước đầu xác định được một số thương hiệu sản
phẩm NN như bưởi Tân Triều, chôm chôm Long Khánh, sầu riêng Cẩm Mỹ,
chuối Sóc Lu... Chăn nuôi công nghiệp ở Đồng Nai (với chất lượng giống tốt,
quy trình chăn nuôi hiện đại, hiệu quả kinh tế cao...) chiếm tỷ trọng cao và đang
có xu thế tăng nhanh; có thể nói đây là điểm mạnh lớn nhất của ngành nông
nghiệp Đồng Nai trong những năm qua; Thực hiện chương trình giống cây trồng,
vật nuôi và giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, đến nay, tỷ lệ sử dụng
giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đã được nâng lên đáng kể (trên 80%); đây là
cơ sở để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất…
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp vẫn còn không ít những tồn tại; trong đó,
đáng kể là năng suất lao động và giá trị ga tăng thấp, khó tìm kiến thị trường tiêu
thụ ổn định, chất lượng SP và mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm không cao; sản
phẩm khó có thể truy xuất nguồn gốc và chuỗi giá trị ít có cơ hội nâng cấp.
Đối với ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai, việc lựa chọn một hệ thống cây
trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn đã là quan trọng; tuy nhiên duy trì các loại cây
trồng vật nuôi đã lựa chọn luôn đáp ứng tốt các tiêu chí về cây trồng, vật nuôi chủ
lực lại càng quan trọng hơn; để thực hiện tốt nhiệm vụ này, ngoài việc thực hiện
đồng bộ hệ thống các giải pháp đã đề xuất, việc đánh giá chất lượng sản phẩm,
tìm ra những nguyên nhân nhằm đề ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất
lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng thương hiệu
sản phẩm hàng hóa phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng là một nhiệm vụ
hết sức quan trọng và cấp bách.
Từ những lý do trên, việc thực hiện chuyên đề: “Đánh giá chất lượng sản
phẩm, mức độ an toàn và tình hình xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản”
được xem là một bộ phận cấu thành của đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố kinh tế, kỹ
thuật và thị trường để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực phục vụ phát
triển ngành nông nghiệp hàng hóa bền vững tại Đồng Nai”.

Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 1


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG NÔNG SẢN
1. Khái niệm về chất lượng nông sản
Chất lượng là một thuộc tính của nông sản. Nó được đánh giá bởi một số
chỉ tiêu và có thể được định nghĩa theo hai cách sau:
- Chất lượng trong mắt người tiêu dùng: Theo cách này thì nông sản nào
có giá trị dinh dưỡng phù hợp, có giá trị sử dụng phù hợp và có giá bán phù hợp
với người tiêu dùng thì nông sản ấy có chất lượng.
- Chất lượng là sự đáp ứng mục tiêu: Khi làm một việc gì đó, chúng ta
thường (hoặc cố tình hay ngẫu nhiên) đặt ra một số mục tiêu cần đạt tới. Sau khi
hoàn thành công việc kể trên, nếu các mục tiêu của công việc hoàn thành, ta có
thể nói công việc đó có chất lượng hay đạt chất lượng cao. Xét đến cùng thì cách
hiểu này không khác gì với cách hiểu trên.
Vậy chất lượng nông sản nói riêng và chất lượng nông sản, thực phẩm
được phân biệt như thế nào?
2. Các loại chất lượng nông sản
Chất lượng của một sản phẩm, đặc biệt của nông sản, thực phẩm được
phân biệt thành một số loại chất lượng như sau:
2.1. Chất lượng dinh dưỡng
Đây là loại chất lượng quan trọng nhất đối với thực phẩm. Một thực phẩm
có hàm lượng dinh dưỡng cao là thực phẩm có khả năng thỏa mãn nhiều nhất các
yếu tố dinh dưỡng như nước, năng lượng, các muối khoáng, các vitamin và các
chất có hoạt tính sinh học khác. Đây là một mục tiêu mà ngành nông nghiệp mơ

ước đạt tới cùng với năng suất và sản lượng nông sản cao.
2.2. Chất lượng cảm quan và chất lượng ăn uống
Người tiêu dùng không chỉ ăn thực phẩm bằng miệng mà còn “ăn” thực
phẩm bằng nhiều giác quan khác của mình như bằng mắt, bằng tai… Do đó chất
lượng cảm quan của nông sản là rất quan trọng để kích thích hoạt động mua, bán
nông sản. Các chỉ tiêu cảm quan chính của nông sản bao gồm:
- Màu sắc nông sản.
- Tình trạng tươi mọng của nông sản.
- Hương thơm từ nông sản.
- Kích thước nông sản.
- Các dấu vết lạ trên nông sản (vết côn trùng cắn, vết bệnh, các triệu
chứng rối loạn sinh lý và vết bẩn khác).

Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 2


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

Chất lượng cảm quan còn gồm cả chất lượng ăn uống như: độ ngọt, độ
chua, độ bở, độ dẻo, độ mịn, độ ròn…
2.3. Chất lượng hàng hóa (chất lượng thương phẩm – chất lượng
công nghệ)
Đây là loại chất lượng không kém phần quan trọng trong thương mại hóa
nông sản. Nhờ nâng cao chất lượng này mà có thể kích thích hoạt động mua hàng
của người tiêu dùng và đôi khi còn mang lại giá trị cao hơn, nhanh hơn cho nông
sản. Chất lượng này có thể bao gồm:
- Chất lượng bao gói.
- Chất lượng vận chuyển.

- Chất lượng thẩm mỹ…
2.4. Chất lượng vệ sinh (chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm)
Không thể nói, giữa chất lượng dinh dưỡng và chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm cái nào quan trọng hơn. Chỉ biết rằng, có một nhóm người khá lớn,
sẵn sàng đánh đổi chất lượng dinh dưỡng lấy chấy lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm. Có thể hiểu lý do tại sao lại có hiện tượng này như sau:
- Môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm ở nhiều nơi.
- Việc sử dụng quá nhiều các chất hóa học bảo vệ thực vật, chất điều hòa
sinh trưởng cây trồng, phân hữu cơ chưa hoai mục… trong sản xuất nông nghiệp.
- Việc chế biến bảo quản, bày bán nông sản, thực phẩm chưa được kiểm
soát chặt chẽ nên nhiều cơ sở chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh công
nghiệp, một số cơ sở còn sử dụng quá nhiều chất bảo quản, chất phụ gia chế biến
không nằm trong danh mục cho phép…
Vì vậy, hàng năm ở các nước đang phát triển, số người ngộ độc, thậm chí tử
vong vì thực phẩm rất cao. Bên cạnh đó, việc phát sinh nhiều bệnh có liên quan
đến thực phẩm ở con người như béo phì, ung thư… cũng là điều đáng quan tâm.
2.5. Chất lượng bảo quản
Đây là loại chất lượng hầu như không được phân biệt và quan tâm nhiều.
Tuy nhiên, để bảo quản nông sản dễ dàng hơn, đơn giản hơn, ít phải sử dụng các
chất bảo quản hơn, chi phí bảo quản thấp hơn… thì cần quan tâm đúng mức đến
loại chất lượng này.
Có thể hiểu chất lượng bảo quản một cách đơn giản là cần làm cho nông
sản khi thu hoạch có:
- Sức khỏe tốt.
- Sạch sẽ nhất.
Cụ thể hơn, có thể có một số chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng này:
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 3



Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

a. Độ hoàn thiện của nông sản
- Nông sản phải có chất lượng dinh dưỡng hay sự tích lũy hàm lượng chất
khô cao nhất.
- Tổn thương cơ giới trên nông sản ít nhất.
- Tổn thương do dịch hại (côn trùng, vi sinh vật, chuột, chim…) trên nông
sản ít nhất.
b. Nông sản phải có tình trạng vỏ tốt
- Vỏ phải đủ dày: để không bị nứt, sây sát, giập nát… khi thu hoạch, khi
vận chuyển, phân phối …; để chống đỡ tốt với sự tấn công của dịch hại.
- Nông sản phải có lớp bảo vệ (lông, sáp, tinh dầu,…) trên vỏ tốt: lớp bảo
vệ này sẽ giúp cho nông sản hạn chế thoát hơi nước; ngăn cản hoặc xua đuổi một
số dịch hại như vi khuẩn, côn trùng,…
- Nông sản có vỏ không có hoặc rất ít vết nứt rạn: Các vết nứt rạn rất nhỏ
trên vỏ quả vải, quả nhãn, hồng đỏ,… là nơi trú ngụ dịch hại tiềm ẩn; là nơi mà
sự thoát hơi nước được tăng cường; là nơi rất dễ nứt vỡ khi nông sản gặp mưa
nhiều hay gặp nhiệt độ cao, nhiệt độ thay đổi.
c. Nông sản, đặc biệt là trái cây cần có độ cứng cao
Độ cứng của thịt quả, của rau,… là cần thiết để hạn chế các tổn thương cơ
giới trên nông sản khi thu hoạch, vận chuyển, bảo quản,…
Điều này có liên quan đến việc hạn chế sản sinh etylen trong quá trình
chính của quả. Điều này cũng liên quan đến việc sản sinh và duy trì hàm lượng
pectin không hòa tan cao trong nông sản bằng bón phân có canxi, để tạo pectat
canxi trong thịt quả trong quá trình sản xuất ngoài đồng ruộng.
d. Nông sản phải chứa sinh vật hại tiềm tàng ít nhất
- Dịch hại được nông sản mang từ ngoài đồng về được cho là nguồn tích
tụ dịch hại chủ yếu trên nông sản. Sau thu hoạch, khi gặp các điều kiện ngoại
cảnh thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm không khí cao), các dịch hại tiềm tàng này sẽ sản

sinh và gây hại nông sản. Do đó, để sinh vật hại tiềm tàng trên nông sản ít nhất,
cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc trước thu hoạch như:
+ Bón phân: cần bón đủ, cân đối các loại phân bón; không nên sử dụng
phân hữu cơ chưa hoai mục; không nên bón đạm muộn.
+ Tưới nước: chọn nước sạch nguồn dịch hại; hạn chế tưới phun lên bề mặt
nông sản; nên ngừng tưới một thời gian đối với nông sản dạng hạt, dạng củ như
thóc, ngô, khoai tây, khoai lang,…
+ Phun thuốc bảo vệ thực vật: cần chú ý phun một số loại thuốc trừ côn
trùng, nấm, khuẩn gây hại chính sau thu hoạch cho bộ phận nông sản sắp thu
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 4


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

hoạch. Tuy nhiên, cũng phải hết sức chú ý đến thời gian cách ly của thuốc để
đảm bảo chất lượng vệ sinh của nông sản.
- Cũng cần chú ý đến thời điểm thu hoạch nông sản và các phương pháp,
dụng cụ,… thu hoạch. Không nên thu hoạch nông sản khi đất quá ẩm ướt, khi trời
mưa và khí trời quá nóng. Nên dùng dao, kéo sắc để cắt quả. Hạn chế tối đa các
tổn thương cơ giới trên nông sản lúc thu hoạch,…
2.6. Chất lượng chế biến
Nông sản dùng để ăn (làm thực phẩm) và nông sản dùng để chế biến có
những yêu cầu chất lượng khác nhau. Nếu dùng để ăn tươi thì chất lượng cảm
quan, chất lượng ăn uống, nấu nướng cần được coi trọng. Nếu dùng để chế biến
thì hàm lượng chất khô nói chung và hàm lượng các chất mong muốn sau chế
biến lại là quan trọng.
Ví dụ: Cà chua để ăn tươi, để nấu các món ăn cần to, màu sắc đẹp, sạch sẽ,
vỏ mềm, thơm, hàm lượng đường và vitamin cao,… Cà chua để sản xuất cà chua

cô đặc lại cần có hàm lượng chất khô cao, dễ tách vỏ, tách hạt,… Ngô quà (luộc,
nướng,…) cần mềm, ngọt,… trong khi đó, ngô để sản xuất tinh bột cần có hàm
lượng tinh bột cao,…
2.7. Chất lượng giống
Trong sản xuất cây trồng, chất lượng giống được coi là một trong 4 yếu tố
quan trọng nhất (nước, phân bón, kỹ thuật canh tác và giống). Một hạt giống hay
củ giống có chất lượng cao phải là hạt giống hay củ giống có: dịch hại tiềm tàng
ít nhất; tỷ lệ nảy mầm cao nhất; có tuổi sinh lý (tuổi cá thể) phù hợp (củ khoai
tây, củ hoa dơn, cành giâm rau, hoa, hom cành chè, hom mía,…); sinh trưởng,
phát triển và cho năng suất, chất lượng cây trồng cao nhất.
Để có hạt giống hay củ giống có chất lượng cao, không những phải chú ý
đến quá trình sản xuất ngoài đồng ruộng mà còn phải chú ý đến việc bảo quản
chúng sau thu hoạch để giảm tỷ lệ hao hụt, để giữ vững chất lượng giống.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và chia thành 4 nhóm
yếu tố, đó là:
3.1. Nhóm yếu tố về giống cây trồng
Giống cây trồng khác nhau cho chất lượng nông sản khác nhau. Thóc và
ngô cho hàm lượng tinh bột trong hạt cao, trong khi đó mía, quả ngọt cho hàm
lượng đường cao. Đậu tương cho hàm lượng protein, chất béo trong hạt cao,
trong khi đó rau quả tươi là nguồn cung cấp vitamin quan trọng bữa ăn hàng
ngày,… Do đó, chọn tạo các giống mới và các giống có thể thay thế, để có được
chất lượng mong muốn, là một nhu cầu thực tiễn để nâng cao chất lượng.

Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 5


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực


3.2. Nhóm các yếu tố về ngoại cảnh
- Các yếu tố ngoại cảnh như dinh dưỡng khoáng của cây trồng, nhiệt độ,
độ ẩm không khí và đất, ánh sáng, gió,… (yếu tố vật lý của môi trường); côn
trùng, vi sinh vật, chuột, chim,.. (yếu tố sinh vật) đều có ảnh hưởng đến chất
lượng nông sản. Chúng có thể làm thay đổi đáng kể chất lượng nông sản của một
giống cây trồng nào đó.
- Ví dụ: Rau húng trồng ở làng Láng (Hà Nội) có một hương thơm đặc
biệt, nhưng nếu đem giống ấy trồng ở địa phương khác thì chúng không còn
hương thơm ấy nữa; thóc tám xoan Hải Hậu trồng ở một vài xã ở huyện Hải Hậu
(Nam Định) như Hải Toàn, Hải Long cho chất lượng gạo rất tốt, rất thơm, nhưng
nếu đem trồng ở các xã khác trong huyện Hải Hậu đã có chất lượng khác chứ
chưa nói trồng ở địa phương khác, tỉnh khác.
- Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chất lượng nông sản có thể được
chia thành:
+ Các yếu tố ngoại cảnh trên đồng ruộng hay trước thu hoạch: các yếu tố
này nếu thích hợp có thể làm tăng hay giảm chất lượng nông sản vốn được quy
định bởi giống cây trồng.
+ Các yếu tố ngoại cảnh trong bảo quản hay sau thu hoạch: các yếu tố này
thường không làm tăng chất lượng mà chỉ góp phần giữ vững chất lượng nông
sản (ngay cả khi nó phù hợp).
3.3. Nhóm các yếu tố về công nghệ sau thu hoạch
- Nguyên nhân làm giảm chất lượng nông sản
Hầu hết tất cả những thay đổi ở các sản phẩm sau thu hoạch đều gây sự
giảm chất lượng. Sự giảm chất lượng nông sản có thể do nhiều nguyên nhân và
có thể chia thành 4 nhóm chính:
a. Các nguyên nhân trao đổi chất: cả sự già hóa bình thường và trao đổi
chất không bình thường đều dẫn đến các rối loạn sinh lý trên nông sản. Các tổn
thất chất lượng do rối loạn trao đổi chất thường nghiêm trọng hơn so với tổn thất
chất lượng do sự già hóa. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề lớn trong tồn trữ

rau quả tươi.
b. Sự thoát hơi nước: sự thoát hơi nước làm giảm chất lượng một cách
nhanh chóng. Các loại rau ăn lá có thể héo rất nhanh chỉ được tồn trữ chưa đến
một ngày trong không khí khô và nóng. Mặc dù sự héo chỉ ảnh hưởng chủ yếu
đến cấu trúc tế bào, song người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm này, vì nó
đã bị mất đi vẻ tươi mọng.
c. Các tổn thương cơ giới: các tổn thương cơ giới làm giảm mạnh chất
lượng cảm quan của nông sản. Các vết thương làm tăng quá trình trao đổi chất.
Hơn nữa, sự thoát hơi nước sẽ tăng lên thông qua vết thương cơ giới.
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 6


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

d. Các vi sinh vật: các bào tử vi sinh vật chủ động và cơ hội có trên năng
suất, khi gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi như nhiệt độ và độ ẩm không khí
cao, sẽ phát triển và gây hư hỏng nông sản.
- Chất lượng nông sản trong công nghệ sau thu hoạch.
a. Thu hoạch
- Các tổn thương cơ giới trong quá trình thu hoạch và chăm sóc sau thu
hoạch có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan và tạo điều kiện để các vi
sinh vật đột nhập và phát triển. Nếu nông sản còn ướt, còn dính đất hay các chất
bẩn trên đồng ruộng thì tình trạng kể trên còn xấu hơn.
- Nhiệt độ nông sản lúc thu hoạch cao cũng là nguyên nhân làm cho trao
đổi chất của nông sản tăng, làm giảm sút chất lượng nhanh chóng. Do đó nên thu
hái nông sản vào lúc chúng có nhiệt độ thấp nhất trong ngày và nhanh chóng đưa
chúng vào nơi râm mát.
- Thu hoạch nông sản đúng độ chín là cần thiết để vận chuyển nông sản dễ

dàng; để nông sản đạt chất lượng cảm quan và dinh dưỡng tốt nhất khi bán.
b. Vận chuyển và chăm sóc sau thu hoạch
Trong quá trình vận chuyển, cần chú ý đến sự va chạm lẫn nhau của nông
sản, của nông sản với vật liệu bao gói và phương tiện vận chuyển. Các va chạm
này có thể dẫn đến các tổn thương cơ giới. Sự thoát hơi nước quá mức và sự tăng
nhiệt độ nông sản khi vận chuyển cũng là những vấn đề đáng lưu tâm.
Khi vận chuyển nông sản, cần thiết phải sử dụng các bao bì hợp lý, đóng
gói hợp lý (không quá chặt nhưng cũng không nên lỏng lẻo quá), che đậy tốt
nông sản cũng như hạn chế tốc độ phương tiện vận chuyển.
c. Tồn trữ nông sản
- Với hạt nông sản, trước khi tồn trữ, nhất thiết phải làm giảm thủy phần
của chúng đến thủy phần an toàn; để hạn chế quá trình trao đổi chất.
- Với các sản phẩm mau hư hỏng, cần nhanh chóng làm mát hay làm lạnh
sơ bộ chúng trước khi tồn trữ, để giải phóng nguồn nhiệt đồng ruộng hay nguồn
nhiệt sau thu hoạch.
- Duy trì các điều kiện tồn trữ như nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng,…
Nếu các điều kiện tồn trữ trên không hợp lý, phòng chống dịch hại trong tồn trữ
không tốt sẽ làm giảm nhanh chóng chất lượng nông sản.
Etylen gây nhiều khó khăn cho bảo quản và ảnh hưởng đáng kể đến chất
lượng nông sản. Cần thiết phải hạn chế sự sản sinh và tác động của nó bằng các
biện pháp như thông gió cho nông sản ngay sau khi thu hoạch, không nên tồn trữ
chung các nông sản có độ chín khác nhau, đặc biệt là với các nông sản như quả
đã chín, hoa đã nở,…
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 7


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực


- Sử dụng các hóa chất bảo quản cũng là phổ biến ở nhiều nước để hạn
chế trao đổi chất của nông sản và đề phòng trừ dịch hại. Nó làm giảm đáng kể
hao hụt sau khi thu hoạch do dịch hại, nhưng có thể làm giảm chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Nhiệt độ thấp thường được sử dụng khi tồn trữ nông sản mau hư hỏng. Tuy
vậy, cũng cần nghiên cứu để lựa chọn nhiệt độ thấp tối thích cho tồn trữ để hạn
chế các hư hỏng lạnh (rối loạn sinh lý do nhiệt độ thấp).
d. Tiếp thị (Marketing) nông sản
Sự giảm sút nghiêm trọng chất lượng nông sản còn thể hiện trong tiếp thị
nông sản. Nếu nông sản được trưng bày và bán trong thời gian dài tại nơi bán lẻ,
sự héo sẽ xuất hiện. Khoai tây có thể sớm xuất hiện màu xanh và tích lũy các độc
tố như solanin, glycoalcaloid,… khi được phơi ra ngoài ánh sáng điện.
3.4. Nhóm yếu tố về công nghệ chế biến
Cả sơ chế và chế biến nông sản thực phẩm đều có thể gây ra những tổn thất
nghiêm trọng về chất lượng. Có thể tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
nông sản trong chế biến như sau:
- Tình trạng vệ sinh của bao bì, dụng cụ, trang thiết bị, nhà xưởng chế biến.
- Tình trạng vệ sinh của người lao động trong xưởng chế biến.
- Tình trạng vệ sinh của các nguyên liệu dùng trong chế biến (nước,
đường, muối, các phụ gia,…).
- Các độc tố do nguyên liệu và các phụ gia đưa vào thực phẩm hay sinh ra
trong quá trình chế biến.
4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản
Nông sản, thực phẩm khác nhau có các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khác
nhau. Sau đây là những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá chất lượng của một
số nhóm nông sản.
Với nông sản dạng hạt
- Tạp chất trong hạt.
- Thủy phần hạt.
- Tình trạng sâu, bệnh, đặc biệt là bệnh trên hạt.

- Khối lượng riêng.
- Dinh dưỡng hạt.
Với hạt giống
Ngoài các chỉ tiêu như đối với các nông sản dạng hạt nói trên, hạt giống có
một số chỉ tiêu quan trọng khác như:
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 8


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

- Sức sống của phôi.
- Sức nảy mầm.
- Tỷ lệ nảy mầm.
- Độ đúng giống (hay độ thuần đồng ruộng).
Với thực phẩm
- Chất lượng dinh dưỡng: hàm lượng đường, tinh bột, chất béo, protein,
khoáng chất, vitamin,…
- Chất lượng vệ sinh:
+ Vi sinh vật gây bệnh (E.coli; Samonella,…).
+ Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
+ Tồn dư thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng, vật nuôi.
+ Tồn dư kháng sinh trên sản phẩm vật nuôi.
+ Tồn dư kim loại nặng (Cd; Hg; Pb, Cu, Ag,…).
Với hàng thực phẩm xuất khẩu
- Bao bì, nhãn hiệu hàng hóa phù hợp.
- Bảo đảm chất lượng vệ sinh.
- Chứng nhận quản lý chất lượng (ISO).
5. Quản lý chất lượng nông sản

Việc quản lý chất lượng nông sản phải được xem xét trên quan điểm hệ
thống hay chuỗi cung cấp thực phẩm (Supply chains). Điều đó có nghĩa là nông
sản phải được quan tâm đến chất lượng từ khâu hạt giống, cây trồng, con giống,
… đến quá trình tiếp thị trước khi đến tay người tiêu dùng.
Quản lý chất lượng nông sản trong sản xuất
Ngoài chất lượng giống, các khâu chăm sóc cây trồng, vật nuôi cần được
chú ý kiểm soát là:
- Nước tưới, nước ăn sạch và phù hợp.
- Phân bón hữu cơ hoai mục; phân vô cơ bón đúng lúc, đúng cách.
- Hạn chế sử dụng thuốc BVTV và đảm bảo thời gian cách ly thuốc.
- Vệ sinh đồng ruộng, môi trường sản xuất.
- Vệ sinh người lao động (nông dân),…
Ở các nước đang phát triển, hiện đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
nông sản ngoài sản xuất, có tên GAP (Good Agricultural Practice).

Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 9


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

Quản lý chất lượng nông sản sau thu hoạch
Có nhiều khâu sau thu hoạch cần phải chú ý tình trạng vệ sinh nông sản,
thực phẩm. Ví dụ:
- Dụng cụ, thiết bị sau thu hoạch sạch sẽ.
- Kho tàng sạch sẽ.
- Người trực tiếp tiếp xúc với nông sản, thực phẩm phải sạch sẽ.
- Bao gói hợp lý và vô trùng.
II. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN

II.1. Hiện trạng về chất lượng nông sản
Tính đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sản xuất các loại nông
sản như sau:
Bảng 1: Hiện trạng về quy mô các ngành hàng NN tỉnh Đồng Nai năm 2015
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Cây trồng - vật nuôi

Quy mô diện tích, quy mô đàn


Lúa (ha)
Bắp (ha)
Khoai mỳ (ha)
Rau đậu (ha)
Mía (ha)
Cao su (ha)
Điều (ha)
Cà phê (ha)
Hồ tiêu (ha)
Cam quýt (ha)
Chuối (ha)
Xoài (ha)
Bưởi (ha)
Chôm chôm (ha)
Sầu riêng (ha)
Mãng cầu (ha)
Heo (con)
Bò (con)
Gà (con)
Vịt (con)

63.630
52.250
15.790
19.517
9.346
49.172
39.751
19.363
14.240

2.989
7.130
11.465
2.588
11.118
4.113
789
1.689.910
71.390
16.170.000
1.290.000

Quy mô về Sản lượng (tấn)
337.150
369.900
399.150
215.184
658.784
41.842
47.860
32.810
20.850
29.478
97.723
90.839
23.935
151.452
30.909
5.365
230.594,00

5.260,00
53.390,00
4.896,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai

Căn cứ khái niệm về chất lượng nông sản, đánh giá về chất lượng sản
phẩm thông qua các tiêu chí như sau:
- Tiêu chí về quy mô thị trường:
+ Nhóm sản phẩm có thể được qua chế biến: Mía, lúa, bắp, khoai mỳ, cao
su, hồ tiêu, cà phê, hạt điều, xoài, chuối, heo, bò, gà, vịt, thủy sản.

Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 10


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

+ Nhóm sản phẩm có thể tham gia xuất khẩu gồm: cao su, hồ tiêu, cà phê,
hạt điều, xoài, chuối.
+ Nhóm sản phẩm không qua chế biến, tiêu thụ ở thị trường trong nước:
rau thực phẩm, cam quýt, bưởi, chôm chôm, sầu riêng, mãng cầu.
- Tiêu chí về tính truyền thống của sản phẩm:
+ Những ngành hàng đã tồn tại và phát triển ở Đồng Nai khá lâu đời gồm:
lúa, bắp, khoai mỳ, bưởi, chuối, chôm chôm, sầu riêng, mãng cầu, cao su và các
sản phẩm chăn nuôi theo phương thức truyền thống.
+ Những ngành hàng có thời gian tồn tại và phát triển không lâu ở Đồng
Nai gồm: điều, cà phê, hồ tiêu, mía, rau thực phẩm, cam quýt, xoài và các sản
phẩm chăn nuôi theo phương thức công nghiệp.

- Tiêu chí về mức độ an toàn, thân thiện với môi trường:
+ Những ngành hàng có mức độ thân thiện với môi trường khá cao gồm: cây
lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, một số cây hàng năm khác và
nuôi thủy sản.
+ Những ngành hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là các sản phẩm
chăn nuôi gồm: heo, gà, vịt, bò, dê.
- Tiêu chí về thương hiệu và mức độ nổi tiếng trên thị trường:
+ Những sản phẩm đã có thương hiệu nổi tiếng gồm: bưởi Tân Triều,
Chôm chôm Long Khánh, mãng cầu Tân Phú, chuối Sóc Lu…
+ Những sản phẩm đang trong quá trình xây dựng thương hiệu gồm:, xoài
Định Quán, sầu riêng Cẩm Mỹ, hồ tiêu Định Quán, ngô Thống Nhất, thanh long
Trảng Bom và các loại sản phẩm chăn nuôi gồm heo, gà
+ Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn có nhiều sản phẩm có quy
mô lớn và chất lượng được đánh giá ở mức khá như: cao su Thống Nhất,
Định Quán, cà phê Định Quán, Tân Phú…
Như vậy, có thể khẳng định, phần lớn các loại nông sản có quy mô khá lớn
trên địa bàn tỉnh đều có chất lượng khá cao; nếu được quan tâm nhiều hơn nữa cả
về quy trình sản xuất, khoa học công nghệ, chuỗi giá trị sản phẩm, xúc tiến
thương mại chắc chắn sẽ trở thành những thương hiệu lớn nổi tiếng không chỉ
trong nước mà cả trên thế giới.
II.2. Hiện trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm
Triển khai Kế hoạch năm 2016, nhằm nâng cao nhận thức và thực hành
đúng các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh sản phẩm nông lâm sản và thủy sản; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các
hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm sản và
thủy sản; từ ngày 19/7/2016 đến ngày 18/8/2016, Đoàn thanh tra theo Quyết định
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 11



Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

số 471/QĐ-CCQLCL ngày 11/7/2016 của Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất
lượng nông lâm sản & thủy sản Đồng Nai đã tiến hành thanh tra tại 9 cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Kết quả: 03 cơ sở xếp loại A, 03 cơ sở xếp loại B, 03 cơ sở xếp loại C.
Qua thanh tra, nhận thấy:
+ Hầu hết các cơ sở chấp hành tốt các quy định về ATTP, các lỗi vi phạm
trước đây từng bước được khắc phục như: Có địa điểm phù hợp quy hoạch của
địa phương, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc
hại, nguồn gây ô nhiễm, có tường bao ngăn cách với bên ngoài đầy đủ. Diện tích
nhà xưởng phù hợp với công suất thiết kế, có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính
chất, quy mô sản xuất thực phẩm. Trang thiết bị phù hợp, thiết kế và bố trí thiết
bị theo quy tắc một chiều. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất được trang bị
bảo hộ lao động, khám sức khoẻ định kỳ và được cấp Giấy xác nhận kiến thức an
toàn thực phẩm. Có thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và
phân tích chất lượng sản phẩm, nguồn nước định kỳ. Kết quả phân tích mẫu phù
hợp với công bố tiêu chuẩn của cơ sở hoặc các quy định an toàn thực phẩm.
+ Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại chủ yếu: Sổ sách ghi chép chưa đầy đủ
thông tin để phục vụ truy xuất nguồn gốc. Một số cơ sở chưa xây dựng hệ thống
quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, SSOP.
+ Sau thanh tra các cơ sở đều đã tích cực khắc phục các sai lỗi theo biên
bản làm việc và có báo cáo gửi Đoàn thanh tra. Từ ngày 26/9/2016 đến ngày
28/9/2016, Đoàn thanh tra đã công khai kết luận thanh tra tại cơ sở.
- Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của
Đồng Nai nói riêng đang có những dấu hiệu phức tạp, tạo nhiều lo lắng, bức xúc
cho người dân. Nhiều người tiêu dùng lo lắng không biết lựa chọn thế nào để
mua được thực phẩm an toàn... Chính vì vậy, sự ra đời của Chi cục là hết sức cần
thiết, đánh dấu bước đổi mới về phương thức quản lý VSATTP từ quản lý chất

lượng sản phẩm sang quản lý điều kiện của quá trình sản xuất; từ kiểm tra chất
lượng thành phẩm sang kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất. Chẳng
hạn, trước đây phương pháp quản lý truyền thống là quản lý chất lượng dựa trên
hoạt động KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng), nên có nguy cơ sai sót
cao (do tính không đồng nhất của lô hàng), chất lượng khó đảm bảo. Còn phương
pháp hiện đại là quản lý theo quá trình áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất, như:
VietGAP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm dựa trên phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát các điểm kiểm
soát tới hạn); GMP (những quy định, những hoạt động cần tuân thủ để đạt được
yêu cầu chất lượng); ISO (hệ thống quản lý chất lượng).
Một trong những điểm nóng về VSATTP dịp Tết Nguyên đán ở huyện Xuân
Lộc chính là các cơ sở buôn bán heo quay ở núi Chứa Chan. Tại đây, mỗi ngày có
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 12


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

một số lượng lớn heo quay từ các vùng lân cận đưa về để bán cho khách thập
phương. Trong số đó, đa phần không có giấy kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, một số cơ sở chế biến chuối sấy ở núi Chứa Chan cũng không
đảm bảo vệ sinh do đặt gần khu vực rác thải ứ đọng lâu ngày, hay sử dụng dầu
chiên đã dùng nhiều lần. Trưởng phòng y tế huyện Xuân Lộc Nguyễn Thanh
Hương cho biết để hạn chế tình trạng này, phòng y tế huyện đã cử một tổ công
tác túc trực tại khu vực núi Chứa Chan để kịp thời phát hiện và xử lý các đối
tượng vi phạm. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh ở đây tìm đủ mọi cách để đối phó,
nếu bị kiểm tra thì không có ai chịu nhận hàng hóa của mình nên chỉ còn cách
tịch thu sản phẩm mà ít xử lý được cơ sở vi phạm. Trong mùa lễ hội xuân năm
2015, tổ công tác này đã tịch thu trên 1,5 tạ heo sữa quay không rõ nguồn gốc.

Qua kiểm tra đột xuất tại huyện Xuân Lộc, đoàn kiểm tra liên ngành
VSATTP của tỉnh cũng phát hiện điểm dừng chân Loan Phượng ở xã Xuân Hưng
có khu vực chế biến chưa đảm bảo vệ sinh do tường đầy bụi bẩn, màng nhện;
nhân viên và chủ cơ sở chưa được khám sức khỏe và xác nhận kiến thức
VSATTP theo quy định; chưa có kho riêng để bảo quản thực phẩm khô, các hũ
để gia vị không có nắp đậy khiến gia vị ẩm ướt, dễ sinh nấm mốc; chưa có bồn
rửa trên cao và bàn sơ chế thực phẩm; chưa có hồ sơ kiểm thực 3 bước để kiểm
soát quá trình nhập, sơ chế biến thực phẩm. Đoàn đã kiến nghị giao cho phòng y
tế huyện Xuân Lộc xử lý. Được biết, cơ sở này trước đây đã bị cơ quan chức
năng của huyện Xuân Lộc xử phạt vì vi phạm các quy định về VSATTP.
Tại TP. Biên Hòa, từ đầu tháng 1-2015 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành
của thành phố cũng kiểm tra 14 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chủ yếu là
các nhà hàng tiệc cưới và cơ sở sản xuất nước đá. Qua kiểm tra cho thấy nhiều
nhà hàng tiệc cưới không chấp hành việc lưu mẫu thức ăn; khu vực chế biến thức
ăn có thùng rác nhưng không có nắp đậy. Nhiều nhà hàng còn sử dụng đá cây,
không đảm bảo vệ sinh.
Với mục tiêu giảm các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra vào dịp Tết Nguyên
đán và lễ hội xuân 2016, các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp
ngăn chặn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc ra thị trường. Mới đây, đoàn kiểm
tra liên ngành TP. Biên Hòa đã phát hiện một trại nuôi heo ở phường Long Bình
có sử dụng chất cấm salbutamol với hàm lượng rất cao. Đoàn đã lập biên bản và
tham mưu Chủ tịch UBND thành phố ban hành quyết định xử phạt hành chính
chủ trại này với số tiền 15 triệu đồng. Trong thời gian tới, các ngành chức năng
của thành phố tiếp tục lấy mẫu thử để kiểm tra đối với các hộ chăn nuôi để kịp
thời xử lý trước khi thực phẩm bẩn tràn ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán.
Theo Chi cục Chăn nuôi - Thú y Đồng Nai (thuộc Sở Nông nghiệp - Phát
triển nông thôn), tình trạng giết mổ động vật không giấy phép trên địa bàn tỉnh
vẫn khá phức tạp. Toàn tỉnh hiện còn có trên 140 cơ sở giết mổ lậu, nhiều nhất là
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu


Trang 13


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

ở TP. Biên Hòa và huyện Trảng Bom. Do đó, nguy cơ thịt không rõ nguồn gốc sẽ
vẫn còn lưu thông trên thị trường.
Thực tế, hiện nay công tác kiểm tra VSATTP còn không ít khó khăn,
vướng mắc, nhất là trong kiểm tra chất lượng nông sản, thủy sản cũng như chất
phụ gia trong việc tạo độ cứng, giòn cho bánh, kẹo hoặc xác định sản phẩm mực
chế biến sẵn có chứa cao su hay không. Trưởng phòng y tế TP. Biên Hòa Trần
Hữu Hậu kiến nghị: “Cần có hướng dẫn thống nhất trong việc lấy mẫu kiểm tra
chất lượng đối với các thực phẩm này thì mới xác định được thực phẩm có an
toàn hay không. Chứ cứ như hiện nay, ở tuyến địa phương không kiểm tra các
loại thực phẩm này thì nguy cơ về mất VSATTP vẫn còn cao”.
II.3. Hiện trạng về thương hiệu và xây dựng thương hiệu SP hàng hóa
Để các loại nông sản chiếm lĩnh được thị trường trong nước và xuất khẩu,
ngành nông nghiệp Đồng Nai luôn coi trọng việc xây dựng thương hiệu hàng hóa
đối với các nông sản trên địa bàn. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 26 đơn vị
được cấp giấy chứng nhận xác lập quyền sở hữu công nghiệp; trong đó, có các
sản phẩm chủ lực như: chôm chôm, sầu riêng, bưởi,, mãng cầu, hồ tiêu, cà phê,
rau các loại, chăn nuôi heo, nuôi thủy sản, hoa, cây cảnh...
Theo chương trình phát triển các loại cây trồng vật nuôi chủ lực và xây
dựng thương hiệu sản phẩm sản phẩm, từ nay đến năm 2015, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ
trợ nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn, xây dựng 17 thương hiệu sản phẩm
gồm: xoài Xuân Hưng (Xuân lộc), Rau Trảng Dài (Biên Hòa), Rau Trường An
(Xuân Lộc), rau Gia Tân (Thống Nhất), rau Tân Tiến (Xuân Lộc), sầu riêng Long
Khánh, mãng cầu xiêm Cẩm Mỹ, Chuối Thanh Bình (Trảng Bom), điều
Donafoods (Biên Hòa), cá rô Tân Hạnh (Biên Hòa) và công ty súc sản Đồng Nai.
Mức độ hỗ trợ để xây dựng và đăng ký thương hiệu khoảng 50% chi phí (nhưng

không quá 80 triệu đồng/cơ sở).
Nhìn chung, các đơn vị được hỗ trợ đều nhận rõ vai trò của việc xây dựng
thương hiệu; đặc biệt là sản xuất theo quy trình GAP. Tuy nhiên, vấn đề này còn
gặp nhiều khó khăn; trong đó, nổi bật là chi phí cao, người tiêu dùng chưa phân
biệt sản phẩm sản xuất thep GAP với sản phẩm thường nên không chấp nhận giá
cao; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ nên rất khó cho việc sản xuất theo GAP và xây
dựng thương hiệu. Giải pháp để khắc phục khó khăn này là thực hiện Quyết định
số 62/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng
cánh đồng lớn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN PTNT) tỉnh Đồng Nai,
nước ta đang tiến hành hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới sẽ là cơ
hội và thách thức lớn để các mặt hàng nông sản trong nước nói chung và Đồng
Nai nói riêng có cơ hội xuất ngoại. Do đó, Đồng Nai rất quan tâm trong việc xây
dựng thương hiệu cho các loại nông sản chủ lực địa phương và đăng ký nhãn hiệu
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 14


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

hàng hóa, để nông sản của tỉnh chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như rộng
đường xuất khẩu; các nội dung hỗ trợ cụ thể như sau.
+ Nhằm hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu và uy tín chất lượng nông
sản, thời gian qua, Đồng Nai đã triển khai chương trình xây dựng nhãn hiệu hàng
hóa cho những sản phẩm nông nghiệp và ứng dụng các đề tài khoa học phục vụ
sản xuất. Tính đến nay, toàn tỉnh có 11 nhãn hàng hóa được đăng ký bảo hộ, như:
bưởi Tân Triều, sầu riêng Long Khánh, tiêu Xuân Lộc... Chương trình vẫn tiếp
tục hỗ trợ cho nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh tham gia đăng ký bảo hộ tài sản trí

tuệ như rau Thống Nhất, mãng cầu xiêm Cẩm Mỹ, xoài Xuân Hưng (huyện Xuân
Lộc)... Trong đó, các đơn vị đăng ký sẽ được hỗ trợ 50% chi phí thực hiện.
+ Hình thành các vùng sản xuất tập trung: Theo Sở NN PTNT tỉnh, hiện
Đồng Nai có khoảng 48.000 ha cây ăn quả. Trong đó, có nhiều loại trái cây của
Đồng Nai được coi là đặc sản như chôm chôm, sầu riêng, bưởi, quýt, xoài, mít,
bơ... với sản lượng khoảng hơn 500.000 tấn/năm. Đồng thời, trên địa bàn tỉnh
cũng đã hình thành nhiều vùng sản xuất trái cây hiệu quả cao như vùng sản xuất
xoài ở xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc) và xã La Ngà (huyện Định Quán); bưởi
Tân Triều, chôm chôm Long Khánh... hàng năm cung cấp hàng nghìn tấn trái cây
sạch cho thị trường.
+ Bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông dân: Huyện Xuân Lộc dự kiến sẽ tiến
hành hỗ trợ các hợp tác xã, câu lạc bộ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa
lý cho những loại trái cây, nông sản có ưu thế của địa phương. Như vậy sẽ bảo hộ
sở hữu trí tuệ cho nông dân và tăng sức cạnh tranh cho trái cây, nông sản. Đến
nay, huyện Xuân Lộc đã xây dựng được thương hiệu và đăng ký và được cấp
chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cho tiêu Xuân Lộc và xoài Suối Lớn. Tới đây sẽ
là thanh long ruột đỏ, sầu riêng, cà phê cũng sẽ được huyện hỗ trợ xây dựng
thương hiệu.
+ Hoàn chỉnh hệ thống trang Website: Ông Lê Hữu Thiện, Phó chủ tịch
Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai cho rằng, Việt Nam đang trên đà hội nhập nhanh,
cuối năm 2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức thành lập, việc xây dựng
thương hiệu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý cho trái cây, nông sản
rất cần thiết, cấp bách. Trong tháng 7 này, Hội sẽ hoàn chỉnh website, ưu tiên cho
phần quảng bá thương hiệu và hướng dẫn cách đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho
trái cây và nông sản.
+ Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý: Ông Lê Xuân Trường,
Trưởng phòng Quản lý sở hữu trí tuệ (Sở Khoa học - Công nghệ) cũng cho biết,
với những trái cây, nông sản đã có thương hiệu, các địa phương nên tiến hành đăng
ký nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý để được bảo vệ pháp lý. Đồng thời, khi có
nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý, nông sản và trái cây dễ dàng mở rộng thị

trường trong nước cũng như xuất khẩu. Còn theo Phó chủ tịch UBND huyện Tân
Phú Trần Bá Đạt, hiện nay, trên địa bàn huyện đang có nhiều loại trái cây, nông
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 15


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

sản được thị trường khá ưa chuộng là bưởi da xanh, quýt đường nhưng chưa đăng
ký được nhãn hiệu hàng hóa. Với sự hỗ trợ của tỉnh, thời gian tới huyện sẽ triển
khai xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản trên để đăng ký nhãn hiệu hàng
hóa và chỉ dẫn địa lý nhằm bảo hộ trái cây đặc sản của địa phương.
+ Quy hoạch hệ thống cánh đồng lớn: Theo quy hoạch phát triển sản xuất
nông nghiệp tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, tỉnh có quy hoạch cánh đồng
lớn cho 19 loại cây trồng như cà phê, tiêu, cao su, bưởi, chuối, sầu riêng... Tỉnh
cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho mô hình này để thu hút doanh
nghiệp, nông dân tham gia.
+ Thực hiện xây dựng hoàn chỉnh cánh đồng lớn theo tiêu chí: Mới đây,
UBND tỉnh cũng đã phê duyệt 3 dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất gắn với
tiêu thụ sản phẩm gồm: dự án cánh đồng lớn liên kết cây điều tại xã An Viễn
(huyện Trảng Bom); dự án cánh đồng lớn cây ca cao tại các huyện: Thống Nhất,
Định Quán, Tân Phú; dự án cánh đồng lớn cây mía tại huyện Vĩnh Cửu. Trong
đó, 2 dự án với cây mía và cây ca cao đang tiến hành triển khai.
+ Kêu gọi các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh nông nghiệp: Cụ
thể, Công ty TNHH ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán) đã vận động được 114
hộ tham gia trồng mới với diện tích gần 34 ha. Nhà máy đường Biên Hòa đã cung
ứng giống, thực hiện nạo vét 409m kênh mương phục vụ nước tưới và tiêu thoát
nước để nông dân trồng 61 ha mía tại ấp 1, xã Trị An (huyện Vĩnh Cửu).
+ Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao: Bên cạnh đó,

Sở NN PTNT đã phối hợp cùng Sở Khoa học Công nghệ đẩy mạnh ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nghiên cứu sản xuất rải vụ để có năng
suất cao, tránh được sâu bệnh; đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch để hạn chế
thất thoát, tăng lợi nhuận cho nông dân, đồng thời, hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp
tác mở rộng diện tích và hợp tác với doanh nghiệp để đầu tư, bao tiêu sản phẩm.
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu: Cơ hội để trái cây thâm nhập các thị
trường mới nhằm nâng cao giá trị hiện rất rộng mở. Hàng loạt thị trường cấp cao,
khó tính như Mỹ, Nhật Bản, New Zealand đã đồng ý mở cửa cho trái cây Việt
Nam xuất khẩu. Ông Nguyễn Phú Cường, Giám đốc công ty DONA TECHNO
(thị xã Long Khánh), một trong những doanh nghiệp đầu tiên đưa trái sầu riêng
sạch thâm nhập thị trường Mỹ cho biết, tín hiệu cho trái cây xuất khẩu vào những
thị trường mới đầy tiềm năng là rất tốt. Cái chính hiện nay là chúng ta phải thay
đổi cách thức canh tác, áp dụng công nghệ để biến những tín hiệu đó thành hiện
thực. Bên cạnh đó, nhà nước cần đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập
quán canh tác của người nông dân, hỗ trợ người nông dân nắm bắt các tiến bộ
khoa học để có những sản phẩm tốt, chất lượng cao. Có như vậy chúng ta mới có
thể tận dụng được những tín hiệu tích cực từ các thị trường mới đầy tiềm năng.
+ Hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình GAP: Thời gian qua, cùng với
việc đầu tư hỗ trợ nông dân trồng mới, thâm canh chăm sóc để nâng cao năng
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 16


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

suất, chất lượng sản phẩm ngành nông nghiệp tỉnh cũng đã hướng dẫn nông dân
áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP; GlobalGAP). Thế
nhưng, con số này hiện vẫn còn khá khiêm tốn với chỉ khoảng 98/47.000 ha tổng
diện tích trái cây trên toàn tỉnh.

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN
1. Tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức của cả cộng đồng về vệ
sinh an toàn thực phẩm
Dù tỉnh đã đạt được một số kết quả trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm như: giảm số vụ ngộ độc thực phẩm, số ca tử vong… nhưng vấn đề bảo
đảm VSATTP vẫn còn nhiều nhức nhối. Số chợ tự phát mọc quanh các nhà máy,
khu dân cư, không chỉ ở Đồng Nai mà cả nước đều gặp phải. Tại các chợ tự phát,
khách hàng chính là đông đảo công nhân do thuận tiện trên đường đi làm về.
Điều này đặt ra cho các nhà quản lý là làm thế nào để các hộ kinh doanh chỉ bán
các mặt hàng ăn uống đảm bảo VSATTP, còn người tiêu dùng phải biết cách chế
biến khi sử dụng. “Không thể lúc nào cũng áp dụng các khung phạt đối với các
hộ kinh doanh mà còn phải tuyên truyền để họ thay đổi ý thức kinh doanh. Họ
phải ký cam kết với phường, xã trong vấn đề kinh doanh thực phẩm sạch. Đối với
người tiêu dùng, tuyệt đối nói “không” với các sản phẩm ôi, thiu, có mùi hôi”,
BS. Hải nói: các ngành chức năng của tỉnh cần tiếp tục phát động phong trào
“Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”; trong đó, cần phải tập trung vào các xã
thuộc vùng nông thôn mới; công nhân các khu công nghiệp; các hộ sản xuất, kinh
doanh rau, thịt… Ngoài ra, các ngành phải tăng cường tuyên truyền, thanh, kiểm
tra, xử lý các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Việc ban hành quy định sản xuất nông sản theo quy trình sản xuất nông
sản theo VietGAP đã thực hiện được gần 6 năm; tuy nhiên, hiện vẫn còn 2 tồn tại
lớn đó là:  các thủ tục để được công nhận sản xuất theo quy trình VietGAP còn
rườm rà, phức tạp và chi phí cao  sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP
nhưng không có thị trường tiêu thụ, nông dân vẫn phải bán theo giá sản phẩm
thường. Do đó, chúng tôi xin kiến nghị 3 giải pháp sau:  xem xét điều chỉnh
theo hướng giảm bớt một số điều khoản quá khắt khe trong quy trình sản xuất
theo VietGAP  ngân sách Tỉnh hỗ trợ kinh phí để đơn giản hóa thủ tục và giảm
chi phí công nhận sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP, tăng cường kiểm
tra, giám sát kèm theo các chế tài nghiêm khắc để tăng thời lượng công nhận sản
phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP  tăng cường quản lý các chợ nông thôn,

từng bước hạn chế, tiến tới xóa bỏ việc buôn bán các loại thực phẩm không thể
truy nguyên nguồn góc xuất xứ và không theo quy trình GAP; đồng thời, tăng
cường giáo dục ý thức người dân tự bảo vệ chính mình bằng cách sử dụng thực
phẩm an toàn.

Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 17


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

2. Nhóm giải pháp về bảo quản, chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch
a. Giải pháp về bảo quản, chế biến nông sản
Căn cứ các định hướng đã nêu ở phần trên; kế thừa báo cáo quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh; các giải
pháp để phát triển công nghiệp chế biến nông sản bao gồm:
+ Giải pháp về thị trường: tăng cường quảng cáo tiếp thị và triển khai các
chương trình tuyên truyền, quảng bá các thương hiệu sản phẩm trong nước nhằm
khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Nắm vững xu thế phát triển
về quy mô và chuyển dịch cơ cấu tiêu thụ từng mặt hàng trên thị trường, trước
hết là các thị trường trọng điểm để xác định và tổ chức nguồn cung phù hợp.
Nắm vững các điều kiện thâm nhập thị trường nhập khẩu. Có chiến lược thâm
nhập thị trường thích hợp, trong đó coi trọng thị trường trọng điểm và thị trường
tiềm năng. Đối với nhà nước cần đẩy mạnh việc triển khai các chương trình
giống, công nghệ sinh học, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, thực hiện
quy hoạch các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; phát triển hệ thống
thông tin thị trường nông sản, nhất là thông tin về thị trường xuất khẩu để cung
cấp cho các doanh nghiệp.
+ Giải pháp về vốn đầu tư: Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ

tầng phục vụ các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung và chế biến; dành nguồn
vốn thoả đáng cho thực hiện công tác khuyến nông, khuyến công; thực hiện tốt
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về
chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ
nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Và Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày
19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp.
+ Giải pháp về tăng cường liên kết trong ngành: Đẩy mạnh phát triển các
ngành công nghiệp hỗ trợ (Phát triển ngành cơ khí đủ mạnh, đảm bảo chủ động
về trang thiết bị, lắp đặt và sửa chữa). Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình
thức liên kết từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến (thành lập và củng cố các tổ
chức hội, hiệp hội ngành nghề; phát triển các Hợp tác xã trong lĩnh vực sản xuất,
bảo quản, sơ chế và tiêu thụ nông sản...)
b. Giải pháp về giảm tổn thất sau thu hoạch
Theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính Phủ về cơ chế
chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản, các giải pháp
giảm tổn thất sau thu hoạch như sau:
+ Đối với lương thực, chủ yếu là lúa, bắp: Sử dụng các giống có năng suất,
chất lượng và ít bị rơi rụng trong quá trình thu hoạch; tăng nhanh tỷ lệ cơ giới
hóa, kết hợp với việc ứng dụng các kỹ thuật bảo quản tiên tiến.
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 18


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

+ Đối với thủy sản: Xây dựng các ao nuôi trồng thủy sản đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật, hạn chế các rủi ro do tác động của môi trường (thời tiết, dịch bệnh);
trang bị các thiết bị tiên tiến do các cơ sở sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản

thương mại;
+ Đối với cà phê, hồ tiêu, hạt điều rau quả và một số nông sản khác: vận
động và khuyến khích người dân không thu hái quả xanh; ứng dụng công nghệ tiên
tiến, xử lý cận thu hoạch đối với rau quả bằng các chất điều hòa sinh trưởng, kéo
dài thời gian thu hoạch; cải tiến phương tiện, dụng cụ thu hái đảm bảo chất lượng
nguyên liệu trước thu hoạch; hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đầu tư sân phơi
đúng kỹ thuật; khuyến khích các cơ sở chế biến cà phê bằng phương pháp ướt.
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được vay vốn từ các tổ chức tín dụng với
mức vốn vay 100% giá trị hàng hóa, hỗ trợ 100% lãi suất trong vòng 2 năm đầu,
từ năm thứ 3 hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay để mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ
cơ giới hóa và thu hoạch sản phẩm.
+ Thực hiện miễn các loại thuế, lệ phí đối với các dịch vụ trực tiếp phục vụ
sản xuất nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch, như: dịch vụ tưới, tiêu nước;
cày, bừa đất; bảo vệ thực vật; thu hoạch; sấy bảo quản nông sản.
+ Tăng kinh phí khuyến nông cho lĩnh vực giảm tổn thất sau thu hoạch.
3. Nhóm giải pháp về khoa học và công nghệ
Trong nhóm giải pháp này, cần thực hiện các giải pháp như sau:
+ Giải pháp về phát huy vai trò của Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh
học: Tăng cường hoạt động của trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh
Đồng Nai; trong đó, tập trung vào việc đầu tư xây dựng, trình diễn, chuyển giao
các mô hình ứng dụng công nghệ cao, giúp nông dân học tập các mô hình để ứng
dụng vào sản xuất tại nông hộ và trang trại.
+ Giải pháp về đổi mới công tác giống cây trồng, vật nuôi: công tác giống
phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hệ thống và quản lý chặt chẽ theo
đúng tinh thần Pháp lệnh giống cây trồng, chú trọng phương châm xã hội hóa
công tác giống; tiêu chuẩn giống tốt trước hết phải có năng suất và chất lượng
cao, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh ở địa phương, kháng sâu bệnh, đạt
tiêu chuẩn hàng nông sản xuất khẩu (nông sản sạch). Ngành nông nghiệp cần tiếp
tục thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng, phổ biến và chuyển giao những tiến bộ
mới về giống cây trồng, vật nuôi; trong đó, cần ưu tiên cho giống cây trồng, vật

nuôi trong những mô hình mới chuyển đổi (rau, cây ăn quả, cá, bò thịt, bò sữa,
cỏ, hoa, cây cảnh, chim, thú, cá cảnh,…), giảm những ứng dụng về giống lúa,
khoai mì,…Sớm công bố tiêu chuẩn chất lượng giống các loại cây trồng, vật nuôi
theo danh mục hàng hóa giống cây trồng, vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất
lượng ban hành kèm theo Quyết định số 61/2002/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT; coi đây là cơ sở quan trọng để nông dân lựa chọn giống
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 19


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của mình và cũng là cơ sở để các cơ
quan chức năng quản lý thị trường, chất lượng giống cây trồng, vật nuôi.Trung
tâm khuyến nông phối hợp với trạm khuyến nông và chính quyền các địa
phương, khuyến khích doanh nghiệp, chủ trang trại, nông hộ tham gia sản xuất
giống cây trồng vật nuôi để thực hiện tốt phương châm xã hội hóa công tác
giống. Về cung ứng giống: Hàng năm, giao lực lượng khuyến nông viên tập hợp
nhu cầu giống cây trồng đối với từng khu vực để đăng ký với các cơ quan chuyên
môn có kế hoạch cung ứng; đồng thời chỉ dẫn, khuyến cáo và vận động nông dân
sử dụng giống tốt, theo đúng quy hoạch; muốn vậy, ngành nông nghiệp cần có kế
hoạch tăng cường thêm lực lượng khuyến nông.
+ Giải pháp về thực hiện các giải pháp kỹ thuật trong canh tác một số cây
trồng, vật nuôi: Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông
nghiệp như: Sử dụng màng phủ nilon, xây dựng nhà lưới, nhà kính, áp dụng
phương pháp canh tác mới tiết kiệm nước tưới, hạn chế tình trạng rửa trôi xói
mòn đất canh tác và cạnh tranh của cỏ dại, tận dụng ánh sáng,… trong sản xuất
rau sạch, rau an toàn. Phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp quản lý dịch hại tổng
hợp (IPM) sẽ giảm chi phí 0,2 - 0,3 triệu đồng/ha, năng suất tăng hơn so với kỹ

thuật canh tác cũ. Sử dụng màng chắn miệng cạo cho cây cao su. Phổ biến rộng
rãi những tiến bộ kỹ thuật trong mô hình VAC đặc biệt là kỹ thuật xây dựng và
sử dụng hầm Biogas. Nhân rộng kiểu chuồng nuôi bò, nuôi heo công nghiệp và
bán công nghiệp vào các hộ, trang trại chăn nuôi. Tổ chức tham quan, học tập, rút
kinh nghiệm, cải tiến các mô hình du lịch sinh thái ở Tiền Giang, Vĩnh Long,
Thành phố Hồ Chí Minh,… rồi phổ biến rộng rãi kỹ thuật xây dựng mô hình
vườn du lịch sinh thái. Ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa ở hầu hết các khâu trong
sản xuất nông nghiệp như: máy làm đất chuyên dùng, máy rạch hàng, máy bón
phân, máy cắt cỏ, bơm chuyên dùng tưới rau, hoa, cỏ, xe chuyên dùng chở vật tư,
sản phẩm,… Ứng dụng rộng rãi công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ hao
hụt, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm,…
+ Tăng cường các hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông
dân: Trung tâm Khuyến nông tỉnh cần được đầu tư trang thiết bị chuyên ngành và
đào tạo nghiệp vụ cán bộ khuyến nông giỏi cho trạm khuyến nông liên huyện, các
huyện, tạo điều kiện để cán bộ khuyến nông, cán bộ BVTV, thú y hoạt động có
hiệu quả, có điều kiện hành nghề đồng thời tăng thu nhập. Tăng cường và đào tạo
kiến thức chuyên môn cho mạng lưới khuyến nông viên cơ sở (huyện, xã) có
năng lực, giàu nhiệt tình, làm việc có trách nhiệm, làm sao để người hoạt động
khuyến nông phải “vừa nói vừa làm tốt được”. Kêu gọi và tạo điều kiện để các
doanh nghiệp, chủ trang trại hoạt động tư vấn chuyển giao kỹ thuật làm dịch vụ
cho nông hộ, nhất là trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi. Mở rộng liên kết
với các cơ quan khoa học tiến hành các lớp tập huấn, hội thảo về các lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 20


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực


+ Xây dựng mô hình điểm cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao:
Trước mắt nên xây dựng 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như những
mô hình mẫu để nhân ra diện rộng cho các doanh nghiệp, chủ trang trại và nông
hộ như sau: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bàu Hàm, tại xã Bàu Hàm
huyện Thống Nhất; tập trung sản xuất các loại rau sạch, chôm chôm, sầu riêng,
hồ tiêu, cà phê và các loại vật nuôi như heo siêu nạc, gà công nghiệp, gà chuyên
trứng, bò thịt, cá giống… Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tân Phú; tại
xã Trà Cổ huyện Tân Phú; hướng sản xuất hồ tiêu, các loại cây ăn quả, rau sạch,
bắp, bò thịt, bò sữa chất lượng cao…Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Vĩnh Cửu tại xã Hiếu Liêm huyện Vĩnh Cửu; tập trung sản xuất các loại giống
vật nuôi như hươu, nai, bò thịt, thủy đặc sản và một số loại sinh vật cảnh.
+ Xây dựng, trình diễn và chuyển giao các mô hình nông nghiệp hiệu quả,
tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm, thúc đẩy quá trình chuyển đối cơ cấu
cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
gồm: Xây dựng, trình diễn và chuyển giao 3 mô hình trồng bưởi da xanh ứng
dụng CNC, theo quy trình VietGAP ở các huyện: Vĩnh Cửu, Long Thành và Tân
Phú. Xây dựng, trình diễn và chuyển giao 2 mô hình trồng hoa ngắn ngày (hoa
nền) tại các huyện Vĩnh Cửu và Long Thành. Xây dựng, trình diễn và chuyển
giao 2 mô hình trồng hoa lan cắt cành tại thành phố Biên Hòa và Long Khánh.
Xây dựng, trình diễn và chuyển giao 2 mô hình trồng chôm chôm Thái và chôm
chôm nhãn ứng dụng công nghệ cao, theo quy trình VietGAP tại thị xã Long
Khánh và huyện Thống Nhất. Xây dựng, trình diễn và chuyển giao 2 mô hình
trồng sầu riêng ứng dụng công nghệ cao, theo quy trình VietGAP tại huyện Cẩm
Mỹ và huyện Định Quán. Xây dựng, trình diễn và chuyển giao 3 mô hình trồng
hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao, theo quy trình VietGAP tại các huyện Cẩm Mỹ,
Định Quán và Tân Phú. Xây dựng, trình diễn và chuyển giao 11 mô hình sản xuất
rau theo VietGAP tại 9 huyện, TX. Long Khánh và TP. Biên Hòa. Xây dựng,
trình diễn và chuyển giao 2 mô hình nhà lưới trồng rau tại huyện Long Thành và
thị xã Long Khánh. Xây dựng, trình diễn và chuyển giao 4 mô hình nuôi thủy đặc
sản ở thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch và Cẩm

Mỹ. Tiếp tục thực hiện các mô hình theo kế hoạch hàng năm của Trung tâm
khuyến nông tỉnh đối với các mô hình quen thuộc như trồng lúa, bắp, cao su, cà
phê, luân canh lúa + màu…
+ Tổ chức tham quan, học tập các mô hình nông nghiệp ven đô: Một số mô
hình có quy mô lớn, đòi hỏi công nghệ cao cả về quy trình kỹ thuật và trình độ
quản lý, đòi hỏi sự liên kết các “nhà”… việc đầu tư xây dựng mô hình sẽ là tốn
kém và không hiệu quả; do đó, chúng tôi kiến nghị ngân sách tỉnh Đồng Nai sẽ
đầu tư để tổ chức các đợt tham quan, học tập mô hình ở trong và ngoài tỉnh; các
đợt tham quan dự kiến gồm: Tham quan học tập mô hình liên kết trồng và tiêu
thụ rau (liên tổ sản xuất, doanh nghiệp, HTX…): Dự kiến tham quan ở thành phố
Hồ Chí Minh với vùng rau an toàn Tân Phú Trung. Tham quan học tập mô hình
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 21


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

liên kết trồng hoa (trang trại, doanh nghiệp và nông hộ - liên kết trồng, thu hoạch,
vận chuyển và tiêu thụ): dự kiến tham quan ở thành phố Đà Lạt với công ty Dalat
Hasfarm.
4. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trong nhóm giải pháp này, đề xuất 4 giải pháp chính như sau:
+ Giải pháp về tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin nông nghiệp
để cung cấp các thông tin về thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất,
công nghệ sản xuất, tình hình dịch bệnh, các rào cản kỹ thuật; thông tin về sản
phẩm nông nghiệp về các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các
dự báo quan trọng…Thực hiện nối mạng với các chợ đầu mối, các tổ chức và cá
nhân sản xuất kinh doanh, các trung tâm giao dịch chuyên ngành nông nghiệp…
để họ tiếp nhận các thông tin kể trên; đồng thời cung cấp trở lại những thông tin

của họ và thông tin phản hồi. Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công
bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các loại vật tư nông nghiệp và sản phẩm
nông nghiệp.
+ Giải pháp về xây dựng thương hiệu sản phẩm: Nhanh chóng xây dựng
một trang Web về nông nghiệp Đồng Nai; trong đó, giới thiệu đầy đủ về tên, địa
chỉ, ngành hàng, chủng loại sản phẩm và một số hoạt động chính của các tổ chức,
cá nhân tham gia xây dựng và phát triển các ngành hàng nông nghiệp đã được
định hướng; phổ biến rộng rãi trên trang Web những quy trình và quy định của
các cấp, những kết quả đạt được về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); về
bảo vệ môi trường sinh thái; về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và về sản
xuất nông nghiệp bền vững; về những chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, những
chính sách ưu đãi của tỉnh Đồng Nai để phát triển và tái cơ cấu ngành nông
nghiệp và những nội dung công bố của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa để những người quan tâm có thông tin
một cách chính xác, kịp thời. Xây dựng và củng cố các chuỗi giá trị ngành hàng,
xác định và hình thành mối liên kết giữa người cung ứng vật tư, người sản xuất,
chế biến, tiêu thụ và quản lý; đề xuất các giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị của
từng ngành hàng; sau đó, đăng trên trang Web như một cơ sở dữ liệu về thương
hiệu của từng ngành hàng và toàn ngành nông nghiệp Đồng Nai.
+ Giải pháp về quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại: Ngân sách
tỉnh và các địa phương hỗ trợ kinh phí để các tổ chức, cá nhân, các nghệ nhân
tham gia các buổi hội chợ, triển lãm trong tỉnh, trong vùng và TP. Hồ Chí Minh
nhằm giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm thêm các nhà đầu tư, nhà tiêu thụ. UBND
các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa nên phối hợp với ngành
nông nghiệp, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề nhằm giới thiệu, quảng bá
nông sản hàng hóa, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu mua tiêu thụ sản phẩm,
tiếp cận dễ dàng hơn với các nhà sản xuất tại địa phương. Hỗ trợ các tổ chức sản
xuất nông nghiệp (HTX, tổ hợp tác, trang trại, doanh nghiệp) liên kết mở một số
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu


Trang 22


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm ở các huyện, thị xã Long Khánh, thành
phố Biên Hòa và TP. Hồ Chí Minh. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và
thành phố Biên Hòa tiến hành thảo luận trực tiếp với các doanh nghiệp bán lẻ trên
địa bàn (Co.op Mart, Metro…) để các doanh nghiệp có thể mua được hàng nông
sản ngay tại địa bàn tránh tình trạng như Sài Gòn Co.op Mart phải mua sản phẩm
của Đồng Nai từ TP. Hồ Chí Minh.
+ Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm: UBND các huyện, thị xã Long Khánh và
thành phố Biên Hòa nên khuyến cáo các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp, các
trường nội trú, doanh trại quân đội, khu công nghiệp…ký hợp đồng tiêu thụ thực
phẩm an toàn với các tổ chức, cá nhân sản xuất trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Sở Công Thương hướng dẫn cho phòng Nông nghiệp và
PTNT hoặc phòng Kinh tế các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa
phối hợp với phòng Công Thương xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo sát, nghiên
cứu thị trường, xác định nhu cầu (về chủng loại, số lượng và thời điểm) của cả
người sản xuất và tiêu dùng để xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ giữa hợp tác
xã, tổ hợp tác, các chợ đầu mối, hệ thống bán lẻ trong và ngoài vùng để cung cấp
và nắm bắt kịp thời các thông tin về giá cả thị trường cũng như nhu cầu, thị hiếu
người tiêu dùng.

Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 23


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực


KẾT LUẬN
Tỉnh Đồng Nai có nhiều loại sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao và
nổi tiếng cả nước như: bưởi Tân Triều, chôm chôm Long Khánh, mãng cầu Tân
Phú, chuối Sóc Lu…Những sản phẩm đang trong quá trình xây dựng thương
hiệu gồm: xoài Định Quán, sầu riêng Cẩm Mỹ, hồ tiêu Định Quán, ngô
Thống Nhất, thanh long Trảng Bom và các loại sản phẩm chăn nuôi gồm
heo, gà. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn có nhiều sản phẩm có quy
mô lớn và chất lượng được đánh giá ở mức khá như: cao su Thống Nhất,
Định Quán, cà phê Định Quán, Tân Phú… Như vậy, có thể khẳng định, phần
lớn các loại nông sản có quy mô khá lớn trên địa bàn tỉnh đều có chất lượng khá
cao; nếu được quan tâm nhiều hơn nữa cả về quy trình sản xuất, khoa học công
nghệ, chuỗi giá trị sản phẩm, xúc tiến thương mại chắc chắn sẽ trở thành những
thương hiệu lớn nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới.
Trong những năm gần đây, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm ở
Đồng Nai được triển khai với nhiều hoạt động thiết thực, công tác giám sát, thanh
tra, kiểm tra chất lượng VSATTP ngày càng được tăng cường, tình hình ngộ độc
thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cơ bản đã được kiểm soát. Tuy
nhiên, số vụ ngộ độc thực phẩm vẫn xãy ra và gây nhiều hậu quả đáng tiếc, một
trong những nguyên nhân đó là sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên
quan vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, chưa thực sự tập trung và liên tục, thiếu
chặt chẽ, kiên quyết trong công tác đảm bảo VSATTP, phòng chống dịch bệnh.
Để các loại nông sản chiếm lĩnh được thị trường trong nước và xuất khẩu,
ngành nông nghiệp Đồng Nai luôn coi trọng việc xây dựng thương hiệu hàng hóa
đối với các nông sản trên địa bàn và sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp
trên địa bàn, xây dựng 17 thương hiệu sản phẩm gồm: xoài Xuân Hưng (Xuân
lộc), Rau Trảng Dài (Biên Hòa), Rau Trường An (Xuân Lộc), rau Gia Tân
(Thống Nhất), rau Tân Tiến (Xuân Lộc), sầu riêng Long Khánh, mãng cầu xiêm
Cẩm Mỹ, Chuối Thanh Bình (Trảng Bom), điều Donafoods (Biên Hòa), cá rô
Tân Hạnh (Biên Hòa) và công ty súc sản Đồng Nai. Mức độ hỗ trợ để xây dựng

và đăng ký thương hiệu khoảng 50% chi phí.
Để nâng cao chất lượng hàng nông sản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm, xây dựng và phát triển mạnh thương hiệu hàng hóa nông sản, cần thực
hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp đã được đề xuất trong đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp và báo cáo quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp; trong đó các
nhóm giải pháp như: tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức của cả cộng đồng
về vệ sinh an toàn thực phẩm; nhóm giải pháp về bảo quản, chế biến và giảm tổn
thất sau thu hoạch; nhóm giải pháp về khoa học và công nghệ; nhóm giải pháp về
thị trường tiêu thụ sản phẩm… được xem là những nhóm giải pháp chuyên đề
nhằm nâng cao chất lượng hàng nông sản.
Chuyên đề 7: Chất lượng SP, ATVSTP và xây dựng thương hiệu

Trang 24


×