Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Hiện trạng và hình thức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.14 KB, 32 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỈNH ĐỒNG NAITRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
TỈNH ĐỒNG NAI

ĐỀ TÀI KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG
ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG NAI

Chủ nhiệm đề tài: Trần Hải Sơn, Nguyễn Vinh Hùng

 
NHÓM CHUYÊN ĐỀ 9

ĐÁNH GIÁ VỀ HÌNH THỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ PHÂN
TÍCH MỐI QUAN HỆ BỐN NHÀ TRONG SẢN XUẤT, THU
MUA, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CHUYÊN ĐỀ 9.1

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ CÁC HÌNH THỨC TIÊU THỤ
SẢN PHẨM NÔNG SẢN Ở ĐỒNG NAI

Năm 2016


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua hai giai đoạn thực hiện chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ
lực: giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn 2011 – 2015, ngành nông nghiệp tỉnh
Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; đối với cây trồng, đã hình


thành một số vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; phát triển nhanh cả về năng
suất và chất lượng sản phẩm, bước đầu đáp ứng nhu cầu thị trường cả trong nước
và xuất khẩu; đối với lĩnh vực chăn nuôi, chất lượng đàn giống ngày càng được
nâng cao, đa số giống gốc được nhập về với chất lượng cao và khai thác ngày
càng có hiệu quả; việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến đã góp
phần quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh.. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sản
xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết như: cải thiện về
năng suất chất lượng cao hơn nữa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện
tốt yêu cầu về truy xuất nguồn gốc suất sứ sản phẩm hàng hóa; sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng chuyên canh, vùng nguyên
liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến; chú trọng xây dựng thương hiệu cho
nông sản hàng hóa; trong đó, nổi bật nhất là vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong nông
nghiệp còn nhiều bất cập, làm cho thu nhập của người sản xuất bị chia sẻ, giảm
chất lượng sản phẩm và không có khả năng truy nguyên nguồn gố xuất sứ sản
phẩm… chính vì vậy, UBDN tỉnh cho phép Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện
đề tài khoa học: Nghiên cứu các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và thị trường để xác định
hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực phục vụ phát triển ngành nông nghiệp hàng
hóa bền vững tại Đồng Nai.
Thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm được xem là một trong những giải
pháp quan trọng để khắc phục những tồn tại kể trên và tiếp tục thực hiện chương
trình phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực giai đoạn 2016 – 2020; do đó, chuyên
đề “Đánh giá hiện trạng về các hình thức tiêu thụ sản phẩm nông sản ở Đồng
Nai” được xem là bộ phận cấu thành của đề tài khoa học: Nghiên cứu các yếu tố
kinh tế, kỹ thuật và thị trường để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực
phục vụ phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa bền vững tại Đồng Nai.
Nội dung của chuyên đề này bao gồm: cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm;
vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi các hoạt động sản xuất kinh doanh; các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ; thực trạng tiêu thụ nông sản ở Việt
nam và tỉnh Đồng Nai; Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng tiêu thụ
sản phẩm, làm cho việc tiêu thụ sản phẩm thực hiện đúng vai trò của mình


Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 1


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

I. CƠ SỞ LÝ LẬN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TIÊU THỤ NÔNG SẢN
I.1. Khái niệm về tiêu thụ nông sản hàng hóa
Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện việc thay đổi quyền sở hữu tài sản sau khi
đạt được sự thống nhất, người bán giao hàng và người mua nhận hàng. Qua tiêu
thụ, sản phẩm hàng hóa - dịch vụ được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình
thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của người kinh doanh được hoàn thành; có
đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần làm tăng nhanh tốc độ luân
chuyển vốn nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung; đồng thời thỏa mãn nhu
cầu toàn xã hội
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất
kinh doanh. Là hành động của nhà sản xuất chuyển giao quyền sở hữu và sử
dụng sản phẩm hay dịch vụ của mình cho người tiêu dùng để thu về tiền tệ
Nghiên cứu khai niệm về tiêu thụ nông sản hàng hóa là nghiên cứu về các
vấn đề sau: vùng miền cung cấp nông sản; xác định nhu cầu đối với từng chủng
loại nông sản; nghiên cứu các đặc tính thị trường cho từng loại sản phẩm; xác
định các phân khúc thị trường; nghiên cứu các phương thức tiêu thụ nông sản và
hình thành các kênh phân phối nông sản.
I.2. Khái niệm về thị trường
Thị trường: Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường. Thị trường là
lĩnh vực lưu thông hàng hoá nơi diễn ra những hoạt động mua bán, cung cấp các
loại hàng hoá hoặc một loại hàng hoá nhất định nào đó. Theo quan điểm kinh tế
chính trị thì thị trường là một phần bắt buộc của sản xuất hàng hoá. Sự ra đời và

phát triển của thị trường gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Sản
xuất hàng hoá là sản xuất những vật phẩm những dịch vụ không phải để người
sản xuất trực tiếp tiêu dùng mà để bán trên thị trường với nghĩa đó thị trường là
nơi diễn ra sự chuyển nhượng sự trao đổi mua bán hàng hoá. Thị trường là nơi
mua bán hàng hoá là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ
hàng hoá tác động qua lại nhau để xác định giá và số lượng hàng hoá. Là nơi diễn
ra các hoạt động mua bán bằng tiền trong một thời gian và không gian nhất định.
Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa: được phân vào 2 nhóm thị trường chính:
thị trường tiêu thụ là người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ là các tổ chức; trong
đó, thị trường của các doanh nghiệp sản xuất, thị trường của các doanh nghiệp
thương mại và thị trường của các tổ chức chính phủ.
+ Vai trò và chức năng của thị trường: Thị trường đóng vai trò to lớn trong
việc điều tiết sản xuất gắn sản xuất với tiêu dùng liên kết nền kinh tế lại thành
một thể thống nhất, gắn các quá trính kinh tế trong nước với quá trình kinh tế thế
giới. Thị trường có bốn chức năng:  Chức năng thừa nhận.  Chức năng thực
hiện.  Chức năng thông tin.  Chức năng điều tiết và kích thích. Điều tra
nghiên cứu thị trường gồm các hoạt động:  Nghiên cứu về môi trưòng
marketing của doanh nghiệp: Bao gồm nghiên cứu sự ổn định của hệ thống chính
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 2


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

trị, hệ thông luật pháp trong kinh doanh nghiên cứu sự thay đổi về tiến bộ khoa học
và công nghệ, các yếu tố cạnh tranh, các yếu tố về văn hoá,xã hội,phong tục, tập
quán,gia đình,trường học,tôn giáo...điều kiện khí hậu tự nhiên và môi trường. 
Dự báo thị trường: Dự báo về hàng hoá đang tiêu thụ, dự báo về những thay đổi về
thị hiếu người tiêu dùng.  Nghiên cứu về quy mô cơ cấu thị trường: Xác định số

lượng người tiêu thụ, doanh số bán hàng thực tế của doanh nghiệp theo thời gian,
theo các vùng địa lý,theo các mặt hàng. Xác định cơ cấu của thị trường, xác định
số lượng khách hàng tiềm năng phân tích hành vi mua phân đoạn và lựa chọn thị
trương mục tiêu.  Nghiên cứu về giá cả: Phân tích chi phí,phân tích lợi nhuận
nghiên cứu về giá bán buôn, bán lẻ,giá của các đại lý, giá xuất,nhập khẩu, giá của
thị trường trong nước và ngoài nước.Nghiên cứu những chính sách thuế theo dõi
những biến động về giá trên thị trường và giá của đối thủ cạnh tranh.  Nghiên
cứu về phân phối: Nghiên cứu về mạng lưới phân phôi hàng hoá của doanh
nghiệp,của đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu các điểm bán hàng,các địa điểm kho
hàng đại lý và chính sách đại lý.  Nghiên cứu về hình thức yểm trợ bán hàng:
Nghiên cứu về các phương tiên quảng cáo, các hình thức nội dung quảng cáo.
Nghiên cứu hình thức quảng cáo của đối thủ,nghiên cứu hiệu quả của quảng cáo,
các hình thức khuyến mại, nghiên cứu về hội chợ triển lãm.
+ Phân khúc thị trường: là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như
nhau đối với một sản phẩm, dịch vụ hoặc một tập hợp sản phẩm dịch vụ. Phân
khúc thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành những nhóm trên cơ
sở những điểm khác biệt về nhu cầu, cầu (nhu cầu có khả năng thanh toán), về
tính cách hay hành vi. Các tiêu thức để phân khúc thị trường gồm: về mặt địa lý,
về độ tuổi, giới tính nghề nghiệp, trình độ học vấn, quy mô gia đình, dân tộc, tín
ngưỡng, lối sống, văn hóa, thói quen, quan điểm, vị trí xã hội và đặc biệt quan
trọng là mức thu nhập.
I.3. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành qua nhiều khâu kế tiếp
nhau, mỗi khâu có quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời với các khâu khác. Các
khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh được ví như mắt xích trong hệ thống
dây xích; măt xích này gắn liền với mắt xích kia, tạo ra sự chuyển động liên tục,
trơn tru avf mắt xích này là tiền đề, là kết quả hỗ trợ cho mắt xích khác; trong đó,
hoạt động tiêu thụ sản phẩm được ví như mắt xích cuối cùng trong chuỗi các
haotj động sản xuất kinh doanh.
Trong sản xuất kinh doanh, mục tiêu quan trọng cuối cùng là lợi nhuận;

thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, mục tiêu này được thực hiện; vì vậy, có
thể khẳng định hoạt động tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất, chi phối các
khâu khác; thông qua tiêu thụ sản phẩm, giá trị sử dụng của sản phẩm mới được
xác nhận hoàn toàn và có tiêu thụ được hàng hóa thì người sản xuất kinh doanh
mới thu hồi được vốn; tiêu thụ sản phẩm càng nhanh thì vòng quay vốn càng
nhanh, hiệu quả sử dụng đồng vốn càng lớn
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 3


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

Hoạt động thiêu thụ sản phẩm cũng thể hiện mục tiêu của người sản xuất
kinh doanh là hướng tới khác hàng; hoạt động này tạo ra nhu cầu mà thực chất là
cầu về sản phẩm hàng hóa một cách có hệ thống.
Hoạt động tiêu thụ là một quá trình từ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng tới việc thực hiện những dịch vụ sau
bán hàng.
Đối với mọi doanh nghiệp, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Mà lợi nhuận
chỉ có được sau khi tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy tiêu thụ sản phẩm chính là mục
tiêu trước mắt của doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm là phương tiện để đạt mục
đích của doanh nghiệp.
Nhờ bán được sản phẩm doanh nghiệp thu được giá trị. Một phần giá trị đó
được dùng để bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh đảm bảo sự tồn tại của doanh
nghiệp. Một phần dùng để tích luỹ tái đầu tư mở rộng sản xuất, đảm bảo cho ự
tăng trưởng và phát triển thế lực của doanh nghiệp.
Cụ thể hơn người ta nói sức tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những
điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được
chấp nhận khi nó thoả mãn một nhu cầu nào đó của khách hàng. Sức tiêu thụ sản

phẩm của doanh nghệp thể hiện ơr mức bán ra uy tí của doanh nghiệp chất lượng
sản phẩm sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các
hoạt động dịch vụ. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được doanh nghiệp tiến hành tốt
thì khả năng huy động và khai thác các nguồn lực sẽ tốt hơn, các hoạt động tiêu
thụ sản phẩm sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau hơn khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó
doanh nghiệp chiến thắng được đối thủ cạnh tranh và kết quả là không chỉ thu
được lợi nhuận mà còn tăng được thị phần của mình. Vì vậy tiêu thụ sản phẩm
cũng là công cụ để "giành giật thị trường" của các doanh nghiệp.
Tóm lại hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong quyết
định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
I.4. Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
Xúc tiến bán hàng là những hoạt động nhằm thúc đẩy các cơ hội bán hàng
thông qua các hoạt động chính sau: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm,
chào hàng, quan hệ công chúng và các hoạt động khác.
+ Quảng cáo: Quảng cáo là hình thức doanh nghiệp trả tiền để được truyền
tin đến nhóm khách hàng tiềm năng thông qua các vật môi giới quảng cáo như
biển hiệu băng hình... nhằm lôi kéo khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Để tiến hành quảng cáo,doanh nghiệp phải tiến hành lựa chọn quảng cáo, phương
tiện quảng cáo,hình thức quảng cáo, phương thức tiến hành quảng cáo và phân bổ
ngân sách cho quảng cáo Quy trình quảng cáo gồm ba nội dung chính sau:chuẩn
bị quảng cáo, thực hiện quảng cáo, kiểm tra và đánh giá quảng cáo.
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 4


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

- Mục tiêu quảng cáo: Mục tiêu quảng cáo xuất phát từ mục tiêu của doanh

nghiệp.Thông thường quảng cáo có các mục tiêu sau: tăng doanh số bán trên thị
trường truyền thống, phát triển thị trường, giới thiệu sản phẩm mới, củng cố uy
tín của nhãn hiệu hàng hoá và uy tín hay biểu tượng của doanh nghiệp.
- Nội dung quảng cáo: Tuỳ thuộc mục tiêu, loại sản phẩm, phương tiện
quảng cáo, người ta lựa chọn một trong số các nội dung dưới đây để quảng cáo:
tên gọi, các đặc điểm,các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, công dụng, lợi ích, khả năng
thay thế và mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm ; giới thiệu thế lực và biểu
tượng của doanh nghiệp sản xuất; giới thiệu các điều kiện, phương tiện dịch vụ
phục vụ mua bán, địa điểm mua bán, giá cả, khuyến mại... Loại quảng cáo: quảng
cáo lôi kéo, quảng cáo thúc đẩy, quảng cáo sản phẩm, quảng cáo tiếng vang
(quảng cáo vị thế).
- Các phương tiện quảng cáo: Quảng cáo qua các thông tin đại chúng: Báo
chí, truyền hình,biểu ngữ trên tường, quảng cáo trên phương tiện giao thông, radio,
internet, băng video... Quảng cáo trực tiếp: catalogue, tờ rơi, qua đường bưu điện,
phát trực tiếp. Quảng cáo tại nơi bán hàng: biểu tượng, trưng bầy hàng hoá...
- Phương thức quảng cáo: quảng cáo hàng ngày liên tục, quảng cáo định
kỳ, quảng cáo đột xuất.
+ Khuyến mại: Khuyến mại là việc dành cho khách hàng những lợi ích
nhất định nhằm xúc tiến bán hàng. Các hình thức khuyến mại chủ yếu: Giảm giá,
phân phát mẫu hàng miễn phí, phiếu mua hàng, trả lại một phần tiền, phần
thưởng cho khách hàng thường xuyên, dùng thử hàng hoá không phải trả tiền,
phần thưởng, tặng vật phẩm mang biểu tượng quảng cáo, thêm hàng hoá không
tăng giá...
- Hội chợ triển lãm: Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương
mại thông qua việc trưng bầy hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng
cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá. Hội chợ thương mại là hoạt
động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và một địa điểm nhất
định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được trưng bầy hàng hóa của
mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá.
- Chào hàng: Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng

hoá trong một thời gian nhất định, được chuyển giao cho một hay nhiều người đã
xác định và phải có cácnội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá. Chào
hàng được thực hiện thông qua việc tiếp xúc với khách hàng cụ thể nên khả năng
điều chỉnh thông tin và cách thức tiếp xúc cho phù hợp với những phản hồi của
khách hàng hay giải đáp các thắc mắc của khách hàng rất tốt.Chính vì vậy có thể
thuyết phục được những khách hàng đặc biệt hoặc trong tình trạng đặc biệt. Để
hoạt động chào hàng đạt kết quả cao cần chú ý xây dựng đội ngũ nhân viên chào
hàng có trình độ,hiểu biết về sản phẩm, thị trường, biết nghệ thuật giao tiếp và
phù hợp về qui mô với khối lượng công việc dự kiến thực hiện.
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 5


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

- Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác: Các hoạt
động khuyếch trương khác có thể nói như hoạt động như tài trợ, hoạt động họp
báo, tạp chí của công ty.
I.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
- Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

a. Số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp: Một doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển ngoài việc phát huy tối đakhả năng sản xuất thì
vấn đề về chất lượng phải được coi trọng để góp phần làm tăng uy tín trong tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng luôn có nhu cầu cao hơn về một loại
sản phẩm,vì thế doanh nghiệp không có biện pháp đổi mới công nghệ sản xuất kỹ thuật sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng thì sớm hay
muộn doanh nghiệp sẽ bị đào thải nhất là khi xuất hiện những đối thủ cạnh tranh.
Chất lượng sản phẩm đang là một trong những vũ khí cạnh tranh hữu hiệu nhất
giữa các nhà sản xuất. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng,việc sản xuất theo đúng

kế hoạch về mặt số lượng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiêu thụ sản phẩm. Bởi
vì nếu sản xuất quá nhiều sản phẩm hàng hóa thì doanh nghiệp sẽ không tiêu thụ
hết và lúc đó hàng hoá sẽ bị tồn đọng trong kho, vốn lưu động sẽ không được
luân chuyển và tái sản xuất sẽ gặp trở ngại. Nhưng nếu sản xuất quá ít sản phẩm
thì lúc đó doanh nghiệp sẽ không đủ cung cấp hàng hoá cho thị trường và lúc này
các đồi thủ cạnh tranh sẽ nhẩy vào chiễm lĩnh thị trường làm cho thị phần của
doanh nghiệp sẽ bị giảm.
b. Giá cả sản phẩm bán ra: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hoá, giá cả biểu hiện tổng hợp các quan hệ cung cầu, tích luỹ và tiêu dùng, là
quan hệ kinh tế là tiêu chuẩn lựa chọn của doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm là
một nhân tố ảnh hưởnglớn đến khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ. Chúng có
mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, giá bán càng tăng thì khối lượng hàng hoá tiêu
thụ càng giảm và ngược lại. Doanh nghiệp không thể tự áp đặt một mức giá riêng
cho sản phẩm của mình một cách chủ quan mà phải đặt giá sản phẩm của mình
theo giá của mặt bằng thị trường (ở đây không xét đến công ty độc quyền) vì vậy
doanh nghiệp cần quyết định về kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng hoá tiêu thụ và
giá cả của chúng như thế nào cho hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
c. Phương thức thanh toán: Khi chấp nhận tiêu dùng sản phẩm thì khách
hàng sẽ lựa chọn loại sản phẩm hàng hoá nào có phương thức thanh toán phù hợp
với họ. Vì vậy, nếu doanh nghiệp đa dạng hóa các phương thức thanh toán đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán thì sẽ lôi kéo được nhiều
khách hàng đến với mình hơn. Trong trường hợp nhiều doanh nghiệp sản xuất và
bán cùng một loại sản phẩm với cùng một mức giá cả và chất lượng thì các điều
kiện trong phương thức thanh toán có thể trở thành yếu tố quyết định đối với việc
lựa chọn cuối cùng của người mua. Mỗi phương thức thanh toán đều có những lợi
thế và bất lợi khác nhau, do vậy doanh nghiệp cần phải năng động trong việc áp
dụng đối với mỗi đối tượng khách hàng một phương thức thanh toán riêng cho
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 6



Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

phù hợp. Khi đó, không những hai bên cùng có lợi mà doanh nghiệp phần nào đó
thu hút thêm được nhiều khách hàng hơn và giảm được tỷ lệ vốn bị chiếm dụng.
d. Bộ máy tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp
có bộ máy tổ chức quản lý tốt sẽ có tác động cả thương mại đầu vào và thương mại
đầu ra. Bộ máy quản lý là uy tín, thể diện cũng như bộ mặt của công ty nó tạo ra nề
nếp cũng như định hướng cho hầu hết các công việc trong hoạt động tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa. Bộ máy tổ chức quản lý không chỉ điều hành công tác sản xuất mà
bộ máy này còn trực tiếp điều chỉnh hoạt động tiêu thụ một cách thông suốt về cả
khối lương sản phẩm tiêu thụ đến các hình thức giao nhận hàng và phương thức
thanh toán từ cấp cao nhất là doanh nghiệp cho đến đơn vị nhỏ nhất của mạng lưới
tiêu thụ như các cửa hàng, đại lý, người bán buôn, người bán lẻ.
e. Yếu tố con người: Con người là yếu tố quan trọng nhất thể hiện sức
mạnh của doanh nghiệp. Chỉ với những con người có năng lực và tâm huyết,
doanh nghiệp mới có khả năng lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng có hiệu quả như
vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ... để khai thác các cơ hội kinh doanh đó. Để
đánh giá và phát triển tiềm năng con người, doanh nghiệp cần chú ý các chỉ tiêu
sau:khả năng thu hút và đào tạo một lực lượng có năng suất, có khả năng phân
tích và sáng tạo,chiến lược con người và phát triển nhân lực.
f. Mở rộng mạng lưới cửa hàng, đại lý phân phối sản phẩm: Các cửa hàng
giới thiệu sản phẩm, các đại lý phân phối của doanh nghiệp chính là nơi giao dịch
mua bán trực tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Chính tại đây sản phẩm
hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được phát đi khắp nơi, doanh nghiệp cần phải có
mạng lưới tiêu thụ thì mới có thể tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá của mình sản
xuất ra từ đó mới có được doanh thu và lợi nhuận. Hơn nữa, tại đây một yếu tố
quan trọng nữa là các nhân viên bán hàng, chính họ sẽ trực tiếp thay mặt cho
doanh nghiệp giới thiệu, quảng cáo, hướng dẫn và bán sản phẩm hàng hoá của

doanh nghiệp cho người tiêu dùng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải mở rộng mạng
lưới tiêu thụ ở khắp nơi cũng như việc đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất
lượng của mạng lưới này và đồng thời cũng phải đào tạo một cách chuyên nghiệp
để nâng cao chất lượng phục vụ của các nhân viên tại các đại lý, cửa hàng này từ
đó mới có khả năng nâng cao được sức tiêu thụ của doanh nghiệp.
g. Các yếu tố khác: Ngoài các nhân tố chính trên thì hoạt động tiêu thụ sản
phẩm còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác.
+ Mức độ đa dạng hóa các loại sản phẩm: Đây cũng là nhân tố có ảnh
hưởng lớn tới sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ sản
xuất một loại sản phẩm và sản phẩm đó chỉ có một mẫu mã, một kích thước thì
sản phẩm đó của doanh nghiệp sẽ sớm bị đào thải tức là khả năng tiêu thụ sẽ bị
giảm dần và đến một mức nào đó thì sẽ không bán được nữa. Bởi vì các đối thủ
khác sẽ tung ra thị trưởng sản phẩm tương tự có chất lượng và giá cả giống như
sản phẩm của doanh nghiệp nhưng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh luôn có

Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 7


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

mẫu mã thay đổi, sản phẩm của họ sẽ có nhiều tính năng phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng hơn.
+ Cơ cấu mặt hàng, khả năng kéo dải chu kỳ sống của sản phẩm: Một doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thì luôn phải có một cơ cấu mặt hàng hợp lý lúc đó
doanh nghiệp sẽ chú trọng vào sản xuất tiêu thụ các mặt hàng truyền thống có thế
mạnh của mình, những mặt hàng mà nhu cầu thị trường đang đòi hỏi nhiều nhất.
Còn các sản phẩm khác thì sản xuất để tiết kiệm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị
để chúng không có thời gian dỗi. Đối với các sản phẩm mà doanh nghiệp thu được

nhiều lợi nhuận từ việc tiêu thụ chúng thì doanh nghiệp phải có biện pháp kéo dài
chu kỳ sống của sản phẩm đó từ đó thu thêm được nhiều lợi nhuận hơn.
+ Mức độ kiểm tra các kênh phân phối: Doanh nghiệp làm tốt công tác này
thì doanh thu thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm càng lớn. Việc kiểm tra càng gắt
gao thì các kênh phân phối, các mạng lưới tiêu thụ sẽ nghiêm chỉnh chấp hành
quy chế cũng như mệnh lệnh từ doanh nghiệp đưa xuống từ đó mới có thể thu hút
thêm được khách hàng cho doanh nghiệp cũng như sẽ giảm được thất thoát hàng
hoá trên đường đi tiêu thụ.
+ Các dịch vụ sau bán hàng: Các dịch vụ đó như vận chuyển sản phẩm cho
khách hàng, hướng dẫn, bảo quản,bảo dưỡng. Khi mà các đối thủ cạnh tranh với
nhau một cách khốc liệt sản phẩm của các đối thủ đều có chất lượng,giá cả sản
phẩm tương đương nhau thì dịch vụ sau bán hàng này là một yếu tố rất lớn quyết
định sự thành công của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.
- Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Nhu cầu thị trường: Nhu cầu của người tiêu dùng luôn gắn chặt với
chiến lược tiêu thụ cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp muốn thành công trong sản xuất kinh doanh thì họ phải biết được
rằng họ chỉ có thể: "Sản xuất cái mà thị trường cần chứ không thể sản xuất cái mà
họ có" nếu không đáp ứng được nhu cầu thị trường hay nói cách khác không thoả
mãn được nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng thì sản phẩm của doanh
nghiệp đó sẽ không thể nào tiêu thụ được và chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ bị phá
sản.Do vậy cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng xem rằng thị trường (khách hàng
) đang cần cái gì, sở thích của họ ra sao trước khi bước vào sản xuất hoặc thực
hiện một chiến lược tiêu thụ một loại sản phẩm hàng hoá nào đó.
b. Sức ép từ nhà cung ứng nguyên vật liệu: Hoạt động kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần phải quan hệ, tiếp xúc với năm thị
trường cơ bản. Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất chủ yếu lấy từ: thị
trường nguyên vật liệu,thị trường lao động, thị trường vốn,thị trường công nghệ,
thị trường thông tin.Số lượng các nhà cung ứng các yếu tố nói trên có ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng lựa chọn tối ưu đầu vào cho doanh nghiệp. Do vậy, để quá

trình kinh doanh được tiến hành thường xuyên, ổn định thì doanh nghiệp cần phải
nghiên cứu kỹ các nhà cung ứng trong mối quan hệ tổng hợp các yếu tố khác,hạn
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 8


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

chế đến mức thấp nhất sức ép từ phía nhà cung ứng,có quan hệ thường xuyên với
nhiều nhà cung ứng chủ yếu và tạo ra sự cạnh tranh giữa họ.
c. Các đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh bao gồm các doanh
nghiệp đang có mặt trong ngành và các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vào
ngành trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh sẽ là người chiếm giữ một phần thị
trường sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh và luôn có ý định mở rộng
thị trường,thậm chí thu hút khách hàng của doanh nghiệp.Đối thủ cạnh tranh có
quy mô lớn và sức mạnh thị trường. Do vậy,doanh nghiệp cần tìm mọi cách để
nắm bắt và phân tích các thông tin về đối thủ cạnh tranh như: Chính sách giá cả,
chính sách sản phẩm, chính sách quảng cáo,khuyếch trương. Khi nghiên cứu đối
thủ cạnh tranh thông thường nghiên cứu hai đối tượng sau:  Đối thủ cạnh tranh
hiện tại: là những nhà sản xuất đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ như
doanh nghiệp. Họ là người đang chiếm giữ một phần thị trường và luôn có ý định
mở rộng thị trường. Đây là đối tượng mà doanh nghiệp phải quan tâm nhiều nhất
 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: là những doanh nghiệp có thể và có khả năng
tham gia sản xuất, cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giống như doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp này thường xuất hiện với những khả năng về công nghệ,
vốn lớn nó thường có những sản phẩm thay thế ưu việt hơn hẳn sản phẩm của
doanh nghiệp đang sản xuất.
d. Khách hàng (người tiêu dùng): Khách hàng và sức ép từ phía khách
hàng có tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khách

hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu của thị
trường của doanh nghiệp. Đó là yếu tố quan trọng nhất khi tiến hành kế hoạch
hoạch định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để nâng cao hiệu quả
hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp phải duy trì và phát triển các mối
quan hệ với khách hàng cũ và lôi cuốn tạo niềm tin với khách hàng mới. Nói cách
khác là doanh nghiệp luôn luôn phải giữ được "chữ tín" với khách hàng của mình
muốn làm được điều đó thì không có cách nào khác là doanh nghiệp phải quan
tâm,chăm sóc phân tích sự biến động của nhu cầu sản phẩm của khách hàng và
tìm cách đáp ứng nhu cầu đó. Doanh nghiệp phải luôn đặt khách hàng vào vị trí
trung tâm trong "bộ ba chiến lược".
e. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:  Môi trường văn hoá - xã hội ở
đây quan tâm đến sự ảnh hưởng của các yếu tố này trong việc hình thành và đặc
điểm của thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Các thông tin thường sử dụng là:
dân số,xu hướng vận động của dân số, thu nhập và phân bổ của người tiêu dùng...
 Môi trường chính trị - pháp luật: Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp
luật chi phối mạnh mẽ đến khả năng hình thành cơ hội và khả năng thực hiện
mục tiêu của doanh nghiệp. Tính ổn định và hoàn thiện của hệ thống pháp luật
cũng như hiệu lực thi hành là điều kiện đầu tiên và quan trọng cho các doanh
nghiệp hoạt động.  Môi trường kinh tế và công nghệ: Các yếu tố quan trọng cần
chú ý là: Tiềm năng kinh tế, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng
kinh tế,lạm phát,xu hướng đóng mở của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái và khả năng
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 9


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

chuyển đổi của đồng nội tệ, hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi. Cơ sở
hạ tầng, trình độ trang thiết bị công nghệ, khả năng nghiên cứu, ứng dụng khoa

học kỹ thuật trong nền kinh tế.
II. HIỆN TRẠNG VỀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN
II.1. Những khó khăn tồn tại trong tiêu thụ nông sản ở Việt nam
Hiện ngành nông nghiệp có quy hoạch cụ thể cho nhiều mặt hàng nông
sản, đến từng giai đoạn và thị trường mục tiêu. Nhưng lại bị phá vỡ quy hoạch do
lợi nhuận trước mắt. Điển hình là cà phê quy hoạch diện tích chỉ có 520.000 ha
nhưng thực tế lên tới 620.000 ha, còn cao su quy hoạch 800.000 ha nhưng lên
hơn 1 triệu ha... Nông dân thấy lợi nhuận trước mắt sẵn sàng bỏ quy hoạch, dẫn
đến cung vượt cầu.
Vấn đề dự báo thị trường của cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế. Do vậy,
định hướng cho người nông dân lúng túng trong định hướng sản xuất sản phẩm
nông sản.
Dù chủ trương đẩy mạnh liên kết “4 nhà” trong sản xuất, tiêu thụ nông sản
đã có từ lâu nhưng những mô hình liên kết thành công vẫn chưa nhiều. Sau hơn
12 năm triển khai, đến nay các mối liên kết này vẫn chưa thật sự đầy đủ, chưa có
nhiều mô hình hoàn chỉnh để giữ cho sản xuất ổn định. Nguyên nhân lớn nhất
hiện nay là việc sản xuất theo hộ gia đình, nông dân vẫn manh mún, nhỏ, lẻ nên
doanh nghiệp ngại đầu tư.
Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa chặt chẽ. Nhiều nông dân
chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, chưa quen tuân thủ quy trình, tiêu
chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa
thấy được lợi ích lâu dài về sản xuất, tiêu thụ ổn định. Do vậy, nhiều mặt hàng
nông sản chưa được ký hợp đồng tiêu thụ, nông dân chưa nắm rõ thị trường trước
khi sản xuất, quá trình sản xuất vẫn theo kiểu mạnh ai nấy làm. Có những mặt
hàng đã được ký hợp đồng tiêu thụ, nhưng khi có trở ngại khách quan hoặc chủ
quan thì doanh nghiệp thường để nông dân tự xoay xở. Ngược lại, có lúc do lợi
ích trước mắt mà nông dân tự ý phá hợp đồng đem sản phẩm ra ngoài bán vì giá
cao hơn, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Việc quy định và áp dụng các biện pháp
chế tài khi nông dân và doanh nghiệp vi phạm thỏa thuận gặp nhiều khó khăn.
Chưa kể, do tập quán làm ăn riêng lẻ, mang tính tự phát của người dân nên việc

sản xuất manh mún, sản lượng cung ứng trên thị trường thiếu đồng nhất, chất
lượng không cao, chưa xây dựng được vùng chuyên canh sản xuất nông sản chất
lượng cao, khó cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Hiện đầu ra, giá cả nông sản gần như vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào
thương lái. Việc hàng nông sản bán rẻ như cho tại ruộng nhưng vào siêu thị giá
lại tăng vọt là một bất cập. Điển hình như vụ khoai lang ế năm 2014 vừa rồi, giá
bán khoai tại ruộng 3.000-4.000 đồng/kg so với giá bán lẻ khoai cùng loại ở siêu
thị là 25.000-27.000 đồng/kg vẫn chênh lệch quá lớn. Do phải qua quá nhiều
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 10


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

kênh trung gian, người dân vì thế thường bị ép giá ở mức thấp nhất, lợi ích thuộc
về nhà buôn, thương lái.
Ngoài ra, mặt hàng nông sản trong nước đang bị hàng từ Trung Quốc cạnh
tranh quyết liệt. Tại thủ đô Hà Nội, dù ngành công thương đã đưa ra nhiều biện
pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản, tuy nhiên, tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội),
chợ nông sản lớn nhất miền Bắc, trung bình mỗi ngày nhập từ Trung Quốc 200300 tấn rau, củ quả với nhiều chủng loại như nho, táo, quýt, cải bắp, cà chua, cà
rốt, khoai tây, hành tây…. Từ đây, các loại rau quả này lại được xé lẻ đưa đi tiêu
thụ khắp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Các mặt hàng nông sản Trung
Quốc được trà trộn bày bán với các mặt hàng nông sản Việt Nam. Do vậy, người
tiêu dùng rất khó phân biệt nguồn gốc hàng hóa và có chứa thuốc bảo quản độc
hại hay không. Đa số người dân đi mua hàng đều dựa trên những kinh nghiệm để
phân biệt các loại rau, củ, quả trong nước hay Trung Quốc, đặc biệt là những loại
rau, củ quả trái mùa.
Nguyên nhân là do hàng nông sản trong nước nói chung chỉ được cung cấp
theo mùa vụ, giá bán không ổn định. Trong khi đó, chi phí vận chuyển cao. Cụ

thể, chi phí vận chuyển một xe hàng 5 tấn từ biên giới Trung Quốc về đến Hà Nội
chỉ khoảng 3 triệu đồng, trong khi vào Đà Lạt hay Sóc Trăng, giá vận chuyển
phải đội gấp 4-5 lần. Ngoài ra, chất lượng bảo quản nông sản trong nước chưa
đảm bảo, hay bị dập nát khi vận chuyển, hao hụt lớn nên sức tiêu thụ kém hơn.
Các vùng trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, tập trung ở các tỉnh
đã từng bước hình thành; Tuy nhiên, việc tiêu thụ các sản phẩm này khá nan giải
mặc dù sản xuất theo đúng quy trình, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm nhưng giá trị của rau an toàn cũng không khác với các sản phẩm rau thông
thường là mấy. Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không ổn định, giá bán
thường biến động, lợi nhuận cho người sản xuất thấp, việc thâm nhập vào các
kênh phân phối hiện đại còn hạn chế và việc cung ứng hàng hóa còn mang tính
riêng lẻ đang làm suy yếu khả năng ổn định về giá cho người nông dân.
Từ thực tế cho thấy, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên thị trường nội địa tiếp
tục bộc lộ những bất cập trong việc quy hoạch phát triển vùng sản xuất, công
nghệ chế biến sau thu hoạch, liên kết bao tiêu sản phẩm, phát triển hệ thống phân
phối… Những bất cập này đã đến lúc cần những giải pháp cấp bách để sớm khắc
phục tình trạng “được mùa mất giá”.
Năm 2015, hiệp định thương mại tự do sắp được ký kết, hàng rào thuế
quan dần được dỡ bỏ là cơ hội để cánh cửa thị trường mở toang, hàng nông sản
Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi để xuất khẩu. Tuy nhiên, trước đó, khâu tổ chức
lưu thông hàng trong nước phải đi trước một bước.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, để đẩy mạnh tiêu
thụ nông sản, giải pháp hàng đầu là chủ động tổ chức triển khai các hoạt động
kết nối cung cầu, nhằm kết nối giữa vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản với hệ
thống phân phối.
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 11



Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

Việc kết nối cung cầu sẽ tạo sự liên kết chặt chẽ từ vùng nguyên liệu đến
các chợ đầu mối, hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ thông qua hệ thống
logistic, cơ sở hạ tầng hiện đại. Việc phối hợp kịp thời của các doanh nghiệp
phân phối, các chợ đầu mối trực tiếp kết nối và thu mua những mặt hàng nông
sản chủ lực của các địa phương sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc tiêu thụ cũng
như đặt ra các yêu cầu cho các nhà sản xuất đưa ra những sản phẩm đạt chất
lượng tốt.
II.2. Thực trạng vấn đề tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai
Hiện trạng về đối tượng phục vụ của ngành NN tỉnh Đồng Nai
Thông thường, ngành nông nghiệp trên địa bàn một tỉnh có các đối tượng
phục vụ như: đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản tại địa phương (trong đó có phân
ra nhu cầu của dân cư đô thị, các khu công nghiêp...), đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
nông sản của cả nước, phục vụ xuất khẩu và cung ứng nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến. Căn cứ thực trạng SX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
có một số nhận xét như sau:
a. Mục tiêu xuất khẩu được quan tâm nhiều hơn, nhưng nông nghiệp Đồng
Nai dường như chưa có chiến lược về thị trường. Các mặt hàng nông sản có thể
xuất khẩu bao gồm: cao su (40 ngàn tấn/năm), điều (50 ngàn tấn/năm), cà phê
(32,8 ngàn tấn/năm), hồ tiêu (13,9 ngàn tấn/năm), trái cây các loại (418 ngàn
tấn/năm), thịt heo (208 ngàn tấn/năm)... tuy nhiên, sản lượng các loại sản phẩm
kể trên không ổn định mà biến động tự phát theo giá cả thị trường. Tính tự phát
còn thể hiện ở cơ cấu các thị trường tiêu thụ; các mặt hàng nông sản của Việt
Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào thị
trường Trung Quốc (kể cả chính ngạch và tiểu ngạch) nên giá cả thường rất bấp
bênh theo huớng bất lợi cho người sản xuất. Một điều đáng quan tâm khi hàng
nông sản phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là chính, sự dễ dãi về chất lượng
đã và đang kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh
Đồng Nai nói riêng.

b. Nông nghiệp Đồng Nai chưa xác định thị trường trong nước là đối tượng
phục vụ chính: theo số liệu thống kê, cả nước hiện có gần 90 triệu dân; trong đó,
Đồng Nai có 2,7 triệu người (Đồng Nai nằm trong vùng Kinh tế trong điểm phía
Nam với dân số là 18,4 triệu người); như vậy, xét về quy mô, đây là một thị
trường khá rộng lớn và đa dạng. Tuy nhiên, ngoại trừ rau, trái cây các loại, thịt
gà, trứng gia cầm... có quy mô khá, các sản phẩm khác phục nhu cầu trong nước
đều có quy mô nhỏ và không đa dạng; đặc biệt là các mặt hàng nông nghiệp đô
thị, ứng dụng công nghệ cao như: hoa, cây cảnh, nuôi sinh vật cảnh, mảng xanh
đô thị, rau quả an toàn... có quy mô hầu như không đáng kể.
c. Các sản phẩm phục vụ công nghiệp chế biến đang có xu thế giảm (hoặc
tiêu thụ ở thị trường khác) làm cho các nhà máy chế biến có nguy cơ thiếu
nguyên liệu: sản lượng khoai mỳ giảm 76 ngàn tấn (so với năm 2005) xuống còn
366 ngàn tấn, sản lượng mía tuy có tăng 111 ngàn tấn lên 624 ngàn tấn nhưng
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 12


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

vẫn thiếu hụt so với nhu cầu của 2 nhà máy chế biến; sản lượng xoài 75 ngàn tấn
được tiêu thụ chủ yếu ở các thị trường phía bắc và Trung Quốc...
d. Là một tỉnh Đông Nam Bộ, có ngành chăn nuôi khá phát triển nhưng
những cây trồng phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi có xu thế giảm rất nhanh
làm cho ngành chăn nuôi phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thức ăn nhập khẩu: Các
loại cây trồng phục vụ công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm so với năm
2005 gồm: đậu nành giảm gần 4 ngàn tấn, đậu phộng giảm 200 tấn...
Về tiêu thụ nông sản
Ở Đồng Nai hiện có các hình thức tiêu thụ sản phẩm nông sản như sau:
1. Hình thức thông dụng và phổ biến nhất là các thương lái đến mua tại

nhà, ruộng, vườn (chiếm khoảng 85%). Ưu điểm của hình thức này là ngừoi sản
xuất không mất chi phí và thời gian cho việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Nhược điểm chính là người sản xuất không chủ động được số lượng, thời
điểm, đặc biệt là giá cả; thương thảo diễn ra trong lúc người sản xuất bị động
(quả đã chín trên cây, lúa sắp rụng ngoài đồng...) nên khó đảm bảo tính bình đẳng
trong thương thảo. Tồn tại quan trọng nữa là thương lái thu mua của nhiều hộ
nông dân, không có hợp đồng ứng trước, không theo dõi quy trình sản xuất; nên
rất khó đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm; hơn nữa, để đến tay người tiêu
dùng (hoặc chế biến) sản phẩm qua nhiều đoạn thương thảo, rất dễ xảy ra tình
trạng ép giá và gian lận thương mại.
2. Hình thức thứ 2 là thu mau nông sản thông qua trạm thu mua của các
nhà máy chế biến hoặc các nhà xuất khẩu: thông thường, họ thu mua nông sản
thông qua những thỏa thuận đã được cam kết trước (về giá và lượng). Ưu điểm
của hình thức này là cả bên mua và bên bán đều chủ động được số lượng (thường
là với số lượng lớn), giá cả ổn định, người sản xuất có cơ hội để nhận được sự hỗ
trợ từ các nhà chế biến hoặc xuất khẩu. Tồn tại chính của hình thức này các nông
hộ chưa thực sự tin tưởng vào doanh nghiệp, thủ tục hợp đồng còn nhiêu khê,
nhiều doanh nghiệp chưa tôn trọng nông hộ (biểu hiện ở việc đánh giá số lượng
và chất lượng, thời điểm thu mua...)Ngoài ra, vẫn còn những hiện tượng nông dân
tự phá vỡ hợp đồng khi các thương lái trả giá cao hơn; là cho doanh nghiệp lâm
và thế bị động.
3. Hình thức tập trung ở chợ đầu mối: Sản phẩm được các thương lái thu
gom, hợp tác xã tiêu thụ hoặc người trực tiếp sản xuất vận chuyển tập trung tại
chợ đầu mối; từ đây, sản phẩm được phân cho ngừoi bán lẻ, nhà xuất khẩu, cơ
sở chế biến... Ưu điểm của hình thức này là cả người bán và người mua không
bị ảnh hưởng bởi số lượng giao dịch (do quy mô thị trường lớn), chợ đầu mối
giữ vai trò điều tiết giá thị trường (không ai bị ép giá). Nhược điểm lớn nhất của
hình thức này: chất lượng sản phẩm không được quản lý chặt chẽ, sản phẩm
tươi không được bảo quản tốt, thời gian từ khi thu hoạch đến tay người tiêu
dùng (hoặc chế biến) khá dài nên chất lượng giảm đáng kể.

Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 13


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

4. Đối với một số sản phẩm đặc biệt như hoa, cây cảnh, thủy đặc sản, trái
cây, rau sản xuất theo GAP... Các chủ sản xuất thường phải chủ động tìm kiếm
hợp đồng từ các địa phương khác. Ưu điểm của hình thức này là người sản xuất
chủ động ngay từ khi ký kết hợp đồng nên sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu
người mua, không bị tình trạng được mùa, mất giá. Nhược điểm chính của hình
thức này là chi phí thương thảo hợp đồng cao, khả năng tìm nguồn tiêu thụ của
người sản xuất có hạn nên cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh bị hạn chế.
5. Đối với một số mô hình như trồng rau ăn quả, trồng rau, cây ngắn ngày
khác, chăn nuôi gà vịt... (quy mô nhỏ), các nông hộ thường đem ra chợ để bán;
ưu điểm của hình thức này là ngừoi sản xuất chủ động quy mô về sản lượng, sản
phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nên bảo đảm độ tươi sống; tuy nhiên, do sản
xuất nhỏ lẻ nên khó kiểm soát được mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm, chi phí
tiêu thụ sản phẩm cao, thu nhập của người sản xuất bấp bênh.
Tóm lại, ở Đồng Nai hiện có 5 hình thức tiêu thụ sản phẩm; mỗi hình thức
đều có những ưu, nhược điểm riêng của nó. Tuy nhiên, có một điểm chung là sản
phẩm từ khi được thu hoạch đến tay người tiêu dùng trải qua nhiều khâu trung
gian. Giữa các khâu dường như không có mối liên hệ chặt chẽ; hay nói cách khác
là các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm đang bị đứt đoạn. Hậu quả là người sản
xuất và người tiêu dùng luôn chịu thiệt thòi, nhà chế biến và nhà xuất khẩu luôn
trong tình trạng bị động, chi phí lưu thông gia tăng, chất lượng sản phẩm giảm
nhanh, không có cơ hội để có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm; sản xuất
trong tình trạng tự phát. Giải pháp để khắc phục tình trạng này là khuyến khích
các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào quá trình sản xuất và kinh doanh

sản phẩm, có chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn
với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/QĐ-TTg
ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Về xây dựng thương hiệu
Để các loại nông sản chiếm lĩnh được thị trường trong nước và xuất khẩu,
ngành nông nghiệp Đồng Nai luôn coi trọng việc xây dựng thương hiệu hàng hóa
đối với các nông sản trên địa bàn. Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn tỉnh có
26 đơn vị được cấp giấy chứng nhận xác lập quyền sở hữu công nghiệp; trong đó,
có các sản phẩm chủ lực như: chôm chôm, sầu riêng, bưởi,, mãng cầu, hồ tiêu, cà
phê, rau các loại, chăn nuôi heo, nuôi thủy sản, hoa, cây cảnh...
Theo chương trình phát triển các loại cây trồng vật nuôi chủ lực và xây
dựng thương hiệu sản phẩm sản phẩm, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ
trợ nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn, xây dựng 17 thương hiệu sản phẩm
gồm: xoài Xuân Hưng (Xuân lộc), Rau Trảng Dài (Biên Hòa), Rau Trường An
(Xuân Lộc), rau Gia Tân (Thống Nhất), rau Tân Tiến (Xuân Lộc), sầu riêng Long
Khánh, mãng cầu xiêm Cẩm Mỹ, Chuối Thanh Bình (Trảng Bom), điều
Donafoods (Biên Hòa), cá rô Tân Hạnh (Biên Hòa) và công ty súc sản Đồng Nai.
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 14


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

Mức độ hỗ trợ để xây dựng và đăng ký thương hiệu khoảng 50% chi phí (nhưng
không quá 80 triệu đồng/cơ sở).
Nhìn chung, các đơn vị được hỗ trợ đều nhận rõ vai trò của việc xây dựng
thương hiệu; đặc biệt là sản xuất theo quy trình GAP. Tuy nhiên, vấn đề này còn
gặp nhiều khó khăn; trong đó, nổi bật là chi phí cao, người tiêu dùng chưa phân
biệt sản phẩm sản xuất thep GAP với sản phẩm thường nên không chấp nhận giá

cao; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ nên rất khó cho việc sản xuất theo GAP và xây
dựng thương hiệu. Giải pháp để khắc phục khó khăn này là thực hiện Quyết định
số 62/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng
cánh đồng lớn.
Phân tích chuỗi giá trị nông sản hiện tại
a. Hiện trạng về sơ đồ chuỗi và các tác nhân tham gia chuỗi
Theo báo cáo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, các ngành hàng chủ lực trên địa bàn
tỉnh gồm có: điều (44 ngàn ha), cao su (44 ngàn ha), cà phê (21 ngàn ha), bắp (51
ngàn ha gieo trồng), rau thực phẩm (14 ngàn ha gieo trồng), hồ tiêu (9 ngàn ha),
chôm chôm (11 ngàn ha), xoài (10 ngàn ha), chuối (7 ngàn ha), sầu riêng (4 ngàn
ha), heo (1,3 triệu con), gà (12 triệu con), nuôi thủy sản (32 ngàn ha)... Chuỗi giá
trị các ngành hàng được hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân
có chức năng sản xuất trực tiếp hoặc gián tiếp bao gồm nhà cung ứng vật tư đầu
vào, người trồng trọt, chăn nuôi, thương nhân, các doanh nghiệp chế biến và các
tổ chức hỗ trợ giá trị như Đảng, chính quyền các cấp, Bộ nông nghiệp và PTNT,
Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng nông nghiệp các huyện, các hội, hiệp hội, tổ
chức đoàn thể, ngân hàng, các bộ ngành liên quan, các cơ quan truyền
thông...Căn cứ kết quả điều tra đối với từng chủ thể tham gia sản xuất, kinh
doanh, việc tiến hành phân tích chuỗi giá trị đối với từng ngành hàng cụ thể được
trình bày ở chuyên đề 5; sau đây là đánh giá chung về kết quả phân tích chuỗi giá
trị sản phẩm.
- Hiện trạng sơ đồ chuỗi: Theo kết quả điều tra, nhìn chung, sản phẩm của
các ngành hàng nông nghiệp ở Đồng Nai được sản xuất và tiêu thụ theo sơ đồ sau:

Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 15



Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

Hình 1: Khái quát sơ đồ chuỗi giá trị các ngành hàng nông nghiệp

Theo đó, Nhà cung ứng vật tư nông nghiệp (thường là các đại lý; đôi khi,
các của hàng tạp hóa cùng tham gia) cung cấp vật tư nông nghiệp (giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật...) cho hộ nông dân, chủ trang trại để họ sản xuất ra
sản phẩm nông nghiệp. Sau khi thu hoạch, sản phẩm được bán cho người thu
gom (hay còn gọi là thương lái cấp 1). Nhiều thương lái cấp 1 trong vùng vận
chuyển sản phẩm đến đại lý lớn hơn (gọi là thương lái cấp 2). Từ thương lái cấp 2
sản phẩm được phân loại và đi theo 4 nhánh: Nhánh thứ nhất bán trực tiếp cho
các doanh nghiệp xuất khẩu gồm các sản phẩm như cà phê, hồ tiêu, và một số
loại trái cây; nhánh thứ hai cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến (cà phê, hạt
điều, mía đường, mủ cao su, hồ tiêu, ca cao và một số loại trái cây); nhánh thứ ba,
cung ứng cho các chợ đầu mối (chủ yếu là rau, trái cây); nhánh thứ tư, cung cấp
ra các chợ bán lẻ. Các doanh nghiệp sơ chế hoặc chế biến sản phẩm, sản phẩm
sau chế biến cũng được phân theo 2 nhánh: nhánh thứ nhất, cung ứng cho các
doanh nghiệp xuất khẩu (cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều…); nhánh thứ hai, cung
ứng cho các cơ sở bán lẻ tại siêu thị hoặc chợ bán lẻ (cà phê bột, hạt tiêu, hạt điều
rang muối, mít xấy…).
Các hoạt động của chuỗi được mô tả khái quát qua bảng sau:
Bảng 1: Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng
Các khâu
trong chuỗi
HĐ của từng
khâu

Sản phẩm


Cung ứng
đầu vào
Vật tư NN

Sản xuất

Thu gom 1

Thu gom 2

Chế biến

Thương mại

Làm đất

Thu gom

Thu gom

Lao động

Gieo trồng

Vận chuyển

Vận chuyển

Sơ chế, bảo
quản, chế biến


Đất đai

Chăm sóc

Bảo quản

Bảo quản

Xuất khẩu
Bán tại chợ,
siêu thị, các
tỉnh

Tiền vốn
Vật tư NN,
đất đai, lao

Thu hoạch
Nông sản

V.v…
Nông sản đã
được thu

V.v…
Nông sản đã
được bán cho nhà

Nông sản đã

qua chế biến

Nông sản
tươi hoặc đã

Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 16


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực
Các khâu
trong chuỗi

Tác nhân

Hỗ trợ giá trị

Cung ứng
đầu vào
động, tiền
vốn…
Nhà cung
cấp vật tư
đầu vào

Sản xuất

Thu gom 1


Thu gom 2

gom về đại lý

XK, nhà bán
buôn, bán lẻ

Trang trại
Thương lái
HTX Nông
tại ấp, xã
dân
Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp,

Thương lái tại
huyện, tỉnh

Chế biến

Thương mại
qua chế biến

Doanh nghiệp
chế biến

Nhà XK
Thương
nhân

Bộ Nông nghiệp, Sở NN và PHNT, phòng nông nghiệp các huyện

Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể
Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…

- Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và cơ cấu lợi nhuận của từng chủ thể tham
gia chuỗi: Theo kết quả điều tra kinh tế nông hộ và kết quả sản xuất kinh doanh
của các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm của từng ngành hàng,
các khoản chi phí, doanh thu và lợi nhuận và cơ cấu lợi nhuận của từng chủ thể
trong chuỗi giá trị của từng ngành hàng như sau:
+ Ngành hàng hồ tiêu:
Đối với hồ tiêu đen, tổng lợi nhuận là 124.348 đồng/kg; trong đó, nhà cung
ứng vật tư nông nghiệp hưởng 2.096 đồng (1,69%); người trồng hồ tiêu hưởng
88.300 đồng (71,01%); người thu gom 1 hưởng 7.650 đồng (6,15%); đại lý hồ
tiêu hưởng 9.928 đồng (7,98%) và nhà xuất khẩu hồ tiêu đen hưởng 16.373 đồng
(13,17%). Đối với hồ tiêu trắng, tổng lợi nhuận 129.940 đồng; trong đó, nhà cung
ứng vật tư nông nghiệp hưởng 2.096 đồng (1,5%); người trồng hồ tiêu hưởng
88.300 đồng (63,1%); người thu gom 1 hưởng 7.650 đồng (5,47%); đại lý hồ tiêu
hưởng 9.928 đồng (7,09%); doanh nghiệp chế biến hồ tiêu hưởng 11.050 đồng
(7,90%) và nhà XK hồ tiêu trắng hưởng 20.915 đồng (14,95%). Chi tiết các
khoản mục như sau
Bảng 2: Chi phí, doanh thu lợi nhuận và cơ cấu lợi nhuận của từng chủ thể
tham gia chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu
STT
1
2
3
4
5
6
7


Chủ thể
Nhà cung ứng vật tư
Người trồng hồ tiêu
Nhà thu gom 1
Đại lý hồ tiêu
Doanh nghiệp chế biến
Nhà xuất khẩu tiêu đen
Nhà xuất khẩu tiêu trắng

Chi phí
(đồng)
18.870
61.700
153.000
165.470
245.557
178.906
272.003

Doanh thu
(đồng)
20.966
150.000
160.650
175.398
256.607
195.279
292.919

Lợi nhuận

(đồng)
2.096
88.300
7.650
9.928
11.050
16.373
20.915

% LN
(tiêu đen)
1,69
71,01
6,15
7,98
13,17
-

% LN (tiêu
trắng)
1,50
63,10
5,47
7,09
7,90
14,95

+ Ngành hàng cà phê:
Đối với hồ cà phê xuất khẩu (không qua tạm trữ), tổng lợi nhuận thu được
là 10.727 đồng/kg; trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 577 đồng

(5,38%); người trồng cà phê hưởng 7.600 đồng (70,85%); người thu gom 1
hưởng 563 đồng (5,25%); đại lý cà phê hưởng 781 đồng (7,28%) và nhà xuất
khẩu cà phê hưởng 1.205 đồng (11,23%). Đối với cà phê tạm trữ, tổng lợi nhuận
thu được 11.232 đồng; trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 577
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 17


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

đồng (5,14%); người trồng cà phê hưởng 7.600 đồng (67,66%); người thu gom 1
hưởng 563 đồng (5,02%); đại lý cà phê hưởng 781 đồng (6,96%); doanh nghiệp
tạm trữ và xuất khẩu cà phê hưởng 1.711 đồng (15,23%). Chi tiết các khoản mục
như sau:
Bảng 3: Chi phí, doanh thu lợi nhuận và cơ cấu lợi nhuận của từng chủ thể
tham gia chuỗi giá trị ngành hàng cà phê
STT
1
2
3
4
5
6

Chủ thể
Nhà cung ứng vật tư
Nông dân
Nhà thu gom 1
Nhà thu gom 2

DN tạm trữ và XK
Nhà xuất khẩu

Chi phí
(đồng)
13.852
29.400
37.555
39.071
43.439
41.845

Doanh thu
(đồng)
14.429
37.000
38.118
39.853
45.150
43.050

Lợi nhuận
(đồng)
577
7.600
563
781
1.711
1.205


% LN
X.Khẩu
5,38
70,85
5,25
7,28
11,23

% LN
Tiêu thụ
5,14
67,66
5,02
6,96
15,23
-

+ Ngành hàng điều:
Đối với hạt điều các loại xuất khẩu, tổng lợi nhuận là 95.104 đồng/kg; trong đó,
nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 116 đồng (0,12%); người trồng cà phê hưởng
3.100 đồng (3,25%); người thu gom 1 hưởng 414 đồng (0,43%); đại lý điều hưởng 508
đồng (0,53%) các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều hưởng 91.236 đồng
(95,66%). Chi tiết các khoản mục như sau
Bảng 4: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và cơ cấu lợi nhuận của từng chủ thể tham
gia chuỗi giá trị ngành hàng điều
STT
1
2
3
4

5

Chủ thể
Nhà cung ứng vật tư
Nông dân
Nhà thu gom 1
Nhà thu gom 2
DN chế biến và XK

Chi phí
(đồng)
2.784
20.900
24.360
25.393
42.737

Doanh thu
(đồng)
2.900
24.000
24.774
25.901
134.000

Lợi nhuận
(đồng)
116
3.100
414

508
91.263

%
Lợi nhuận
0,12
3,25
0,43
0,53
95,66

+ Ngành hàng mía đường:
Theo kết quả điều tra, tỷ lệ thu hồi của các nhà máy đường trên địa bàn
tỉnh là 11 mía/1 đường; theo đó, với 1 tấn mía cây thu mua của người trồng mía
các nhà máy sản xuất được 90kg đường; như vậy, tổng lợi nhuận do sản xuất và
tiêu thụ 90kg là 344.568 đồng; trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng
8.400 đồng (2,51%); người trồng mía hưởng 162.600 đồng (48,60%); người thu
gom mía cây hưởng 13.750 đồng (4,11%), các doanh nghiệp chế biến đường
hưởng 149.818 đồng (44,78%). Chi tiết các khoản mục như sau
Bảng 5: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và cơ cấu lợi nhuận của từng chủ thể tham
gia chuỗi giá trị ngành hàng mía đường
STT
1
2
3

Chủ thể
Nhà cung ứng vật tư
Nông dân
Nhà thu gom 1


Chi phí
(đồng)
201.600
687.400
859.350

Doanh thu
(đồng)
210.000
850.000
873.100

Lợi nhuận
(đồng)
8.400
162.600
13.750

Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

%
Lợi nhuận
2,51
48,60
4,11

Trang 18



Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực
5

DN chế biến

1.065.182

1.215.000

149.818

44,78

+ Ngành hàng cây ăn quả:
Tổng lợi nhuận do sản xuất và tiêu thụ trái cây là 9.381đồng/kg; trong đó,
nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 76 đồng (0,82%); người trồng CAQ
hưởng 2.500 đồng (27,02%); người thu gom 1 hưởng 383 đồng (4,13%), người
thu gom 2 hưởng 496 đồng (5,37%), doanh nhân ở chợ đầu mối hưởng 1.473
đồng (15,92%) và thương nhân bán lẻ hưởng 4.324 đồng (46,73%). Chi tiết các
khoản mục như sau:
Bảng 6: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và cơ cấu lợi nhuận của từng chủ thể
tham gia chuỗi giá trị ngành hàng CAQ
STT

Chủ thể

Chi phí
(đồng)
1.824


Doanh thu
(đồng)
1.900

Lợi nhuận
(đồng)
76

%
Lợi nhuận
0,82

5.000,0

7.500

2.500

27,02

1

Nhà cung ứng vật tư

2

Nông dân

3


Nhà thu gom 1

7.650

8.033

383

4,13

4

Nhà thu gom 2

8.273

8.770

496

5,37

5

Chợ đầu mối

12.278

13.751


1.473

15,92

6

Thương nhân bán lẻ

15.676

20.000

4.324

46,73

+ Ngành hàng rau thực phẩm:
Tổng lợi nhuận do sản xuất và tiêu thụ rau thực phẩm là 4.202đồng/kg;
trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 45 đồng (1,08%); người trồng
rau hưởng 1.900 đồng (45,22%); người thu gom 1 hưởng 255 đồng (6,07%),
người thu gom 2 hưởng 331 đồng (7,88%), doanh nhân ở chợ đầu mối hưởng 730
đồng (17,37%) và thương nhân bán lẻ hưởng 941 đồng (22,39%). Chi tiết các
khoản mục như sau:
Bảng 7: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và cơ cấu lợi nhuận của từng chủ thể
tham gia giá trị gia tăng ngành hàng rau thực phẩm
709

Doanh thu
(đồng)
754


45

%
Lợi nhuận
1,08

Nông dân

3.100

5.000

1.900

45,22

3

Nhà thu gom 1

5.100

5.355

255

6,07

4


Nhà thu gom 2

5.516

5.847

331

7,88

5

Chợ đầu mối

6.080

6.810

730

17,37

6

Thương nhân bán lẻ

7.559

8.500


941

22,39

STT

Chủ thể

1

Nhà cung ứng vật tư

2

Chi phí
(đồng)

Lợi nhuận
(đồng)

+ Ngành hàng bắp:
Tổng lợi nhuận do sản xuất và tiêu thụ bắp là 4.153đồng/kg; trong đó, nhà
cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 110 đồng (2,66%); người trồng bắp hưởng
2.300 đồng (55,38%); người thu gom 1 hưởng 734 đồng (17,68%), người thu
gom 2 hưởng 1.009 đồng (24,28%). Chi tiết các khoản mục như sau
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 19



Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

Bảng 8: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và cơ cấu lợi nhuận của từng chủ thể
tham gia chuỗi giá trị gia tăng ngành hàng bắp
STT

Chủ thể

1
2
3
4

Nhà cung ứng vật tư
Nông dân
Nhà thu gom 1
Nhà thu gom 2

Chi phí
(đồng)
1.730
3.700
6.120
6.991

Doanh thu
(đồng)
1.840
6.000

6.854
8.000

Lợi nhuận
tăng (đồng)
110
2.300
734
1.009

%
Lợi nhuận
2,66
55,38
17,68
24,28

b. Hiện trạng về mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia chuỗi
Căn cứ sơ đồ và các tác nhân tham gia từng chuỗi giá trị ngành hàng ta có
một số nhận xét về mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia chuỗi như sau:
- Các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan khuyến nông, các tổ chức hội,
hiệp hội... chủ yếu hoạt động bằng kinh phí Nhà nước nên vai trò và quyền lực của
các chủ thể này trong chuỗi không được thể hiện rõ nét; đây là một trong những
nguyên nhân làm cho các khâu trong chuỗi không có sự gắn kết và cơ hội nâng cấp
chuỗi bị hạn chế.
- Nhìn vào cơ cấu lợi nhuận từng chủ thể được hưởng, cho thấy người nông
dân có mức hưởng lợi cao hơn so với các chủ thể khác; tuy nhiên, khả năng về
mức lợi nhuận trong toàn vụ có chiều hướng ngược lại: lớn nhất là nhà xuất khẩu,
kế đến là đại lý, người thu gom và thấp nhất là người nông dân (vì quy mô đất
sản xuất nông nghiệp/hộ nhỏ).

- Xét về quyền lực của từng chủ thể trong chuỗi cho thấy, quyền lực của
người nông dân luôn ở mức thấp nhất bởi: số lượng người sản xuất ra sản phẩm
luôn lớn hơn số người thu gom; trao đổi sản phẩm không thông qua hợp đồng,
các loại thông tin về cung cầu, thị trường tiêu thụ, khoa học công nghệ... người
nông dân thường ít có cơ hội tiếp cận.
- Dường như người nông dân chỉ có quan hệ với nhà cung ứng vật tư và
người thu gom 1, với các chủ thể khác, người nông dân ít hoặc không có cơ hội
tiếp xúc nên không nắm được các nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu và
quy trình sử dụng các loại vật tư nông nghiệp; thực trạng này làm cho cơ hội
nâng cấp chuỗi gặp nhiều khó khăn.
- Thực trạng mối quan hệ giữa người nông dân với các nhà cung ứng vật tư
và người thu gom như sau: Khi mua vật tư nông nghiệp, khoảng 70% số hộ thanh
toán bằng tiền mặt, một phần (khoảng 30%) được ký nợ nhưng phải trả với lãi
suất cao. Khi bán sản phẩm, tùy theo thị trường sản phẩm, nếu hút hàng sẽ được
thanh toán ngay bằng tiền mặt, nếu dội hàng sẽ phải thanh toán sau với hình thức
gối đầu. Về chất lượng sản phẩm, người nông dân thường phải chấp nhận toàn bộ
các yêu cầu do bên mua đề xuất mà không nhân được bất kỳ sự tư vấn nào trong
quá trình sản xuất. Ngoài ra, đối với một số hộ nghèo thường được người thu
gom cho vay vốn, gạo ăn... (lúc này, người thu gom đóng vai trò nhà bảo trợ đối
với các hộ nghèo) nhưng vẫn phải thanh toán với lãi suất cao.
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 20


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

- Với các sơ đồ chuỗi kể trên, trong điều kiện hiện tại, vai trò của người thu
gom và đại lý vật tư nông nghiệp đang tỏ ra khá quan trọng và có hiệu quả. Tuy
nhiên, chính sự tồn tại của các chủ thể này là nguyên nhân làm cắt đứt các mối

quan hệ khác trong chuỗi, làm giảm quyền lực người sản xuất (một chủ thể chính
trong chuỗi); nông dân thường bị ép về giá cả và chất lượng sản phẩm; yêu cầu
về chất lượng sản phẩm không cao đã làm giảm ý thức của người nông dân về
chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa với sự tồn tại của
các cơ sở thu gom (không có đăng ký kinh doanh) đã và đang là nguyên nhân của
hiện tượng gian lận thương mại.
- Để chuỗi giá trị sản phẩm trong nông nghiệp có cơ hội được nâng cấp, rất
cần có giải pháp để thay đổi sơ đồ chuỗi, nâng cao vị thế của các chủ thể trong
chuỗi, tăng cường sự gắn kết giữa các chủ thể trong chuỗi...
III. DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Sản phẩm nông nghiệp dự kiến sản xuất trong giai đoạn 2013 - 2020 trên
địa bàn tỉnh bao gồm: cao su, hồ tiêu, hạt điều, trái cây, rau các loại, đậu đỗ, hoa,
cây cảnh, thịt heo, thịt và trứng gia cầm, thịt và sữa bò, cá, tôm các loại… Căn cứ
vào quy mô sản xuất hàng năm, sức tiêu thụ tại thị trường trong nước, chúng tôi
phân thành 2 nhóm sản phẩm như sau:  Nhóm sản phẩm tiêu thụ trong nước
bao gồm: lúa gạo, rau đậu, hoa, cây cảnh, trái cây các loại, thịt và sữa bò, thịt
heo, gà và trứng gia cầm, thủy sản các loại… Nhóm sản phẩm có thể tham gia
xuất khẩu hoặc xuất khẩu tại chỗ: Cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, thịt gia súc, gia
cầm và một số loại trái cây đặc sản.
1. Đối với các mặt hàng tiêu thụ trong nước
Như đã phân tích ở trên, tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng KTTĐPN, lại
thuộc vùng TP. Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008
của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch vùng TP. Hồ Chí Minh
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050); theo đó, đến năm 2020, dự kiến dân
số vùng KTTĐPN lên đến 22 triệu người. Như vậy, thị trường tiêu thụ nông sản ở
tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng TP. Hồ Chí Minh nói chung là rất rộng lớn;
nhóm các sản phẩm tiêu thụ trong nước của tỉnh Đồng Nai có quy mô không lớn
(thậm chí một số loại sản phẩm chưa đủ tiêu dùng nội tỉnh). Cung không đủ cầu;
đây là điều kiện vô cùng thuận lợi đối với các loại nông sản hàng hóa của tỉnh

Đồng Nai tiêu thụ ở thị trường trong nước; vấn đề là quy trình sản xuất sao cho
hàng hóa nông sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng cao, giá thành
hạ và mức thu nhập của người nông dân bảo đảm để họ an tâm sản xuất nông
nghiệp trong điều kiện công nghiệp, đô thị và dịch vụ đang phát triển mạnh như
hiện nay.
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 21


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

2. Đối mặt hàng có thể tham gia xuất khẩu:
Mủ cao su:
+ Hàng năm, thế giới sản xuất khoảng 8 - 9 triệu tấn cao su thiên nhiên;
trong đó, các nước sản xuất với khối lượng lớn gồm: Thái Lan 2,9 - 3,0 tiệu
tấn/năm, Indonesia: 1,8 - 2 triệu tấn/năm; Malaysia: 1,0 - 1,5 triệu tấn; Ấn Độ:
0,7 - 0,8 triệu tấn và Việt Nam: 0,6 - 0,7 triệu tấn. Do giá cả trong mấy năm gần
đây diễn biến theo hướng có lợi cho người sản xuất; đặc biệt là giá dầu mỏ biến
động lớn theo hướng tăng nhanh nên cả diện tích và sản lượng cao su ở hầu hết
các nước đều có xu thế tăng (Thái Lan từ 2,6 triệu tấn năm 2002 lên 2,91 triệu tấn
năm 2008 (tăng bình quân 1,89%/năm), Malaysia từ 0,89 triệu tấn năm 2002 lên
0,92 triệu tấn, Ấn Độ từ 0,64 triệu tấn năm 2002 lên 0,81 triệu tấn, Việt Nam từ
0,374 triệu tấn năm 2002 lên 0,66 triệu tấn. Theo dự báo của hiệp hội cao su quốc
tế (IRSG) tổng cung mủ cao su tự nhiên trên thế giới có thể tăng 20% vào năm
2015 so với năm 2008 do các nước trồng mới thêm 1,0 triệu ha. Dự báo sản
lượng cao su thiên nhiên thế giới đến năm 2015 đạt: 11,0 triệu tấn và năm 2020 là
13,5 triệu tấn.
Các nước nhập khẩu cao su với khối lượng lớn gồm: Trung Quốc 1,16 triệu
tấn/năm, Hoa Kỳ 1,10 triệu tấn/năm, Nhật Bản 0,8 triệu tấn/năm, Hàn Quốc 0,34

triệu tấn/năm, Pháp 0,306 triệu tấn/năm, Đức 0,265 triệu tấn/năm… Trong mấy
năm gần đây, ngành công nghiệp chế tạo ô tô phát triển mạnh nên nhu cầu cao su
thiên nhiên ở các nước này tăng nhanh; điển hình là Trung Quốc tăng
8,23%/năm, Pháp tăng 9,83%/năm, Anh tăng 9,21%/năm…
Số lượng mủ cao su khô xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 645.000
tấn (1,6 tỷ USD), tốc độ tăng giai đoạn 2000 - 2008 về số lượng là: 11,35%/năm
và giá trị tăng 32,78%/năm. Cao su mủ khô đã xuất sang 27 quốc gia và vùng
lãnh thổ trong đó: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore là 3 nước nhập khẩu chính
(chiếm 64,2%).
Phát triển cao su của Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại quyết định số: 750/QĐ-TTg: Diện tích cao su đến năm 2020 là
800.000 ha (sản lượng mủ khô: 1,2 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt: 2,0 tỷ
USD. Ngành hàng cao su sẽ tái cấu trúc lại theo hướng gắn sản xuất với phát
triển công nghiệp chế biến, đa dạng hóa sản phẩm và chủ động về thị trường.
Đối với tỉnh Đồng Nai đất trồng cao su vẫn có thể tiếp tục mở rộng thêm
nhưng ở mức ít thích nghi. Đặc biệt, chú trọng biện pháp tập trung thâm canh,
tăng năng suất và tái canh bằng các giống mới nhằm gia tăng sản lượng, chất
lượng và hiệu quả sản xuất cao su.
Hồ tiêu:
Diện tích hồ tiêu của thế giới: 0,43 - 0,45 triệu ha; sản lượng hạt tiêu dao
động ở mức 0,32 - 0,35 triệu tấn/năm, trong đó lượng tiêu xuất nhập khẩu: 0,22 0,24 triệu tấn (chiếm 69,0% so với tổng sản lượng hạt tiêu).
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 22


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới song Bộ Nông nghiệp
và PTNT và Hiệp hội tiêu Việt Nam xác định mục tiêu hàng đầu là tăng chất

lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm hồ tiêu qua chế biến để tăng giá trị và lợi
nhuận còn diện tích trồng ổn định khoảng 60.000 ha; sản lượng: 120.000 130.000 tấn/năm.
Thị trường xuất khẩu tiêu ngày càng mở rộng và hạt tiêu Việt Nam có sức
cạnh tranh cao, vấn đề hiện nay là xây dựng thương hiệu hồ tiêu gắn với chế biến
đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường là khâu then chốt nhất.
Giá xuất khẩu hồ tiêu dao động lớn từ 780 USD/tấn đến 7.000 USD/tấn;
hiện nay ở mức khoảng 2.500 USD/tấn và đang có xu thế tiếp tục tăng, mức giá
tiêu phụ thuộc rất nhiều vào số lượng hạt tiêu cung và cầu trên thị trường. Đặc biệt,
hồ tiêu là cây dễ giảm sản lượng khi gặp thời tiết bất lợi và sâu bệnh phá hoại.
Theo tổng kết của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam năm 2013 xuất khẩu hồ tiêu
của cả nước đạt từ 125.000-130.000 tấn, kim ngạch khoảng 850 triệu USD và
năm 2014 có thể đạt kim ngạch 900 triệu USD, chiếm gần 50% sản lượng hồ tiêu
buôn bán trên thị trường và giữ vị trí số 1 thế giới. Hồ tiêu Việt Nam luôn có sức
cạnh tranh cao; hiện nay, đã xuất sang 42 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó: Mỹ
(12,57%); Tiểu Vương Quốc Ả Rập (7,8%); Ai Cập (7,06%); Singapore (5,58%);
Đức (5,55%); Hà Lan (5,47%),…
Do vậy, tỉnh Đồng Nai nên giữ ổn định diện tích hồ tiêu hoặc tái canh bằng
giống mới sạch bệnh, năng suất cao kết hợp đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ
thuật để hạt tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm, bán được giá cao; hiện tại ở Đồng
Nai có các công ty thu mua - chế biến hạt tiêu xuất khẩu giàu kinh nghiệm, đã
chiếm lĩnh được thị trường hồ tiêu trên thế giới.
Hạt điều:
Trong khoảng 10 năm tới các nước sản xuất và xuất khẩu điều trên thế giới
chủ yếu vẫn là Ấn Độ, Việt Nam, Brazil, Indonesia và các nước Châu Phi; do mở
rộng diện tích trồng điều và áp dụng thâm canh tăng năng suất, dự báo đến năm
2020, sản lượng điều thế giới đạt khoảng 2 triệu tấn/năm, tốc độ tăng bình quân
2%/năm.
Các quốc gia tiêu thụ hạt điều nhiều và có kim ngạch nhập khẩu điều lớn
nhất vẫn là: Mỹ, Ấn độ, Hà Lan, Trung quốc, EU, Canada…Sau khi khắc phục
được ảnh hưởng của đợt khủng hoảng tài chính kinh tế của các quốc gia này sẽ có

xu thế tăng nhanh; theo đó mà tình hình tiêu thụ hạt điều cũng có xu thế gia tăng;
dự báo, tốc độ tăng bình quân khoảng 3,0 - 4,0%/năm.
Căn cứ dự báo tốc độ tăng của nguồn cung và tốc độ tăng tiêu thụ; dự báo
giai đoạn 2011 - 2020 giá nhân điều XK sẽ tăng với tốc độ bình quân từ 3 5%/năm.
Thị trường xuất khẩu nhân điều của Việt Nam chủ yếu là châu Mỹ, chiếm
42% sản lượng nhân điều xuất khẩu. Trong đó, Mỹ (41,27%), châu Âu (22,22%)
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 23


Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

(trong đó các nước EU chiếm 19,05%), châu Á 22,26% (Trung Quốc + Hồng
Kông 15,87%), châu Úc và châu Đại Dương 12,3% (Úc 11,42%).
Cà phê:
Theo thống kê của Tổ chức cà phê Thế giới (ICO), thế giới hiện có khoảng
79 quốc gia trồng cà phê với diện tích thu hoạch 11 triệu ha, sản lượng trên 8
triệu tấn/năm (135 triệu bao). Trong khoảng thời gian 30 năm (1977 - 2013) tốc
độ tăng sản lượng cà phê thế giới là 1,87%/năm.
Những nước SX cà phê hàng đầu thế giới gồm: Brazil 2,91 triệu tấn/năm
(chiếm khoảng 35% sản lượng cà phê thế giới); Việt Nam khoảng 1 triệu
tấn/năm; Columbia 0,8 triệu tấn/năm; Indonesia 0,52 triệu tấn/năm, Ethiopia, Ấn
Độ, Mexico, Guatemala 0,3 - 0,4 triệu tấn/năm, Honduras và Peru 0,15 - 0,23
triệu tấn/năm…
Những quốc gia nhập khẩu cà phê hàng đầu thế giới gồm: Hoa Kỳ, Đức,
Italia, Nhật, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan…
Tổng lượng cà phê buôn bán trên thị trường thế giới dao động từ 5,3 - 5,8
triệu tấn/năm với giá trị giao dịch năm cao nhất lên đến 10 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê, trong khoảng thời gian 60 năm (1950 - 2010) bình

quân giá cà phê nhân trên thị trường thế giới là 1.708 USD/tấn; năm cao nhất
4.449 USD/tấn và năm thấp nhất là 644 USD/tấn.
Qua các phân tích biến động giá cà phê theo chuỗi thời gian, các nhà phân
tích khẳng định rằng việc dự báo giá cà phê cho trung hạn và dài hạn là rất khó
khăn và thực tế các tổ chức liên quan đến cà phê như ICO, WB, FAO, USDA…
cũng thường chỉ dự báo trong ngắn hạn; Sau đây là một số dự báo đáng quan tâm.
+ Theo Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), tiêu thụ cà phê thế giới đang trong
đà tăng liên tục và trong năm 2010 có thể đạt tới 134 triệu bao loại 60kg, tăng so
với dự báo trước đó là 132 triệu bao. Do đó, ICO cho rằng trong năm 2011, giá cà
phê tăng khoảng 10%
+ Ông Đoàn Triệu Nhạn, chuyên gia cao cấp của Hiệp hội cà phê Việt
Nam (Vicofa) cho rằng: do nguồn cung hạn chế, người trồng cà phê đã và đang
thực hiện giải pháp tạm trữ cà phê khi xuống giá nên giá cà phê trên thị trường
thế giới có xu hướng ổn định. Hiện tại giá cà phê giao dịch ở thị trường London
cho kỳ hạn giao tháng 11/2013 có giảm nhưng vẫn ở mức 1.655 đô la Mỹ/tấn.
+ Cũng theo ông Nhạn, trước đây một số chuyên gia kinh tế cho rằng do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm nhưng
thực tế lượng cà phê được tiêu thụ trên thị trường không giảm mà có xu hướng
tăng lên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giá cà phê tăng mạnh.
+ Ngoài ra, Vicofa còn cho rằng do tác động từ chính sách thu mua tạm trữ
200.000 tấn cà phê đã đẩy giá cà phê trên thị trường tăng lên.
Chuyên đề: Đánh giá hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản ở Đồng Nai

Trang 24


×