Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Mối quan hệ bốn nhà trong sản xuất, thu mua, bảo quản và chế biến nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.8 KB, 25 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỈNH ĐỒNG NAITRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
TỈNH ĐỒNG NAI

ĐỀ TÀI KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG
ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG NAI

Chủ nhiệm đề tài: Trần Hải Sơn, Nguyễn Vinh Hùng

 
NHÓM CHUYÊN ĐỀ 9

ĐÁNH GIÁ VỀ HÌNH THỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ PHÂN
TÍCH MỐI QUAN HỆ BỐN NHÀ TRONG SẢN XUẤT, THU
MUA, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CHUYÊN ĐỀ 9.2

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BỐN NHÀ TRONG SẢN XUẤT,
THU MUA, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Năm 2016


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi đánh giá về thực trạng phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã khẳng định: bên cạnh những


điểm mạnh đáng kể, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai cũng còn tồn tại khá nhiều
điểm yếu cần khắc phục; trong đó, nổi bật là chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng bị cắt
khúc; sản phẩm tiêu thụ thông qua nhiều cấp thương lái; giá trị gia tăng bị phân
chia một cách không công bằng cho các chủ thể tham gia chuỗi theo hướng người
sản xuất luôn chịu thiệt thòi, sản phẩm tiêu thụ vòng vo nên chất lượng giảm
nhanh; không có cơ sở để truy nguyên nguồn gốc xuất sứ sản phẩm; gây khó khăn
cho việc kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; nguy cơ ô nhiễm môi
trường lớn… Nguyên nhân của các tồn tại kể trên đó là việc tổ chức sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm không được tổ chức theo chuỗi cung ứng; chuỗi giá trị sản phẩm
chưa được tổ chức một cách khoa học nên không có cơ hội nâng cấp.
Trong mấy năm gần đây, nông nghiệp cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai
nói riêng thường bị các nguy cơ đe dọa, trong đó đáng kể nhất là những nguy cơ
như: dịch bệnh. Các thị trường tiêu thụ nông sản ngày càng yêu cầu khắt khe về
chất lượng sản phẩm, trong đó đặc biệt là yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm
đòi hỏi người sản xuất phải sản xuất theo quy trình GAP (VietGAP, GlobalGAP),
ứng dụng công nghệ cao; biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng đã và đang
thực sự ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân; trong đó, nông nghiệp,
nông dân và nông thôn đang là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Để
đối phó với những nguy cơ này, ngoài các yêu cầu về vốn, cơ sở hạ tầng, chính
sách, thị trường, công nghệ… vấn đề tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo
chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị; tăng cường liên doanh, liên kết giữa các chủ thể
tham gia chuỗi (hay còn gọi là mối liên kết 4 nhà) luôn được xem là cấp bách
nhất và là vấn đề then chốt.
Đối với ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai, việc lựa chọn một hệ thống cây
trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn đã là quan trọng; tuy nhiên duy trì các loại cây
trồng, vật nuôi đã lựa chọn luôn đáp ứng tốt các tiêu chí về cây trồng, vật nuôi chủ
lực lại càng quan trọng hơn; để thực hiện tốt nhiệm vụ này, rất cần có sự tham gia
của cả hệ thống chính trị; trong đó, việc nâng nâng cấp chuỗi giá trị trên cơ sở hình
thành và củng cố mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi được xem
là yếu tố quyết định đến thành công của chương trình cây trồng, vật nuôi chủ lực

trên địa bàn tỉnh nói riêng và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nói chung.
Từ những lý do trên, việc thực hiện chuyên đề: “Mối quan hệ 4 nhà trong sản
xuất, thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai” được xem là một bộ phận cấu thành của đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố kinh
tế, kỹ thuật và thị trường để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực phục vụ
phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa bền vững tại Đồng Nai”
Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 1


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

I. LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT, XU THẾ PHÁT TRIỂN TẤT
YẾU CỦA NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI
I.1. Nông dân liên kết với nông dân
Thời kỳ cạnh tranh kinh tế thị trường cần phải có sản phẩm khối lượng lớn,
chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh.
Nông dân cá thể không thể làm được điều này. Nông dân phải tổ chức được
"hành động tập thể" theo quy trình sản xuất chung theo từng cánh đồng lớn. Quy
trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại của nông dân được thiết lập
trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất
lượng hàng hóa… Đây chính là các yếu tố để nông dân xây dựng hành động tập
thể. Hàng hóa nông sản cần được xác định rõ về số lượng, chất lượng đối với
từng thị trường để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cung ứng; xác định rõ chất lượng
và số lượng sản phẩm nông sản trong sản xuất. Yêu cầu chất lượng của thị trường
phải làm căn cứ cơ bản để xây dựng quy trình kỹ thuật cho các mô hình liên kết.
Nông dân liên kết lại bằng cách vào tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX). Tuy
nhiên, một bộ phận nông dân vẫn còn ngán ngại mô hình HTX kiểu cũ nên kiên

quyết không tham gia mô hình liên kết mới; ngoài ra, một số địa phương, cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành chưa chủ động tham mưu cho lãnh đạo triển khai
đầy đủ các nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể. Vẫn còn một bộ phận cán
bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp còn yếu về năng lực và
trình độ nên chất lượng tham mưu văn bản chính sách và tính chủ động còn hạn
chế. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi, chính quyền chưa thực sự quan tâm đúng mức tới
lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể. Sự phối hợp của các ngành, các cấp,
các đoàn thể ở địa phương trong việc hướng dẫn, hỗ trợ HTX thiếu chặt chẽ…
Vậy động cơ nào để nông dân liên kết với nhau? Sản xuất trong cánh đồng
lớn, trong tổ hợp tác, nông dân giảm được ngày công lao động, giảm chi phí sản
xuất do tất cả đều được cơ giới hóa. Không chỉ vậy, nông dân cũng được nâng
cao trình độ sản xuất thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản
xuất… Từ đó gắn kết giữa nông dân và nông dân ngày càng bền chặt. Vì đây là
những kinh nghiệm quý báu mà trước kia sản xuất đơn lẻ chưa làm hiệu quả.
Điều này có nghĩa, lợi ích hành động tập thể mang lại phải lớn hơn lợi ích của
hành động riêng lẻ do từng cá nhân quyết định. Lợi ích hành động tập thể do thực
hiện trên cùng một cánh đồng lớn bao gồm: đạt tính kinh tế quy mô; giảm chi phí
sản xuất, chi phí giao dịch; tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, nguồn lực sản
xuất và thị trường mới; tăng vị thế đàm phán và khả năng cạnh tranh; nâng cao
năng lực về tổ chức và kiến thức nhờ vào sự chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm;
chia sẻ rủi ro. Liên kết giữa nông dân với nhau để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt
hơn. Chỉ như vậy, nông dân mới có thể cung cấp sản phẩm đủ lớn về số lượng,
đồng đều về chất lượng, kịp thời gian cho nhiều đối tác. Nhờ vào liên kết, nông
dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng
Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 2


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực


thương hiệu cho sản phẩm, quản lý về chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, chất lượng.
I.2. Liên kết nông dân với doanh nghiệp
Liên kết ngang giữa nông dân với nhau để cung cấp sản phẩm theo nhu cầu
thị trường mới là một khía cạnh, là yếu tố "đẩy" trong mô hình liên kết. Mô hình
này cần yếu tố "kéo", chính là thị trường tiêu thụ đầu ra mà hoạt động cốt lõi là
xây dựng được liên kết dọc giữa nông dân với doanh nghiệp. Xây dựng mối liên
kết này về bản chất là xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua
loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ
dài của kênh tiêu thụ. Nếu không có liên kết này, việc tổ chức sản xuất thông qua
liên kết ngang không đạt được lợi ích như mong muốn. Hiện tại, nhiều doanh
nghiệp nông nghiệp vẫn đang thu gom nông sản thô từ các thương lái; điều này
có nghĩa là ngay bản thân các doanh nghiệp cũng không tiếp cận tới được người
sản xuất và người tiêu dùng thông qua thương hiệu của mình. Vì vậy, kinh doanh
của doanh nghiệp chỉ mang tính thời vụ, không ổn định. Những doanh nghiệp này
cũng không thể liên kết với nông dân được. Họ không có các yếu tố ổn định để
liên kết với nông dân về chất lượng, cung ứng và chia sẻ rủi ro. Do vậy, xây dựng
cánh đồng lớn, nông dân chỉ nên liên kết với những doanh nghiệp có khả năng
chế biến sâu, bán sản phẩm trực tiếp, có thương hiệu đến người tiêu dùng thông
qua các hệ thống phân phối trong và ngoài nước; hoặc liên kết với những doanh
nghiệp chứng minh được họ đã liên kết, là một phần hữu cơ của một chuỗi hàng
hóa nào đó trong các khía cạnh về chất lượng, thương hiệu, rủi ro…
Chất “kết dính" giữa doanh nghiệp và nông dân là ngoài việc đầu tư đầu
vào, đảm bảo đầu ra, một trong những mấu chốt gắn kết thành công với nông dân
là công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) thay đổi vị thế của nông
dân. Nghĩa là nông dân trong cánh đồng lớn của AGPPS có thể quyết định giá và
thời gian bán sản phẩm. Nhiều ý kiến cho rằng, trước tiên, đó là quan hệ mua
bán, trong đó doanh nghiệp là người mua, nông dân là người bán sản phẩm.

Nhưng quan hệ mua bán này không phải là giao dịch mang tính thời vụ mà nó
được thực hiện trên cơ sở các yếu tố liên kết hữu cơ giữa doanh nghiệp và nông
dân. Trên cơ sở liên kết ngang, sẽ có một lượng nông dân nhất định cùng tổ chức
thực hiện sản xuất theo cánh đồng lớn, có sự hợp tác với doanh nghiệp là động
lực để nông dân hành động tập thể trong xây dựng cánh đồng lớn. Những yếu tố
liên kết ngang của nông dân đều bắt nguồn từ yêu cầu thị trường, thực chất cũng
là cơ sở để hình thành các liên kết dọc với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm,
cung ứng, quản trị chuỗi, quản lý thương hiệu sản phẩm. Chất lượng, số lượng,
giá thành sản phẩm đưa ra thị trường được doanh nghiệp và nông dân cùng liên
kết thực hiện đồng nhất, có quản trị từ khâu sản xuất đến khâu phân phối đến tay
người tiêu dùng.

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 3


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

II. THỰC TRẠNG CÁC MỐI LIÊN KẾT TRONG NÔNG NGHIỆP
Ở ĐỒNG NAI
II.1. Hiện trạng các loại hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
Hiện nay, các loại hình tổ chức sản xuất trong ngành trồng trọt trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai gồm có:
+ Kinh tế hộ: Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 185 ngàn hộ nông dân đang
tham gia sản xuất nông nghiệp, sử dụng khoảng 235 ngàn ha đất nông nghiệp
(bình quân 1,27ha/hộ). Số lượng hộ sản xuất nông nghiệp ở Đồng Nai đang có xu
thế giảm bởi các nguyên nhân như: đất đai và lao động nông nghiệp giảm (do
công nghiệp và đô thị phát triển nhanh); các loại hình tổ chức sản xuất khác như
doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã và đặc biệt là kinh tế trang trại đang tăng

nhanh. Chất lượng lao động trong nông hộ mặc dù đã được nâng lên đáng kể
song, vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển sản xuất;
đặc biệt là sản xuất các loại thực phẩm có yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực
phẩm. Các loại cây trồng chính mà nông hộ đang sản xuất gồm: lúa, bắp, khoai
mỳ, rau đậu các loại, cây hàng năm khác, hồ tiêu, điều, cây ăn quả, cây lâu năm
khác; kinh tế nông hộ hàng năm đóng góp khoảng 69% GTSX ngành trồng trọt.
+ Kinh tế hợp tác: Toàn tỉnh hiện có 79 hợp tác xã; trong đó có đến 76
hợp tác xã và 543 tổ hợp tác liên quan đến ngành trồng trọt; ngoài ra ở mỗi huyện
còn có các liên hiệp câu lạc bộ năng suất cao. Hoạt động của các tổ chức này chủ
yếu là cung ứng các dịch vụ sản xuất ngành trồng trọt (cung ứng giống cây trồng,
vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm…); theo ước tính sơ bộ, hàng năm, kinh tế
hợp tác đóng góp khoảng 8% GTSX ngành trồng trọt.
+ Kinh tế trang trại: Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 3.055 trang trại
đang hoạt động; trong đó có 439 trang trại trồng trọt, sử dụng 4.415,24ha đất
nông nghiệp; Trang trại trồng trọt có quy mô diện tích đất bình quân tương đối
lớn, một số trang trại có quy mô diện tích sản xuất lớn; điển hình trang trại thanh
long ruột đỏ diện tích 20 ha huyện Trảng Bom , trang trại xoài 15 ha huyện Xuân
Lộc, trang trại chôm chôm 20 ha thị xã Long Khánh, trang trại quýt 15 ha huyện
Định Quán, trang trại cao su 50 ha và 2 trang trại tổng hợp có diện tích 27-30 ha
huyện Tân Phú, hàng năm kinh tế trang trại đóng góp khoảng 6% GTSX ngành
trồng trọt.
+ Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành trồng trọt đóng trên địa bàn:
chủ yếu là các nông trường cao su, các doanh nghiệp chế biến có vùng nguyên
liệu như nhà máy đường, nhà máy chế biến cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả…
hàng năm, các doanh nghiệp này đóng góp khoảng 17% GTSX ngành trồng trọt.
+ Chăn nuôi có 2.578 trang trại, huyện Thống nhất có số lượng trang trại
chăn nuôi lớn nhất với tổng số 987 trang trại chiếm 38,2% số trang trại chăn nuôi
của tỉnh. Các huyện có số trang trại chăn nuôi lớn là Trảng Bom, Xuân Lộc và
Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà


Trang 4


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

Cẩm Mỹ; trong đó, trang trại chăn nuôi heo có 1.604 trang trại; tập trung chủ yếu
tại các huyện Thống Nhất 987, Trảng Bom 306, Long Thành 136, Vĩnh Cửu 162,
Xuân Lộc có 138 trang trại.
Xu thế sản xuất mới hiện nay là khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số
62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ; theo đó, có 2 loại
hình tổ chức sản xuất cần được tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng; đó
là các hợp tác xã nông nghiệp; ngoài vai trò là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp,
hợp tác xã còn có vai trò rất quan trọng trong liên kết sản xuất với các doanh
nghiệp; hợp tác xã là tổ chức đại diện của nông dân, có tư cách pháp nhân để
tham gia các hình thức liên doanh, liên kết với doanh nghiệp. Cần tăng nhanh số
lượng các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nông nghiệp; trong đó, cần lưu ý
hài hòa cả hai loại doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp và doanh nghiệp
chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
II.2. Hiện trạng các hình thức tiêu thụ nông sản
Ở Đồng Nai hiện có các hình thức tiêu thụ sản phẩm nông sản như sau:
1. Hình thức thông dụng và phổ biến nhất là các thương lái đến mua tại
nhà, ruộng, vườn (chiếm khoảng 85%). Ưu điểm của hình thức này là người sản
xuất không mất chi phí và thời gian cho việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Nhược điểm chính là người sản xuất không chủ động được số lượng, thời
điểm, đặc biệt là giá cả; thương thảo diễn ra trong lúc người sản xuất bị động
(quả đã chín trên cây, lúa sắp rụng ngoài đồng...) nên khó đảm bảo tính bình đẳng
trong thương thảo. Tồn tại quan trọng nữa là thương lái thu mua của nhiều hộ
nông dân, không có hợp đồng ứng trước, không theo dõi quy trình sản xuất; nên
rất khó đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm; hơn nữa, để đến tay người tiêu

dùng (hoặc chế biến) sản phẩm qua nhiều đoạn thương thảo, rất dễ sảy ra tình
trạng ép giá và gian lận thương mại.
2. Hình thức thứ 2 là thu mua nông sản thông qua trạm thu mua của các
nhà máy chế biến hoặc các nhà xuất khẩu: thông thường, họ thu mua nông sản
thông qua những thỏa thuận đã được cam kết trước (về giá và lượng). Ưu điểm
của hình thức này là cả bên mua và bên bán đều chủ động được số lượng (thường
là với số lượng lớn), giá cả ổn định, người sản xuất có cơ hội để nhận được sự hỗ
trợ từ các nhà chế biến hoặc xuất khẩu. Tồn tại chính của hình thức này các nông
hộ chưa thực sự tin tưởng vào doanh nghiệp, thủ tục hợp đồng còn nhiều khâu,
nhiều doanh nghiệp chưa tôn trọng nông hộ (biểu hiện ở việc đánh giá số lượng
và chất lượng, thời điểm thu mua...). Ngoài ra, vẫn còn những hiện tượng nông
dân tự phá vỡ hợp đồng khi các thương lái trả giá cao hơn, làm cho doanh nghiệp
lâm vào thế bị động.
3. Hình thức tập trung ở chợ đầu mối: Sản phẩm được các thương lái thu
gom, hợp tác xã tiêu thụ hoặc người trực tiếp sản xuất vận chuyển tập trung tại
Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 5


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

chợ đầu mối; từ đây, sản phẩm được phân cho người bán lẻ, nhà xuất khẩu, cơ sở
chế biến... Ưu điểm của hình thức này là cả người bán và người mua không bị
ảnh hưởng bởi số lượng giao dịch (do quy mô thị trường lớn), chợ đầu mối giữ
vai trò điều tiết giá thị trường (không ai bị ép giá). Nhược điểm lớn nhất của hình
thức này: chất lượng sản phẩm không được quản lý chặt chẽ, sản phẩm tươi
không được bảo quản tốt, thời gian từ khi thu hoạch đến tay người tiêu dùng
(hoặc chế biến) khá dài nên chất lượng giảm đáng kể.
4. Đối với một số sản phẩm đặc biệt như hoa, cây cảnh, thủy đặc sản, trái

cây, rau sản xuất theo GAP... Các chủ sản xuất thường phải chủ động tìm kiếm
hợp đồng từ các địa phương khác. Ưu điểm của hình thức này là người sản xuất
chủ động ngay từ khi ký kết hợp đồng nên sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu
người mua, không bị tình trạng được mùa, mất giá. Nhược điểm chính của hình
thức này là chi phí thương thảo hợp đồng cao, khả năng tìm nguồn tiêu thụ của
người sản xuất có hạn nên cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh bị hạn chế.
5. Đối với một số mô hình như trồng rau ăn quả, trồng rau, cây ngắn ngày
khác, chăn nuôi gà vịt... (quy mô nhỏ), các nông hộ thường đem ra chợ để bán;
ưu điểm của hình thức này là người sản xuất chủ động quy mô về sản lượng, sản
phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nên bảo đảm độ tươi sống; tuy nhiên, do sản
xuất nhỏ lẻ nên khó kiểm soát được mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm, chi phí
tiêu thụ sản phẩm cao, thu nhập của người sản xuất bấp bênh.
Tóm lại, ở Đồng Nai hiện có 5 hình thức tiêu thụ sản phẩm; mỗi hình thức
đều có những ưu, nhược điểm riêng của nó. Tuy nhiên, có một điểm chung là sản
phẩm từ khi được thu hoạch đến tay người tiêu dùng trải qua nhiều khâu trung
gian. Giữa các khâu dường như không có mối liên hệ chặt chẽ; hay nói cách khác
là các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm đang bị đứt đoạn. Hậu quả là người sản
xuất và người tiêu dùng luôn chịu thiệt thòi, nhà chế biến và nhà xuất khẩu luôn
trong tình trạng bị động, chi phí lưu thông gia tăng, chất lượng sản phẩm giảm
nhanh, không có cơ hội để có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm; sản xuất
trong tình trạng tự phát. Giải pháp để khắc phục tình trạng này là khuyến khích
các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào quá trình sản xuất và kinh doanh
sản phẩm, có chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn
với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/QĐ-TTg
ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
II.3. Hiện trạng về mối quan hệ của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị
1. Hiện trạng về sơ đồ chuỗi và các tác nhân tham gia chuỗi
Theo báo cáo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, các ngành hàng chủ lực trên địa bàn tỉnh
gồm có: điều (47 ngàn ha), cao su (45 ngàn ha), cà phê (25 ngàn ha), bắp (51 ngàn

ha), rau thực phẩm (14 ngàn ha), hồ tiêu (9 ngàn ha), chôm chôm (11 ngàn ha),
xoài (10 ngàn ha), chuối (7 ngàn ha), sầu riêng (4 ngàn ha), heo (1,3 triệu con), gà
Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 6


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

(11 triệu con), nuôi thủy sản (32 ngàn ha)... Chuỗi giá trị các ngành hàng được
hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân có chức năng sản xuất trực
tiếp hoặc gián tiếp bao gồm nhà cung ứng vật tư đầu vào, người trồng trọt, chăn
nuôi, thương nhân, các doanh nghiệp chế biến và các tổ chức hỗ trợ giá trị như
Đảng, chính quyền các cấp, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT,
phòng nông nghiệp các huyện, các hội, hiệp hội, tổ chức đoàn thể, ngân hàng, các
bộ ngành liên quan, các cơ quan truyền thông...Căn cứ kết quả điều tra đối với
từng chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh, tiến hành phân tích chuỗi giá trị đối
với từng ngành hàng như sau:
+ Ngành hàng cao su:
Nhà cung ứng vật tư cung cấp vật tư cho hộ nông dân (cao su tiểu điền) và
nông trường cao su (cao su quốc doanh) để họ sản xuất ra mủ cao su. Mủ cao su
được bán cho các nhà máy chế biến sản phẩm cao su các loại. Sản phẩm này sẽ
được xuất khẩu hoặc bán cho cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng từ cao su. Như vậy, sơ
đồ chuỗi giá trị như sau:
Hình 1: Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng cao su

Bảng 1: Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng cao su
Các khâu
trong chuỗi
Hoạt động

của từng

Sản phẩm
Tác nhân

Cung ứng
đầu vào
Vật tư NN
Lao động
Đất đai
Tiền vốn
Vật tư nông
nghiệp
Nhà cung

Sản xuất

Thu gom

Sơ chế

Làm đất
Gieo trồng
Chăm sóc
Thu hoạch

Thu gom
Vận chuyển
Tạm trữ
V.v…

Mủ cao su đã được vận
chuyển về nhà máy
Nhà máy chế biến cao su

Sơ chế

Mủ cao su
Nông

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Chế
biến
Chế biến

Thương mại
Xuất khẩu
Bán cho các
nhà máy

Cao su đạt tiêu chẩn
xuất khẩu
Nhà máy chế biến

Nhà xuất

Trang 7


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

trường cao
su
cao su
Nông dân
Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp, Tập đoàn cao su Việt Nam
Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng nông nghiệp các huyện
Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể
Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…
cấp vật tư
đầu vào

Hỗ trợ giá
trị

khẩu
Nhà máy

Nhận xét: Trong chuỗi này, doanh nghiệp tham gia một cách có hiệu quả
vào hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất nên, về cơ bản đảm bảo tốt tính công
bằng đối với các chủ thể tham gia chuỗi và có nhiều cơ hội để nâng cấp chuỗi.
+ Ngành hàng hồ tiêu:
- Nhà cung ứng vật tư nông nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp (giống,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) cho hộ nông dân, chủ trang trại để họ sản xuất
ra hạt tiêu đen. Hạt tiêu đen được các thương lái cấp 1 thu gom và bán cho thương
lái cấp 2 (đại lý). Thương lái cấp 2 phân phối sản phẩm theo 3 kênh: một phần
cung ứng cho các cơ sở chế biến tiêu sọ; một phần cung ứng cho các cơ sở bán lẻ
hồ tiêu (siêu thị, các chợ bán buôn hoặc bán lẻ); phần còn lại, cung ứng cho các
doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu. Như vậy, sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu
như sau:
Hình 2: Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu


Bảng 2: Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu
Các khâu
trong chuỗi
Hoạt động
của từng
khâu

Sản phẩm

Cung ứng
đầu vào
Vật tư NN
Lao động
Đất đai
Tiền vốn
Vật tư NN,
đất đai, lao
động, tiền
vốn…

Sản xuất

Thu gom 1

Làm đất
Gieo trồng
Chăm sóc
Thu hoạch


Thu gom
Vận chuyển
Tạm trữ
V.v…

Hạt tiêu
đen

Hồ tiêu đã
được thu
gom về đại


Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Thu gom 2
(Đại lý)
Thu gom
Vận chuyển
Tạm trữ
V.v…
Hồ tiêu đã
được bán cho
nhà chế biến
hoặc nhà XK

Chế biến
Chế biến
thành tiêu sọ


Hạt tiêu sọ
(tiêu trắng)

Thương mại
Xuất khẩu
Bán tại chợ, siêu
thị
Hạt tiêu (đen
hoặc trắng) đã
được XK hoặc
bán trong nước

Trang 8


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực
Tác nhân

Hỗ trợ giá
trị

Nhà cung
cấp vật tư
đầu vào

Trang trại

Thương lái
tại ấp, xã


Thương lái tại
huyện, tỉnh

Doanh nghiệp
chế biến

Nhà XK

Nông dân

Thương nhân

Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA)
Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng nông nghiệp các huyện
Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể
Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…

- Giá trị gia tăng và cơ cấu giá trị gia tăng của từng chủ thể tham gia chuỗi:
Theo kết quả điều tra kinh tế nông hộ, và kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu, các khoản chi phí, doanh thu
và giá trị gia tăng của từng chủ thể trong chuỗi như sau:
Bảng 3: GTGT và cơ cấu GTGT của từng chủ thể tham gia chuỗi GTNH hồ tiêu
STT

Chủ thể

Chi phí
(đồng)

Doanh thu

(đồng)

Giá trị gia
tăng (đồng)

%
GTGT
(tiêu đen)

% GTGT
(tiêu
trắng)

1

Nhà cung ứng vật tư

18.870

20.966

2.096

1,69

1,50

2

Người trồng hồ tiêu


61.700

150.000

88.300

71,01

63,10

3

Nhà thu gom 1

153.000

160.650

7.650

6,15

5,47

4

Đại lý hồ tiêu

165.470


175.398

9.928

7,98

7,09

5

Doanh nghiệp chế biến

245.557

256.607

11.050

-

7,90

6

Nhà xuất khẩu tiêu đen

178.906

195.279


16.373

13,17

-

7

Nhà xuất khẩu tiêu trắng

272.003

292.919

20.915

-

14,95

Đối với hồ tiêu đen, tổng giá trị gia tăng là 124.348 đồng/kg; trong đó, nhà
cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 2.096 đồng (1,69%); người trồng hồ tiêu
hưởng 88.300 đồng (71,01%); người thu gom 1 hưởng 7.650 đồng (6,15%); đại lý
hồ tiêu hưởng 9.928 đồng (7,98%) và nhà xuất khẩu hồ tiêu đen hưởng 16.373
đồng (13,17%). Đối với hồ tiêu trắng, tổng giá trị gia tăng 129.940 đồng; trong đó,
nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 2.096 đồng (1,5%); người trồng hồ tiêu
hưởng 88.300 đồng (63,1%); người thu gom 1 hưởng 7.650 đồng (5,47%); đại lý
hồ tiêu hưởng 9.928 đồng (7,09%); doanh nghiệp chế biến hồ tiêu hưởng 11.050
đồng (7,90%) và nhà xuất khẩu hồ tiêu trắng hưởng 20.915 đồng (14,95%).

+ Ngành hàng cà phê:
- Sản phẩm cà phê sản xuất ra gồn 2 loại: Sản phẩm phụ là vỏ cà phê có
thể được bán cho các doanh nghiệp sản xuất phân vi sinh; sau đó được bán trở lại
cho người trồng cà phê, thông qua nhà cung ứng vật tư nông nghiệp. Sản phẩm
chính là cà phê nhân, sau khi được thu gom, đến các đại lý, sản phẩm được phân
phối theo 2 kênh cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc cung ứng cho các
doanh nghiệp rang xay, chế biến cà phê thành sản phẩm tiêu dùng như cà phê bột,
bánh kẹp cà phê... bán ở thị trường trong nước hoặc xuất khẩu. Như vậy, sơ đồ
chuỗi giá trị ngành hàng cà phê được thể hiện như sau:

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 9


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

Hình 3: Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng cà phê

Bảng 4: Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng cà phê
Các khâu
trong chuỗi
Hoạt động
của từng
khâu

Sản phẩm

Tác nhân


Cung ứng
đầu vào
Vật tư NN

Sản xuất
Làm đất

Lao động
Đất đai
Tiền vốn

Gieo trồng
Chăm sóc
Thu hoạch

Vật tư NN,
đất đai, lao
động, tiền
vốn…

Cà phê
nhân + vỏ
cà phê

Thu gom
1
Thu gom
Vận
chuyển
Tạm trữ

V.v…
Cà phê
nhân đã
được thu
gom về đại


Thu gom 2
(Đại lý)
Thu gom

CB SP
phụ
Chế biến
phân vi

CB SP
chính
Chế
biến cà

Tạm
trữ
Trữ
trong

Vận chuyển
Tạm trữ
V.v…
Cà phê nhân

đã được bán
cho nhà chế
biến hoặc
nhà XK
Thương lái
tại huyện,

Phân vi
sinh

Cà phê
bột

Cà phê
nhân đã
được
tạm trữ

Trang trại
Thương lái
DN chế
DN chế
Doanh
Nhà cung
tại ấp, xã
biến
biến cà
nghiệp
cấp vật tư
Nông dân

đầu vào
Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa)

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Thương
mại
Xuất khẩu
Bán tại
chợ, siêu
Cà phê
nhân, bột
đã được
XK hoặc
bán trong
nước
Nhà XK
Thương
nhân

Trang 10


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực
Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng nông nghiệp các huyện
Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể
Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…

- Giá trị gia tăng và cơ cấu giá trị gia tăng của từng chủ thể tham gia chuỗi:
Theo kết quả điều tra kinh tế nông hộ, và kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ

chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm cà phê, các khoản chi phí, doanh thu
và giá trị gia tăng của từng chủ thể trong chuỗi như sau:
Bảng 5: GTGT và cơ cấu GTGT của từng chủ thể tham gia chuỗi GTNH cà phê
STT
1
2
3
4
5
6

Chủ thể
Nhà cung ứng vật tư
Nông dân
Nhà thu gom 1
Nhà thu gom 2
DN tạm trữ và XK
Nhà xuất khẩu

Đầu tư
(đồng)
13.852
29.400
37.555
39.071
43.439
41.845

Doanh thu
(đồng)

14.429
37.000
38.118
39.853
45.150
43.050

GTGT
(đồng)
577
7.600
563
781
1.711
1.205

% GTGT
XK

5,38
70,85
5,25
7,28
11,23

% GTGT TT

5,14
67,66
5,02

6,96
15,23
-

Đối với cà phê xuất khẩu (không qua tạm trữ), tổng giá trị gia tăng là 10.727
đồng/kg; trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 577 đồng (5,38%);
người trồng cà phê hưởng 7.600 đồng (70,85%); người thu gom 1 hưởng 563 đồng
(5,25%); đại lý cà phê hưởng 781 đồng (7,28%) và nhà xuất khẩu cà phê hưởng
1.205 đồng (11,23%). Đối với cà phê tạm trữ, tổng giá trị gia tăng 11.232 đồng;
trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 577 đồng (5,14%); người trồng
cà phê hưởng 7.600 đồng (67,66%); người thu gom 1 hưởng 563 đồng (5,02%);
đại lý cà phê hưởng 781 đồng (6,96%); doanh nghiệp tạm trữ và xuất khẩu cà phê
hưởng 1.711 đồng (15,23%).
+ Ngành hàng điều:
- Sản phẩm của người trồng điều gồm 2 loại quả điều và nhân hạt điều.
Quả điều bước đầu đã có một số doanh nghiệp tham gia chế biến thành phân vi
sinh, rượu hoặc nước trái cây; tuy nhiên quy mô và tỷ trọng còn rất nhỏ ở mức
không đáng kể. Riêng nhân hạt điều, thông qua sau khi qua người thu gom 1 đến
đại lý sẽ được cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp xuất
khẩu hạt điều thô; hạt điều sau khi được chế biến thành hạt điều rang muối, kẹo hạt
điều... sẽ được phân phối đến các siêu thị và các điểm bán lẻ. Theo đó, sơ đồ chuỗi
giá trị ngành hàng điều được thể hiện như sau:
Hình 4: Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng điều

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 11


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực


Bảng 6: Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng điều
Các khâu
trong chuỗi
Hoạt động
của từng
khâu

Cung ứng
đầu vào
Vật tư NN
Lao động
Đất đai
Tiền vốn

Sản phẩm

Vật tư NN,
đất đai, lao
động, tiền
vốn…

Tác nhân

Nhà cung
cấp vật tư
đầu vào

Hỗ trợ giá
trị


Sản xuất

Thu gom 1

Thu gom 2

Làm đất
Gieo trồng
Chăm sóc
Thu hoạch

Thu gom
Vận chuyển
Tạm trữ
V.v…

Thu gom
Vận chuyển
Tạm trữ
V.v…

Hạt điều và
quả điều

Trang trại

Hạt điều đã
được thu gom
về đại lý


Thương lái tại
ấp, xã

Hạt điều đã
được bán cho
nhà chế biến
hoặc nhà xuất
khẩu
Thương lái
tại huyện,
tỉnh

CB SP
phụ

CB SP
chính

Thương mại

Phân vi
sinh,
rượu,
nước trái
cây

Hạt điều
rang muối,
sấy, kẹo

hạt điều…

Nhân điều thô
và các sản
phẩm từ điều
đã được XK
hoặc bán
trong nước

DN chế
biến

DN chế
biến

Nông dân
Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas)
Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng nông nghiệp các huyện
Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể
Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…

Nhà XK
Thương nhân

- Giá trị gia tăng và cơ cấu giá trị gia tăng của từng chủ thể tham gia chuỗi:
Theo kết quả điều tra kinh tế nông hộ, và kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm ngành hàng điều, các khoản chi phí,
doanh thu và giá trị gia tăng của từng chủ thể trong chuỗi như sau:
Bảng 7: GTGT và cơ cấu GTGT của từng chủ thể tham gia chuỗi GTNH điều
STT

1
2
3
4
5

Chủ thể
Nhà cung ứng vật tư
Nông dân
Nhà thu gom 1
Nhà thu gom 2
DN chế biến và XK

Đầu tư
(đồng)
2.784
20.900
24.360
25.393
42.737

Doanh thu
(đồng)
2.900
24.000
24.774
25.901
134.000

Giá trị gia tăng

(đồng)
116
3.100
414
508
91.263

% GTGT XK
0,12
3,25
0,43
0,53
95,66

Đối với hạt điều các loại xuất khẩu, tổng giá trị gia tăng là 95.104 đồng/kg;
trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 116 đồng (0,12%); người trồng
cà phê hưởng 3.100 đồng (3,25%); người thu gom 1 hưởng 414 đồng (0,43%); đại
lý điều hưởng 508 đồng (0,53%) các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều
hưởng 91.236 đồng (95,66%).
+ Ngành hàng mía đường:

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 12


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

- Sản phẩm của người trồng là mía cây, được cung ứng cho nhà máy thông
qua 2 kênh chính: một là nhà máy ký hợp đồng và mua sản phẩm trực tiếp từ người

trồng mía; hai là, mía cây được thương lái thu gom từ nhiều hộ dân và bán cho nhà
máy. Sản phẩm của nhà máy là đường thô, có thể thông qua chế biến để ra đường
tinh luyện, hoặc có thể bán cho các cơ sở bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước. Theo
đó, sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng mía đường được thể hiện như sau:
Hình 5: Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng mía đường

Bảng 8: Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng mía đường
Các khâu
trong chuỗi
Hoạt động
của từng

Cung ứng
đầu vào
Vật tư NN
Lao động
Đất đai
Tiền vốn

Sản xuất
Làm đất
Gieo trồng
Chăm sóc
Thu hoạch

Sản phẩm

Vật tư NN, đất
đai, lao động,
tiền vốn…


Cà phê nhân
+ vỏ cà phê

Tác nhân

Nhà cung cấp
vật tư đầu vào

Trang trại

Hỗ trợ giá trị

Thu gom 1

Chế biến

Thương mại

Thu gom

Chế biến đường
và các sản

Bán sỉ

Đường và các
sản phẩm cạnh
đường, sau
đường


Bán lẻ tại chợ,
siêu thị
Đường và các
SP cạnh, sau
đường đã được
bán

Nhà máy đường

Doanh nghiệp

Vận chuyển
Mía cây đã được
bán cho nhà máy
Thương
lái tại

Thương
lái tại

Nông dân
Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp, Hiệp hội mía đường (Vinasugar)
Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng nông nghiệp các huyện
Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể, Viện nghiên cứu mía đường
Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…

Thương nhân

- Giá trị gia tăng và cơ cấu giá trị gia tăng của từng chủ thể tham gia chuỗi:

Theo kết quả điều tra kinh tế nông hộ, và kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm ngành hàng mía đường, các khoản
chi phí, doanh thu và giá trị gia tăng của từng chủ thể trong chuỗi như sau:
Bảng 9: GTGT và cơ cấu GTGT của từng chủ thể tham gia CGTNH mía đường
STT
1
2
3
5

Chủ thể

Đầu tư (đồng)

Nhà cung ứng vật tư
Nông dân
Nhà thu gom 1
DN chế biến

201.600
687.400
859.350
1.065.182

Doanh thu
(đồng)
210.000
850.000
873.100
1.215.000


Giá trị gia tăng
(đồng)
8.400
162.600
13.750
149.818

% GTGT
XK
2,51
48,60
4,11
44,78

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ thu hồi của các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh
là 11 mía/1 đường; theo đó, với 1 tấn mía cây thu mua của người trồng mía các nhà
Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 13


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

máy sản xuất được 90kg đường; như vậy, tổng giá trị gia tăng do sản xuất và tiêu
thụ 90kg là 344.568 đồng; trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 8.400
đồng (2,51%); người trồng mía hưởng 162.600 đồng (48,60%); người thu gom mía
cây hưởng 13.750 đồng (4,11%), các doanh nghiệp chế biến đường hưởng 149.818
đồng (44,78%).
+ Ngành hàng cây ăn quả:

- Sản phẩm là trái cây tươi được người thu gom tại ấp, xã thu gom, bán cho
các đại lý ở huyện, tỉnh; từ đây, trái cây được phân phối theo 3 hướng: một phần
cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu (chuối, chôm chôm...); một phần cung
ứng cho các doanh nghiệp chế biến trái cây; một phần lớn được cung ứng đến các
chợ đầu mối để tiếp tục phân phối đến các chợ bán lẻ. Theo đó, sơ đồ chuỗi giá trị
ngành hàng trái cây được thể hiện như sau:
Hình 6: Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng trái cây

Bảng 10: Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng trái cây
Các
khâu
trong
chuỗi
HĐ của
từng

Sản
phẩm

Cung ứng
đầu vào

Sản xuất

Thu gom 1

Thu gom 2

Chế biến


Thương mại

Thu gom

Thu gom

Sấy (chuối,
mít), đóng hộp

Xuất khẩu
Bán tại chợ,
siêu thị, các
tỉnh

Vật tư NN

Làm đất

Lao động

Gieo trồng

Vận chuyển

Vận chuyển

Đất đai

Chăm sóc


Bảo quản

Bảo quản

Tiền vốn
Vật tư NN,
đất đai, lao
động, tiền
vốn…

Thu hoạch

V.v…

V.v…

Trái cây tươi
đã được thu
gom về đại lý

Trái cây tươi
đã được bán
cho nhà XK,
bán buôn, bán
lẻ

Trái cây tươi

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà


Mít sấy, chuối
sấy, chôm
chôm đóng hộp,
nước ép trái cây

Trái cây tươi,
sấy, ép, đóng
hộp

Trang 14


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực
Tác
Hỗ trợ
giá trị

Nhà cung

Trang trại
HTX Nông
dân

Thương lái

Thương lái

Doanh nghiệp

Nhà XK

Thương nhân

Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp,
Bộ Nông nghiệp, Sở NN và PTNT, phòng nông nghiệp các huyện
Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể
Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…

- Giá trị gia tăng và cơ cấu giá trị gia tăng của từng chủ thể tham gia chuỗi:
Theo kết quả điều tra kinh tế nông hộ, và kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm ngành hàng trái cây, các khoản chi
phí, doanh thu và giá trị gia tăng của từng chủ thể trong chuỗi như sau:
Bảng 11: GTGT và CC GTGT của từng chủ thể tham gia CGTNH trái cây
STT
1
2
3
4
5
6

Chủ thể
Nhà cung ứng vật tư
Nông dân
Nhà thu gom 1
Nhà thu gom 2
Chợ đầu mối
Thương nhân bán lẻ

Đầu tư
(đồng)

1.824
5.000,0
7.650
8.273
12.278
15.676

Doanh thu
(đồng)
1.900
7.500
8.033
8.770
13.751
20.000

Giá trị gia tăng
(đồng)
76
2.500
383
496
1.473
4.324

% GTGT
0,82
27,02
4,13
5,37

15,92
46,73

Tính riêng cho kênh phân phối từ người trồng đến người bán lẻ (hình thức
tiêu thụ này chiếm tỷ trọng lớn nhất); theo đó, tổng giá trị gia tăng do sản xuất và
tiêu thụ trái cây là 9.381đồng/kg; trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp
hưởng 76 đồng (0,82%); người trồng CAQ hưởng 2.500 đồng (27,02%); người thu
gom 1 hưởng 383 đồng (4,13%), người thu gom 2 hưởng 496 đồng (5,37%), doanh
nhân ở chợ đầu mối hưởng 1.473 đồng (15,92%) và thương nhân bán lẻ hưởng
4.324 đồng (46,73%).
+ Ngành hàng rau thực phẩm:
- Sản phẩm rau tươi được thương lái mua từ người trồng rau, phân phối cho
chợ đầu mối, chợ bán lẻ hoặc các bếp ăn tập thể; một phần nhỏ (rau trồng từ các
HTX hoặc trang trại) cung ứng cho các cơ sở phân loại, đóng gói để cung cấp cho
các siêu thị. Theo đó, sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng rau thực phẩm được thể hiện
như sau:
Hình 7: Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng rau thực phẩm

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 15


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

Bảng 12: Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi GT ngành hàng rau TP
Các khâu
trong chuỗi
Hoạt động
của từng


Sản phẩm
Tác nhân
Hỗ trợ giá
trị

Cung ứng
đầu vào
Vật tư NN
Lao động
Đất đai
Tiền vốn
Vật tư NN,
đất đai, lao
động, tiền
vốn…

Sản xuất
Làm đất
Gieo trồng
Chăm sóc
Thu hoạch
Rau thực
phẩm tươi

Nhà cung
cấp vật tư

Thu gom
Thu gom

Bảo quản
Vận chuyển
V.v…
Rau tươi đã
được chở đến
chợ đầu mối,
các bếp ăn TT,
siêu thị…
Thương lái tại
ấp, xã

Chợ đầu
mối
Thu gom
Phân phối
cho các chợ
bán lẻ
Rau tươi đã
được phân
phối đến các
chợ bán lẻ

Sơ chế, bảo
quản
Phân loại,
đóng gói, bảo

Rau đã được
phân loại,
đóng gói


Trang trại
Thương
Doanh
nhân
nghiệp chế
HTX Nông
dân
Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp,
Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng nông nghiệp các huyện
Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể
Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…

Thương mại
Bếp ăn TT
Bán tại chợ,
siêu thị, các
tỉnh
Rau tươi tại
các chợ, siêu
thị, bếp ăn tập
thể…
Thương nhân

- Giá trị gia tăng và cơ cấu giá trị gia tăng của từng chủ thể tham gia chuỗi:
Theo kết quả điều tra kinh tế nông hộ, và kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm ngành hàng rau thực phẩm, các
khoản chi phí, doanh thu và giá trị gia tăng của từng chủ thể trong chuỗi như sau:
Bảng 13: GTGT và CCGTGT của từng chủ thể tham gia CGTNH rau TP
STT

1
2
3
4
5
6

Chủ thể

Đầu tư (đồng)

Nhà cung ứng vật tư
Nông dân
Nhà thu gom 1
Nhà thu gom 2
Chợ đầu mối
Thương nhân bán lẻ

709
3.100
5.100
5.516
6.080
7.559

Doanh thu
(đồng)
754
5.000
5.355

5.847
6.810
8.500

Giá trị gia tăng
(đồng)
45
1.900
255
331
730
941

% GTGT
1,08
45,22
6,07
7,88
17,37
22,39

Tính riêng cho kênh phân phối từ người trồng đến người bán lẻ (hình thức
tiêu thụ này chiếm tỷ trọng lớn nhất); theo đó, tổng giá trị gia tăng do sản xuất và
tiêu thụ rau thực phẩm là 4.202đồng/kg; trong đó, nhà cung ứng vật tư nông
nghiệp hưởng 45 đồng (1,08%); người trồng rau hưởng 1.900 đồng (45,22%);
người thu gom 1 hưởng 255 đồng (6,07%), người thu gom 2 hưởng 331 đồng
(7,88%), doanh nhân ở chợ đầu mối hưởng 730 đồng (17,37%) và thương nhân
bán lẻ hưởng 941 đồng (22,39%).
+ Ngành hàng bắp:


Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 16


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

- Sản phẩm bắp được những người thu gom từ ấp, xã thu gom và cung ứng
cho đại lý cấp 2, hoặc cùng đại lý cấp 2 cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến
thức ăn gia súc. Như vậy, sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng bắp được thể hiện như sau:
Hình 8: Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng bắp

Bảng 14: Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng bắp
Các khâu
trong chuỗi
Hoạt động
của từng

Sản phẩm
Tác nhân
Hỗ trợ giá
trị

Cung ứng đầu
vào
Vật tư NN
Lao động
Đất đai
Tiền vốn
Vật tư NN, đất

đai, lao động,
tiền vốn…

Sản xuất
Làm đất
Gieo trồng
Chăm sóc
Thu hoạch
Bắp hạt

Thu gom 1

Thu gom 2

Thu gom
Bảo quản
Vận chuyển
V.v…

Thu gom
Cung ứng cho
doanh nghiệp
chế biến
Bắp đã được
phân phối đến
các DN chế
biến
Thương nhân

Bắp hạt đã

được chở đến
đại lý

DN chế biến
TAGS
Chế biến TAGS

Thức ăn gia súc

Nhà cung cấp
Trang trại
Thương lái tại
Doanh nghiệp chế
vật tư đầu vào
ấp, xã
biến TAGS
HTX Nông dân
Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp,
Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng nông nghiệp các huyện
Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể
Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…

- Giá trị gia tăng và cơ cấu giá trị gia tăng của từng chủ thể tham gia chuỗi:
Theo kết quả điều tra kinh tế nông hộ, và kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm ngành hàng bắp, các khoản chi phí,
doanh thu và giá trị gia tăng của từng chủ thể trong chuỗi như sau:
Bảng 15: GTGT và CCGTGT của từng chủ thể tham gia CGTNH bắp
STT
1
2

3
4

Chủ thể

Đầu tư (đồng)

Nhà cung ứng vật tư
Nông dân
Nhà thu gom 1
Nhà thu gom 2

1.730
3.700
6.120
6.991

Doanh thu
(đồng)
1.840
6.000
6.854
8.000

Giá trị gia tăng
(đồng)
110
2.300
734
1.009


% GTGT
2,66
55,38
17,68
24,28

Tổng giá trị gia tăng do sản xuất và tiêu thụ bắp là 4.153đồng/kg; trong đó,
nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 110 đồng (2,66%); người trồng bắp hưởng
Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 17


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

2.300 đồng (55,38%); người thu gom 1 hưởng 734 đồng (17,68%), người thu gom
2 hưởng 1.009 đồng (24,28%).
2. Hiện trạng về mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia chuỗi
Căn cứ sơ đồ và các tác nhân tham gia từng chuỗi giá trị ngành hàng ta có
một số nhận xét về mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia chuỗi như sau:
+ Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan khuyến nông, các tổ chức hội,
hiệp hội... chủ yếu hoạt động bằng kinh phí nhà nước nên vai trò và quyền lực của
các chủ thể này trong chuỗi không được thể hiện rõ nét; đây là một trong những
nguyên nhân làm cho các khâu trong chuỗi không có sự gắn kết và cơ hội nâng cấp
chuỗi bị hạn chế.
+ Nhìn vào cơ cấu giá trị gia tăng từng chủ thể hưởng lợi cho thấy người
nông dân có mức hưởng lợi cao hơn so với các chủ thể khác; tuy nhiên, khả năng
về mức lợi nhuận trong toàn vụ có chiều hướng ngược lại: lớn nhất là nhà xuất
khẩu, kế đến là đại lý, người thu gom và thấp nhất là người nông dân (vì quy mô

đất sản xuất nông nghiệp/hộ nhỏ).
+ Xét về quyền lực của từng chủ thể trong chuỗi cho thấy, quyền lực của
người nông dân luôn ở mức thấp nhất bởi: số lượng người sản xuất ra sản phẩm
luôn lớn hơn số người thu gom; trao đổi sản phẩm không thông qua hợp đồng, các
loại thông tin về cung cầu, thị trường tiêu thụ, khoa học công nghệ... người nông
dân thường ít có cơ hội tiếp cận.
+ Dường như người nông dân chỉ có quan hệ với nhà cung ứng vật tư và
người thu gom 1, với các chủ thể khác, người nông dân ít hoặc không có cơ hội
tiếp xúc nên không nắm được các nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu và
quy trình sử dụng các loại vật tư nông nghiệp; thực trạng này làm cho cơ hội nâng
cấp chuỗi gặp nhiều khó khăn.
+ Thực trạng mối quan hệ giữa người nông dân với các nhà cung ứng vật tư
và người thu gom như sau: Khi mua vật tư nông nghiệp, khoảng 70% số hộ thanh
toán bằng tiền mặt, một phần (khoảng 30%) được ký nợ nhưng phải trả với lãi suất
cao. Khi bán sản phẩm, tùy theo thị trường sản phẩm, nếu hút hàng sẽ được thanh
toán ngay bằng tiền mặt, nếu dội hàng sẽ phải thanh toán sau với hình thức gối
đầu. Về chất lượng sản phẩm, người nông dân thường phải chấp nhận toàn bộ các
yêu cầu do bên mua đề xuất mà không nhận được bất kỳ sự tư vấn nào trong quá
trình sản xuất. Ngoài ra, đối với một số hộ nghèo thường được người thu gom cho
vay vốn, gạo ăn... (lúc này, người thu gom đóng vai trò nhà bảo trợ đối với các hộ
nghèo) nhưng vẫn phải thanh toán với lãi suất cao.
+ Với các sơ đồ chuỗi kể trên, trong điều kiện hiện tại, vai trò của người thu
gom và đại lý vật tư nông nghiệp đang tỏ ra khá quan trọng và có hiệu quả. Tuy
nhiên, chính sự tồn tại của các chủ thể này là nguyên nhân làm cắt đứt các mối
quan hệ khác trong chuỗi, làm giảm quyền lực người sản xuất (một chủ thể chính
Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 18



Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

trong chuỗi); nông dân thường bị ép cả về giá cả và chất lượng sản phẩm; yêu cầu
về chất lượng sản phẩm không cao đã làm giảm ý thức của người nông dân về
chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa với sự tồn tại của các
cơ sở thu gom (không có đăng ký kinh doanh) đã và đang là nguyên nhân của hiện
tượng gian lận thương mại.
Để chuỗi giá trị sản phẩm trong nông nghiệp có cơ hội được nâng cấp, rất
cần có giải pháp để thay đổi sơ đồ chuỗi, nâng cao vị thế của các chủ thể trong
chuỗi, tăng cường sự gắn kết giữa các chủ thể trong chuỗi...
III. TĂNG CƯỜNG CÁC MỐI QUAN HỆ TRÊN CƠ SỞ ĐỀ XUẤT
SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
III.1. Xây dựng cánh đồng lớn
Căn cứ đánh giá các nguồn lực có liên quan, hiện trạng phát triển các loại
cây trồng vật nuôi, căn cứ dự báo các yếu tố có liên quan, căn cứ việc luận chứng
và định hướng phát triển của từng loại cây trồng, vật nuôi; chúng tôi xác định tiêu
chí để xây dựng cánh đồng lớn đối với từng cây trồng vật nuôi như sau:
1. Các loại cây trồng, vật nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch (được trình
bày chi tiết ở phần thứ ba báo cáo này); theo đó, một số cây trồng chính đã được
bố trí đến từng xã.
2. Về quy mô diện tích: Việc lựa chọn cánh đồng liền canh, đủ lớn để đảm
bảo các yêu cầu về kỹ thuật canh tác, ứng dụng quy trình công nghệ, công suất
chế biến... là hết sức quan trọng; căn cứ đặc điểm sinh lý, sinh thái và yêu cầu thị
trường của từng loại sản phẩm, chúng tôi xác định tiêu chí về quy mô diện tích
tối thiểu đối với từng loại cây trồng như sau: nhóm cây rau: 5 ha, cây hồ tiêu 20
ha và các loại cây trồng khác 50ha.
3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, giao thông, điện... ) đáp ứng
tốt yêu cầu cho ngành hàng phát triển; theo đó; Đối với cây cà phê, cây bắp và
cây lúa: phải đảm bảo có nước tưới bằng nguồn nước mặt; cây hồ tiêu, các loại
cây ăn quả và cây rau các loại: có nước tưới bằng nước mặt hoặc nước ngầm; các

loại cây điều, cao su được tưới nhờ nước mưa. Hệ thống giao thông đảm bảo
thuận lợi để các phương tiện cơ giới hoạt động thuận lợi. Hệ thống điện đáp ứng
đủ nhu cầu về điện cho việc trồng, chăm sóc, chế biến, bảo quản...
4. Người nông dân tự nguyện tham gia và được tập huấn về kỹ thuật canh
tác, sẵn sàng sản xuất theo GAP.
5. Đối với cây hàng năm, xác định cùng loại giống, xuống giống cùng thời
điểm và cùng quy trình sản xuất. Đối với cây lâu năm, từng bước tiến tới sử dụng
cùng loại giống và cùng quy trình.
6. Quy trình sản xuất áp dụng trong cánh đồng lớn phải là quy trình GAP
hoặc hướng tới áp dụng quy trình GAP.

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 19


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

7. Giữa các hộ nông dân sản xuất trong cánh đồng lớn phải có sự hợp tác,
liên kết để hình thành các hợp tác xã hay tổ hợp tác là tổ chức đại diện của nông
dân (là pháp nhân giao dịch với doanh nghiệp).
8. Cây trồng sản xuất trong cánh đồng lớn phải đảm bảo có sự liên kết;
trong đó, các hình thức liên kết được thể hiện thông qua hợp đồng giữa các tổ
chức, doanh nghiệp với hợp tác xã hoặc tổ hợp tác ở cả hai công đoạn (hợp đồng
cung ứng dịch vụ đầu vào - gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra - gắn
với tiêu thụ nông sản).
Căn cứ tiêu chí nêu trên, có thể xác định được số lượng cánh đồng đối với
từng ngành hàng; tuy nhiên, các cánh đồng kể trên mới chỉ đạt 2 tiêu chí (1 và 2).
Để được công nhận là cánh đồng lớn cần thực hiện hàng loạt các giải pháp (từ
tiêu chí số 3 đến tiêu chí số 8). Các giải pháp cụ thể là:

+ Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng theo yêu cầu của từng loại ngành
hàng để đáp ứng tiêu chí số 3 của từng cánh đồng lớn.
+ Vận động nông dân tham gia phong trào xây dựng cánh đồng lớn, tham
gia tập huấn về kỹ thuật canh tác và quy trình sản xuất theo GAP (trên cơ sở từng
cánh đồng cụ thể, phân loại nông dân để vận động tham gia các lớp tập huấn cụ
thể đối với từng ngành hàng.)
+ Xác định loại giống, thời điểm xuống giống và quy trình thống nhất đối
với từng cánh đồng cụ thể.
+ Vận động các hộ nông dân trong từng cánh đồng dự kiến thành lập tổ
hợp tác hoặc hợp tác xã để làm dịch vụ thực hiện các công đoạn trong quá trình
sản xuất (là đất, tưới, chăm sóc, bón phân, thu hoạch, chế biến...); đồng thời đảm
bảo tư cách pháp nhân để tham gia liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư
đầu vào hoặc tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
+ Vận động các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào quá trình sản
xuất ngành hàng. Các hình thức liên kết thể hiện thông qua hợp đồng gồm: hợp
đồng liên kết cung ứng các loại vật tư NN và dịch vụ nông nghiệp và hợp tác liên
kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp (công ty TNHH Ba Huân,
công ty Kỹ nghệ súc sản Việt Nam Vissan, công ty TNHH Phú An Sinh, công ty
NHÀ NƯỚC
TNHH Metro Cash, chuỗi siêu thị Coop Mark…).
- Các bộ, ngành

- Sở NN và PTNT
III.2. Đề xuất sơ đồ chuỗi giá trị mới

- Phòng NN huyện

Ngoài mối liên kết giữa các doanh nghiệp với nông dân thông qua tổ hợp
tác hoặc hợp tác xã còn có
nhiều NÔNG

mối liên kết khác. Căn cứ hiện trạng sản xuất,
KHUYẾN
chế biến, tiêu thụ NS trên địa bàn tỉnh; căn cứ phương án quy hoạch các ngành,
lĩnh vực, chúng tôi đề xuất hình thức liên kết theo sơ đồ sau:
NHÀ NÔNG

NHÀ

đồ 1: CácHTX
mối liên kết trong
KHOA
HỌC

Tổ HT
Hộ nông dân
DN sản xuất NN

DOANH NGHIỆP THU
CHẾ
BIẾN,
sảnMUA,
xuất,
chế
biến và
BẢO QUẢN TIÊU THỤ
NÔNG SẢN

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà
DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
Giống Xăng dầu Phân bón Thuốc BVTV, TY TAGS


tiêu thụNHÀ
nông sản
KHOA
HỌC

Trang 20


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

Ghi chú:

Thông tin lãnh đạo, chỉ đạo

Quan hệ hợp đồng

Quan hệ tư vấn và thông tin phản hồi

Theo đó, các mối liên kết được thể hiện như sau:
Liên kết ngang: Các nhà nông, sản xuất cùng một ngành hàng, cùng địa
phương, liên kết với nhau để xây dựng cánh đồng lớn (theo tiêu chí cánh đồng
lớn đã trình bày ở trên); mỗi cánh đồng lớn thành lập một hợp tác xã, với
nhiều mục tiêu; trong đó, có mục tiêu quan trọng là có tư cách pháp nhân để
thương thảo và ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp.
Liên kết dọc: Doanh nghiệp thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ
nông sản liên kết với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật tư nông sản và cử
đại diện thương thảo, ký kết hợp đồng với nông dân cả về cung ứng vật tư, tư
vấn sản xuất và tiêu thụ nông sản
Các tác nhân hỗ trợ giá trị bao gồm: Đảng, nhà nước, các bộ, ngành, Sở

Nông nghiệp PTNT, phòng nông nghiệp huyện khuyến nông các cấp, khuyến
nông, bảo vệ thực vật, các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể, ngân hàng và
các cơ quan truyền thông; các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu và các nhà
khoa học khác... Trong đó, nhà nước mà trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT
tỉnh, phòng nông nghiệp và PTNT huyện là cơ quan chủ trì thực hiện, tổ chức
liên kết, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng vùng nguyên liệu.
III.3. Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất,
gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn
Để các mối liên kết trên hoạt động tốt, cần thực hiện các chính sách
khuyến khích theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ
tướng Chính Phủ; trong đó, tập trung thực hiện các chính sách sau:
+ Đối với doanh nghiệp

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 21


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp gồm: miễn tiền sử dụng
đất hoặc tiền thuê đất để thực hiện các dự án, xây dựng nhà máy chế biến, kho
chứa, nhà ở cho công nhân, nhà công vụ phục vụ cho dự án cánh đồng lớn.
- Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc
chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ.
- Hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn
thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất
nông nghiệp trong dự án cánh đồng lớn.
- Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho
nông dân SX theo hợp đồng; bao gồm các chi phí về tài liệu, ăn ở, đi lại, tổ chức

lớp học.
+ Đối với tổ chức đại diện của nông dân
- Được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao
đất hoặc cho thuê để thực hiện xây dựng cơ sở sấy, chế biến, kho chứa... phục vụ
cho dự án cánh đồng lớn.
- Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc
chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ.
- Hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ hai chi phí thực tế về
thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ bảo vệ thực
vật chung cho các thành viên.
- Hỗ trợ một lần tối đa 50% kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ hợp tác
xã, liên hợp tác xã về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất; bao gồm chi
phí về ăn, ở, mua tài liệu, học phí theo mức quy định của cơ sở đào tạo.
- Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho
nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng; bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi
lại, thuê hội trường, thù lao giảng viên, tham quan.
+ Đối với nông dân
- Được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và thông tin thị trường
miễn phí liên quan đến loại sản phẩm tham gia cánh đồng lớn.
- Được hỗ trợ 1 lần tối đa 30% chi phí mua giống cây trồng có phẩm cấp
chất lượng từ giống xác nhận trở lên để gieo trồng vụ đầu tiên trong dự án cánh
đồng lớn.
- Được hỗ trợ 100% kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp, thời hạn tối đa là 3
tháng trong trường hợp Chính phủ thực hiện chủ trương tạm trữ nông sản.

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 22



Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 23


Đề tài : Nghiên cứu các yếu tố KT – KT và TT để xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực

KẾT LUẬN
Đã đến lúc phải chấm dứt tình trạng sản xuất nông nghiệp mà không có sự
liên kết. Điểm cơ bản và cốt lõi của các mô hình sản xuất hiệu quả trong nông
nghiệp chính là xây dựng các mối liên kết ngang (nông dân với nông dân) để thực
hiện hành động tập thể và liên kết dọc (nông dân với doanh nghiệp) để xây dựng
kênh phân phối mới của các tác nhân trong chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu thị
trường hiệu quả nhất.
Trong các mô hình liên kết, liên kết giữa nông dân và nông dân, nông dân
và doanh nghiệp chưa thể hình thành nên một mô hình phát triển ổn định và bền
vững. Ở đây còn có rất nhiều mắt xích trong chuỗi sản xuất nông sản liên kết lại
với nhau để hình thành nên mối liên kết "4 nhà": Nhà nước, nhà khoa học, nhà
nông và doanh nghiệp. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện Khoa học kỹ
thuật nông nghiệp Miền Nam, liên kết "4 nhà" để đáp ứng các điều kiện cần và đủ
xây dựng nền nông nghiệp hiện đại. Các điều kiện "cần" gồm: Cần có sự nhận
thức, chỉ đạo thống nhất của các cấp lãnh đạo từ chính phủ, các bộ ngành đến các
địa phương. Cần có liên kết "4 nhà" mà nhà doanh nghiệp là hạt nhân và chính là
mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi liên kết; cần tuyên truyền, vận động, giải
thích, nâng cao nhận thức của nông dân về lợi ích khi tham gia liên kết sản xuất.
Cần có các doanh nghiệp đủ tầm, đủ năng lực và tâm huyết để tham gia vào mô
hình liên kết và rất cần sự đóng góp công sức, trí tuệ, kinh nghiệm của các nhà
khoa học… Các điều kiện đủ, gồm: Phải có đủ diện tích sản xuất nông nghiệp

theo tiêu chí cánh đồng lớn. Phải có đủ 4 nhà cùng thực hiện liên kết nhằm hỗ trợ
cho việc thực hiện các hợp đồng sản xuất. Trong đó, chủ yếu là nhà doanh nghiệp
và nhà nông cùng thực hiện trong 1 dự án – có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách
của nhà nước và sự hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho năng suất
cao, chất lượng tốt, giá thành sản phẩm hạ… của nhà khoa học. Bên cạnh đó,
phải có đủ máy móc, kho bãi phục vụ chăm sóc, thu hoạch phù hợp với quy mô
diện tích, sản lượng của từng cánh đồng liên kết.
Việc đề xuất sơ đồ chuỗi giá trị như đã trình bày ở trên đáp ứng các điều
kiện và đủ cho mối liên kết 4 nhà và cũng là cơ sở để khắc phục những tồn tại
hiện nay trong ngành nông nghiệp cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Để sơ đồ chuỗi giá trị nêu trên vận hành một cách có hiệu quả, cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp trong đó quan trọng hàng đầu là các giải pháp về xây
dựng cánh đồng lớn, thành lập HTX và chính sách khuyến khích doanh nghiệp
tham gia ngày càng nhiều vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo Nghị định
số 201/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Chuyên đề 9.2: Mối quan hệ bốn nhà

Trang 24


×