Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.21 KB, 15 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỈNH ĐỒNG NAITRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
TỈNH ĐỒNG NAI

ĐỀ TÀI KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG
ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG NAI

Chủ nhiệm đề tài: Trần Hải Sơn, Nguyễn Vinh Hùng

✪
NHÓM CHUYÊN ĐỀ 10

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
CHUYÊN ĐỀ 10.2

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG ĐIỀU

Năm 2016


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Đặt vấn đề
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã đạt được
nhiều thành tự đáng ghi nhận: Giá trị sản xuất liên tục tăng với tốc độ bình quân
5 - 6%/năm; trong đó, thủy sản tăng 12%/năm, chăn nuôi tăng trên 10%/năm. Cơ
cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch khá rõ nét theo hướng tăng nhanh
tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; trong trồng trọt, cây lâu năm có
giá trị kinh tế cao đang có xu hướng tăng nhanh thay thế cây hàng năm có giá trị


thấp; đã hình thành những vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế
cao; giá trị sản lượng và thu nhập trên 1 đơn vị diện tích tăng gấp gần 5 lần so với
năm 1988…Tuy nhiên, sự tăng trưởng của nông nghiệp trong thời gian qua vẫn
chủ yếu phát triển theo chiều rộng, thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên
mức độ thâm dụng (một cách lãng phí) các nguồn tài nguyên hữu hạn như đất đai,
nguồn nước, lao động…) nên giá trị và hiệu quả chưa cao, không đáp ứng được
nhu cầu của người dân và các ngành kinh tế khác trong tình hình mới; thực trạng
này đòi hỏi phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng,
giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Có nhiều nguyên nhân làm cho tính hiệu quả trong nông nghiệp ở Đồng
Nai nói riêng và cả nước nói chung không cao; trong đó có nguyên nhân quan
trọng hàng đầu là sản xuất sản phẩm nông nghiệp chưa gắn kết được với thị
trường; người sản xuất ít có thông tin về thị trường tiêu thụ hay nói cách khác là
chuỗi giá trị ngành hàng các sản phẩm nông nghiệp còn rời rạc, đứt đoạn và ít có
cơ hội nâng cấp chuỗi.
Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ
Tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất
gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Quyết định số 150 của
UBND tỉnh Đồng Nai; theo đó, để việc liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp đạt hiệu quả, rất cần một chuyên đề nghiên cứu sâu về chuỗi
giá trị ngành hàng để phân tích, đánh giá những tồn tại trong quá trình liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; qua đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng
cấp chuỗi giá trị ngành hàng.
Ở Đồng Nai, điều là một trong những ngành hàng chủ lực, năm 2013 tổng
diện tích trồng điều trên địa bàn tỉnh 44.770ha, chiếm 17,25% diện tích gieo trồng
các loại cây nông nghiệp; sản lượng 44.303 tấn. Tuy nhiên, diện tích điều những
năm gần đây giảm mạnh do biến đổi khí hậu, giá cả bấp bênh và sự cạnh tranh
của các cây trồng có lợi thế hơn nên nhà nước cũng như tỉnh Đồng Nai cần có
những chính sách phù hợp để khắc phục và duy trì cây trồng công nghiệp quan
trọng của nước ta nói chung và cây trồng chủ lực của tỉnh nói riêng. Ngoài các

giải pháp về giống, quy trình canh tác; việc nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị
ngành hàng điều tỉnh Đồng Nai sẽ góp phần tạo cơ hội để nâng cao giá trị gia
tăng, tổ chức lại sản xuất để ngành điều Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung
phát triển hiệu quả và bền vững.
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Trang 1


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

I. KHÁI NIỆM VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG
Theo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: Chuỗi giá trị ám chỉ đến
một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ
lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến người tiêu
dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky 1999; Kaplinsky và
Morris 2001). Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong
chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành thành
phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất
nguyên vật liệu và chuyển theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh
doanh, lắp ráp, chế biến v.v… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp
như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các
chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính,
đóng gói và tiếp thị (SonjaVermeulenere et al., 2008). Khái niệm chuỗi giá trị
bao gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lược và mối quan hệ
quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi.
Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường. Việc

thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài
nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng
sinh học hoặc gây ô nhiễm. Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh
hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống.
Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân
tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản xuất
nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng với 4 kỹ thuật phân tích
chính như sau.
1. Sơ đồ hóa mang tính hệ thống
- Những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một (hay
nhiều) sản phẩm cụ thể.
- Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và
chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu
thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước.
- Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo sát cơ
bản, phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), các
phỏng vấn không chính thức, dữ liệu thứ cấp.
2. Xác định sự phân phối lợi ích giữa những tác nhân tham gia trong
chuỗi, bao gồm:
- Phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi.
- Xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi.
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Trang 2


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

- Những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại
sản xuất.

3. Nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi
- Cải tiến trong chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp các nhà sản xuất thu
được giá trị cao hơn hoặc qua việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp.
- Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi cũng như
thông tin về những ràng buộc hiện diện mới đây.
- Vấn đề về quản trị, cấu trúc các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn
cấm thương mại, và các tiêu chuẩn.
4. Nhấn mạnh vai trò của quản lý
- Cơ cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác
nhân trong chuỗi giá trị.
- Góc độ chính sách: xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện
năng lực hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong phân phối, và gia
tăng giá trị gia tăng trong ngành.
II. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG ĐIỀU
1. Thế giới
Cây điều có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, được phát hiện tại ven biển
Brazil từ thế kỷ XVI, di thực sang trồng ở các nước châu Phi, châu Á trong đó
có Ấn Độ (quốc gia trồng - chế biến - tiêu thụ nhiều điều nhất thế giới) và Việt
Nam (quốc gia chế biến - xuất khẩu nhân điều thô với sản lượng và thị phần lớn
nhất thế giới). Từ năm 1788 (cách nay 226 năm), cây điều đã được các nhà sinh
học giới thiệu trong danh sách thực vật Đông Dương.
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc - FAO trên thế
giới có 40 quốc gia trồng điều với tổng diện tích 4,1 triệu ha. Trong đó, 03 quốc
gia có diện tích điều lớn nhất thế giới là Ấn Độ (870.000 ha), Brazil (753.000
ha) và Bờ Biển Ngà (660.000 ha). Năng suất điều trên thế giới qua 50 năm có
tăng nhưng ở mức rất thấp, năng suất bình quân 0,60 - 0,65 tấn/ha (nước có năng
suất điều thấp nhất là Cộng hòa Dominica 0,17 tấn/ha).
Giá cả ngành điều trên thế giới biến động theo từng năm, từng giai đoạn.
Nhìn chung giá ngành hàng điều tăng, năm 2000, giá điều của Việt Nam:
671,7USD/tấn, Bờ Biển Ngà: 491,5USD/tấn, Brazil: 416,4USD/tấn, … Năm

2012, giá điều của Việt Nam: 998,4USD/tấn, Indonexia: 884,4USD/tấn, ….
Chế biến và buôn bán (hạt và nhân điều) trên thế giới được Tổ chức Nông
lương của Liên hợp quốc (FAO) ghi nhận từ năm 1900, song khối lượng và giá
trị buôn bán các sản phẩm từ điều có năm 1962 (sau 52 năm) với số lượng hạt:
330.000,0 tấn và giá trị xuất khẩu: 46,2 triệu USD. Những quốc gia sản xuất
điều chính gồm: Ấn Độ, Mozambich, Tazania, Kenia,… Năm 2013, cây điều
được trồng ở 40 quốc gia với diện tích 4,1 triệu ha, trong đó có 08 nước trồng từ
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Trang 3


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

200.000,0 ha đến 868.000,0 ha điều; sản lượng hạt điều: 2,20 triệu tấn - gấp 6,6
lần. Tổng sản lượng nhân điều thô qua chế biến: 490.000,0 tấn, tạo ra giá trị
hàng hóa trên 3,0 tỷ USD/năm; 03 nước dẫn đầu về sản xuất và chế biến điều là:
Ấn Độ, Việt Nam, Brazil,….
Như vậy, ngành điều thế giới qua hơn 113 năm, liên tục phát triển cả
trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu; song thị trường tăng trưởng mạnh là từ
năm 1975 đến 2014 do nhu cầu tiêu thụ hạt điều tăng và hiệu quả từ trồng - chế
biến - tiêu thụ đã mang lại lợi ích cho nông dân, thương lái, doanh nghiệp tham
gia vào quá trình phát triển ngành điều. Đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của khoa
học công nghệ đã tạo ra các giống điều thích nghi với điều kiện sinh thái, đạt
năng suất và chất lượng cao cùng với các quy trình kỹ thuật sản xuất và công
nghệ chế biến điều ngày càng được hoàn thiện hơn theo hướng cơ giới hóa, tự
động hóa.
2. Việt Nam
Điều là cây công nghiệp quan trọng của nước ta, Cây điều bắt đầu trồng ở
Việt Nam từ thế kỷ XVI, nhưng ngành điều của nước ta mới được hình thành từ

năm 1981, đến 2014 chỉ có 33 năm. Đây là sự khác biệt lớn khi đánh giá về ngành
điều so với cao su, cà phê, chè, rau quả đã có cách đây trên 110 năm.
Theo các nghiên cứu, diện tích điều trồng tập trung ở miền Nam năm
1975 chỉ là: 500,0 ha và bắt đầu được chú ý phát triển từ năm 1981 (Bộ Lâm
nghiệp được giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển điều trên đất lâm phần và
đất hoang hóa các tỉnh vùng duyên hải Trung bộ và Đông Nam bộ). Cây điều
được trồng từ Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam có thể chia ra ba vùng trồng
điều chính với điều kiện sinh thái và tập quán sản xuất tương đối khác nhau:
+ Vùng Đông Nam bộ: được coi là có điều kiện sinh thái và tập quán sản
xuất ổn định và phù hợp với cây điều;
+ Vùng Tây Nguyên: thường có nhiệt độ thấp, mưa trái vụ, hoặc hạn hán
vào thời kỳ cây điều ra hoa, đậu quả.
+ Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: đất xấu, mưa rét hoặc hạn hán vào thời
kỳ cây điều ra hoa, đậu quả.
Theo thống kê, diện tích trồng điều tập trung năm 1982 khoảng 5.000,0 ha
và cứ thế tăng rất nhanh, đến năm 1995 đã là: 190.373,0 ha, năm 2005 đạt
349.674,0 ha; Đến năm 2014 diện tích điều còn: 312.396,0 ha (giảm 37.278 ha
so với năm 2005). Năng suất điều cũng tăng, nếu như năm 1995 - 2000 bình
quân là 0,5 tấn/ha thì đến 2005 đã đạt 1,06 tấn/ha (gấp hơn 02 lần); Đến năm
2014 đạt năng suất 1,17 tấn/ha. Sản lượng hạt điều năm 2014 đạt 353.971 tấn,
tăng 115.603 tấn so với năm 2005.
Chế biến nhân điều xuất khẩu được bắt đầu từ năm 1988 ở 3 cơ sở với công
suất nhỏ (tổng công suất 1.500,0 tấn hạt/năm). Đến năm 2013 đã có 465 cơ sở với
tổng công suất thiết kế 1.000.200,0 tấn/năm (gấp 667 lần), tạo việc làm cho hơn
400.000 lao động. Sản lượng nhân điều thô qua chế biến năm 2013 là: 264.000,0
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Trang 4



Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

tấn; đặc biệt có 25 công ty đã được cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001 - 2000, ISO 9001 - 2001, HACCP,v.v… Đồng thời, các công
đoạn chế biến điều từng bước được cơ giới hóa thay thế cho lao động thủ công.
Ngoài ra, còn có một số công ty đã có các dây chuyền chế biến dầu vỏ hạt điều và
chế biến sau nhân điều (nhân điều rang muối, kẹo nhân điều,…) bán ở thị trường
trong nước và dành một phần xuất khẩu.
Xuất khẩu hạt và nhân điều của Việt Nam bắt đầu được thống kê từ năm
1988 là 300 tấn hạt và 33,6 tấn nhân, đạt kim ngạch xuất khẩu: 369.880,0 USD.
Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,66 tỷ USD (nếu tính cả xuất khẩu
các sản phẩm phụ như dầu vỏ hạt điều, kim ngạch xuất khẩu điều trong năm qua
đạt khoảng 2 tỷ USD). Thị trường Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là
những thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam. Đây là năm thứ 8 liên
tiếp ngành điều Việt Nam vượt qua Ấn Độ để giữ vị trí số 1 thế giới về xuất
khẩu điều nhân. Kết quả xuất khẩu điều trong năm qua đã phản ánh sự cố gắng
rất lớn của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hạt điều, trong bối cảnh nền
kinh tế còn khó khăn, sức mua trên thị trường thế giới giảm).
Để phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu, năm 2013, ngành điều nhập khẩu
640.000 tấn điều thô nguyên liệu (tổng giá trị 601,2 triệu USD) trong đó kim
ngạch nhập khẩu điều thô từ các nước châu Phi đạt 490,6 triệu USD.
Trong năm 2014, Hiệp hội Điều Việt Nam xác định khuyến khích các nhà
máy đi vào chế biến sâu, để đẩy giá trị xuất khẩu lên khoảng 2 tỷ USD và sản
lượng xuất khẩu vẫn giữ mức như năm 2013, tức là tăng giá trị xuất khẩu là chủ
yếu. Còn về nguyên liệu nhập khẩu, khách hàng các nước Châu Phi đã cam kết
trong năm nay sẽ dành nguyên liệu điều thô bán cho Việt Nam, đủ để cân đối
nguyên liệu chế biến tại các nhà máy. Tại Hội nghị khách hàng quốc tế do
Vinacas tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 28/11/2013 đã có 10 thỏa thuận mua
bán điều thô giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Châu Phi, với tổng
trị giá gần 100 triệu USD.

Nếu như cách đây 10 năm, các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu điều thô vào
khoảng 20 - 30%, còn lại 70 - 80% là sử dụng nguồn nguyên liệu điều thô trong
nước thì đến nay đã phải nhập khẩu tới 50% sản lượng điều thô mới đủ chế biến
hàng chất lượng cao để xuất khẩu. Sự bất lợi của thời tiết, sự biến động tiêu cực
về giá cả thị trường… khiến năng suất cũng như chất lượng hạt điều giảm sút,
kéo theo đó là thu nhập của người nông dân trồng điều cũng giảm rõ rệt. Trước
tình trạng đó, nhiều nông dân đã chặt bỏ cây điều để chuyển sang trồng các loại
cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm có giá trị cao hơn, khiến diện tích trồng
cây điều giảm mạnh. Ngoài ra, phần lớn diện tích đất trồng điều hiện nay là đất
cằn cỗi và nằm phân tán rải rác ở nhiều nơi làm cho công tác chăm sóc không
được quan tâm đúng mức, giống điều đang cho thu hoạch hiện nay lại là những
giống cũ, năng suất thấp, do đó sản lượng và chất lượng hạt điều Việt Nam ngày
càng sụt giảm.
Từ một nước trồng điều, Việt Nam đang dần chuyển thành một nước gia
công, chế biến điều. Đây là hoạt động chuyển hướng nhằm đem lại giá trị gia
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Trang 5


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

tăng cao hơn cho hạt điều, tuy nhiên sự phát triển của các nhà máy điều mang
tính tự phát như thời gian qua, việc thiếu hợp tác giữa các doanh nghiệp trong
ngành điều tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu
và uy tín chung của ngành điều Việt Nam. Trong công tác thị trường, việc tiếp
thị và quảng bá về công dụng của hạt điều tại các thị trường tiềm năng cần được
đẩy mạnh để tạo nên sự hấp dẫn của hạt điều so với các loại hạt khác, nâng cao
giá trị và số lượng hạt điều xuất khẩu.
Trong khi đó, châu Phi là khu vực có vùng nguyên liệu điều lớn nhất thế

giới, chiếm 40% sản lượng điều toàn cầu. Thời gian qua, kim ngạch nhập khẩu
điều thô của Việt Nam từ châu Phi đã không ngừng tăng, đạt 490,6 triệu USD
trong năm 2013. Nếu trước đây, khi nhập khẩu điều thô Châu Phi, hầu hết các
DN Việt Nam đều phải qua trung gian các nhà môi giới Ấn Độ, thì nay nhiều
DN đã mua bán trực tiếp với các nhà xuất khẩu điều Châu Phi. Như vậy, DN
Việt Nam có nguồn nguyên liệu bảo đảm hơn, giá mềm hơn. DN Châu Phi cũng
muốn bán trực tiếp để hy vọng được giá hơn. Mặc dù vậy, trong quá trình giao
dịch, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
3. Tỉnh Đồng Nai
Ở Đồng Nai, cây điều được trồng tập trung chủ yếu tại các huyện là: Định
Quán (12.649 ha), Xuân Lộc (11.599 ha), Tân Phú (3.844 ha), Cẩm Mỹ (3.737
ha), Trảng Bom (3.472 ha), tại những địa phương này, diện tích điều chiếm tới
80% toàn tỉnh.
Năng suất điều bình quân năm 2013 đạt 1,02 tấn/ha; trong đó một số
huyện có năng suất cao như: Trảng Bom (1,69 tấn/ha); Long Thành (1,29
tấn/ha); Biên Hòa (1,21 tấn/ha). Mặc dù thu nhập, lợi nhuận của cây điều thấp so
với các loại cây trồng khác trên địa bàn tỉnh, nhưng đây là cây có khả năng phát
triển trên vùng đất xấu, không chủ động được nước tưới, nên diện tích điều hiện
nay ở những vùng đất nói trên vẫn còn khá lớn.
Bảng 1: Diện tích - năng suất – sản lượng điều năm 2013 phân theo huyện
(Đơn vị: Ha, Tấn/ha và Tấn)
Hạng Mục
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11

Biên Hòa
Vĩnh Cửu
Tân Phú
Định Quán
Xuân Lộc
Long Khánh
Thống Nhất
Long Thành
Nhơn Trạch
Trảng Bom
Cẩm Mỹ
Toàn tỉnh

Diện tích
85
1.334
3.844
12.649
11.599
1.994
2.517
3.248
291
3.472
3.737
44.770


Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Diện tích
thu hoạch
85
1.268
3.787
12.133
11.417
1.971
2.343
3.248
269
3.318
3.747
43.586

Năng suất
1,21
1,00
0,96
0,78
1,04
0,72
1,08
1,29
0,51
1,69
1,07

1,02

Sản lượng
103
1.268
3.651
9.520
11.874
1.414
2.536
4.190
136
5.598
4.013
44.303

Trang 6


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Tính từ năm 2010 đến nay, diện tích điều trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có
giảm khoảng 6 nghìn ha, sản lượng cũng giảm nhưng không đáng kể, nguyên
nhân chủ yếu là do giá hạt điều luôn biến động, nhiều khi xuống ở mức thấp nên
người trồng điều ít đầu tư thâm canh. Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu trong những năm gần đây, như mưa trái vụ xảy ra vào thời điểm điều ra hoa
đã làm cho năng suất điều bị sụt giảm đáng kể.
Để nâng cao hiệu quả cây điều, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã tích
cực hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, trong đó chú trọng đến những yếu tố như giống, phương thức thâm

canh. Hiện, Đồng Nai đã và đang áp dụng trồng các giống điều ghép như: PN1,
BO1, LG1..., các giống điều này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn công nhận và cho phép sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các tiến bộ kỹ thuật
cũng được bà con nông dân ở Đồng Nai áp dụng: thâm canh, bón phân hợp lý,
tưới tiết kiệm, tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây điều; trồng
xen các loại cây khác với điều như ca cao, gừng, nghệ cho hiệu quả kinh tế
cao; xử lý ra hoa tập trung tránh ảnh hưởng của mưa trái vụ, giúp cho việc thụ
phấn, chăm sóc tốt, tăng tỷ lệ đậu quả...Nhờ áp dụng những biện pháp trên, mà
nhiều mô hình trồng điều ở Đồng Nai đã thu được tới 3 tấn/ha cao gấp từ 2 đến
3 lần so với năng suất bình quân chung.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai, hiện nay, trên địa bàn tỉnh
hình thành các hình thức tổ chức sản xuất ở nhiều hình thái khác nhau như: câu
lạc bộ, tổ hợp tác, trang trại. Đến nay, đã có 70 câu lạc bộ, tổ hợp tác sản xuất
điều và 529 trang trại. Trên địa bàn Đồng Nai có 46 đơn vị thu mua và chế biến
hạt điều, trong đó có 21 công ty, nhà máy và 26 cơ sở với tổng công suất chế
biến là gần 127 nghìn tấn/năm.
Hiện nay, sản lượng điều mỗi năm của Đồng Nai là khoảng 44.303 tấn,
năng suất bình quân đạt hơn một tấn/ha và giá trị bình quân trên ha đạt 20 triệu
đồng/ha/năm. Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, xuất khẩu nhân hạt điều 9
tháng của năm 2014 ước đạt hơn 23.500 tấn với tổng giá trị gần 153 triệu USD
so với cùng kỳ năm 2013 tăng 34% về sản lượng và gần 43% về giá trị, xuất
khẩu chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc…
III. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG ĐIỀU ĐỒNG NAI
- Sản phẩm của người trồng điều gồm 2 loại quả điều và nhân hạt điều. Quả
điều bước đầu đã có một số doanh nghiệp tham gia chế biến thành phân vi sinh,
rượu hoặc nước trái cây; tuy nhiên quy mô và tỷ trọng còn rất nhỏ ở mức không
đáng kể. Riêng nhân hạt điều, thông qua sau khi qua người thu gom 1 đến đại lý
sẽ được cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp xuất khẩu
hạt điều thô; hạt điều sau khi được chế biến thành hạt điều rang muối, kẹo hạt
điều... sẽ được phân phối đến các siêu thị và các điểm bán lẻ. Theo đó, sơ đồ

chuỗi giá trị ngành hàng điều được thể hiện như sau:

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Trang 7


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Hình 1: Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng điều

Bảng 2: Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng điều
Các khâu
trong chuỗi
Hoạt động
của từng
khâu

Cung ứng
đầu vào
Vật tư
NN
Lao động
Đất đai
Tiền vốn

Sản phẩm

Tác nhân


Hỗ trợ giá
trị

Sản xuất

Thu gom
1

Thu gom
2

Làm đất

Thu gom

Thu gom

Gieo
trồng
Chăm sóc
Thu
hoạch

Vận
chuyển
Tạm trữ

Vận
chuyển
Tạm trữ


V.v…

V.v…

CB SP
phụ

CB SP
chính

Chế
biến
phân vi
sinh,
rượu

Chế
biến hạt
điều

Thương mại
Xuất khẩu
Bán tại chợ,
siêu thị

Hạt điều
Hạt
Nhân điều
đã được

Phân vi
điều
Hạt điều
thô và các
Hạt điều
bán cho
sinh,
rang
đã được
sản phẩm từ
và quả
nhà chế
rượu,
muối,
thu gom
điều đã được
điều
biến hoặc
nước
sấy,
về đại lý
XK hoặc bán
nhà xuất trái cây kẹo hạt
trong nước
khẩu
điều…
Thương
Nhà XK
Nhà cung Trang trại
Thương

lái tại
DN chế DN chế
cấp vật tư
lái tại ấp,
huyện,
biến
biến
Nông dân
Thương nhân
đầu vào

tỉnh
Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas)
Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PHNT, phòng nông nghiệp các huyện
Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể
Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…
Vật tư
NN, đất
đai, lao
động, tiền
vốn…

- Giá trị gia tăng và cơ cấu giá trị gia tăng của từng chủ thể tham gia chuỗi:
Theo kết quả điều tra kinh tế nông hộ, và kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm ngành hàng điều, các khoản chi
phí, doanh thu và giá trị gia tăng của từng chủ thể trong chuỗi như sau:

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Trang 8



Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Bảng 3 GTGT và cơ cấu GTGT của từng chủ thể tham gia CGTNH điều
STT
1
2
3
4
5

Chủ thể
Nhà cung ứng vật tư
Nông dân
Nhà thu gom 1
Nhà thu gom 2
DN chế biến và XK

Đầu tư
(đồng)
2.784
20.900
24.360
25.393
42.737

Doanh thu
(đồng)
2.900

24.000
24.774
25.901
134.000

Giá trị gia
tăng (đồng)
116
3.100
414
508
91.263

% GTGT XK
0,12
3,25
0,43
0,53
95,66

Đối với hạt điều các loại xuất khẩu, tổng giá trị gia tăng là 95.104 đồng/kg;
trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 116 đồng (0,12%); người trồng
điều hưởng 3.100 đồng (3,25%); người thu gom 1 hưởng 414 đồng (0,43%); đại
lý điều hưởng 508 đồng (0,53%) các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều
hưởng 91.236 đồng (95,66%).
IV. GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG
ĐIỀU ĐỒNG NAI
1 Định hướng nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp
- Chuỗi giá trị sản phẩm là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có
quan hệ với nhau từ việc cung ứng vật tư đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến

và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
- Trong chuỗi giá trị có các khâu, các khâu có thể mô tả cụ thể bằng các
hoạt động, người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi gọi là tác
nhân. Trong chuỗi giá trị còn có các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị; nhiệm vụ của các
nhà hỗ trợ chuỗi là tạo môi trường thuận lợi để các tác nhân thực hiện tốt chức
năng của mình trong khâu.
- Phân tích chuỗi giá trị giúp ta xác định được những khó khăn của từng
khâu trong chuỗi; từ đó, đưa ra các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng
được yêu cầu cả thị trường và phát triển bền vững. Phân tích chuỗi giá trị còn
giúp các nhà hỗ trợ xác định được các nút thắt cần hỗ trợ đối với các tác nhân
trong các khâu của chuỗi và có những tác động để tháp gỡ, hỗ trợ phát triển.
- Nâng cấp chuỗi giá trị là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó
khăn trong chuỗi nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của
thị trường để phát triển chuỗi một cách bền vững. Để nâng cấp chuỗi giá trị
thành công cần tiến hành củng cố và phát triển các mối liên kết ngang và liên kết
dọc.
- Liên kết ngang là mối liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu
(các hộ nông dân cùng sản xuất một ngành hàng liên kết để xây dựng cánh đồng
lớn, thành lập các HTX...) để giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán, số lượng bán...
Giải pháp để thúc đẩy liên kết ngang được đề xuất đối với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp Đồng Nai gồm:  Xác định cụ thể các tiêu chí cánh đồng lớn  xây
dựng thành công các cánh đồng lớn theo tiêu chí  Mỗi cánh đồng lớn, vận
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Trang 9


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

động để thành lập 1 hợp tác xã  Gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp với đẩy

mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Tổ chức cho các hộ nông dân được tham quan, học tập các mô hình sản xuất
kinh doanh, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao an toàn, các mô hình
kinh tế hợp tác... Tập huấn, nâng cao kiến thức về thị trường cho nông dân,
chỉ rõ các lợi ích kinh tế khi tham gia vào tổ nhóm, HTX. Tổ chức các cuộc đối
thoại trực tiếp với các tác nhân khác trong chuỗi  Ban hành và thực hiện tốt
các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, công nghệ cao, an toàn...
- Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của
chuỗi. Có được liên kết dọc sẽ làm giảm chi phí chuỗi (chi phí trung gian), sự
liên kết dọc làm gắn kết lợi ích giữa các tác nhân trong các khâu, qua đó giảm
được những chi phí không cần thiết và cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất
lượng sản phẩm; tất cả thông tin thị trường đều được các tác nhân nắm được để
cùng nhau đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Liên kết dọc cũng là cơ hội để
chuỗi giá trị ngành hàng mở rộng và đa dạng hóa thị trường. Có nhiều giải pháp
để thúc đẩy liên kết dọc; trong đó, các giải pháp quan trọng gồm:  Khuyến
khích các tác nhân chuỗi (nông dân, đại diện hợp tác xã, các doanh nghiệp...)
tham gia các hội chợ thương mại và tổ chức triển lãm... nhằm tập hợp các tác
nhân trong cùng một chuỗi  Tổ chức các cuộc họp hoặc hội thảo giữa các tác
nhân trong chuỗi nhằm xây dựng quan hệ kinh doanh (tổ chức hội nghị khách
hàng) xây dựng Webside giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho cả đôi bên
trong việc tìm kiếm người mua và người bán tiềm năng  Xây dựng và thực
hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào sản
xuất, kinh doanh NN.
Ngoài việc củng cố và phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc
cần có các giải pháp để tăng cường vai trò của các tác nhân hỗ trợ giá trị như:
Các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu và các nhà khoa học, các hội, hiệp
hội và các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn.
Từ những phân tích trên và những đánh giá về thực trạng chuỗi giá trị các
ngành hàng ở phần trên; chúng tôi đề xuất sơ đồ chuỗi giá trị theo các mối liên

kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản như sau:

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Trang 10


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Hình 2: Sơ đồ các mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản
NHÀ NƯỚC
- Các bộ, ngành
- Sở NN và PTNT
- Phòng NN huyện
KHUYẾN NÔNG

NHÀ
KHOA
HỌC

NHÀ NÔNG
HTX
Tổ HT
Hộ nông dân
DN sản xuất NN

DOANH NGHIỆP THU
MUA, CHẾ BIẾN, BẢO
QUẢN TIÊU THỤ
NÔNG SẢN


NHÀ
KHOA
HỌC

DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
Giống Xăng dầu Phân bón Thuốc BVTV, TY TAGS
Ghi chú:

Thông tin lãnh đạo, chỉ đạo

Quan hệ hợp đồng

Quan hệ tư vấn và thông tin phản hồi

Theo đó, các mối liên kết được thể hiện như sau:
Liên kết ngang: Các nhà nông, sản xuất cùng một ngành hàng, cùng địa
phương, liên kết với nhau để xây dựng cánh đồng lớn (theo tiêu chí cánh đồng
lớn đã trình bày ở trên); mỗi cánh đồng lớn thành lập một hợp tác xã, với nhiều
mục tiêu; trong đó, có mục tiêu quan trọng là có tư cách pháp nhân để thương
thảo và ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp.
Liên kết dọc: Doanh nghiệp thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông
sản liên kết với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật tư nông sản và cử đại diện
thương thảo, ký kết hợp đồng với nông dân cả về cung ứng vật tư, tư vấn sản
xuất và tiêu thụ nông sản
Các tác nhân hỗ trợ giá trị bao gồm: Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, Sở
Nông nghiệp PTNT, phòng nông nghiệp huyện khuyến nông các cấp, khuyến
nông, bảo vệ thực vật, các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể, ngân hàng và các
cơ quan truyền thông; Các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu và các nhà
khoa học khác... Trong đó, Nhà nước mà trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT

tỉnh, phòng nông nghiệp và PTNT huyện là cơ quan chủ trì thực hiện, tổ chức
liên kết, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng vùng nguyên liệu.
2. Nhóm giải pháp về xây dựng cánh đồng lớn, phát triển hợp tác, liên
kết SX gắn với tiêu thụ NS theo QĐ 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng CP.
2.1. Xây dựng cánh đồng lớn:

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Trang 11


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Căn cứ Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UBND
tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển
hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai; theo đó, tiêu chí cánh đồng lớn như sau:
Tiêu chí bắt buộc
a. Phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp
b. Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất
c. Đáp ứng một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ thông qua
hợp đồng giữa nông dân, các tổ chức đại diện của nông dân, với doanh nghiệp.
d. Quy mô diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn
+ Nhóm rau, hoa, cây dược liệu: 10 ha liền thửa
+ Nhóm cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (lúa, bắp, đậu, mì,
mía…) 50ha liền thửa.
+ Nhóm cây ăn quả (xoài, bưởi, sầu riêng, chôm chôm, chuối, mít, thanh
long…), cây công nghiệp lâu năm (Cà phê, điều cao su, ca cao, mắc ca…) 50 ha;
riêng cây tiêu: 20 ha, không nhất thiết phải liền thửa nhưng phải nằm trong cùng
một vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

Tiêu chí khuyến khích lựa chọn dự án
Trường hợp có nhiều dự án (đảm bảo tiêu chí bắt buộc), ưu tiên dự án có:
a. Vùng sản xuất có hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, điện, giao thông nội
đồng…) đáp ứng yêu cầu SX hàng hóa tập trung thuận lợi cho sơ chế chế biến
và tiêu thụ SP.
b. Quy mô diện tích lớn hơn, tập trung và áp dụng cơ giới hóa SX theo
GAP… và có đại lý, cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến NS gần nơi SX.
Căn cứ tiêu chí nêu trên, có thể xác định được số lượng cánh đồng lớn
đối với từng ngành hàng. Các địa phương đã tiến hành quy hoạch số lượng và
quy mô cánh đồng lớn đối với từng loại cây trồng trên địa bàn; theo đó, số lượng
và quy mô cụ thể từng cánh đồng lớn đối với ngành hàng điều được quy hoạch
như sau:
Bảng 4 : Quy hoạch cánh đồng lớn ngành hàng điều
STT

Tên cánh đồng lớn

I

Thị xã Long Khánh

1

Bảo Quang

2

Quy mô (ha)
1.987


STT

Tên cánh đồng lớn

Quy mô (ha)

IV

Huyện Xuân Lộc

293

1

Xuân Bắc

900

Hàng Gòn

999

2

Xuân Thọ

600

3


Bàu Trâm

70

3

Suối Cao

700

4

Bàu Sen

99

4

Xuân Trường

950

5

Bảo Vinh

55

5


Xuân Hiệp

550

6

Xuân Lập

110

6

Xuân Tâm

1.000

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

6.000

Trang 12


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực
STT

Tên cánh đồng lớn

Quy mô (ha)


STT

Tên cánh đồng lớn

Quy mô (ha)

7

Xuân Tân

51

7

Xuân Hưng

100

8

Suối Tre

310

8

Xuân Thành

600


II

Huyện Tân Phú

2.640

9

Suối Cát

600

1

Phú lộc

200

V

Huyện Trảng Bom

2

Phú Thịnh

300

1


Sông Trầu

635

3

Tà Lài

250

2

Tây Hòa

276

4

Nam Cát Tiên

400

3

An Viễn

1.099

5


Phú Trung

130

4

Đông Hòa

620

6

Thanh Sơn

360

5

Hưng Thịnh

267

7

Phú Sơn

400

6


Trung Hòa

200

8

Đắc Lua

100

VI

Huyện Thống Nhất

900

9

Phú An

500

1

Hưng Lộc (Hưng Thạnh)

200

12.482


2

Bàu Hàm 2(Ngô Quyền)

70

411

3

Quang Trung (đồi đông)

265

III

Huyện Định Quán

3.097

1

Phú Hòa

2

Phú Vinh

1.163


4

Quang Trung (đồi đỏ)

145

3

Phú Tân

1.045

5

Xuân Thạnh (Khu đồi tây)

200

4

Phú Lợi

1.720

6

Gia Tân 1(ấp dốc mơ 3)

5


Túc Trưng

1.973

VII

6

La Ngà

7

Ngọc Định

8

Huyện Long Thành

20
200

808

1

Bàu Cạn

50

1.190


2

Cẩm Đường

50

Phú Túc

700

3

Phước Bình

50

9

Thanh Sơn

540

4

Tân Hiệp

50

10


Phú Ngọc

648

VIII

11

Phú Cường

400

1

Hiếu Liêm

687

12

Gia Canh

1.054

2

Mã Đà

183


13

Suối Nho

590

3

Phú Lý

177

14

TT Định Quán

240

4

Thị Trấn Vĩnh An

104

CỘNG TOÀN TỈNH

Huyện Vĩnh Cửu

1.151


28.457,00

Tuy nhiên, việc quy hoạch ở các địa phương mới chỉ dừng lại ở xác định
số lượng và quy mô cánh đồng lớn.
Để được công nhận là cánh đồng lớn cần xây dựng và thực hiện hàng loạt
các giải pháp để đáp ứng các tiêu chí về quy trình sản xuất đồng bộ, đáp ứng các
hình thức liên kết và các tiêu chí khuyến khích khác. Các giải pháp cụ thể là:
Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng theo yêu cầu của từng loại ngành hàng. Vận
động nông dân tham gia phong trào xây dựng cánh đồng lớn, tham gia tập huấn
về kỹ thuật canh tác và quy trình sản xuất. Vận động các hộ nông dân trong từng
cánh đồng lớn thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để làm dịch vụ thực hiện các
công đoạn trong quá trình sản xuất (làm đất, tưới, chăm sóc, bón phân, thu
hoạch, chế biến...); đồng thời đảm bảo tư cách pháp nhân để tham gia liên kết
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Trang 13


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào hoặc tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Vận động các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào quá trình sản xuất
ngành hàng.

KẾT LUẬN
+ Cây điều là cây có khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên
và đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nên có quy mô lớn. Tuy nhiên, người dân
trồng điều theo kiểu ba không (tỉa cành tạo tán, bón phân + BVTV và không tưới
nước), giống điều kém chất lượng và trồng trên đất xấu chính những nguyên nhân

này làm cho năng suất điều luôn ở mức thấp, cạnh tranh kém so với những cây
trồng khác. Bên cạnh đó, giá bán hạt điều có xu hướng giảm nhanh làm cho thu
nhập của người trồng điều càng thấp. Vòng luẩn quẩn này làm cho hiệu quả
ngành điều Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng giảm nhanh.
+ Thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng điều Đồng Nai còn nhiều tồn tại và
hạn chế; trong đó, đáng kể là sự liên kết lỏng lẻo giữa các tác nhân tham gia
chuỗi, nhiều khi mối liên kết bị đứt đoạn. Các tác nhân tham gia chuỗi không
đồng quyền về tiếp nhận thông tin, là nguyên nhân làm cho sự không đồng quyền
trong phân chia lợi nhuận và giá trị gia tăng… chính những nguyên nhân này làm
cho cơ hội để nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ngày càng giảm thấp.
+ Khắc phục tình trạng trên, cần thực hiện tái cơ cấu tổ chức sản xuất, thực
hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính
Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; đồng thời đề suất sơ đồ chuỗi giá trị mới
đối với ngành hàng điều theo hướng các doanh nghiệp (cung ứng vật tư và thu
mua chế biến tiêu thụ sản phẩm) liên kết chặt chẽ với người trồng điều thông
qua các hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
TP. Biên Hòa, ngày tháng năm 2015

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

Trang 14



×