Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2008-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.27 KB, 19 trang )

PHÒNG GD-ĐT TRÀ BỒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH TRÀ XUÂN Độc lập-Tự do- Hạnh phúc
Trà Xuân ngày 01 tháng10 năm 2008
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2008-2009
Chủ đề năm học:
“Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính
và triển khai xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Căn cứ chỉ thị số: 47/2008/CT-BGD&ĐT ngày 13/08/2008 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2008-2009, các công
văn số 7720/BGDDT-GDTH ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Bộ GD&ĐT; số
341/GDTH ngày 16/9/2008 của Phòng GD&ĐT Trà Bồng về việc hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học 2008-2009 đối với Giáo dục tiểu học.
Căn cứ Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 về việc ban
hành quy chế công nhận trường TH đạt chuẩn Quốc gia; Quyết định số 48/2003/QĐ-
BGD&ĐT ngày 24/10/2003 về việc ban hành Quy định mức chất lượng tối thiểu ở
các trường, điểm trường và lớp học ở tiểu học; Quyết định số 14/QĐ-BGD&ĐT về
việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
* Tiếp tục quán triệt những quan điểm cơ bản, NQĐH Đảng lần thứ X trong các
hoạt động giáo dục của thời kì đổi mới, chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư về giảm
hợp lý nội dung, chương trình cho phù hợp với tâm sinh lý học sinh. NQĐH Tỉnh và
Huyện Đảng bộ lần thứ XVII về phát triển giáo dục đào tạo. Thực hiện cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với yêu cầu đặc thù
của ngành là gắn chặt với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự là
tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” mỗi đơn vị trường học thực hiện dạy thực chất,
học thực chất và thi thực chất. Xác lập “hai không” là tiến tới “không dạy đọc
chép” và làm tốt hơn những việc quan trọng khác
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong năm học vừa qua và những tồn tại
yếu kém cần phải khắc phục, trong năm học 2008-2009 Trường TH Trà Xuân cần
thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau:


Củng cố thành tựu PCGDTH-CMC đã đạt được, duy trì đơn vị đạt chuẩn
PCGDTH-ĐĐT đã được công nhận vào tháng 11 năm 2007 - Xây dựng từng tiêu chí
trường TH đạt chuẩn QG từng giai đoạn để khi xây dựng xong CSVC là có thể kiểm
tra công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm học 2009-2010; xây dựng và đề
nghị kiểm tra Thư viện chuẩn trong học kỳ I năm học 2008-2009. Tiếp tục vận dụng
có hiệu quả phương pháp dạy học phát huy tính tích cực ở 2 khối lớp 1, 2 thực hiện
thêm ở khối lớp 3 tiến tới thực hiện trong 5 khối lớp vào năm học kế tiếp.
Tập trung đổi mới cách dạy - cách học, đổi mới cách đánh giá thi GVDG; HSG
hạn chế tỉ lệ HS yếu kém đến mức thấp nhất, đổi mới công tác quản lý, thông tin,
tăng cường đầu tư, quản lý, cấp phát trang thiết bị và tự làm ĐDDH để phục vụ tốt
công tác dạy và học .
I- NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
A. Tình hình chung :
1. Đặc điểm:
Thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng được thành lập năm 1975; với điều kiện tự
nhiên tương đối thuận lợi trong việc giao lưu giữa các xã trong huyện và là trung tâm
văn hoá, kinh tế, chính trị của huyện Trà Bồng. Ngày 23/09/1999 xã Trà Xuân được
nâng cấp thành thị trấn, với diện tích tự nhiên 609 ha, gồm 3 thôn Xuân Tây, Xuân
Trung và Xuân Đông ( nay là tổ Dân phố I, II,II với 27 khu Dân cư).
- Phía Đông giáp xã Trà Phú
- Phía Bắc giáp xã Trà Thuỷ
- Phía Tây và Nam giáp xã Trà Sơn
Sau 33 năm hình thành và phát triển; cán bộ và nhân dân thị trấn đã cần cù lao
động, đoàn kết, chung thuỷ giữa các dân tộc anh em đã trở thành động lực to lớn
giúp nhân dân thị trấn vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước làm cho tình hình
kinh tế-xã hội phát triển và đạt được những kết quả nhất định.
Về dân số: Thị trấn Trà Xuân có 1639 hộ dân, 7416 nhân khẩu Nam: 3745; Nữ:
3671 phân bố ở 3 tổ dân phố, gồm 21 khu dân cư. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới
chiếm 69,46%. Trong đó: dân tộc kinh: 1580 hộ, 7084 người; Dân tộc Cor 57 hộ,
324 người; Dân tộc khác có 2 hộ 8 người..

Về cơ cấu ngành nghề:
- Hộ nông nghiệp: 895
- Hộ buôn bán: 293
- Hộ ngành nghề: 161
- Hộ CB-CNV và hưu trí 173
2
- Hộ khác 117
a. Thuận lợi:
Trường tiểu học Trà Xuân với diện tích 7780 m2 thuộc địa bàn Thôn Xuân trung
là vị trí trung tâm của thị trấn nên rất thuân lợi trong việc tới trường của học sinh,
(khoảng cách trung bình từ nhà tới trường vào khoảng 1,5-2 km). Luôn được sự lãnh
đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự quan tâm của các đoàn
thể, ban ngành ở thị trấn, của Hội cha mẹ học sinh. Có đội ngũ CBQL đã qua đào
tạo, có đội ngũ GV phần đông lành nghề khoảng 70%.
Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TN và Đội TNTP Hồ Chí Minh có kế hoạch
hoạt động thường xuyên và đạt hiệu quả cao, là đơn vị được TƯ Đoàn TNCSHCM
tặng cờ thi đua có thêu chân dung Bác Hồ.
Các điều kiện về cơ sở vật chất: Mặc dù chưa được khang trang nhưng so với
năm học trước đã đỡ hơn, đã có đủ phòng học được trang bị bàn ghế, bảng đúng tiêu
chuẩn. Có phòng Thiết bị, Thư viện và một số phòng chức năng như phòng truyền
thống Đội đảm bảo thực hiện được các yêu cầu của năm học.
Học sinh: Có truyền thống học tập tốt luôn dẫn đầu toàn huyện về thành tích học
tập cũng như trong các hội thí do Ngành tổ chức. Có nhiều học sinh đạt giải cao
trong các kỳ thi học sinh giỏi và các hội thi cấp tỉnh, có 1 học sinh đạt giải nhì cấp
Quốc gia trong hội thi viết chữ đẹp năm học 2005-2006.
b. Khó khăn:
- Do địa bàn rộng và dân cư đông đúc nên việc tổ chức hội họp với phụ huynh
hoặc đi điều tra phổ cập gặp nhiều khó khăn. Điều kiện kinh tế của đa số hộ dân còn
nghèo (69,46%), một số phụ huynh thường xuyên đi làm ăn xa ít có điều kiện quan
tâm chăm sóc con cái nên có nhiều học sinh thiếu được sự quan tâm chăm sóc, giúp

đỡ của bố mẹ dẫn đến chưa tích cực trong học tập, thiếu sách vở và đồ dùng học tập
hoặc tác phong chưa gọn gàng. Những học sinh yếu của trường hoặc lưu ban trong
các năm học vừa qua đều nằm trong số học sinh có điều kiện đã nêu ở trên.
- Mặc dù phòng học đã tạm đủ nhưng chưa đạt tiêu chuẩn, hệ thống tường rào
chưa có, khu sân chơi bãi tập của học sinh còn bừa bộn, không có bóng mát, hệ
thống đường đi nội bộ chưa được nối thông hoàn chỉnh nên khi các em tham gia các
hoạt động học tập cũng như vui chơi thường gặp nhiều khó khăn. Công tác vệ sinh
trường học không đảm bảo đúng quy định, sân trường còn có một số hộ buôn bán lấn
chiếm để sử dụng (do chưa có tường rào).
B. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
3
I. Phát triển giáo dục:
1. Số lớp; số học sinh được thể hiện trong bảng sau:
TT Khối Số lớp Tổng
số HS
Trong đó Tuyển
mới
Trong đó Ghi
chú
Nữ Dân tộc Nữ Dấn tộc
1 1
4 100 39 10
100 39 10
2 2
3 95 44 11
1 LB
3 3
3 100 46 9
1 1
4 4

3 85 47 3
5 5
3 96 43 10
Tổng
cộng
16 476 219 43 101
40 10 1
2. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp 1 đạt 100%.
3. Tỷ lệ trẻ ra lớp theo từng độ tuổi: Có bảng thống kê trẻ trong độ tuổi từ 6-14 đang
học và HTCTTH.
II. Thực hiện kế hoạch giáo dục:
1. Thực hiện biên chế năm học:
- Bắt đầu năm học: Khai giảng ngày 5/9/2007. tuần học đầu tiên của học kỳ I từ
ngày 28/08/2008, cho đến ngày 04/01/2009. Học kỳ I có 18 tuần thực học, 4 ngày
dành cho các hoạt động khác. Học kỳ 2 bắt đầu từ ngày 05/01/2009, có 17 tuần thực
học, 1 tuần nghỉ Tết nguyên đán, 11 ngày dành cho các hoạt động; kết thúc năm học
vào ngày 31/05/2009.
2. Thực hiện giảng dạy các môn học theo phân phối chương trình và sách giáo
khoa.
- Tổ chức dạy trên 5 buổi tuần cho 7 lớp (gồm 4 lớp 1 và 3 lớp 2) với 195 HS, sau
khi có đủ phòng học sẽ tổ chức dạy từ khối 1 đến khối 5. Dạy Tiếng Anh cho 9 lớp
từ lớp 3-5 với 281 HS. Tiếp tục thực hiện công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày
13/2/2006 về việc điều chỉnh chương trình SGK phù hợp với các vùng miền bằng
cách cho từng GV, từng khối lớp tiến hành nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp
sau đó đề nghị BGH phê duyệt thống nhất. Đối với việc đăng ký sử dụng Đồ dùng
dạy học cũng được thực hiện thống nhất ngay từ đầu năm học. Mỗi GV khi lên lớp
đêu phải có kế hoạch sử dụng ĐDDH. Các chuyên đề về Lịch sử và Địa lý địa
phương cũng được xây dựng thống nhất ở mỗi đơn vị bài học, điều khó ở đây là nhà
trường chưa được trang bị đầy đủ tài liệu về LS-ĐL địa phương để giảng dạy cho
phù hợp.

4
3. Các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục thẩm mỹ:
- Các hoạt động này cũng cần được quan tâm hơn so với năm học trước, tổ chưc
cho học sinh trồng và chăm sóc cây trong khuôn viên trường, tham gia các buổi lao
động dọn vệ sinh trường, lớp... giáo dục cho học sinh có ý thức trong học tập cũng
như lao động, có tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân vệ sinh học
đường và bảo vệ của công.
4 - Hoạt động đoàn thể, công tác ngoại khoá và NGLL:
- Các tổ chức Công đoàn, ĐTNCSHCM và Đội TNTPHCM lên kế hoạch hoạt
động cụ thể cho từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm, tổ chức tốt các buổi sinh hoạt
chuyên đề nhân các ngày lễ trọng đại của đất nước.
- Chào cờ thứ 2, thể dục giữa giờ, múa tập thể sân trường và các chương trình phát
thanh măng non phải đưa vào nề nếp thực hiện thường xuyên. Trong năm học tổ
chức cho học sinh tham gia trại HKPĐ cấp trường, nhận chăm sóc Nhà bảo tàng Văn
hoá và tham quan một số di tích lịch sử ở huyện.
- Thông qua các hoạt động dạy và học thực hiện các chương trình lồng ghép về an
toàn giao thông, giáo dục vệ sinh môi trường, vệ sinh học đường, tổ chức cho học
sinh súc miệng bằng nước Flo hàng tuần, kết hợp với TTYT thị trấn để khám sức
khoẻ định kỳ và tẩy giun cho học sinh 6 tháng 1 lần.
5. Giáo dục học sinh khuyết tật và dạy học hoà nhập:
- Thực hiện theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/5/2006 nhà
trường tổ chức cho trẻ khuyết tật nặng (Câm, Điếc, Đao..) và một số học sinh bị
khuyết tật nhẹ hoặc có hoàn cảnh khó khăn học hoà nhập. GV khi dạy cho học sinh
học hoà nhập phải căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi học sinh lập hồ sơ quản lý để
có biện pháp giáo dục và phương án lập kế hoạch bài dạy hợp lý tạo điều kiện giúp
trẻ tham gia hoạt động trong môi trường giáo dục thân thiện. Bên cạnh đó GVCN lớp
phải nắm được số học sinh có hoàn cảnh khó khăn ngay từ đầu năm học và tạo điều
kiện tốt nhất để các em được tới trường có đầy đủ quần áo, sách vở bút mực như các
bạn. Nhà trường sẽ cho mượn sách, may quần áo, mua bút, vở dụng cụ học tập cho
các em. Đầu năm học nhà trường tiến hành cho giáo viên chủ nhiệm năm học 2007-

2008 bàn giao lớp cho giáo viên mới để thuận tiện hơn trong việc theo dõi chăm sóc
trẻ có điều kiện khó khăn.
6. Công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo cho học
sinh yếu:
- GVCN lớp có trách nhiệm phát hiện những học sinh khá giỏi hoặc có năng
khiếu ở một số môn Thể dục thể thao, Âm nhạc, Mỹ thuật... lập danh sách, kết hợp
với các bộ phận trong nhà trường để có kế hoạch bồi dưỡng hoặc giới thiệu để các
5
em có điều kiện để phát triển tốt hơn. Đối với học sinh yếu chưa biết đọc, biết viết ở
lớp 1 và chưa đọc thông viết thạo ở các lớp trên sau khi có kết quả khảo sát đầu năm
GVCN lập danh sách báo với BGH nhà trường sẽ tổ chức phân công GV và lập kế
hoach để phụ đạo kịp thời, có thể GV tự phụ đạo hoặc tổ chức dạy theo khối lớp, ít
nhất một tuần dạy 2 buổi trở lên. Đảm bảo thực hiện học sinh đạt CXhuẩn kiến thức
kỹ năng và mức chất lượng tối thiểu ở từng khối lớp.
7. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh theo Quyết định
30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/09/2005:
- Thực hiện khảo sát đầu năm học, kiểm tra định kỳ trong cả năm học trên cơ sở
hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục”, chống hiện tượng ngồi nhầm lớp. Trên cơ sở tổ chức kiểm tra đánh
giá đúng thực chất việc dạy và học để phát hiện những học sinh chưa đạt chuẩn về
kiến thức kỹ năng để có kế hoạch phụ đạo kịp thời nhằm hạn chế học sinh lưu ban
đến mức thấp nhất, tuyệt đối không để bất kỳ trường hợp nào giáo viên chấm điểm,
đánh giá xếp loại sai quy định như ở năm học trước.
8. Chỉ tiêu về chất lượng và hiệu quả giáo dục:
- Thực hiện đầy đủ nội dung hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, biên chế năm học của
bậc học đã được Bộ GD&ĐT qui định - các văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT Quảng
Ngãi; Phòng Giáo dục và Đào tạo Trà Bồng, thực hiện có hiệu quả yêu cầu kĩ năng
của mỗi môn học đối với bậc học. Mỗi CB-GV đều thực hiện bộ hồ sơ - giáo án sạch
- đẹp có chất lượng cao, duy trì chế độ kiểm tra đúng qui định, khuyến khích giáo
viên soan giáo án trên máy vi tính. Dạy đủ môn học theo yêu cầu, thực hiện hướng

dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học, đảm bảo dạy và học vừa đạt
chất lượng thực sự vừa phù hợp với tính vừa sức, với sự phát triển tư duy và tâm sinh
lý lứa tuổi học sinh. Thực hiện đúng yêu cầu “dạy thực chất và học thực chất”. Thực
hiện không dạy đọc chép.
8.1- Đối với giáo viên:
Nắm vững nội dung chương trình SGK, SGV, và sách tham khảo thiết yếu như
Tạp chí GDTH, Toán tuổi thơ, Tạp chí Thế giới trong ta, nội dung điều chỉnh và yêu
cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng từng môn học. Tổ chức các hoạt động nhằm rèn
luyện kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học thể hiện cụ thể trên
mỗi giáo án, đổi mới qui trình lên lớp, sử dụng phối hợp các phương pháp giảng dạy
hợp lí. Tham gia phong trào soạn GA trên máy vi tính, thi giáo án chất lượng cao,
phong trào tự làm đồ dùng dạy học, có khả năng tự bồi dưỡng và tự lực giải quyết
vấn đề, tích cực hoá việc học tập của học sinh để giảm thiểu học sinh yếu, kém.
6
Trên cơ sở nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo cần thiết, mỗi GV
phải chủ động xây dựng kế hoạch bài học, bám sát yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ
năng của từng bài, phải thể hiện rõ những hoạt động của GV và HS. những thiết bị
dạy học cần sử dụng... để đảm bảo giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.
Trong mỗi tiết dạy GV cần quan tâm tới mọi đối tượng học sinh, giảng dạy theo tinh
thần điều chỉnh nội dung, chương trình để HS học tập vừa sức, tạo điều kiện để các
hoạt động học tập của HS chủ yếu được thực hiện trên lớp, ở trường. Đối với lớp học
2 buổi ngày cần tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành bài tại lớp, không giao bài
tập yêu cầu học sinh làm thêm ở nhà.
Tiếp tục thực hiện đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của HS nhằm đạt mục
tiêu: thông qua cách đánh giá để nắm được quá trình phát triển của HS, tạo cho trẻ tự
tin và ham muốn được đến trường. Thực hiện đúng kế hoạch dạy học và PPCT, duy
trì chế độ kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh theo QĐ số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT
của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
Giáo viên phải thường xuyên bám lớp, có nhiều sáng kiến về phương pháp chủ
nhiệm để thúc đẩy phong trào của lớp mình, tích cực chủ động giáo dục học sinh cá

biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, xây dựng môi trường giáo
dục lành mạnh để thu hút học sinh. Mỗi học kỳ báo cáo với cha mẹ học sinh về tình
hình học tập của học sinh ít nhất 1 lần, tích cực tham gia sinh hoạt Tổ CM định kỳ
theo quy định hai tuần một lần. Tiếp tục cải tiến phương pháp giảng dạy theo nguyên
lý giáo dục “Học đi đôi với hành” trên tinh thần thầy chỉ đạo hướng dẫn trò chủ
động tiếp thu ở tất cả các tiết học, môn học.
Phát huy có hiệu quả đối với các trang thiết bị dạy học đã có, ngoài ra mỗi giáo
viên tích cực sưu tầm, tự làm ĐDDH để nâng cao hiệu quả của giờ học trên lớp,
tuyệt đối không được dạy chay, đảm bảo các tiết dạy đều sử dụng ĐDDH (nếu nội
dung bài học yêu cầu) để thực hiện tốt công tác đổi mới chương trình Giáo dục phổ
thông.
Cán bộ; Giáo viên; Nhân viên phải nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách
nhiệm của mình trong nhà trường và phải đáp ứng được những yêu cầu sư phạm sau:
*Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp:
Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng
học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động
giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ
chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.
7

×