Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG TỪ TRƯỜNG VẬT LÝ 11 NÂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.11 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA VẬT LÝ
------***------

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VẬT LÝ

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DẠY HỌC
MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG TỪ TRƯỜNG VẬT LÝ 11 NÂNG CAO

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã số SV
Lớp

: TS. Phạm Xuân Quế
: Trần Trung Kiên
: K65A0143
: 60A- Khoa Vật Lý


Hà Nội, Tháng 01- 2016

2


LỜI CẢM ƠN!
Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Thầy TS Phạm Xuân Quế đã giúp
đỡ rất nhiệt tình, động viên và có những ý kiến đóng góp để em hoàn thành đề
tài này. Do bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học và thời
gian hạn chế nên đề tài này còn thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của


thầy cô bộ môn, các bạn sinh viên và xin chân thành cảm ơn những ý kiến
đóng góp đó.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
4. Giả thuyết khoa học...........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
7. Dự kiến đóng góp của đề tài..............................................................................3
8. Bố cục đề tài......................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................4
Chương 1: Cơ sở lý luận của BGĐT trong dạy học Vật lý...................................4
1.1 Khái niệm bài giảng điện tử (BGĐT).........................................................4
1.2 Cấu trúc BGĐT............................................................................................4
1.3. Các loại BGĐT...........................................................................................6
Kết luận chương 1............................................................................................9
Chương 2: Thiết kế một số bài giảng điện tử......................................................10
dạy học Chương “Từ trường” Vật lý 11 Nâng cao.............................................10
2.1. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử.........................................................10
2.2 Các công cụ hỗ trợ thiết kế.......................................................................13
2.3 Nội dung cơ bản của Chương “Từ trường”..............................................15
2.4 Tiến trình dạy học của một số bài trong Chương......................................18
Kết luận chương 2..........................................................................................34
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................36


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGĐT
GV
HS
MVT
PTDH
QTDH
SGK
SGV
PPDH
THCS
THPT
GAĐT

: Bài giảng điện tử
: Giáo viên
: Học sinh
: Máy vi tính
: Phương tiện dạy học
: Quá trình dạy học
: Sách giáo khoa
: Sách giáo viên
: Phương pháp dạy học
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông

: Giáo án điện tử.

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong cuộc đổi mới hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng chiếm một vai
trò quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Công nghệ thông tin có thể
hỗ trợ đắc lực cho giáo viên, học sinh, các nhà quản lý giáo dục trong việc nghiên
cứu chương trình các môn học hay mô tả sự vật, hiện tượng. Nhiều phần mềm sáng
tạo được sản xuất ra giúp giáo viên trong quá trình mô phỏng, xây dựng và sử dụng
thí nghiệm ảo, E-learning… và còn giúp học sinh trong quá trình tự học, tự ôn tập,
đặc biệt chú trọng tính tích cực, kích thích hứng thú, niềm say mê học tập.
Đối với môn vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm. Hầu hết các tiết học trên
lớp, giáo viên và học sinh cần sử dụng các phương pháp thực nghiệm để xây dựng
kiến thức mới. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay việc sử dụng thí nghiệm còn đang
hạn chế. Với phương tiện dạy học truyền thống, công việc mô phỏng các thí
nghiệm và cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ cho quá trình dạy học còn gặp rất
nhiều khó khăn. Trong đó, chương “Từ trường” Vật lý 11 Nâng cao có rất nhiều thí
nghiệm cần mô phỏng, thông tin, tư liệu dạy học. Trong quá trình thực hành bộ
môn Phương tiện dạy học Vật lý, tôi nhận thấy: nếu áp dụng các phương tiện dạy
học hiện đại, đặc biệt là sử dụng bài giảng điện tử vào dạy học chương “Từ
trường” sẽ tăng cường tính trực quan sinh động, kích thích hứng thú học tập của
học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Xuất phát từ những lý do nêu trên và
tính cấp thiết của vấn đề, dưới sự hướng dẫn của cô PGS.TS Phạm Thị Phú, tôi
mạnh dạn chọn đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử dạy học một số kiến thức chương
“Từ trường” Vật lý 11 Nâng cao.

2. Mục đích nghiên cứu.





Tìm hiểu bài giảng điện tử trong dạy học vật lý, quy trình thiết kế bài giảng
điện tử và các phần mềm hỗ trợ.
Thiết kế bài giảng điện tử dạy học một số kiến thức chương “Từ trường”
nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.



Đối tượng nghiên cứu: Bài giảng điện tử trong dạy học vật lý.
Phạm vi nghiên cứu: Nội dung và kiến thức chương “Từ trường” Vật lý 11
nâng cao.
2


4. Giả thuyết khoa học.
Nếu thiết kế các bài giảng điện tử đáp ứng các yêu cầu về mặt sư phạm và kĩ
thuật, đồng thời nếu biết sử dụng một các hợp lý sẽ tăng cường tính trực quan sinh
động, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Do đó góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.






Nghiên cứu cơ sở lý luận bài giảng điện tử và một số phần mềm hỗ trợ thiết
kế bài giảng điện tử.
Nghiên cứu nội dung, kiến thức chương “Từ trường” Vật lý 11 Nâng cao.
Thiết kế bài giảng điện tử cho một số bài học cụ thể của chương “Từ trường”.

6. Phương pháp nghiên cứu.



Nghiên cứu cơ sở lý luận bài giảng điện tử trong dạy học vật lý.
Vận dụng thiết kế bài giảng điện tử dạy học một số kiến thức của chương “Từ
trường”.

7. Dự kiến đóng góp của đề tài.





Tổng quan cơ sở lý luận của bài giảng điện tử trong dạy học vật lý.
Quy trình thiết kế bài giảng điện tử hỗ trợ cho quá trình dạy học nhằm nâng
cao chất lượng dạy học.
Xây dựng được bài giảng điện tử dạy học một số kiến thức chương “Từ
trường”. (Sản phẩm trong đĩa CD)

8. Bố cục đề tài.
Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận thì Phần nội dung của đề tài có cấu trúc
như sau:
Chương 1: Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học vật lý

1.1 Khái niệm bài giảng điện tử
1.2 Cấu trúc bài giảng điện tử
1.3 Các loại bài giảng điện tử
1.4 Chức năng của bài giảng điện tử trong dạy học vật lý.
Chương 2: Thiết kế một số bài giảng điện tử trong Chương “Từ trường” Vật lý
11 Nâng cao
2.1 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
2.2 Một số phần mềm hỗ trợ thiết kế
2.3 Nội dung cơ bản của chương “Từ trường”
2.4 Tiến trình dạy học một số bài của Chương.
3


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của BGĐT trong dạy học Vật lý.

1.1 Khái niệm bài giảng điện tử (BGĐT)
Bài giảng điện tử (BGĐT) là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ
kế hoạch hoạt động dạy của GV và học của HS với các phương tiện dạy học (ảnh
tĩnh động, phim thí nghiệm, mô phỏng…) được số hóa cài đặt trong MVT dưới
dạng một chương trình nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.[1,tr 32]
BGĐT vừa là bản kế hoạch, vừa là phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học.
1.2 Cấu trúc BGĐT
Với yêu cầu một bài soạn là thiết kế các hoạt động giúp HS tự lực chiếm lĩnh
nội dung bài học và tăng cường tính trực quan, sinh động. GV dự kiến các hoạt
động trong một tiết học, thời gian, nhịp độ tiết học. Các tình huống nảy sinh trong
quá trình dạy học. Cấu trúc của BGĐT như sau: [4,tr 9]
Tên bài học
Hoạt động 1 (tên hoạt động 1)
Nội dung 1

Hoạt động 2 (tên hoạt động 2)
Nội dung 2

Hoạt động n (tên hoạt động n)
Nội dung n

4


Bài ( Tên bài học)

Mục 1

Mục 1.1

Lý thuyết

Mục 2

Mục 1.2

Minh họa

……….

……….

Bài tập
…………


Tóm tắt- Ghi nhớ

Bài kiểm tra

Sơ đồ 1: Sơ đồ cấu trúc BGĐT

Từ cấu trúc trên, BGĐT có những nét phù hợp với dạy học truyền thống. Tuy
nhiên cần phải thấy được sự khác biệt rõ nhất đó cũng là ưu điểm của BGĐT đó là:
Ngoài khả năng trình bày lý thuyết, BGĐT cho phép thực hiện phần minh họa và
thực hiện kiểm tra từng vấn đề nhỏ, điều mà trong bài giảng truyền thống khó thực
hiện.
Thông qua cấu trúc thì một BGĐT cần thể hiện được:
Tính đa phương tiện: là sự kết hợp của các phương tiện khác nhau dùng để
trình bày thông tin để thu hút người học, bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh,
phim minh họa, thí nghiệm…
Tính tương tác: Sự trợ giúp đa phương tiện của MVT cho phép GV và HS
khai thác các đối thoại, xem xét, khám phá các vấn đề, đưa ra câu hỏi và nhận xét
câu trả lời.
Một điểm mạnh của cấu trúc BGĐT là hoạt động với MVT không tuần tự, đó
cũng là ưu điểm tuyệt đối của BGĐT. Khi sử dụng BGĐT, người sử dụng có thể
dùng bất kì trang nào, phần nào tùy thuộc theo mục đích, nhu cầu của họ, không
nhất thiết phải theo một tuần tự nhất định.
5


1.3. Các loại BGĐT.
Do tốc độ phát triển nhanh của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ lĩnh
vực thông tin làm cho số lượng tri thức nhân loại tăng lên một cách nhanh chóng
thì PPDH truyền thống không còn đáp ứng được nữa. Do vậy việc nghiên cứu đổi
mới phương pháp giảng dạy bằng việc sử dụng hiệu quả CNTT đang là một nhu

cầu cấp bách trên phạm vi toàn thế giới. Ở nước ta việc áp dụng các BGĐT kết hợp
với phương pháp tổ chức tích cực hoạt động nhận thức của HS đang được nghiên
cứu, triển khai và mang lại kết quả khả quan. Trong dạy học nói chung và dạy học
nói riêng, BGĐT là một cách thức PPDH hiện đại, nó có thể thực hiện các chức
năng cơ bản của quá trình dạy học đó là:
a. BGĐT dạy bài học mới.
Bài học mới là nội dung cơ bản nhất trong dạy học vật lý, nó có vai trò quan
trọng trong việc hình thành kiến thức vật lý cho HS. Do vậy BGĐT nội dung dạy
học phải trở nên tự nhiên, liên tục, sống động, hấp dẫn là lô-gic, tăng hứng thú
người học.
Phần mềm PowerPoint rất tiện ích trong việc cung cấp trình bày các thông tin về
đối tượng nghiên cứu, thông qua các chức năng: trình chiếu các hiện tượng, quá
trình và các thí nghiệm, thiết kế và trình chiếu các đối tượng tĩnh, đối tượng động.
Do đó thông qua BGĐT GV có thể giới thiệu các đoạn phim về thí nghiệm vật lý
mà các thí nghiệm này không thể tiến hành ngay trên lớp được. Việc trình chiếu sẽ
đầy đủ, khách quan, sinh động và hấp dẫn hơn mô tả bằng lời.
Trong quá trình nghiên cứu tìm ra kiến thức mới, nhiều khi GV cần phải mô
phỏng các thí nghiệm vật lý để qua đó giúp HS phát hiện ra dấu hiệu bản chất của
hiện tượng vật lý. Ví dụ: mô phỏng các thí nghiệm minh họa vòng dây Hem-hôn,
giúp HS rút ra được bản chất lực Lo-ren-xơ.
Khi xây dựng các thí nghiệm mới, GV thông qua BGĐT để mô phỏng các quá
trình vật lý biến đổi trực quan. Qua đó giúp HS nắm vững khái niệm này.
Tuy nhiên khi sử dụng BGĐT trong dạy học bài mới cần phải đảm bảo đồng
bộ giữa các thiết bị, nội dung và phương pháp tạo ra được mâu thuẫn, kích thích
hứng thú của HS, trí tưởng tượng phải hoạt động liên tục, bổ trợ cho việc phát triển
tư duy. Phối hợp chặt chẽ và hợp lý giữa các hiệu ứng của hình vẽ với phương
pháp algorit và các tình huống nêu vấn đề, qua đó làm tăng hứng thú của người
học. Hứng thú nhận thức tích cực hóa toàn bộ hoạt động nhận thức của HS. Do đó
chất lượng dạy học đạt mức độ cao hơn.
6



b. Bài giảng điện tử dạy học bài tập.
Bài tập vật lý là một trong những phần nội dung rất cần thiết trong dạy học
vật lý, nó hình thành các kĩ năng phân tích, tổng hợp, tư duy lô-gic và diễn đạt của
HS.
Có hai loại bài tập vật lý: bài tập định tính và bài tập định lượng. Trong
BGĐT có thể trình bày dưới dạng bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập tự
luận.
Đối với bài tập trắc nghiệm khách quan, BGĐT có nhiều ưu thế và có các
phần mềm hỗ trợ kích thích được khả năng phản xạ nhanh, qua đó giúp HS hiểu
sâu sắc về bản chất vật lý của sự vật, hiện tượng.
Đối với bài tập tự luận, BGĐT góp phần tư duy suy luận lô-gic của các vấn đề
vật lý, từ việc hiểu sâu sắc đến việc hình thành các kỹ năng phân tích tổng hợp, so
sánh sự vật, hiện tượng.
c. BGĐT dạy học bài ôn tập.
Ôn tập là khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Các phần mềm ôn tập cho
một bài, một phần, một chương được cài đặt trên MVT để HS có thể tự ôn luyện
kiến thức của mình. Trong chương trình ôn tập có thể sơ đồ hóa cấu trúc nội dung
của bài, của chương. Đồng thời sử dụng liên kết để trình bày nội dung một cách lôgic, phối hợp các hình thức biễu diễn thông tin phong phú nhằm giúp HS có thể
nắm vững kiến thức đã học, phát triển khả năng khái quát hóa, năng lực tổng hợp
vấn đề, các sự kiện. Hoặc có thể hệ thống bằng cách soạn thảo hệ thống câu hỏi
theo từng bài học, từng phần nhỏ của chương, hoặc của từng chương trong QTDH.
Do vậy BGĐT cần phát huy những thế mạnh trong việc truyền thụ kiến thức:
- Khả năng liên kết các khối nội dung giúp HS hiểu rõ tính hệ thống và mối
liên hệ giữa các kiến thức của chương.
- Với thế mạnh của kỹ thuật đồ họa có thể xây dựng các sơ đồ, làm nổi bật các
nội dung trọng tâm và giúp HS nắm bắt khái quát về kiến thức của chương.
- HS dễ dàng chọn lựa các nội dung trọng tâm cần khắc sâu.
d. Bài giảng điện tử hỗ trợ kiểm tra, đánh giá.

Kiểm tra đánh giá kiến thức là một khâu rất quan trọng trong QTDH. Với sự
giúp đỡ của MVT, các BGĐT sẽ tạo cho HS nhiều cơ hội để rà xét lại những lỗ
hổng, cũng như phát huy được những điểm mạnh về kiến thức của mình. Bên cạnh
đó GV cũng nắm được nhanh chóng và đầy đủ thông tin phản hồi từ phía HS để
kịp thời điều chỉnh QTDH.
7


Với các slide để kiểm tra, HS có thể tự đánh giá kết quả học tập một cách
nhanh chóng chính xác. Kiểm tra trên BGĐT chủ yếu là hình thức trắc nghiệm
khách quan, nó giúp HS bao quát kiến thức một phạm vi rộng và có thể phân loại
HS một cách rõ ràng.
Có thể lưu giữ các bài kiểm tra trong “thư viện các bài kiểm tra” trên máy
tính. GV không chỉ nhận được kết quả học tập mà còn theo dõi và chỉ dẫn những
sai sót của HS để HS khắc phục và sữa chữa. Với năng lực tính toán nhanh và
chính xác của máy tính, GV sẽ dễ dàng nhanh chóng kiểm tra theo các thang điểm
đã đặt ra. Hình thức đánh giá này của BGĐT ưu điểm hơn hẳn so với cách đánh giá
truyền thống bởi tính khách quan, tiết kiệm và ít sai sót, cùng với khả năng lưu trữ
dữ liệu với khối lượng lớn. Nhờ đó, GV có thể thực hiện các phép xử lý thống kê
để quản lý và kiểm tra kết quả học tập của HS nhanh chóng, chính xác, từ đó đề ra
biện pháp giáo dục thích hợp kịp thời.
1.4. Chức năng của BGĐT trong dạy học vật lý. [1;tr 32,33]
a. BGĐT hỗ trợ hoạt động dạy của GV.
-Giải phóng GV khỏi hoạt động ghi chép, vẽ hình. Toàn bộ tiến trình dạy học dần
xuất hiện theo sự điều khiển của GV bằng thao tác đơn giản click chuột trái.
-Trình bày lô-gic, trực quan nội dung bài học, hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh với HS
bằng thế mạnh trình diễn thông tin đa phương tiện của phần mềm chuyên dụng
Powerpoint, Flash…
-Thuận lợi trong việc lưu trữ, bổ sung hoàn thiện bài giảng hàng năm.
b. BGĐT hỗ trợ hoạt động học của HS.

- HS lôi cuốn bởi cách thể hiện ấn tượng của thông tin đa phương tiện: âm thanh,
hình ảnh tĩnh, động, video clip…
- Tính trực quan của thông tin giúp cho HS nhận thức dễ dàng các vấn đề phức tạp.
- Có thể tự học với BGĐT nếu trong khi soạn BGĐT GV chú ý đến hoạt động tự
lực của HS trong việc chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng.
- Dễ dàng in ra để HS tự học (nếu không có MVT cá nhân).

8


Kết luận chương 1
Trong chương 1 đã nghiên cứu về cơ sở lý luận của BGĐT trong dạy học vật lý:
bao gồm khái niệm, cấu trúc, các loại BGĐT và chức năng của BGĐT. Những kiến
thức cơ sở trình bày trong chương rất hữu ích cho việc đi sâu tìm hiểu BGĐT với
sự hỗ trợ của PTDH hiện đại. Sau khi nắm vững và hiểu rõ cơ sở lý luận, GV sẽ
bắt đầu công việc thiết kế BGĐT và thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng
dạy học.

9


Chương 2: Thiết kế một số bài giảng điện tử
dạy học Chương “Từ trường” Vật lý 11 Nâng cao.

2.1. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử.
Việc ứng dụng các phần mềm công cụ để thiết kế và sử dụng BGĐT như một
thiết bị hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Các BGĐT được thiết kế hoàn toàn
không mang tính chất trình diễn, không phải là một “bảng đen” được viết sẵn tất cả
nội dung dạy học lên đó. BGĐT góp phần hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS,
giúp HS tự chiếm lĩnh tri thức, kích thích hứng thú học tập của HS, góp phần phát

triển trí tuệ và giáo dục nhân cách cho HS.
Trước khi có ý tưởng thiết kế một BGĐT cần chú ý một số điểm quan trọng
sau: Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp, không phải chủ đề dạy học nào cũng cần
BGĐT. Chủ đề dạy học thích hợp là chủ đề có thể dùng BGĐT để hỗ trợ dạy học
và tạo ra hiệu quả tốt hơn khi sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống. Cần tránh
những chủ đề, những tiết học sử dụng BGĐT mất nhiều thời gian nhưng việc sử
dụng nó trong dạy học thì hiệu quả không đáng kể.
Theo [1,tr 33] BGĐT được xây dựng theo quy trình gồm 4 bước:
Bước 1: Thiết kế giáo án truyền thống.
Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa.
Bước 3: Lựa chọn phần mềm trình diễn tiến trình dạy học.
Bước 4: Chạy thử chương trình, sửa chữa, hoàn thiện.
Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước:
Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy, thiết kế giáo án truyền thống.
Đây là công việc đầu tiên của GV, để soạn giáo án truyền thống cần nghiên
cứu kỹ nội dung bài qua SGK, SGV, các sách tham khảo để xác định được:
- Những yêu cầu về mặt kiến thức và kĩ năng cần đạt qua tiết dạy.
- Trọng tâm của bài dạy.
- Chia bài dạy thành các hoạt động học tập tương ứng.
Lựa chọn kiến thức cơ bản, phù hợp với chủ đề dạy học là công việc khó,
phức tạp. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là: đối tượng nghiên cứu của bộ môn,
nhiệm vụ dạy học của bộ môn, chương trình chuẩn của Bộ, SGK và trình độ nhận
10


thức của HS. Việc lựa chọn đúng sẽ giúp GV định hướng xây dựng thư viện tư
liệu, những hình ảnh, đoạn âm thanh, video clip, đưa vào trong thiết kế BGĐT
nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
GV xác định và thu thập các tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng,
nhằm bổ sung và mở rộng kiến thức, nâng cao đến hiệu quả của tiết dạy và phù

hợp với trình độ nhận thức của HS.
Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa căn cứ vào các hoạt động dạy học
đã thiết kế: hình ảnh tĩnh, động, mô phỏng, video clip thí nghiệm…vv
Sau khi soạt giáo án truyền thống, GV có thể lựa chọn những phần kiến thức
cần mở rộng qua các phương tiện thông tin rất phong phú và đa dạng hiện nay cho
HS. Qua đó GV xác định được phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của
MVT để tiết học đó đạt hiệu quả cao hơn.
Dựa trên kịch bản sư phạm GV thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết dùng
cho việc thiết kế BGĐT. Tư liệu ở đây có thể gồm:
Thư viện tranh ảnh, hình vẽ: Trong quá trình thu thập thông tin có thể chụp
ảnh từ SGK, từ các sự vật hiện tượng liên quan trong cuộc sống, hay tải từ internet.
GV có thể sử dụng một số phần mềm hỗ trợ xử lý hình ảnh như Photoshop,
Macromedia… để xử lí các hình ảnh sao cho phù hợp với các ý đồ dạy học.
Thư viện video clip, flash: Đây là dạng tư liệu động. Bên cạnh những hình ảnh
còn có âm thanh trung thực nên HS tham gia học tập rất tích cực và rất hứng thú.
Trong thư viện tư liệu hỗ trợ thiết kế BGĐT của GV không thể thiếu nguồn video
clip. Video clip có vai trò quan trọng trong việc tạo động cơ hứng thú học tập của
học sinh và hỗ trợ tối ưu cho một số giai đoạn của quá trình dạy học như dùng để
tạo tình huống học tập, nêu sự kiện khởi đầu và có thể giúp HS đưa ra dự đoán về
hiện tượng vật lý dễ dàng. Hình ảnh, âm thanh trong video clip đến với HS trực
quan sinh động, gần gũi với thực tiễn, dễ nhận thức. Video clip với tốc độ chuyể
động nhanh có thể cung cấp một lượng thông tin chính và phụ gấp nhiều lần so với
lời giảng của GV trong giờ lên lớp. Với sự hỗ trợ đa dạng của máy vi tính có thể sử
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc chia nhỏ từng đoạn thông tin, phân tích các hoàn
cảnh trong video clip. Những khả năng này tạo điêù kiện cho GV trong việc phối
hợp các phương pháp, hình thức dạy học, phát huy được tính tích cực của HS
nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nguồn video clip và flash GV có thể tải từ
mạng internet hoặc tự xây dựng làm tư liệu riêng cho mình.
Thư viện tư liệu thí nghiệm ảo: Xây dựng các phần mềm thí nghiệm ảo hỗ trợ
các thí nghiệm thật trong điều kiện không thể thực hiện được thí nghiệm đó (do

11


điều kiện thiếu trang bị thí nghiệm, hoặc do nhu cầu ôn lại các bước thí nghiệm khi
ôn tập, các thí nghiệm nguy hiểm, các thí nghiệm quá nhanh không quan sát được,
các thí nghiệm quá chậm không thể tiến hành một cách tự nhiên trong khuôn khổ
tiết học…)
Bước 3: Lựa chọn phần mềm trình diễn tiến trình dạy học.
Đa số GV hiện nay thường lựa chọn phần mềm Microsoft PowerPoint để thiết
kế GAĐT và trình diễn. Khi thiết kế cần chú ý các yêu cầu sau:
Về bố trí bài giảng điện tử: cách bố trí trang slide tác động đến sự chú ý của
người học. Các thành phần của Slide gồm: Các lề, sự sắp xếp các thành phần của
Slide, kiểu chữ và các đặc tính của chữ, màu sắc. Trong một bài giảng có nhiều
Slide, nên có sự thống nhất cho tất cả các Slide, cấu trúc của Slide phải rõ ràng, dễ
xem, các trang cần phải thống nhất và hài hòa với nhau, cách bố trí của Slide phải
gây được sự chú ý nhưng không được lạm dụng màu sắc dễ phân tán người học.
Về phần sắp xếp văn bản trong Slide: Đoạn văn viết trong Slide phải cô đọng.
Các nghiên cứu cho thấy tốc độ đọc trên màn hình chậm hơn 30% so với đọc trên
giấy do vậy lời văn dài dễ gây chán nản cho người đọc. Phần văn viết không được
chiếm quá 30% của trang Slide. [4,tr 16 ]. Thông thường, các đoạn văn trên Slide
là những nội dung cô đọng nhất, có tính chất định hướng tiến trình dạy học và là
những kết luận quan trọng cuối cùng. Khi giảng dạy, người GV phải có những giải
thích, lý giải thêm để giúp HS có thêm những cứ liệu khoa học để có thể tự lực giải
quyết vấn đề cần chiếm lĩnh.
Đưa các dạng dữ liệu khác nhau vào bài giảng: MVT có ưu điểm nổi trội so
với phương tiện dạy học truyền thống ở khả năng đưa các tư liệu hình ảnh, âm
thanh, đồ thị, bảng biểu, video clip… làm tăng tính trực quan cho HS, gây hứng
thú tạo động cơ học tập và chiếm lĩnh tri thức của HS. Trong những trường hợp
như thí nghiệm thật khó làm hay làm được nhưng nguy hiểm, hay đối tượng mô tả
là quá nhỏ hoặc quá lớn thì vai trò của thí nghiệm ảo được phát huy một cách tối

đa. Truy nhiên việc đưa các dữ liệu này vào bài giảng sẽ làm tăng dung lượng của
file trình diễn, tạo ra nhiều mối liên kết cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới tính liên tục
của bài giảng. Điều này đòi hỏi GV chuẩn bị một cách rất công phu, lựa chọn tư
liệu một cách hợp lý phù hợp với nội dung giảng dạy.
Sử dụng các siêu liên kết: Chức năng siêu liên kết cho phép kết nối bài giảng
với các trang thông tin hỗ trợ dưới dạng văn bản, bảng tính, đồ họa. Khi kết nối
vào Website trên internet thì BGĐT sẽ được mở rộng, khai thác được những ưu
điểm của Internet trong dạy học.
12


Bước 4: Chạy thử chương trình, sữa chữa, hoàn thiện.
Giai đoạn này GV cần kiểm tra lại toàn bộ chương trình, thử lại các tương tác
cùng các hiệu ứng. Trong quá trình thiết kế với kịch bản đã có thì sẽ không tránh
được những thay đổi, bổ sung thông tin cho bài giảng do đó việc kiểm tra lần cuối
các hiệu ứng, các mối liên kết tới các file dữ liệu để đảm bảo khi trình diễn không
có những sai sót.
GV nên tổ chức thử nghiệm với lớp học cụ thể, tiết học cụ thể. Các tiết học
với BGĐT này được thực hiện với điều kiện đã dự kiến cách sử dụng thích hợp.
Việc đánh giá hiệu quả của các tiết học này sẽ là cơ sở quan trọng nhất để bổ sung
thêm thông tin và sửa lại kịch bản hợp lý hơn.
Trong trường hợp không có điều kiện dạy thử thì GV nên chạy thử trên MVT
(chạy thử tùng phần và toàn bộ các Slide để điều chỉnh những sai sót có thể xảy ra
trong quá trình thiết kế)
Sau khi điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện lại lần cuối nên ghi vào một file trên
đĩa CD hoặc ổ cứng MVT.
2.2 Các công cụ hỗ trợ thiết kế
a. Phần mềm Microsoft PowerPoint.
Microft PowerPoint là công cụ trình diễn có minh họa có thể thiết kế các mẫu
chủ yếu cho bài báo cáo, bài giảng với các tiêu đề, văn bản, các biểu đồ, các hình

họa được quét vào máy tính, các hoạt hình, các phim video và âm thanh. Với các
khả năng đó, nhiều GV đã tận dụng Power Point để thiết kế bài giảng điện tử.
Sử dụng PowerPoint để soạn các BGĐT cho phép tạo ra một tập Slide theo
câu trúc lô-gic của bài giảng. Mỗi Slide thường chứa đựng trên đó một đơn vị kiến
thức cần truyền thụ của bài giảng. Các Slide được liên kết với nhau trong một file
và lần lượt xuất hiện theo một trật tự được quy định bởi người soạn.
Việc liên kết các file dữ liệu của hầu hết các chương trình trên Windowns đã
cho Powerpoint có khả năng sử dụng thêm các công cụ khác để phục vụ cho tiến
trình dạy học như: vẽ các biểu bảng, biểu đồ, đồ thị, xử lý các bảng số liệu.
Các hiệu ứng và khả năng trình diễn các đối tượng trên Slide không những
làm cho hoạt động diễn ra phù hợp với lô-gic của quá trình nhận thức, mà còn có
tác dụng làm cho thế giới khách quan được tái tạo lại một các có chọn lọc và sinh
động. Điều đó kích thích hứng thú, tăng cường sự chú ý và niềm tin của HS trong
quá trình hoạt động nhận thức.
13


Việc trình bày các Slide có thể thực hiện ở ba chế độ tự động, có định thời
gian hoặc không định thời gian. Biết cách sử dụng hợp lý ba chế độ này sẽ cho
phép giám sát và khống chế được thời gian trình bày. Như vậy, bài giảng luôn
được thực hiện đúng tiến độ đã định sẵn.
Với chức năng Pointer Opiton, Power Point cung cấp một công cụ viết hoặc
vẽ trên nền các Slide để đánh dấu các điểm trọng yếu trong nội dung trình bày và
có thể dễ dàng xóa đi mà không làm ảnh hưởng tới các đối tượng được tạo ra trước
đó trên Slide. Đây là một chức năng rất ưu việt thường dùng để nhấn mạnh một nội
dung kiến thức nào đó trong khi giảng dạy.
b. Giới thiệu về phần mềm Violet.
Bên cạnh phần mềm
trình diễn nổi tiếng và tiện
dụng

của
Microsoft
Powerpoint thì phần mềm
Violet của công ti cổ phần tin
học Bạch kim cũng là một
công cụ giúp cho các GV có
thể tự xây dựng được phần
mềm hỗ trợ dạy học theo ý
tưởng của mình một cách
nhanh chóng.
Violet được viết tắt từ
Hình 1. Giao diện phần mềm Violet.
cụm từ tiếng Anh: Visual &
Online Lecture Editor for Teacher (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành
cho GV)
So với PowerPoint, việc sử dụng Violet còn được thuận lợi và đẽ dàng cho
người dùng như PowerPoint, tuy nhiên chương trình này có một số chức năng tốt
hơn như cho phép nhập và thể hiện các file Flash hoặc cho phép điều khiển quá
trình chạy của các đoạn phim. Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho
phép xuất bài giảng ra thành một file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức là
không cần phần mềm Violet vẫn có thể chạy được trên mọi máy tính, hoặc đưa lên
máy chủ thành các bài giảng trực tuyến để sử dụng qua mạng Internet.
c. Phần mềm Crocodile Physics.
Crocodile Physics là phần mềm dạy học vật lý thuộc họ phần mềm Crocodile
dùng cho các môn học Vật lý, Toán học, Hóa học và Công nghệ ở trường THCS và
14


THPT. Họ phần mềm này đã phát triển từ phiên bản cũ Crocodile Clips 3 từ năm
1993, hiện tại có hơn 40 nước trên thế giới đang sử dụng.

Với phần mềm này có
thể thực hiện hàng loạt thí
nghiệm mô phỏng ở các lĩnh
vực Cơ học, Điện học, Quang
hình học và Sóng. Các thí
nghiệm mô phỏng được tạo ra
bằng cách sử dụng các thành
phần có sẵn trên thanh công
cụ để tạo thành một phòng thí
nghiệm “Screen lab” an toàn,
mềm dẻo, dễ sử dụng và hấp
Hình 2: Xây dựng thí nghiệm ảo
trong phần mềm Crocodile Physics
dẫn.
Các phép đo trong Crocodile Physics dễ thực hiện. Dữ liệu từ các thí nghiệm
mô phỏng được biễu diễn trên đồ thị và có thể đọc được các giá trị, “đo được” một
cách nhanh chóng bằng việc di chuyển con trỏ ngang qua thí nghiệm. [5]
d. Một số công cụ hỗ trợ khác.
Vật lý là bộ môn thực nghiệm nên khi giảng dạy GV cần phải coi trọng các
phương pháp thực nghiệm. Ngoài các phần mềm trình chiếu đã giới thiệu ở trên,
GV có thể xây dưng tư liệu thí nghiệm cho mình bằng các phần mềm mô phỏng
minh họa như Working Model, các Video Clip thí nghiệm xây dựng từ Video
Studio, các file Flash được làm từ Macromedia Flash và sự hỗ trợ của mạng
Internet…
2.3 Nội dung cơ bản của Chương “Từ trường”
a. Vị trí- mục tiêu của chương “Từ trường” Vật lý 11 Nâng cao.[3, tr 159]
Chương trình, nội dung chương Từ trường- Vật lý 11 Nâng cao theo chương
trình đồng tâm HS được nghiên cứu sâu và kĩ lưỡng hơn về mặt định tính và định
lượng. Mục tiêu chính của chương “Từ trường” trong chương trình và nội dung
được trình bày ở SGK Vật lý 11 Nâng cao:

- Trình bày được khái niệm cảm ứng từ (phương, chiều, độ lớn).
- Vận dụng các công thức xác định lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện,
công thức xác định lực Lo-ren-xơ.
15


- Trình bày và vận dụng được quy tắc bàn tay trái.
- Mô tả được từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản, vận dụng
được quy tắc nắm tay phải.
- Trình bày và vận dụng được công thức xác định momen ngẫu lực từ tác
dụng lên một khung dây mang dòng điện.
b. Tóm tắt nội dung và sơ đồ lô-gic của chương “Từ trường”
- Từ trường. Đường sức từ. Cảm ứng từ.
+ Xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện (nói chung là xung quanh điện
tích chuyển động) tồn tại từ trường. Từ trường có tính chất cơ bản là tác dụng lực
từ lên nam châm hay lên dòng điện (điện tích chuyể động) đặt trong nó.
+ Từ trường đều là một từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau. Cảm
ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng từ. Đơn vị của cảm
ứng từ là Tesla kí hiệu là T.
+ Cảm ứng từ của từ trường tại tâm của dòng điện trong khung dây tròn:
B = 2π .10 − 7

I .N
, với R là bán kính của khung dây, N là số vòng dây trong khung, I
R

là cường độ dòng điện trong mỗi vòng dây. Quy tắc bàn tay phải xác định chiều
của cảm ứng từ do dây dẫn tròn tạo ra.
+ Cảm ứng từ của từ trường của dòng điện trong ống dây: B = 4π .10−7 nI , với n là số
vòng dây. Quy tắc bàn tay phải xác định chiều của cảm ứng từ do ống dây dài tạo

ra.
- Lực từ. Lực Lo-ren-xơ.
+ Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa
đoạn dòng điện và cảm ứng từ tại điểm khảo sát. Quy tắc bàn tay trái xác
định
phương và chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện trong từ trường.
Độ lớn F = BIl sin α , với α là góc hợp bởi đoạn dòng điện và cảm ứng từ.
+ Lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị dài của hai dòng điện song song F = 2.10− 7

I1I 2
,
r

với r là khoảng cách giữa hai dòng điện.
+ Ampe là cường độ của dòng điện không đổi khi chạy trong hai dây dẫn thẳng,
tiết diện nhỏ, rất dài, song song với nhau và cách nhau 1m trong chân không
thì
mỗi mét dài của mỗi dây có một lực từ bằng 2.10-7N tác dụng.
+ Momen ngẫu lực từ: M = IBS sin θ . Trong đó S là diện tích phần mặt phẳng giới
hạn bởi khung, θ là góc hợp bởi vecsto pháp tuyến của khung và cảm ứng từ.

16


+ Lực Lo-ren-xơ: f = q vB sin α , trong đó q là điện tích của hạt, α là góc hợp bởi
vecto vận tốc của hạt và cảm ứng từ.
+ Từ trường Trái đất:
Độ từ thiên: Góc lệch giữa kinh tuyến địa lý gọi là độ từ thiên, kí hiệu là D.
Độ từ khuynh: Góc hợp bởi kim nam châm của la bàn từ khuynh và mặt phẳng
nằm ngang gọi là độ từ khuynh, kí hiệu là I.

- Cấu trúc lô-gic của chương “Từ trường” như sau:

Từ trường

Nam châm

Tương
tác từ

Cảm
ứng từ.

Đường
sức từ

Từ trường đều
Chất sắt từ

Dòng điện

Định luật Ampe
Lực Lo-ren-xơ

Từ trường Trái Đất

Dây dẫn mang
dòng điện

Sơ đồ 2: Sơ đồ lô-gic nội dung chương Từ trường
c. Nội dung cơ bản của một số bài học trong Chương. [2,tr 158-172]

Trong chương Từ trường có hai bài học được chọn phù hợp nhất để thiết kế
BGĐT. Nội dung cơ bản của hai bài học như sau:
Bài 32: Lực Lo-ren-xơ
- Lực mà từ trường tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động trong nó gọi là
lực Lo-ren-xơ.
- Lực Lo-ren-xơ có phương vuông góc với mặt phẳng chúa vec to vận tốc của hạt
mang điện và véc tơ cảm ứng từ tại điểm khảo sát.

17


- Quy tắc xác định chiều của lực Lo-ren-xơ có thể suy ra từ quy tắc bàn tay trái xác
định chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện. Như vậy lực Lo-ren-xơ tác dụng lên
điện tích dương thì cùng chiều với lực từ tác dụng lên dòng điện, còn lực Lo-renxơ tác dụng lên điện tích âm thì có chiều ngược lại.
- Độ lớn của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt chuyển động trong từ trường theo
phương vuông góc với đường sức từ là: f = q vB sin α .
- Lực Lo-ren-xơ có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt là ứng dụng trong vô tuyến truyền
hình.
Bài 35: Từ trường Trái Đất.
- Góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý gọi là độ từ thiên (hay góc từ
thiên), kí hiệu là D.
- Quy ước: D>0 nếu cực Bắc của kim la bàn lệch sang phía Đông và ngược lại.
- Góc hợp bởi kim nam châm của la bàn từ khuynh và mặt phẳng nằm ngang gọi là
độ từ khuynh (hay góc từ khuynh), kí hiệu là I.
- Quy ước: I>0: cực Bắc của kim nam châm nằm phía dưới mặt phẳng nằm ngang,
ngược lại I<0.
- Các cực từ của Trái Đất.
- Những biến đổi của các yếu tố từ trường Trái Đất xảy ra hầu như cùng một
lúc trên quy mô toàn cầu thì ta gọi là bão từ.
- Có hai loại: bão từ yếu, bão từ mạnh.

+ Bão từ yếu: diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
+ Bão từ mạnh: kéo dài vài ngày.
2.4 Tiến trình dạy học của một số bài trong Chương.
Phần này tôi xin trình bày hai GAĐT được thiết kế bằng Microsoft
PowerPoint theo quy trình đã nêu trên. Sản phẩm các BGĐT và tư liệu được lưu
trong đĩa CD
GAĐT Số 1: Bài 32 Lực Lo-ren-xơ.
I. Mục tiêu.
- Phát biểu được lực Lo-ren-xơ là gì và nêu được các đặc trưng về phương, chiều
và viết được công thức tính lực Lo-ren-xơ.
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của chuyển động của hạt mang điện tích trong từ
trường đều; viết được công thức tính bán kín vòng tròn quỹ đạo.
18


II. Chuẩn bị
Giáo viên: Thiết kế BGĐT, các video về cực quang, thí nghiệm vòng dây Hemhôn, ống phóng điện tử…vv
Học sinh: Ôn lại về chuyển động tròn đều, lực hướng tâm và định lí động
năng, cùng với thuyết electron về dòng điện trong kim loại.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trình chiếu
Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề nhận thức.
- Click chạy Slide 1
- Lên bảng biểu diễn Slide 1
Kiểm tra bài cũ : Lực hình và trả lời câu
từ tác dụng lên một hỏi.
đoạn dây dẫn mang
dòng điện đặt trong từ

trường.
- GV Click chuột chạy
đáp án và nhận xét câu
trả lời của HS.
Slide 2
- Đặt vấn đề: Hiện
tượng
cực
quang - Xem video hiện
thường xảy ra tại tượng cực quang.
những miền có vĩ độ
lớn. Click chạy Slide 2
cho HS xem video.
- Nguyên nhân của
hiện tượng cực quang
là Lực Lo-ren-xơ tác
Slide 3
dụng lên các hạt mang
điện. Vậy lực Lo-renxơ là gì? Chúng ta
cùng tìm hiểu bài học
hôm nay.
- Click Slide 3 giới
thiệu nội dung bài học.

19


Hoạt động 2 (15 phút): Thí nghiệm về chuyển động của electron trong từ trường
- Thông báo: Bản chất - Suy nghĩ vấn đề vừa Slide 4
lực từ tác dụng lên dây nêu.

dẫn có dòng điện là
tổng hợp của các lực
từ tác dụng lên các
electron chuyển động
có hướng tạo thành
dòng điện.
- Click chạy Slide 4:
Giới thiệu các dụng cụ
thí
nghiệm
hình
32.1SGK và mục đích
của thí nghiệm.
- Click chạy video thí
nghiệm ở Slide 5 cho
HS xem video clip tiến
hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS cho biết
hiện tượng và giải
thích.

- Click chạy các hiệu
ứng Slide 6, nhận xét
và mô phỏng, giải
thích hiện tượng cho
HS.
- Ngắt dòng điện qua
vòng dây Hem-hôn
(vẫn duy trì nguồn đốt
sợi dây) vệt sáng có

quỹ đạo vệt sáng như
thế nào? vì sao?

- Quan sát Slide 4.

Slide 5

- HS xem video, quan
sát hiện tượng và
trình bày nhận xét.
- Hiện tượng: xuất
hiện vòng tròn sáng
Slide 6
trong bình thủy tinh.
- Giải thích: Do tác
dụng nhiệt của dòng
điện, các electron phát
ra từ sợi dây đốt va
chạm với các phân tử
khí trong bình làm
phát quang. Vòng tròn
sáng cho biết quỹ đạo
của các electron trong
từ trường, tức là từ
trường tác dụng lực
lên electron.
- HS trả lời: Quỹ đạo
và vệt sáng thẳng
không có vòng tròn
20



- Nhiều thí nghiệm sáng. Vì electron
khác cho thấy rằng, từ không chịu sự tác
trường tác dụng lực từ dụng của lực từ do
lên bất kì hạt mang dòng điện trong vòng
điện nào chuyển động dây Hem-hôn gây ra.
trong nó.
Hoạt động 2 (10 phút):Tìm hiểu khái niệm lực Lo-ren-xơ.
- Click Slide 7 thông - HS ghi định nghĩa Slide 7
báo định nghĩa lực Lo- vào vở.
ren-xơ. Giới thiệu về
nhà Vật lý Lo-ren-xơ.
- Lưu ý: Ở đây ta nói
đến lực từ tác dụng lên
các hạt mang điện
chuyển động, những - HS trả lời: Lực Amhạt mang điện đứng pe.
yên thì không có lực từ
tác dụng.
- Lực từ tác dụng lên
Slide 8
một đoạn dòng điện
gọi là lực gì?
- Click chạy Slide 8 và
yêu cầu HS trả lời:
+ Vòng dây Hem-hôn
đặt nằm ngang, từ
trường có chiều như
trên Slide, vậy vec-tơ
cảm ứng từ hợp với

mặt phẳng quỹ đạo của
electron một góc bằng
bao nhiêu?
+ Quỹ đạo electron là
đường tròn, chứng tỏ
lực
Lo-ren-xơ

phương như thế nào?
- Kết luận: Phương
vuông góc với vec-tơ

- HS trả lời:
+ Mặt phẳng quỹ đạo
của electron vuông
góc với vec-tơ cảm
ứng từ do dòng điện
trong vòng dây Hemhôn gây ra.
+ Lực Lo-ren có
phương vuông góc
với vec-tơ vận tốc của
electron và vec-tơ
cảm ứng từ tại điểm
khảo sát.

21


×