Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Khắc phục rào cản cho hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp Công ty CPTMDV Hoàng Dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.76 KB, 34 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

PHẠM THU HUYỀN

KHẮC PHỤC RÀO CẢN CHO HOẠT ĐỘNG
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP
TƢ NHÂN NHỎ VÀ VỪA TẠI HÀ NỘI
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÔNG TY CPTMDV HOÀNG DƢƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2016
Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

PHẠM THU HUYỀN

KHẮC PHỤC RÀO CẢN CHO HOẠT ĐỘNG
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP
TƢ NHÂN NHỎ VÀ VỪA TẠI HÀ NỘI


(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÔNG TY CPTMDV HOÀNG DƢƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mã số: 60.34.04.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS VŨ CAO ĐÀM

Hà Nội - 2016

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời biết ơn đến Ban Giám hiệu, quý
Thầy/Cô Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia
Hà Nội, đã giảng dạy và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua.
Chân thành ghi ơn quý Thầy/Cô đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong việc học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc
sĩ một cách hoàn chỉnh.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Vũ Cao Đàm đã
hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn
này. Xin gởi lời tri ân của tôi đối với những điều mà Thầy đã dành cho tôi.
Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường, quý Thầy/Cô, các đồng
nghiệp tại Công ty cổ phần Thương Mại và Dịch vụ Hoàng Dương đã hỗ trợ
cho việc cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị trong lớp cao học
Quản lý KH&CN K12, các đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn

thành khóa học này.

Trân trọng cảm ơn!

Phạm Thu Huyền

Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do nghiên cứu ...................................................................................... 1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .......................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
6. Mẫu khảo sát ............................................................................................. 4
7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 4
8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 4
9. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 5
10. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 5
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ VÀ DOANH NGHIỆP ................................................................... 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm về rào cản ....................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm về khắc phục .................................................................. 9
1.1.3. Khái niệm về công nghệ .................................................................. 9
1.1.4. Khái niệm về đổi mới công nghệ .................................................. 14

1.2. Cơ sở lý luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu đề tài .............................. 18
1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp ............................................................ 18
1.2.2. Khái quát về doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa ............................ 20
1.2.3. Cơ sở lý luận về việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ........ 22
1.3. Tổng quan về việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tƣ nhân
nhỏ và vừa ở Hà Nội ................................................................................... 23
Tiểu Kết Chƣơng 1........................................................................................ 27
CHƢƠNG 2 NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN CHO HOẠT ĐỘNG
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ

Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

VỪA TẠI HÀ NỘI ...................................................................................... 28
2.1. Tổng quan hoạt động của các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa tại Hà
Nội............................................................................................................... 28
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về thủ đô Hà Nội ......................................... 28
2.1.2. Tổng quan về Công ty CPTMDV Hoàng Dƣơng ......................... 29
2.1.3. Tổng quan về các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa tại Hà Nội .. 30
2.2. Những rào cản cho hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh
nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa tại Hà Nội ........................................................ 32
2.2.1. Rào cản về quy mô sản xuất và trình độ nhân lực ........................ 32
2.2.2. Rào cản về nguồn vốn cho đầu tƣ đổi mới công nghệ .................. 40
2.2.3. Rào cản trong tiếp cận thông tin về công nghệ, thị trƣờng ........... 44
2.2.4. Rào cản từ việc thiếu các chính sách đủ mạnh để thúc đẩy đổi mới
công nghệ tại các doanh nghiệp .......................................................... 49
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................ 52
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG

NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN NHỎ VÀ VỪA
TẠI HÀ NỘI ................................................................................................ 53
3.1. Kinh nghiệm quốc tế trong việc đổi mới công nghệ tại các doanh
nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa .......................................................................... 53
3.2. Giải pháp về đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp ......................... 57
3.3. Giải pháp hỗ trợ về tài chính và đầu tƣ cho phát triển công nghệ theo
nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp ........................................................ 62
3.4. Giải pháp hỗ trợ thông tin và tƣ vấn tìm kiếm, lựa chọn công nghệ ... 65
3.5. Giải pháp tăng cƣờng các chính sách, hỗ trợ của nhà nƣớc ................ 68
Tiểu kết Chƣơng 3 ........................................................................................ 73
KẾT LUẬN .................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 76
PHIẾU KHẢO SÁT .................................................................................... 78

Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Footer Page 6 of 126.

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CP

Chính Phủ


CPTMDV

Cổ Phần Thƣơng mại và Dịch vụ

DN

Doanh nghiệp

DNTNNVV

Doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa

ĐMCN

Đổi mới công nghệ

KH&CN

Khoa học & Công nghệ

R&D

Research & Development

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP


Thành phố


Header Page 7 of 126.

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa đăng ký thành lập mới
giai đoạn 2011 - 2014 …………………………………………………………….. 30
Bảng 2.2: Tổng số vốn đăng ký trong giai đoạn này đã tăng gấp 4 lần kể từ
năm 2008………………………………………………………………………..… ... 31
Hình 2.3 Địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp …………………..……32

Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Những năm gần đây, cùng sự tăng trƣởng của nền kinh tế, KH&CN của
nƣớc ta đƣợc thúc đẩy với tốc độ nhanh chƣa từng thấy. Từ đó cũng dẫn đến
sự phát triển vƣợt bậc về KH&CN trong các doanh nghiệp, là cơ hội cũng nhƣ
thách thức không hề nhỏ với các doanh nghiệp tƣ nhân, đặc biệt là các start
up. Công nghệ và đổi mới công nghệ đang ngày càng trở thành yếu tố quan
trọng tác động đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp, đặc biệt tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
tƣ nhân nhỏ và vừa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đây là
con đƣờng tất yếu và cấp bách của các doanh nghiệp.
Để đổi mới công nghệ, ngoài năng lực tự thân của doanh nghiệp thì

Nhà nƣớc với vai trò quản lý, điều tiết vĩ mô là chủ thể vô cùng quan trọng
trong việc thúc đẩy sự phát triển và đổi mới công nghệ xây dựng bằng các
chính sách vĩ mô. Đặc biệt, quan trọng là chính sách đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp tạo ra đòn bẩy kích thích quá trình đầu tƣ đổi mới và phát triển
công nghệ xây dựng theo kịp với tiến trình phát triển của nền kinh tế và quá
trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ hiện nay và trong tƣơng lai.
Thành phố Hà Nội là trung tâm của chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội,
nơi tập trung rất nhiều các doanh nghiệp cùng nguồn lao động vô cùng dồi
dào. Với mạng lƣới phát triển kinh tế dày đặc cùng số lƣợng doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh đứng đầu cả nƣớc, nhu cầu đổi mới công nghệ của Hà Nội
một vấn đề cấp thiết hàng đầu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ
và vừa, nhƣng hiện này lại đang gặp rất nhiều rào cản. Đây là lý do tôi chọn
đề tài: Khắc phục rào cản cho hoạt động đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp tư nhân nhỏ và vừa tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp công ty
CPTMDV Hoàng Dương) để nghiên cứu.

1
Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Vấn đề đổi mới công nghệ gần đây nhận đƣợc nhiều sự quan tâm và
nghiên cứu bởi tính cấp thiết, nhằm nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh và
giá trị kinh tế. Đã có những nghiên cứu chỉ ra những rào cản đổi mới công
nghệ trong các doanh nghiệp nói chung, và trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ nói riêng. Các nghiên cứu này đã chỉ ra đƣợc những hạn chế về vốn,
thông tin, nhận thức, nhân lực, quản lý, chính sách… trong việc tiếp cận với
những công nghệ mới.

Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tƣợng là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa nói chung ví dụ nhƣ các luận văn sau: Phan Thu Trang (2010) Xây
dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa; Nguyễn Duy Hƣng (2009) Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm
đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ
và vừa ở Hải Dương.
Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung vào một số công cụ
để thúc đẩy việc đổi mới công nghệ nhƣ công cụ tài chính, thông tin, chính
sách. Điển hình có các luận văn: Nguyễn Quang Hải (2015) Sử dụng công cụ
tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ (Nghiên
cứu trường hợp tỉnh Hải Dương); Nguyễn Văn Đoàn (2010) Sử dụng công cụ
thuế để kích thích đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Hải Dương trong hội nhập.
Trong nghiên cứu về nhận diện rào cản trong việc chuyển giao công
nghệ đã có nhiều đề tài liên quan đến vấn đề này nhƣ Trần Văn Đoài (2013)
Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở
miền núi bằng mô hình trình diễn; Nguyễn Khắc Thế (2014) Áp dụng mô hình
trình diễn để khắc phục rào cản trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ y
tế ở miền núi (Nghiên cứu trường tỉnh Lạng Sơn).
2
Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

Tuy nhiên vẫn chƣa có những nghiên cứu sâu tập trung vào việc khắc
phục những rào cản thúc đẩy đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ
và vừa tại Hà Nội, để có thể đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy
đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng và tính cạnh tranh.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Nhận diện những rào cản trong đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp
tƣ nhân nhỏ và vừa ở thủ đô Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục các
rào cản để thúc đẩy nâng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và đem
lại giá trị kinh tế lớn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả của việc đổi mới
công nghệ tại các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa ở Hà Nội.
- Đƣa ra những lý luận làm cơ sở để đánh giá thực trạng và đề xuất các
giải pháp về rào cản đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và
vừa tại Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng năng lực đổi mới công nghệ hiện nay của các
doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Chỉ ra các
rào cản trong việc đổi mới công nghệ công nghệ của các doanh nghiệp tƣ
nhân nhỏ và vừa tại Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục các rào cản trong đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các khó khăn trong
việc thúc đẩy đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa.
- Phạm vi không gian: các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa Hà Nội,
nghiên cứu sâu trƣờng hợp tại công ty CPTMDV Hoàng Dƣơng.
- Phạm vi thời gian: 05 năm từ năm 2010 đến 2015
3
Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

6. Mẫu khảo sát
- Mẫu khảo sát không gian: Công ty CPTMDV Hoàng Dƣơng và một

vài doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa tại Hà Nội.
- Hình thức khảo sát: Phỏng vấn sâu nhân viên và ngƣời quản lý các
doanh nghiệp trên thông qua phiếu khảo sát.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi chính:
- Làm thế nào khắc phục đƣợc các rào cản để thúc đẩy đổi mới công
nghệ tại các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa ở Hà Nội?
Câu hỏi phụ:
- Yếu tố nào là rào cản trong đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp
tƣ nhân nhỏ và vừa ở Hà Nội?
- Giải pháp khắc phục các rào cản đó là gì?
8. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhận thức rõ đƣợc các rào cản chính là cách để đƣa ra đƣợc các giải
pháp khắc phục chúng, làm thúc đẩy các hoạt động đổi mới công nghệ trong
các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa tại Hà Nội.
- Những yếu tố sau là rào cản trong đổi mới công nghệ tại các doanh
nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa tại Hà Nội
+ Rào cản từ chính bên trong các doanh nghiệp: Nhận thức không đầy
đủ, trình độ nhân lực thấp, quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn, thiếu thông tin.
+ Rào cản từ việc thiếu các chính sách đủ mạnh và từ trong công tác
quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp.
- Đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp
đầu tƣ công nghệ theo nhu cầu thực tế, tƣ vấn lựa chọn công nghệ phù hợp,
tăng cƣờng các chính sách và công tác quản lý từ phía nhà nƣớc là những giải
4
Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.


pháp khắc phục rào cản đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ
và vừa tại Hà Nội.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích tài liệu: Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài
liệu, số liệu để từ đó có đƣợc một bức tranh tổng thể về đổi mới công nghệ
tại, cũng nhƣ thấy đƣợc các rào cản trong đổi mới công nghệ tại các doanh
nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa ở Hà Nội.
- Phƣơng pháp quan sát thực tế: Quan sát hoạt động sản xuất và quy
mô công nghệ, loại công nghệ đang đƣợc áp dụng tại doanh nghiệp.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Thu thập những thông tin thông qua
việc phỏng vấn nhân viên và quản lý của Công ty CPTMDV Hoàng Dƣơng
cùng một số doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa khác.
- Phƣơng pháp điều tra phiếu hỏi: Thu thập thông tin bằng cách sử
dụng các phiếu hỏi, lấy ý kiến của các nhân viên và quản lý của Công ty
CPTMDV Hoàng Dƣơng cùng một số doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa khác.
10. Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về rào cản đổi mới công nghệ và doanh
nghiệp
Chƣơng 2: Nhận diện những rào cản cho hoạt động đổi mới công nghệ
trong các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa tại Hà Nội
Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong các
doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa tại Hà Nội

5
Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
VÀ DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về rào cản
Theo từ điển bách khoa toàn thƣ Merriam Webster định nghĩa rào cản
với nội hàm chỉ những đối tượng vật chất, hoặc những vật thể được sử dụng
để tách biệt, phân định ranh giới hoặc là các chướng ngại vật nói chung.
Theo từ điển Ngôn ngữ tiếng Anh rào cản có thể giải thích theo 7 ý
nghĩa, như một dạng cấu trúc vật chất được xây dựng để ngăn trở việc vượt
qua; là yếu tố phi vật chất với vai trò ngăn cản, gây trở ngại; trong lĩnh vực
sinh học rào cản rào cản là một lớp màng, lớp mô hoặc một cơ chế có khả
năng ngăn cản quá trình chuyển đổi của một số chất ; trong lĩnh vực sinh thái
học rào cản là yếu tố vật chất vật lý hoặc sinh học giới hạn sự di cư ; rào cản
có thể là mộ t làn ranh giới hoặc giới hạn , hoặc là thứ có khả năng tách biệt
hoặc giữ khoảng cách; hoặc rào cản có thể dùng để chỉ các dạng thanh chắn
(cầu đường)…
Theo từ điể n đa ngôn ngữ Kernerman

, rào cản được định nghiã



những gì thiế t lập để bảo vê ̣ hoặc ngăn trở, hoặc gây khó khăn. Cách diễn đạt
trên đề u nhận diê ̣n đặc trưng của rào cản là bấ t cứ thứ gì (vật chấ t hoặc phi
vật chấ t ) có khả năng ngăn chặn , cản trở, gây trở ngại cho sự vượt qua mộ t
giới hạn hoặc duy trì sự tách biê ̣t hoặc ngưỡng ranh giới nhấ t định.
Theo từ điển bách khoa toàn thƣ Việt Nam thì rào cản có thể hiểu là
việc ngăn, không cho vượt qua, là sự trở ngại, ngăn cách. Hiện nay rào cản
đƣợc đề cập và phân tích trong nghiên cứu bao gồm: rào cản về hành chính và
pháp lý ; rào cản về kinh doanh; rào cản về nguồn nhân lực ; rào cản công

6
Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

nghệ; rào cản thực tế về các thông lệ; rào cản nhận thức; rào cản cảm xúc; rào
cản trí tuệ...
Rào cản nhận thức xuất hiện trong quá trình học hỏi để tiếp nhận thông
tin về thế giới khách quan của con ngƣời . Rào cản nhận thức tồn tại khi con
ngƣời không thể nhâ ̣n thức đầ y đủ đƣơ ̣c vấ n đề hoă ̣c các thông tin để có cách
giải quyế t phù hơ ̣p.
Rào cản cảm xúc xuất hiện khi những cảm xúc, tình cảm của con ngƣời
xung đô ̣t với bố i cảnh, hoàn cảnh cụ thể, do đó ha ̣n chế khả năng phản ứng và
quyế t định của con ngƣời.
Rào cản này tồn tại khi chúng ta nhâ ̣n biế t có sự tổ n ha ̣i đế n nhu cầ u
cảm xúc (loại nhu cầu khác biệt nhau về loại hình và cƣờng đô ̣ ở mỗi cá nhân
có thể là : nhu cầ u về thành công , nhu cầ u đƣơ ̣c thừa nhâ ̣n , nhu cầ u đƣơ ̣c ra
mê ̣nh lê ̣nh, nhu cầ u phu ̣ thuô ̣c và nhu cầ u về lòng tự trọng).
Rào cản trí tuệ xuất hiện khi con ngƣời không đủ khả năng để tiếp nhận
thông tin, kiế n thức cầ n thiế t nhằ m giải quyế t vấ n đề nảy sinh. Rào cản trí tuệ
tồ n ta ̣i khi con ngƣời không có những kĩ năng tƣ duy cần thiết để tìm ra giải
pháp phù hợp cho các vấn đề nảy sinh , hoă ̣c không thể sử du ̣ng chúng một
cách tối ƣu.
Rào cản về ngôn ngữ là sự khó khăn khi cá nhân hoặc nhóm ngƣời
không thể giao tiế p hay diễn đa ̣t ý muốn nói theo ngôn ngữ đƣợc sự thông
hiể u của những ngƣời khác.
Rào cản môi trƣờng xuất hiện do những trở ngại

, chƣớng nga ̣i trong


môi trƣờng tự nhiên hoă ̣c xã hô ̣i cản trở viê ̣c con ngƣời đa ̣t

đƣơ ̣c hoă ̣c giải

quyế t những vấn đề trong đời sống.
Rào cản văn hóa xuất hiện khi những đặc trƣng văn hóa biểu hiện qua hành
vi đƣợc cho là khác thƣờng, nằ m ngoài những dự liê ̣u về cách ứng xử văn hóa
7
Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

thông thƣờng(theo tâ ̣p tu ̣c, tâ ̣p quán, theo nghi lễ, theo chuẩ n mực xã hôi...).
̣
Rào cản văn hóa tồn tại khi việc giải quyết vấn đề gặp trở ngại bởi sự
khác biệt giữa một bên cho rằng giải pháp đó là phù hợp với thông lệ , trong
khi bên còn la ̣i ý kiế n hoàn toàn trái ngƣơ ̣c.
Đứng trƣớc một tình huống nan giải con ngƣời thƣờng có thói quen tạo
lập các giải pháp hơn là tìm hiểu nguyên nhân cố t lõi của vấ n đề

(nế u mô ̣t

viê ̣c không hoàn thành thì ngay lâ ̣p tức ngƣời ta sẽ đặt câu hỏi ta ̣i sao việc đó
lại không đƣợc hoàn thành hơn là đă ̣t câu hỏi vì sao viê ̣c đó cầ n phải hoàn
thành). Con ngƣời là chủ thể sáng ta ̣o song cũng là những cá nhân không
thích sự thay đổi bởi thay đổi thƣờng liên quan đến những yếu tố bất định

,


khó biết trƣớc đƣợc kết quả có thể xảy ra.
Bên ca ̣nh những rào cản mang tính văn hóa cá nhân , thì tồn tại những
rào cản mang tin
́ h đa ̣i chúng nhƣ rào cản do niề m tin , rào cản do định kiến ,
rào cản giữa hơ ̣p tác và bấ t hơ ̣p tác , rào cản do những điều cấm ky ,̣ rào cản do
khác biê ̣t về giá trị.
Khái niệm rào cản được tác giả áp dụng trong luận văn bao gồm rào
cản về nguồn vốn; Rào cản công nghệ; Rào cản nhận thức; Rào cản trí tuệ,
Rào cản đổi mới... Có thể hiểu rào cản đổi mới công nghệ đó là sự cản trở về
nhận thức, quản lý, đầu tư, vận hành và chuyển giao công nghệ trong quá
trình áp dụng công nghệ mới tại các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa.
Lý thuyết về rào cản bên cạnh sự đa dạng và phong phú trong phong
cách phân tích và diễn giải khái niệm thì việc phân loại rào cản và tìm hiểu
nguyên nhân của các rào cản còn khá ít ỏi. Do vậy hiện nay rào cản đƣợc
nhận diện là những trở ngại, khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thiết kế và
thực thi các giải pháp nhằm ngăn trở sự vƣợt qua giới hạn, chuẩn mực cho
phép ở cả hai khía cạnh lý luận và thực tiễn.
8
Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

1.1.2. Khái niệm về khắc phục
Theo từ điển bách khoa toàn thƣ Việt Nam khắc phục nghĩa là làm mất
đi những thứ chưa tốt, gây thiệt hại. Ngoài ra còn có những giải nghĩa khác
cho từ khắc phục nhƣ theo TCVN ISO/IEC 9000:2007, hành động khắc phục
là hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã được phát
hiện hay tình trạng không mong muốn khác. Trong dân gian “thất bại là mẹ

thành công”, trong ISO 9001 việc rút kinh nghiệm và phòng ngừa sự cố xảy
ra đƣợc hƣớng dẫn theo yêu cầu cải tiến hành động khắc phục và hành động
phòng ngừa. Nếu không có hành động cải tiến thì xem nhƣ hệ thống thiếu đi
phần quan trọng và hoàn thiện.
Trong yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001, có một số khái niệm cần phân
biệt rõ ràng, “sự khắc phục” là những hành động thực hiện ngay các giải pháp
để xử lý sự không phù hợp, sản phẩm không phù hợp – ví dụ sản phẩm hƣ
phải tìm biện pháp khắc phục nhƣ sửa chữa… một sự cố không phù hợp liên
quan đến giao hàng trễ thì phải xừ lý ngay để tiến hành giao hàng cho khách
hàng, trong khi đó “hành động khắc phục” là hành động tìm nguyên nhân
gốc rễ của vấn để để đƣa ra biện pháp để sự không phù hợp tái diễn trở lại –
theo cách hiểu thông thƣờng của chúng ta là phòng ngừa. Tuy nhiên “hành
động phòng ngừa” theo yêu cầu ISO 9001 là phát hiện những vấn đề không
phù hợp tiềm ẩn và đƣa ra những giải pháp phòng ngừa để sự không phù hợp
xảy ra.
Hoặc theo InernetDict, khắc phục là hành động để giải quyết một tình
huống, sửa chữa một lỗi hoặc một số lỗi.
Theo tác giả, khái niệm về khắc phục sẽ được sử dụng trong luận văn
này là những hành động, giải pháp nhằm giải quyết những thứ chưa phù hợp,
những thứ chưa tốt một cách tốt nhất có thể.
1.1.3. Khái niệm về công nghệ
Khái niệm công nghệ vốn dĩ là một khái niệm phức tạp với nhiều cách
9
Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

hiểu, cách định nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào từng bối cảnh hay lĩnh vực cụ
thể mà có những định nghĩa tƣơng ứng.

Công nghệ là sự tạo ra, sự biến đổi, việc sử dụng và kiến thức về các
công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống và phƣơng pháp
tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một
mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Công nghệ cũng có thể chỉ là
một tập hợp những công cụ nhƣ vậy, bao gồm máy móc, những sự sắp xếp,
hay những quy trình. Công nghệ ảnh hƣởng đáng kể lên khả năng kiểm soát
và thích nghi của con ngƣời cũng nhƣ của những động vật khác vào môi
trƣờng tự nhiên của mình. Thuật ngữ có thể đƣợc dùng theo nghĩa chung hay
cho những lĩnh vực cụ thể, ví dụ nhƣ "công nghệ xây dựng", "công nghệ
thông tin".
Trong tiếng Việt, các từ "khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi khi
đƣợc dùng với nghĩa tƣơng tự nhau hay đƣợc ghép lại với nhau (chẳng hạn
"khoa học kỹ thuật", "khoa học công nghệ", và "kỹ thuật công nghệ"). Tuy
vậy, công nghệ khác với khoa học và kỹ thuật. Khoa học là toàn bộ hoạt động
có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dƣới hình thức những lời
giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra đƣợc về vũ trụ. Còn kỹ thuật là việc
ứng dụng các kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội, và thực tiễn để thiết kế, xây
dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, vật liệu và quá trình.
Loài ngƣời bắt đầu sử dụng công nghệ khi chuyển đổi tài nguyên thiên
nhiên thành những công cụ đơn giản. Việc khám phá ra khả năng kiểm soát
lửa thời tiền sử đã làm tăng nguồn thực phẩm và việc phát minh ra bánh xe
giúp con ngƣời đi lại và kiểm soát môi trƣờng sống của mình. Những phát
triển công nghệ gần đây, bao gồm công nghệ in ấn, máy điện thoại, và mạng
internet, đã làm giảm những trở ngại về mặt vật lý trong truyền thông và cho
phép con ngƣời tƣơng tác với nhau tự do ở cấp độ toàn cầu. Tuy nhiên, không
phải công nghệ nào cũng đƣợc sử dụng cho mục đích hòa bình; sự phát triển
10
Footer Page 17 of 126.



Header Page 18 of 126.

của vũ khí với sức tàn phá không ngừng tăng lên đã diễn ra trong suốt chiều
dài lịch sử, từ cái dùi cui cho đến vũ khí hạt nhân.
Công nghệ tác động lên xã hội và những gì chung quanh nó trên một số
phƣơng diện. Ở nhiều xã hội, công nghệ đã giúp tạo ra những nền kinh tế phát
triển cao (bao gồm nền kinh tế toàn cầu ngày nay) và một tầng lớp giàu có từ
đó nổi lên. Nhiều quá trình công nghệ sản sinh ra những sản phẩm phụ không
ai mong muốn, nhƣ sự ô nhiễm, và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tàn
phá môi trƣờng tự nhiên của Trái Đất. Những ứng dụng công nghệ khác nhau
tác động đến những giá trị của xã hội và công nghệ mới thƣờng kéo theo
những vấn đề đạo đức mới.
Còn theo Khoản 2 điều 2 Luật KH&CN 2000 định nghĩa Công nghệ là
tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện
dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Khoản 2 điều 3 Dự thảo
Luật KH&CN định nghĩa Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật
có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các
nguồn lực thành sản phẩm. Lý do để các nhà soạn thảo dự thảo đƣa ra sự thay
đổi này là “chỉnh sửa cho chính xác và phù hợp với khoản 2 điều 3 Luật
chuyển giao công nghệ năm 2006”. [7]
Thuật ngữ công nghệ còn đƣợc xuất hiện lần đầu trong tiếng Hy Lạp,
đƣợc ghép bởi hai thuật ngữ: “techne” và “logos” - “Technology” có thể hiểu
là kiến thức về cái gì đó đƣợc làm nhƣ thế nào.
Thực tế cho thấy, ngƣời ta thƣờng đồng nhất nội dung của hai thuật ngữ
kỹ thuật và công nghệ làm một. Nguyên nhân, theo GS.TSKH Vũ Đình Cự, ở
các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây thƣờng dùng thuật ngữ “kỹ thuật” thay
cho “công nghệ”, chẳng hạn việc dùng thuật ngữ “khoa học và kỹ thuật” thay
cho thuật ngữ “science and technology” ở phƣơng Tây; nhƣng “hiện nay, đa
số các nƣớc đó sử dụng cơ chế thị trƣờng nên cũng dùng thuật ngữ công
nghệ”. Vả lại, cả hai thuật ngữ trên đều đƣợc tìm thấy trong nguồn gốc của

11
Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

tiếng Hy Lạp và ngƣời xƣa hiểu nó tƣơng đƣơng nhau. Trƣớc chiến tranh thế
giới lần thứ hai, thuật ngữ “kỹ thuật” (technic hay techno) đƣợc sử dụng phổ
biến hơn, nhƣng kể từ đó trở đi, thuật ngữ “công nghệ” (technology) lại đƣợc
sử dụng phổ biến hơn. Khi tra vào công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới
Google, nếu chúng ta gõ bằng tiếng Việt, thì có đƣợc 90,50 triệu kết quả liên
quan đến thuật ngữ “kỹ thuật” (trong vòng 0,10 giây) và 127 triệu kết quả liên
quan đến thuật ngữ “công nghệ” (chỉ trong vòng 0,07 giây); còn nếu gõ bằng
tiếng Anh, thì có đƣợc 22,10 triệu kết quả liên quan đến thuật ngữ “technic”
(trong vòng 0,04 giây) và 1,85 tỷ kết quả liên quan đến thuật ngữ
“technology” (trong vòng 0,09 giây). Điều đó cho thấy mức độ sử dụng phổ
biến và áp đảo của thuật ngữ công nghệ (technology) so với thuật ngữ kỹ
thuật (technic), cả ở trong nƣớc và ngoài nƣớc. Thuật ngữ công nghệ phổ biến
đến mức, mọi hành vi của con ngƣời đều đƣợc “công nghệ hóa”, kể cả những
hành vi phi sản xuất nhƣ: Công nghệ chính trị, công nghệ giáo dục, công nghệ
làm báo, công nghệ làm đẹp, v.v…
Các định nghĩa về công nghệ hiện nay thƣờng ở hai xu hƣớng chung
phổ biến nhất, ở xu hƣớng thứ nhất công nghệ đƣợc hiểu thuần túy chỉ là phần
mềm không bao gồm máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất đƣợc thể hiện dƣới
các dạng khác nhau nhƣ: dạng kiến thức, cách thức, tập hợp các kiến thức,
nguồn lực bao gồm các kiến thức, sự áp dụng khoa học (các kiến thức khoa
học). Chẳng hạn nhƣ tác giả F.R. Root định nghĩa “công nghệ là dạng kiến
thức có thể áp dụng đƣợc vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các
sản phẩm mới”.
Ở xu hƣớng thứ hai, ngoài phần kiến thức (phần mềm) thì công nghệ

còn đƣợc thể hiện dƣới dạng phần cứng nhƣ là: thiết bị, công cụ, tƣ liệu sản
xuất, vật thể (thiết bị máy móc)… Theo xu hƣớng này thì công nghệ đƣợc
định nghĩa rộng hơn. Định nghĩa về công nghệ của Tổ chức PRODEC (1982)
là một điển hình trong số đó “công nghệ là mọi loại kỹ năng, kiến thức, thiết
12
Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.

bị và phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến và dịch
vụ”.
OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) đã đƣa ra một định
nghĩa trung nhất “công nghệ đƣợc hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản
thân chúng đƣợc định nghĩa là một tập hợp các hành động và quy tắc lựa chọn
chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của con
ngƣời thì sẽ đạt đƣợc một kết quả định trƣớc (và đôi khi đƣợc kỳ vọng) trong
hoàn cảnh cụ thể nhất định.”
Luật KH&CN có định nghĩa Công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp,
quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn
lực thành sản phẩm. [11]
Còn theo Luật chuyển giao công nghệ thì Công nghệ là giải pháp, quy
trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phƣơng tiện dùng để
biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Với cách định nghĩa của Luật Chuyển gia công nghệ - công nghệ đƣợc
hiểu linh hoạt hơn là sự tổng hợp của cả xu hƣớng thứ nhất coi công nghệ chỉ
gồm phần mềm và xu hƣớng thứ hai coi công nghệ không chỉ bao gồm phần
mềm mà còn cả phần cứng. Ở đây bản chất của công nghệ là các giải pháp,
quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm (tức là có tính đến phần cứng) hoặc không
kèm (tức là không bao gồm phần cứng) công cụ, phƣơng tiện và mục tiêu là

để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. [10]
Bên cạnh việc định nghĩa công nghệ theo tiêu chí phần cứng và phần
mềm thì công nghệ còn đƣợc định nghĩa theo những tiêu chí khác. Ví dụ theo
Hall&Johnson (1970), công nghệ là thông tin và kiến thức, có thể được chia
ra theo công nghệ chung, công nghệ đặc thù cho một hệ thống nào đó hoặc
cho một Công ty nào đó.
Theo quan điểm của tác giả, tại luận văn này khái niệm công nghệ là
giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công
13
Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.

cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
1.1.4. Khái niệm về đổi mới công nghệ
Đổi mới ngày nay đƣợc coi là ƣu tiên hàng đầu trong chính sách phát
triển KH&CN của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát
triển, nơi mà nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào trình độ tri thức. Hiện nay
có không ít những định nghĩa khác nhau về đổi mới công nghệ.
Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần chính hay toàn bộ công
nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiến tiến hơn, hiệu quả hơn. Đổi
mới công nghệ có thể nhằm tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả của quá trình
sản xuất hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị
trƣờng.
Đổi mới công nghệ có thể là đƣa ra hoặc ứng dụng những công nghệ
hoàn toàn mới chƣa có trên thị trƣờng công nghệ hoặc là thay đổi cơ bản công
nghệ hiện có.
Có 5 trƣờng hợp đổi mới công nghệ:
-


Đƣa ra sản phẩm mới.

-

Đƣa ra một phƣơng pháp sản xuất mới hoặc thƣơng mại mới.

-

Chinh phục thị trƣờng mới.

-

Sử dụng nguồn nguyên liệu mới.

-

Tổ chức mới đơn vị sản xuất.

Theo OECD: Đổi mới KH&CN có thể được xem như là biến đổi một ý
tưởng thành sản phẩm mới có thể bán được hoặc thành quá trình vận hành
trong công nghiệp, trong thương mại hoặc thành phương pháp mới về dịch vụ
xã hội.
14
Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.

Theo hội đồng tƣ vẫn KH&CN của Anh: Đổi mới công nghệ là quá

trình kỹ thuật, công nghiệp, thương mại nhằm tiếp thị sản phẩm mới, nhằm sử
dụng các quá trình kỹ thuật và thiết bị mới.
Đổi mới đƣợc hiểu là một hệ thống và là một cách tiếp cận có nhiều
tính chất nhất thể hóa nhiều yếu tố đối với việc tạo ra, phổ biến công nghệ và
của những chính sách liên quan đến đổi mới. Cụ thể các kiểu đổi mới nhƣ sau:
-

Du nhập một sản phẩm mới hoặc nâng cao chất luợng sản phẩm

đang có
-

Đƣa một quá trình mới vào một ngành công nghiệp

-

Mở ra một thị truờng mới

-

Phát triển nguồn cung cấp mới nguyên liệu hoặc các đầu vào khác

-

Thay đổi trong các tổ chức, sản xuất công nghiệp.

Đổi mới công nghệ là động lực tăng trƣởng kinh tế dài hạn, động lực
của năng suất lao động và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. đổi mới công nghệ
diễn ra theo một quá trình nhất định bắt đầu từ nghiên cứu, triển khai, chuyển
giao, phổ biến những tƣ tƣởng, sản phẩm, công nghệ mới trong nền kinh tế.

Quá trình này diễn ra theo kiểu lan tỏa “tạo mới - phá cũ”. [15]
Ở thời đại mà KH&CN ngày càng đóng vai trò qua trọng trong sự phát
triển của mỗi nền kinh tế, chúng ta thấy rằng việc áp dụng các công nghệ mới
đã chuyển hóa cấu trúc kinh tế của nhiều nƣớc và nâng tỷ lệ tăng truởng qua
đó tạo ra sự giàu có, thịnh vuợng cho các quốc gia. Tại các nƣớc phát triển
việc tiến hành đổi mới công nghệ liên tục đã giúp cho các doanh nghiệp ngày
càng phát triển và liên tục lớn mạnh từ đó góp phần tạo ra một nền kinh tế
hùng mạnh.
Hiện nay các nuớc đều tiến hành xây dựng và thực thi các chính sách
đổi mới và phổ biến công nghệ nhằm mục tiêu tạo ra các điều kiện trong đó
các ý tuởng, sản phẩm, công nghệ mới có thể chuyển hóa nhanh thành lợi ích
15
Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

lớn nhất về kinh tế và xã hội. Trong nền kinh tế thị truờng đó là điều kiện của
quá trình thuơng mại hóa các hoạt động và sản phẩm KH&CN. Tuy nhiên để
quá trình này có thể xảy ra thì các doanh nghiệp ngoài việc củng cố để có các
cơ sở trí tuệ thì cần phải có đuợc các điều kiện phổ biến, tiếp nhận thực hiện
công nghệ trong toàn nền kinh tế. Và để làm đƣợc điều này thì ngoài sự nỗ
lực của bản thân doanh nghiệp ra còn cần phải có sự hỗ trợ từ phía chính phủ
mà cụ thể là các chính sách về đổi mới công nghệ.
Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ƣu các
thông số sản xuất nhƣ năng suất, chất lƣợng, hiệu quả... (Đổi mới quá trình)
hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trƣờng (Đổi
mới sản phẩm). đổi mới công nghệ có thể là đƣa ra hoặc ứng dụng những
công nghệ hoàn toàn mới (ví dụ sáng chế công nghệ mới) chƣa có trên thị
trƣờng công nghệ hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn

cảnh hoàn toàn mới (ví dụ đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ
theo chiều ngang).
Theo J.Schumpeter có 5 trƣờng hợp đổi mới: Đƣa ra sản phẩm mới;
Đƣa ra phƣơng pháp sản xuất và thƣơng mại hóa mới; Chinh phục thị trƣờng
mới; Sử dụng nguồn nguyên liệu mới; Tổ chức mới đơn vị sản xuất.
Các hình thức đổi mới công nghệ:
- Đổi mới công nghệ theo tính sáng tạo: gồm đổi mới gián đoạn
(Discontinuous Innovation) và đổi mới liên tục (Continuous Innovation): Đổi
mới gián đoạn còn gọi là đổi mới căn bản (Radical Innovation), thể hiện sự
đột phá về sản phẩm và quá trình, tạo ra những ngành mới, quá trình mới và
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trƣờng mới; Đổi mới liên
tục còn gọi là đổi mới dần dần (Incremental Innovation), nhằm cải tiến sản
phẩm và quá trình để duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trƣờng hiện có.
- Đổi mới công nghệ theo sự áp dụng: Nếu xem công nghệ gồm
16
Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

công nghệ sản phẩm (product technology) và công nghệ quá trình (process
technology) thì đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm (sản phẩn
gồm hàng hoá và dịch vụ) và đổi mới quá trình. Đổi mới sản phẩm là đƣa ra
thị trƣờng một loại sản phẩm mới (mới về mặt công nghệ); Đổi mới quá trình
là đƣa vào doanh nghiệp hoặc đƣa ra thị trƣờng một quá trình sản xuất mới
(mới về mặt công nghệ).
- Đổi mới sản phẩm và quá trình có thể là đổi mới gián đoạn hay liên
tục.
Đặc điểm của đổi mới công nghệ:

- Đổi mới tác động đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm, chu kỳ sống
của sản phẩm, chiến lƣợc cạnh tranh, việc làm…
- Cơ sở của đổi mới là các thành tựu của khoa học bao gồm phát
minh và sáng chế.
- Đổi mới công nghệ là quá trình thay thế theo quy luật phủ định.
- Đổi mới công nghệ có tính xã hội chỉ thành công khi đƣợc thƣơng mại
hóa và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đổi mới công nghệ là tất yếu nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm,
hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần duy trì, củng cố và mở rộng thị
truờng. Đổi mới giúp giảm chi phí sản xuất, tạo ra tính linh hoạt cao và
khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu của thị truờng cho doanh nghiệp. Đổi
mới nâng cao chất luợng của sản phẩm nhƣng đồng thời lại rút ngắn chu
kỳ sống của sản phẩm. Trong chiến luợc kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp, đổi mới làm thay đổi thiết kế về sản phẩm, hệ thống sản xuất, thiết
bị, kiến thức và kỹ năng lao động.
Các nhân tố ảnh hƣởng đến đổi mới công nghệ
- Thị trƣờng: Những nền kinh tế thị trƣờng có thể có lợi thế trong quá
trình đổi mới. Nếu thị trƣờng của một loại sản phẩm nào đó đƣợc mở rộng thì
17
Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.

điều này sẽ thúc đẩy đổi mới. Đổi mới chỉ thực sự hoàn thành sau khi sản
phẩm hay quá trình đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận, do vậy một khía cạnh rất
quan trọng của đổi mới là marketing.
- Nhu cầu: Phần lớn các trƣờng hợp đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu
cầu. Có thể là do áp lực của môi trƣờng kinh doanh (các yếu tố vĩ mô nhƣ
chính trị, xã hội, kinh tế, công nghệ...) làm xuất hiện nhu cầu, thí dụ: do áp

lực của xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, các nhà sản xuất ô tô nghiên
cứu để chế tạo thiết bị giảm ô nhiễm trang bị cho ô tô. Nhu cầu của ngƣời tiêu
dùng cũng thúc đẩy đổi mới thí dụ nhƣ cuộc sống hiện đại bận rộn thúc ép các
nhà sản xuất nghiên cứu ra nhiều thiết bị thay thế cho con ngƣời tiến hành các
công việc gia đình (máy giặt, máy rửa bát, máy hút bụi,…).
- Hoạt động R&D: R&D là khâu quan trọng trong quá trình đổi mới.
- Báo cáo về năng lực cạnh tranh của châu Âu nêu rõ: "Nếu không có
cơ sở nghiên cứu khoa học mạnh và đa dạng thì sẽ không hề có bất kỳ một
sự cất cánh công nghệ nào cả". Các doanh nghiệp có ngân sách R&D lớn
và nguồn nhân lực R&D có kỹ năng nghiên cứu sẽ thuận lợi trong đổi mới
công nghệ.
- Cạnh tranh: Nói chung, cạnh tranh thúc đẩy đổi mới.
- Các chính sách quốc gia hỗ trợ đổi mới: Để khuyến khích các doanh
nghiệp đổi mới công nghệ, chính phủ thƣờng có những chính sách thích hợp
để hỗ trợ và tạo điều kiện cho đổi mới công nghệ. [15]
1.2. Cơ sở lý luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. [9]
18
Footer Page 25 of 126.


×