Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 124 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TRƯƠNG THỊ NGA





VỐN XÃ HỘI QUA SỰ CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG
Ở VEN ĐÔ HÀ NỘI
(Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội)





LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÃ HỘI HỌC





Hà Nội – 2013

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






TRƯƠNG THỊ NGA






VỐN XÃ HỘI QUA SỰ CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG
Ở VEN ĐÔ HÀ NỘI
(Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội)





Chuyên ngành:Xã hội học
Mã số: 60.31.30


LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC






Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Tuấn Anh




Hà Nội - 2013

1
MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7
2.1 Ý nghĩa khoa học 7
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 7
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 14
4.1 Đối tượng nghiên cứu 14
4.2 Khách thể nghiên cứu 14
4.3 Phạm vi nghiên cứu 14
5. Mục tiêu nghiên cứu 15
6. Câu hỏi nghiên cứu 15
7. Giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích 15

7.1 Giả thuyết nghiên cứu 15
7.2 Khung phân tích 16
8. Phƣơng pháp nghiên cứu và kỹ thuật xử lý thông tin 16
8.1 Phương pháp nghiên cứu 16
8.1.1 Phân tích tài liệu 16
8.1.2 Quan sát 17
8.1.3 Phỏng vấn sâu 17
8.2 Kỹ thuật xử lý thông tin 18
9. Cấu trúc của luận văn 18
PHẦN 2. NỘI DUNGNGHIÊN CỨU 19
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 19
1.1 Thao tác hóa khái niệm 19
1.1.1 Cộng đồng và tính cố kết cộng đồng 19
1.1.2 Quan hệ xã hội 21

2
1.1.3 Mạng lưới xã hội 21
1.1.4 Đoàn kết xã hội 22
1.1.5 Chuẩn mực 22
1.1.6 Lễ cúng giỗ 23
1.1.7 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 23
1.1.8 Lễ cưới 24
1.1.9 Lễ tang 24
1.1.10 Hội làng 24
1.1.11Vùng ven đô thị 25
1.2 Lý thuyết áp dụng 25
1.2.1 Quan điểm lý thuyết về cố kết cộng đồng – vốn xã hội 25
1.2.2 Lý thuyết cấu trúc - chức năng của Robert Merton 27
1.2.3 Lý thuyết tương tác biểu trưng của Herbert Blumer 28
1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 29

CHƢƠNG 2: CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG QUA VIỆC TẠO DỰNG 32
VỐN XÃ HỘI 32
2.1 Tạo dựng vốn xã hội qua việc thờ cúng tổ tiên 33
2.2 Tạo dựng vốn xã hội thông qua việc cƣới, việc tang 36
2.3 Tạo dựng vốn xã hội thông qua hoạt động tham gia lễ hội làng 45
CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG VỐN XÃ HỘI – HỆ QUẢ TÍCH CỰC CỦA
CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG 51
3.1 Vốn xã hội trong sản xuất nông nghiệp 52
3.2 Vốn xã hội trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp 61
3.3 Vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán 70
PHẦN 3: KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI KHẢO SÁT 86
PHỤ LỤC 2: BẢN GHI PHỎNG VẤN SÂU 104


3
MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2.1.1: Tổ chức ngày giỗ trong gia đình, dòng họ 34
Bảng 2.2.1: Sự giúp đỡ nhau trong việc cƣới của ngƣời dân Yên Thƣờng
(Đơn vị: %) 37
Bảng 2.2.2: Sự giúp đỡ nhau trong việc tang của ngƣời dân Yên Thƣờng
(Đơn vị: %) 40
Bảng 2.3.1: Nhận định của các gia đình về ý nghĩa của lễ hội làng 48
Bảng 3.1.1: Hình thức thuê mƣợn ruộng và đổi công trong nông nghiệp
(Đơn vị: %) 53
Bảng 3.2.1: Các quan hệ và hình thức hợp tác trong phát triển tiểu thủ
công nghiệp (Đơn vị: %) 64
Bảng 3.3.1 Mối quan hệ và hình thức hợp tác trong kinh doanh, buôn

bán, dịch vụ (Đơn vị: %) 72














4
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.3.1: Sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động lễ hội ở địa
phƣơng (Đơn vị: %) 46
Biểu đồ 3.1.1: Tƣơng quan giữa loại hình kinh tế gia đình với hình thức
đổi công và thuê mƣợn ruộng trong nông nghiệp (Đơn vị: %) 56
Biểu đồ 3.1.2: Mối quan hệ giữa các hộ gia đình có tham gia hợp tác, giúp
đỡ nhau trong sản xuất nông nghiệp (Đơn vị: %) 58
Biểu đồ 3.2.1: Tƣơng quan giữa số thế hệ trong gia đình với các gia đình
có sản xuất tiểu thủ công nghiệp (Đơn vị: %) 63
Biểu đồ 3.3.1: Tƣơng quan giữa loại hình kinh tế với số gia đình kinh
doanh dịch vụ 71
















5
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ ngàn đời xưa, trong phạm vi một làng, cuộc sống lao động gian khổ
đã tạo ra truyền thống đoàn kết, hợp tác, liên kết lại với nhau để đấu tranh với
những khó khăn, thách thức, cùng nhau giải quyết các công việc của cộng
đồng. Chính điều này đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa
con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người
Việt. Do vậy, tính cộng đồng được thể hiện qua quan hệ dòng họ, quan hệ hàng
xóm láng giềng, thể hiện qua việc tuân thủ và giữ gìn các phong tục tập quán
biểu hiện trong việc thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội làng. Tính cộng đồng bền
chặt có ở con người Việt Nam từ xưa và đến nay nó càng được thể hiện rõ
thông qua việc tham gia vào những hoạt động chung mang tính tập thể và sự
hợp tác, giúp đỡ trong lao động sản xuất.
Quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh ở Việt Nam nói chung và ở Hà
Nội nói riêng trong những năm gần đây đã dẫn đến việc thu hồi một diện tích

lớn đất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân. Điều này đã tạo tiền đề
quan trọng để Hà Nội chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh
tế công nghiệp và dịch vụ, mang lại một số cơ hội về vốn tài chính và sự
chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp. Với
người dân ven đô, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã tác động đến sự
chuyển đổi cơ cấu lao động, việc làm, dân số cũng như cách thức tổ chức xã
hội ở nông thôn khiến cho người nông dân phải thay đổi một số tập quán sinh
hoạt và sản xuất [16, tr. 352]. Để thích ứng với nền sản xuất kinh tế thị trường
đòi hỏi người dân ven đô phải biết cách khai thác nguồn vốn xã hội và vốn
con người để chuyển đổi ngành nghề sản xuất, mở rộng mạng lưới quan hệ xã
hội. Yên Thường là một xã ven đô thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

6
Ngày nay quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm cho kinh tế nông
nghiệp cu
̉
a Yên Thươ
̀
ng có nh ững bước tăng trưởng khá, các ngành nghề kinh
doanh dịch vụ phát triển, ngành nghề thủ công truyền thống cũng có những
bước chuyển khả quan. Đời sống của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ giàu,
khá tăng nhanh [45]. Để đạt được điều đó, người dân Yên Thường đã giúp đỡ
nhau trong phát triển sản xuất và trong đời sống, tham gia vào các hoạt động
tập thể, các hoạt động chung của dòng họ, làng xóm và qua đó tạo dựng được
nguồn vốn xã hội với biểu hiện cụ thể là niềm tin, sự có đi có lại, mở rộng các
mối quan hệ xã hội trong làm ăn, buôn bán. Đồng thời việc khai thác nguồn
vốn xã hội mình có được trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế tại địa
phương, sự cố kết cộng đồng cũng tạo ra những hệ quả tích cực của nó với
biểu hiện cụ thể là con người càng gắn bó, đoàn kết và gần gũi nhau hơn, tinh
thần tập thể được nâng cao. Bằng việc tham gia sinh hoạt trong dòng họ, các

hoạt động lễ hội tại địa bàn cư trú, người dân ven đô có thể học hỏi và giúp đỡ
nhau trong sản xuất nông nghiệp, phát triển cây trồng vật nuôi, sản xuất tiểu
thủ công nghiệp cũng như kinh doanh buôn bán và dịch vụ. Người dân ven đô
đã biết cách khai thác nguồn vốn xã hội của mình trong cộng đồng để tìm
kiếm lợi ích kinh tế hay nói cách khác sự cố kết cộng đồng đã mang lại hệ quả
tích cực cho người dân ven đô trong hoạt động kinh tế.
Phát triển vốn xã hội là một trong những nền tảng cơ bản cho sự phát
triển đất nước trong cái nhìn toàn cảnh nói chung. Gần đây ở Việt Nam, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về vốn xã hội, phân tích vai trò và tác động của
chúng đối với biến đổi kinh tế xã hội, gợi ý những giải pháp để khai thác có
hiệu quả nguồn vốn này cho phát triển. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ
đề cập đến nguồn vốn xã hội nói chung, còn thiếu những nghiên cứu về vốn
xã hội ứng dụng ở những cấp độ khác nhau trong cơ cấu xã hội và chưa bàn
đến vấn đề liên kết, cố kết cộng đồng từ góc nhìn vốn xã hội. Vì vậy nghiên

7
cứu “Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội” là thực sự cần
thiết, nhất là đối với người dân ven đô ở Hà Nội dưới tác động của quá trình
đô thị hóa để phát huy và khai thác có hiệu quả nguồn vốn này trong các quan
hệ cộng đồng, phát triển kinh tế hộ và nâng cao đời sống.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã vận dụng hệ thống lý thuyết về vốn xã hội qua cách tiếp
cận xã hội học, lý thuyết cấu trúc chức năng, thuyết tương tác biểu trưng,
cùng các khái niệm để tìm hiểu các biểu hiện của vốn xã hội, của tính cố kết
cộng đồng ở một làng ven đô. Từ góc nhìn vốn xã hội, nghiên cứu tìm hiểu
cách thức người dân ven đô tạo ra sự cố kết cộng đồng và vận dụng cố kết
cộng đồng để tìm kiếm lợi ích trong các hoạt động kinh tế.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là những dữ liệu quan trọng làm cơ sở

khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả nguồn
vốn xã hội và nâng cao sự cố kết cộng đồng ở vùng ven đô Hà Nội hiện nay.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vốn xã hội của người dân và đặc biệt là việc sử dụng nguồn vốn này
trong sinh hoạt và sản xuất vẫn đang là một hướng nghiên cứu quan trọng của
nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có xã hội học. Cho đến
nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc vận dụng vốn xã hội trong sinh
hoạt, lao động và sản xuất của các học giả Việt Nam phải kể đến như:
Nghiên cứu “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân
ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa” là công trình nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Duy Thắng (2007).Với nghiên cứu này tác giả đã mô tả cụ thể
vốn xã hội của người nông dân ven đô qua các thời kỳ khác nhau và việc vận
dụng nó trong chiến lược việc làm và sử dụng đất. Ở ven đô Hà Nội phương

8
thức sản xuất hàng hóa theo mô hình kinh tế hộ gia đình đã hình thành những
mối quan hệ xã hội giữa người sản xuất với các bạn hàng và đại lý tiêu thụ
sản phẩm. Nhờ vậy mà người nông dân đã thu được những thông tin cần thiết
và tin cậy về thị trường để quyết định đầu vào sản xuất [19, tr. 41]. Tác giả
cũng chỉ ra việc sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sử dụng đất thông qua
việc các hộ nông dân đã tự nguyện dồn điền đổi thửa để tạo ra một mảnh đất
lớn và cùng đầu tư vào sản xuất. Một lợi thế của nhiều hộ nông dân ven đô là
họ vừa sản xuất nông nghiệp vừa tham gia buôn bán nhỏ nên họ đã thu được
những kinh nghiệm thị trường và những mối quan hệ bạn hàng để sử dụng
trong chiến lược sinh kế của họ [19, tr. 46]. Như vậy người nông dân ven đô
đã biết sử dụng vốn xã hội của mình trong sản xuất và đời sống để giúp đỡ
nhau những lúc khó khăn hay rủi ro. Việc sử dụng vốn xã hội trong chiến
lược sinh kế đã giúp cho họ giảm được chi phí đầu vào cho sản xuất và các
chi phí giao dịch trong tìm kiếm việc làm hay thị trường, đồng thời chia sẻ
các nguồn thông tin đáng tin cậy về thị trường.

Tương tự như nghiên cứu trên, trong nghiên cứu “Quan hệ họ hàng với
việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một
làng Bắc Trung Bộ”[24] các tác giả đã lấy những dẫn chứng rất cụ thể về việc
sử dụng vốn xã hội thông qua quan hệ họ hàng trong việc đổi ruộng, thuê,
mượn ruộng. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra rằng người nông dân
đã khai thác hiệu quả nguồn vốn xã hội của mình - với biểu hiện cụ thể là tinh
thần trách nhiệm và sự tin cậy lẫn nhau giữa những người có quan hệ họ hàng
- đã tiến hành đổi ruộng đất cho nhau, nhận chung ruộng cùng nhau khi dồn
điền đổi thửa, hay thuê - mượn ruộng của nhau sau dồn điển đổi thửa để tiện
canh tác. Từ những ví dụ rất cụ thể tác giả đi đến kết luận: sự liên kết các mối
quan hệ họ hàng, nhất là họ hàng lấy cá nhân làm trung tâm về thực chất là
người nông dân đã khai thác rất hiệu quả nguồn vốn xã hội tiềm ẩn của mình.

9
Nhờ khai thác vốn xã hội mà những người đứng ở vị trí trung tâm trong mối
quan hệ và cả những người có liên quan đến việc thuê mượn đất đó đều được
hưởng lợi. Nguồn vốn xã hội này vốn có một cơ sở vững chắc, là tinh thần
trách nhiệm và sự tin cậy lẫn nhau giữa những người có quan hệ họ hàng thân
thích, thứ quan hệ - mà theo dân gian thường nói là “một giọt máu đào hơn ao
nước lã”. Nhờ có quan hệ này mà sự liên kết đã diễn ra dễ dàng, quá trình liên
kết không chỉ bền vững mà còn hiệu quả [24, tr. 14].
Cũng trong một bài viết khác “Quan hệ họ hàng – một nguồn vốn xã
hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn”, tác giả Nguyễn Tuấn Anh
(2012) đã cho thấy sự cố kết trong mối quan hệ họ hàng đã tạo ra nguồn vốn
xã hội được người dân sử dụng để tìm kiếm lợi ích. Người dân đã vận dụng
nguồn vốn xã hội thông qua mạng lưới họ hàng để hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau
trong sản xuất, một sự hỗ trợ mang tính chất có đi có lại. Bởi kinh tế hộ gia
đình là dựa trên việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của lao động gia đình. Điều
này tất yếu đòi hỏi sự liên kết giữa các hộ gia đình trong quá trình sản xuất để
huy động vốn, chuyển giao kỹ thuật, công cụ sản xuất, tổ chức lao động, và

tiếp cận thị trường [4, tr. 55]. Người dân không chỉ khai thác nguồn vốn xã
hội thông qua quan hệ họ hàng để tương trợ nhau trong sản xuất nông nghiệp
mà còn giúp nhau trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp vì ngành này trước đây
hoạt động dựa trên quan hệ họ hàng. Qua bài viết ta thấy, tác giả muốn nhấn
mạnh đến quan hệ họ hàng được người dân khai thác và sử dụng như một
nguồn vốn xã hội để thông qua đó có thể tương trợ, giúp đỡ nhau trong làm ăn
kinh tế. Sự liên kết trong họ hàng có thể là trực tiếp hay gián tiếp nhưng qua
đó người dân có thể hợp tác với nhau để tìm kiếm lợi ích trong sản xuất.
Trong bài viết “Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những phí tổn” tác giả
Hoàng Bá Thịnh (2009) đã đề cập đến tính cộng đồng thông qua việc tham
gia vào các sự kiện cưới xin, ma chay ở nông thôn như một sự có đi có lại và

10
đây là những phí tổn để người dân duy trì nguồn vốn xã hội của mình. Trong
đời sống thôn xóm, những sự kiện trong sinh hoạt của người dân như việc
hiếu, hỷ hay thăm hỏi người khác lúc đau ốm, hoạn nạn, gặp rủi ro trong cuộc
sống… thường có tính cộng đồng rất cao, thu hút đông đảo người dân tham
gia dù không phải là anh em họ hàng [22, tr. 38]. Nếu ai đó không tham gia
các hoạt động có tính cộng đồng như vậy thì chính họ đã làm mất đi vốn xã
hội của mình trong khi người khác lại đang duy trì, củng cố làm giàu thêm
vốn xã hội. Đối với các công việc liên quan đến ma chay, cúng lễ thì ai cũng
tham gia không chỉ bởi “nghĩa tử là nghĩa tận” mà còn muốn chia sẻ, giúp đỡ,
động viên gia chủ khi gặp chuyện buồn. Sự giúp đỡ không chỉ về mặt thời
gian, công sức mà còn giúp đỡ về kinh tế, đây chính là “phí tổn” cho vốn xã
hội mà tác giả muốn đề cập đến. Trên cơ sở nêu lên những khái niệm, đặc
trưng và những phí tổn của vốn xã hội tác giả đi đến kết luận: vốn xã hội là
thước đo cộng đồng như mạng lưới, lòng tin, sự kết hợp và cam kết đối với
phúc lợi và chia sẻ các giá trị của cộng đồng và xã hội. Vốn xã hội được thể
hiện rõ nhất trong mối quan hệ hàng xóm láng giềng, là mối quan hệ luôn
luôn được đánh giá cao [22, tr. 49].

Vốn xã hội không phải chỉ đơn thuần là sự tổng hợp những khối lượng
vật chất của xã hội mà là chất keo làm dính chặt những khối lượng tài sản xã
hội này lại với nhau. Vốn xã hội chính là con người, trong khi con người lại
chính là sản phẩm của một hoàn cảnh xã hội hiện hữu và phát triển trong một
hoàn cảnh kinh tế, một bối cảnh lịch sử, một truyền thống văn hóa cụ thể nào
đó. Vì vậy việc áp dụng vốn xã hội vào thực tế cuộc sống là rất cần thiết. Nó
giúp cho con người đoàn kết với nhau hơn, giàu tinh thần hợp tác và chia sẻ,
có tay nghề vững vàng trong lĩnh vực chuyên môn, phong cách xử sự hợp tác
làm ăn nghiêm túc, đáng tin cậy. Đây là những biểu hiện tích cực của sự cố
kết cộng đồng trong làng xã.Tính cộng đồng là một vấn đề từ lâu đã được

11
nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học nhân văn khác nhau như tâm lý,
văn hóa, lịch sử, nông thôn. Bàn về sự cố kết cộng đồng ở nông thôn Việt
Nam không thể không kể đến một số tác giả như Vũ Hào Quang, Nguyễn Đức
Truyến, Phan Đại Doãn,…
Trong bài viết dự hội thảo của tác giả Vũ Hào Quang với tựa đề “Tác
động của đô thị hóa đến hình thức cố kết cộng đồng nông dân hiện nay” tác
giả đã nhấn mạnh rằng quá trình đô thị hóa với tư cách là một trong những
nhân tố rất quan trọng tạo ra các quan hệ xã hội mới, tính cố kết cộng đồng
mới ở nông thôn. Tính cố kết cộng đồng dựa trên mặt lợi ích đã chi phối
mạnh cách ứng xử của người nông dân.Người nông dân thuần nông đã tận
dụng các quan hệ tình cảm làng xóm để xin việc làm thêm vào những ngày
nông nhàn, hay di cư đi nơi khác để tìm việc. Nhờ đó mà mối quan hệ xã hội
mới được thiết lập dựa trên các quan hệ truyền thống như: quan hệ đồng
hương, quan hệ họ hàng, quan hệ bạn hàng hay bạn nghề [16, tr. 355]. Tính cố
kết cộng đồng theo tác giả cũng được biểu hiện thông qua quá trình áp dụng
kỹ thuật vào sản xuất. Trong quá trình sản xuất ở nông thôn hiện nay, nền
kinh tế nửa thị trường nửa tự cung tự cấp dẫn tới một loại quan hệ hay cố kết
“kinh tế dựa trên quan hệ tình cảm cộng đồng làng xóm” [16, tr. 357].Tính cố

kết cộng đồng cũng thể hiện qua việc người dân chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác,
giúp đỡ nhau để năng suất được cao hơn, lợi nhuận được nhiều hơn.Quan hệ
giữa những người nông dân được củng cố bởi mối quan hệ lợi ích lẫn giá trị
tinh thần. Như vậy có thể thấy trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến vai
trò, tác động của yếu tố cộng đồng trong việc tìm kiếm việc làm, học hỏi, chia
sẻ kinh nghiệm sản xuất, trong quá hình thành những mối quan hệ mới.
Tác giả Nguyễn Đức Truyến (2003) với cuốn sách “Kinh tế hộ gia đình
và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi
mới” đã nhấn mạnh đến cấu trúc và chức năng của kinh tế hộ gia đình đồng

12
thời nêu lên vai trò của họ hàng, làng xóm trong phát triển kinh tế hộ. Kinh tế
hộ gia đình và hình thức tổ chức của nó quyết định sự hình thành các trục
quan hệ cơ bản trong cộng đồng. Tổ chức kinh tế hộ nông dân tạo ra sự cố kết
giữa các thành viên của nó thông qua hình thức sống chung, sở hữu chung,
hoạt động kinh tế chung và hưởng thụ chung các tài sản và thành quả sản xuất
của hộ gia đình [26, tr. 71]. Các mối quan hệ gia đình được hình thành và tái
tạo dựa trên các quan hệ kinh tế và sản xuất trong kinh tế hộ gia đình. Ở đồng
bằng sông Hồng, ngoài quan hệ họ hàng, tác giả còn nhấn mạnh đến mối quan
hệ không cùng huyết thống và hôn nhân mà theo đơn vị cư trú như hàng xóm
láng giềng. Tác giả cho rằng chính tính chất gần gũi về không gian và sự cộng
cư từ lâu đời của loại cộng đồng lãnh thổ này dẫn tới sự hiểu biết lẫn nhau
thật sâu sắc giữa các thành viên của nó. Sự thường xuyên hợp tác, giúp đỡ lẫn
nhau, đảm bảo cho loại cộng đồng cư trú này có được những thiết chế xã hội
bền chắc và hiệu quả có sức cạnh tranh gay gắt với thiết chế dòng họ [26, tr.
137]. Quan hệ họ hàng được hình thành dựa trên tinh thần tự giác tham gia
vào các công việc chung và tinh thần tự giác tham gia, giúp đỡ và bảo vệ lẫn
nhau giữa các thành viên trong dòng họ. Trong nghiên cứu này tác giả đề cập
đến tính cố kết cộng đồng giữa các thành viên trong gia đình để hưởng những
lợi ích chung. Tính cố kết cộng đồng cũng được thể hiện trong quan hệ họ

hàng, làng xóm với sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ nhau mỗi khi có chuyện
buồn, vui, công to việc lớn trong dòng họ hay trong thôn, xóm đã làm cho tình
cảm của người dân ngày càng bền chặt.
Giáo sư Phan Đại Doãn có bài viết: “Làng Việt Nam – cộng đồng đa
chức năng liên kết chặt chẽ” đã cho thấy sự cố kết cộng đồng chặt chẽ trong
phạm vi họ hàng, làng xã. Theo tác giả sự cố kết dòng họ đã hỗ trợ cho nền
kinh tế tiểu nông khá tốt, giúp nền kinh tế tiểu nông khắc phục được nhiều trở
ngại, khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt [8, tr. 10]. Ở làng xã, việc hình

13
thành các phường hội nghề nghiệp không chỉ làm tăng sự kết hợp về nghề
nghiệp và cư dân mà còn làm tăng sự kết hợp các tổ chức và quan hệ xã hội.
Chính trong làng cổ truyền Việt Nam, sự đan xen giữa các ngành nghề, sự
xuất hiện các tổ chức phường, hội nghề nghiệp, duy trì các quan hệ họ hàng,
làng xóm đã tạo nên sự vững mạnh, bền chặt của làng [8, tr. 14]. Mỗi cá nhân
sống trong làng không phải là cá nhân đơn lẻ mà là thành viên của cộng đồng
làng. Do vậy mà sự cố kết cộng đồng trong làng thường rất cao. Như vậy, qua
bài viết, tác giả muốn nhấn mạnh đến sự đoàn kết, sức mạnh của làng Việt
Nam truyền thống được thể hiện trong tổ chức dòng họ, hội, phường nghề
nghiệp.Việc tham gia vào các tổ chức này người dân sẽ giúp đỡ nhau, góp
phần giảm bớt những khó khăn trong sản xuất và đời sống. Từ sự hợp tác,
giúp đỡ này, con người càng hiểu nhau hơn, đoàn kết, gắn bó với nhau hơn và
do đó sự liên kết trong làng xã càng cao hơn.
Cũng bàn về tính cộng đồng trong việc xây dựng đời sống kinh tế ở
nông thôn, tác giả Lê Hữu Xanh (2001) qua cuốn sách “Tác động của tâm lý
làng xã trong việc xây dựng đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn đồng bằng
Bắc Bộ nước ta hiện nay” đã đề cập đến mặt tích cực và tiêu cực của tâm lý
cộng đồng làng xã đến đến đời sống kinh tế xã hội của người dân. Bàn về mặt
tích cực của tâm lý cộng đồng, tác giả nêu bật được tính cộng đồng, tâm lý
cộng đồng trong quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm để cùng hỗ trợ, giúp đỡ

nhau trong hoạt động sản xuất và thông qua các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng
cộng đồng. Ở nông thôn do sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ,
khẩn trương nên các thành viên trong cộng đồng phải gắn kết với nhau để đáp
ứng yêu cầu sản xuất và đời sống, từ đó hình thành nên tinh thần tương thân
tương ái, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc xây dựng đời sống kinh tế xã
hội ở nông thôn [30, tr. 72]. Tính cộng đồng cũng được thể hiện trong việc
giữ gìn và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp của làng xã. Điều này được

14
người dân nông thôn Việt Nam duy trì thông qua các hình thức lao động sản
xuất, qua tục lệ cưới xin, tang ma, thờ cúng, lễ hội,…. Chính việc tham gia
các hoạt động sản xuất, tín ngưỡng cộng đồng chung này mà tình cảm cộng
đồng được củng cố, thắt chặt và làm cho mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng
xã trở thành mối quan hệ mật thiết ở nông thôn Việt Nam nói chung và ở
nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
Như vậy, các công trình trên đã có những đóng góp nhất định trong
việc nêu bật việc vận dụng vốn xã hội trong các khía cạnh khác nhau từ đời
sống đến kinh tế qua đó cố kết cộng đồng được thể hiện rõ khi người dân
cùng nhau tham gia các sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong
hoạt động kinh tế. Qua những nghiên cứu này ta có thể thấy nhờ có nguồn
vốn xã hội – sự cố kết cộng đồng mà người dân đã tìm kiếm được lợi ích, phát
huy được sức mạnh tiềm tàng của mình trong sinh hoạt cộng đồng cũng như
trong sản xuất, làm cho tình cảm giữa người với người ngày càng bền chặt.
Từ lược sử vấn đề trên đây, tôi muốn đi sâu nghiên cứu về nguồn vốn xã hội
thông qua sự cố kết cộng đồng.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Các hộ gia đình thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà

Nội.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Vốn xã hội qua cố kết cộng đồng trong
hai lĩnh vực: đời sống văn hóa tín ngưỡng và hoạt động kinh tế.

15
5. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích việc tạo nên cố kết cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa tín
ngưỡng từ góc nhìn vốn xã hội.
- Phân tích hệ quả tích cực của cố kết cộng đồng trong lĩnh vực kinh tế
từ góc nhìn vốn xã hội.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Cố kết cộng đồng biểu hiện cụ thể qua vốn xã hội được tạo ra như thế
nào qua việc thờ cúng tổ tiên, việc cưới, việc tang?
- Hệ quả tích cực của cố kết cộng đồng được thể hiện như thế nào qua
việc người dân ven đô vận dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích trong các hoạt
động kinh tế?
7. Giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích
7.1 Giả thuyết nghiên cứu
- Thông qua việc cưới, việc tang, việc thờ cúng tổ tiên, người dân ven
đô đã tạo ra sự cố kết cộng đồng được biểu hiện cụ thể qua các thành tố của
vốn xã hội bao gồm mạng lưới xã hội, quan hệ có đi có lại, và sự tin cậy giữa
những người sống trong cùng cộng đồng.
- Hệ quả tích cực của cố kết cộng đồng được biểu hiện qua việc người
dân ven đô dựa vào các thành tố của vốn xã hội như mạng lưới xã hội, sự có
đi có lại, và lòng tin để tìm kiếm lợi ích trong đời sống kinh tế trong các lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và dịch vụ.






16
7.2 Khung phân tích




















8. Phƣơng pháp nghiên cứu và kỹ thuật xử lý thông tin
8.1 Phương pháp nghiên cứu
8.1.1 Phân tích tài liệu
Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để phân
tích nguồn tài liệu qua một số công trình nghiên cứu cũng như trên các báo,
Cưới xin

Ma chay
Lễ hội làng
Cố kết cộng đồng - Vốn xã hội
Lòng tin
Sự có đi có
lại
Mạng lưới
xã hội
Lợi ích kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, kinh doanh, buôn bán
Thờ cúng tổ
tiên
Bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội ở Yên Thường

17
tạp chí, mạng internet về vốn xã hội, về tính cố kết cộng đồng trong làng xã
của người Việt Nam. Phân tích báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội qua các năm của xã Yên Thường là một nguồn tư liệu quan
trọng của đề tài nghiên cứu để thu thập những số liệu thống kê kinh tế xã hội
góp phần xây dựng lên bức tranh chung của địa bàn nghiên cứu. Đặc biệt, đề
tài được thực hiện dựa trên việc phân tích cơ sở dữ liệu của đề tài: “Toàn cầu
hóa và bản sắc làng Việt ở miền Bắc” được quỹ Phát triển Khoa học và
Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) tài trợ do PGS.TS Mai Văn Hai làm chủ
nhiệm đề tài với 300 người dân đại diện cho 300 hộ gia đình tại xã Yên
Thường huyện Gia Lâm. Cơ cấu mẫu nghiên cứu được chọn như sau:
* Theo trình độ học vấn
Tiểu học: 14.3%; THCS: 51.3%; THPT: 23.3%: CĐ, ĐH: 9.3%; Trình
độ khác: 1.7%
* Theo giới tính
Nam : 48%; Nữ : 52%

* Loại hình kinh tế hộ
Thuần nông: 15.7%; hỗn hợp: 67.3%; phi nông: 17%
8.1.2 Quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng trong đề tài để quan sát các mối
quan hệ xã hội của người dân ven đô trong sinh hoạt và trong lao động; quan
sát những biểu hiện người dân giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế; đời sống
của các hộ gia đình cũng phần nào được đánh giá thông qua phương pháp
này.
8.1.3 Phỏng vấn sâu
Trong nghiên cứu này tôi tiến hành phỏng vấn sâu 5 người hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; 5 người hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất tiểu thủ công nghiệp và 5 người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh,

18
dịch vụ để xem xét nguồn vốn xã hội của họ và sự tương trợ, giúp đỡ nhau
trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng và trong phát triển kinh tế gia
đình ở các nhóm ngành nghề khác nhau.
8.2 Kỹ thuật xử lý thông tin
Toàn bộ số liệu định lượng xử lý, phân tích bằng phần mềm thống kê
chuyên dụng SPSS.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm phần nội dung
chính bao gồm 3 chương. Chương 1 với quan điểm lý thuyết về cố kết cộng
đồng - vốn xã hội đã làm rõ quan niệm khác nhau về vốn xã hội của các học
giả trên thế giới; cùng với hệ thống các khái niệm đã cụ thể hóa các khái niệm
nghiên cứu của đề tài. Chương 2 nêu lên tính cố kết cộng đồng biểu hiện qua
nguồn vốn xã hội được tạo ra thông qua các hoạt động thờ cúng tổ tiên; thăm
hỏi, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi gia đình có việc cưới, việc tang; hay
tham gia các lễ hội tại địa phương của người dân ven đô Hà Nội. Chương 3
phân tích hệ quả tích cực của cố kết cộng đồng bằng việc người dân ven đô đã

khai thác nguồn vốn xã hội thông qua sự tin tưởng, sự có đi lại trong mạng
lưới xã hội để tìm kiếm lợi ích trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản
xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh buôn bán, dịch vụ.








19
PHẦN 2. NỘI DUNGNGHIÊN CỨU

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Thao tác hóa khái niệm
1.1.1 Cộng đồng và tính cố kết cộng đồng
Khái niệm cộng đồng đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học như: Tâm lý học xã hội, xã hội học, văn hóa học, lịch sử
học,… Cho đến nay có nhiều định nghĩa về Cộng đồng:
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Cộng đồng là tập hợp những người có
những điểm giống nhau làm thành một khối như một xã hội” [9, tr. 461].
Theo Từ điển Xã hội học Oxford: “Khái niệm cộng đồng đề cập đến
một tập hợp những mối quan hệ xã hội được thiết lập một cách đặc thù dựa
trên những cái mà thành viên cùng có chung - thường là một cảm quan chung
về bản sắc” [27, tr. 114].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cộng đồng xã hội là một tập đoàn
người rộng lớn có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành
phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những

cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc. Như
vậy, cộng đồng xã hội bao gồm một loạt các yếu tố xã hội chung mang tính
phổ quát. Đó là những mặt cộng đồng về kinh tế, về địa lý, về ngôn ngữ, về
văn hóa, về tâm lý, về lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó
tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội” [25, tr. 601].
Tác giả Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang định nghĩa: “Cộng đồng là
một nhóm cư dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá
trị và tổ chức xã hội cơ bản” [11, tr. 21]. Tác giả Tô Duy Hợp cho rằng cộng
đồng được cấu thành từ bốn yếu tố: Mối tương quan mật thiết giữa các cá


20
nhân; Có sự liên hệ về tình cảm, cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ
và công tác xã hội của tập thể; Có sự dâng hiến tinh thần hoặc dấn thân vì
những giá trị mà tập thể đề cao và coi là có ý nghĩa; Tình đoàn kết trong tập
thể [10, tr. 16].
Bàn về tính cộng đồng, theo Ferdinand Tonnies, cộng đồng có các đặc
trưng sau: “Thứ nhất, những quan hệ xã hội nào mang tính chất tinh thần, thân
thiện, mang độ cố kết có ý nghĩa tự nhiên thì đấy là tính cộng đồng. Thứ hai là
tính bền vững. Tính cộng đồng được khẳng định theo dòng chảy của lịch sử.
Thời gian có một vai trò là yếu tố kết dính các thành viên trong cộng đồng. Thứ
ba là tính cộng đồng khi được xét từ quan điểm đánh giá và vị thế xã hội của các
thành viên xã hội thì đó là vị thế xã hội được gán sẵn nhiều hơn là vị thế phấn
đấu mà có được. Cuối cùng, tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ là quan niệm
cơ bản và mang cả hai đặc trưng: dòng họ là huyết thống và dòng họ trở thành
khuôn mẫu văn hóa của sinh hoạt cộng đồng” [11, tr. 13].
Tác giả Trần Ngọc Thêm [21, tr. 96] cho rằng việc tổ chức nông thôn
đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng xã:
“Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người
đều hướng tới người khác, nó có đặc trưng dương tính, hướng ngoại”. Theo định

nghĩa này, mỗi người trong cộng đồng đều hướng tới những người khác. Đó
chính là một biểu hiện dẫn đến sự liên kết ở cấp độ làng.
Còn hai tác giả Đỗ Long, Trần Hiệp cho rằng: “Tính cộng đồng là một
đặc trưng tâm lý xã hội của nhóm, thể hiện năng lực phối hợp, kết hợp ở sự
thống nhất của các thành viên trong hành động làm cho các quan hệ qua lại của
hoạt động diễn ra một cách nhịp nhàng nhất” [15, tr. 47].
Ở đây tác giả luận văn quan niệm tính cộng đồng là sự đoàn kết, liên kết,
hợp tác, giúp đỡ nhau giữa các thành viên trong cộng đồng. Các thành viên trong
cộng đồng khi hành động đều hướng tới người khác và có sự thống nhất giữa các


21
thành viên để hướng tới những mục đích chung. Do vậy tính cộng đồng cũng
chính là cố kết cộng đồng.
1.1.2 Quan hệ xã hội
“Quan hệ xã hội là quan hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hành động.
Các quan hệ này được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, lập
lại,…” [18, tr. 158].
Quan hệ xã hội được chia thành hai cấp độ: cấp độ vi mô và vĩ mô: Ở cấp
độ vĩ mô, quan hệ xã hội còn được thể hiện dưới dạng quan hệ giữa các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội. Ở cấp độ vi mô: chủ thể hành động là cá nhân và
xã hội [18, tr. 158].
Theo Beziehungen “Quan hệ xã hội được hiểu là tương tác và cấu trúc
ảnh hưởng tồn tại giữa người với người hay giữa người và nhóm. Về nguyên
tắc, quan hệ này được phân biệt theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn), nội dung
(tính hấp dẫn, hung bạo, vị tha, phân chia quyền lực), hậu quả (tối thiểu, tối
đa), cường độ (phạm vi lớn, nhỏ), mức độ cam kết (tự nguyện, không tự
nguyện) và số người liên quan (hai hay nhiều hơn)” [32, tr. 396].
1.1.3 Mạng lưới xã hội
Theo từ điển Xã hội học Oxford [27, tr. 355] “thuật ngữ mạng lưới (xã

hội) nói đến các cá nhân (hoặc ít hơn là các tập thể và các vai trò) những
người này liên hệ với nhau bởi một hay nhiều mối quan hệ, từ đó hình thành
nên một mạng lưới xã hội”.
Tác giả Đặng Nguyên Anh cho rằng : “Mạng lưới xã hội là một tập hợp
liên kết giữa các cá nhân hay giữa các nhóm dân cư nhất định. Thông qua sự
tiềm ẩn trong những mối liên hệ, cũng như quyền lợi và trách nhiệm chi phối
các mối liên hệ đó, mạng lưới xã hội được sử dụng nhằm đạt được những mục
đích nhất định” [1, tr. 4].


22
Hay theo ý kiến của tác giả Ngô Đức Thịnh “mạng lưới xã hội được
hiểu như là mối liên hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội khác nhau trong
một thực thể xã hội nhất định, dù đó là chính thống hay phi chính thống,
thường xuyên hay bất thường xuyên, các mạng lưới xã hội “chuyên chở” các
mối quan hệ qua lại về kinh tế, xã hội và văn hóa giữa các cá nhân hay nhóm
xã hội, đảm bảo tính liên thông, cân bằng, ổn định, gắn kết của một thực thể
xã hội”. Mạng lưới xã hội này thường liên quan tới tính xã hội, gắn kết xã hội
và vốn xã hội [23, tr. 3].
1.1.4 Đoàn kết xã hội
“Durkheim đã dùng khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ
giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm xã hội.
Nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì các cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể
tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể” [13, tr. 77].
Theo Durkheim có hai loại đoàn kết có bản là đoàn kết hữu cơ và đoàn kết
cơ học:
“Đoàn kết cơ học là đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất, đơn điệu của
các giá trị và niềm tin. Các cá nhân gắn bó với nhau vì có sự kiềm chế mạnh mẽ
từ phía xã hội vì lòng trung thành của cá nhân đối với truyền thống, tập tục và
quan hệ gia đình” [13, tr. 77-78].

“Đoàn kết hữu cơ là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự phong phú, đa dạng
của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu thành nên xã
hội” [13, tr. 78].
1.1.5 Chuẩn mực
“Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc
của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng cho
hướng cơ bản đối với các hành vi của thành viên trong xã hội. Những mong đợi,
những yêu cầu, những quy tắc xã hội đó xác định rõ cho mọi người những việc


23
nào nên làm và những việc nào không nên làm và cần phải xử sự như thế nào
cho đúng trong các tình huống xã hội khác nhau” [17, tr. 251].
1.1.6 Lễ cúng giỗ
Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất
của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
Theo tập quán từ ngàn đời nay, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm
trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí
người đã khuất mà cúng giỗ. Vào ngày giỗ là dịp người thân trong gia đình,
trong chi họ, dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất. Vào dịp đó
người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, cũng là để cho cuộc
họp mặt thêm đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sinh hoạt, kể chuyện tâm
tình, chuyện làm ăn. Trong ngày giỗ, chi phí không dồn lên đầu một ai vì
ngoài phần do hương hoả mà có, mỗi người tham gia giỗ đều đóng góp bằng
tiền mặt hoặc hiện vật, nên mới có từ “góp giỗ”[40].
1.1.7 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu, trên cơ sở niềm tin về
sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết; tin rằng con người ta chết đi
về thǎm nom, phù hộ cho con cháu. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy,
chỉ cần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày

giỗ tổ tiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành
kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất. Từ lâu, thờ
cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và
nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm
linh của người Việt Nam, đặc biệt là cuộc sống ở các làng quê [41].
Còn Trần Ngọc Thêm cho rằng: “niềm tin rằng chết là về với tổ tiên
nơi chín suối, tin rằng tuy ở nơi chín suối, nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường
xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho cháu con là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ

×