Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Thực trạng rác thải sinh hoạt và các hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nam (nghiên cứu trường hợp tại huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 134 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ ÁI



THỰC TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC HOẠT
ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI HÀ NAM
(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam)


LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC






Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ ÁI




THỰC TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC HOẠT
ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI HÀ NAM
(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam)

Chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Trà Vinh



Hà Nội – 2013

1
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7
3. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn 15
3.1. Ý nghĩa lý luận 15
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 15
4. Đối tƣợng nghiên cứu 16
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 16
5.1. Mục đích nghiên cứu 16
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 16
6. Khách thể, phạm vi nghiên cứu 17
6.1. Khách thể nghiên cứu 17

6.2. Phạm vi nghiên cứu 17
7. Câu hỏi nghiên cứu 17
8. Giả thuyết nghiên cứu 17
9. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 18
9.1. Phương pháp luận 18
9.2. Phương pháp nghiên cứu 19
10. Khung lý thuyết 21
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 22
1.1. Hệ thống khái niệm 22
1.1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt 22
1.1.2. Khái niệm môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường 23
1.1.3. Khái niệm Nông thôn 24
1.2. Các lý thuyết áp dụng 25
1.2.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý 25
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber (1864-1920 27
1.3. Chủ trƣơng xã hội hóa lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng 28
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32


2
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI HUYỆN
KIM BẢNG VÀ HUYỆN LÝ NHÂN 36
2.1. Đặc điểm chung về điều kiện sống của ngƣời dân trong mẫu khảo
sát 36
2.2. Thực trạng nhận thức của ngƣời dân tại huyện Kim Bảng và huyện
Lý Nhân về vấn đề môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng 42
2.3. Các loại rác thải sinh hoạt, lƣợng rác thải sinh hoạt và hình thức
xử lý rác thải sinh hoạt của ngƣời dân tại Kim Bảng và Lý Nhân 49
2.3.1. Các loại rác thải sinh hoạt tại Kim Bảng và Lý Nhân 49
2.3.2. Lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình tại Kim

Bảng và Lý Nhân 59
2.3.3. Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt của người dân tại Kim Bảng và
Lý Nhân 62
CHƢƠNG 3. CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI
HUYỆN KIM BẢNG VÀ HUYỆN LÝ NHÂN 69
3.1. Truyền thông về bảo vệ môi trƣờng 75
3.1.1. Tổ chức tham gia truyền thông về bảo vệ môi trường 75
3.1.2. Nội dung truyền thông về bảo vệ môi trường 77
3.1.3. Hình thức thực hiện truyền thông về bảo vệ môi trường 78
3.1.4. Hiệu quả của hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường 80
3.2. Dọn vệ sinh định kỳ 82
3.2.1. Tổ chức tham gia dọn vệ sinh định kỳ 82
3.2.2. Hiệu quả của hoạt động dọn vệ sinh định kỳ 84
3.3. Hoạt động xây dựng đội thu gom và xử lý rác thải 86
3.3.1. Tổ chức tham gia xây dựng đội thu gom rác thải 86
3.3.2. Nhiệm vụ của đội thu gom rác thải 88
3.3.3. Hiệu quả của hoạt động thu gom rác 91
3.4. Các hoạt động khác 92
3.5. Mong muốn của ngƣời dân về các tổ chức tham ra thực hiện hoạt
động bảo vệ môi trƣờng 94

3
3.5.1. Mong muốn của người dân về tổ chức tôn giáo tham gia hoạt động
bảo vệ môi trường 98
3.5.2. Đề xuất một số các hoạt động hỗ trợ, tăng cường sự tham gia của
các tổ chức tôn giáo…………………………………………………….102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105
Kết luận 105
Một số khuyến nghị 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC 114
1.Bảng hỏi 114
2.Câu hỏi phỏng vấn sâu 127
3.Một số hình ảnh rác thải sinh hoạt tại huyện Kim Bảng và huyện Lý
Nhân 129



















4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nghề nghiệp của các đối tượng khảo sát tại Hà Nam
36
Bảng 2.2: Tương quan giữa trình độ học vấn với mức độ quan tâm…
43

Bảng 2.3: Nguồn cung cấp thông tin môi trường cho người dân Hà Nam
45
Bảng 2.4: Bảng tương quan giữa nghề nghiệp và mức độ tìm hiểu…
45
Bảng 2.5: Đối tượng chia sẻ các vấn đề liên quan đến môi trường
46
Bảng 2.6: Nhận thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường
48
Bảng 2.7: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi
53
Bảng 2.8: Thực trạng các loại rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình
55
Bảng 2.9: Bảng tương quan giữa nghề nghiệp với loại rác thải sinh hoạt
57
Bảng 2.10: Bảng tương quan giữa nghề nghiệp với lượng rác thải sinh
hoạt trung bình của hộ gia đình trên 1 ngày
60
Bảng 3.1: Hoạt động bảo vệ môi trường tại Kim Bảng và Lý Nhân
73
Bảng 3.2: Thông điệp truyền thông tại Kim Bảng và Lý Nhân
77
Bảng 3.3: Hình thức của hoạt động truyền thông
78
Bảng 3.4: Tần suất thực hiện các hoạt động truyền thông môi trường
79
Bảng 3.5: Hiệu quả của hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường
80
Bảng 3.6: Nhiệm vụ của đội thu gom rác thải tại Kim Bảng và Lý Nhân
88
Bảng 3.7: Phân loại rác thải sinh hoạt

89
Bảng 3.8: Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt tại Kim Bảng và Lý Nhân
90
Bảng 3.9: Mong muốn của người dân về tổ chức đứng ra thực hiện các
hoạt động bảo vệ môi trường…
97
DANH MỤC BIỂU ĐỔ
Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn của đối tượng khảo sát ở tỉnh Hà Nam
37
Biểu đồ 2.2: Điều kiện nhà ở của người dân
38
Biểu đồ 2.3: Điều kiện nhà vệ sinh của người dân
39
Biểu đồ 2.4: Các nguồn nước ăn phổ biến của người dân (%)
41
Biểu đồ 2.5: Chất lượng nguồn nước theo đánh giá của người dân (%)
41
Biểu đồ 2.6: Đánh giá của người dân về thực trạng môi
51
Biểu đồ 2.7: Vấn đề ô nhiễm môi trường nhất tại Hà Nam (%)
52
Biểu đồ 2.8: Lượng rác thải sinh hoạt trung bình 1 ngày của hộ gia đình
59
Biểu đồ 2.9: Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt
63
Biểu đồ 3.1: Các tổ chức tham gia truyền thông bảo vệ môi trường
75
Biểu đồ 3.2: Các tổ chức tham gia hoạt động dọn dẹp vệ sinh định kỳ
83
Biểu đồ 3.3: Hiệu quả của hoạt động dọn dẹp vệ sinh định kỳ

85
Biểu đồ 3.4: Các tổ chức tham gia xây dựng đội thu gom rác thải
87
Biểu đồ 3.5: Hiệu quả hoạt động thu gom rác
91
Biều đồ 3.6: Lý do địa phương cần tới các hoạt động bảo vệ môi trường
95
Biểu đồ 3.7: Đánh giá của người dân về các hoạt động………
101

5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều
quốc gia trên thế giới, bởi vấn đề ô nhiễm môi trường đã đang trở nên ngày
càng cấp bách hơn bao giờ hết. Đã có nhiều phương án cũng như nhiều chiến
dịch được mở ra để khắc phục, giảm thiểu đi hậu quả ô nhiễm môi trường như
sự kiện “Giờ Trái Đất” khi tất cả các nước cùng hưởng ứng việc tắt đèn vì
môi trường. Cho nên chúng ta phải cùng chung tay đẩy mạnh việc bảo vệ môi
trường đạt kết quả nhiều hơn nữa. Bảo vệ môi trường đồng nghĩa với việc tự
bảo vệ cho sức khỏe của chính bản thân mình. Hành động của mỗi cá nhân có
vai trò rất quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường. Bởi hơn ai hết con
người là tác nhân quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường.
Việt Nam sau hơn 20 năm Đổi mới, vị thế và diện mạo của đất nước đã hoàn
toàn thay đổi. Tuy nhiên, phát triển là một quá trình đa diện và không dễ để
điều hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, cho dù rất
nhiều các quốc gia trên thế giới đã quen và đã áp dụng chiến lược phát triển
bền vững. Sau Vedan, Miwon…sẽ còn không ít các công ty, tập đoàn khác có
tên trong danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc trưng của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là khoa học kĩ thuật phát triển,

nhất là kĩ thuật sản xuất, nhiều loại giấy, hộp đóng gói được làm chủ yếu bằng
ni lông, nhựa thiếc rất tiện lợi, góp phần làm thay đổi phong cách và tập quán
sinh hoạt của nhiều người dân từ nông thôn đến thành thị. Chính nhờ những
dịch vụ chăm sóc khách hàng đó cùng với sự phát triển của xã hội mà nhu cầu
sinh hoạt của con người ngày càng tăng cao và luôn được đáp ứng kịp thời.
Song bên cạnh những mặt tích cực ấy là lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi
trường ngày càng nhiều, đặc biệt ở những khu vực có mật độ dân cư đông
đúc, tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh. Rác thải được thải ra môi trường

6
lúc đầu là một túi nhỏ, dần dà chúng “tập kết” thành từng đống, làm cho cảnh
quan môi trường bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và tác động trực tiếp
đến đời sống của người dân. Rõ ràng, để có thể phát triển về kinh tế các quốc
gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đã phải đánh đổi rất
nhiều các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chấp nhận một môi trường sống
đang ngày càng bị ô nhiễm.
Về khía cạnh không gian, các vấn đề về ô nhiễm môi trường thường gắn liền
với các khu vực đô thị- nơi tập trung đông đúc dân cư, nhà máy, xí nghiệp…
tuy nhiên đó đã là một câu chuyện cũ bởi hiện nay khu vực nông thôn - lá
phổi của quốc gia ở rất nhiều nơi cũng đã và đang bị ô nhiễm một cách
nghiêm trọng như việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, việc
bỏ trống khâu xử lý chất thải ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chất thải
làng nghề… phần nhiều nguyên nhân trong số đó xuất phát từ sự gia tăng dân
số, thay đổi các thói quen tiêu dùng và thói quen trong sản xuất.
Ở góc độ chính sách, trong những năm vừa qua số lượng các chính sách có
liên quan tới lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày càng nhiều, các quy định cũng
ngày càng chặt chẽ và bám sát diễn biến của đời sống xã hội. Sự gia tăng
nhanh chóng về mặt số lượng cũng như sự chặt chẽ các chính sách của Nhà
nước liên quan tới lĩnh vực bảo vệ môi trường cho thấy hai vấn đề: (i) Nhà
nước ngày càng quan tâm hơn tới các vấn đề bảo vệ môi trường trong quá

trình phát triển và (ii) Các vấn đề về bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
ngày càng trở nên bức thiết. Dễ nhận thấy điểm chung trong các chính sách
này đó là chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường của Nhà nước, có
thể dẫn ra Chỉ thị 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (ngày 25-6-1998), Nghị quyết
41-NQ/TW nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động bảo vệ môi trường hay
Luật Bảo vệ Môi trường là những ví dụ điển hình.

7
Ở góc độ cộng đồng, cách thức tổ chức xã hội của đô thị khác với nông thôn
và sự khác biệt này một phần lớn là do sự mạnh yếu trong tính cố kết cộng
đồng. Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường tại các đô thị ví dụ như rác thải sinh
hoạt thường có các công ty môi trường đô thị chịu trách nhiệm giải quyết,
trong khi đó tại nông thôn vì nhiều lý do vấn đề này thường được mỗi người
dân tự giải quyết theo những cách khác nhau hoặc được giải quyết bởi đội thu
gom rác do cộng đồng tổ chức. Thực tế, tại nông thôn hiện nay ngoài vấn đề
rác thải sinh hoạt, môi trường nông thôn còn tồn tại rất nhiều các vấn đề bức
xúc khác đòi hỏi cần những cách thức tổ chức quản lý và giải quyết các vấn
đề môi trường của cộng đồng.
Chính vì thế với đề tài: “Thực trạng rác thải sinh hoạt và các hoạt động bảo
vệ môi trường tại Hà Nam” (nghiên cứu trường hợp tại huyện Kim Bảng và
huyện Lý Nhân) hi vọng sẽ có những đánh giá cụ thể và chính xác về thực
trạng rác thải sinh hoạt và các hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay tại Hà
Nam từ đó làm căn cứ để đưa ra được những kiến nghị về việc bảo vệ môi
trường hiệu quả nhất tại Hà Nam nói riêng và tại các vùng nông thôn trên cả
nước nói chung.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Rác thải sinh hoạt là một vấn đề nghiên cứu không phải quá mới mẻ. Nhưng
trên thực tế các công trình có liên quan đến rác thải sinh hoạt chủ yếu được
nghiên cứu tại các đô thị, các trị trấn trung tâm, bởi trong suy nghĩ của nhiều

người thì nông thôn vẫn được coi là rất trong lành và sạch sẽ. Tuy nhiên, hiện
nay vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và vấn đề rác thải sinh hoạt nói
riêng tại các vùng nông thôn đang là một báo động lớn và rất cần nhận được
sự hỗ trợ trong công tác thu gom và xử lý. Trước khi đi vào từng công trình
nghiên cứu cụ thể có liên quan gián tiếp đến đề tài, dưới đây là số liệu tổng
quát về tình hình rác thải sinh hoạt của nước ta năm 2012:

8
Như chúng ta đã biết: Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh từ các
nguồn: Các hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành
chính chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn có tỷ lệ chất hữu cơ khá
cao, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải vườn và phần lớn đều là chất hữu
cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm tới 65% trong chất
thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn). Với dân số hơn 60 triệu người sống ở
khu vực nông thôn, lượng phát sinh chất thải của người dân ở các vùng nông
thôn khoảng 0,3 kg/người/ngày, ta có thể ước tính lượng rác thải sinh hoạt
phát sinh khoảng 18,21 tấn/ngày, tương đương với 6,6 triệu tấn/năm. Vùng
Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng
bằng sông Cửu Long có lượng rác phát sinh lớn nhất do có mức độ sản xuất
nông nghiệp cao.
Tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học,
thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát. Do đó, các
chất thải rắn như chai lọ, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật, vỏ bình phun
hóa chất: thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc trừ chuột; thuốc trừ bệnh; thuốc
trừ cỏ tăng lên đáng kể và không thể kiểm soát. Theo số liệu thống kê của
Tổng cục Môi trường, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, mỗi năm
Việt Nam sử dụng khoảng 35.000 đến 37.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật.
Việc sử dụng phân bón cũng phát sinh các bao bì, túi chứa đựng. Số liệu sơ
bộ cho thấy, tổng lượng phân bón vô cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu
tấn/năm. Như vậy, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn thải lượng

bao bì các loại.
Theo số liệu mới nhất của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 7/2012, lượng chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các khu dân cư nông thôn ước tính khoảng
30.500 tấn/ngày. Tuy nhiên, việc tổ chức thu gom mang tính chất tự phát,
không thường xuyên. Số rác thải chôn lấp hợp vệ sinh ở các huyện đạt khoảng

9
50-60% (tỷ lệ thu gom, xử lý ở đô thị là 83%), còn lại do người dân tự xử lý.
Lượng rác tồn đọng tại các kênh, mương rất lớn và phổ biến, dẫn đến ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
Hà Nội được đánh giá là đạt được những kết quả khả quan trong công tác bảo
vệ môi trường, song kết quả thu gom và xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt
chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện, tổng lượng chất thải rắn ra môi trường trên
địa bàn Hà Nội ước 5.371tấn/ngày, trong đó từ khu vực nông thôn khoảng
2.500tấn/ngày. Qua điều tra, hiện Hà Nội có 355/424 xã thành lập tổ thu gom
rác thải. Có 143 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập
trung của thành phố, chiếm tỷ lệ 40,28%, chủ yếu là ở các thị trấn và xã lân
cận khu vực nội thành. Ngoài ra, trung bình mỗi ngày lượng chất thải phát
sinh do chăn nuôi khoảng 50.000 tấn, cùng với việc chất thải rắn từ các làng
nghề và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý triệt để đã gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
Hiện nay, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn vào
khoảng 40-55%. Theo thống kê có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu
dọn định kỳ; trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự
quản. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến. Nhiều xã không
có quy hoạch các bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng, không quy
định chỗ tập trung rác, không có người và phương tiện chuyên chở rác. Do
đó, các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất nhiều nơi, làm cho tình trạng chất
thải rắn sinh hoạt nông thôn trở thành vấn đề nan giải khó quản lý.
Một số huyện, xã mặc dù đã có quy hoạch bãi rác, nhưng vẫn chưa có các cơ

quan quản lý, biện pháp xử lý đúng kỹ thuật và người dân vẫn chưa có ý thức
đổ rác theo quy định. Việc thu gom, xử lý chất thải từ bao bì, chai lọ hóa
chất bảo vệ thực vật hiện còn nhiều hạn chế. Đây là chất thải rắn thuộc danh
mục chất thải nguy hại cần phải thu gom, xử lý đúng quy định. Nhưng thực tế,

10
các loại vỏ bao bì, vỏ chai hóa chất bảo vệ thực vật thường bị vứt bừa bãi tại
ruộng, góc vườn, hoặc nguy hiểm hơn, có trường hợp còn vứt ngay đầu nguồn
nước sinh hoạt. [19]
Dưới đây là tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu luận văn: “Thực trạng rác thải sinh hoạt và các biện pháp bảo vệ
môi trường tại Hà Nam”.
Dự án: “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường và xây dựng mô hình thí điểm
hệ thống thu gom, xử lý rác thải” tại Thị trấn Đồng Văn, Duy Tiên, Hà Nam
do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam thực hiện dưới sự tài trợ của
chương trình SEMLA, trong dự án này có 2 mục tiêu hết sức quan trọng được
đặt ra: “xây dựng một mô hình thu gom rác, tự quản bảo vệ môi trường với sự
tham gia của đông đảo nhân dân và các tổ chức xã hội. Đồng thời với việc
tuyên truyền phổ biến chính sách, kỹ năng hoạt động bảo vệ môi trường để
nâng cao nhận thức và trình độ hiểu biết khả năng tự bảo vệ môi trường của
cộng đồng” [18]. Các hoạt động của dự án đã mang lại những thay đổi tích
cực trong hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ tại Đồng Văn mà tại nhiều
khu vực lân cận với các hoạt động của đội thu gom rác thải và hàng loạt các
hoạt động truyền thông môi trường.
Dự án SES/1/03: “Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và sản xuất an
toàn thực phẩm. Xây dựng mô hình hợp tác xã dịch vụ bảo vệ môi trường tại
xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” do Tổ chức hợp tác phát triển
quốc tế Thuỵ Điển (SIDA) tài trợ đã hướng đến công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức cho người dân[23]. Các nội dung có lồng ghép với Luật Bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững. Trong báo cáo của dự án, các biện pháp

được triển khai, hướng dẫn cho cộng đồng tương đối xác thực, có giá trị thực
tiễn cao như xây dựng các mô hình biogas, thành lập đội vệ sinh môi trường

11
tự quản…Tuy nhiên tính bền vững của dự án cũng bị ảnh hưởng bởi cơ chế để
duy trì dự án khi kết thúc tài trợ chưa được tính toán một cách cụ thể.
Báo cáo: “Nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi
trường thông qua tăng cường công tác phổ biến thông tin môi trường cho
cộng đồng” của tác giả Dương Thị Tơ và Tô Kim Oanh trong khuôn khổ dự
án: “Tăng cường năng lực thể chế quản lý thông tin môi trường” do WB tài
trợ 2000-2002 [22]. Trong báo cáo này các tác giả chỉ ra tầm quan trọng của
cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường trong đó giải pháp tối ưu để
huy động sự tham gia của người dân dựa trên các biện pháp phổ biến thông
tin. Ngoài việc nêu và phân tích kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới
các tác giả cũng đã đánh giá các hiệu quả các hoạt động triển khai công tác
huy động cộng đồng và phổ biến thông tin môi trường ở một số các tỉnh,
thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Mặc dù vậy,
phạm vi vấn đề mà các tác giả nghiên cứu mới chỉ tập trung tại các khu vực
đô thị (nơi vốn có nhiều điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phổ biến thông
tin môi trường) trong khi đó ở khu vực nông thôn, vấn đề này còn bỏ ngỏ.
Dự án: “Nâng cao nhận thức và xây dựng mô hình văn hoá môi trường cho
các cộng đồng làng nghề tại tỉnh Hà Tây” triển khai tại xã Đông Phương
Yên, xã Phùng Xá và xã Tân Hoà do Trung tâm Phát triển Xã hội và Môi
trường Vùng thực hiện [12]. Trong dự án này, mô hình văn hoá môi trường
làng nghề được xây dựng tại xã Đông Phương Yên dựa trên nền tảng quỹ môi
trường cộng đồng bằng việc kết hợp giữa quy chế bảo vệ môi trường cộng
đồng do chính người dân tham gia xây dựng với mô hình đội thu gom rác thải
tại cộng đồng. Chính sự kết hợp chặt chẽ giữa mô hình thực tế và quy chế quy
phạm các hành vi, chuẩn mực của các cá nhân trong cộng đồng đối với vấn đề
môi trường đã giúp nâng cao nhận thức và bước đầu hình thành những đặc

trưng văn hoá môi trường cho cộng đồng này. Mặc dù vậy, kết quả dự án

12
cũng đồng thời cho thấy những thách thức khi một cộng đồng “tự lực” giải
quyết vấn đề môi trường của mình mà không có những hỗ trợ từ bên ngoài.
Kết quả nghiên cứu của dự án trình diễn: “Xây dựng mô hình xã hội hoá để
giải quyết những vấn đề chất thải rắn cho 4 xã: Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá
và Thị trấn Quế ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” do PGS.TS Nguyễn Thị
Kim Thái và PGS.TS Nguyễn Thị Loan thực hiện cho thấy tính cấp thiết của
việc xây dựng và đẩy mạnh các mô hình xã hội hoá bảo vệ môi trường khi mà
những tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường (chủ yếu rác thải) ngày càng
hiển hiện rõ rệt trong khi tính đồng thuận của cộng đồng trong các hoạt động
bảo vệ môi trường và sự quyết liệt của chính quyền địa phương chưa được thể
hiện rõ [20]. Kết thúc báo cáo đánh giá, nhóm tác giả đã đưa ra những phương
án lựa chọn xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của các địa
phương. Tuy nhiên báo cáo chủ yếu tập trung nhiều vào các phân tích kĩ thuật
về thu gom và xử lý rác chưa chưa đi sâu đánh giá nhận thức của cộng đồng
về hoạt động bảo vệ môi trường và những thách thức đối với tính bền vững
của các mô hình thu gom rác thải.
Nghiên cứu về: “Vai trò của tôn giáo trong việc bảo vệ môi trường ở Việt
Nam” của tác giả PSG.TS Nguyễn Quang Hưng minh chứng rằng tín ngưỡng,
tôn giáo có vai trò to lớn trong lịch sử Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình,
tác giả đã đưa ra các quan điểm của Đảng và Nhà nước xác nhận về vai trò
của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống xã hội. Tác giả khẳng định, những
nhận thức về vai trò của tôn giáo đã tạo điều kiện cho các tôn giáo tham gia
sâu rộng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong rất nhiều vai trò khác
nhau của tôn giáo thì ông đã có đề cập tới vai trò của tôn giáo trong bảo vệ
môi trường. Tác giả cũng đã nhấn mạnh rằng, vấn đề được thế giới quan tâm
từ nhiều thập kỷ nay, nhưng còn mới mẻ ở Việt Nam, nơi hầu như chưa có
những công trình nghiên cứu về vấn đề vai trò của tôn giáo trong hoạt động


13
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chính bản thân tác giả cũng nhận định: “bài
viết này mới chỉ là những nét phác họa bước đầu” bởi nội dung chủ yếu của
bài viết tác giả mới chỉ tập trung chủ yếu làm rõ các thuyết giảng của các
chức sắc tôn giáo về vấn đề bảo vệ môi trường và có đưa ra một vài dẫn
chứng thực tiễn nhỏ để so sánh, minh chứng luận điểm có sự khác biệt trong
hoạt động bảo vệ môi trường ở những nơi người dân có theo và không theo
tôn giáo.” Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng môi trường cũng như các
hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nam qua đó đánh giá được vai trò của các
tổ chức tôn giáo trong việc bảo vệ môi trường tại địa phương để có những
biện pháp lồng ghép nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi
trường là việc làm hết sức cần thiết.
Luận văn nghiên cứu về: “Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt thị trấn Hồ,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”: của ThS.Vũ Quốc Chính - Khoa học
môi trường và bảo vệ môi trường: Nội dung chính của nghiên cứu đã đánh giá
thực trạng, những vấn đề bất cập và nhu cầu bức thiết trong quản lý rác thải ở
thị trấn Hồ [4]. Ngoài ra luận văn cũng đã xây dựng mô hình quản lý rác thải
thị trấn Hồ phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và chính sách của Nhà nước.
Đồng thời nghiên cứu cũng có những kiến nghị các biện pháp tổ chức thu
gom, xử lý rác thải cho vùng nông thôn. Tuy nhiên, các số liệu luận văn trong
luận văn mới chỉ dừng lại ở việc “đưa ra” chứ chưa được phân tích, lý giải
một cách rõ ràng và các kiến nghị mà tác giả đề cấp đến trong luận văn cũng
vẫn ở mức độ rất chung chung, chưa có biện pháp hiệu quả trong công tác thu
gom cũng như quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Hồ, Thuận Thành, Bắc
Ninh.
Khóa luận: “Nghiên cứu công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị
trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” của tác giả Phan Thị Vân,
Khoa kinh tế và phát triển nông thông, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội


14
năm 2011 cũng đã chỉ ra rất rõ được thực trạng rác thải rắn trên địa bàn thị
trấn Yên Thành và chỉ ra được công tác quản lý rác thải hiện nay ở thị trấn
đồng thời tìm ra được các mô hình quản lý rác thải hiện nay có trong cộng
đồng dân cư [28]. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra được những yếu tố ảnh
hưởng tới công tác quản lý rác thải ở thị trấn Yên Thành và tìm ra các giải
pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải. Tuy nhiên, các yếu tố tác
động đến công tác quản lý rác thải chưa được tác giả phân tích một cách rõ
ràng và kỹ lưỡng, mới chỉ dẫn ra các lý do chung chung. Điều này sẽ ảnh
hưởng đến việc đưa ra các giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản
lý rác thải tại địa phương.
“Nghiên cứu thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Anh Sơn-huyện
Anh Sơn-tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp quản lý thích hợp” của tác
giả Nguyễn Duy cũng đã phân tích, làm rõ thực trạng vấn đề rác thải sinh hoạt
đang tồn tại ở thị trấn Anh Sơn; các thành phần rác thải; nguồn gốc phát sinh
các loại chất thải sinh hoạt; các hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại Anh
Sơn và đưa ra được một số đề xuất giải pháp quản lý thích hợp về công tác
thu gom rác thải sinh hoạt, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở cấp độ các đô thị, thị
trấn chưa bao quát chung đến cả các vùng nông thôn.[6]
Đề tài cấp bộ: “Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác thải sinh
hoạt khu vực đô thị tại thành phố Thái Nguyên” do đại học Nông lâm thực
hiện; Nguyễn Ngọc Nông là chủ nhiệm đề tài đã phân tích các loại rác thải
sinh hoạt hiện nay, sự ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người [14].
Ngoài ra nghiên cứu cũng đã đề cập đến hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh
hoạt trên Thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tập trung
làm rõ hiện trạng rác thải sinh hoạt tại các phường, xã thành phố Thái
Nguyên. Điều tra, đánh giá nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt.
Đánh giá về hiện trạng thu gom, xử lý, vận chuyển rác thải sinh hoạt. Nhận

15

thức và ý thức người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và công
tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Đánh giá việc xử lý rác thải sinh hoạt
tại các phường, xã thành phố Thái Nguyên. Điều tra, đánh giá về công tác thu
gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại các phường, xã ở thành phố Thái
Nguyên. Điều tra, đánh giá sơ bộ về giá mua một số thành phần của rác thải
có thể tái chế và ước tính giá trị kinh tế từ rác thải sinh hoạt tại thành phố
Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt tại
thành phố Thái Nguyên. Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa rất to lớn đối với
công tác quản lý rác thải sinh hoạt nói chung.
3. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa lý luận
Về phương diện khoa học, môi trường vẫn luôn nhận được sự quan tâm của
nhiều ngành khoa học. Khoa học môi trường tập trung vào các diễn biến, hiện
tượng của môi trường với các chỉ số rõ ràng, cụ thể. Ngành dân số xem xét
môi trường với cách nhìn nhận về sự tác động qua lại giữa dân số và môi
trường; sự gia tăng dân số gây ra áp lực như thế nào đối với “sức tải môi
trường”. Xã hội học nghiên cứu môi trường dưới nhiều chiều cạnh và góc độ
khác nhau trong mối tương quan với các vấn đề khác để tìm ra bản chất, xu
hướng…của thực trạng các vấn đề môi trường, các hoạt động bảo vệ môi
trường bằng việc lý giải các hiện tượng dưới hệ thống các lý thuyết chuyên
ngành. Các kết quả trong nghiên cứu này có thể góp phần làm sáng tỏ một vài
lý thuyết xã hội học đại cương như: lý thuyết lựa chọn hợp lý, hành động xã
hội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu về môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ có
ý nghĩa về mặt khoa học mà còn mang một ý nghĩa thực tiễn to lớn. Các kết
quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp những bằng chứng thực tiễn, đánh giá

16
chính xác về thực trạng ô nhiễm môi trường tại Hà Nam nói chung và ô nhiễm

rác thải sinh hoạt nói riêng, đồng thời chỉ ra được các hoạt động bảo vệ môi
trường hiện nay ở Hà Nam, phân tích đánh giá những mặt làm được và chưa
làm được của các biện pháp bảo vệ môi trường từ đó cung cấp những kiến
nghị để xây dựng hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả, góp phần giải bài
toán ô nhiễm môi trường tại Hà Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng rác thải sinh hoạt và các hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nam.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, làm rõ thực trạng vấn đề rác thải sinh hoạt tại 2 huyện Kim Bảng
và Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Chỉ ra được các hoạt động bảo vệ môi trường đang
diễn ra tại địa phương, đánh giá hiệu quả của các hoạt động đó. Đồng thời đưa
ra được những kiến nghị nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ môi trường
tại Hà Nam.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu vấn đề rác thải sinh hoạt tại Lý Nhân và Kim Bảng cụ thể chỉ ra
được các vấn đề có liên quan đến rác thải sinh hoạt như thành phần các loại
rác thải, lượng rác thải và các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt của người
dân.
- Phân tích các hoạt động bảo vệ môi trường tại Lý Nhân và Kim Bảng gồm
nội dung các hoạt động bảo vệ môi trường; hình thức hoạt động; hiệu quả của
các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Đánh giá mong muốn của người dân về các tổ chức tham gia thực hiện hoạt
động bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Đề xuất kiến nghị để tăng cường sự tham gia của các tổ và cộng đồng vào
các hoạt động bảo vệ môi trường.

17
6. Khách thể, phạm vi nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu

Người dân tại địa bàn huyện Kim Bảng và Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Xã Thụy Lôi, Lê Hồ, Đại Cương (huyện Kim Bảng –
tỉnh Hà Nam); xã Nhân Nghĩa, Xuân Khê, Đồng Lý (huyện Lý Nhân – tỉnh Hà
Nam).
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 03 – 10/2011
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Như chúng ta đã biết, rác thải sinh hoạt được
phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau như gia đình, trường học, chợ, nơi
mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh
doanh, bến xe, bến đò, nhưng trong khuôn khổ giới hạn nhất định của
nghiên cứu, tác giả chỉ xét vấn đề nghiên cứu rác thải sinh hoạt được phát
sinh từ khu dân cư (tức là từ các hộ gia đình) tại 2 huyện Kim Bảng và Lý
Nhân của tỉnh Hà Nam. Rác thải sinh hoạt của khu dân cư là một phần tất yếu
của hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình. Rác thải được sinh ra từ nguồn
này rất lớn, rất đa dạng và phức tạp. Rác thải sinh hoạt ở đây bao gồm: thức
ăn thừa, rau quả, túi nilon, bao bì, nhựa…
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng rác thải sinh hoạt tại Kim Bảng và Lý Nhân như thế nào?
- Các hoạt động bảo vệ môi trường tại Kim Bảng và Lý Nhân ra sao?
- Hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nam như thế nào?
8. Giả thuyết nghiên cứu
- Vấn đề rác thải sinh hoạt nổi cộm nhất tại Kim bảng và Lý Nhân là túi nilon.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phổ biến nhất tại Hà Nam là hoạt động truyền
thông môi trường.
- Phần lớn các hoạt động bảo vệ môi trường tại Kim Bảng và Lý Nhân hiệu
quả thấp.

18
9. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phƣơng pháp luận

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp
luận quan trọng giúp người nghiên cứu trong quá trình nhìn nhận và đánh giá
vấn đề nghiên cứu. Theo đó, quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho
rằng mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau. Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ.
Đứng trên góc độ của quan điểm này khi nhìn vào các vấn đề môi trường
cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nam chịu tác động bởi rất
nhiều các yếu tố xung quanh: từ chính hoạt động sinh hoạt hàng ngày, hoạt
động sản xuất kinh doanh của người dân địa phương, ý thức của người dân,
biến đổi khí hậu…đã có tác động qua lại rất lớn đối với môi trường. Do đó, để
có thể tìm hiểu và lý giải được các vấn đề môi trường cũng như hoạt động bảo
vệ môi trường ở Hà Nam, chúng ta cần phải xem xét nó trong mối tương quan
với rất nhiều các nhân tố khác. Trong nghiên cứu này, chủ nghĩa duy vật biện
chứng là cơ sở để chỉ ra các vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như các hoạt
động bảo vệ môi trường trong mối quan hệ với các đặc điểm kinh tế, xã hội,
đặc trưng văn hoá… của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
Mặt khác, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mọi sự vật đều tồn
tại trong tính không gian và thời gian xác định, luôn vận động, biến đổi. Bản
thân các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường - mặc dù vẫn luôn là một
thách thức “cố hữu” của nhân loại trong nhiều thế kỷ nay, tuy nhiên nó lại
không phải là một hiện tượng bất biến, nó vẫn có sự vận động và biến đổi
theo thời gian. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta kêu gọi các tổ chức, mọi cá
nhân cùng chung tay giữ gìn, bảo vệ môi trường và trong đó có một tổ chức
có tính chất đặc thù hơn cả đó là các tổ chức tôn giáo. Như vậy, chủ nghĩa duy
vật lịch sử có một ý nghĩa quan trọng về phương pháp luận trong việc đánh

19
giá thực trạng các vấn đề môi trường cũng như các hoạt động bảo vệ môi
trường đang diễn ra tại Hà Nam.
9.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

● Phương pháp quan sát: Đây là một phương pháp được sử dụng dụng nhằm
kiểm chứng các thông tin đã thu thập được từ bảng hỏi cũng như nhằm cung
cấp thêm thông tin cần thiết cho việc chứng minh giả thuyết nghiên cứu. Việc
quan sát ở đây chủ yếu là quan sát về thực trạng các vấn đề môi trường, các
hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nam.
● Phương pháp phân tích tài liệu: Ngoài ra, trong nghiên cứu này tác giả còn
sử dụng các nguồn tài liệu chính khác: (i) các công trình nghiên cứu có liên
quan tới đề tài (chủ yếu là các công trình nghiên cứu liên quan ở mức độ gián
tiếp), (ii) các tài liệu, thông tin thu thập từ Internet có liên quan tới đề tài và
(iii) các tài liệu, thông tin liên quan do các địa phương cung cấp. Phương
pháp này được sử dụng nhằm bổ sung thêm các thông tin chứng minh cho giả
thuyết nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề môi trường, ô nhiễm môi
trường, rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường
 Phân tích số liệu thứ cấp: Số liệu định lượng (dựa trên phỏng vấn bằng
bảng hỏi) được khai thác từ bộ số liệu của dự án: “Nâng cao hiệu quả bảo vệ
môi trường thông qua các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam” do
Trung tâm Phát triển Xã hội và Môi trường Vùng thực hiện tại Hà Nam và
Bắc Giang trong năm 2011. Trong đó, tác giả chỉ khai thác thông tin của tỉnh
Hà Nam.
Với số liệu định lượng dựa trên phỏng vấn bằng bảng hỏi được thực hiện tại 2
huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tại mỗi huyện chọn 3 xã
và mỗi xã sẽ khảo sát 250 người dân với các nội dung liên quan đến các vấn
đề môi trường, ô nhiễm môi trường, rác thải sinh hoạt, các hoạt động bảo vệ
môi trường tại địa phương…

20
Tỉnh
Hà Nam
Huyện
Kim Bảng

Lý Nhân
Xã có người dân theo tôn giáo
khác hoặc không theo tôn giáo
Thụy Lôi, Đại Cương
Nhân Nghĩa, Xuân Khê
Xã có người dân theo Công Giáo
Lê Hồ
Đồng Lý
Với số liệu định tính: gồm phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, đề tài tập trung
khai thác thêm thông tin từ các nhóm đối tượng có liên quan tới đề án tại 2
huyện Kim Bảng và Lý Nhân của tỉnh gồm: Người dân, trưởng/phó thôn, cán
bộ xã, người thu gom rác, đại diện các tổ chức tham gia bảo vệ môi trường.
Các thông tin định lượng trong đề tài này được nhập và xử lý bằng phần mềm
SPSS 11.5, các thông tin định tính được xử lý bằng phần mềm NVIVO 7.0.
● Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này sử dụng nhằm thu thập, làm rõ thêm các thông tin mà bảng
hỏi còn hạn chế. Đồng thời tác giả khai thác thêm một số thông tin liên quan
đến ý kiến đánh giá của người dân, cán bộ chính quyền địa phương, đoàn thể
về vấn đề rác thải sinh hoạt và các hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay tại
các địa phương.
+ Nhóm người dân: 6 người
+ Nhóm đại diện chính quyền, các tổ chức tham gia bảo vệ môi trường:
4 người








21
10. Khung lý thuyết



ăc






















Thực trạng rác thải
sinh hoạt


Truyền
thông MT
Dọn vệ
sinh định
kỳ

Xây dựng
quy chế
BVMT

Xây dựng
đội thu
gom rác

Trồng, bảo
vệ cây
xanh

Xử lý
nguồn
nước

Xây dựng
hầm
biogas

Điều kiện kinh tế xã hội
Các hoạt động
bảo vệ môi

trường
Đặc điểm cá
nhân

Quan điểm chỉ đạo
của Đảng, Nhà
nước

Đặc trưng văn
hóa, lối sống

Các loại rác
thải sinh
hoạt
Lượng rác
thải sinh
hoạt
Quan điểm của
các tổ chức cá
nhân
Hình thức
xử lý rác
thải SH

22
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Hệ thống khái niệm
1.1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là những loại rác thải bị loại ra trong quá trình sống, sinh
hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. Rác thải sinh hoạt phát

sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh
viện, khu xử lý chất thải…
- Thành phần rác thải sinh hoạt bao gồm: Rau, thực phẩm thừa, chất hữu
cơ dễ phân hủy, cây gỗ, giấy, bao bì carton, nhựa, cao su, vải sợi, vật liệu sợi,
kim loại, rơm, rạ, xác động vật v.v…
- Phân loại rác thải sinh hoạt: Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác
nhau. Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định chung thống
nhất, tuy nhiên bằng những nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý
nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải, có thể chia ra các cách phân
loại sau đây:
 Phân loại theo nguồn gốc phát sinh gồm có:
+ Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh hoạt
được phát sinh từ các hộ gia đình.
+ Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: là những chất
thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ.
 Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý gồm có: chất thải rắn, chất thải
lỏng, chất thải khí.
 Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia
chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải
dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…
 Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải

23
độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định
nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất
thải có hiệu quả. [14]
1.1.2. Khái niệm môi trƣờng và hoạt động bảo vệ môi trƣờng
- Khái niệm môi trường
Theo Cục bảo vệ môi trường có đưa ra định nghĩa về môi trường như sau:

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không
khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy
giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn
trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc,
làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn
được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp,
nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống
và phát triển.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm
2005 quy định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và sinh vật”.
- Khái niệm về hoạt động bảo vệ môi trường:
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự
cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi

×