Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nhận thức, thái độ của người chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.36 KB, 42 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH PHƢỢNG

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI CHUYỂN GIỚI
VỀ QUYỀN CHUYỂN GIỚI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Xã hội học

Hà Nội - 2016

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH PHƢỢNG

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI CHUYỂN GIỚI
VỀ QUYỀN CHUYỂN GIỚI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội - 2016
2
Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài …………………………………………….

6

2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu ………………………………..

7

3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu …………………………….

17


4.

Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ………………….

17

5.

Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu ………………………………

18

6.

Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………….

19

7.

Hạn chế của nghiên cứu ………………………………………

20

8.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn …………………………

21


9

Khung phân tích ……………………………………………….

22

NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1

1.2

1.3

23

Khái niệm công cụ của đề tài…………………………………

23

1.1.1. Nhận thức………………………………………………

23

1.1.2. Thái độ…………………………………………………

24

1.1.3. Ngƣời chuyển giới……………………………………..


25

1.1.4. Một số khái niệm liên quan……………………………

27

Cơ sở lý thuyết………………………………………………..

29

1.2.1. Lý thuyết xã hội hóa vai trò giới………………………

29

1.2.2. Lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng của H.Mead và Blumer

31

1.2.3. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý…………………………..

32

Cơ sở thực tiễn của đề tài ……………………………………..

33

1.3.1. Sơ lƣợc về cộng đồng chuyển giới tại Việt Nam……………

33


1.3.2. Một số văn bản pháp luật liên quan đến ngƣời chuyển giới
tại Việt Nam …………………………………………………….

36

1.3.3. Một số kinh nghiệm quốc tế liên quan tới ngƣời chuyển giới 39

3
Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

CHƢƠNG2: NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI CHUYỂN GIỚI VỀ QUYỀN

43

CHUYỂN GIỚI TẠI VIỆT NAM
2.1

2.2

2.3

Nhận thức về quyền của ngƣời chuyển giới tại Việt Nam khi Luật
Dân sự sửa đổi chƣa đƣợc thi hành
2.1.1. Quá trình nhận thức về bản dạng giới ………………………

43


2.1.2. Thay đổi tên gọi, giới tính và giấy tờ tùy thân …………….

45

2.1.3. Công nhận hôn nhân và các quyền lợi nhân thân khác ……

49

Nhận thức về quyền của ngƣời chuyển giới tại Việt Nam sau khi
Luật Dân sự đƣợc thực hiện từ 01/01/2017

52

2.2.1. Thay đổi tên gọi, giới tính và giấy tờ tùy thân ……………

52

2.2.2. Công nhận hôn nhân và các quyền lợi nhân thân khác …..

55

Các kênh thông tin ảnh hƣởng tới nhận thức của ngƣời chuyển giới
về quyền chuyển giới
2.3.1. Không gian mạng cho ngƣời chuyển giới …………………..
2.3.2. Các Câu lạc bộ, tổ chức và nhóm tự lực dành cho ngƣời
đồng tính và chuyển giới ………………………………………….
2.3.3. Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng …………………..

CHƢƠNG 3: THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA NGƢỜI CHUYỂN GIỚI

ĐỐI VỚI QUYỀN CHUYỂN GIỚI TẠI VIỆT NAM
3.1.

43

Thái độ và hành vi của ngƣời chuyển giới trƣớc khi quyền chuyển
giới đƣợc Luật công nhận tại Việt Nam ………………………….

56
56
59
61
65

65

3.1.1. Sống và thể hiện đúng là mình theo khuôn mẫu giới ……..

65

3.1.2. Đƣơng đầu với những thách thức của ngƣời chuyển giới….

67

3.1.2.1. Kỳ thị và phân biệt đối xử ……………………………….

68

3.1.2.2. Khó khăn trong cơ hội việc làm …………………………


74

3.1.2.3. Những vấp váp trong tình yêu ……………………………

76

3.1.2.4. Rủi ro về sức khỏe ………………………………………..

77

3.1.3. Quyết định phẫu thuật ………………………………………

80

4
Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

3.2.

3.3.

Thái độ và hành vi của ngƣời chuyển giới sau khi Luật Dân sự sửa
đổi đƣợc thi hành (01/01/2017)

83

3.2.1. Quyết định công khai bản dạng giới ………………………..


84

3.2.2. Quyết định phẫu thuật chuyển đổi giới tính ………………..

86

Mức độ ảnh hƣởng của việc công nhận quyền chuyển giới tại Việt
Nam tới các nhóm chuyển giới

90

KẾT LUẬN

94

KHUYẾN NGHỊ

96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

98

5
Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCIHP

Trung tâm sáng kiên Sức khỏe và Dân số

CLB

Câu lạc bộ

Come out

Bộc lộ bản dạng giới/xu hƣớng tình dục

CSAGA

Trung tâm ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ
và Vị thành niên

ISEE

Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trƣờng

ICS

Nhóm kết nối và chia sẻ thông tin
(Tổ chức kết nối và thúc đẩy quyền LGBT tại Việt Nam)

LGBT


Ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới

MSM

Nam quan hệ đồng giới

MTF

Ngƣời chuyển giới từ nam sang nữ

FTM

Ngƣời chuyển giới từ nữ sang nam

TG (transgender)

Ngƣời chuyển giới

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Trans

Ngƣời chuyển giới

6
Footer Page 6 of 126.



Header Page 7 of 126.

DANH SÁCH HỘP THÔNG TIN VÀ BẢNG, BIỂU

Hộp 1

Phân biệt bản dạng giới và giới tính sinh học

33

Hộp 2

Phân biệt Transgender và Transsexual

34

Hộp 3

Phân biệt Ngƣời chuyển giới và Ngƣời đồng tính

35

Hộp 4

Một số thuật ngữ sử dụng trong cộng đồng MTF

36

Bảng 2.1


Nhận diện giới và khuynh hƣớng tình dục (%)

42

Bảng 2.2

Nhận thức của ngƣời chuyển giới về Luật Dân sự sửa đổi (%)

54

Bảng 3.1

Mức độ lộ diện công khai của ngƣời chuyển giới tại các

65

không gian (%)

Biểu 2.1

Tƣơng quan nơi sinh và nơi ở hiện nay của ngƣời tham gia

41

khảo sát
Biểu 3.1

Mức độ ngƣời khác nhận ra bạn là ngƣời chuyển giới trƣớc

84


và sau khi Luật Dân sự sửa đổi đƣợc thi hành
Biểu 3.2

Mức độ công khai bản dạng giới với các nhóm đối tƣợng

85

trƣớc và sau khi luật Dân sự sửa đổi đƣợc thi hành
Biểu 3.3

Ý định thực hiện chuyển giới khi Luật Dân sự sửa đổi đƣợc

88

thi hành
Biểu 3.4

Cảm nhận về cuộc sống của ngƣời chuyển giới sau khi Luật
Dân sự sửa đổi có hiệu lực

7
Footer Page 7 of 126.

90


Header Page 8 of 126.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Dựa theo những nghiên cứu và những bằng chứng khoa học sắc đáng, có thể
nói, chuyển giới là một hiện tƣợng đã có từ lâu đời và diễn ra trên toàn thế giới,
trong đó có Việt Nam. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng tỷ lệ ngƣời
chuyển giới là từ 0.1% đến 0.5%. Điều tra giám sát hành vi có nguy cơ ở
Massachusetts cho thấy có khoảng 0.5% ngƣời trong độ tuổi 18-64 tự nhận mình là
ngƣời chuyển giới. Gần đây, các cuộc điều tra dân số tại Mỹ và trên thế giới đã có
câu hỏi nhằm xác định bản dạng giới và xu hƣớng tình dục. Số liệu ƣớc tính mới
nhất cho thấy có khoảng 0.3% dân số Mỹ là ngƣời chuyển giới [39, tr 3-4].
Thực tế cho thấy, việc thu thập số liệu về tỷ lệ ngƣời chuyển giới gặp nhiều
khó khăn do sự kỳ thị xã hội khiến ngƣời chuyển giới không thể hiện hoặc công
khai giới tính mong muốn của mình. Cũng có trƣờng hợp ngƣời chuyển giới tự nhận
là ngƣời đồng tính. Thông tin số lƣợng ngƣời chuyển giới tìm đến các phòng khám
ở Anh tăng gấp đôi cứ 5-6 năm. Số liệu tại nhiều nƣớc châu Âu ghi nhận, tỷ lệ
ngƣời chuyển giới từ nam sang nữ cao gấp từ 2,5 đến 6 lần tỷ lệ ngƣời chuyển giới
từ nữ sang nam. Điều này không có nghĩa rằng có nhiều ngƣời chuyển giới từ nam
sang nữ hơn, mà do ngƣời chuyển giới từ nữ sang nam ít tìm đến các cơ sở phẫu
thuật chuyển đổi giới tính hơn. Các yếu tố văn hóa, xã hội, quan niệm về vai trò giới
và tình dục đồng giới cũng nhƣ chi phí tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính
khiến những số liệu tại cơ sở y tế đã không phản ánh đúng thực tế [20, tr 14-15]
Để biết đƣợc chính xác số lƣợng ngƣời chuyển giới ở Việt Nam có lẽ là một
điều rất khó, đặc biệt khi khái niệm chuyển giới không chỉ khuôn gọn vào những
ngƣời đã phẫu thuật, mà bao gồm cả những ngƣời có cảm nhận rõ ràng về giới tính
thực của mình khác với giới tính sinh học, và có xu hƣớng/mong muốn đƣợc
chuyển đổi, mặc dù trên thực tế điều đó có thể chƣa hoặc không bao giờ xảy ra.
Cũng giống nhƣ nhiều nhóm LGB (đồng tính nam, đồng tính nữ và song
tính) khác, ngƣời chuyển giới ở Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những sự kỳ

8
Footer Page 8 of 126.



Header Page 9 of 126.

thị của xã hội, gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn cả các nhóm LGB,
ngƣời chuyển giới còn là đối tƣợng của những thông tin sai lạc, sự đối xử bất bình
đẳng, nạn bạo hành, phân biệt đối xử và đói nghèo [19, tr 78-79].
Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các phong trào, sự kiện nhằm
nâng cao nhận thức đúng đắn của cộng đồng về các nhóm LGBT ngày một phát
triển. Những nỗ lực không ngừng nghỉ này dƣờng nhƣ đƣợc đền đáp khi ngày
24/11/2015, Quốc Hội đã chính thức hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính tại Bộ
luật Dân sự sửa đổi. Với dấu mốc đặc biệt quan trọng này, ngƣời chuyển giới đã có
những quyền và nghĩa vụ theo giới tính mới. Đây đƣợc xem là một bƣớc tiến rất
quan trọng trong việc công nhận, bảo vệ quyền lợi cho những ngƣời trong cộng
đồng LGBT - nhóm vốn đƣợc xem là yếu thế và phải chịu nhiều tổn thƣơng- đồng
thời thúc đẩy việc thực hiện tự do, bình đẳng và công bằng trong xã hội.
Tuy nhiên, việc công nhận quyền chuyển giới trong Bộ luật Dân sự sửa đổi
mới là những động thái đầu tiên nhằm đảm bảo những quyền và nghĩa vụ cơ bản với
ngƣời chuyển giới. Song quyền hạn và trách nhiệm ấy đi đến đâu và làm thế nào để
luật thực sự đƣợc vận hành trơn tru trong thực tiễn còn là cả một quá trình với
không ít những khó khăn, liên quan đến nhiều vấn đề không phải ai cũng nắm rõ,
ngày cả những ngƣời chuyển giới - đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng và chịu tác động
nhiều nhất từ việc công nhận quyền chuyển giới tại Việt Nam. Xuất phát từ những
lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nhận thức, thái độ của ngƣời
chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam”. Nghiên cứu mong muốn sẽ góp
một phần nhỏ trong việc chung tay đƣa quyền chuyển giới đƣợc hiện thực hóa trong
đời sống chứ không chỉ là một luật đƣợc “treo” trên giấy tờ.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Từ những khảo cứu và những chứng cứ khoa học, có thể khẳng định, ngƣời
chuyển giới tồn tại xuyên suốt lịch sử và từng đƣợc đối xử nhiều kiểu, có thể là coi

trọng hoặc miệt thị. Và các thay đổi giới tính đƣợc coi nhƣ là dấu hiệu ƣu ái hoặc
trừng phạt của Chúa. Ngƣợc trở lại thời Sumeria/Akkadia cổ xƣa (khoảng 6,000
TCN đến 2100 TCN) ngƣời ta đã tìm thấy các bằng chứng về ngƣời chuyển giới.

9
Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

Thƣờng các thầy cúng của ngƣời Inanna/Ishtar tự thiến, hoặc ăn vận nhƣ đàn bà để
cúng tế và thể hiện các bổn phận của họ. Khá nhiều thần thánh của các tôn giáo cổ
xƣa mang cả đặc tính nam và nữ, hoặc đƣợc biết đến nhƣ là chuyển từ giới này sang
giới kia, nhƣ thần Dionysus. Đôi khi sự thay đổi giới tính là có ý trừng phạt nhƣ
trƣờng hợp của Tiresias, ngƣời rốt cục lại thích cái lốt nữ mới và bị biến lại thành
nam giới nhằm trừng phạt. Khá nhiều ngƣời đƣợc cho là có năng lực ma thuật hoặc
tâm linh nhƣ là kết quả của giới tính lẫn lộn họ có, trong khi những ngƣời khác
đƣợc xem nhƣ đặc biệt thích hợp để chữa bệnh hoặc nuôi dạy trẻ [20, tr11].
Có thể nói trên thế giới và tại Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về nhóm
LGBT, song những nghiên cứu riêng biệt về ngƣời chuyển giới thì không có nhiều.
Đa phần ngƣời chuyển giới đƣợc nghiên cứu chung trong các nghiên cứu về đồng
tính luyến ái. Tựu chung lại, có thể nhóm các nghiên cứu về ngƣời chuyển giới
thành ba hƣớng chính: Nghiên cứu về căn nguyên hình thành và xu hƣớng tính dục
của ngƣời chuyển giới; Nghiên cứu về nhận dạng và hiện trạng cộng đồng chuyển
giới; Nghiên cứu về những khó khăn, thách thức và nguy cơ đối với nhóm ngƣời
chuyển giới.
2.1 Nghiên cứu về căn nguyên hình thành và xu hướng tính dục của
người chuyển giới
Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm căn nguyên hình thành
và phát triển xu hƣớng tính dục ở mỗi cá nhân. Các giả thuyết đƣa ra các cách lý

giải khác nhau về nguồn gốc, xu hƣớng tính dục hoặc từ các yếu tố về gien hay
hoóc - môn, hoặc từ những trải nghiệm thời thơ ấu. Các hƣớng tiếp cận về tính dục
đồng giới nhìn chung có thể quy về nội dung tranh cãi giữa bản thể luận và kiến tạo
xã hội. Theo quan điểm bản thể luận, tính dục là một xu hƣớng tƣơng đối cố định
của một bộ phận dân dố,có tính liên tục xuyên lịch sử và văn hóa, xuất phát điểm từ
yếu tố sinh học hoặc ở giai đoạn rất sớm của sự phát triển cá nhân.. Trái lại, các
quan điểm kiến tạo xã hội nhấn mạnh nhiều đến khía cạnh xã hội hóa. Họ cho rằng
các thể loại tính dục, giống nhƣ giới và những phân loại xã hội quan trọng khác, đã
đƣợc kiến tạo nhƣ một phần của các chu trình của quyền lực xã hội, vốn thƣờng có

10
Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

tính đa chuẩn mực. Ngoài ra các nhà tâm lý học còn tìm kiếm nguyên nhân ở tâm lý
thời trẻ thơ hay tác động của một số tập tục xã hội [19. Tr11].
Đối với những ngƣời nhấn mạnh yếu tố thiên bẩm, không chỉ nói đến sự đa
dạng nhiễm sắ c thể nhƣ là XXY hay đơn thể Y hay các yếu tố khác mà còn xem cả
sự ảnh hƣởng của hóc-môn và các nhân tố khác đến bào thai. Nghiên cứu của
Bullough thực hiện năm 2000 mang tên Transgenderlism and the Concept of
Gender đã chỉ ra điều đó. Đối với những ngƣời nhấn mạnh yếu tố kiến tạo, nhân tố
xã hội đƣợc coi là chủ chốt. John Money trong nghiên cứu Gender role, gender
identity, core gender identity: Usage and definition of term năm1973 khai triển khái
niệm bản dạng/căn tính giới (gender identity), theo đó ông muốn hàm chỉ toàn bộ
quan niệm của cá nhân về giới tính của chính ngƣời đó, bao gồm một căn tính cá
nhân cơ bản nhƣ là nam hoặc nữ, trai hoặc gái. Ông cũng cho rằng thuật ngữ có thể
sử dụng để đƣa ra các đánh giá bản thân về mức độ cá nhân hợp với các chuẩn xã
hội về tính nam và tính nữ. Xem xét tất cả các yếu tố sẵn có và ki ến tạo, năm 1993,

Bonnie Bullough đã phát triển một lý thuyết về sự định hình bản dạng giới và ƣa
chuộng tình dục. Trong nghiên cứu của mình mang tên Cross dressing, sex and
gender , bà cho rằng có rất nhiều nhân tố dẫn đến hiện tƣợng chuyển giới liên quan
từ gen di truyền đến sự xã hội hóa cá nhân.
Bên cạnh đó, một số phân tích khác - chủ yếu do các nhà nhân học khai triển
- nhằm tìm ra căn nguyên của hiện tƣợng chuyển giới lại tập trung vào các quan
niệm văn hóa đặc thù về hiện tƣợng chuyển giới ở một số nơi trên thế giới và xem
xét những yếu tố này trong sự tƣơng tác với các giao lƣu văn hóa trong bối cảnh
toàn cầu hóa.
Những vấn đề ý thức và sự phản kháng nghịch lý trong hiện tƣợng chuyển
giới tập chung chính vào các luận bàn về nhập hồn tâm linh. Rất nhiều công trình
gần đây cố gắ ng tìm hi ểu sự nhập hồn tâm linh nhƣ là các cách thức ăn vận khác
giới, mà trang phục cũng nhƣ các cử chỉ cơ thể có tác động đến sự chuyển đổi từ
trạng thái giới này sang giới khác. Điều này giống với hiện tƣợng lên đồng ở Việt
Nam. Nghiên cứu của Phạm Quỳnh Phƣơng năm 2007 mang tên “Empowerment

11
Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

and Innovation among Saint Tran’s female mediums” chỉ ra trong trƣờng hợp lên
đồng Đạo Mẫu và Trần Hƣng Đạo, sự nhập hồn tâm linh dƣờng nhƣ cho phép phụ
nữ khoác lên những trang phục và điệu bộ cũng nhƣ những quyền lực khác mà họ
không thể có trong đời sống thƣờng ngày. Nhìn bề ngoài, điều này dƣờng nhƣ đi
liền với sự chuyển đổi từ nữ thành nam và thƣờng từ ngƣời nữ vị thế thấp thành
ngƣời nam địa vị cao.
Với sự lớn mạnh của phân tâm học nửa đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu về
hiện tƣợng chuyển giới chủ yếu là các nhà liệu pháp tâm lý và đều mong muốn tìm

cách chữa trị cho ai bị loạn giới tính (gender dysphoria). Có lẽ ngƣời tầm cỡ nhất
trong số các nhà phân tâm nghiên cứu phát triển một lý thuyết về chuyển giới là
Wilhelm Stekel. Ông đƣa ra thuật ngữ “paraphilia” (loạn dục) để miêu tả điều mà
những ngƣời khác chỉ đơn thuần coi nhƣ lệch lạc. Một phần trong cuốn sách của
ông bàn về ăn vận cải giới luận đã phân biệt hiện tƣợng này và thuyết bái vật
(fetishism).
Gần với các lý giải phân tâm học, một số nhà nghiên cứu trong các nghiên
cứu của mình (Transgenderism and Dissociative Identity Disorder - A Case Study
của Saks năm 1998) đã quan sát và khai triển hiện tƣợng chuyển giới và sự rối loạn
bản sắ c phân ly (Dissociative Identity Disorder). Theo đó nếu một ngƣời có tiền sử
bị lạm dụng tình dục, và nếu việc lạm dụng diễn ra nghiêm trọng lúc nhỏ tuổi, sự
phân ly có thể đƣợc sử dụng nhƣ là một cơ chế phòng vệ để đối phó với sự xâm hại
cảm xúc quá mức đó. Thế nhƣng, hầu nhƣ các khái niệm chuẩn theo trƣờng phái
Freud chiếm lĩnh khắ p tài liệu nghiên cứu trong một thời gian dài. Thậm chí sau khi
đồng tính đƣợc loại khỏi danh sách rối loạn tâm thần trong Diagnostic and
Statistical Manual, hiện tƣợng ăn vận cải giới vẫn tiếp tục bị ghép vào, phần vì các
nhóm chuyển giới hiếm khi đƣợc nghiên cứu và phần vì họ thiếu ảnh hƣởng chính
trị nhƣ nhóm cộng đồng đồng tính nam (gay) và đồng tính nữ (lesbian).
Nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ lịch sử, Nguyễn Thu Hƣơng trong nghiên
cứu Tổng thuật tài liệu về chuyển giới, 2012 tiếp bƣớc và chỉ ra hết sức cụ thể rằng
hiện tƣợng chuyển giới tồn tại rất lâu ở Việt Nam, với trƣờng hợp đầu tiên đƣợc ghi

12
Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

chép trong biên niên sử từ năm 1351 (Đại Việt Sử Ký Toàn Thƣ; cf. Đại Việt Thông
Sử 1759). Thí dụ nhƣ ghi chép của các sử quan về trƣờng hợp ngƣời “con gái Nghệ

An biến thành con trai” vào năm 1351, cũng nhƣ sau hơn một chút là về thói quen
của một thành viên hoàng gia, An Vƣơng Tuân, con trƣởng của Hiến Tông hoàng
đế, “là ngƣời thông minh học rộng, sức lực hơn ngƣời, nhƣng tính ngang bƣớng,
thích mặc áo phụ nữ”. Tìm kiếm trong cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên Đại Nam
Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, xuất bản năm 1896, tác giả cho thấy
các thuật ngữ địa phƣơng và truyền thống dùng chỉ ngƣời chuyển giới nhƣ lại cái,
bóng, đồng hoàn toàn khác biệt về từ nguyên với từ Hán Việt đồng, theo nghĩa
đồng tính, xuất hiện trong Từ điển Hán-Việt (Đào Duy Anh 1931). Kết quả tầm
nguyên này chỉ ra rằng thuật ngữ đồng và/hoặc bóng theo nghĩa dân gian để chỉ
những cá nhân liên giới tính cũng nhƣ nam giới ẻo lả và mặc khác giới. Với nghĩa
này, từ đồng và bóng có nghĩa hoàn toàn khác với từ đồng âm đồng trong „đồng
tính.‟ Tiếc rằng trên báo giới cũng nhƣ trong các ngôn ngữ học thuật hiện nay vẫn
tiếp tục nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ đồng âm khác nghĩa này, khiến càng tăng thêm
thành kiến trƣớc hiện tƣợng chuyển giới.
2.2. Nghiên cứu về nhận dạng và hiện trạng cộng đồng chuyển giới
Nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ ngƣời chuyển giới là từ 0.1% đến
0.5%. Điều tra giám sát hành vi có nguy cơ ở Massachusetts cho thấy có khoảng
0.5% ngƣời trong độ tuổi 18-64 tự nhận mình là ngƣời chuyển giới. Gần đây, các
cuộc điều tra dân số tại Mỹ và trên thế giới đã có câu hỏi nhằm xác định bản dạng
giới và xu hƣớng tình dục. Số liệu ƣớc tính mới nhất cho thấy có khoảng 0.3% dân
số Mỹ là ngƣời chuyển giới [39, tr3-4]. Việc thu thập số liệu về tỷ lệ ngƣời chuyển
giới gặp nhiều khó khăn do sự kỳ thị xã hội khiến ngƣời chuyển giới không thể hiện
hoặc công khai giới tính mong muốn của mình. Cũng có trƣờng hợp ngƣời chuyển
giới tự nhận là ngƣời đồng tính. Thông tin số lƣợng ngƣời chuyển giới tìm đến các
phòng khám ở Anh tăng gấp đôi cứ 5-6 năm. Số liệu tại nhiều nƣớc châu Âu ghi
nhận tỷ lệ ngƣời chuyển giới từ nam sang nữ cao gấp từ 6 đến 2.5 lần tỷ lệ ngƣời
chuyển giới từ nữ sang nam. Điều này không có nghĩa rằng có nhiều ngƣời chuyển

13
Footer Page 13 of 126.



Header Page 14 of 126.

giới từ nam sang nữ hơn, mà do ngƣời chuyển giới từ nữ sang nam ít tìm đến các cơ
sở phẫu thuật chuyển đổi giới tính hơn. Các yếu tố văn hóa, xã hội, quan niệm về
vai trò giới và tình dục đồng giới cũng nhƣ chi phí tiến hành phẫu thuật chuyển đổi
giới tính khiến những số liệu tại cơ sở y tế không phản ánh đúng thực tế [20, tr1415]. Chƣa có cuộc điều tra nào đƣa ra con số chính xác về số ngƣời chuyển giới ở
Việt Nam, song nếu lấy tỉ lệ thấp nhất là 0,1% thì số ngƣời chuyển giới ở Việt Nam
ƣớc chừng khoảng gần 100.000 ngƣời.
Hiện tƣợng chuyển giới ở Việt Nam đƣợc đề cập lần đầu tiên trong nghiên
cứu do Elliot Heiman và Cao Văn Lê đồng tác giả xuất bản năm 1975. Trong bài
viết này, hai tác giả dựa trên quan sát và trải nghiệm thăm khám thực tế trƣờng hợp
một ngƣời nam sinh trƣởng tại vùng nông thôn Nam bộ có những biểu hiện chuyển
đổi giới tính thảo luận khía cạnh xã hội của hiện tƣợng chuyển đổi giới tính và cách
thức xã hội, nhất là ngƣời Việt xử trí hành vi chuyển đổi giới tính. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra ngƣời chuyển đổi giới tính tại Việt Nam tiếp tục ẩn trong văn hóa chung
và chỉ có thể phát hiện một cách ngẫu nhiên.
Tiếp đến là nghiên cứu của Frank Proschan (“Syphilis, Opiomania, and
Pederasty”: Colonial Constructions of Vietnamese (and French) Social Diseases,
2002) xem xét cách thức các quan sát gia thực dân Pháp kiến tạo nam giới ngƣời
Việt nhƣ là ẻo lả, ái nam ái nữ, lọm khọm và đồng dâm, ngƣợc lại với phụ nữ Việt
hừng hực và sung mãn. Dựa trên nguồn tƣ liệu thứ cấp, chủ yếu qua các ghi chép,
nhật ký cá nhân, báo cáo của các viên chức, nhà truyền giáo và lữ khách ngƣời Pháp
cũng nhƣ một số thƣ tịch tiếng Việt, tác giả muốn đƣa ra ngụ ý của các kiến tạo
thực dân về giới, tình dục của ngƣời bản xứ nhƣ thể đối nghịch với những hình
dung nam tính về cƣớp biển hùng dũng, ngƣời nông dân phớt lạnh, kẻ phiếm loạn
dữ tợn và ngƣời mông muội miền núi lại là hình ảnh chiếm lĩnh của ngƣời đàn ông
nữ tính. Proschan xem xét bốn trƣờng hợp đặc thù trong đó hình ảnh này thể hiện
hết sức chi tiết: vai ái nam ái nữ vƣợt giới trong các phƣờng hát; hay viên quan hoạn

hầu hạ hoàng gia An Nam trong những ngày cuối cùng; thằng nhỏ, kẻ hầu, một
phần bắ t bu ộc trong tất cả hộ gia đình thực dân; và quân lính ẻo lả soldats

14
Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

mamzelles. Qua việc phác họa ngƣời Việt nhƣ là biến thái giới - nam thì ẻo lả, nữ
thì sung mãn - các quan chức Pháp có thể biện hộ sự xâm lƣợc, nô dịch và sứ mệnh
khai hóa văn minh của họ cho đối tƣợng dân bản xứ.
Nghiên cứu khác của Marie-Eve Blanc (Social Construction of Male
Homosexuality in Vietnam. Some keys to Understanding and implications for HIV
Prevention Strategy, 2005) cũng tiếp cận từ góc độ văn hóa, lịch sử-xã hội về hiện
tƣợng đồng tính nam, trong đó tác giả đề cập các thực hành chuyển giới tại Việt
Nam. Tác giả phân tích quan niệm xã hội về đồng tính nam cũng nhƣ các khía cạnh
khác biệt và đặc thù của đồng tính nam ra sao trong thực tiễn văn hóa Việt Nam từ
quá khứ đến hiện tại. Với cách biện luận rằng đồng tính ở Việt Nam không hề biểu
hiện theo mẫu hình phƣơng Tây mà có tính địa phƣơng, bài viết của Blanc đi theo
hƣớng của các tranh luận đƣơng đại về tính hiện đại và những đặc thù văn hóa địa
phƣơng, cân nhắ c m ối liên kết giữa một truyền thống ảnh hƣởng bởi thực dân và
đƣợc tái sinh nhờ hiệu ứng của toàn cầu hóa. Nhìn từ khía cạnh này, bài viết có
chung thông điệp về một truyền thống “đa giới luận” từng tồn tại ở một số quốc gia
Đông Nam Á. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định về ngôn ngữ địa phƣơng (thể
hiện qua việc chú dịch không chính xác các thuật ngữ tiếng Việt) hoặc có thể là do
nguồn dữ liệu mà Blanc phát triển lập luận đã có sẵn nh ững hạn chế nên dẫn đến
những sai lầm rất đáng tiếc trong bài viết. Trƣớc hết bài viết có xu hƣớng „đánh
đồng‟ các cá nhân chuyển giới vào thể loại đồng tính, rơi vào vết xe đổ của các diễn
ngôn sai lạc phổ biến trên công luận hiện nay. Sự nhập lẫn này không chỉ ra đƣợc

các bối cảnh văn hóa tiêu biểu và các niềm tin tâm linh vốn đem lại ý nghĩa cho
hiện tƣợng chuyển giới. Thêm nữa, việc khẳng định rằng trong văn hóa Việt Nam
“không có chỗ cho giới thứ ba” gây mâu thuẫn với chính nỗ lực dày công trích dẫn
của tác giả về các thuật ngữ địa phƣơng liên quan đến ngƣời chuyển giới.
Trong những năm vừa qua, tại Việt Nam cũng có khá nhiều nghiên cứu đƣợc
thực hiện, các kết quả này cho phép bƣớc đầu nhận diện về cộng đồng LGBT nói
chung và cộng đồng ngƣời chuyển giới nói riêng ở Việt Nam. Các nghiên cứu tiêu
biểu có thể kể ra nhƣ Nghiên cứu trực tuyến đặc điểm nhân khẩu, xã hội của nam

15
Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

giới có quan hệ đồng giới ở Việt Nam của Nguyễn Cƣờng Quốc thực hiện năm
2009; Tình dục trong xã hội Việt Nam đương đại của Khuất Thu Hồng, Lê Bạch
Dƣơng, Nguyễn Ngọc Hƣởng năm 2009; Sống trong một xã hội dị tính: Câu chuyện
từ 40 người nữ yêu nữ do Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thu
Nam, Lê Quang Bình thực hiện năm 2010; Thực trạng trẻ em đường phố LGBT của
Nguyễn Thu Hƣơng, Nguyễn Thị Thu Nam, ICS và Tổ chức cứu trợ Trẻ em Quốc
tế thực hiện năm 2012, Gender crossing in Viet Nam: Yesterday and today của
Nguyễn Thu Hƣơng năm 2012... Những nghiên cứu đã phác họa nên bức tranh tổng
quát về cộng đồng ngƣời chuyển giới tại Việt Nam về cơ cấu độ tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp cũng nhƣ quá trình nhận thức xu hƣớng tính dục; những nhu cầu
cơ bản trong cuộc sống, tình yêu, tình dục... Kết quả nghiên cứu đã đóng góp một
phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng, xóa bỏ những định
kiến và kỳ thị đối với nhóm ngƣời yếu thế, dễ tổn thƣơng này.
2.3. Nghiên cứu về những khó khăn, thách thức và nguy cơ đối với nhóm
người chuyển giới

Hƣớng nghiên cứu nổi trội thứ ba đó là nghiên cứu về những khó khăn, thách
thức và nguy cơ đối với nhóm ngƣời chuyển giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra những
khó khăn mà nhóm LGBT nói chung và ngƣời chuyển giới nói riêng đang phải đối
mặt nhiều nhất đó là những định kiến sai lệch của xã hội đƣợc in hằn trong tiềm
thức của những ngƣời dị tính từ những tài liệu chính thống, học thuật đến những
phƣơng tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Từ cách hiểu chƣa đúng dẫn đến việc
mô tả lệch lạc chân dung ngƣời chuyển giới; khắc họa phiến diện cộng đồng ngƣời
này khiến những ngƣời dị tính có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử , thậm chí ghê sợ,
coi chuyển giới nhƣ một “căn bệnh xã hội” làm băng hoại những giá trị đạo đức,
nhân văn. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới nhƣ
Notes on the Management of Spoiled Identity của Erving Gofman, Stigma năm
1963; Mental health concerns of Gay anh Bisexual man seeking mental health
services do Berg, Mimiaga và Safren thực hiện năm 2008; The health of people
classified as Lessbian, Gay anh Bisexual attending family practitioners in London:

16
Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

a controlled study của King và Nazareth năm 2006; hay những nghiên cứu tại Việt
Nam nhƣ: Tổng quan về kỳ thị với người LGBT của Vũ Hồng Phong năm 2010;
Khảo sát hình ảnh LGBT trên báo chí do tổ chức iSEE hợp tác với Học viện báo chí
thực hiện năm 2011; Kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế qua cung cấp
dịch vụ y tế cho nam quan hệ tình dục đồng giới của nhóm tác giả Trần Thành Nam
năm 2011; Khảo sát thái độ xã hội đối với người đồng tính của nhóm tác giả
Nguyễn Thị Thu Nam năm 2012...
Có thể nói, cộng đồng LGBT nói chung đang đứng trƣớc rất nhiều khó khăn
và thách thức. Từ thách thức lớn nhất là thái độ định kiến và phân biệt đối xử từ

trong gia đình, trƣờng học, các cơ sở y tế và thậm chí trên truyền thông đại chúng
khiến ngƣời chuyển giới phải đối mặt với nhiều rủi ro nhƣ bị bạo hành cả thể chất
lẫn tinh thần, đối mặt với những khó khăn trong việc làm và các vấn đề pháp lý liên
quan... Các nghiên cứu Bạo lực với những người đồng tính nam và chuyển giới do
CCIHP và UNAIDS thực hiện năm 2011; Bạo lực và phân biệt đối xử với LGBT
trong trƣờng học của CCIHP năm 2012; Khát vọng được là chính mình: Những vấn
đề thực tiễn và pháp lý với người chuyển giới của nhóm tác giả Phạm Quỳnh
Phƣơng thực hiện năm 2012... đã chỉ ra những hình thức bạo lực dựa trên xu hƣớng
tính dục và bản dạng giới, phổ biến nhất là bạo lực thể xác, bạo lực tâm lý, bạo lực
tình dục và các hình thức ép ngƣời chuyển giới đi chữa bệnh tâm thần.
Những rủi ro về sức khỏe của nhóm ngƣời chuyển giới chủ yếu đƣợc đề cập
đến trong những nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ. Nếu nhƣ vấn đề sức khỏe
của ngƣời đồng tính thƣờng gắn với vấn đề phòng chống các bệnh lây nhiễm qua
đƣờng tình dục và HIV của nhóm SMS thì đối với ngƣời chuyển giới, sức khỏe là
vấn đề thật sự nghiêm trọng, liên quan tới nhu cầu phẫu thuật, chuyển đổi cơ thể
sinh học. Mặc dù hiện nay đã có nhiều cơ sở, trung tâm y tế cho nhóm đồng tính
nam về HIV và sức khỏe tình dục nhƣng với ngƣời chuyển giới, hiện nay vẫn chƣa
có cơ sở y tế nào quan tâm trực tiếp tới vấn đề này.
Nhiều khía cạnh và đối tƣợng là ngƣời chuyển giới vẫn bị lẫn vào trong các
nghiên cứu can thiệp dành cho MSM. Ngay bản thân những ngƣời làm về các

17
Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

chƣơng trình phòng chống HIV cho MSM cũng không phân biệt rõ ràng về xu
hƣớng tình dục và bản dạng giới, giữa mại dâm nam, đồng tính nam và chuyển giới
mà gộp họ vào một nhóm MSM. Trong một chừng mực nào đó, từ MSM đã trở

thành một “bản dạng” trong khi nó chỉ nói về hành vi. Điểm đáng chú ý là hầu hết
các sản phẩm nghiên cứu này chỉ nằm trong khuôn khổ các dự án, chƣơng trình can
thiệp phòng chống bạo lực, sức khỏe cộng đồng, chủ yếu là chiến dịch nâng cao
nhận thức và phòng ngừa bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS của
nhóm MSM. Các nghiên cứu trƣớc đây coi MSM nhƣ nhóm co nguy cơ lây nhiễm
HIV cao do có nhiều bạn tình, ít sử dụng bao cao su và do nhận thức thấp về nguy
cơ lây nhiễm. Nhiều tổ chức coi đây là nhóm đối tƣợng chính trong truyền thông
phòng chống HIV. Các nghiên cứu tiêu biểu có thể kể tới nhƣ HIV knowledge ans
risk factors among men who have sex with man in Ho Chi Minh city của Colby năm
2003; Social contruction of male homosexual in Viet Nam – Some keys to
understand anh implications for HIV do Blanc thực hiện năm 2005; Men who have
sex with men in Hanoi: Social profile and sexual health isues của Khuất Thu Hồng
năm 2005; Đối mặt với sự thật: Tình dục đồng giới nam và HIV/AIDS của Vũ Ngọc
Bảo năm 2005 của Trƣơng Tấn Minh, Tôn Thất Toàn và Colby năm 2006...
Những trải nghiệm kỳ thị, định kiến đối với cộng đồng vƣợt giới cũng nhƣ
tính chủ thế của họ đƣợc thể hiện rất rõ qua nghiên cứu đánh giá gần đây của SC và
iSEE về nhóm trẻ đƣờng phố thiểu số tình dục (Nguyễn Thu Hƣơng và Nguyễn Thu
Nam, Thực trạng trẻ em đường phố LGBT, 2012). Nhiều cá nhân đƣợc phỏng vấn
trong nghiên cứu này có biểu hiện vƣợt khỏi các chuẩn mực tình dục cũng nhƣ
chuẩn mực hành vi giới nhƣng lại không biết thuật ngữ “chuyển giới”; thay vào đó,
các bạn trẻ tự nhận mình thuộc giới thứ ba. Báo cáo này cũng chỉ ra mối liên hệ
giữa hoàn cảnh đi bụi với bản dạng giới và xu hƣớng tình dục của trẻ em thiểu số
tình dục nói chung và chuyển giới nói riêng.
Có thể nói, cho đến nay, hiện tƣợng chuyển giới ở Việt Nam vẫn chƣa đƣợc
nghiên cứu một cách độc lập và đầy đủ. Đặc biệt khi quyền và nghĩa vụ của ngƣời
chuyển giới chính thức đƣợc Quốc Hội Việt Nam thông qua vào tháng 11 năm 2015

18
Footer Page 18 of 126.



Header Page 19 of 126.

đã đánh dấu một bƣớc ngoặt quan trọng đối với việc bảo vệ quyền lợi, thực hiện
công bằng và bình đẳng xã hội đối với nhóm ngƣời từ trƣớc đến nay vốn đƣợc coi là
“ngƣời vô hình”. Vì thế, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề pháp lý cho
ngƣời chuyển giới nhằm cung cấp thêm tính thực tiễn cho lộ trình giúp việc công
nhận quyền chuyển giới đƣợc suôn sẻ trong quá trình hiện thực hóa luật. Nghiên
cứu về “Nhận thức, thái độ của người chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt
Nam” của tác giả hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong những nỗ lực lớn lao này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu nhận thức, thái độ của ngƣời chuyển
giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam, từ đó đề xuất những khuyến nghị, những
kênh thông tin hiệu quả nhằm tuyên truyền Luật về quyền chuyển giới tại Việt Nam
cho đối tƣợng ngƣời chuyển giới nói riêng và cộng đồng nói chung.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nhận thức, thái độ của ngƣời chuyển giới về quyền chuyển giới tại
Việt Nam qua việc hiểu về các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ, cách thức thể hiện hay
thực thi các quyền của mình trƣớc và sau khi quyền chuyển giới đƣợc công nhận;
thái độ đồng tình hay phản đối khi quyền chuyển giới đƣợc thông qua, mong muốn
của ngƣời chuyển giới khi quyền chuyển giới đƣợc hiện thực hóa.
- Phân tích các kênh thông tin tác động đến nhận thức, thái độ của ngƣời
chuyển giới về quyền chuyển giới.
- Ảnh hƣởng của quyền chuyển giới tới các nhóm chuyển giới.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức, thái độ, hành vi của ngƣời chuyển
giới đối với quyền chuyển giới tại Việt Nam
4.2. Khách thể nghiên cứu: Ngƣời chuyển giới trong cộng đồng, những
thành viên của các Câu lạc bộ, các diễn đàn trên internet dành cho ngƣời đồng tính,

song tính và chuyển giới

19
Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.

- Đối tƣợng khảo sát: Ngƣời chuyển giới trong cộng đồng, thành viên của
Câu lạc bộ Hải Đăng, nhóm Ruby, I-Girl, các diễn đàn, trang mạng xã hội trên
internet dành cho ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới nhƣ:
+ Nhà Trọ Gay Hà Nội ;
+ Gà Vàng ;
+ Love Boy Hà Nội ;
+ VN MSM TG .
4.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2016 - 9/2016.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Liệu có phải tất cả ngƣời chuyển giới - đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng quyền lợi
từ việc công nhận quyền chuyển giới tại Việt Nam - đều có nhận thức đúng về
quyền chuyển giới đƣợc quy định trong Luật?
- Phải chăng tất cả ngƣời chuyển giới đều đồng tình với việc Luật pháp công
nhận quyền chuyển giới tại Việt Nam?
- Ảnh hƣởng của việc công nhận quyền chuyển giới tới các nhóm chuyển
giới liệu có giống nhau không?
- Những kênh thông tin nào giúp tuyên truyền luật về quyền chuyển giới tới
các nhóm chuyển giới?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Đa phần ngƣời chuyển giới đều có nhận thức đúng về quyền, nghĩa vụ của
mình khi quyền chuyển giới đƣợc Luật công nhận tại Việt Nam.

- Phần lớn ngƣời chuyển giới đều đồng tình với việc Luật pháp công nhận
quyền chuyển giới tại Việt Nam.
- Việc Luật công nhận quyền chuyển giới tại Việt Nam có tác động nhiều tới
nhóm chuyển giới nữ hơn nhóm chuyển giới nam; nhóm mong muốn phẫu thuật
chuyển đổi giới tính hơn nhóm không có nhu cầu phẫu thuật.

20
Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.

- Các diễn đàn trên mạng, câu lạc bộ dành cho ngƣời đồng tính, song tính và
chuyển giới là những kênh thông tin chính ảnh hƣởng tới nhận thức, thái độ của
ngƣời chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu có tham khảo và sử dụng một số tài liệu liên quan đến cộng đồng
ngƣời chuyển giới nhằm thu thập những thông tin có tính khách quan, khoa học để
nhận diện một cách tổng quan về cộng đồng ngƣời chuyển giới trên thế giới và ở
Việt Nam, từ đó thiết kế những câu hỏi nghiên cứu phù hợp với đối tƣợng và mục
đích nghiên cứu.
6.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến
- Là phƣơng pháp định lƣợng, sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin. Thông
tin đƣợc thu thập bằng cả phƣơng thức trực tiếp và gián tiếp:
+ Gặp gỡ ngƣời chuyển giới và thu thập thông tin trực tiếp qua các diễn đàn,
hội thảo, các sự kiện dành cho LGBT.
+ Đăng trên các diễn đàn, các nhóm kín của cộng đồng LGBT hoặc thông
qua facebook gửi bảng hỏi đến các đối tƣợng khảo sát.
Phiếu thu về đƣợc làm sạch và xử lý bằng chƣơng trình SPSS 16.0.

- Số lƣợng mẫu: 62 phiếu.
- Phƣơng pháp chọn mẫu: mẫu đƣợc chọn ngẫu nhiên thuận tiện qua các sự
kiện, diễn đàn, hội thảo và các trang mạng xã hội của ngƣời đồng tính, song tính và
chuyển giới. Đây là cách chọn mẫu phù hợp với dạng nghiên cứu trƣờng hợp, thuận
tiện cho ngƣời nghiên cứu về mặt thời gian, chi phí và công tác thu thập thông tin
cũng đƣợc diễn ra dễ dàng hơn nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc tính đại diện của mẫu.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Số lƣợng mẫu: 12 ngƣời trong đó có 9 ngƣời hiện đang sinh sống, học tập
và làm việc tại Hà Nội, 01 ngƣời tại Hòa Bình, 01 ngƣời tại Lào Cai và 01 ngƣời tại
Thành phố Hồ Chí Minh. 12 ngƣời đƣợc phỏng vấn trong độ tuổi từ 19 đến 62,
trong đó 04 ngƣời chuyển giới từ nam sang nữ, 04 ngƣời chuyển giới từ nữ sang

21
Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.

nam, 01 ngƣời yêu của ngƣời chuyển giới nam, 01 ngƣời yêu của ngƣời chuyển giới
nữ, 01 bố của ngƣời chuyển giới nữ và 01 mẹ của ngƣời chuyển giới nam. Trong số
04 ngƣời chuyển giới từ nam sang nữ có 01 ngƣời đã phẫu thuật ngực, 01 ngƣời đã
phẫu thuật bộ phận sinh dục, 01 ngƣời đã dùng hooc-môn và 01 ngƣời chƣa có can
thiệp bằng phƣơng pháp y tế mà mới chỉ thay đổi ngoại hình cho phù hợp với giới
tính mong muốn. Với 04 ngƣời trong nhóm chuyển giới từ nữ sang nam thì mới chỉ
có 1 ngƣời đã sử dụng hooc-môn, còn chƣa ai phẫu thuật.
- Những ngƣời đƣợc chọn phỏng vấn chủ yếu theo phƣơng pháp trái bóng lăn
(snow-ball sampling), từ một ngƣời sẽ giới thiệu thêm những ngƣời khác. Việc lựa
chọn ngƣời phỏng vấn trên nguyên tắ c t ối đa hóa sự đa dạng về mạng lƣới, lứa tuổi,
cả phẫu thuật và chƣa phẫu thuật, cũng nhƣ sự sẵn lòng tham gia nghiên cứu.
- Cách thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp: 10 ngƣời và gián tiếp bằng cách

trò chuyện (chat) qua các ứng dụng nhƣ facebook, zalo: 02 ngƣời. Trong trƣờng hợp
phỏng vấn trực tiếp, địa điểm phỏng vấn đƣợc chọn tùy theo yêu cầu của ngƣời
đƣợc phỏng vấn, bất cứ nơi nào họ cảm thấy thoải mái và không bị áp lực nhất,
đƣợc ghi âm với sự cho phép của ngƣời đƣợc phỏng vấn. Với những trƣờng hợp
ngƣời phỏng vấn không muốn đƣợc ghi âm, tác giả sẽ ghi chép lại các thông tin hồi
cứ ngay sau buổi phỏng vấn.
6.4. Phương pháp quan sát
Tác giả sử dụng phƣơng pháp quan sát khi tham dự 04 sự kiện, hội thảo, tọa
đàm và các chƣơng trình liên quan đến ngƣời đồng tính và chuyển giới:
+ Hội thảo Quốc gia LGBT Q+ Việt Nam 2016 do iSEE tổ chức từ ngày 2527/3/2016
+ Hội thảo “Chia sẻ thông tin liên quan đến vấn đề chuyển đổi giới tính phục
vụ cho việc xây dựng Luật chuyển đổi giới tính” do iSEE tổ chức ngày 24/5/2016
+ Chƣơng trình Viet Pride 2016 do iSEE tổ chức ngày 21/8/2016
+ Tọa đàm “Rào cản tiếp cận với quyền của cộng đồng LGBT tại Việt Nam”
do DNXH Hải Đăng tổ chức ngày 16/9/2016

22
Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

Qua các chƣơng trình trê, tác giả có thêm thông tin và cách nhìn nhận sâu sắc hơn
về nhận thức cũng nhƣ nhƣ thái độ, nhu cầu, mong muốn của ngƣời chuyển giới khi
quyền chuyển giới đƣợc công nhận trong Luật Việt Nam.
7. Hạn chế của nghiên cứu
7.1. Về thời gian: Quá trình thu thập thông tin, xử lý số liệu và viết báo cáo
đƣợc tiến hành trong 8 tháng (không dài), vì vậy đây cũng chỉ là một nghiên cứu
khám phá bƣớc đầu về cộng đồng ngƣời chuyển giới vốn ít đƣợc biết đến trƣớc đây.
7.2. Về đối tượng phỏng vấn: Mặc dù đã cố gắ ng t ối đa hóa sự đa dạng

trong việc chọn mẫu, ngƣời nghiên cứu cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận với
các đối tƣợng phù hợp với yêu cầu của đề tài. Những ngƣời chuyển giới ở lứa tuổi
trẻ (18-30) sẵn lòng chia s ẻ và cởi mở hơn so với những ngƣời chuyển giới ở lứa
tuổi trung niên; khó tiếp cận những ngƣời chuyển giới từ nữ sang nam hơn là từ
nam sang nữ, khó tiếp cận với ngƣời đã chuyển đổi giới tính hoàn toàn…Vì vậy,
trong cơ cấu mẫu phỏng vấn sâu cũng chỉ mới có 1 ngƣời đã chuyển đổi giới tính
hoàn toàn. Đa số những ngƣời tham gia khảo sát định lƣợng và phỏng vấn sâu đều
nằm trong độ tuổi trẻ từ 18-30, không có ngƣời ở lứa tuổi trên 40; nên có thể những
kết quả nghiên cứu chỉ mới khái quát đƣợc những vấn đề chung nổi cộm mà chƣa
thể phản ánh một cách bao quát mọi khía cạnh trong nhận thức và thái độ của ngƣời
chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam.
8. Ý nghĩa nghiên cứu
8.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này đƣợc tiến hành thông qua việc vận dụng một số khái niệm,
lý thuyết nhƣ lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết xã hội hóa vai trò giới, lý thuyết
sự lựa chọn hợp lý, khái niệm chuyển giới, quyền chuyển giới … để tìm hiểu sâu
hơn nhận thức, thái độ cùng những mong muốn của những ngƣời chuyển giới nhóm ngƣời thiểu số vốn chƣa đƣợc xã hội công nhận và lƣu tâm - với việc bƣớc
đầu thực hiện quyền và nghĩa vụ dành cho họ.

23
Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm góp phần làm rõ hơn nhận thức, thái độ,
mong muốn của ngƣời chuyển giới - đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng và chịu ảnh hƣởng
lớn nhất trong việc hợp pháp hóa quyền chuyển giới ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng
hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc phác họa đúng đắn chân dung về cộng

đồng ngƣời chuyển giới nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung trong những nỗ
lực giảm thiểu yếu thế và tổn thƣơng mà cộng đồng này hiện đang gặp phải. Những
kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá
nhân, tổ chức quan tâm khi nghiên cứu về ngƣời chuyển giới nói riêng và nhóm
LGBT nói chung.
9. Khung phân tích

Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc

Môi trƣờng kinh tế - xã hội

Đặc điểm
cá nhân

Đặc điểm
gia đình

Kênh
truyền thông
Footer Page 24 of 126.

Nhận thức về
quyền của ngƣời
chuyển giới tại
Việt Nam

Trƣớc
khi
đƣợc
Luật

công
nhận

24

Sau
khi
đƣợc
Luật
công
nhận

Thái độ trong việc
thể hiện và sống
đúng với bản dạng
giới mong muốn

Trƣớc
khi
đƣợc
Luật
công
nhận

Sau
khi
đƣợc
Luật
công
nhận



Header Page 25 of 126.

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Các khái niệm công cụ

1.1.1. Nhận thức
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức đƣợc định nghĩa là quá trình
phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con ngƣời, có tính
tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. [4, tr 56]
Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của
sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con ngƣời, nhờ đó con ngƣời tƣ duy
và không ngừng tiến đến gần khách thể. [15, tr 198].
Theo quan điểm của phép tƣ duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con
ngƣời đi từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, và từ tƣ duy trừu
tƣợng đến thực tiễn. Con đƣờng nhận thức đó đƣợc thực hiện qua các giai đoạn từ
đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tƣợng, từ hình thức bên
ngoài đến bản chất bên trong, nhƣ sau:
+ Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu
tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con ngƣời sử dụng các giác quan để
tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức
là cảm giác, tri giác và biểu tƣợng.
+ Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh
gián tiếp trừu tƣợng, khái quát sự vật, đƣợc thể hiện qua các hình thức nhƣ khái
niệm, phán đoán, suy luận.
Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính.

Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức đƣợc bản chất thật sự của sự vật.
+ Nhận thức trở về thực tiễn, ở đây tri thức đƣợc kiểm nghiệm là đúng hay
sai. Nói cách khác, thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức đƣợc. Do
đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức.
Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế
giới. [4, tr 58-60].

25
Footer Page 25 of 126.


×