Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

de cuong kiem tra hoc ki 2 sinh 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.03 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 12

Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
Câu 1. Ở tổ chức sống nào sau đây, các cá thể đang ở tuổi sinh sản và có giới tính khác
nhau có thể giao phối tự do với nhau và sinh con hữu thụ?
A. Quần xã.

B. Quần thể.

C. Sinh quyển.

D. Hệ sinh thái.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể
sinh vật trong tự nhiên?
A. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể
cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
B. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh
hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự
phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của quần thể.
D. Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là
những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Câu 3. Cho các thông tin sau:
(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.
(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ
quần thể này sang quần thể khác là:


A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 4. Cá rô phi nuôi ở nước ta sống và phát triển ổn định ở nhiệt độ từ 5,6 0 C đến 420 C.
Chúng sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ từ 200 C đến 350 C. Khoảng giá
trị xác định từ 200 C đến 350 C gọi là:


A. Giới hạn sinh thái

B. Khoảng thuận lợi

C. Khoảng chống chịu.

D. Giới hạn dưới và giới hạn trên.

Câu 5. Ở miền Bắc Việt Nam, vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới
80 C, số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh. Đây là dạng biến động số lượng cá thể:
A. Theo chu kì tuần trăng.

B. Không theo chu kì.

C. Theo chu kì năm.

D. Theo chu kì mùa.

Câu 6: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật
trong tự nhiên?
A. Phân bố đồng đều.


B. Phân bố theo nhóm.

C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.

D. Phân bố ngẫu nhiên.

Câu 7: Khi đánh cá, nếu các mẻ lưới chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì ta hiểu rằng
A. Quần thể cá đã rơi vào trạng thái bị khai thác quá mức.
B. Nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép.
C. Quần thể cá đang tăng trưởng mạnh kích thước.
D. Nghề đánh cá cần phải tiếp tục khai thác với quy mô lớn hơn.
Câu 8: Ốc bươu đen sống phổ biến ở khắp Việt Nam. Ốc bươu vàng được nhập vào nước
ta từ Trung Quốc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh làm cho
số lượng và khu vực phân bố của ốc bươu đen phải thu hẹp lại. Tuy nhiên người ta vẫn
thấy dạng lai hữu thụ giữa chúng. Quan hệ giữa ốc bươu đen và ốc bươu vàng trong
trường hợp này là mối quan hệ:
A. Cạnh tranh cùng loài.

B. Ức chế - cảm nhiễm.

C. Khống chế sinh học.

D. Cạnh tranh khác loài.

Câu 9: Mật độ cá thể của quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể vì mật
độ:
A. Thể hiện chiều hướng phát triển của quần xã tương ứng với sự biến đổi của điều kiện
môi trường.
B. Ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và

tử vong của cá thể trong quần thể.
C. Là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ thích nghi của cá thể sinh vật cũng như
quần thể với môi trường.
D. Phản ánh khả năng cạnh tranh của quần thể sinh vật này với quần thể thuộc loài khác
trong cùng một môi trường sống.


Câu 10: Nhóm tuổi nào sau đây có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích
thước của quần thể?
A. Tuổi trước sinh sản

B. Tuổi sinh sản và sau sinh sản.

C. Tuổi sinh sản.

D. Tuổi trước sinh sản và sinh sản

Chương 2: Quần xã sinh vật
Câu 1: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.
B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
D. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
Câu 2: Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và không nhất thiết
phải xảy ra là:
A. Quan hệ hợp tác.

B. Quan hệ cộng sinh.

C. Quan hệ hội sinh.


D. Quan hệ kí sinh.

Câu 3: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều
hâu. Trong chuỗi thức ăn này, bậc dinh dưỡng cấp 3 và sinh vật tiêu thụ bậc 1 là:
A. Nhái và sâu ăn lá ngô.

B. Rắn hổ mang và cây ngô.

C. Nhái và cây ngô.

D. Sâu ăn lá ngô và nhái.

Câu 4: Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng:
A. Sản phẩm bài tiết của quần thể này gây ức chế sự phát triển của quần thể khác. B. Số
lượng cá thể của quần thể luôn duy trì ở một mức độ xác định.
C. Sản phẩm bài tiết của quần thể này làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể khác.
D. Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm
Câu 5: Cho các nhóm sinh vật sau, mỗi nhóm sống trong một sinh cảnh nhất định:
(a) Cá sống trong hồ nước ngọt.
(b) Sáo mỏ vàng sống trên đồng cỏ.
(c) Chim sống trong rừng Cúc Phương.
(d) Cá rô phi sống trong ao nước ngọt.
(e) Động vật ăn cỏ sống trong rừng nhiệt đới.
Có bao nhiêu nhóm sinh vật là quần xã?


A. 1.

B. 2.


C. 3.

D. 4.

Câu 6: Thực vật có thể lấy năng lượng ở đâu để hình thành phân tử hữu cơ?
A. Chất khoáng.

B. Đường glucozo.

C. Vitamin D.

D. Ánh sáng

Câu 7: Điều nào sau đây cho thấy rõ nhất quần thể đang có nguy cơ tuyệt chủng?
A. Quần thể bị chia cắt thành các quần thể nhỏ.
B. Loài sinh vật này có số cá thể ít, hiếm gặp.
C. Độ đa dạng di truyền của quần thể ngày một suy giảm.
D. Quần thể có kích thước lớn cạnh tranh giữa các cá thể gay gắt.
Câu 8: Nguyên nhân tỉa cành tự nhiên ở thực vật là do:
A. Cạnh tranh cùng loài.

B. Nhiệt độ.

C. Ánh sáng.

D. Cạnh tranh khác loài.

Câu 9: Những loài vi khuẩn có những thời điểm bùng phát số lượng rất mạnh, nhưng có
những thời điểm hầu như mất hẳn, trong điều kiện tự nhiên hiện tượng đó phụ thuộc vào

nhân tố chủ yếu nào sau đây?
A. Chế độ nhiệt - ẩm và ánh sáng biến động nhanh, lúc thuận lợi lúc không thuận lợi.
B. Nguồn thức ăn.
C. Chịu tác động kiểm soát của vật ăn thịt.
D. Số lượng các đối tác để gây bệnh lúc tăng, lúc giảm.
Câu 10: Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì:
A. Sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi với những thay đổi
của môi trường tốt hơn nhiều.
B. Quần thể bị suy thoái và dẫn tới diệt vong.
C. Khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với các cá
thể cái nhiều hơn.
D. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
Câu 1: Để góp phần vào việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chúng
ta cần thực hiện những biện pháp nào sau đây?
(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
(2) Giảm đến mức thấp nhất sự cạn kiệt tài nguyên không tái sinh.
(3) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.


(4) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, … trong nông
nghiệp.
(5) Khai thác và sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên khoáng sản đang có.
A. (1), (3), (5).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (3), (4), (5).
Câu 2: hành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm:
A. Quần thể sinh vật và sinh cảnh.
B. Thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.

C. Các nhân tố sinh thái vô sinh.
D. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.
Câu 3: Cho nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:
(1) Thực vật nổi.
(2) Động vật nổi.
(3) Giun.
(4) Cỏ.
5) Cá ăn thịt.
Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là:
A. (2) và (5).
B. (1) và (4).
C. (3) và (4).
D. (2) và (3).
Câu 4: Các sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái?
A. Thực vật, tảo đơn bào và vi khuẩn lam.
B. Động vật bậc thấp, thực vật, vi sinh vật.
C. Động vật bậc thấp, vi sinh vật.
D. Sinh vật tự dưỡng
Câu 5: Bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng nhất?


A. Bậc dinh dưỡng thứ nhất.
B. Bậc dinh dưỡng thứ 2.
C. Bậc dinh dưỡng thứ 3.
D. Bậc dinh dưỡng thứ 4
Câu 6: Khu sinh học có đa dạng sinh học lớn nhất là:
A. Rừng lá rộng ôn đới.
B. Đồng rêu hàn đới.
C. Rừng cây lá kim.
D. Rừng mưa nhiệt đới.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái có các chu trình trao đổi vật chất.
B. Chức năng của hệ sinh thái không giống với chức năng của một cơ thể vì chúng có mối
quan hệ bên trong, không có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.
C. Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng, có thể nhỏ như một giọt nước ao nhưng
cũng có thể vô cùng lớn như trái đất.
D. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã, trong đó các
sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với thành phần vô sinh của sinh cảnh.
Câu 8: Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là:
A. Sinh vật phân giải.
B. Sinh vật sản xuất.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc một.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc hai.
Câu 9: Di chuyển theo chiều tăng dần của vĩ độ - từ xích đạo lên bắc cực, lần lượt ta sẽ
bắt gặp:
A. Thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.
B. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.
C. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới.
D. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.
Câu 10: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 bậc dinh
dưỡng)?
A. Vì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất thấp.


B. Vì nếu chuỗi thức ăn quá dài thì quá trình truyền năng lượng sẽ chậm.
C. Chuỗi thức ăn ngắn thì quá trình tuần hoàn năng lượng sẽ xảy ra nhanh hơn.
D. Chuỗi thức ăn ngắn thì chu trình vật chất trong hệ sinh thái xảy ra nhanh hơn.
Câu 11: Nguyên tố nào sau đây không bao giờ thiếu hụt trong quần xã sinh vật?
A. Canxi.


B. Nitơ.

C. Cacbon.

D. Phốt pho.

Câu 12: Nguy cơ nào là nguy cơ lớn nhất do con người gây ra làm giảm đa dạng sinh
học?
A. Thải nhiều CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
B. Phá hủy nơi ở của các loài sinh vật.
C. Nhập về các loài ngoại lai gây hại cho các loài sở tại.
D. Khai thác quá mức các loài sinh vật



×