Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP hợp tác THEO NHÓM NHẰM TÍCH cực và NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG dạy môn hóa học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.88 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
1. Cơ sở đề xuất giải pháp...........................................................................................4
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp.............................................................................4
1.2.Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp..........................................................5
1.2.1. Quá trình dạy học ở trường phổ thông..................................................................5
1.2.2. Nhiệm vụ của môn Hóa học ở trường THPT.........................................................6
1.2.3. Phương pháp dạy học tích cực....................................................................................7
1.2.3.1. Khái niệm ...........................................................................................................7
1.2.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo hướng tích cực ................................8
1.2.3.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học.........................................................9
1.2.4. Một số phương pháp dạy học hóa học ở trường THPT............................................11
1.2.5. Ứng dụng dạy học tích cực trong lớp học............................................................13
1.2.6. Một số kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.......................13
1.3. Mục tiêu của giải pháp.............................................................................................19
1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp...................................................................................19
1.5. Phương pháp thực hiện............................................................................................20
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu..........................................................................20
1.5.2. Phương pháp thống kê phân tích số liệu...............................................................20
1.5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.....................................................................20
1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng................................................................................21
1.7. Điểm mới của đề tài.................................................................................................21
2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp........................................................22
2.1. Quá hình hình thành nên giải pháp .........................................................................22
2.2. Những cải tiến để phù hợp với thực tiến phát sinh...............................................22
2.3. Nội dung của giải pháp mới hiện nay .....................................................................22
2.4. Một số ví dụ minh họa.............................................................................................23
3. Hiệu quả giải pháp.................................................................................................37
3.1. Thời gian áp dụng hoặc áp dụng thử của giải pháp.................................................37
3.2. Hiệu quả đạt được hoặc dự kiến đạt được...................................................................37
3.3. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp......................................................................41


3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp..............................................................41
4. Kết luận và đề xuất, kiến nghị...................................................................................42
4.1. Kết luận........................................................................................................................43
4.2. Đề xuất, kiến nghị.........................................................................................................44
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................46
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 47

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BR-VT :

Bà Rịa -Vũng Tàu

PPDH:

Phương pháp giảng dạy

BTVN:

bài tập về nhà

THPT: Trung học phổ thông
dd:

dung dịch

ĐC:


đối chứng

GV :

giáo viên

HS:

học sinh

SGK:
TN:

sách giáo khoa
thực nghiệm

2


Giải pháp
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỢP TÁC THEO NHÓM NHẰM TÍCH CỰC VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC THPT
1. Cơ sở đề xuất giải pháp
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Ngày nay giáo dục được xem là chìa khóa vàng để mỗi người, mỗi quốc gia tiến bước
vào tương lai, là ngành sản xuất mà lợi nhuận của nó khó có thể đong đếm được. Giáo dục
không chỉ có chức năng chuyển tải những kinh nghiệm lịch sử xã hội của thế hệ trước cho
thế hệ sau, mà quan trọng là trang bị cho mỗi người phương pháp học tập, tìm cách phát
triển năng lực nội sinh, phát triển tư duy nội tại, thích ứng được với một xã hội học tập
thường xuyên, học tập suốt đời. Nhận thức được việc đổi mới phương pháp giảng dạy và

học tập là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng
như Bộ GD&ĐT đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương
pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát
huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực
nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay...”. Điều 28 Luật Giáo dục
(2005) nước ta cũng đã nêu : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Như vậy, vai trò của người thầy ngày nay không chỉ chú trọng vào việc truyền thụ kiến
thức mà phải dạy cho học sinh cách tiếp cận, khai thác và xử lí thông tin, tức là người thầy
phải dạy cho học sinh học cách học, cách tự đánh giá, học cách sống, biết độc lập suy nghĩ
tự chiếm lĩnh kiến thức.
Thực hiện các chủ trương và chính sách trên, ngành giáo dục đã và đang nỗ lực đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, phát huy tối đa năng lực nhận thức và
tư duy của học sinh. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc đổi mới này chưa được thực hiện
đồng bộ, triệt để và mang lại hiệu quả cao nhất vì nhiều lí do khác nhau. Trong đó, một
thực trạng khá phổ biến là nhiều giáo viên chưa chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy
học, chưa chú trọng đến việc thiết kế các chuỗi hoạt động của thầy và trò - một giai đoạn
quan trọng trong quá trình dạy học.
Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
HỢP TÁC THEO NHÓM NHẰM TÍCH CỰC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG
DẠY MÔN HÓA HỌC THPT” với mong muốn công trình của mình sẽ góp phần thiết
thực vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
3


1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
1.2.1. Quá trình dạy học ở trường phổ thông

- Quá trình dạy học hóa học là một hệ toàn vẹn bao gồm nội dung dạy học, việc dạy và
việc học hóa học.
Việc dạy: Đó là toàn bộ hoạt động của thầy trong quá trình dạy học nhằm làm cho trò
nắm vững kiến thức, kỹ năng, trên cơ sở đó phát triển ở họ những năng lực nhận thức,
hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, chủ nghĩa khoa học vô thần và tình cảm, thái
độ.
Cách 1: Truyền đạt một chiều từ thầy đến trò. Đánh giá chủ yếu nhằm xem trò nắm
được thông tin bao nhiêu và chính xác ở mức độ nào hơn là xem trò hiểu thế nào.
Cách 2: Dạy theo kiểu tiếp cận hợp tác hai chiều. Cách tiếp cận này dựa trên nguyên
tắc làm cho việc học được dễ dàng thông qua việc giúp trò phát triển kỹ năng ‘giải quyết
vấn đề’ và ‘tư duy sáng tạo’.
Việc học: Đó là hoạt động của trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm nắm vững kiến thức,
kỹ năng phát triển những năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng,
đạo đức, nhân cách. Việc dạy và việc học là hai mặt của một quá trình thống nhất: Sự dạy
học. Việc dạy của thầy phải có tác động điều khiển (tổ chức, chỉ đạo, đánh giá) sự học của
trò nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, tự lực của trò. Dạy tốt là làm cho trò biết
học, biết biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Sự học một mặt phải biết dựa vào sự dạy,
mặt khác phải là quá trình tự giác, tích cực và tự lực của trò.
Ngày nay có thể coi việc học như là quá trình thu nhận, ghi nhớ, tích lũy, sử dụng, liên
kết, lí giải và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề. Đó là cách tiếp cận việc học theo mô hình
thông tin, từ đó có thể định nghĩa việc học như sau:
«Học, cốt lõi tà tự học, là quá trình phát triển nội tại. Trong đó chủ thể tự thể hiện và
biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị con người mình bằng cách thu nhận, xử lý thông
tin lấy từ môi trường sống xung quanh mình».
1.2.2. Nhiệm vụ của môn hóa học ở trường phổ thông
Trong chương trình giáo dục THPT mỗi môn học đều có những đặc thù riêng và có thế
mạnh để hình thành và phát triển đặc thù của môn học đó. Đối với môn hóa học bao gồm 6
năng lực đặc thù:
*Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học
Qua các bài học HS sẽ nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp

hóa học và các biểu tượng hóa học (kí hiệu, hình vẽ, mô hình, cấu trúc phân tử các
chất,các liên kết hóa học). Các em sẽ viết và biễu diễn đúng công thức hóa học của các
hợp chất vô cơ và các hợp chất hữu cơ, các dạng công thức đồng đẳng, đồng phân.Ngoài
ra các em còn nhận biết và rút ta các quy tắc đọc tên và đọc đúng tên các danh pháp khác
nhau đối với các hợp chất hữu cơ. Trình bày và vận dụng được các thuật ngữ hóa học,
danh pháp hóa học và hiễu được ý nghĩa của chúng.
*Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
Năng lực này bao gồm các năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng và vận dụng thí
nghiệm, năng lực quan sát, mô tả giải thích các hiện tượng tự nhiên.
Học sinh được yêu cầu mô tả và giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra các kết luận
về tính chất của chất.
4


Các bài học sẽ giúp các em sử dụng thành thạo các đồ dùng thí nghiệm. Tiếp theo, các em
sẽ tiến hành độc lập các thí nghiệm nghiên cứu, tìm kiếm và thu được những kiến thúc cơ
bản để hiểu biết giới tự nhiên và kĩ thuật.
Thông qua các bài học, các em sẽ mô tả rõ ràng cách tiến hành thí nghiệm, mô tả chính
xác các hiện tượng thí nghiệm, giải thích một cách khoa học các hiện tượng thí nghiệm đã
xảy ra, viết được các phương trình hóa học và rút ra được các kết luận cần thiết.
*Năng lực tính toán
Thông qua các bài tập hóa học sẽ hình thành năng lực tính toán cho học sinh. Các em sẽ
có thể vận dụng thành thạo phương pháp bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện
tích, bảo toàn electron) cho việc tính toán giải các bài tập hóa học..
Học sinh có thể vận dụng thành thạo phương pháp đại số trong toán học và mối liên hệ với
các kiến thức hóa học để giải các bài toán hóa học, đồng thời sử dụng hiệu quả các thuật
toán để biện luận và tính toán các dạng bài toán hóa học.
*Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
Qua quá trình học tập trên lớp, học sinh sẽ phân tích được tình huống, phát hiện và nêu
được tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.

Các em sẽ thu thập và làm rõ các thông tin có lên quan đến vấn đề. Đề xuất và phân tích
được một số giải pháp giải quyết vấn đề, suy ngẫm về cách thức, tiến trình giải quyết vấn
đề để điều chỉnh và lựa chọn giải pháp phù hợp với bối cảnh.
*Năng lực vận dụng kiến thức hóa học và cuộc sống
Qúa trình học tập giúp học sinh có năng lực hệ thống hóa kiến thức, phân loại kiến thức
hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức đó. Khi vận dụng kiến
thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ
thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
Học sinh sẽ định hướng các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến
thức hóa học phải ý thức thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong
lĩnh vực gì, ngành nghề gì trong cuộc sống.
Các em sẽ phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực
phẩm, sinh hoạt , y học, sức khỏe, khoa học…
*Năng lực sáng tạo
Môn hóa học sẽ giúp HS đề xuất được câu hỏi nghiên cứu cho một vấn đề hay chủ đề
học tập cụ thể, đề xuất giả thiết nghiên cứu phù hợp với câu hỏi nghiên cứu một cách khoa
học, sáng tạo. Học sinh sẽ đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi để kiểm chứng giả thiết
nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.
1.2.3. Phương pháp dạy học tích cực
1.2.3.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để
chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của người học.
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt
động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học
chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học
5


theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn so với dạy theo phương

pháp thụ động.
1.2.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực
Sự áp dụng dạy học tích cực trong bộ môn hoá học được dựa trên cơ sở các quan
niệm về tích cực hoá hoạt động học sinh, lấy học sinh làm trung tâm và được thực hiện với
sự đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung giáo dục, hoạt động của GV-HS, phương pháp dạy
học và hình thức tổ chức dạy học.
1.2.3.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động. Đổi mới phương
pháp dạy học bao gồm đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh,
đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình thức tương tác xã hội trong dạy học, đổi
mới kĩ thuật dạy học với định hướng:
- Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông;
- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể;
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh;
- Phù hợp với cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học của nhà trường;
- Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học;
- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, hiệu quả các phương pháp dạy học
tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học
truyền thống;
- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến
những ứng dụng của công nghệ thông tin.
* Sự đổi mới mục tiêu
Từ yêu cầu của xã hội hiện đại, mục tiêu giáo dục cũng cần được thay đổi để đào tạo
những con người thích ứng với xã hội phát triển, với bản thân người học. Trong mục tiêu
giáo dục của các cấp bậc học đã có điểm mới là tập trung hơn nữa vào việc hình thành
năng lực cho học sinh đó là: năng lực nhận thức, năng lực hành động (năng lực giải quyết
vấn đề), năng lực thích ứng với điều kiện xã hội.
Trong mục tiêu của môn hoá học đã xác định rõ: ngoài những kiến thức, kỹ năng hoá
học cơ bản mà học sinh phải đạt được cần chú ý nhiều hơn tới việc hình thành các kỹ năng

vận dụng kiến thức, kỹ năng tiến hành nghiên cứu khoa học hoá học như: quan sát, phân
loại, thu thập thông tin, dự đoán khoa học, đề ra giả thuyết, giải quyết vấn đề, tiến hành thí
nghiệm từ đơn giản đến phức tạp…để học sinh có khả năng tự phát hiện và giải quyết một
cách chủ động sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan tới hoá học.
*Sự đổi mới hoạt động dạy của giáo viên
Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập
của học sinh thì hoạt động của giáo viên hoá học cũng có sự đổi mới. Người giáo viên hoá
học với vai trò người thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh để đạt mục
tiêu dạy học. Người giáo viên hoá học cần thực hiện các hoạt động cụ thể như:
Thiết kế giáo án bao gồm các hoạt động của học sinh theo các mục tiêu cụ thể của mỗi bài
học hoá học mà học sinh cần đạt được.
6


Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm
như: nêu vấn đề cần nghiên cứu, tổ chức các hoạt động tìm tòi phát hiện tri thức và hình
thành kỹ năng hoá học.
Định hướng, điều chỉnh các hoạt động của học sinh: chính xác hoá khái niệm hoá học
được hình thành, các kết luận về bản chất hoá học của các hiện tượng mà học sinh tự tìm
tòi.
* Đổi mới hoạt động học tập của học sinh
Hoạt động học tập của học sinh được chú trọng, tăng cường trong giờ học và mang tính
chủ động. Quá trình học tập hoá học là quá trình học sinh tự học, tự khám phá tìm tòi để
thu nhận kiến thức một cách chủ động tích cực. Đây chính là quá trình tự phát hiện và giải
quyết các vấn đề. Như vậy trong giờ học học sinh được hướng dẫn để tiến hành các hoạt
động sau:
- Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu hoặc nắm bắt vấn đề học tập do GV nêu ra.
- Thực hiện các hoạt động cá nhân hoặc hợp tác theo nhóm nhỏ để tìm tòi, giải quyết các
vấn đề đặt ra. Các hoạt động cụ thể có thể là:
+ Dự đoán, phán đoán, suy luận trên cơ sở lí thuyết, đề ra giả thuyết khi giải

quyết một vấn đề mang tính lí luận;
+ Tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả, giải thích và rút ra kết luận.
+ Trả lời câu hỏi, giải bài toán hoá học;
+ Thảo luận vấn đề học tập theo nhóm và rút ra kết luận;
+ Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân, nhóm hoặc phát biểu quan điểm, nhận định
của mình về một vấn đề học tập.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã biết để giải thích, tìm hiểu một số hiện tượng hoá học
xảy ra trong thực tế đời sống.
- Đánh giá việc nắm kiến thức, kỹ năng hoá học của bản thân và các bạn trong lớp.
Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học hoá học là phải tác động vào học sinh để
học sinh được hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn; tích cực chủ động trong các hoạt
động chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng hoá học, có ý thức và biết cách vận dụng kiến thức hoá
học vào thực tế đời sống. Thông qua các hoạt động học tập tích cực thì học sinh không chỉ
nắm vững các kiến thức, kỹ năng hoá học mà còn nắm được phương pháp học tập, kỹ
năng hoạt động tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề học tập một cách linh hoạt và sáng
tạo.
* Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học và sử dụng phương tiện dạy học
Hình thức tổ chức dạy học lớp – bài được thay đổi đa dạng, phong phú hơn để phù hợp
với hoạt động học tập tìm tòi cá nhân, hoạt động theo nhóm và toàn lớp học. Địa điểm học
của học sinh không chỉ diễn ra trên lớp mà còn được thực hiện ở phòng bộ môn, phòng
học đa phương tiện, ở ngoài trường học… Học sinh không chỉ thu nhận thông tin qua sách
giáo khoa mà còn qua sách tham khảo, các phương tiện thông tin, phương tiện kĩ thuật
(băng, đĩa, mạng internet) và tham gia các hoạt động chia sẻ thông tin thu được.
Các phương tiện dạy học được đa dạng hoá, không chỉ là phấn, bảng, sách vở… mà còn
dùng dụng cụ, hoá chất, mô hình, mẫu vật, biểu bảng hình vẽ, băng hình, bản trong, máy
chiếu, máy vi tính, phần mềm ứng dụng dạy học hoá học.
7


Các thí nghiệm hoá học, phương tiện dạy học được sử dụng chủ yếu như là nguồn kiến

thức để HS tìm tòi, phát hiện, thu nhận kiến thức và cả phương pháp nhận thức. Việc sử
dụng phương tiện dạy học chứng minh cho lời giảng được hạn chế dần.
*Phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc thù của hoá học
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hoá học GV hoá học cần chú trọng
đến việc khai thác các yếu tố tích cực trong từng phương pháp dạy học được sử dụng và
các phương pháp dạy học đặc thù của hoá học để thực hiện yêu cầu tạo điều kiện cho HS
được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn, chủ động hơn trong giờ học. Giáo viên cần tăng
cường sử dụng các phương pháp dạy học: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại tìm tòi,
nghiên cứu…kết hợp với thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn hiện đại, các câu hỏi, bài tập
hoá học theo hướng dạy học tích cực như:
Các thí nghiệm hoá học chủ yếu do học sinh thực hiện theo hướng thí nghiệm nghiên
cứu, dùng thí nghiệm kiểm tra giả thuyết khoa học, kiểm nghiệm những dự đoán.
Hoạt động đàm thoại tìm tòi được thực hiện bằng phiếu học tập, trong đó yêu cầu HS trả
lời một hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm giải quyết một nội dung học tập. Học sinh báo cáo
kết quả hoạt động bằng lời, bằng giấy hoặc bản trong – đèn chiếu.
Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề được thực hiện theo hướng GV nêu vấn
đề hoặc tổ chức cho học sinh hoạt động phát hiện vấn đề. Mỗi học sinh hoặc nhóm học
sinh hoạt động tích cực dưới sự chỉ đạo của GV để giải quyết vấn đề tìm ra tri thức cần
lĩnh hội. Trong quá trình giải quyết vấn đề cần tổ chức cho mọi học sinh đều tham gia các
hoạt động cá nhân, thí nghiệm, thảo luận, trao đổi trong nhóm, nhận xét, đánh giá rút ra
kết luận về kiến thức, phương pháp nhận thức cần lĩnh hội.
Như vậy chúng ta cần quán triệt quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hoá học là
chú trọng phát huy, sử dụng các yếu tố tích cực đã có trong các phương pháp dạy học hoá
học, tiếp thu có chọn lọc những quan điểm, phương pháp tích cực trong khoa học giáo dục
hiện đại của một số nước trên thế giới như: dạy học kiến tạo, dạy học hợp tác theo nhóm
nhỏ, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học tương tác…Việc lựa chọn phương pháp
dạy học và sự kết hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy cao độ tính tích cực nhận
thức của học sinh cần đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, đối tượng học
sinh cụ thể và điều kiện cơ sở vật chất của từng địa phương.
1.2.4. Một số phương pháp dạy học tích cực ở trường THPT

1.2.4.1. Phương pháp trực quan
Trong việc dạy học môn hóa học ở trường THPT, để nghiên cứu những hiện tượng hóa
học và rèn luyện kỹ năng giải quyết các bài tập thực hành, chúng ta phải sử dụng các
phương tiện trực quan. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hóa học là một
phương pháp dạy học rất quan trọng, góp phần quyết định cho sự lĩnh hội môn hóa học.
Phương pháp này gọi theo nghĩa đầy đủ là phương pháp dạy học sử dụng phương tiện trực
quan hay thường gọi tắt là phương pháp trực quan.
Phương tiện trực quan bao gồm mọi dụng cụ, đồ dùng, thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến
phức tạp dùng trong quá trình dạy học, với tư cách là mô hình đại diện cho hiện thực
khách quan (sự vật và hiện tượng), nguồn phát ra thông tin về sự vật và hiện tượng đó, làm
cơ sở và tạo thuận lợi cho sự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng kỹ xảo về hiện thực đó cho học
8


sinh.
Các phương tiện dạy học cơ bản phổ biến trong nhà trường gồm 3 loại:
- Phương tiện kỹ thuật dạy học (các phương tiện nghe nhìn và máy dạy học);
- Phương tiện trực quan (đồ dùng dạy học trực quan;)
- Thí nghiệm nhà trường
Đối với hóa học thì thí nghiệm nhà trường là phương tiện dạy học quan trọng nhất.
1.2.4.2. Phương pháp sử dụng bài tập
Bài tập hóa học cung cấp cho học sinh kiến thức, cả con đường để giành lấy kiến thức,
cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra kiến thức. Bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là
nội dung, vừa là phương pháp hiệu nghiệm.
Để học sinh lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng cần thiết qua quá trình dạy-học thì giáo viên
nên soạn hệ thống bài tập đủ các dạng, từ dễ đến khó, phù hợp với thực tế,… và nhất là sử
dụng các bài tập phải phù hợp với trình độ học sinh.
Đây cũng là một phương pháp học tập tích cực đối với học sinh. Ngoài ra, bài tập hóa học
còn được sử dụng nhiều trong quá trình chuẩn bị nghiên cứu các kiến thức mới.
1.2.4.3. Dạy học nêu vấn đề

Bản chất của dạy học nêu vấn đề là đặt ra trước học sinh các vấn đề của khoa học và
mở ra cho các em những con đường giải quyết các vấn đề đó; việc điều khiển quá trình
tiếp thu tri thức của học sinh ở đây được thực hiện theo phương hướng tạo ra một hệ thống
những tình huống có vấn đề, những điều kiện đảm bảo việc giải quyết những tình
huống đó và những chỉ dẫn cụ thể cho học sinh trong quá trình giải quyết các vấn đề.
Như vậy, dạy học nêu vấn đề không phải là một phương pháp dạy học cụ thể đơn nhất mà
nó là phương pháp dạy học phức hợp nghĩa là một tập hợp nhiều phương pháp dạy học, có
thể cả phương tiện dạy học, liên kết với nhau chặt chẽ và tương tác với nhau, trong đó
phương pháp xây dựng tình huống có vấn đề và dạy học sinh giải quyết vấn đề giữ vai trò
trung tâm chủ đạo, gắn bó các phương pháp dạy học khác trong tập hợp lại thành một hệ
toàn vẹn.
Trong quá trình rèn luyện học sinh giải quyết các vấn đề cụ thể của môn học thì hình
thành ở các em phương pháp tư duy khái quát và kỹ năng tìm giải pháp cho một tình
huống mới từ dễ đến khó, từ đó hình thành ở các em nhân cách của người lao động mới
biết tự chủ và có năng lực giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra.
Dạy học nêu vấn đề được vận dụng khá nhiều trong các kiểu bài lên lớp khác nhau:
bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới, bài luyện tập.
1.2.4.4. Phương pháp hoạt động nhóm
Đây là phương pháp rất hiệu quả khi giáo viên giao công việc cho học sinh chuẩn bị
trước, cả giáo viên và học sinh chủ động về mặt thời gian trong tiết học. Ngoài ra sử dụng
phương pháp này còn tập cho học sinh có kĩ năng sinh hoạt nhóm, kĩ năng trình bày trước
đám đông, bước đầu tập nghiên cứu khoa học.
1.2.4.5. Phương pháp sử dụng trò chơi
Đây là phương pháp giúp học sinh học mà chơi, chơi mà học, tiết học sẽ rất sôi nổi
và học sinh sẽ rất hứng thú trong học tập và yêu thích bộ môn.
1.2.4.6. Phương pháp đàm thoại - Vấn đáp
9


Vấn đáp là phương pháp trong đó GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời hoặc tranh

luận, thông qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học.
Vấn đáp có 3 mức độ: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích và vấn đáp tìm tòi.
1.2.5. Ứng dụng dạy học tích cực trong lớp học
Sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong lớp học có thể gây ra một số khó khăn cho
giáo viên và những học sinh chưa quen với cách học này. Giáo viên cần đưa ra một số quy
tắc trong lớp học khi trở thành người tạo điều kiện học tập và học sinh cần tăng cường vai
trò của mình không chỉ ở việc học cái gì mà còn học như thế nào. Ứng dụng dạy học tích
cực trong lớp học đòi hỏi học sinh phải làm việc. Có thể sử dụng những kỹ thuật sau để
tạo cơ hội cho học sinh trong lớp tham gia tích cực vào việc học:
- Chia lớp thành từng cặp học sinh. Cho các cặp này suy nghĩ về một chủ đề và thảo
luận với bạn trong cặp này rồi chia sẻ kết quả với phần còn lại của lớp.
- Cho học sinh ghi các kết quả tổng hợp ra giấy, cho phép học sinh có một vài phút
để trả lời những câu hỏi ra giấy. Điều này nâng cao chất lượng của tiến trình học tập và
cung cấp cho giáo viên các phản hồi từ học sinh về những chủ đề mà giáo viên đưa ra.
- Đưa ra các hoạt động dựa trên các phiếu học tập để học sinh tìm hiểu và thảo luận.
- Bắt buộc học sinh phải suy nghĩ cũng là một kỹ thuật đơn giản để đưa cả lớp vào cuộc
thảo luận.
- Các trò chơi liên quan đến chủ đề học cũng có thể dễ dàng đưa vào giờ học để nâng cao
tích tích cực và lôi cuốn học sinh tham gia.
- Những cuộc tranh luận trong lớp có thể là biện pháp hiệu quả để động viên học sinh suy
nghĩ về những khía cạnh của vấn đề.
1.2.6. Một số kĩ thuật dạy học phát triển NL học sinh trong dạy học Hóa học
1.2.6.1. Kĩ thuật đặt câu hỏi
Hệ thống câu hỏi của giáo viên giữ vai trò chủ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội
của lớp học. Các câu hỏi được chuẩn bị để giúp giáo viên phát triển nội dung mới một
cách có hệ thống, đồng thời khuyến khích học sinh tham gia thảo luận xoay quanh những
ý tưởng quan trọng. Trật tự lôgic câu hỏi hướng dẫn học sinh từng bước phát hiện ra bản
chất sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham hiểu biết.
Trong quá trình đàm thoại, giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tòi của học sinh, còn
học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới, có được niềm vui, hứng thú của

người khám phá và tự tin vì thấy trong kết luận của thầy có phần đóng góp ý kiến của
mình. Kết quả là học sinh vừa lĩnh hội được thêm kiến thức mới đồng thời biết được cách
thức đi đến kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Dẫn dắt đàm
thoại ơrixtic như vậy rõ ràng mất nhiều thời gian hơn là thuyết trình giảng giải, nhưng kiến
thức học sinh lĩnh hội được sẽ chắc chắn hơn.
Câu hỏi theo cấp độ nhận thức
Khi trả lời câu hỏi, học sinh phải suy nghĩ, thông qua đó nhận thức và phát triển tư
duy. Mức độ phát triển tư duy của học sinh phụ thuộc cấp độ nhận thức mà câu hỏi đặt ra.
Có thể chia các câu hỏi đóng và mở theo cấp độ nhận thức của Bloom. Dưới đây là một số
kĩ thuật đặt câu hỏi theo cấp độ nhận thức:
* Câu hỏi “Biết”
10


Mục tiêu: Câu hỏi “biết” nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ kiện, số liệu,
tên người hoặc địa phương, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm...
Tác dụng đối với học sinh: Giúp học sinh ôn lại được những gì đã biết, đã trải qua.
Cách tiến hành: Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ, cụm từ sau
đây :Ai...? Cái gì...? Ở đâu...? Thế nào...? Khi nào...? Hãy định nghĩa....; Hãy mô
tả ...; Hãy kể lại....
* Câu hỏi “Hiểu”
Mục tiêu: Câu hỏi “hiểu” nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nối các dữ kiện,
số liệu, các đặc điểm ... khi tiếp nhận thông tin.
Tác dụng đối với học sinh:
- Giúp học sinh có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học.
- Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện ... trong bài học
Cách tiến hành: Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các cụm từ sau
đây :Hãy so sánh ...; Hãy liên hệ....; Vì sao ...? Giải thích....?
* Câu hỏi “Áp dụng”
Mục tiêu: Câu hỏi “áp dụng” nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin đã

thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ...) vào tình huống mới.
Tác dụng đối với học sinh:
- Giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật.
- Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống
Cách tiến hành:
- Khi dạy học giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ, giúp
học sinh vận dụng các kiến thức đã học.
- Giáo viên có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để học sinh lựa chọn một câu trả
lời đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một quá trình tích cực.
* Câu hỏi “Phân tích”
Mục tiêu: Câu hỏi “phân tích” nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề,
từ đó tìm ra mối liên hệ, hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi đến kết luận.
Tác dụng đối với học sinh : Giúp học sinh suy nghĩ, có khả năng tìm ra được các
mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, do đó
phát triển được tư duy logic.
Cách tiến hành:
- Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi học sinh phải trả lời: Tại sao ? (khi giải thích
nguyên nhân). Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như thế
nào ? (khi chứng minh luận điểm)
- Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.
* Câu hỏi “Tổng hợp”
Mục tiêu: Câu hỏi “tổng hợp” nhằm kiểm tra khả năng của học sinh có thể đưa ra
dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
Tác dụng đối với học sinh: Kích thích sự sáng tạo của học sinh hướng các em tìm
ra nhân tố mới,...
Cách tiến hành:
11


-GV cần tạo ra những tình huống, những câu hỏi, khiến học sinh phải suy đoán,

có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình.
- Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi phải có nhiều thời gian chuẩn bị.
* Câu hỏi “Đánh giá”
Mục tiêu: Câu hỏi “đánh giá” nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán
đoán của học sinh trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng,...
dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.
Tác dụng đối với học sinh: Thúc đẩy học sinh tìm tòi tri thức, xác định giá trị.
Cách tiến hành: GV có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra đáp án, tiêu chí đánh
giá,... và đặt câu hỏi yêu cầu học sinh đánh giá.
Câu hỏi ở mức độ tư duy càng cao thì mức độ tư duy của người học càng cao. Hệ
thống câu hỏi trong giờ học phải giúp học sinh đạt dần tới mục tiêu chung của bài
học, không dễ quá để buộc học sinh phải suy nghĩ và không khó quá để đa số học
sinh có thể trả lời được.
Thiết kế một hệ thống câu hỏi hợp lí để hướng dẫn học sinh khám phá kiến thức,
phát triển tư duy là cần thiết, song việc sử dụng các câu hỏi đó trong quá trình thảo
luận ở lớp học như thế nào thì hiệu quả?đó là điều mà mỗi giáo viên cần tìm hiểu rất
kỉ.
1.2.6.2. Kĩ thuật khăn trải bàn
- Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp
giữa hoạt động cá nhân và nhóm.
Mục tiêu:
+ Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
+ Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh
+ Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
Tác dụng đối với học sinh:
- Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau.
- Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề.
- Giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau để đạt
được mục tiêu chung của nhóm.
- Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.

- Các nhiệm vụ này cũng giúp nâng cao mối quan hệ giữa các học sinh. Tăng cường sự
hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.
- Tăng cường hiệu quả học tập
Cách tiến hành:

12


- Chia học sinh thành các nhóm và phát giấy A0 cho các nhóm.
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành
các phần theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4 người). Mỗi người ngồi vào vị trí
tương ứng với phần xung quanh.
- Cá nhân học sinh tập trung vào câu hỏi, chủ đề, có thể trả lời câu hỏi hoặc xây dựng
chiến lược riêng, các giải pháp thực sự của mình và viết vào phần xung quanh. Mỗi cá
nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.
- Từ những quan điểm học tập và giải pháp riêng của mình, học sinh có thể thảo luận
nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa.
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn:
- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở.
- Nếu số học sinh trong một nhóm quá đông, chiếm quá nhiều chỗ so với chu vi
khăn phủ bàn, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi lại ý kiến cá
nhân. Sau dó đính những ý kiến váo phần xung quanh khăn trải bàn.
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, có thể đính những ý kiến thống nhất vào
giữa khăn. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau.
- Những ý kiến không thống nhất của nhóm không để ở phần giữa của “khăn trải bàn”. Cá
nhân có quyền bảo lưu những ý kiến chưa được thống nhất trong toàn nhóm và được giữ
lại ở phần xung quanh của khăn trải bàn.
1.2.6.3.Kĩ thuật mảnh ghép
KT mảnh ghép là một KT dạy học tích cực, trong đó có sự tổ chức hoạt động học
tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm.

Mục tiêu của dạy học theo KT mảnh ghép là:
+ Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
+ Kích thích sự tham gia tích cực của HS
+ Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở
giai đoạn 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 2).
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
Cách tiến hành: DH theo kĩ thuật mảnh ghép được chia thành 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”

13


+ Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 - 6 người). Mỗi nhóm được giao
một nhiệm vụ nghiên cứu những nội dung học tập khác nhau. Các nhóm này được gọi là
“nhómchuyên sâu” tương ứng với nhiệm vụ được giao.
+ Hoạt động nhóm cần đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm trả lời được tất cả các
câu hỏi trong nhiệm vụ của nhóm, trở thành HS “chuyên sâu” của lĩnh vực đã tìm hiểu và
có khả năng trình bày lại vấn đề đó ở giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi HS “chuyên sâu” từ các nhóm khác
nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”. Lúc này, mỗi HS “chuyên
sâu” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”.
+ Từng HS“mảnh ghép” lần lượt có nhiệm vụ chia sẻ, trình bày lại nội dung các mảnh
ghép và nắm bắt được tất cả nội dung ở giai đoạn 1 của các mảnh ghép khác.
+ Từ những kiến thức cơ sở ở của mảnh ghép, các nhóm sẽ cùng thảo luận để hoàn thành
một nhiệm vụ mới.
Như vậy thông qua 2 giai đoạn thảo luận nhóm mà HS lĩnh hội được kiến thức của bài học
một cách tích cực, chủ động.
Ưu điểm của KT mảnh ghép
- Có yêu cầu cả về trách nhiệm cá nhân và sự hợp tác thảo luận nhóm: Vì mỗi HS đều trở

thành HS chuyên sâu về một nội dung nào đó và có trách nhiệm chia sẻ cũng như nhận
được sự chia sẻ của HS chuyên sâu khác trong nhóm mảnh ghép vì vậy bắt buộc các em
phải làm việc thực sự trong cả hai giai đoạn, tránh được hiện tượng ỉ lại ăn theo hay tách
nhóm.
- Có cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa: trong giai đoạn 1, mỗi nhóm thực hiện
một nhiệm vụ khác nhau vì vậy GV có thể chia nhóm theo trình độ và năng lực của HS để
giao các nhiệm vụ với yêu cầu về mức độ phức tạp khác nhau phù hợp với đối tượng HS.
- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau do
trong giai đoạn mảnh ghép tất cả HS cùng phải nói, chia sẻ với các thành viên khác về nội
dung chuyên sâu của mình.
- Sử dụng KT mảnh ghép có yếu tố dạy lại, đây là yếu tố giúp HS có thể đạt khả năng nhớ
trung bình cao nhất trong các cách tiến thu khác nhau (80%) tức là tăng cường hiệu quả
học tập của HS.
KT mảnh ghép có thể thấy cách tổ chức sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học hợp tác
theo nhóm có thể khắc phục được vấn đề thảo luận không hiệu quả trong dạy học hợp tác
theo nhóm đồng thời làm tăng tính tích cực và hiệu quả học tập của HS.
1.3. Mục tiêu của giải pháp
Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm cùng với việc sữ dụng các kĩ
thuật dạy học hợp lí trong môn hóa học nhằm góp phần thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học một cách hiệu quả và nâng cao chất lượng dạy và học hoá học ở trường phổ
thông.
Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm là một trong các phương pháp dạy học (PPDH)
phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh (HS), ngoài ra HS còn
học và rèn được các kĩ năng giao tiếp, làm việc cùng nhau – đó là những kĩ năng rất cần
thiết trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, khi sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm có các nguy
14


cơ có thể gặp phải đó là sự ỉ lại, ăn theo hoặc tách nhóm, những nguy cơ này sẽ làm giảm
hiệu quả của thảo luận nhóm. Khi sử dụng PPDH hợp tác chúng ta có thể sử dụng phối

hợp với một số kĩ thuật dạy học khác như: Kĩ thuật khăn trãi bàn, kĩ thuật mảnh ghép, sơ
đồ tư duy… để khắc phục được một số hạn chế của PPDH hợp tác theo nhóm.
1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp.
Thực hiện các chủ trương và chính sách của Đảng, ngành giáo dục đã và đang nỗ
lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, phát huy tối đa năng lực nhận
thức và tư duy của học sinh. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc đổi mới này chưa được
thực hiện đồng bộ, triệt để và mang lại hiệu quả cao nhất vì nhiều lí do khác nhau.
Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm là một trong các phương pháp dạy học
(PPDH) phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh (HS), ngoài ra
HS còn học và rèn được các kĩ năng giao tiếp, làm việc cùng nhau – đó là những kĩ năng
rất cần thiết trong xã hội ngày nay.
Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống của con
người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về
cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ những hiểu biết này
giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế của Tổ quốc, đồng
thời biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường do
con người gây ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng một cuộc
sống ngày càng tốt đẹp hơn.
1.5. Phương pháp thực hiện.
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
• Tài liệu chuyên môn: Bộ sách giáo khoa và sách GV môn hóa học THPT; Tài liệu bồi
dưỡng giảng dạy thực hiện chương trình sách giáo khoa môn Hóa học, Tài liệu chuẩn
kiến thức, kĩ năng môn Hóa học THPT; Tài liệu tâp huấn GV dạy học, kiểm tra đánh
giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học
cấp THPT.
• Tài liệu sư phạm: Lý luận dạy học hóa học; Trắc nghiệm và đo lường thành quả học
tập
• Tạp chí hóa học và ứng dụng
• Trang website: Dạy và học môn hóa học
1.5.2. Phương pháp thống kê phân tích số liệu

Thu thập các số liệu, xử lý thống kê và đánh giá.
1.5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm cho lớp thực nghiệm (TN) 10a11 và lớp đối chứng
(ĐC) 10a12, năm học 2015 – 2016 tại THPT Nguyễn Du, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hệ thống câu hỏi qua bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra 45
phút.
1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
Đối tượng: chương trình hóa học THPT khối 10 ban cơ bản
15


Phạm vi áp dụng: Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các đơn vị trường học nhất là các
trường THPT.
1.7. Điểm mới của đề tài
- Đề xuất các định hướng khi thiết kế các chuỗi hoạt động môn hóa học theo hướng dạy
học tích cực.
- Lựa chọn được các phương pháp dạy học có nhiều tiềm năng trong việc phát huy tính
tích cực của học sinh khi học môn hóa học.
- Đề xuất qui trình thiết kế các bài học theo hướng dạy học tích cực.
- Thiết kế giáo án trong chương trình hoá học 10 THPT theo hướng dạy học tích cực
2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp
2.1. Quá hình hình thành nên giải pháp
Đổi mới phương pháp giảng dạy đã, đang và sẽ là một yêu cầu cấp thiết đối với nền
giáo dục nước ta, để bắt kịp theo sự phát triển của xã hội ngày nay. Bản thân tôi, từ năm
2012 đã nghiên cứu, tìm hiểu lí luận về phương pháp dạy học tích cực, tôi đã chọn phương
pháp dạy học theo nhóm để áp dụng vào các giờ dạy của mình vào các năm học tiếp theo.
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy, rút kinh nghiệm từ các tiết dạy, đồng thời có sự nhận
xét góp ý của tổ chuyên môn đã giúp tôi hoàn thành nội dung của đề tài và mang lại hiệu
quả cao trong giảng dạy và học tập của học sinh.
2.2. Những cải tiến để phù hợp với thực tiển phát sinh.

Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách có
thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng máy chiếu… điều này
cần phụ thuộc vào giáo viên ở mỗi trường THPT, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong
cách dạy khác nhau để huy động tối đa vì hiệu quả giáo dục với nội dung đề tài này, có
những kinh nghiệm có thể áp dụng cho nhiều người, nhưng có những phong cách không
thể áp dụng cho giáo viên khác. Vì phong cách dạy “nó như tính cách của mỗi con người
không thể ai cũng giống ai” nhưng đảm bảo được nội dung dạy học theo yêu cầu của
chương trình. Như vậy không có nghĩa người giáo viên không đổi mới phương pháp giảng
dạy mà mỗi giáo viên luôn phải tìm cách đổi mới trong phong cách dạy của mình theo yêu
cầu của thực tiễn hiện hành.
2.3. Nội dung của giải pháp mới hiện nay
2.3.1. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm
- Khái niệm: PPDH hợp tác theo nhóm là PPDH mà trong đó HS dưới sự hướng dẫn của
GV làm việc phối hợp cùng nhau trong các nhóm để hoàn thành mục đích chung.
- Tiến trình dạy học: Tiến trình dạy học theo PPDH hợp tác theo nhóm gồm 3 bước:
+ Bước 1: Làm việc chung cả lớp (GV giới thiệu chủ đề chung, nêu nhiệm vụ các
nhóm, thành lập các nhóm, hướng dẫn cách làm việc theo nhóm và phân bố thời gian)
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm (Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí, phân công
công việc, thảo luận và chuẩn bị báo cáo kết quả)
+ Bước 3: Thảo luận tổng kết trước toàn lớp (Các nhóm báo cáo kết quả, thảo luận
đánh giá kết quả, GV tổng kết)
Ưu điểm và hạn chế của PPDH hợp tác theo nhóm
Ưu điểm chính của PPDH hợp tác theo nhóm là thông qua cộng tác làm việc thực hiện
cùng một nhiệm vụ học tập có thể phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã
16


hi, c bit l kh nng cng tỏc lm vic, thỏi on kt ca HS, mang li hiu qu
hc tp cao.
Tuy nhiờn, PPDH hp tỏc theo nhúm cng cú mt s hn ch l ũi hi nhiu thi

gian; HS cn c lm quen vi PPDH ny v iu quan trng cn chỳ ý l phng phỏp
ny khú mang li hiu qu nu
+ Giỏo viờn (GV) a ra nhim v tho lun nhúm khụng hp lớ
+ T chc, qun lớ thc hin kộm dn n mt s HS li, n theo hoc tỏch nhúm.
2.3.2. La chn ni dung dy hc phự hp vi PPDH hp tỏc theo nhúm
Phõn tớch c im ca PPDH hp tỏc theo nhúm v cỏc KT dy hc chỳng tụi nhn
thy cỏc ni dung dy hc c la chn cú th s dng PPDH ny kt hp vi KT dy
hc cn cú nhng c im sau:
- Ni dung bi hc phi l cỏc nhim v phc hp, cú vn , cú nhiu hng gii
quyt bi DH hp tỏc theo nhúm cú u im l phỏt huy c trớ tu ca nhiu ngi nờn
cú th gii quyt nhng vn nh vy, ng thi õy cng l yờu cu cn khi DH theo
phng phỏp ny vỡ nu ni dung n gin thỡ khụng cn mt thi gian tho lun HS cng
cú th t c qua hot ng cỏ nhõn.
- HS cn cú nhng kin thc v k nng liờn quan nht nh lm c s tho lun.
- Cỏc phn ni dung ca mt bi hc nhng cú mi liờn h vi nhau dn n mt
ni dung khỏi quỏt, h thng ca bi hc.
- Cỏc ni dung khỏc nhau, l cỏc thnh phn c lp ca bi hc, mi nhúm nghiờn cu
mt phn sau ú cựng vn dng vo cỏc trng hp c th.
- Hoạt động theo nhóm đợc thực hiện khi nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm để rút
ra kết luận về một kiến thức hoá học nào đó, thảo luận tìm ra lời giải, một nhận xét, một
kết luận nào đó hoặc cùng thực hiện một nhiệm vụ giáo viên giao cho.
2.3.3. nh hng khi thit k bi hc theo hng dy hc tớch cc
Khi thit k cỏc hot ng theo hng dy hc tớch cc, ta cn chỳ ý:
- Ni dung phi chớnh xỏc, khoa hc;
- m bo cỏc mc tiờu v trng tõm theo chun kin thc, k nng ca chng
trỡnh;
- Phi hp linh hot cỏc phng phỏp, hỡnh thc t chc dy hc v vn dng cỏc
k thut dy hc tng cng tớnh tớch cc, ch ng, sỏng to v phỏt trin c nng
lc t hc ca HS;
- Tng cng s dng phng tin, thit b dy hc, c bit chỳ trng ng dng

cụng ngh thụng tin mt cỏch hiu qu;
- Phự hp vi trỡnh HS v iu kin hc tp hin cú.
2.3.4. Qui trỡnh thit k giỏo ỏn cỏc bi hc theo hng dy hc tớch cc
Khi thit k giỏo ỏn bi hc ca mụn húa hc THPT chỳng tụi ó tin hnh theo cỏc bc
sau:
- Bc 1: Xỏc nh mc tiờu bi hc cn c vo chun kin thc, k nng.
- Bc 2: Nghiờn cu SGK v ti liu liờn quan hiu chớnh xỏc, y ni dung bi
hc, xỏc nh trỡnh t lụgic ca bi hc.
- Bc 3: Tỡm hiu trỡnh HS, d kin nhng tỡnh hung cú th ny sinh v phng ỏn
gii quyt, xem xột c s vt cht, trang thit b dy hc hin cú.
17


- Bước 4: Lựa chọn PPDH ; phương tiện, thiết bị dạy học và hình thức kiểm tra, đánh giá
thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực tự
học.
- Bước 5: Thiết kế bài giảng: Thiết kế kịch bản, hệ thống các câu hỏi, các bài tập, các
phiếu học tập, các thí nghiệm, tranh ảnh hoặc video…
- Bước 6: Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các đồng nghiệp.
- Bước 7: Hoàn chỉnh giáo án
2.3.5. Một số giáo án thiết kế chuỗi hoạt động học tập sử dụng phương pháp dạy học
hợp tác theo nhóm trong chương trình hóa học 10 theo hướng dạy học tích cực
BÀI 17: PHẢN ỨNG OXI HÓA –KHỬ (T1)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức:
Học sinh biết:
Chất khử là chất nhường electron (số oxi hóa tăng sau phản ứng)
Chất oxi hóa là chất thu electron (số oxi hóa giảm sau phản ứng)
Sự oxi hóa (bị oxi hóa) là quá trình nhường electron
Sự khử (bị khử) là quá trình thu electron

Dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hoá- khử.
Học sinh hiểu:
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron
giữa các chất (hay phản ứng oxi hóa- khử là phản ứng hóa học trong đó có sự
thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố).
2.Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng xác định chính xác số oxi hóa của các nguyên tố.
Phân biệt được chất khử, chất oxi hóa, sự oxi hóa- sự khử trong phản ứng oxi
hóa -khử.
Rèn luyện kĩ năng viết quá trình nhường hoặc thu electron.
Phân biệt phản ứng oxi hóa- khử với các phản ứng hóa học khác.
3.Về tính cảm, thái độ
Rèn luyện tính cần cù, sự say mê học tập.
Rèn luyện tinh thần đoàn kết tập thể thông qua hoạt động nhóm.
4.Năng lực hướng tới
Hình thành năng lực tư duy, logic sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong
cuộc sống.
Phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, năng lực tư duy, sáng tạo
Rèn luyện năng lực thuyết trình.
II. CHUẨN BỊ
1. Học sinh:
- GV yêu cầu học sinh ôn tập:
+ Các khái niệm sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử và phản ứng oxi hóakhử đã được học ở lớp 8 (THCS).
18


+ Khái niệm số oxi hóa và quy tắc xác định số oxi hóa đã học ở chương trước
+ Sự hình thành liên kết ion, liên kết cộng hóa trị
2. Giáo viên:
Hình ảnh minh hoạ

Phiếu học tập
Bảng con, phấn hoặc viết
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Phương pháp đàm thoại
2. Phản biện và giải quyết vấn đề
3. Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, sử dụng các kĩ thuật dạy học: kĩ thuật
đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy.
IV.CHUỖI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Chia lớp học thành 4 nhóm học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh bóc
thăm ngẩu nhiên 32 phiếu đã đánh số 1,2,3,4. Các học sinh có cùng số 1(nhóm 1),
học sinh có cùng số 2 (nhóm 2), cùng số 3 (nhóm 3), cùng số 4 (nhóm 4). GV tổ chức
hoạt động thi đua giữa 4 nhóm bằng cách tính điểm các hoạt động học tập.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1
HỖ TRỢ KIẾN THỨC CHO BÀI HỌC MỚI(100đ)

SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

Mục tiêu:
Kiểm tra việc xác định số oxi hoá của học sinh nhằm phục vụ cho bài học mới.
Phương pháp:
Làm việc nhóm
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng xác định số oxi hoá
GV:Để hỗ trợ cho việc tìm hiểu bài mới chúng
Các nhóm trưởng nhận nhiệm

Học sinh xác định đúng số oxi
ta cùng nhau ôn lại kiến thức đã được được học ở vụ.
hoá của các nguyên tố.
bài trước thông qua phiếu học tập số 1.
Nhóm trưởng phân công công
- Trong thời gian 3 phút các nhóm hãy hoàn việc cho các thành viên trong nhóm
thành nội dung và nộp lại cho GV.
để hoàn thành phiếu học tập đúng
- Sau khi thu 4 phiếu của 4 nhóm GV phân thời gian.
chấm chéo giữa các nhóm dựa trên đáp án GV
đưa ra,các nhóm trưởng báo các kết quả (điểm tối
đa 100đ).
HOẠT ĐỘNG 2
KẾ THỪA KIẾN THỨC ĐÃ HỌC(60đ)
Mục tiêu:
Ôn tập lại khái niệm phản ứng oxi hoá- khử đã học ở lớp 8, liên hệ với kiến thức
mới.
Phương pháp:
Dạy học theo nhóm( dùng kỉ thuật khăn trải bàn).
Kĩ năng:
Kĩ năng làm việc nhóm
Kĩ năng phán đoán, giải quyết vấn đề.
Rèn luyện kĩ năng thuyết trình.
Kiến thức đạt được:
Chất khử là chất nhường e (số oxi hoá tăng).

19


Chất oxi hoá là chất thu e (số oxi hoá giảm).

Quá trình oxi hoá là quá trình nhường electron (sự oxi hoá).
Quá trình khử là quá trình thu electron (sự khử).
Vào bài: Gv cho học sinh quan sát các
hình ảnh có liên quan đến phản ứng oxi
hoá- khử, giới thiệu sự phổ biến của loại
phản ứng này. Vậy phản ứng oxi hoá –khử
là gì?

Nhóm trưởng nhận phiếu học tập và
phân công công việc cho các thành viên để
hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian.
Thư kí tập hợp nội dung của mỗi thành
viên để hoàn thành nội dung.

Hai phản ứng trên đều là phản
ứng oxi hóa –khử.
2Mg + O2 →2 MgO (1)
Ch.khử ch. Oxh
CuO +H2 → Cu +H2O (2)
c. oxh c. khử
0
+2
(1): Mg→Mg +2e (qt oxh-sự
oxh)
+2
0
(2): Cu + 2e → Cu
Gọi là qt khử ( sự khử)
Vậy :
Chất khử là chất nhường e (số oxi

hoá tăng)
Chất oxi hoá là chất thu e( số oxi hoá
giảm)
Quá trình oxi hoá là quá trình
nhường e (sự oxi hoá)

Để tìm hiểu về phản ứng này chúng ta
sẽ cùng nhau phân tích những phản ứng
quen thuộc mà các em đã được biết thông
qua phiếu học tập số 2 (thực hiện trong
thời gian 4 phút).
Gv thông báo: nhóm nào hoàn thành
sớm nhất sẽ báo hiệu bằng cách phất cờ để
được quyền thuyết trình sản phẩm của
nhóm mình và được tính điểm.
Các nhóm còn lại theo dõi, sau đó tham
gia góp ý để hoàn thành nội dung (mỗi ý
kiến đóng góp đúng được tính 10đ, từ đội
thuyết trình chuyển qua).

Quá trình khử là quá trình thu
electron( sự khử).

Gv bao quát lớp, theo dõi hoạt động
của các nhóm, hỗ trợ các nhóm gặp khó
khăn.
Sau thời gian 4 phút, chọn nhóm hoàn
thành sớm nhất lên trình bày sản phẩm của
nhóm.
-Ý kiến đóng góp của các nhóm.

- Gv nhận xét – kết luận
HOẠT ĐỘNG 3
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (50đ)
Mục tiêu:
Hình thành khái niệm mới về chất khử, chất oxi hoá
Phương pháp:
Hoạt động nhóm
Kĩ năng:
Phân tích, tổng hợp
Kiến thức cần đạt:
Chất khử là chất nhường electron (số oxi hoá tăng)
Chất oxi hoá là chất thu electron (số oxi hoá giảm)
Quá trình oxi hoá là quá trình nhường electron
Quá trình khử là quá trình thu electron.
Vậy qua 2 phản ứng trên chúng ta có
Nhóm trưởng nhận phiếu học tập và
thể dễ dàng nhận biết đó là phản ứng oxi phân công công việc cho các thành viên để
hoá khử bỡi có sự cho và nhận oxi. Vấn đề hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian.
đặt ra đó là: khi không có oxi thì phản ứng
Thư kí tập hợp ý kiến của các thành
đó có thể là phản ứng oxi hoá khử hay viên nhóm để hoàn thiện nội dung phiếu
không? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm 1 học tập.
phản ứng nữa qua phiếu học tập số 3.

20

Hoàn thành nội dung của phiếu
học tập số 3:
0
0

+1 -1
2Na + Cl2 →2NaCl
c.khử c.oxh
Quá trình oxi hoá:
0
+1


Gv theo dõi và hỗ trợ hoạt động của các
nhóm, giúp đỡ kịp thời các nhóm gặp khó
khăn.
-Sau thời gian 2 phút,chọn nhóm hoàn
thành sớm nhất lên trình bày sản phẩm của
nhóm.
-Ý kiến đóng góp của các nhóm
- Gv nhận xét- kết luận- cho điểm.

Na → Na + 1e
Quá trình khử:
0
-1
Cl2 + 2.1e→ 2Cl
Vậy:
Chất khử là chất nhường e (số
oxi hoá tăng)
Chất oxi hoá là chất thu e ( số oxi
hoá giảm)
Quá trình oxi hoá là quá trình
nhường electron
Quá trình khử là quá trình thu

electron.
HOẠT ĐỘNG 4
HÌNH THÀNH ĐỊNH NGHĨA MỚI(50đ)

Mục tiêu:
Hình thành định nghĩa mới về phản ứng oxi hoa- khử.
Phương pháp:
Hoạt động nhóm- giải quyết vấn đề.
Kĩ năng:
Hình thành kĩ năng phân tích- tư duy-logic.
Kiến thức cần nắm:
” Phản ứng oxi hoá- khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng”.(Hay phản ứng
oxi hoá –khử là phản ứng hoá học có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố).
Qua hoạt động 3 các em có thể thấy
rằng việc xác đinh phản ứng oxi hoá-khử
không nhất thiết phải có cho hay nhận oxi,
vậy phản ứng oxi hoá- khử được định
nghĩa như thế nào?chúng ta sẽ trả lờ câu
hỏi này sau khi hoàn thành phiếu học tập
số 4.(50đ)

Nhóm trưởng nhận phiếu học
tập và phân công công việc cho các
thành viên để hoàn thành phiếu học
tập đúng thời gian.

Hoàn thành phiếu học tập số 3.
Phản ứng:
0
0

+1 -1
H2 + Cl2→ 2HCl
c.khử c. oxh
Trong phản ứng này, 2 nguyên tử H và
Cl góp chung 1 cặp e tạo ra hợp chất cộng
hoá trị và cặp e chung lệch về phía Cl (có
độ âm điện lớn hơn). Như vậy không có sự
nhường và thu e mà chỉ có sự chuyển e và
có sự thay đối số oxi hoá.
Đó là phản ứng oxi hoá –khử.
Vậy:” Phản ứng oxi hoá- khử là phản
ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron
giữa các chất phản ứng”.(Hay phản ứng oxi
hoá –khử là phản ứng hoá học có sự thay
đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
-3 +5
+1
NH4NO3→ N2O + H2O

-Gv bao quát lớp, phát hiện kịp thời
những khó khăn của học sinh và có biện
pháp giúp đỡ.
-Sau thời gian 3 phút, HS lên trình bày
sản phẩm.
-Ý kiến đóng góp của các nhóm khác
-Ý kiến nhận xét của gv- kết luận- cho
điểm.
-Gv nhấn mạnh định nghĩa về phản ứng oxi
hoá- khử, dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi
hoá khử.

- Cho điểm.
Gv mở rộng: trong thời gian 1 phút
nhóm nào có thể cho biết hãy cho biết phản
ứng sau có phải là phản ứng oxi hoá –khử
hay không?Vì sao?
NH4NO3→ N2O + H2O
Vậy chúng ta có thể thấy rằng: phản
ứng oxi hoá khử rất đa dạng và phong phú:
sự chuyển e có thể xảy ra ở 2 chất khác
nhau và cũng có thể xảy ra trong cùng 1
chất. Sự chuyển e có thể hoàn toàn (hc
ion), mà cũng có thể không hoàn toàn (hc

Là phản ứng oxi hoá khử.

21


cộng hoá trị có cực).
Gv lưu ý: quá trình oxi hoá- quá trình
khử tuy ngược nhau nhưng luôn xảy ra
đồng thời và song song trong cùng một
phản ứng oxi hoá- khử.
HOẠT ĐỘNG 5
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Mục tiêu:
Khắc sâu kiến thức cần nắm: chất khử, chất oxi hóa,sự oxi hóa, sự khử và phản ứng
oxi hóa khử
Phương pháp:
Dùng lược đồ tư duy

Tổ chức trò chơi
Kĩ năng:
Hình thành kĩ năng hợp tác nhóm.
Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
Kiến thức cần nắm:
Các nội dung trên lược đồ tư duy
Gv tổ chức cho hs trò chơi ô chữ (tìm
từ khoá có nội dung liên quan đến ô chữ
(60đ)
Mỗi ô hàng ngang trả lời đúng được 10đ.
Cứ mỗi ô hang ngang mở ra điểm từ khoá
trừ 10đ.
Nội dung các câu hỏi như sau:
1.Quá trình nhận electron được gọi là gì?
2. Dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hóa
khử là sự……số oxi hóa.
3.Cho phản ứng
4NO2 + O2 + 2H2O→4HNO3
Vai trò của oxi là chất gì?
4. Chất khử còn được gọi là chất…
5.Chất nhường e là ……
6.Chất khử là chất có số oxi hóa….. sau
phản ứng.
Tổng kết: Phát thưởng.
Dặn dò. Tiết sau tiếp tục tìm hiểu mục II,
III bài “Phản ứng oxi hóa-khử”

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
KIẾN THỨC HỖ TRỢ BÀI HỌC MỚI
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các chất và ion sau:

1. MgO
5. H2
7. Cl2. NaCl
6. Mg
8. Mg2+
3. N2O
9. NH4+
4. NH4NO3
10. NO3-

22


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
KẾ THỪA KIẾN THỨC CŨ
Cho 2 phương trình phản ứng sau:
2 Mg + O2 → 2MgO
(1)
Chất……. chất ……
CuO + H2 → Cu + H2O
(2)
Chất…… chất……..
Hai phản ứng trên có phải là phản ứng oxi hóa – khử hay không?
Nếu có thì:
+ điền chất khử ,chất oxi hóa trên phản ứng?
+ Xác định số oxi hóa của chất khử , chất oxi hóa trước và sau của
hai phản ứng trên?
+ Trong phản ứng (1) chất khử nhường hay thu electron?
Viết quá trình đó và gọi là quá trình gì?
+ Trong phản ứng (2) chất oxi hóa nhường hay thu e?

Viết quá trình đó và gọi là quá trình gì?
Chất khử thực hiện quá trình .........electron( hoặc số oxi hoá ...........)
Chất oxi hoá thực hiện quá trình ……….electron ( số oxi hoá ……)
Quá trình oxi hoá ( sự oxi hoá) là quá trình……….electron.
Quá trình khử ( sự khử) là quá trình ……………..electron.

23


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM MỚI
Cho phương trình phản ứng:
2Na + Cl2 → 2NaCl (3)
Chất….. chất….
Số oxi hóa của các chất trong phản ứng trên có thay đổi hay không? nếu có thì
điền chất khử chất oxi hoá vào phản ứng?
Viết quá trình nhường và nhận electron của chất khử và chất oxi hóa?
Phản ứng này có phải là phản ứng oxi hoá –khử không?
Kết luận:
Chất khử thực hiện quá trình .........electron( hoặc số oxi hoá ………)
Chất oxi hoá thực hiện quá trình ……….electron ( số oxi hoá ……)
Quá trình oxi hoá ( sự oxi hoá) là quá trình……….electron.
Quá trình khử ( sự khử) là quá trình ……………..electron.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
HÌNH THÀNH ĐỊNH NGHĨA
Cho phương trình phản ứng:
H2 + Cl2→ 2HCl (4)
Phản ứng trên có sự thay đổi số oxi hóa không?
Xác định chất khử ,chất oxi hoá trên phương trình?

Phản ứng có sự nhường và thu e hay không?
Hợp chất HCl được hình thành bỡi liên kết gì?
Kết luận: Phản ứng oxi hóa- khử là gì?

Bài 29 : OXI- OZON
1. Chuẩn bị trước khi lên lớp:
- Bài giảng e- Learning bài “oxi-ozon” , trong bài giảng truyền tải đầy đủ nội dung
kiến thức, ngoài ra có thêm một số bài tập phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học
vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, một số bài tập nhằm phát triển năng lực thực
hành hóa học cho học sinh
- Phiếu học tập với nội dung như sau
PHIẾU HỌC TẬP
I. BÀI TẬP HỌC SINH HOÀN THÀNH TRƯỚC GIỜ LÊN LỚP
Câu 1: Nêu tính chất vật lí, trạng thái thiên nhiên của oxi.
Câu 2: Oxi có thể phản ứng với những chất nào. Viết PTHH minh họa và cho biết loại phản ứng hóa học
và vai trò của oxi trong các phản ứng đó.

24


Câu 3: Viết phương trình phản ứng hóa học điều chế oxi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
Câu 4: Ozon có những tính chất vật lí và hóa học nào, tính chất hóa học nào là đặc trưng nhất.
II. BÀI TẬP TRAO ĐỔI TRÊN LỚP
Câu 5: Láp ráp bộ dụng cụ thí nghiệm điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm từ hợp chất KMnO4
Câu 6: So sánh tính oxi hóa của oxi và ozon. Viết phương trình phản ứng để chứng minh.
Câu 7: Tại sao người ta hay xây dựng các bệnh viện, khu nghỉ dưỡng cạnh rừng thông, hoặc tập thể dục
trên bãi biển lại tốt cho sức khỏe.
Câu 8: Trong các nhà dụng ozon để sản xuất nước không mùi. Ozon được bơm vào trong nước với hàm
lượng từ 0,5-5 g/m3. Lượng dư được duy trì trong nước khoảng 5-10 phút để diệt các vi khuẩn cỡ lớn
a. Vì sao lại sử dụng ozon để khử mùi và diệt khuẩn nước?

b. Tính khối lượng ozon tối thiểu cần dùng để sản xuất 400 lít rượu vang. Biết rằng để sản xuất 1 lít rượu
vang cần máy sản xuất rượu bia nước giải khát, nước là nguyên liệu quan trọng nhất, chất lượng của nước
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nước khử trùng bằng Clo thường có mùi khó chịu do lượng
Clo dư gây nên. Do đó các nhà máy đã sử dụng 5 lít nước.

2. Hoạt động trong giờ học: Chia lớp học thành 4 nhóm( theo 4 tổ)
Phương pháp dạy học:
Phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp đàm
thoại, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 (3 phút): Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước giờ học.
Hoạt động 2 (10 phút): Học sinh đã nghiên cứu tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế
oxi thông qua bài giảng E-learning, giáo viên gọi một học sinh nhắc lại tính chất tính chất
hóa học đặc trưng của oxi. Giáo viên tổng kết lại bằng cách chiếu sơ đồ tư duy phần oxi

Hình 2.3.Sơ đồ tư duy phần oxi

25


×