Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

tài liệu bảo vệ đồ án Công nghệ chế tạo máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.81 KB, 35 trang )


I.

Nguyên công là gì trong công nghệ chế tạo máy

Nguyên công là gì , nguyên công là một khái niệm hoàn toàn không thể
thiếu trong môn công nghệ chế tạo máy, không chỉ riêng khi bạn học,
khi bạn là một kỹ sư cơ khí mà nói đến nguyên công mà bạn không biết
thì mình cũng thua


Thông số máy khoan trong gia công cơ khí



Siêu định vị là gì



Bước là gì trong công nghệ gia công cơ khí



Làm sao đạt điểm cao môn công nghệ chế tạo máy



Một số câu hỏi bảo vệ đồ án công nghệ chế tạo máy

Mình viết bài viết này để giúp các bạn mới học và bạn nào chưa biết có
thể hiểu rõ và phân biệt được nguyên công và bước, cái này là 1 đều rất


dễ lộn nếu bạn học không kỹ các môn bên công nghệ chế tạo máy
Bạn nào làm đồ án công nghệ chế tạo máy 1 lần thì có lẽ đã hiểu rõ vấn
đề nguyên công là gì rồi, bạn có thể đọc để tham khảo thêm vì có thể
bạn hỉu theo phương pháp thuộc lòng, chỉ áp dụng trên chi tiết của bạn
nhưng không thể áp dụng trên các chi tiết khác


Nguyên công là gì ?
Theo như định nghĩa thì nguyên công là một phần có quá trình công
nghệ , vậy quá trình công nghệ là gì ?
Quá trình công nghệ nói dễ hiểu như là gia công cắt gọt phôi để làm
cho hình dáng của chi tiết bị thay đổi cũng như là thay đổi kích thước
của chi tiết, làm thay đổi các tính chất hóa lý của vật liệu chi tiết thông


qua nhiệt luyện, các chi tiết liên kết lắp ráp với nhau đó là quá trình công
ngệ, vậy nguyên công là gì, nguyên công còn gì nữa để hiểu nữa không
Nguyên công là việc khi ta


Hoàn thành liên tục



Tại một chỗ làm việc



Do một hay một nhóm công nhân cần thực hiện


Nếu vi phạm các điều kiện trên thì sẽ chuyển sang môt nguyên công khác
Mình biết chắc chắn bạn sẽ không hiểu , ở bài viết này mình sẽ nói rõ một
các thực tế giúp bạn hiểu rõ hơn và mình không cho ví dụ:
+ Hoàn thành liên tục là sao là khi bạn đang gia công một chi tiết bạn
thay dao thoải mái miễn sao bạn gia công tất cả bề mặt trên chi tiết . Khi
gia công xong bạn tháo chi tiết ra khỏi máy thì đó kết thúc 1 nguyên
công, và nếu bạn gia công bề mặt đó và bạn lấy chi tiết khác cũng gia
công bề mặt đó thì bạn đã mất tính liên tục bạn cũng đã làm kết thúc
một nguyên công
+ Tại một chỗ làm việc là sao: mình mới nói ở trên , bạn tháo chi tiết ra
khỏi máy thì bạn đã kết thúc một nguyên công
+ Do một hay một nhóm công nhân cần thực hiện : cái này thì dễ
hiểu rồi không cần phải giải thích
Nguyên công là đơn vị cơ bản của quá trình công nghệ để quyết định
tính kinh tế và tính kĩnh thuật trong quá trình sản xuất . Khi phân
chia các nguyên công ra thì sẽ liên quan đến tính kinh tế và tính kỹ thuật
+ Tính kỹ thuật : là chúng ta không thể vừa phay vừa tiện trên cùng
một máy phải chia thành 2 nguyên công ( khái niệm này đúng khi bạn
không có máy gia công liên hợp)
+ Tính kinh tế : Phân chia nguyên công ít hay nhiều cũng phải dựa vào
thiết bị trong xưởng của bạn và sản lượng hàng năm của bạn.
Thông thường khi gia công thì người rất thường phân tán nguyên công
ra ví dụ người ta cho khoan trên 1 máy, sau đó khoét trên một máy khác,
và doa trên một máy khác. điều đó giúp làm giảm thời gian gia công rất
nhiều, được dùng để sản xuất hàng loạt hàng khối. Vậy khi bạn làm đồ


án công nghệ chế tạo máy thì toàn là sản xuất hàng khối mà thôi, bạn
nên phân tán nguyên công ra
Kết luận

Có lẽ sau khi đọc xong bạn đã hiểu nguyên công là gì , mình có lời khuyên
là khi bạn đọc đến đây bạn không nên đọc lướt qua vì đây là những kinh
nghiệm mình đã phân tích thật dễ hiểu, đảm bảo ai đọc cũng hiểu ngay
mà thôi, và vì nó là điều quan trọng nhất cho một kỹ sư cơ khí, hi vọng
bạn hiểu sâu kiến thức nhờ bài viết này bạn nhé
Chúc bạn thành công

Bên cạnh có nghĩa là bên phải hoặc bên trái khi đặt lên khuôn
Dưới có nghĩa là mặt bên dưới khi đặt lên khuôn
Kích thước danh nghĩa có nghĩa là kích thước đoạn mà chúng ta chuẩn bị
tra lượng dư cho nó
Nếu không hiểu hãy bình luận nhé
Hiện nay còn rất nhiều sinh viên chưa biết bước là gì và chưa phân biệt
được bước và nguyên công, theo mình khảo sát thì hơn 80 % sinh viên
cơ khí năm cuối không phân biệt được, cái vấn đề này là thực sự chứ
không phải mình khống ra đâu
Nói về bước thì rất dễ hiểu, đảm bảo bạn đọc bài viết bước là gì xong thì
bạn có thể hiểu rõ và nhớ lâu hơn, vì đây là những kinh nghiệm của mình
đúc kết lại cho các bạn
Bước thì có lẽ dễ hiểu nhiều hơn nguyên công, nhưng bạn hay lộn giữa
nguyên công và bước, và không biết cái nào là bước cái nào là nguyên
công, đó là cái vòng lẫn quẩn làm bạn đi vòng vong và học đi học lại các
môn như là công nghệ chế tạo máy, cơ sở công nghệ chế tạo máy
Bước là gì :
Bước là 1 phần của nguyên công, nó nằm trong mỗi nguyên công, có
nguyên công chỉ có 1 bước hoặc nguyên công có nhiều bước


Tùy thuộc vào dạng sản xuất và dạng gia công thì ta quyết định số bước
trong nguyên công như thế nào

+ Gia công một bề mặt hoặc nhiều bề mặt cùng một lúc
Có nghĩa là khi bạn gia công bề mặt này xong, rồi bạn chuyển qua gia
công bề mặt khác thì đó là một bước ( điều kiện là bạn không tháo vật ra
nha, vì khi bạn tháo chi tiết ra thì đã chuyển qua nguyên công mới )
+ Sử dụng một dao hoặc một nhóm dao ghép
Có nghĩa là khi bạn gia công, mà bạn thay dao khác thì bạn đã chuyển
qua bước khác , còn bạn không thay dao thì bước đó vẫn giữ nguyên
+ Cùng một chế độ cắt
Nếu bạn thay đổi chế độ cắt thì đã thay đổi bước khác đơn giản bước là
gì thì chỉ vậy thôi
Kết luận
Bài viết bước là gì thì khá ngăn, khá dễ đọc, khi bạn đọc hết thì bạn đã
hiểu hết chưa, bước là gì thì cũng dễ hiểu mà thôi, khái niệm về nguyên
công là gì thì mới khó hiểu hơn nhiều nên bạn hay nhầm lẫn giữa bước
và nguyên công, bạn hãy kẻ bảng dễ phân biệt rõ ràng 2 cái, chúc bạn
hiểu và thành công nhé
Sau đây mình sẽ đưa ra 1 số câu hỏi thường gặp khi bạn bảo vệ đồ án
công nghệ chế tạo máy , theo mình nghĩ thì việc đọc trước các câu hỏi
trước khi đi bảo vệ đồ án thì có lẽ sẽ giúp đỡ bạn 1 phần nào trong quá
trình bảo vệ
Dù gì khi nhìn qua bài viết này thì bạn cũng có thể nhớ được 1 chút, trả
lời được 1 chút còn đỡ hơn là bạn không trả lời được câu nào nhé.
Bài viết về câu hỏi bảo vệ đồ án này thì mình sưu tầm gọi là sát với các
câu hỏi các thầy thường hỏi luôn chứ không phải nằm xa xôi như các
trang website khác đã đăng đâu.
Trong quá trình duyệt đồ án thì có nhiều thầy hỏi nhiều câu mà khi ta
về tra sách công nghệ chế tạo máy thì vẫn không có, buộc ta phải hiểu thì
mới làm được, nhưng việc đó thì rất khó, và search mạng cũng chẳng ai
nói tới, bài viết này của mình sẽ làm điều đó.



Khi bạn tìm đến bài viết một số câu hỏi bảo vệ đồ án này thì mình khuyên
bạn nên xem bài viết công dụng các chi tiết đồ án công nghệ để hiểu
thêm và bài viết các lỗi sai khi vẽ đồ án để các bản vẽ bạn trước khi
duyệt sẽ không còn lỗi gì cả đó là 1 lợi thế giúp bạn hoàn thành đồ án
công nghệ chế tạo máy với điểm cao nhé.
1.

Bạn tra lượng dư đúc như thế nào ?

Bạn cần trả lời là
Chi tiết bạn đúc trong khuôn cát bằng mẫu gỗ hoặc kim loại nên chi tiết
đạt cấp chính xác 2 nên bạn tra lượng dư theo bảng tra lượng dư vật
đúc theo cấp chính xác 2

Bạn cần hiểu rõ bảng này :


Kích thước chi tiết lớn nhất bạn phải chọn kích thước lớn nhất của
chi tiết dài rộng cao gì kệ nó cái kich thước nào trong bản vẽ chi
tiết lớn nhất thì bạn lấy – mục đích của nó là để cho nó co ngót lại
cho vừa đủ khi đúc mà thôi




Vị trí về mặt kim loại có 3 chữ Trên dưới bên cạnh, thì cái này bạn
phải trả lời với giáo viên là Trên có nghĩa là phần trên của mặt
phân khuôn, dưới có nghĩa là phần dưới của mặt phân khuôn mà
bạn chọn , còn bên cạnh thì là mặt bên mà thôi




Kích thước cần tra lượng dư mình thí dụ bề mặt bạn cần tra là
50mm thì bạn tra theo bảng, rồi tra bề mặt khác 30mm thì tra như
bảng mà thôi

Cái điều quan trọng nhất của câu hỏi này là bạn cần phải nói là phần
trên là phần trên của mặt phân khuôn, phần dưới là phần dưới của mặt
phân khuôn
2. Tại sao đặt hệ thống đậu hơi và đậu ngót ở chỗ này ( chỗ này là chỗ
trong bản vẽ của bạn đó )
Trả lời hệ thống đậu hơi và đâu ngót cần đặt ở vị trí cao nhất, và công
dụng của nó là giúp điền đầy kim loại khi đúc, giúp vật đúc không xảy ra
hiện tượng thiếu hụt kim loai
3. Tháo lắp chi tiết kẹp như thế nào ( hình bên dưới )

Chi tiết này là dùng để kẹp, ở đầu có 2 chốt đống cứng vào như tay quay
taro để khi ta quay tháo hay siết thì nó có thể kéo ra hoạc đẩy khối kẹp đi
ra đi zo 1 cách dễ dàng


Đặt điểm là cái đầu ép tròn phải nhỏ hơn ren của bạc dẫn hướng và
muốn tháo thì ta đống 2 chốt tròn ra rồi tháo ra mà thôi
4. Phiến tỳ dùng để làm gì
Phiến tỳ đơn giản là dùng để định vị và định vị 3 bậc tự do
Còn bạn nào chưa biết định vị và bậc tự do là gì thì tham khảo bài
viết nhé

5. Then dẫn hướng dùng để làm gì



Then dẫn hướng thì sử dụng cho máy phay, đảm bảo cho đồ gá không bị
xoay khi gia công và định vị theo 1 hướng nhất định của đồ gá khi lắp
trên pháy phay mà thôi
6. Chi tiết này gọi là gì và để làm gì ( hình bên dưới )
Chi tiết này gọi là gân tăng cứng, tăng độ cứng vững cho đồ gá , trong
việc thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy thì độ cứng vững của đồ gá thì
cần phải chú ý đến
7. Chi tiết này gọi là vòng đệm cầu và dùng để làm gì, tại sao không dùng
vòng đệm thường mà dùng vòng đệm cầu ?
Vòng đệm cầu giúp bảo vệ bu long không bị hư khi ta siết vì đối với cơ
cấu kẹp liên động thì các bu lông ta tháo lắp khá là nhiều nên việc đảm
bảo cho bulong ít bị hư là điều hiển nhiên
Trong đồ án công nghệ chế tạo máy khi thiết kế đồ gá ta cần phải tính
đến việc thay thế và làm đô chi tiết bền hơn sử dụng lâu hơn nữa


Tại sao 1 bên có 2 con đai ốc, 1 bên có 1 con đai ốc trong cơ cấu
kẹp liên động
Vì 1 bên cố định không bao giờ ta tháo nó nên ta siết 2 con cho chắc, còn
1 bên thì ta hay tháo để lấy chi tiết nên siết 1 con mà thôi
9. Tại sao làm cái gờ này nổi lên làm gì ?

Vì ở cái gờ ta lắm chốt trám chốt trụ ngắn, lắp phiến tỳ thì ta cần làm
bóng bề mặt lắp nó, nếu không có gờ thì ta phải đánh bóng toàn bộ đồ gá
thì khá là tốn công, thay vì ta đánh bóng cái gờ cho dễ, sao này có mòn
hay gì đó thì ta đánh bóng lại cũng đỡ tốn công tốn sức hết
Trong đồ án công nghệ chế tạo máy thì ta cũng cần tính toán đến việc
làm cái này có tốn thời gian công sức hay không nữa nhé

10. Dấu x trong hình bên dưới là gì?


Dấu x đó là có nghĩa nó biểu thì 1 thanh tròn bị vạt 2 bên để ta có thể vặn
con vít đó vi ra đi vào được
11. Cái chốt số 1 ở hình bên dưới để làm gì

Chốt số 1 ở hình là để chống xoay cho bu long vì khi ta siết đai ốc thì bu
lông sẽ bị xoay nếu không có chốt chống xoay giữ bu lông lại
12. Tại sao bạn dùng dụng cụ cắt đó ?
Vì Nếu vật liệu gia công của bạn là Gang xám thì bạn phải dùng dao hợp
kim cứng BK nhưng có nhiều loại BK như là BK8 BK6 thì bạn chọn 1
trong các loại đó thì không ảnh hưởng gì cả
Nếu vật liệu bạn là Thép thì bạn phải chọn dao thép gió nhé
13. Tại sao chọn máy đó để gia công
Vì máy đó có kích thước bàn máy rất phù hợp, công suất e tính ra rất phù
hợp với công suất của máy, và máy có thể gia công được


Ví dụ Máy khoan 2h150 gia công lỗ lớn nhất là 50 mà lỗ bạn gia công là
40 thì ok nếu gia công lỗ 60 thì có lẽ bạn đã chọn sai máy rồi
Kết luận
Đó là 1 số câu hỏi mình liệt kê giúp bạn khi làm đồ án công nghệ chế tạo
máy, còn cả trăm câu hỏi khác mình cũng không có nhiều thời gian để
viết hết giúp bạn, mong bài viết này có thể giúp ít cho bạn 1 phần nào
trong đồ án công nghệ chế tạo máy nhé, bạn có thế tham khảo thêm
các câu hỏi đồ án trong fanpage này nè

I.


Những câu hỏi hay gặp khi bảo vệ đồ án công nghệ chế tạo
máy

II.

Bạc dẫn hướng là gì

Khi nói đến bạc dẫn hướng thì đa phần ai thuộc ngành cơ khí đều biết
đến nó, bạc dẫn là một chi tiết không thể thiếu trong đồ gá gia công cơ
khí một chi tiết nào đó trong công nghệ chế tạo máy, và nếu bạn chưa
biết về nó thì đến khi bạn thực hiện đồ án công nghệ chế tạo máy thì bạn
cũng phải biết đến nó mà thôi
1.

Bạc dẫn hướng là gì ?

Bạc dẫn là cơ cấu dẫn hướng cho dụng cụ cắt
+ Xác định trực tiếp vị trí của dụng cụ cắt
+ Nâng cao độ cứng vững của dụng cụ cắt trong quá trình gia công chi
tiết
+ Đảm bảo hướng tiến dao chính xác, giảm sai số gia công
Khi gia công khoan, khoét, doa thì bắc buộc ta cần có bạc dẫn
hướng nhưng bạc dẫn thì luôn phải thay thế thường xuyên trong quá
trình gia công cơ khí nên ta cần phải sử dụng một cách theo tiêu chuẩn,
nhưng trong một vài trường hợp không có trong tiêu chuẩn thì phải làm
thế nào , tham khảo bài viết giải quyết vấn đề không sử dụng được bạc
tiêu chuẩn
Yêu cầu vị trí của bạc còn tùy thuộc vào độ chính xác vị trí của lỗ so với
chuẩn định vị
2.


Phân loại bạc dẫn


Có 3 loại bạc dẫn : bạc cố định, bạc thay thế và bạc thay nhanh khi thực
hiện khoan khoét doa trong cùng một lần gá
+ Ta không cần quan tâm đến bạc dẫn cố định vì trong thực tế ích ai sử
dụng bạc loại này
+ Bạc thay thế thì ta có sẵn tiêu chuẩn theo như bảng sau
Bạc dẫn hướng Bạc dẫn hướng


Bạc thay thế thì ta dùng khi nguyên công chỉ có một bước như là
khi ta khoan thì ta sử dụng bạc thay thế cho đến khi nào bạc thay
thế bị hư thì ta mới thay thế bạc khác , thường dùng cho các dạng
sản suất hàng loạt lớn và hàng khối, còn chế độ lắm như hình ở
trên có nghĩa là lắp lỏng bạc dẫn với bạc lót , còn bạc lót lắp trung
gian với phiến dẫn



Bạc thay nhanh thì ta dùng khi nguyên công có nhiều bước khoan
khoét doa trong cùng một nguyên công có nghĩa là khi ta khoan thì
tới bước khoét ta phải tháo bạc dẫn hướng ra và lắp vào bạc dẫn
khác phù hợp với bước khoét tương tự ta áp dụng cho bước doa lỗ
trên chi tiết. Chế độ lắp cũng như hình ở trên có nghĩa là lắp lỏng
bạc dẫn với bạc lót , còn bạc lót lắp trung gian với phiến dẫn

==> Từ vấn đề bạc dẫn hướng thì ta cũng nghĩ đến việc là thiết kế nguyên
công trong sản xuất hàng loạt hàng khối thì cần phải phân tán nguyên

công ra, không được tập trung nguyên công, vì chúng ta thấy rõ khi phân
tán nguyên công sẽ dễ dàng sản xuất một cách nhanh chống các chi tiết
trong gia công cơ khí
*** Vật liệu làm bạc dẫn hướng : là thép Crom : 20 Cr thấm than sâu 0,8
– 1,0mm và tôi cứng đạt 62 -65 HRC
Một bạc dẫn có thể dùng khoan 10.000 đến 15.000
3.

Kết luận :

Khi ta nắm được bac dẫn hướng thì ta có thể quyết định đến nhiều yếu tố
như dạng sản xuất , nên thiết kế nguyên công thế nào, tăng năng suất
trong gia công cơ khí, và mình có lời khuyên là khi sử dụng bạc thì nên sử
dụng bạc theo tiêu chuẩn thì sẽ cho ta dễ dàng thay thế và có tính kinh tế
rất caIo
III.

Siêu định vị


Có nhìu giả thuyết được lan truyền trong giới sinh viên là siêu định vị
là định vị quá 6 bậc tự do, à điều đó là chỉ đúng một phần trong siêu
định vị là gì mà thôi, mình đi hỏi sinh viên nào cũng nói là như vậy.
bạn cần nên hiểu một cách đúng đắn, có nghĩa hiểu tận nguồn góc
+ Siêu định vị là chúng ta định vị trùng bậc tự do, chứ không phải định vị
quá 6 bậc tự do, thì dụ như có nhiều vật chỉ có 4 bậc là đủ gia công
nhưng bạn đã định vị trùng nhau
: CHÚ Ý : Khi định vị bạn nên định vị đủ 6 bậc tự do nhé, vì bên ngoài làm
việc là như vậy, năm xưa mình làm đồ án làm đồ gá phay mặt
phẳng làm có 5 bậc là dư phay lun rồi . Nhưng ra ngoài làm thì cần đủ 6

bậc lun đó
Định vị trùng là thế nào có nghĩ là bạn định vị chống tịnh tiến OX nhưng
một lát bạn lại định vị thêm 1 bậc chống tịnh tiến OX nữa đó là trùng bậc
Chúng ta hãy đi phân tích hình sau đễ hiểu hơn

Như hình thì đã bị siêu định vị


Thứ nhất tôi đã sài chốt trụ ngắn chống tịnh tiến 2 bậc OX OY
Sau đó tôi sài chốt tỳ chống sau lưng để chống tịnh tiến OY nên tôi đã bị
trùng bậc OY -> Siêu định vị
Chỗ này đang lẽ phải có 1 chốt chống xoay như hình bên dưới

Vậy bạn có hiểu siêu định vị là gì chưa bạn, có lẽ bạn đã hiểu rồi, còn
chưa hiểu có thể bình luận để mình giải thích thêm
Siêu định vị chỉ hiểu đơn giản là bạn định vị trùng bậc mà thôi
Còn khi bị siêu định vị thì bị gì nó còn nhiều vấn đề lắm mình sẽ viết trong
một ngày sắp tới
Kết luận
Siêu định vị là gì , là lỗi thường hay gặp cho các bạn làm đồ án chế tạo
máy, hơn 80% đã bị siêu định vị, nói thật năm xưa mình cũng bị siêu đinh
vị, lý do là mình hiểu chưa tới, hi vọng bài viết siêu định vị là gì sẽ giúp
bạn hiểu hơn về nó và không bao giờ gặp nó trong khi làm đồ án vì các
thầy rất gét điều này.


IV. Những lỗi hay gặp khi vẽ đồ án công nghệ chế tạo máy
Đồ án công nghệ chế tạo máy là đồ án quan trọng trong việc học tập
của kỹ sư chế tạo máy, trong quá trình làm đồ án thì chúng ta
bắt buộc phải sử dụng cad 2d, hoặc các phần mềm vẽ khác để vẽ

các bản vẽ, nhưng trong quá trình vẽ các bản vẽ thì chúng ta
thường mắt các lỗi mà chúng ta khó phát hiện ra trong quá
trình vẽ trên máy tính
Ở bài viết này thì mình sẽ nêu lên một số lỗi thường gặp khi vẽ, để chúng
ta khi xem bài viết này thì có thể vẽ 1 cách nhanh chống mà không bao
giờ bị sai
Việc vẽ sai thì ảnh hưởng nhiều trong quá trình duyệt đồ án cũng
như bảo vệ đồ án, như việc chúng ta lên duyệt sai, đem về sửa thì rất tốn
thời gian, có thể làm cho nhiều bạn trở nên nản và từ bỏ sớm khi tham
gia làm đồ án, và cũng ảnh hưởng tới quá trình bảo vệ, nếu bản vẽ bị sai
nhiều quá cũng có thể dẫn đến rớt môn khi gặp những thầy gọi là cay cú
nhất khoa
Sau đây mình sẽ liệt kê các lỗi hay gặp hi vọng có thể giúp đỡ các bạn
trong việc làm đồ án chế tạo máy cũng như chi tiết máy
1 . Đánh tiết ảnh sai ren trong đồ án chế tạo máy
ảnh sai


Ảnh đúng
Lỗi này thì đa phần các bạn ban đầu thì thường làm sai, nó ứng dụng
khá nhiều trong đồ án chi tiết máy , vì lỗi này là lỗi căn bản bắt buộc ko
được sai, các bạn chú ý nhé
Những ảnh sai mình sẽ khoanh đỏ chỗ sai nhé
Lý do : cái phần có tiết ảnh thì phần đó là của phần vỏ, khi cắt thì chúng
ta phải thấy, còn khi lắp vít vào thì nó mới ko thấy do vít che mất
2. Khi lắp vít vẫn còn nét trong của đồ gá
Khi làm đồ án chế tạo máy thì vấn đề này thì 80% hay quên nhất, việc
này ảnh hưởng đến người khác khi nhìn bản vẽ thì trong đầu người ta
luôn suy nghĩ bạn nhìn bản vẽ kém, nhưng thật sự thì bạn nhìn bản vẽ rất
tốt nhưng do bạn quên mà thôi


Ảnh sai:


Lý do: khi ta lắp vít thì đương đằng sau bị vít che đi mất thì làm sao thấy
được đường giửa đó được, nói chung là khi làm đồ án chi tiết máy, đồ án
tốt nghiệp , đồ án chế tạo máy thì đều phải chú ý kỹ đều này
3. Đánh vật liệu sai khi 2 cái là 2 vật khác nhau
Lỗi này thì dễ nhận biết nhưng đối với các vật nhỏ nhỏ thì lỗi này cũng
sai rất nhiều, nếu bạn hiểu thì đa phần đều đúng, còn đa phần sai thì do
các bạn không hiểu rõ vấn đề thôi, không thể đổ lỗi do bạn quên như lỗi ở
trên được

Ảnh sai

Lý do: 2 vật liệu khác nhau thì khi cắt ra thì biểu thị vật liệu dĩ nhiên là
phải khác nhau rồi, 2 cái đó có cùng vật liệu thép C45 thì vẫn biểu diễn
riêng biệt tiết ảnh khác nhau, vì nó là 2 cục thép C45 khác nhau, mình nói
vậy thì các bạn hiểu vấn đề này rõ rồi phải không
4. Lỗi sai khi vẽ bạc dẫn hướng
Về việc vẽ bạc dẫn hướng thì mình có thể tra trong sách chế tạo
máy hoặc bài viết của mình về bạc dẫn hướng phi tiêu chuẩn trong
bài viết đó thì mình có để các bảng tra cách vẽ bạc dẫn hướng , bạn có
thể tham khảo thêm, các bạn vẽ y tiêu chuẩn chế tạo máy thì đam bảo
đúng 100%


Ảnh sai

Lý do: Chỗ đó ta phải làm 1 lỗ hỡ, vì bạn thử nghĩ xem nếu thiếu nó thì

làm sao bạc dẫn hướng có lẽ áp sát vào bề mặt được => dẫn lắp không
sát => sai
Điều này thì rất quan trọng dẫn đến lệnh dao khi khoan lỗ , và nhiều vấn
đề khác nữa
5. 1 điểm cần chú ý nữa


Lý do: Khi chúng ta vát xéo bạc dẫn hướng thì ta phải thấy đường ngoài
sau nó chứ
Vấn đề chế tạo máy này thì chỉ đơn thuần liên quan đến việc chúng ta
nhìn bản vẽ tốt hay không thôi
Mình sẽ hướng dẫn thêm trong 1 ngày gần nhất
Chúc các bạn thành công nhé


4 Tháng Mười Hai, 2015



By Dang Quang



Công Nghệ Chế Tạo Máy



autocad Bạc Dẫn Hướng bản vẽ Cơ khí đồ án Kỹ Thuật Máy
Khoan Ren Sữa chữa




2 Comments

V.

Bậc tự do là gì ? bậc định vị là gì ? phân biệt định vị và kẹp
chặt

Bậc tự do và bậc định vị thì được sử dụng nhiều trong cuộc sống và cơ
khí kỹ thuật. 2 cái này nói chung thì cũng dễ hiểu, nhưng nếu bạn chưa
học qua thì có lẽ đây là 1 điều khó hiểu đối với các bạn
Bài viết này đơn giản là mình viết theo cách hiểu đơn giản để giúp các
bạn đang làm đồ án công nghệ chế tạo máy dễ hiểu


Mình thấy thì có rất nhiều người không hiểu về vấn đề bậc tự do , bậc
định vị này nên mình viết bài này để giúp đỡ những người chưa hiểu
Bậc tự do là gì ?
Các bạn có thể hiểu đơn thuần là như vầy bậc tự do là có phương chuyển
động của vật thể trong không gian như là
tịnh tiến Ox, Oy, Oz, quay quanh Ox, quay quanh Oy, quay quanh Oz
Như mình liệt kê ở trên thì có 6 bậc tự do

Mình chỉ định nghĩa cho các bạn 1 cách dễ hiểu thôi, chứ cái định nghĩa
đó mình không biết có đúng theo người tạo ra nó hay không
Bậc định vị là gì ?
Bậc định vị nó là những bậc tự do bị khống chế
Ví dụ, ta không cho 1 vật thể chuyển động theo phương Oz thì đó là bậc
định vị

1 Vật thể khi định vị thì có 6 bậc định vị
Mình sẽ phân tích định vị theo hình trên
+ Nếu đặt 1 vật thể lên mặt phẳng đáy thì vật bị khống chế 3 bậc tự
do tịnh tiến Oz, xoay quanh Ox xoay quanh Oy
+ Mặt bên hông khống chế 2 bậc tịnh tiến Oy và xoay quanh Oz
+ Mặt bên trong khống chế 1 bậc tịnh tiến Oz


Khi nói đến cơ khí thì định vị là 1 vấn đề cực kỳ quan trọng
Thông thường người ta hay định vị mặt đáy bằng phiến tỳ khống chế
3 bậc tự do
Chốt trụ ngắn khống chế 2 bậc tịnh tiến
Chốt trám khống chế 1 bậc xoay
Chốt trụ dài khống chế 4 bậc là 2 bậc tự do xoay và 2 tịnh tiến
…. Mấy cái này bạn có thể tham khảo sách
Còn 1 vấn đề mà các bạn hay nhầm lẫn là ĐỊNH VỊ và KẸP CHẶT
Mình xin nói rõ là định vị và kẹp chặt là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau
Khi Định vị có nghĩa là chính xác, khi ta đặt 1 vật lên đồ gá để đảm bảo
độ chính xác mà thôi, khi tác động thì nó có thể bị di chuyển được, ta có
thể lấy tay nắm nó kéo nó ra
CÒn Kẹp chặt là chúng ta kẹp chặt nó sau khi định vị, không thể di chuyển
nó được, không thể lấy tay nắm nó ra được
Kết luận:
Nói chung thì cái phương chuyển động nào mà nó không chuyển động
được thì đó là 1 bậc định vị
Đồ án công nghệ chế tạo máy là một trong những đồ án cần thiết
mà sinh viên cơ khí nào cũng phải trải qua, trên các trang mạng,
trang xã hội thì đồ án môn học này thì khá nhiều nhưng mấy ai đã
viết 1 bài viết về từng công dụng của các chi tiết đồ gá trong công
nghệ chế tạo máy.

Mình cũng không có nhiều chi tiết, có bao nhiêu thì viết bấy nhiêu, và nói
bấy nhiêu công dụng của nó, có lẽ bài viết này cũng giúp ích rất nhiều
bạn đang làm đồ án công nghệ nhé khi các bạn không có nhiều thời gian
để tra các tài liệu cơ khí
Ở đây mình chỉ nói công dụng của chi tiết trong đồ gá, có khi nó lại giúp
ích cho đồ án chi tiết máy nữa thì sao
IV. Lời khuyên khi làm đồ án công nghệ chế tạo máy


+ Các bạn đừng bao giờ bỏ 500k mà mua các đồ án công nghệ chế tạo
máy trên mạng làm gì, không giúp ích gì cho các bạn đâu, hãy tự tay
mình làm tự mình hiểu, cái gì không biết thì có thể hỏi bạn bè, nếu không
biết thì có thể tra sách sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1 , 2 , 3 or sách
chế độ cắt. Mình thấy đa phần sử dụng 4 cuốn đó nhiều nhất
Còn nếu không biết nữa thì hãy search google nhé, mạng thì tài liệu bao
la nhưng quan trọng là chúng ta có tìm thấy nó và tìm đúng trang
website chưa, nếu bạn đọc được bài viết này thì có lẽ bạn đã tìm đúng rồi
đó
Nếu bạn đọc được bài viết này và thấy có kiến thức hay, hãy share cho
lớp bạn cùng đọc nhé, mình khuyến khích đều đó
Công dụng các chi tiết trong khi làm đồ án
Ở đây thì mình share 1 số chi tiết thôi, còn khá nhiều thì mình không đủ
khả năng phân tích hết nhé
1.

chốt chống xoay

Chốt chống xoay nhiệm vụ của nó là như tên gọi của nó là chống xoay cái
bu lông trong cơ cấu kẹp liên động
Có nghĩa là khi ta siết đai ốc thì bulong nó sẽ có chốt này chịu để ta có thể

siết được, nếu không có chốt chống xoay thì bulong sẽ bị xoay khi chúng
ta siết đai ốc


2.

Vòng đệm cầu

3.

Công dụng của vòng đệm cầu là nó giúp cho ta khi siết đai óc thì nó sẽ
không làm hư đai ốc thôi
4.

Cơ cấu kẹp liên động

Câu hỏi chúng ta thường hay gặp khi làm đồ án công nghệ chế tạo
máy là tại sao lại siết 1 bên 2 con đai ốc và 1 bên 1 con đai ốc?
Thì một bên chúng ta hay tháo ra để lấy chi tiết nên siết 1 con, còn bên
kia chúng ta không bao giờ tháo nên siết luôn 2 con
4. Phiến tỳ
Phiến tỳ để định vị các mặt phẳng, định vị ở đáy thì 3 bậc tự do, định vị
bên hong thì 2 bậc tự d
5. Chốt trụ ngắn
Chốt trụ ngắn dùng để định vị lỗ, khống chế 2 bậc tịnh tiến của chi tiế
6. Chốt trám
Chốt trám dùng để định vị lỗ, khống chế 1 bậc tự do xoay của chi tiết



×