Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy chương “ Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 51 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng
dạy chương “ Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản”

2

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Công nghệ 10 trường THPT Lê Quý Đôn

3

Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2015-2016

4

Tác giả:
Họ và tên: Đặng Thị Hường
Sinh năm: 1982
Chức vụ : Giáo viên
Trình độ : Cử nhân khoa học ngành Kỹ thuật Nông nghiệp
Nơi làm việc : Trường THPT Lê Quý Đôn, thị trấn Cổ Lễ
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Lê Quý Đôn thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh,
tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0973953382

5

Đơn vị áp dụng sáng kiến:


Tên đơn vị: Trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định

Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
1


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh
DANH MỤC VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.

GV: Giáo viên
HS: Học sinh
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
PPDH: Phương pháp dạy học
SGK: Sách giáo khoa

Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
2


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh
GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG GIẢNG DẠY
CHƯƠNG “BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN”

I.


Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Trong một thời gian dài, thầy cô chúng ta được trang bị phương pháp để truyền
thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận.
Với phương pháp giảng dạy này, các em học sinh như một cái kho và thầy cô
chúng ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho đó. Kết
quả là học sinh học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập sáng tạo trong quá
trình học tập.
Theo quan điểm giáo dục hiện đại, dạy học là một quá trình tương tác
(GV – HS, HS – HS, HS - GV, HS với những người hiểu biết hơn…), trong đó,
“học” là một hoạt động trung tâm. Và, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”,
đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học
tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều
mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được
giáo viên sắp đặt. Để đạt được điều ấy, trong quá trình dạy học, người thầy cần
phải thức tỉnh trong tâm hồn các em học sinh tính ham hiểu biết, dạy các em biết
suy nghĩ và hành động tích cực. Vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và
không thể thiếu được. Bởi, chỉ có đổi mới PPDH, chúng ta mới góp phần khắc
phục những biểu hiện trì trệ nghiêm trọng trong giáo dục hiện nay; chỉ có đổi mới
PPDH chúng ta mới góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
và chỉ có đổi mới PPDH chúng ta mới tham gia được vào “sân chơi” quốc tế trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục và tiếp cận phương pháp giáo dục mới theo
quan điểm giáo dục hiện đại.

Vì những lẽ đó, việc đổi mới PPDH hiện nay không chỉ là phong trào mà
còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên.
Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
3



Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh
Trong những năm gần đây đã có nhiều chương trình nghiên cứu và ứng dụng
các phương pháp dạy học khác nhau như: dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, dạy
học dự án, thực hành, sử dụng đồ dùng trực quan... nhằm nâng cao hiệu quả trong bài
giảng thì việc tạo hứng thú say mê học tập môn Công nghệ đó là phát huy tính thực tế
trong bài giảng cũng đã nâng cao hiệu quả trong bài giảng rất nhiều.
II. Mô tả giải pháp
2.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Thực trạng cho thấy với đặc thù của bộ môn Công Nghệ là môn học mà xã hội,
phụ huynh, học sinh cho đây là môn học phụ, môn học không cung cấp những kiến
thức cho các kỳ thi. Và với các phương pháp dạy học truyền thống như : thuyết trình
giảng giải, giải thích và minh họa, làm việc với sách giao khoa và tài liệu tham khảo
…chỉ có thể làm đầy bộ nhớ học sinh chứ không cho học sinh một tư duy sáng tạo
nên các em không có hứng thú vào việc học tập môn học. Các em học một cách đối
phó, dẫn đến không yêu thích môn học từ đó hình thành nên suy nghĩ buông lỏng, thả
trôi trong ý thức học tập môn học. Các em có tư tưởng chỉ học những kiến thức trong
sách để kiểm tra chứ không phải học để hiểu biết, vận dụng vào thực tiễn đời sống.
Chính vì vậy nên việc tiếp thu kiến thức của các em diễn ra một cách thụ động, hạn
chế khả năng tư duy, sáng tạo, tầm nhìn, tầm hiểu biết kiến thức khoa học.
Mặt khác trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung
thiết kế các hoạt động của trò sao cho trò có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri
thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển
năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn
luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề
nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
Hơn thế nữa vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là mối quan tâm hàng
đầu của nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển. Tại Việt Nam, công
tác VSATTP cũng đã trở thành vấn đề cấp bách bức thiết cần giải quyết; Tình hình
ngộ độc thực phẩm gia tăng, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể trường học; Chất lượng


Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
4


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh
VSATTP liên quan đến quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng cũng đang
ngoài tầm kiểm soát.
Như vậy, việc giáo dục cho học sinh kiến thức về VSATTP đã trở nên rất cần
thiết khi giảng dạy trong các nhà trường phổ thông. Đặc biệt chương trình môn công
nghệ 10 trong trường THPT với nội dung gần gũi, gắn liền với cuộc sống, hoạt động
sản xuất, bảo quản chế biến, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp của người dân Việt
Nam nên việc tích hợp thêm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong bài học là rất
cần thiết. Được cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, học sinh sẽ hình
thành kĩ năng, có thái độ, hành động đúng để bảo vệ cuộc sống tương lai của chính
bản thân mình; bởi các em có thể là nhà quản lí, nhà sản xuất, người tiêu dùng và các
em cũng chính là những tuyên truyền viên tham gia tích cực trong quá trình truyền
thông đến với mọi người.
Là người giáo viên và cũng là người têu dùng, tôi nghĩ mình cần phải có trách
nhiệm định hướng và tuyên truyền cho học sinh về ý thức về an toàn thực phẩm.
Xuất phát từ vấn đề trên tôi đã tôi lựa chọn sáng kiến : GIÁO DỤC VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG “BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG,
LÂM, THỦY SẢN”.

2.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.2.1. Điểm mới của giải pháp trong SKKN
Theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung môn học Công nghệ trung học phổ thông của
Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2011.Trong phân phối chương trình môn công nghệ 10
sau khi học xong chương III: “Bảo quản, chế biến nông , lâm , thúy sản” có 2 tiết
hướng nghiệp có thể chọn những nội dung phù hợp với chương I hoặc chương II hay

ngoại khóa, xem băng hình, tích hợp giáo dục môi trường… Nên tôi chọn tích hợp
thêm 1 tiết vệ sinh an toàn thực phẩm sau khi học xong chương III để làm rõ thêm
Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
5


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh
nội dung chương này. Mục đích nhằm tăng sự hiểu biết của các em về kiến thức vệ
sinh an toàn thực phẩm, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối
với các biện pháp VSATTP, có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ sức khỏe
của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
Trong thực tiễn để giúp học sinh có thái độ và hành vi đúng đắn về VSATTP
và các vấn đề liên quan thì có rất nhiều biện pháp, trong đó có tích hợp giáo dục
VSATTP – là biện pháp vừa đảm bảo cho người học nắm được kiến thức khoa học
bộ môn, vừa thực hiện được mục đích giáo dục VSATTP.
● Thông qua các bài giảng tích hợp giáo viên có thể đưa thêm những nội dung cơ
bản về giáo dục VSATTP nằm ngoài phạm vi sách giáo khoa và tăng thêm hiểu biết
về VSATTP thông qua giảng dạy.
● Gắn với thực tế hơn, làm bài học sinh động.
● Gây hứng thú trong quá trình học tập bộ môn của học sinh
● Học sinh tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống
thực tiễn trong cuộc sống.
● Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, không làm nặng nề thêm các
kiến thức sẵn có; tránh mọi sự gượng ép, làm phương hại đến khả năng lĩnh hội của
học sinh cả về kiến thức của bộ môn lẫn nội dung và ý nghĩa giáo dục
2.2.2. Các bước thực hiện
Dựa vào thực trạng và nguyên nhân của các thực trạng, để đạt hiệu quả tối ưu
của các đề tài… bản thân tôi tự trau dồi kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, nghiên
cứu kĩ bài giảng, xác định kiến thức trọng tâm, tìm hiểu tham khảo các vấn để thực tế
liên quan phù hợp với bài giảng và đối tượng học sinh… để xây dựng giáo án, lập kế

hoạch bài dạy cho mình theo hướng phát huy tính tích cực chủ động và mang tính
khôi hài sâu sắc để làm sinh động và thay đổi không khí tiết dạy, tránh căng thẳng.
Bởi vậy tôi đã đưa ra các giải pháp để thực hiện đề tài này như sau:

Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
6


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh
Bước 1. Giáo viên phải xác định những nội dung chính của chủ đề hướng nghiệp để
xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp với đề tài.
Bước 2. Thu thập những kiến thức thực tế, các hiện tượng xảy ra xung quanh ta và
trong đời sống, sản xuất liên quan đến bài học dựa trên cơ sở SGK, các tư liệu tham
khảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin…
Bước 3. Phân loại những kiến thức thực tế thu thập được, áp dụng vào bài học cụ thể
có liên quan sao cho phù hợp với nội dung đơn vị kiến thức và đạt được hiệu quả tối
ưu bằng cách:
3.1. Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thay cho lời giới
thiệu vào bài mới. Cách nêu vấn để này có thể tạo cho HS bất ngờ, nhưng tạo được
sự chú ý cho HS trong quá trình học tập.
3.2. Bằng cách tiến hành nêu và giải thích các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm có
liên quan đến bài học để học sinh không còn cảm thấy khó hiểu vì có những vấn đề lý
thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù bộ môn sẽ khó hiểu hơn khi gắn nó với thực tiễn
hàng ngày.
3.3. Bằng cách nêu các hiện tượng, cách khắc phục những ảnh hưởng xấu của vệ sinh
an toàn thực phẩm bằng các hình ảnh, đoạn video có thể xen vào bất cứ lúc nào trong
tiết học, hướng này góp phần tạo không khí học tập thoải mái, đó cũng là cách kích
thích niềm đam mê học môn học.
3.4. Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày, có thể giáo viên
tung ra những tình huống, hiện tượng liên quan đến bài học tiếp theo sau khi kết thúc

bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho HS căn cứ vào kiến thức đã học tìm cách
giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, đưa các em vào suy
nghĩ tìm tòi khám phá kiến thức, buộc các em phải suy nghĩ , ấp ủ vì sao lại vậy?
Bước 4. Xây dựng kế hoạch dạy học
Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
7


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh

Thời
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
gian
10phút
-Tổng kết chương vừa học
- HS nghe
cuối tiết
- Nêu vấn đề dẫn dắt vào tiết
trước
sau: Thực phẩm là nguồn cung
cấp chất dinh dưỡng cần thiết
cho sự phát triển bình thường
của cơ thể, đảm bảo sức khỏe
con người để học tập, làm việc
và lao động sản xuất, nhưng
đồng thời cũng là nguồn có thể
gây bệnh nếu không đảm bảo vệ
sinh. Vậy vệ sinh an toàn thực
phẩm là gì sẽ là nội dung tiết

sau chúng ta tìm hiểu.
Hỏi: Với chủ đề VSATTP theo
các em, chúng ta cần tìm hiểu
những nội dung gì?
- Ghi kết quả trả lời của HS lên
bảng
- Gọi HS nhận xét về các ý kiến đã
nêu.
- Thảo luận với HS để lược bớt
các ý kiến trùng nhau và hình
thành các nội dung chính của dự

- HS trả lời

- HS nhận xét, trả lời

- Trao đổi theo cặp để chọn nội dung
chính
- Cùng GV chọn lọc những nội dung
chính để xây dựng dự án.

án.
Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
8


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh
GV: Nêu các nội dung chính cần
xây dựng của dự án.
- Cho HS lựa chọn nhiệm vụ theo

sở thích, hình thành các nhóm theo
nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: Nhóm 1( Viết bài
văn nghị luận về thực phẩm bẩn)
+ Nhiệm vụ 2: Nhóm 2( Thuyết
trình powerpoint về thực trạng,
ảnh hưởng VSATTP)
+ Nhiệm vụ 3 : Nhóm 3(Tiểu
phẩm : “ Ngộ độc thực phẩm và
cách sơ cứu”)
+ Nhiệm vụ 4: Nhóm 4(Thuyết
trình powerpoint về cách phòng
tránh ngộ độc thực phẩm trong gia
đình)
- Hướng dẫn các nhóm ghi sổ theo
dõi dự án và phân công nhiệm vụ
trong nhóm lập kế hoạch.
- Hướng dẫn thực hiện một số kĩ
năng (giao tiếp, tìm kiếm trên
mạng internet, sưu tầm tranh
ảnh ..)

Thời
gian

nhà
từ
tiết trước
đến tiết
sau


- Theo dõi, giúp đỡ và nhận xét,
bổ sung thông tin với các nhóm
học sinh trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ bằng hòm thư qua mạng
Internet.

- Ngồi theo nhóm

- Lắng nghe và cùng tham gia
- Thảo luận, xây dựng kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ của nhóm (theo mẫu).
- Các nhóm trưởng lần lượt báo cáo kế
hoạch của nhóm giao nhiệm vụ cho các
thành viên trong nhóm.

- Các thành viên trong nhóm thực hiên
nhiệm vụ dược giao.
- Trao đổi thông tin với các thành viên
trong nhóm trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ bằng hòm thư qua mạng
Internet.

- Theo dõi, giúp đỡ (xử lý thông
Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
9


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh
tin, cách trình bày sản phẩm của

các nhóm)

Tiết
dạy(45
phút)

- Từng nhóm phân tích kết quả thu thập
được và trao đổi về cách trình bày sản
phẩm.
- Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm.
HS: Các nhóm báo cáo kết quả:

GV: Tổ chức dạy

- Hình thành nội dung và kiến - Các nhóm tham gia phản hồi về phần
trình bày của nhóm bạn.
thức của tiết học
- Cùng tham gia và đưa ra các hoạt động
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo
tiếp nối của dự án:
kết quả và phản hồi.
- Tuyên truyền mọi người về biện pháp
VSATTP, nâng cao nhận thức của mọi
- Nhận xét, bổ sung

người bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- Kết luận, tuyên dương nhóm, cá
nhân


Bước 5. Soạn giáo án
Bước 6. Tổ chức dạy
* Nội dung giáo án
I. Cấu trúc nội dung
1. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm
2. Thực trạng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và những ảnh hưởng
2.1. Thực trạng
2.1.1 Những nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm thực phẩm
Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
10


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh
2.1.2. Trong quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực
2.1.3. Trong quá trình chế biến không đúng
2.1.4. Trong quá trình sử dụng và bảo quản không đúng
Hình ảnh một số thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm

Rau trồng trên những mương nước thải đen ngòm khiến không ít người tiêu
dùng lo lắng.

Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
11


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh

Lạm dụng thuốc trừ sâu

Hóa chất dùng để ngâm gía đỗ nhanh được bán ra thị trường


Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
12


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh

Vấn nạn sử dụng hoá chất không rõ nguồn gốc nhằm kích thích trái cây như mít,
chuối... nhanh chín đang khiến người tiêu dùng lo lắng

Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
13


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh
Mít non, chuối xanh chín trong vòng một ngày

Sử dụng chất salbutamol được ngành y điều trị hen suyễn để trộn vào thức ăn,
tạo nạc cho heo để bán được giá.

Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
14


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh
Phát hoảng trong chăn nuôi cho gà ăn chất độc ( chất vàng ô) để có thịt và da màu
vàng, gây độc hại cho người tiêu dùng.

Tẩm ướp hóa chất và phụ gia, nhiều người có thể biến thịt lợn thành thịt bò.


Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
15


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh
Nem, giò ngon từ thịt thiu nhờ hóa chất

Hải sản trắng nõn nhờ đạm Urea và thuốc tẩy Javel

Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
16


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh

Chân giò, xương nhừ sau chỉ khoảng 20 phút.nhờ bột làm sạch bồn cầu

Tẩm chất gì khiến chim quay Ninh Hiệp có màu gạch non?Trước đây người ta
dùng bột điều để tạo màu, nhưng nay bột điều đắt, các hàng quán dùng bột sắt,
loại phẩm màu công nghiệp được bán với giá rẻ để tẩm ướp trước khi quay.

Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
17


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh
`

Chất tẩy trắng để xử lý rau củ héo được mua ở chợ "thần chết" Kim Biên.
Pha một kg bột hóa chất màu trắng có tên gọi là chất tẩy đường vào 100 lít nước, các

tiểu thương tại một số chợ ở TP.HCM có thể làm "hồi sinh" 400-500kg rau, củ, quả.
Theo đó, rau nhập trước đó cả tuần mà vẫn không hề úng, hư khi đến tay người tiêu
dùng. Đó là các loại hóa chất công nghiệp được bán với giá 20.000 - 50.000 đồng
mỗi kg.

Giữa nỗi sợ “ăn gì cũng chết”
Ra chợ là chơi lô tô giữa thực phẩm “an toàn” và “không an toàn”
Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
18


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh

48 công nhân tại Nam Định bị ngộ độc thực phẩm do tồn dư thuốc BVTV.
2.2. Ảnh hưởng của chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tới sức khỏe của con người
và kinh tế xã hội
2.2.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
2.2.2. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội
3. Ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu
3.1. Nguyên nhân gây ngộ độc
3.2. Tác hại khi bị ngộ độc thực phẩm
3.3.Cách sơ cứu khi ngộ độc thực phẩm
4. Giải pháp tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm

Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
19


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh


Các ngành chức năng phải phối hợp chặt chẽ với nhau, tăng cường hơn nữa
công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm trong sản xuất, chế
biến và tiêu thụ thực phẩm.

Tổ chức tốt công tác truyền thông về an toàn thực phẩm cho người dân cũng
như người sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm.
Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
20


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh

Nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong chọn lựa, bảo quản, chế biến và sử
dụng thực phẩm.

Trồng rau trong thùng xốp đúng cách và mang lại cho gia đình một vườn rau
xanh, đẹp lại an toàn chất lượng
Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
21


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh

Bạn có thể trồng rau sạch ngay tại nhà mà không cần sử dụng chậu trồng rau...

Người dân chọn mua thực phẩm sạch được bày bán tại siêu thị
Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
22



Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh

(10 lời khuyên để phòng ngộ độc thực phẩm)
1.Chọn thực phẩm tươi sạch


Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ.



Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.



Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu
hiệu ươn, ôi.



Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải
có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành
phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản
xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.




Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.
Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ
nguồn gốc.


Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ
Y tế cho phép.
2.Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm




Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn,
nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.



Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn
sạch sẽ, khô ráo.



Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.

Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
23


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh


Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến
thường xuyên.


Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế
biến thực phẩm.
3.Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ





Không để dụng cụ bẩn qua đêm.
Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau
khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước
sôi.



Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.



Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.



Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và
chuyển đi hằng ngày.



Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho
phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.




Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có
màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu
vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng … hoặc phụ gia vào thực
phẩm.

Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.
4.Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ




Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc
rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần.

Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
24


Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh


Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi
nấu nướng.




Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu
kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu
hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.

Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …
5.Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong




Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát
triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.

Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả
khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.
6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn




Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở
nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10 độ C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn
ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này.



Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.




Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.



Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn
chín.



Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.



Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.





Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở
trong khu chế biến thực phẩm.
Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.
Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn
25


×