Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Skkn phát huy vai trò tích cực của phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại, nâng cao hiệu quả trong cách nhìn nhận, đánh giá về tác gia văn họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.75 KB, 47 trang )

SỞ GD-ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG

BÁO CÁO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT HUY VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI, NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TRONG CÁCH NHÌN NHẬN, ĐÁNH GIÁ VỀ
TÁC GIA VĂN HỌC NGUYỄN TRÃI QUA VIỆC TỰ
NGHIÊN CỨU HÌNH TƯỢNG “TRĂNG” & “HOA”
TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI

Tác giả: Đào Thị Diệu Linh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THPT Lý Nhân Tông

Nam Định, tháng 5 năm 2016


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

1. Tên sáng kiến: Phát huy vai trò tích cực của phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại,
nâng cao hiệu quả trong cách nhìn nhận, đánh giá về Tác gia văn học Nguyễn Trãi qua việc tự
nghiên cứu hình tượng “trăng” & “hoa” trong thơ Nguyễn Trãi
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong trường THPT.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Trong năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016.
4. Tác giả:
Họ và tên: Đào Thị Diệu Linh
Năm sinh: 25/07/1989


Nơi thường trú: Yên Phong - Ý Yên - Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Chất lượng cao Sư phạm Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên – Nhóm trưởng nhóm Ngữ văn
Nơi làm việc: Trường THPT Lý Nhân Tông
Điện thoại: 0917171609
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đồng tác giả: Không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tên đơn vị: Trường THPT Lý Nhân Tông
Địa chỉ: Xã Yên Lợi - Huyện Ý Yên – Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 03503. 963. 939

Đào Thị Diệu Linh


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

PHẦN MỞ ĐẦU
. I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
.1 Từ thực tiễn yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nói chung & phương
pháp dạy học Ngữ văn nói riêng
.1.1. Thực tiễn đổi mới PPDH
− Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số
16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện
thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới PPDH. Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã
trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong đó, yêu cầu giáo viên tăng cường tổ
chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, hướng dẫn phương pháp tự học cho các em.
− Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ GD&ĐT đề ra nhằm phát huy
vai trò của người học, PPDH phải nhằm phát triển tối đa sự suy nghĩ độc lập của HS, kĩ năng đạt

đến và vận dụng tri thức, đã khiến mỗi người giáo viên phải tự tìm tòi những phương pháp đặc
trưng, vừa đáp ứng với nhu cầu đổi mới, vừa phù hợp với đối tượng học sinh nhằm đạt hiệu quả
cao trong giảng dạy.
.1.2. Thực tiễn sử dụng các phương pháp dạy học môn Ngữ văn
− Việc sử dụng phương pháp nào trong quá trình dạy học chịu sự chi phối của những
yếu tố sau: Nội dung bài học, vị trí của bài học trong chương trình, lượng thời gian cho phép,
trình độ HS, mục đích cần đạt được của bài học. Ðây là những yếu tố mà người GV ần cân nhắc
kĩ khi soạn bài.
− Trong quá trình dạy học Ngữ văn, người dạy chủ yếu sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp đọc tác phẩm (Việc tiếp nhận tác phẩm phải bắt đầu từ việc đọc:
đọc thành tiếng và không thành tiếng. Ðọc là một trong những hình thức giảng dạy tác phẩm một
cách trực quan, tác động đến trí tưởng tượng, cảm xúc của người nghe, làm sống dậy những ngôn
từ chết, làm cho người nghe nhìn thấy cái đã nghe được)
+ Phương pháp diễn giảng (Là phương pháp trình bày, thông báo có hệ thống một
vấn đề mới cho HS, HS tiếp thu kiến thức sau đó tái hiện lại kiến thức đó. Ðây phương pháp dạy
học cổ xưa nhất. Ở Việt Nam, cho đến nay, phương pháp này vẫn được sử dụng chủ yếu trong
dạy học, nhất là dạy các môn khoa học xã hội).
+ Phương pháp đàm thoại (vấn đáp) (là phương pháp GV xây dựng hệ thống câu
hỏi cho HS trả lời hoặc trao đổi, tranh luận với nhau dưới sự chỉ đạo của thầy, qua đó tiếp nhận
kiến thức. Trong điều kiện thiếu phương tiện, đồ dùng dạy học thì việc sử dụng câu hỏi là một
trong những cách thức tiện lợi nhất để kích thích học sinh học tập một cách tích cực.)
+ Phương pháp trực quan (bảng so sánh, bảng thống kê…)
+ Phương pháp dạy học nêu vấn đề
.1.3. Thực tiễn sử dụng phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại ở trường phổ thông
− Trong quá trình tìm tòi phương pháp đổi mới cách dạy và học tôi nhận thấy việc
dạy học theo đặc trưng thể loại vừa đáp ứng phương pháp đặc thù của bộ môn, vừa truyền thống
vừa, vừa hiện đại, lại rất khả thi, đang được nhiều trường THCS, THPT trong cả nước áp dụng.
Đào Thị Diệu Linh

Trang 1



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

− Tuy nhiên từ thực tế dạy học của bản thân và qua việc dự giờ thăm lớp đồng
nghiệp, chúng tôi thấy: việc dạy – học theo đặc trưng thể loại ở các tác phẩm lớp 10 phổ thông
cơ bản đã được chú ý nhưng do hạn chế về thời lượng phân phối nên chỉ lướt qua, chưa thực sự
có điều kiện hình thành cho HS kĩ năng khai thác tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.
Qua việc tìm hiểu và vận dụng trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy PPDH này đã
thật sự đem lại “luồng sinh khí mới” cho học sinh trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn .
Hơn nữa nó góp phần thúc đẩy tư duy tiếp cận, đọc hiểu văn bản cũng như kĩ năng bộ môn;
phát triển năng lực tự học tích cực, chủ động cho học sinh. Bởi vì phương pháp này không chỉ
lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh, mà nó còn là một PPDH hiệu quả, khoa học, dễ sử dụng và có thể
sử dụng rộng rãi ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học .
.2 Thực tiễn dạy & học tác phẩm trữ tình trung đại
− Các tác phẩm trữ tình trung đại trong chương trình phổ thông tương đối nhiều, có tính
hệ thống.
+ Từ người tiếp nhận: Phần lớn học sinh dù ở bậc THPT nhưng thói quen, nếp nghĩ
đã ăn sâu tiềm thức khi đứng trước yêu cầu đọc hiểu, tiếp nhận một vấn đề văn học bao giờ cũng
tư duy theo thói quen, lối mòn. Cho nên, học sinh thường khá lúng túng trong thao tác đọc hiểu
các tác phẩm trữ tình trung đại từ khâu xác định vấn đề cho đến cách đọc từng phần và quá trình
làm bài tập vận dụng.
Còn nếu học sinh đã có một số hiểu biết cơ bản về đọc – hiểu các tác phẩm trữ
tình trung đại (trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X-XIX) nhưng nếu không được
thường xuyên củng cố, thực hành qua các văn bản cụ thể các em sẽ không có những kiến thức
công cụ cần thiết để đọc – hiểu các văn bản ngoài chương trình cũng như sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong khâu tự học, tự nghiên cứu, tiếp cận & khám phá tri thức liên quan.
+ Xuất phát từ phía người dạy: trên thực tế có nhiều giáo viên giảng dạy viên
thường chú trọng đến các yếu tố về nội dung tư tưởng hơn là các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm.
Mặt khác nhiều yếu tố của tác phẩm trữ tình trung đại như quan niệm, tính ước lệ tượng trưng,

cảm thức về thế giới con người thời trung đại Việt Nam, … bị coi nhẹ. Nhiều giáo viên giảng dạy
chủ yếu dựa vào sách giáo viên. Dù đây là bộ sách có nhiều mặt mạnh, nó là tài liệu định
hướng quan trọng cho mỗi bài giảng của giáo viên, tuy nhiên đó mới chỉ là những gợi ý rất
chung chung, người thầy cần định lượng kiến thức để dạy cho phù hợp. Một số chưa biết lựa
chọn những kiến thức cơ bản, bài giảng chưa phù hợp với đối tượng học sinh, tham kiến thức
mà chưa áp dụng lý thuyết loại thể, dẫn đến hứng thú học văn của học sinh chưa được phát
huy.. Hầu như hoạt động liên môn để mở rộng kiến thức, đào sâu hiểu biết của học sinh với loại
hình nghệ thuật tổng hợp này ít có.
− Kết quả là học sinh học xong văn bản nào biết văn bản ấy, hiểu về vị trí, vai trò của
tác giả văn học một cách đơn thuần, máy móc.
.3 Thực tiễn vị trí tác gia văn học Nguyễn Trãi
Trong chương trình THCS và THPT, Nguyễn Trãi là một tác gia rất quan trọng. Giáo
viên và học sinh không những được học những áng văn chính luận rất hào hùng như “Bình Ngô
Đại Cáo” mà còn được tiếp xúc với những vần thơ chan chứa cảm xúc, thấy rõ được chân dung
giản dị với những tâm sự thầm kín của “một con người trần thế nhất trần gian” (PGS. TS Lã
Nhâm Thìn) mà Quốc âm thi tập chính là bức chân dung tự họa đầy đủ nhất.
Đào Thị Diệu Linh

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Nghiên cứu Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi từ góc độ nghệ thuật
còn giúp chúng tôi giảng dạy môn Ngữ văn trong trường học nói chung và nhà trường phổ
thông nói riêng tốt hơn. Bởi vì, di sản văn chương của ông được đưa vào giảng dạy trong trường
phổ thông ở khá nhiều lớp với nhiều tác phẩm khác nhau, trong đó có một số bài ở hai tập thơ
trên. Hơn nữa, việc tìm hiểu về Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi hiện nay và
mãi mãi về sau sẽ còn phải tiếp tục để khám phá sâu sắc hơn nữa giá trị của tác phẩm quý giá
này, nhằm tôn vinh Ức Trai – một danh nhân vĩ đại đem lại cho chúng ta lòng tự hào, khâm

phục.
Trong bài “Cảm tưởng đọc thiên gia thi”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết :
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết núi, sông.
Quả thật như vậy! Các nhà thơ xưa thường yêu cái đẹp, mà cái đẹp phong phú, gần gũi
thi nhân nhất đó chính là thiên nhiên.Thi nhân thường để tâm hồn mình đi theo những áng mây
bay, một dòng nước chảy, một ánh trăng ngần và lòng thi nhân vui tươi rộn rã khi nhìn thấy mặt
trời lên, khi nghe tiếng chim ca, khi nhìn thấy hoa nở. Thiên nhiên với tất cả những vẻ tươi thắm
nhất của nó đã bước vào thơ một cách tự nhiên như vậy.
Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc đã làm rạng danh cho đất nước ta, không chỉ là
một nhân vật lịch sử có tầm cỡ vĩ đại, mà còn là một nhà văn hóa lớn, một tâm hồn thơ lai láng!
Nguyễn Trãi là một thi nhân nên Nguyễn Trãi cũng yêu thiên nhiên, ca tụng thiên nhiên. Có lẽ
thiên nhiên mới thật sự là nơi cho tâm hồn thơ của ông bay bổng, nên ông tìm về với thiên nhiên,
gạt bỏ tiếng gươm khua, ngựa hí của chiến tranh, vượt lên trên những xúc xiểm, tỵ hiềm của
chốn quan trường, và cả những lời “thế nghị khen” ở giữa cuộc đời. Tình yêu thiên nhiên của
Nguyễn Trãi là một tình yêu mãnh liệt, nhưng cũng rất thâm trầm, sâu sắc, bàng bạc huyền diệu
như tấm lòng của thi nhân.
Nguyễn Trãi là người có ảnh hưởng rất lớn đến các sáng tác của các nhà thơ lớn sau này.
Đồng thời ông cũng có công rất lớn được đánh giá là người “khai sơn phá thạch” trong việc hoàn
thiện chữ Nôm - một thứ ngôn ngữ của dân tộc, đưa nó vào sáng tác văn học tạo thành một dòng
văn học phát triển rực rỡ với tên gọi là Thơ Nôm Đường luật. Dòng thơ đặc sắc này đã để lại cho
nền văn học dân tộc rất nhiều tên tuổi bất hủ như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…
Trong lịch sử văn học Việt Nam, dễ thường ít có ai yêu thiên nhiên đến tha thiết, cháy
bỏng, có nhiều và có thơ hay về thiên nhiên như Nguyễn Trãi, trở về sau họa có Nguyễn Du.
Nhưng đề tài thiên nhiên trong thơ Nguyễn Du không cụ thể và không tập trung bằng. Còn thơ
về thiên nhiên thì lại chiếm cái phần phong phú nhất và cũng rất thành công trong toàn bộ di sản
thơ của Nguyễn Trãi. Ở đó, ta bắt gặp hình ảnh Nguyễn Trãi say sưa thưởng thức trước những
cảnh nước non kì diệu, cùng lòng tự hào trước giang sơn cẩm tú của đất nước, đây cũng chính là
một khía cạnh của lòng tự hào dân tộc.

Mặc dù viết nhiều và viết hay về thiên nhiên nhưng Nguyễn Trãi thường tập trung tới hai
đối tượng đặc biệt nhất của thiên nhiên là trăng và hoa. Nhìn vào toàn bộ hai tập thơ Ức Trai thi
tập và Quốc âm thi tập, chúng ta thấy một ánh trăng dịu mát, tươi sáng phủ lên những cành mai,
khóm trúc, bụi hòe. Thiên nhiên giao hòa, trăng – hoa quấn quýt. Cảnh vật hữu tình lần lượt hiện
ra qua ngòi bút thiên tài và tấm lòng say sưa cảnh đẹp của thi nhân. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã
Đào Thị Diệu Linh

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

dùng rất nhiều bút lực để sáng tác ra những vần thơ kì diệu nhất về hình ảnh trăng và hoa. Đối
với thi nhân đây chính là hai vẻ đẹp tuyệt vời nhất của tạo hóa và là nơi Nguyễn Trãi có thể trút
bầu tâm sự, thể hiện được ý chí, tài năng cũng như phẩm chất của mình. Nó tạo nên nét riêng cho
thơ Nguyễn Trãi và giúp ta hiểu nỗi lòng của một thi nhân cách ta hơn 600 năm về trước. Đặc
biệt hơn, những vần thơ viết về trăng và hoa trong hai tác phẩm Ức Trai thi tập và Quốc âm thi
tập đến ngày nay vẫn làm rung động hàng triệu trái tim người đọc, đem lại cho ta những khám
phá và hiểu biết mới mẻ về thiên nhiên nói riêng và con người Nguyễn Trãi nói chung.
Bên cạnh những áng văn bất hủ Nguyễn Trãi đã để lại một di sản thơ vô cùng quý báu đó
là Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập. Hai tập thơ này đã hội tụ được nhiều giá trị về nội dung và
nghệ thuật, khai thông cho nền thơ ca tiếng Việt. Chọn đề tài Phát huy vai trò tích cực của
phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại, nâng cao hiệu quả trong cách nhìn nhận, đánh
giá về Tác gia văn học Nguyễn Trãi qua việc tự nghiên cứu hình tượng “trăng” & “hoa” trong
thơ Nguyễn Trãi , chúng tôi muốn làm sáng tỏ vị trí của Nguyễn Trãi, cũng như những giá trị nội
dung - nghệ thuật của tập thơ trong dòng chảy của thơ trung đại và ảnh hưởng của tác giả đến với
các nhà thơ sau này. Đây là một hướng nghiên cứu chuyên biệt, đánh giá một cách tương đối hệ
thống và toàn diện thành công nghệ thuật của Nguyễn Trãi trong việc khắc họa hai hình tượng
đặc trưng của thơ trung đại là trăng và hoa. Từ đó, soi chiếu vào nội dung thấy được giá trị và
đóng góp của tác giả trong dòng văn học trung đại Việt Nam. Có thể coi, hướng nghiên cứu này

khá mới mẻ và đem lại nhiều ưu thế hơn so với những công trình trước trong việc đánh giá vị trí
của một tác giả văn học.
Hình tượng trăng và hoa là hai tín hiệu nghệ thuật thẩm mỹ xuất hiện nhiều lần trong
thơ của Ức Trai. Đi sâu tìm hiểu hai tín hiệu nghệ thuật quan trọng này sẽ góp phần khai mở
cánh cửa giúp ta khám phá được thế giới tâm hồn đầy mâu thuẫn của thi nhân, vừa sống hòa
mình với thiên nhiên tạo vật nhưng lúc nào cũng canh cánh một tấm lòng ưu ái mong được giúp
nước cứu đời. Đồng thời hai hình tượng đặc trưng này giúp người đọc thấy được nghệ thuật miêu
tả thiên nhiên rất tài hoa và đạt đến chuẩn mực của Nguyễn Trãi. Qua đó cũng thấy được đặc
trưng của thi pháp văn học trung đại Việt Nam nói chung.
Vì vậy, tôi viết đề tài SKKN: Phát huy vai trò tích cực của phương pháp dạy học theo
đặc trưng thể loại, nâng cao hiệu quả trong cách nhìn nhận, đánh giá về Tác gia văn học
Nguyễn Trãi qua việc tự nghiên cứu hình tượng “trăng” & “hoa” trong thơ Nguyễn Trãi
(Ban cơ bản) để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp.
. II THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
.1 Thực trạng việc giảng- dạy các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong nhà
trường THPT hiện nay.
.1.1. Về việc dạy của giáo viên:
Chúng ta đều biết rằng văn học Trung đại là bộ phận văn học đồng hành với sự phát
triển của xã hội phong kiến. Trong các tác phẩm đều viết bằng ngôn ngữ Hán văn cổ hay chữ
Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại ngày nay. Vì vậy tìm hiểu, phân tích một
tác phẩm văn học Trung đại là việc làm không đơn giản. Trong những năm vừa qua đội ngũ giáo
viên dạy văn nói riêng đã được trang bị nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã thực sự
mang lại hiệu quả tốt. Mặc dù vậy vẫn còn những hạn chế trong cách vận dụng phương pháp từ
đội ngũ. Bản thân những người dạy văn về cơ bản đã tận tâm tận lực với nghề, tích cực nghiên
Đào Thị Diệu Linh

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016


cứu tìm hiểu các kiến thức. Tuy nhiên với sự đa dạng và phức tạp của văn học Trung đại thì hiệu
quả dạy phần văn học này vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Các điển tích, điển cố của văn
học trung đại là phức tạp và đa nghĩa. Vì vậy đòi hỏi phải có một tư duy hết sức khoa học, hết
sức sáng tạo đối với đội ngũ giáo viên khi thực hiện phần văn học quan trọng này.
.1.2. Việc học của học sinh:
Thể loại, thi pháp văn học cổ có nhiều xa lạ với thi pháp văn học đương đại nên đó là
điều khó khăn cho học sinh tiếp nhận.Vốn sống kinh nghiệm thực tế học sinh còn ít, học sinh
khó khăn khi tái hiện hoàn cảnh xã hội, hiểu các điển tích, điển cố được sử dụng trong tác phẩm
văn học cổ. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển đi lên của đât nước, chúng ta có những thành
tựu quan trong về lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên với cơ chế nền kinh tế thị trường đã tạo ra những
phức tạp và những ảnh hưởng không lành mạnh đối với đời sống con người, nhất là thế hệ trẻ.
Đặc biệt là đối tượng học sinh, trong đó có học sinh bậc trung học cơ sở. Một bộ phận lớn học
sinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực của XH chi phối nên ý thức học tập không cao, thiếu
tự giác. Trong khi đó, phần văn học trung đại là phần văn học khó nhất. Vì thế, chất lượng học
sinh thuyên giảm. Ngoài ra, sự quan tâm, cách nhìn nhận của phụ huynh học sinh là sính học các
môn Khoa học tự nhiên cũng có những ảnh hưởng không tích cực đến việc nỗ lực phấn đấu của
học sinh đối với môn Ngữ văn. Điều đó càng đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để nâng
cao chất lượng học bộ môn ngữ văn của học sinh, trong đó có phần văn học trung đại Việt Nam
.2 Thực trạng nghiên cứu về tác gia văn học Nguyễn Trãi
Trải qua hơn sáu thế kỉ tiếp nhận, nghiên cứu và phát huy những giá trị tinh thần mà
Nguyễn Trãi để lại; có thể nói các thế hệ đã nối tiếp nhau tìm hiểu và hoàn chỉnh dần chân dung
người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Nhưng việc nghiên cứu tìm
hiểu thơ văn Nguyễn Trãi một cách có hệ thống mới chỉ thực sự được bắt đầu từ sau những năm
50 của thế kỉ XX. Bởi vì di sản thơ của Nguyễn Trãi ra đời vào thế kỷ XV nhưng đã bị thiêu hủy,
thất tán rồi được người đời sau chép lại, sưu tầm lại. Từ đó mới được một số học giả phiên âm,
chú giải và giới thiệu rộng rãi tới bạn đọc. Tìm hiểu tập thơ phục vụ cho đề tài báo cáo, chúng tôi
thấy không thể không đề cập đến tình hình sưu tầm di cảo của Ức Trai được. Đây là một trường
hợp đặc biệt có một không hai trong lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử văn học Việt Nam
nói riêng. Di sản văn học của Ức Trai cũng vấp phải số phận long đong lận đận như chính cuộc

đời ông vậy. Trong đó có hai vấn đề cần phải giải quyết là Tình hình văn bản và Tình hình
nghiên cứu. Vì vậy, trong phần thực trạng trước khi tạo ra sang kiến, chúng tôi sẽ lần lượt trình
bày hai vấn đề này để chúng ta có một cái nhìn toàn cảnh về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi.
Tiếp theo chúng tôi sẽ khảo sát lịch sử nghiên cứu thiên nhiên bởi hình tượng trăng và hoa là
một bộ phận trong chủ đề viết về thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi. Cuối cùng chúng tôi sẽ lược
khảo những công trình nghiên cứu trực tiếp về hình tượng trăng và hình tượng hoa trong thơ
Nguyễn Trãi.
.2.1. Tình hình văn bản Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập
.2.1.1. Tình hình sưu tập văn bản “Quốc âm thi tập” và “Ức Trai thi tập” sau thảm án Lệ
Chi Viên
Vào năm 1442, di sản thơ của Nguyễn Trãi phải chịu chung án “tru di tam tộc” với
tác giả cho nên việc sưu tầm tác phẩm hết sức khó khăn, phức tạp.

Đào Thị Diệu Linh

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới giải oan cho Nguyễn Trãi và sau đó xuống
chiếu cho người đi sưu tầm các sáng tác của Ức Trai. Trần Khắc Kiệm là người đầu tiên theo
lệnh Lê Thánh Tông đi sưu tầm những sáng tác bị thiêu hủy của Nguyễn Trãi, nhưng sau đó
những bản sưu tầm được lại bị thất tán.
Phải đến nửa sau thế kỷ XIX, Dương Bá Cung (năm Tự Đức thứ 21 – 1868), người
đã để lòng để sức vào việc sưu tầm mới đem lại nhiều khả quan: Tác phẩm của Nguyễn Trãi do
Dương Bá Cung sưu tầm được 7 quyển, có 256 tờ, tờ đầu đề ghi tên sách: Ức Trai thi tập, sách
có ba bài tựa của Nguyễn Năng Tĩnh, Ngô Thế Vinh, Dương Bá Cung. Đến năm 1958, hai ông
Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm đã cho ra đời bản phiên âm và chú giải (Nxb Văn Sử Địa,
Hà Nội, 1958). Sau đó, nhà sử học nổi tiếng Đào Duy Anh lại tiến hành phiên âm, chú giải để

đưa đến cho người đọc một bản Quốc âm thi tập “kĩ lưỡng, chi li, chứa đựng những tri thức
bách khoa, những phát hiện sáng giá”, được Viện sử học xuất bản năm 1967. Năm 1971, Nxb
Thời Mới, Sài Gòn xuất bản Nguyễn Trãi toàn tập do Hoàng Khôi biên soạn, phiên âm, chú giải.
Năm 1997, Nxb Văn học cho ra mắt cuốn “Nguyễn Trãi thơ và đời”. Gần đây nhất, nhóm tác giả
Mai Quốc Liên - Kiều Thu Hoạch - Vương Lộc - Nguyễn Khuê, (1999-2001), xuất bản cuốn
“Nguyễn Trãi toàn tập tân biên”, Nxb Văn học, Hà Nội được xem là một công trình dày công
nghiên cứu và hoàn thiện hơn cả.
.2.1.2. Những văn bản phiên âm, chú giải tác phẩm Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập
Qua việc tìm hiểu những văn bản trong Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập đã được
phiên âm, chú giải, chúng tôi nhận thấy những điểm cơ bản sau:
Bản của Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm là văn bản có công khai phá, là một
công trình “vỡ hoang”. Hai ông có công rất lớn trong việc giới thiệu di sản thơ Nguyễn Trãi đến
với bạn đọc. Nhưng công trình vẫn còn để lại rất nhiều chữ, nhiều câu mà người kế tục phải ra
công giải quyết. Bản “Nguyễn Trãi toàn tập” do Đào Duy Anh phiên âm, chú giải, theo chúng tôi
là bản có độ tin cậy cao bởi được một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực toàn
tâm toàn lực thực hiện. Tuy nhiên, khi đối chiếu với các bản khác, chúng tôi thấy có chỗ vẫn
chưa thật hợp lý lắm, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiêm túc của văn bản học, và vẫn chưa thể
thực sự yên tâm với sự phiên âm và chú giải trong ấy, nổi bật là vấn đề cứ liệu và hệ thống.
Bản của Hoàng Khôi là một bản phiên âm chú giải công phu, phần phiên âm, chú giải
Quốc âm thi tập khá kỹ lưỡng, đủ độ tin cậy để có thể tham khảo, sử dụng. Bản “Thơ quốc âm
của Nguyễn Trãi” - Bùi Văn Nguyên là một bản phiên âm, chú giải khá cụ thể của một chuyên
gia nghiên cứu và giảng dạy về tác phẩm văn chương của Nguyễn Trãi gần như trọn đời nên độ
tin cậy cũng khá cao. “Nguyễn Trãi thơ và đời” do Hoàng Xuân tuyển soạn là một bản sưu tập từ
các bản khác đã công bố vì vậy chỉ phục vụ mục đích tham khảo.
Bản “Nguyễn Trãi toàn tập tân biên” theo chúng tôi là một bản công phu, kết hợp
được không những trí tuệ của tập thể nhóm biên soạn với những hiểu biết sâu rộng mà còn tiếp
thu được trí tuệ, phương pháp của những bậc thầy đi trước, chú giải tỉ mỉ hơn, hoàn chỉnh hơn,
có sự so sánh nên phiên âm, chú giải hợp lý chính xác. Đây là một bản đáng tin cậy.
Vậy chúng tôi chủ yếu dựa vào hai bản phiên âm, chú giải: Bản của Đào Duy Anh và
bản của nhóm Mai Quốc Liên. Trong lúc thực hiện báo cáo, nếu có chỗ phiên âm và chú giải

không thống nhất giữa hai bản này thì chúng tôi xem xét, tham khảo thêm bản của Trần Văn
Giáp - Phạm Trọng Điềm và bản của Bùi Văn Nguyên để chọn cách hiểu hợp lý nhất.
Đào Thị Diệu Linh

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

.2.2. Tình hình nghiên cứu Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập
.2.2.1. Những bài giới thiệu hai tập thơ
Trong quá trình tìm hiểu, sưu tầm, chúng tôi thấy có những bài giới thiệu về tác
phẩm như sau: Tựa Ức Trai thi tập của Nguyễn Năng Tĩnh (năm 1833); Bài tựa tập thơ văn của
Tế Văn hầu họ Nguyễn, hiệu Ức Trai của Ngô Thế Vinh (năm 1868); Tựa Ức Trai thi tập của
Dương Bá Cung (năm 1868); Lời dẫn về hai tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Đào
Duy Anh (năm 1976); Tựa Nguyễn Trãi và Quốc âm thi tập của Pierr – Richard Feray (năm
1987)…
Nguyễn Năng Tĩnh trong lời tựa của mình đã ca ngợi Ức Trai “có tài trí lỗi lạc, có
đức độ bao la, khi đem tài đức ấy thi thố ra việc làm, thì là sự nghiệp, thổ lộ ra lời nói, thì là văn
chương”. Và “văn chương của tiên sinh tinh vi, thâm thúy, rộng rãi, chính đáng, cứng rắn là tự
tiên sinh rèn luyện và phát huy được. Tiên sinh vốn không cố ý đúc chuốt văn chương, nhưng
một khi lời nói thổ lộ đều sáng sủa, đẹp đẽ, mạnh mẽ, dồi dào không có cái gì có thể che lấp
được”. Tuy Nguyễn Năng Tĩnh đánh giá tài thơ văn của Nguyễn Trãi nói chung nhưng chúng tôi
thấy đây lại là những nhận xét xác đáng, đúng với tinh thần của Quốc âm thi tập và Ức Trai thi
tập.
Học giả Đào Duy Anh khi phiên âm, chú giải Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập đã
nhận thấy “có những điểm có thể soi sáng cho một số chỗ còn lờ mờ trong tiểu sử của Nguyễn
Trãi”, và chứng minh ba thời điểm trong cuộc đời của Nguyễn Trãi mà chúng ta còn chưa rõ.
Ông Pierr – Richard Feray ca ngợi Nguyễn Trãi là “con người “đã tỉnh ngộ” qua
tiếp xúc với thiên nhiên, gần gũi với “đám dân đen” mà ông yêu mến và thông hiểu biết mấy, có

những lúc đã hài lòng khi phát hiện ra rằng cuộc đời là đáng sống nếu như không đáng…ca
ngợi”.
Nhìn chung, những bài giới thiệu về Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập chủ yếu đưa
ra những nét chính về nội dung và nêu ra một số điểm nhỏ về nghệ thuật, chứ chưa đi sâu phân
tích toàn diện để rút ra những giá trị của tập thơ. Vì vậy, những bài giới thiệu đó chỉ có tính chất
“mở đường” và gợi ý.
.2.2.2. Những bài nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập
.2.2.2.1. Nghiên cứu về mặt nội dung
Nội dung của Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập có nhiều bài viết. Nổi bật là
những bài đề cập về con người Nguyễn Trãi. Đáng chú ý là các bài : “Một vài nét về con người
Nguyễn Trãi qua thơ Nôm” của Hoài Thanh; “Nguyễn Trãi, người đứng đầu một văn phái yêu
nước, thân dân, có lý tưởng xã hội cao cả” của Tầm Vu; “Niềm thao thức lớn trong thơ Nguyễn
Trãi” của Nguyễn Huệ Chi; “con người Nguyễn Trãi qua thơ văn” của Nguyễn Huệ Chi; “Hồn
thơ đa dạng của Nguyễn Trãi” của Tế Hanh, “Vài nét về tư tưởng của Nguyễn Trãi qua thơ văn
ông” của Trần Thanh Mại; “Con người cá nhân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi” của Trần Đình Sử;
“Nhà tư tưởng và nhà nghệ sĩ trong Quốc âm thi tập” của Trần Ngọc Vương; “Về con người cá
nhân trong thơ Nguyễn Trãi” của Nguyễn Hữu Sơn…
Con người cá nhân Nguyễn Trãi hiện lên qua cái nhìn của Hoài Thanh là con người
phần lớn sống trong cảnh đời không thuận, và “Hình như lúc này, nhà thơ thấy cần hơn lúc khác
một cách nói, một giọng nói tâm tình. Ta được gặp lại con người ấy, một con người rất đẹp, mà
gần gũi hơn, thân mật hơn”. Và từ đó, Hoài Thanh đi đến khái quát rất đúng về bản chất con
Đào Thị Diệu Linh

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

người Nguyễn Trãi là người có “ý thức trách nhiệm đối với dân, với nước. Ý thức ấy đã ra đời từ
rất sớm, đã lớn mạnh không ngừng, đã bền bỉ gắn với mọi suy nghĩ và hoạt động của ông cho

đến ngày tắt thở”.
Xuân Diệu cũng chú ý đến con người có khí phách và cũng là người dịu dàng, con
người lo đời, ưu ái của Nguyễn Trãi “Người rất cứng cỏi là Nguyễn Trãi, mà người rất mềm mại
cũng là Nguyễn Trãi”. Đây là nhận định đúng đắn, khoa học, tập trung nhất của bài nghiên cứu.
Tuy nhiên tác giả lại không triển khai được nó bằng những dẫn chứng cụ thể, xác thực.
Về tư tưởng Nguyễn Trãi, Trần Thanh Mại trong “Vài nét về tư tưởng của Nguyễn
Trãi qua thơ văn ông” đã chỉ ra tư tưởng của Nguyễn Trãi mặc dù có bi quan, nhưng “ thật tình
ra, buồn, bi quan không phải là mặt bản chất của con người Nguyễn Trãi, của thơ Nguyễn
Trãi…Trốn tránh, thoát ly, bi quan, tiêu cực chỉ là vạn bất đắc dĩ…Tư tưởng chính của Nguyễn
Trãi là “tư tưởng lạc quan cường tráng”, là tư tưởng vì nước vì dân.
Tóm lại, về nội dung, những bài nghiên cứu tìm hiểu về thơ Nguyễn Trãi đề cập
đến hai vấn đề lớn là con người và tư tưởng Nguyễn Trãi. Có những bài viết cùng nói về một vấn
đề nhưng cách thể hiện khác nhau. Đánh giá về thơ Nguyễn Trãi phần lớn là thống nhất. Tuy
nhiên, khi phân tích từng bài thơ cụ thể thì sự thống nhất còn chưa cao, thậm chí trái ngược (ví
dụ như bài thơ “Cây chuối”).
.2.2.2.2. Nghiên cứu về mặt nghệ thuật
Có khá nhiều bài viết đề cập đến các khía cạnh khác nhau của nghệ thuật, để thấy
được cái hay, cái đẹp, sự độc đáo, tài hoa…của thơ Nguyễn Trãi. Đọc, phân loại, đi sâu phân
tích, chúng tôi thấy có thể quy các bài viết vào hai vấn đề chính: Vấn đề về ngôn ngữ thơ và
thể loại thơ.
Bùi Văn Nguyên đã nhận định “có thể nói yếu tố tục ngữ, ca dao khá đậm đà trong
nhiều câu, nhiều bài thơ quốc âm của tiên sinh”. Nhận định đó của Bùi Văn Nguyên theo chúng
tôi còn phải bàn thêm vì đến nay chúng ta vẫn chưa biết đích xác Nguyễn Trãi đưa tục ngữ, ca
dao vào thơ mình hay từ thơ Nguyễn Trãi với nhiều chiêm nghiệm đã đi vào cuộc sống để một số
câu trở thành tục ngữ, ca dao để thành nguồn vốn của ca dao.
Về vấn đề thể thơ, Phạm Luận có bài “Nguyễn Trãi và thể thơ trong “Quốc âm thi
tập”. Tác giả này đã đưa ra nhận xét Nguyễn Trãi sử dụng nhiều câu thơ 7 chữ, cách ngắt nhịp
phổ biến là 3/4 (lẻ trước chẵn sau), khác với cách ngắt nhịp phổ biến 4/3 (chẵn trước lẻ sau) của
thơ Đường. Nguyễn Trãi cũng gieo vần lưng. Việc dùng câu 6 chữ không cố định, nhiều khi thất
niêm cho thấy sự phóng túng của Nguyễn Trãi trong việc cách điệu thơ Đường.

.2.3. Những công trình nghiên cứu về thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi
Thơ viết về thiên nhiên là một mảng nổi bật được nhiều nhà nghiên cứu phê bình đề
cập đến. Tế Hanh với bài “Hồn thơ đa dạng của Nguyễn Trãi” đã chỉ ra hồn thơ của Nguyễn Trãi
là hồn thơ của tình yêu thiên nhiên và hồn thơ của tình yêu lứa đôi.
Xuân Diệu, một trong những người mở đầu cho việc nghiên cứu và tìm hiểu thơ viết
về thiên nhiên của Ức Trai đã nói về lòng yêu tạo vật của thi nhân: “ trong thơ Việt Nam chưa có
nhà thơ yêu mến thắm thiết thiên nhiên và có những vần thơ đẹp đẽ tinh vi và sâu sắc về thiên
nhiên cho bằng Nguyễn Trãi”.
Nguyễn Thiên Thụ - một nhà nghiên cứu ở miền Nam trước đây cũng có bài “Thiên
nhiên trong thơ Nguyễn Trãi”. Trong bài viết này tác giả rút ra “thiên nhiên là nguồn mỹ cảm”,
Đào Thị Diệu Linh

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

là “người bạn của thi nhân”, là “biểu tượng của chân - thiện - mỹ” trong thơ Nguyễn Trãi. Thiên
nhiên trong thơ Nguyễn Trãi theo Nguyễn Thiên Thụ, còn là một thiên nhiên “khoác những
chiếc áo màu thời gian”.
Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở cảm hứng các mùa. Cao
Hữu Lạng với bài “Thơ Nguyễn Trãi - mùa xuân và hoa” đã chỉ ra rằng: “Nguyễn Trãi như say
với mùa xuân. Xuân trong thơ Nguyễn Trãi nhiều tứ đẹp, ý hay”. Cũng lấy chủ đề mùa xuân,
Nguyễn Hữu Sơn có bài “ Cảm quan mùa xuân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi” đã đưa ra nhận xét
khá sâu sắc rằng: “Trong thơ Nguyễn Trãi, mùa xuân được cảm nhận như là biểu tượng của vẻ
đẹp hoàn mỹ, hoàn chỉnh, phổ biến”. Từ đó, ông phân tích độ phong phú trong cách cảm nhận
thời gian của Nguyễn Trãi một cách tinh tế. Tuy nhiên, tác giả không đi sâu vào phân tích hình
tượng hoa, mà chỉ nhắc đến hình ảnh này một cách chung chung.
Việc đưa vào trong thơ những hình tượng thiên nhiên bình dị, dân dã của Nguyễn Trãi
cũng rất được lưu tâm và đánh giá cao trong việc cách tân, vượt ra khỏi những khuôn khổ, điều

luật của thơ cổ viết về thiên nhiên. Nhận xét về điều này GS. Đặng Thanh Lê đã khẳng định:
“chiều sâu của sự khám phá ngoại giới trong thơ thiên nhiên biểu hiện chủ yếu ở nét bình dị,
mộc mạc, gắn bó chặt chẽ với đời sống lao động sản xuất và gắn bó chặt chẽ với cuộc sống tâm
hồn dân tộc”.
Tác giả Lê Thị Hương trong luận văn thạc sĩ bảo vệ tại khoa Ngữ văn đại học Sư phạm
Hà Nội, năm 2007, có tên là: “So sánh thiên nhiên trong thơ Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập
của Nguyễn Trãi” đã rút ra nhận xét: “Thơ thiên nhiên là một bộ phận quan trọng trong sự
nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi. Ngòi bút của Ức Trai tỏ ra xuất sắc khi phản ánh một tâm
hồn nhạy cảm, tinh tế với thiên nhiên…Trong “Ức Trai thi tập” ta bắt gặp những bức tranh
thiên nhiên mỹ lệ tao nhã, ngập màu sắc ánh sáng, rộn rã âm thanh tạo ra những nét vẽ hào
hùng trong những bức tranh hoành tráng. Còn trong“Quốc âm thi tập” phần lớn là thiên nhiên
bình dị dân dã với những bút kí họa tự nhiên mộc mạc. Ngòi bút của ông hướng về những cảnh
vật nơi thôn dã: bè rau muống, luống dọc mùng, lảnh mồng tơi, vị núc nác…điều đó cho ta thấy
sự gắn bó khăng khít của thi nhân với quê hương; nó phản ánh tâm hồn đậm đà chất dân tộc,
dân gian”. Có thể nói đây là một nhận xét rất có ý nghĩa, bao quát gần như toàn bộ sự nghiệp thơ
ca của Nguyễn Trãi. Nhận xét cho ta thấy tác giả là một người rất am hiểu về con người Nguyễn
Trãi cũng như có những kiến giải khá sâu sắc về mảng thơ thiên nhiên của Ức Trai.
Như vậy, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là một đề tài lớn được tác giả thể hiện rất
thành công bằng hồn thơ đa dạng và bút pháp tinh tế, tài hoa. Những bài nghiên cứu trên đây đã
tìm hiểu khá kĩ lưỡng, có nhiều nhận xét rất thú vị, đem đến cho chúng ta sự đồng cảm đáng trân
trọng. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều có ý kiến thống nhất về tình yêu thiên nhiên rất sâu đậm,
mối quan hệ gần gũi giữa con người và thiên nhiên trong thơ Ức Trai. Nhưng nó mới chỉ dừng
lại ở những nhận định mang tính khái quát, trừu tượng, chưa đi vào những hình ảnh cụ thể.
.2.4. Những công trình nghiên cứu về hình tượng “trăng” và “hoa” trong thơ Nguyễn
Trãi
Hình tượng trăng và hoa trong thơ Nguyễn Trãi đã được khá nhiều người đề cập một
cách rải rác trong các bài viết của mình. Đặc biệt trong cuốn “Nguyễn Trãi tác gia, tác phẩm”
(1999), Nxb Giáo dục, có rất nhiều bài viết đề cập tới vấn đề này như: “Thiên nhiên trong thơ
Nguyễn Trãi” của Nguyễn Thiên Thụ và “Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi” của Mai
Đào Thị Diệu Linh


Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trân. Hai bài viết này đã thể hiện cái nhìn khái quát nhất về hình ảnh thiên nhiên trong thơ
Nguyễn Trãi và có một vài lần nhắc đến những câu thơ có hình tượng trăng và hoa. Tuy nhiên
với dung lượng của một bài tạp chí hai tác giả này cũng chỉ nói về thiên nhiên một cách chung
chung mà chưa đi sâu tìm hiểu xem thiên nhiên cụ thể trong thơ Nguyễn Trãi là những hình ảnh
nào? Nó mang những ý nghĩa gì? Và những loài hoa cụ thể mà Ức Trai hay đề cập đến trong thơ
của mình là gì? Nó có còn là những loài hoa mang tính ước lệ giống như trong thơ ca trung đại
nữa hay không? Ức Trai hay dùng từ “nguyệt” hay từ “trăng”? Dùng như vậy nó có dụng ý nghệ
thuật gì không? Đó là những vấn đề rất quan trong khi tiếp cận, lý giải về hai hình tượng biểu
trưng trăng và hoa mà người viết cần phải giải quyết.
Tác giả Cao Hữu Lạng trong bài viết “Thơ Nguyễn Trãi mùa xuân và hoa” có đề cập
đến từ “hoa” nhưng đó không phải là một loài hoa cụ thể nào mà đó là từ chỉ chung:
Đông phong từ hẹn tin xuân đến
Đầm ấm nào hoa chẳng tốt tươi.
( Xuân hoa tuyệt cú)
Trong bài viết này tác giả duy nhất đi sâu phân tích bài thơ “xuân hoa tuyệt cú” của
Nguyễn Trãi và cắt nghĩa nguyên nhân khiến hoa tươi tốt “đơm chồi trổ hoa, tô điểm cho vẻ đẹp
của thiên nhiên” trong thơ Nguyễn Trãi chính là khí tiết của mùa xuân mang lại. “Hoa” và “mùa
xuân” có mối quan hệ rất khăng khít trong thơ Nguyễn Trãi. Tác giả nhận định: “mùa xuân đem
hơi ấm trở về. Khí dương hòa của mùa xuân không oi ả, không lạnh lẽo, lại có sức kì diệu khiến
trăm hoa đua nở rực rỡ đẹp tươi. Muôn hoa tươi là biểu hiện của mùa xuân đẹp”. Đây chỉ là một
bài viết mang tính chất cảm thụ một bài thơ và chỉ đề cập đến một khía cạnh rất nhỏ trong hình
ảnh “hoa” vốn rất phong phú và đa dạng trong thơ Ức Trai.
Hoặc bài viết “Trăng trong thơ Nguyễn Trãi” của La Kim Liên cũng là một bài viết
hay, độc đáo sâu sắc về hình ảnh “trăng” trong thơ Nguyễn Trãi. Bài viết của tác giả La Kim

Liên đã giúp ích khá nhiều cho người viết đi đến lựa chọn đề tài này. Tuy nhiên tác giả lại không
nhìn hai hình tượng này trong mối quan hệ soi chiếu, giao hòa quấn quýt với nhau, bổ sung ý
nghĩa cho nhau làm nên nét đặc sắc khác biệt của Ức Trai so với các nhà thơ khác. Nếu tách hai
hình tượng này ra thì vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Ức Trai và dụng ý nghệ thuật của ông bị giảm
sút rất nhiều.
Hầu hết các tác giả đều chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nhỏ liên quan đến hình ảnh
trăng hoặc hoa mà chưa có bài nghiên cứu nào tìm hiểu hai hình tượng này một cách có hệ
thống, toàn diện và cũng chưa thật sự chú ý đến tín hiệu nghệ thuật thẩm mỹ đặc sắc của hai hình
tượng này. Người viết nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng nhưng đã bị bỏ ngỏ khá lâu. Kế
thừa và phát huy những thành quả của người đi trước, người viết mạnh dạn chọn đề tài Phát huy
vai trò tích cực của phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại, nâng cao hiệu quả trong cách
nhìn nhận, đánh giá về Tác gia văn học Nguyễn Trãi qua việc tự nghiên cứu hình tượng “trăng”
& “hoa” trong thơ Nguyễn Trãi mong đóng góp thêm một cái nhìn về thế giới tâm hồn Nguyễn
Trãi, góp thêm một cách cảm mới về mảng thơ viết về thiên nhiên của ông.
.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của báo cáo SKKN là vai trò tích cực của phương pháp dạy
học theo đặc trưng thể loại, trong cách nhìn nhận, đánh giá về Tác gia văn học Nguyễn Trãi qua
việc tự nghiên cứu hình tượng “trăng” & “hoa” trong thơ Nguyễn Trãi.
Đào Thị Diệu Linh

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Người viết nghiên cứu hai hình tượng nghệ thuật này cả trong thơ Nôm cũng như thơ
chữ Hán của Nguyễn Trãi.
.4 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu tính tích cực của phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại, trTrãi qua việc
tự nghiên cứu hình tượng trăng và hoa trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn

Trãi, người viết làm nổi bật những vấn đề sau :
.4.1. Tìm hiểu khái quát về đặc trưng thể loại thơ trung đại Việt Nam
.4.2. Khảo sát hệ thống hình tượng trăng và hoa trong thơ Nguyễn Trãi.
.4.3. Khái quát ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng trăng và hoa trong thơ Nguyễn Trãi.
.4.3.1. Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, là người bạn tri âm tri kỉ của thi nhân.
.4.3.2. Hoa vừa mang vẻ đẹp cao sang quyền quý, vừa mang vẻ đẹp bình dị, dân dã.
.4.4. Khái quát lên tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi, tư tưởng hành đạo nhập thế
của nhà thơ.
.5 Mục đích nghiên cứu
Qua việc khảo sát, tìm hiểu trên người viết muốn đưa ra một số những nhận xét khách
quan để làm nổi bật sự cách tân của Nguyễn Trãi trong cách xây dựng hình tượng “trăng” và
“hoa”, cũng như những thành công xuất sắc của nhà thơ về mặt nghệ thuật. Đồng thời, qua hai
hình tượng đó, chúng ta thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân, tâm hồn lãng mạn,
yêu đời, nhập thế của Nguyễn Trãi dù ông đang sống trong hoàn cảnh của một ẩn sĩ.
.6 Phạm vi nghiên cứu
Ngoài việc khảo sát, phân tích hình tượng trăng và hoa trong Ức Trai thi tập và Quốc âm
thi tập của Nguyễn Trãi, người viết còn đề cập đến hai hình tượng này trong văn học Việt Nam
nói chung và trong những tác phẩm văn học trước Nguyễn Trãi (Thơ Lý - Trần: Mãn Giác thiền
sư, Vạn Hạnh thiền sư, Trần Nhân Tông, Trần Thái Tông, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi
Khanh) và sau Nguyễn Trãi (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện
Thanh Quan, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh).
.7 Đối tượng khảo sát
− Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh giới thiệu và chú giải, (1976), Nxb Khoa Học Xã
Hội, Hà Nội.
− Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Mai Quốc Liên - Kiều Thu Hoạch (chủ biên), (19992001), Nxb Văn học – trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.
.8 Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp thống kê: khảo sát, thống kê những hình tượng trăng và hoa trong thơ
Nguyễn Trãi.
− Phương pháp phân loại: phân loại các cấp độ từ thấp đến cao của các hình ảnh này và
ý nghĩa của chúng.

− Phương pháp phân tích: phân tích một số câu thơ có hình tượng trăng và hoa để chứng
minh cho các nhận định được đưa ra.
− Phương pháp so sánh: so sánh Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập về việc sử dụng hình
tượng trăng và hoa.
.9 Đóng góp của SKKN
Đào Thị Diệu Linh

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

− Khẳng định vai trò tích cực của phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại, phát
huy tính tích cực của người học & người dạy.
− SKKN là sự khẳng định một lần nữa giá trị nghệ thuật độc đáo cũng như tư tưởng
lớn lao của Nguyễn Trãi được thể hiện trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập.
− Phân tích hình tượng trăng và hoa là một vấn đề của nghệ thuật. Từ nghệ thuật sẽ khai
mở cách cửa đi vào nội dung tác phẩm. Qua đó, ta thấy tài năng bậc thầy của Nguyễn Trãi
trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và cuộc sống.
− Tuy người viết đi sâu vào một khía cạnh nghệ thuật nhỏ của thơ Nguyễn Trãi là việc
xây dựng hình tượng trăng và hoa nhưng đây lại là chìa khóa giúp mở ra nhiều hướng nghiên
cứu mới về tác gia này và tránh được việc nghiên cứu một chiều như hiện nay.

Đào Thị Diệu Linh

Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016


PHẦN NỘI DUNG GIẢI PHÁP
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẶC TRƯNG
THỂ LOẠI THƠ TRỮ TÌNH TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
. I ĐẶC TRƯNG THI PHÁP THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Văn học Trung đại Việt Nam nói chung và Thơ trữ tình Trung đại nói riêng được ra đời
trong bối cảnh xã hội phongkiến phát triển. Nó phản ánh thực tế lịch sử xã hội phong kiến từ thế
kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Đặc biệt là những biến động của xã hội và thân phận con người. Chủ
đề xuyên suốt như sợi chỉ đỏ của thơ Trung đại Việt Nam là cảm hứng yêu nước và cảm hứng
nhân đạo. Các tác giả thơ Trung đại Việt Nam chủ yếu là những người có địa vị xã hội, có những
ảnh hưởng quan trọng cho sự phát triển của xã hội…Chính vì thế khi giảng dạy hoặc phân tích,
bình giảng cần phải chú ý đến các đặc điểm cơ bản sau :
− Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” : Vănchương phải chuyên chở đạo lý.
− Tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm: Đây là đặc điểm nổi bật của văn thơ Trung đại.
Khi sáng tác, các tác giả thường vay mượn văn thi liệu điển cố, điển tích lấy từ sách vở Thánh
Hiền và kinh sách của các tôn giáo. Chẳng hạn nói đến cây và hoa thì tùng, trúc, cúc, mai, sen…
bởi chúng là những biểu tượng để chỉ những phẩm chất cốt cách, khí tiết của người quân tử, của
bậctrượng phu; nói đến con vật thì phải long, ly, quy, phượng ; nói đến người thì ngư, tiều, canh,
mục; nói đến hoa bốn mùa thì phải là xuân lan, thu cúc, hạ sen,đông sen; tả mỹ nhân thì làn thu
thủy, nét xuân sơn, tóc như mây, da như tuyết …
− Tính giáo huấn, bác học,cao quý, trang nhã: Đối tượng, mục đích của văn thơ chủ yếu
là đề cao thần quyền, cường quyền mang tính giáo hóa, giáohuấn con người với khuôn phép định
sẵn. Ngôn từ diễn đạt diễm lệ, tránh nói thô tục, nếu có thì dùng ngụ ý, ám chỉ chứ ít khi nói
thẳng…
− Cảm thức về thế giới con người thời Trung đại Việt Nam: Con người thấy mình trong
tự nhiên, với suy nghĩ trong vũ trụ có ta và trong ta có cả vũ trụ… Vì thế khi nói về trời đất, về
không gian, thời gian với nhiều cách thể hiện bằng nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau như thời
gian chu kỳ tuần hoàn,thời gian tuyến tính, thời gian vĩnh cửu, thời gian không gian được cảm
nhận bằng nhiều giác quan khác nhau…Cho nên con người khi bất đắc chí tìm về thiên nhiên, vũ
trụ như tìm về cội nguồn. Khi ngắm cảnh trời mây, họ cũng như mơ về nguồn cội. Người Trung
Quốc ý thức gia tộc, gia hương rất mạnh mẽ như Lý Bạch nhìn trăng mà nhớ đến quê nhà (Tĩnh

dạ tứ), cũng như trong thơ Đường luật của Việt Nam, Bà Huyện Thanh Quan nhìn cảnh đèo
Ngang mà nhớ về quê cũ; với Bác Hồ trong bài : “Tức cảnh Pác Bó” thì đó là không gian bờ
suối, hang đá …
− Cách biểu hiện: Cái tôi trữ tình hoà lẫn vào trong thiên nhiên ngoại cảnh, nó tỉnh lượt
chủ ngữ, nó tan trong cảm xúc, cái tôi nó đạt tính phổ quát .
− Cách diễn đạt: Gợi mà không tả, hoà quyện giữa thi, nhạc và hoạ.
− Ngôn ngữ: Từ ngữ sử dụng ở thơ Đường là những từ ngữ quen thuộc nhưng lại có khả
năng diễn đạt vô cùng tinh tế, phong phú. Sở dĩ đạt được như thế là vì công phu tinh luyện của
các nhà thơ. Vì thế, học thơ Đường là học tinh thần lao động và sáng tạo của nhà thơ với vốn từ
hữu hạn.
Đào Thị Diệu Linh

Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

− Đề tài: Đề tài trong thơ Đường không lấy gì làm phong phú nhưng không hề trùng lặp vì
những mối quan hệ từ ngữ. Vì thế phải hướng dẫn học sinh chú ý những từ ngữ đắc giá( nhãn tự)
vì đó là những từ có tính khái quát cao.
− Tứ thơ: Cái quan trọng nhất trong thơ Đường là tứ thơ. Tư duy thơ Đường là kiểu tư duy
quan hệ, học sinh phải cảm nhận mối quan hệ giữa các sự vật trong không gian, quan hệ giữa con
người với vũ trụ và quan hệ giữa con người với con người. Thơ ca nói chung cũng như thơ
Đường nói riêng, nó không nói hết, không nói trực tiếp ý mình muốn nói mà để cho người đọc
cùng suy nghĩ, cùng sáng tạo. Chính đặc điểm này đã tạo nên cái gọi là “ý tại ngôn ngoại”, “ngôn
tận ý bất tận”. Nói gọn lại: chính đặc điểm này mà thơ Đường cô đọng, súc tích, giàu tính biểu
tượng. Nó gợi mà không tả để tạo nên một môi trường liên tưởng rộng. Vậy, ta giúp học sinh
tham gia đồng sáng tạo cùng tác giả, học sinh cảm nhận được cái mạch ngầm của những tác
phẩm thơ ca.
. II ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC

Ở bậc Trung học cơ sở, thơ Đường luật các em được học một số thể thơ như: ngũ ngôn, thất
ngôn với số dòng là tứ tuyệt, bát cú. Vậy, trước hết ta phải hướng dẫn học sinh nắm được đặc
điểm hình thức của thể thơ này.
.1 Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật:
− Thể thơ này, bài thơ có bốn dòng, mỗi dòng có năm chữ, vần ở cuối các câu một, hai,
bốn hoặc cuối câu hai, bốn.
− Xét về thanh điệu: tiếng thứ hai với thứ tư trong mỗi câu phải đối nhau và tiếng thứ
hai, thứ tư trong mỗi cặp câu cũng phải đối nhau. Nghĩa là trong một dòng, nếu tiếng thứ hai là
tiếng bằng thì tiếng thứ tư phải là tiếng trắc, và ngược lại nếu tiếng thứ hai là tiếng trắc thì tiếng
thứ tư phải là tiếng bằng.
.2 Thể thơ thất ngôn bát cú:
− Về số chữ trong câu, số câu trong bài: Bài thơ có tám câu, mỗi câu có bảy chữ.
− Về vần: Độc vận, vần chân ở cuối câu một và các câu chẵn và là vần bằng.
− Về đối: Hai câu thực và hai câu luận thường đối nhau. Có khi đối ngay ở hai câu đề và
trốn đối ở hai câu thực và hai câu luận.
− Về niêm: Niêm nghĩa là dính. Câu một niêm với câu tám, câu hai niêm với câu ba, câu
bốn niêm với câu năm, câu sáu niêm với câu bảy.
− Về luật: Theo hệ thống thanh ngang. Cho phép: “ Nhất tam ngũ bất luận” và buộc
phải: “ Nhị tứ lục phân minh”. Có luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.
.3 Thất ngôn tứ tuyệt:
− Là dạng rút gọn của thể thơ thất ngôn bát cú: gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ.
− Vần: Vần bằng và là vần chân ở câu một, hai, bốn; có khi chỉ ở câu hai và câu bốn.
KẾT CẤU CỦA CÁC THỂ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT VÀ THẤT NGÔN BÁT CÚ
Thất ngôn tứ tuyệt Thất ngôn bát cú
Mục đích
Phần 1
Khai
Đề
Giới thiệu tựa đề
Phần 2

Thừa
Thực
Giải thích, triển khai tự đề
Phần 3
Chuyển
Luận
Bàn luận ý nghĩa của bài
Đào Thị Diệu Linh

Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Phần 4

Đào Thị Diệu Linh

Hợp

Kết

Tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ thái độ, tình cảm

Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRONG VIỆC KHAI THÁC
HÌNH TƯỢNG TRĂNG & HOA TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI
. I NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ TÍNH ĐẶC THÙ VÀ VAI TRÒ TÍCH CỨC CỦA PPDH
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CỦA MÔN NGỮ VĂN
Trong bối cảnh mới của thời đại, đổi mới cách dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học là một yêu cầu bức thiết đối với người giáo viên, với nhà
trường và ngành giáo dục nói chung .
− Quá trình học tập tích cực nói đến những hoạt động của chủ thể- tích cực nhận thức, có
khát vọng hiểu biết và không ngừng cố gắng cả về nghị lực và trí tuệ cao để chiếm lĩnh tri thức.
Tính tích cực trong học tập của học sinh bộc lộ ở khả năng: Hứng thú với học tập; tập trung chú
ý đến bài học; Mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi, thảo luận…; có sáng tạo
trong học tập; thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; hiểu bài và có thể trình bày lại bài theo cách
hiểu của mình; biết vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
− Dạy học tích cực: Hoạt động nhằm tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng
tạo của người học. Nó đem lại cho người học hứng thú, niềm vui học tập, nuôi dưỡng khát khao
sáng tạo cho người học.
− Dạy học theo đặc trưng thể loại vừa đáp ứng phương pháp đặc thù của bộ môn, vừa
truyền thống vừa, vừa hiện đại góp phần thúc đẩy tư duy tiếp cận, đọc hiểu văn bản cũng như kĩ
năng bộ môn; phát triển năng lực tự học tích cực, chủ động cho học sinh.
. II VẬN DỤNG PPDH THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRONG VIỆC TỰ KHAI
THÁC HÌNH TƯỢNG TRĂNG & HOA TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI
.1 Bước làm
.1.1. Với phần đọc văn bản
− Đọc thơ: Đọc thơ là để tạo tâm thế ban đầu cần thiết cho học sinh cũng chính là
bước đầu tiếp cận hình tượng thơ. Cần đọc cả bản phiên âm, dịch nghĩa (nếu có), dịch thơ
− Đọc diễn cảm là tạo điều kiện cho cảm xúc của học sinh được khởi động theo âmvang của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thơ, và ngôn ngữ nhân vật trữ tình, cái mà đọc bằng mắt
nhiều khi không đạt được. Đọc chính là tạo lên rung động thơ, tạo lên sự đồng điệu về tâm hồn
để rồi tiến tới sự đồng tình và đồng ý với tác giả
.1.2. Với phần phân tích
− Cho học sinh tìm hiểu kĩ về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Dạy thơ trung

đại, cần lưu ý xác lập một cái nhìn biện chứng và lịchsử. Các tác phẩm văn học trung đại được
sáng tạo và truyền bá trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Tựu chung những truyền thống
tốt đẹp, những tinh hoa của cuộc sống văn hoá, tinh thần của dân tộc đã in đậm dấu ấn trên
những tác phẩm này. Nếu không đặt tác phẩm trong mối liên hệ với hoàn cảnh lịch sử, bản thân
tác giả.... nhiều khi chúng ta không thể hiểu, lí giải chính xác và thấu đáo những vấn đề trong tác
phẩm.
− Chú ý đến đặc trưng thể loại: Cho học sinh tìm hiểu về thể loại và đặc trưng của
từng thể loại. Mỗi thể loại văn học trung đại nói chung, Thơ trung đại nói riêng có dạng thức tồn
tại và phương thức biểu đạt nhất định. Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại là đi vào thi
Đào Thị Diệu Linh

Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

pháp- đi lại con đường của người sáng tác để có thể thâm nhập và hiểu tác phẩm được dễ dàng.
Cho học sinh nắm được thi pháp của thơ trung đại. Thơ Đường luật gồm có các thể thơ: Tứ
tuyệt, Thất ngôn bát cú...Dạy thơ Đường luật thất ngôn bát cú ( thể thơ được học nhiều ở lớp 10
– THPT) cần chú ý các đặc điểm về vần, niêm luật, đối và kết cấu, ngôn ngữ.
− Suy ngẫm để thấy các tầng ý nghĩa sau những ngôn từ hàm súc: Ngắn gọn, hàm súc
vốn là những tiêu chuẩn của cái hay, cái đẹp trong hoạt động nghệ thuật ngôn từ thuở trước. Bởi
vậy nếu chỉ đọc và suy diễn qua loa sẽ không thể hiểu, cảm thụ hết giá trị của tác phẩm. Cần đọc
chậm, đi sâu từng bước và thường xuyên đọc đi đọc lại để suy ngẫm.
− Khai thác đặc trưng về ngôn từ, hình ảnh trong tác phẩm trung đại. Về ngôn ngữ thơ
đã là thơ thì ngôn ngữ phải cô đọng, hàm súc, giàuhình tượng, cảm xúc... Ngôn ngữ thơ Trung
đại ảnh hưởng ngôn ngữ của Đường thi càng như thế. Đặc biệt các bài thơ tuyệt cú, bát cú dùng
rất ít chữ. Cho nên người làm thơ Đường coi trọng từng chữ một. Ngôn ngữ thơ Đường bao giờ
cũng súc tích, công phu, điêu luyện. Thơ Đường nói riêng và thơ nói chung thường có “nhãn tự”
hoặc “thi nhãn” (những chữ mà thơ dùng hay nhất, khéo nhất, thể hiện rõ nhất cái “thần” của câu

thơ). Một bài thơ có thể có một, hai “nhãn tự” cũng có thể không có “nhãn tự”.
− Khám phá các mối liên hệ giữa các yếu tố & ý nghĩa của chúng trong mối quan hệ
giữa hình tượng – tác phẩm – tác giả - thời đại..
− Từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện, tổng thể, hệ thống về vị trí của tác gia văn học
Nguyễn Trãi
.2 Phần thể nghiệm tự nghiên cứu hình tượng trăng & hoa trong thơ Nguyễn Trãi, từ
đó đánh giá vị trí tác gia văn học Nguyễn Trãi
.2.1. Hình tượng Trăng trong thơ Nguyễn Trãi
.2.1.1. Vài nét khái quát về hình tượng trăng trong thơ Việt Nam
Trăng là một vẻ đẹp kì diệu và quyến rũ nhất của tự nhiên, là biểu tượng cho cỏi Đẹp và
nghệ thuật. Nó mang lại cho con người cảm giác mơ hồ, xa xăm, bay bổng, lóng mạn, trữ tỡnh.
Trăng với tất cả sự bí ẩn của mình đã lôi cuốn biết bao tâm hồn thi nhân say sưa với cái đẹp của
tạo hoá từ xưa đến nay. Trước Nguyễn Trãi trong dòng văn học Lý - Trần đã có một hệ thống các
bài thơ viết về hình ảnh trăng. Theo khảo sát của người viết, trong số 400 bài thơ Thiền Lý Trần thì có 50 lần hình tượng trăng xuất hiện, chiếm 12,5%. Trăng trong thơ Lý Trần gắn liền
với những quan niệm về sắc, không, chân, tâm - những điều cốt tủy của Thiền Tông. Cao hơn,
vầng trăng đã trở thành thứ ánh sáng trí tuệ, ánh sáng tâm linh của con người lúc giác ngộ. Nó
khai sáng tâm hồn con người, là cầu nối con người với vũ trụ và là thứ ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ
tâm hồn con người đã đốn ngộ trong tu hành:
Tùng phong thủy nguyệt minh
Vô ảnh diệc vô hình
Sắc thân giá cá thị
Không không tầm hưởng thanh
(Gió trên cành thông, trăng sáng ở dưới nước
Không có bóng cũng không có hình
Sắc thân cũng như thế đó
Muốn tìm nó khác chi tìm tiếng vang ở trong khoảng không)
(Tầm hưởng - Tô Minh Trí)
Đào Thị Diệu Linh

Trang 17



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Hoặc:
Động như không cốc phong xao hưởng
Tĩnh nhược hàn đàm nguyệt lậu minh
(Động thì như tiếng gió vang nơi hang trống
Tĩnh như ánh trăng lọt xuống đầm lạnh)
(Độc Phật sự Đại Minh lục hữu cảm - Trần Thánh Tông)
Trong thơ Thiền thời Lý - Trần ta còn thấy có bài thơ Nôm rất hay về cảnh đẹp đêm trăng
huyền diệu mang đậm màu sắc Phật giáo:
Vằng vặc trăng mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh
Người hoà tươi tốt cảnh hoà lạ
Mâu thích ca nào thuở hữu tình
Hay sau Nguyễn Trãi, chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều câu thơ hay và cách cảm nhận độc
đáo về trăng của các tác giả khác như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
( Tự tình - Hồ Xuân Hương)
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Đến với phong trào thơ Mới với các tên tuổi: Tản Đà, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Thế Lữ,
Xuân Diệu thì cả một thế giới trăng với những cảm nhận riêng biệt tân kì, độc đáo của các nhà
thơ lần lượt được hiện ra. Nổi bật là Xuân Diệu với bài Nguyệt cầm:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương trăng nhớ hỡi trăng ngần
Đàn buồn đàn lặng ôi đàn chậm.

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Như vậy, cú thể nói yêu trăng, say trăng và làm thơ về trăng là một thú vui tao nhã của
các bậc tao nhân mặc khách từ xưa đến nay.
.2.1.2. Hình tượng trăng trong thơ Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi cũng là một thi nhân, bởi vậy ông yêu trăng cũng là một lẽ tất nhiên. “Tình
bạn của Nguyễn Trãi với trăng được gắn bó từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Trước đó cũng có đôi
lần ông nhắc đến trăng, nhưng chỉ tả nét đẹp của trăng thiên nhiên, trăng vời vợi trước sự
ngưỡng mộ của con người. Còn trăng giữa cảnh núi rừng tĩnh mịch, êm ả chỉ có tiếng chim kêu
vượn hót, tiếng suối rì rầm mang tư cách là một con người, hơn thế là một người bạn thân thiết,
người tin tưởng để nhà thơ có thể dốc bầu tâm sự, khiến cho tâm hồn thi nhân bớt đi nỗi u hoài,
ngột ngạt ở chốn triều đình. Trăng đến với ông khi trong lòng ông đầy ắp nỗi chán chường danh
vọng, ngán cảnh bon chen, xúc xiểm của quan quân trong triều. Chính ở Côn Sơn vắng lặng
Nguyễn Trãi mới có điều kiện nói thật, nói hết lòng mình. Và chỉ có tìm đến trăng, tấm lòng của
ông mới được thanh thản”
Hình tượng trăng trong hai tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập xuất hiện khá
nhiều lần. Trăng trong Ức Trai thi tập có tất cả là 30 bài trên tổng số 99 bài thơ chữ Hán của cả
Đào Thị Diệu Linh

Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

tập, chiếm khoảng 33%. Có thể nói đây là một số lượng khá lớn. Tuy nhiên, vì Ức Trai thi tập là
một tập thơ chữ Hán bởi vậy Nguyễn Trãi không sử dụng từ trăng mà viết là nguyệt. Nhưng dù
là từ trăng hay nguyệt thì nó cũng chỉ là một đối tượng mà thôi. Đó là một khách thể của tự
nhiên và đồng thời cũng là khách văn chương của thi nhân Nguyễn Trãi.
Còn hình tượng trăng trong Quốc âm thi tập xuất hiện với tất cả là 72 bài trên tổng số
254 bài của cả tập thơ, chiếm tỉ lệ là 28,3%. Tỉ lệ này cho thấy trăng xuất hiện trong Quốc âm
thi tập với số lượng không nhiều nhưng tần số xuất hiện của từ trăng trong tập thơ là rất lớn. Có

nhiều bài thơ Nguyễn Trãi nhắc đến hai lần hình ảnh trăng với ngôn từ phong phú linh hoạt.
Trong Quốc âm thi tập có nhiều phần thơ và số lần trăng xuất hiện trong từng phần cũng
có sự khác nhau. Nhìn chung, những bài thơ viết về thiên nhiên thì trăng xuất hiện nhiều hơn các
bài viết về thế sự hay tâm trạng của nhà thơ. Các phần thơ và số lần trăng xuất hiện cụ thể là:
Ngôn chí 21 bài, có 9 bài có hình ảnh trăng
Mạn thuật 14 bài, có 6 bài có hình ảnh trăng
Trần tình 9 bài, có 3 bài có hình ảnh trăng
Thuật hứng 25 bài, có 10 bài có hình ảnh trăng
Tự thán 41 bài, có 16 bài có hình ảnh trăng
Bảo kính cảnh giới 61 bài, có 14 bài có hình ảnh trăng
Qua sự thống kê số lượng trên ta thấy trăng là hình tượng được sử dụng đặc biệt nhiều
lần, tất cả tạo nên một thế giới trăng trong thơ Nguyễn Trãi. Về quy mô phản ánh chúng tôi nhận
xét thấy rằng các bài thơ mà cả bài viết về hình tượng trăng xuất hiện không nhiều và có tỉ lệ
nhỏ hơn so với tổng các bài thơ có xuất hiện hình tượng trăng. Các bài thơ viết về trăng là:
“Trăng thu”, “Mặt trăng trong nước”, “Nước trời một sắc”. Ở những bài này, trăng được nhìn ở
nhiều góc độ. Có bài, trăng được nhìn từ góc độ thời gian như: “Trăng thu”, hoặc được miêu tả
trong tư thế đặc biệt “Mặt trăng trong nước”. Một điều thú vị là trăng trong Ức Trai thi tập và
Quốc âm thi tập được Nguyễn Trãi miêu tả nhiều với hình ảnh “Mặt trăng trong nước”. Hình
ảnh này chiếm tổng số 27% tổng số lần trăng xuất hiện.
Như vậy, có thể nói rằng Nguyễn Tr·i trong hai tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc âm thi
tập là bậc thầy về ngôn ngữ khi miêu tả trăng với tất cả vẻ đẹp kì diệu, rực rỡ của thiên nhiên và
mang đầy đủ trạng thái tâm trạng của con người.
.2.1.2.1. Trăng - vẻ đẹp kì diệu, đẹp đẽ nhất của tự nhiên
Nhìn vào sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi cả chữ Hán và chữ Nôm, chúng ta đều
nhận ra một điều: hình ảnh của tự nhiên đầy sức sống đặc biệt là vẻ đẹp của trăng luôn được thi
nhân quan tâm miêu tả với niềm say mê thích thú nhất:
Ba tâm dạo hiểu thương châu nguyệt
Thụ ảnh sam si tự phố yên
(Mặt sóng mênh mông trăng bãi chiếu
Ánh cây mờ tỏ khói dềnh lên)

(Hải khẩu dạ bạc hữu cảm)
Hay: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
(Thuật hứng - bài 24)

Đào Thị Diệu Linh

Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Bức tranh thiên nhiên trong một đêm trăng vô cùng yên tĩnh, huyền hoặc, lãng mạn.
Không gian mở rộng như đến tận cùng với mênh mông của mặt sông. Ánh sáng hư huyền của
trăng chiếu khắp cây cỏ mặt sóng giống như khói. Càng về khuya khói sóng càng dềnh lên, nhiều
lên cùng với ánh trăng. Đây giống như một bức tranh thuỷ mặc nơi bờ sông bến nước, mà trung
tâm của bức tranh chính là hình ảnh bất tận tuyệt đẹp của trăng. Gió trăng chất thành một kho
đầy vượt qua cả giới hạn của con thuyền thơ chật hẹp. Khói sóng làm cong cả con thuyền chở thi
nhân. Cảnh thiên nhiên trăng gió thật đẹp bày ra trước con mắt hữu tình của nhà thơ. Người đọc
có cảm giác Nguyễn Trãi giống như một ông ngư nhàn tản, thảnh thơi ngắm cảnh sau một ngày
lao động vất vả. Cảm nhận của Nguyễn Trãi vô cùng phong phú tinh tế gợi ra mỹ cảm đẹp đẽ
cho người đọc.
Tuy nhiên Nguyễn Trãi không chỉ miêu tả vẻ đẹp của trăng đơn thuần là vẻ đẹp của tự
nhiên nhằm gợi hứng cho con người mà bản thân nó đã mang sẵn cái thần, cái tình:
Thần phù hải khẩu dạ trung qua
Nại thử phong thanh nguyệt bạch hà
Thần phù vượt cửa giữa đêm thanh
Gió mát trăng trong biết máy tình
(Quá Thần Phù hải khẩu)
Việc vượt biển vốn rất vất vả khó khăn nguy hiểm. Con người thường sẽ rất mệt nhọc và

mất ý niệm cảm giác về cái đẹp, thời gian. Nhưng với Nguyễn Trãi thì không như vậy! Tâm hồn
thi nhân yêu say cái đẹp vẫn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên. Gió
mát trăng trong đẹp như vậy thì làm sao con người có thể hờ hững, thờ ơ được đây! Chính sự
lung linh, sáng ngần của ánh trăng đã xua đi cái vất vả, nỗi buồn chán khi phải vượt biển giữa
đêm thanh, đem lại cho con người niềm vui sự say mê, tình nồng với cái đẹp. Đây cũng chính là
giá trị tuyệt vời nhất mà thiên nhiên đem lại cho con người.
Nguyễn Trãi khi miêu tả ánh trăng thì luôn gắn với cuộc sống của con người. Trăng soi
chiếu vào cuộc sống, làm tươi thắm thêm cho cuộc đời :
Ngư ca tam xướng yên hồ khoát
Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao!
( ễng chài hồ rộng ba câu hát
Chú mục trăng cao một tiếng còi)
( Chu trung ngẫu thành - bài 2)
Taọ vật dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi sinh động là như vậy. Tạo vật chứa chan tình ý.
Tạo vật sẵn sàng thông cảm với người. Tạo vật và người dựa vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
Cảnh tượng biến chuyển rất nên thơ dưới tác động của người, hay dưới hiện tượng tự nhiên, cái
này là nguyên nhân của cái kia, cái kia là kết quả của cái nọ. Và hình khối, đường nét, màu sắc,
âm thanh quyện lấy nhau, trong một điệu hợp xướng hài hoà, trong một khung cảnh diễm lệ; tất
cả đều đẹp, đều xinh , đều êm ái, du dương, nhịp nhàng uyển chuyển; tất cả đều ca lên cái vui
tươi của một cuộc sống trong trẻo thanh tao
Tả về vẻ đẹp của trăng thiên nhiên, Nguyễn Trãi cũng có những câu thơ mang nhiều hình
tượng sinh động đến quái dị, khỏc lạ làm cho ta không thể không kinh ngạc. Ví như câu:
Tuyết sóc leo cây điểm phấn
Cõi đông dải nguyệt in câu
Đào Thị Diệu Linh

Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016


( Ngôn chí- bài 13)
Hay :
Thơ nên cửa thấy nguyệt vào!
( Mạn thuật - bài 13 )
Hình ảnh nguyệt làm cho câu thơ của Nguyễn Trãi thêm tình tứ, ý vị. Khi tứ thơ chưa đến
với mình thì không sao, nhưng khi tứ thơ đã đến rồi, câu thơ đã thành rồi, thì tự nhiên ở cửa thấy
trăng đi vào. Trăng thường trực trong từng ý thơ gợi cảm hứng sáng tác cho thi nhân.
Trong cảm nhận tinh tế của Nguyễn Trãi trăng lung linh rực rỡ hơn khi được soi chiếu
vào ánh nước:
Thương ba nguyệt tẩm ngọc thiên khoảnh
Tiên trượng vân xu thiên cửu trùng
(Trăng dầm nước biếc ngọc nghìn khoảnh
Mây kéo gậy tiên trời chín trùng)
(Thượng nguyên hỗ giá chu trung tác)
Hoặc trong một bài thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng viết một ý tương tự:
Nguyệt trong đáy nước nguyệt trên không
Xem ắt lắm, một thức cùng
Hình ảnh trăng dầm nước hay nguyệt trong đáy nước thật là đẹp! Trăng thực đấy nhưng
soi chiếu xuống ánh nước đã trở nên hư ảo, lung linh hơn gấp bội phần. Vẻ đẹp của trăng được
tăng lên gấp bội khi được dầm trong ánh nước đêm trong vắt. Trăng soi chiếu xuống tận đáy
nước như muốn làm một cuộc hành trình khám phá tìm hiểu và in bóng của mình. Thiên nhiên
hoà hợp, quấn quýt vào nhau như hình với bóng. Con người đứng trước cảnh đẹp đó cũng không
khỏi xuyến xao, ngỡ ngàng “Xem ắt lắm, một thức cùng”.
Không chỉ có vậy , Nguyễn Trãi còn viết những câu thơ tuyệt diệu khác về sự quấn quýt
giữa trăng và nước. Chỉ tính riêng trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, thì hình ảnh trăng
trong nước đã chiếm tới 12 bài, chiếm khoảng 4,8%. Trong số đó, có những câu thơ như:
Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn ( Ngôn chí - bài 20)
Thuyền chèo đêm nguyệt sông biếc ( Ngôn chí - bài 21)
Có khi vì tiếc bóng trăng trong nước quá đẹp mà Nguyễn Trãi không nỡ phá vỡ nó:

Trì tham nguyệt hiện chẳng buông cá ( Mạn thuật - bài 6)
Nước còn nguyệt hiện sá thôi chèo ( Mạn thuật - bài 10)
Hay chính hình ảnh trăng trong nước đã gợi tình gợi hứng cho thơ Nguyễn Trãi :
Trì in bóng nguyệt hứng thêm dài ( Tự thán - bài 14)
.2.1.2.2. Trăng – tín hiệu nghệ thuật để nhận thức thời gian
Có đôi lúc Nguyễn Trãi dùng từ trăng nhưng không phải để miêu tả hình ảnh trăng có
thực ngoài đời. Trăng không mang ý nghĩa như nó vốn có nữa mà đã được Ức Trai cấp cho một
ý nghĩa mới. Trăng là biểu tượng của thời gian trôi chảy, thời gian biến đổi sống động khi ý thức
cá nhân bắt đầu phát triển trong văn học trung đại thì các nhà thơ đã ý thức được về thời gian
ngắn ngủi, cuộc đời phù du như giấc mộng, như “bóng câu qua cửa sổ”. Ngày nọ tiếp ngày kia,
thời gian như tên bay. Mặt trăng hiện ra trong mối tương quan với mặt trời biểu thị cái vô
thường, ngắn ngủi của đời người.

Đào Thị Diệu Linh

Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Thời gian nghệ thuật trong cảm thức chung của người trung đại là thời gian bất biến,
vĩnh hằng. Nguyễn Trãi cũng thể hiện ý thức ấy:
Thấy nguyệt tròn thì kể tháng
Nhìn hoa nở mới hay xuân
Thời gian mang tính chu kỳ, tuần hoàn, trôi chảy bất kể đến thời gian lịch sử niên đại.
Nhà thơ để thời gian trôi qua như một sự chịu đựng sự an bài của số phận. Thời gian bất biến còn
thể hiện qua các quy luật của tự nhiên:
Nước mấy trăm thu còn vậy
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay
(Mạn thuật - bài 4)

Thời gian làm nổi bật lên tâm trạng của con người. Cái vĩnh cửu làm nền cho sự thay
đổi, sự đảo điên của lòng người. Trăng chính là biểu tượng cho thời gian ngắn ngủi, vô thường:
Tiếc thiếu niên qua lật hẹn lành
Hoa hoa nguyệt nguyệt luống vô tình
(Thơ tiếc cảnh - bài 4)
Thoi nhật nguyệt đưa qua mấy phút
Áng phồn hoa họp mấy trăm đời
(Tự thán - bài 15)
Nhà thơ tiếc cho tuổi trẻ, thấy được sự hữu hạn của kiếp người, nuối tiếc trước thời
gian. Các bình diện thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai như xóa nhòa trong hình ảnh trăng.
Ta chỉ thấy được khoảnh khắc xuất hiện của trăng mà thôi. Có lúc trăng như hiện hữu từ quá
khứ: “Đêm thanh nguyệt hiện ngoài hiên trúc” dẫu là quá khứ không xa và trong cả tương lai
nhưng tương lai không xác định: “Ngòi thuở triều cường chờ nguyệt mọc”. Ta không thể xác
định được thời gian một cách cụ thể mà chỉ có thể cảm nhận trăng trong những thời điểm của
thời gian.
Thể hiện thời gian qua một hình tượng của không gian là một nét đặc sắc trong thơ
Nguyễn Trãi. Trăng chính là những năm tháng chảy trôi của cuộc đời nhà thơ:
Cát ông nhất khứ kim thiên tải
Đơn táo hàn yên tuế nguyệt xa
( Cát ông đi biệt đà lâu lắm
Khói lạnh lò đơn, ngày tháng xa)
( Hoạ hữu nhân yên hà ngụ hứng - bài 2 )
Thời gian trôi qua thật vô tình, khiến Nguyễn Trãi thở dài:
Tuế nguyệt vô tình song mấn bạch
Quân thân tại niệm thốn tâm đan
(Hải khẩu dạ bạc hữu cảm)
Hay:
Hồ sơn hữu ước vi sơ chí
Tuế nguyệt như lưu mạn thử sinh
(Bình nam dạ bạc)

Trăng luôn gắn với mùa thu. Mùa thu đối với Nguyễn Trãi là khi mà trăng đẹp nhất:
Đông đã muộn lại sang xuân
Đào Thị Diệu Linh

Trang 22


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Xuân muộn thì hè lại đổi dần
Tính kể tư mùa có nguyệt
Thu âu là nhẫn một hai phần
( Thu nguyệt tuyệt cú )
.2.1.2.3. Trăng - người bạn tâm tình tri kỉ của nhà thơ
Lấy trăng làm bạn thì trước Nguyễn Trãi, người xưa đã từng đề cập đến. Lý Bạch đời
Đường đã kéo trăng về với mình, coi trăng là người bạn gắn bó, chia sẻ nỗi cô đơn của cuộc đời:
Cử bôi yêu minh nguyệt
Đối ảnh thành tam nhân
Tuy nhiên ta vẫn nhận thấy khoảng cách giữa con người với thiên nhiên, một sự đối lập
về không gian và là hai thực thể: nhà thơ và trăng. Nhưng đằng sau sự mâu thuẫn ấy lại là sự
thống nhất: con người và thiên nhiên có thể hoà nhập trong một tình chung. Chỉ có điều, trong
thơ Lý Bạch và trong thơ Đường nói chung, dù có níu trăng xuống làm bạn thì tình bạn ấy vẫn
còn có khoảng cách, khiến con người vẫn phải ngẩng lên chuyện trò với trăng giữa trời cao.
Nguyễn Trãi thì khác. ễng đã đến với trăng thật gần gũi :
Rượu đối cầm đâm thơ một thủ
Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người.
(Tự thán - bài 76).
Vẫn là ý thơ của Lý Bạch nhưng ở đây không còn đối nữa mà là cùng với trăng. Rõ ràng
giữa trăng và Nguyễn Trãi không còn khoảng cách xa vời sóng sánh uống chén rượu tình. Trăng
và nhà thơ đã trở thành những người bạn tâm giao, tri âm tri kỉ không thể tách rời. Hình ảnh

trăng luôn theo sát Nguyễn Trãi trong suốt cuộc đời của ông. Ngay từ khi chưa thành công, trăng
đã có mặt bên cạnh nhà thơ để chia sẻ nỗi niềm tâm sự trong những đêm không ngủ khi lo cho
vận nước:
Mãn giang hà xứ hưởng đông đinh
Dạ nguyệt thiên kinh cửu khách tình
(Khắp sông đâu đấy nện thình thình
Đất khách trăng khuya bỗng giật mình)
( Thôn xá thu châm )
Tiếng chày đập vải, tiếng châm, trăng thu là ước lệ quen thuộc của văn học cổ khi nói về
mùa thu của đất nước Trung Hoa. Bởi vậy, Nguyễn Trãi cũng dùng những ước lệ đó để nói về
cái sự lẻ loi, đơn độc của vầng trăng thu hay cũng chính là tâm trạng, hình ảnh của mình nơi đất
khách. Âm thanh tiếng chày đập vải đã làm náo động cả không gian đem vắng tĩnh mịch, khiến
ánh trăng thu trên cao cũng giật mình. Đó phải chăng cũng chính là cái giật mình thảng thốt, ngỡ
ngàng của Nguyễn Trãi khi nghĩ về bản thân, về vận mệnh dân tộc đất nước.
Tuy nhiên, trăng không chỉ đến với Nguyễn Trãi vào những đêm không ngủ vì lo bận
việc nước, mà còn chia sẻ với thi nhân cả những niềm vui:
Dốc thanh vạn lý khê sơn nguyệt
Kỳ cước thiên nham thảo mộc phong
( Hạ tiệp)
Trăng ở chốn rừng núi hoang sơ vẫn kiêu hãnh với tất cả vẻ đẹp rực rỡ của mình trong
ngày thắng trận của đại quân Lam Sơn. Hai câu thơ phấp phới, tươi vui với âm điệu mạnh mẽ,
Đào Thị Diệu Linh

Trang 23


×